1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa thiền tông trong thơ vương duy

48 333 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu “Văn hóa Thiền tông trong thơ Vương Duy” để có thể từng bước tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa Thiền học và thơ ca,hiểu rộng và sâu hơn ý nghĩa của Th

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trung Quốc đời Đường (618 – 907) là một quốc gia tiên tiến, văn minh trênthế giới đương thời Trong lĩnh vực văn học, xuất hiện một cảnh tượng phồn vinh;chính thành tựu thơ ca đã tạo nên thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ catrong xã hội phong kiến Bên cạnh tên tuổi của hàng loạt nhà thơ, nổi lên ba nhàthơ lớn là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Nếu thơ Lý Bạch là đỉnh cao của lãngmạn; thơ Đỗ Phủ là đỉnh cao của hiện thực; thì thơ Vương Duy là đỉnh cao của sơnthủy điền viên, và trên hết đó là thơ của triết lý Thiền môn

Đến với thơ Vương Duy ta dễ dàng nhận thấy rằng Vương Duy đặc biệt thànhcông ở cả hai mảng thơ: thơ điền viên sơn thủy và thơ Thiền, mặc dù không phảibao giờ trong thơ ông cũng có sự tách bạch rõ ràng đó Ở mảng thơ điền viên sơnthủy, Vương Duy tỏ ra là một nhà ngôn ngữ hội họa tài ba, tức là giỏi “gợi” vậy.Ngược lại, ở mảng thơ Thiền, Vương Duy là một Thiền sư triết lí thâm trầm bằng

ngôn ngữ “Thiền vô ngôn Thiền” Nhưng xét cho cùng, cả hai cái chất “gợi” và

“Thiền” ấy luôn ở trong nhau Do vậy trong thơ điền viên sơn thủy có ý vị Thiền vàtrong thơ Thiền có cảnh điền viên sơn thủy

Chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đem đến cho người học văn cáinhìn sâu sắc, toàn diện và khám phá những cái hay, mới lạ trong thơ Vương Duy,đặc biệt là mảng thơ Thiền

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa Thiền tông có ảnh hưởng rất sâu sắc trong các sáng tác văn học cổ điểnTrung Hoa và Việt Nam Đi tìm giá trị chiều sâu của nó là nỗi băn khoăn của nhiềunhà nghiên cứu hiện nay

Nghiên cứu Văn hóa Thiền tông trong thơ Vương Duy là một hướng nghiên cứukhá thú vị Trong thời gian gần đây, xu thế giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia,dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ Vì vậy, các nhànghiên cứu Việt Nam tăng cường công tác nghiên cứu văn học của thế giới nóichung và của các nền văn hóa có quan hệ tương đồng với văn hóa Việt Nam nóiriêng Nhưng nếu thơ ca của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị từ lâu đã được quan tâmnghiên cứu thì mảng tư liệu về Thi Phật Vương Duy vẫn chiếm một vị trí khákhiêm tốn Về thơ Vương Duy, chỉ có hai công trình của Vũ Thế Ngọc và Lê

Trang 2

chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu “Văn hóa Thiền tông trong thơ Vương Duy” để có thể từng bước tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa Thiền học và thơ ca,

hiểu rộng và sâu hơn ý nghĩa của Thiền học trong Phật giáo nói riêng và các tôngiáo khác nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là văn hóa Thiền tông trong thơVương Duy Đó là những vẻ đẹp, đặc sắc về văn hóa của Thiền tông và sự thể hiệncủa nó trong thơ Vương Duy thông qua những bài thơ Thiền tiêu biểu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những bài thơ mang màu sắc của văn hóaThiền và những tác phẩm mang yếu tố Thiền trong thơ Vương Duy Trên cơ sở đó,

so sánh và đối chiếu với những bài thơ mang tính chất Thiền của Huyền Quang(Việt Nam) Để từ đó thấy được tài năng văn chương của Vương Duy, hiểu đượccon người và cách nhìn đời, quan niệm về cuộc sống của ông

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thống kê, chúng tôi đã có sử dụngmột số ý kiến đánh giá của một số nhà nghiên cứu trước đây nhằm làm rõ hơn nộidung của đề tài

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Văn hóa Thiền tông có ảnh hưởng rất sâu sắc trong các sáng tác văn học cổđiển phương Đông

Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu một số nét đặctrưng trong văn hóa Thiền tông và sự thể hiện của nó trong thơ của Vương Duy nóiriêng và của thơ Đường nói chung, bước đầu cung cấp cho chúng ta một cái nhìntổng thể và bao quát hơn về văn hóa Thiền tông trong thơ ca

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bảnsau:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại: Dựa vào sự xuất hiện của những từ

ngữ mang tính chất Thiền, những thuật ngữ mang tính chất Phật giáo được sử dụngtrong các bài thơ của Vương Duy và Huyền Quang để thống kê và phân loại, nhằmlàm sáng tỏ các luận điểm chúng tôi đã đưa ra

5.2 Phương pháp phân tích: Là phương pháp phân tích cụ thể một số câu

thơ, bài thơ của Vương Duy và Huyền Quang để thấy rõ đặc điểm nổi bật, phongcách thơ ca của họ

Trang 3

5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này chúng tôi

nhằm làm rõ những nét tương đồng và dị biệt của yếu tố Thiền trong thơ VươngDuy và Huyền Quang Qua đó làm rõ những đặc điểm nổi bật trong phương thứcthơ có Thiền vị trong thơ Vương Duy

5.4 Phương pháp khái quát hóa: Để đưa ra cái nhìn tổng thể, bao quát

hơn về văn hóa Thiền tông trong thơ ca, đặc biệt trong thơ Vương Duy

6 Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa đề tài được chia làm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Thơ Vương Duy – nhìn từ góc độ mỹ học Thiền tông

Chương 3: Ảnh hưởng của Thiền tông trong thơ Vương Duy và Huyền

Quang – nhìn từ góc độ so sánh

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Vương Duy và thơ Thiền Vương Duy

Lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc phân chia theo các triều đại Mỗi triềuđại lại được đánh dấu bởi một thể loại văn học phát triển mạnh mẽ nhất: tiên Tần cótản văn, Hán có phú, Đường có thơ, Tống có từ, Nguyên có kịch và Minh - Thanh

có tiểu thuyết Trong đó, đời Đường nổi bật lên như một thời đại hoàng kim của thơ

ca và nghệ thuật không chỉ bởi thành tựu hơn 48.000 bài thơ và 2.300 thi sĩ, cũngkhông chỉ bởi những kiệt tác được người đời sau mãi say sưa ngâm vịnh, mà cònbởi phong cách thơ độc đáo và đa dạng chưa từng có trong lịch sử thơ ca TrungQuốc Người ta chia thơ Đường ra làm bốn thời kì: Sơ Đường, Thịnh Đường, TrungĐường, Văn Đường để nói đến tiến trình từ thịnh đến suy của thơ, nhưng xét chocùng, 300 năm đời Đường thơ ca chưa bao giờ giảm sắc giảm hương Sơ Đường(618 – 713) tuy chưa xuất hiện đông đảo nhà thơ, nhưng những tác phẩm của cácnhà thơ như: Vương Bột, Lạc Tân Vương, Dương Quýnh,… vẫn là những bông hoarực rỡ được người đời sau nâng niu, trân trọng Thịnh Đường (713 – 766) không

chỉ giàu có về số lượng mà còn sung mãn về chất lượng Với Thi Tiên Lí Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Phật Vương Duy…thơ ca đã bước lên đỉnh cao của danh vọng.

Người ta gọi Lí Bạch là Thi Tiên không chỉ vì phong cách lãng mạn, bay bổng củaông mà còn vì ông là một tài năng siêu phàm Khi tỉnh làm thơ, khi say cũng làmthơ, mà dường như càng say thơ lại càng hay, thơ là sự tuôn chảy tự nhiên trongtâm hồn của Lí Bạch Đỗ Phủ được người đời gọi là Thi Thánh cũng không phải chỉ

vì ông am hiểu cuộc đời một cách sâu sắc mà còn vì thơ ông đã đạt đến độ chuẩnmực Qua lời thơ của mình, ông đã giúp người đời nói lên những chân lí của cuộcsống Và Vương Duy được gọi là Thi Phật cũng không chỉ vì ông theo đạo Phật màcòn vì thơ ông đã đạt đến độ tịnh tâm hiếm có, giúp cho con người ta biết chiêmnghiệm về bản chất của thế giới và bản nhiên của chính mình

1.1.1 Tiểu sử Vương Duy

Vương Duy (701 – 761) tên tự là Ma Cật, người đất Kì, Thái Nguyên (nay thuộc huyện Kì, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) Cha mất sớm, mẹ người họ Thôi

ở Bắc Lăng thờ Phật hơn ba mươi năm, điều đó ít nhiều có những ảnh hưởng nhất

Trang 5

định đối với tư tưởng tiêu cực của Vương Duy sau này Hồi nhỏ ông đã thạo âmnhạc, giỏi văn chương, năm 21 tuổi đậu Tiến sĩ, được bổ nhiệm làm quan Đại nhạcthừa, vì chuyện con hát múa sư tử bậy bạ mà bị liên lụy rồi biếm đi Tế Châu (nay làhuyện Trường Thanh, Sơn Đông) làm tư khố tham quan Năm Khai Nguyên thứ 22đời Đường Huyền Tông, Trương Cửu Linh chấp chính, Vương Duy làm thơ dânglên xin được tiến cử, sau đó được bổ làm Hữu thập di.

Năm Khai Nguyên thứ 25, Trương Cửu Linh bị giáng chức, mùa thu năm đó,Vương Duy phải đi sứ ngoài biên ải, ở Lương Châu một thời gian Năm KhaiNguyên thứ 27, ông từ Lương Châu trở về Trường An Trong thời gian này, vì côngviệc, ông có đi Tứ Xuyên, Hồ Bắc, nhưng thời gian không lâu Ông sống tương đối

ổn định ở ngoại thành Trường An, một nơi rừng núi tráng lệ

Trong khoảng mười lăm, mười sáu năm, từ cuối Khai Nguyên đến cuối ThiênBảo (740 – 755), Vương Duy sống cuộc đời yên tĩnh của một vị quan văn, chứctước thăng dần dần, nhưng đó không phải là mặt chủ yếu trong cuộc sống của ông,

cuộc sống chủ yếu của ông lúc này là “suốt ngày gảy đàn, thổi sáo, làm thơ làm phú” trong “biệt thự” đẹp đẽ của mình Lúc này, Vương Duy là một cận thần của

triều đình, ông viết rất nhiều thơ phụng họa, ứng chế, ứng giáo và nhiều bài văn catụng hoàng đế Là chủ nhân của “biệt thự” Võng Xuyên, ông viết khá nhiều thơđiền viên sơn thủy Đây là thời kì chuyển tiếp từ tráng niên đến cảnh già của VươngDuy và cũng là thời kì từ chí tiến thủ tích cực chuyển sang sùng bái đạo Phật Khi An Lộc Sơn chiếm Trường An và Lạc Dương, Vương Duy bị bức ra làmquan cho ngụy triều Sau khi hai kinh được thu phục, lẽ ra bị tội nặng, nhưng do cóngười em trai là Vương Tấn nguyện từ bỏ chức quan của mình để chuộc tội cho,nên được miễn tội Kể từ đó, tư tưởng tiêu cực của Vương Duy ngày một phát triển,mỗi lần bãi triều về, Vương đều đốt hương ngồi một mình, đọc kinh niệm Phật Ôngthọ sáu mươi mốt tuổi, tạ thế vào năm Thượng Nguyên thứ hai đời Đường Túc Tông

1.1.2 Thơ Thiền

1.1.2.1 Khái niệm

Từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về thơ Thiền Có ý kiến chorằng thơ Thiền chỉ bó hẹp trong những bài kệ nhằm nêu lên một triết lí Thiền, mộtquan điểm Thiền hay một bài học Thiền nào đó Ý kiến khác lại cho rằng, thơThiền bao gồm cả kệ và các bài thơ tức cảnh sinh tình của các nhà sư nhằm nêu lênmột triết lí quan niệm Thiền Một luồng ý kiến lại định nghĩa thơ Thiền với mộtngoại diên rộng hơn, cho là thơ Thiền là thơ của các nhà sư và của cả những người

Trang 6

không tu hành nhưng am hiểu và yêu thích Phật giáo, thơ của họ thường trực tiếphoặc gián tiếp nêu lên một triết lí, bài học hoặc một trạng thái cảm xúc, tâm líThiền Rõ ràng nội dung khái niệm thơ Thiền là rất khác nhau Song dù hiểu theonghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì mỗi quan niệm về thơ Thiền đều xuất phát từ tiêu chínội dung phản ánh của thơ Thiền.

Thơ Thiền còn được gọi là Kệ Tiếng Phạn, đó là “Gàtha”, có nghĩa là tụng,

ngợi, ca, tán dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử.Thơ Thiền Trung Hoa đã phát triển mạnh từ thời nhà Đường

1.1.2.2 Sự phát triển của thơ Thiền ở Trung Quốc

Vào thời kỳ Ngụy Tấn (265 – 420), Phật giáo Trung Quốc đang đà phát triển,đáng lưu ý nhất là việc dịch kinh Phật ngày càng rộng rãi về phạm vi, thành thục vềtrình độ Điều này đã mở ra một cánh cửa mới lạ cho các nhà văn, nhà thơ Trung

Hoa với kinh điển Đại thừa “phần lớn sử dụng phương thức văn học” Song quan

trọng hơn, đây là lúc mà giới trí thức Trung Hoa ngày càng thấy rõ sự tương đồnggiữa nội dung tư tưởng của Phật học và Huyền học, nhất là giữa hai thuật ngữ căn

bản: “Đạo” (Huyền học) và “Chân Như” (Phật học) Xuất hiện một không khí hòa

đồng tôn giáo hiếm thấy, ở đó các danh nho, danh sĩ cùng đạo sĩ, cao tăng kết bạnvới nhau, cùng tham dự những cuộc đàm đạo về giáo lý hai phái mà người ta gọi là

“thanh đàm” và “huyền đàm” Tình hình Phật học lúc bấy giờ có thể hình dung là

“Nho sĩ thường thạo kinh Phật, các nhà sư lại thạo những trứ tác của đạo gia, đặc biệt là sách Trang Tử”, “các bậc danh sĩ thanh đàm, các vị cao tăng nổi tiếng đương thời hoặc lấy thuyết Lão Trang mà tìm hiểu kinh Phật, hoặc lấy tư tưởng Phật giáo để giải thích Lão, Trang” Thơ ca đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng của

không khí này Viết nên những bài thơ mang nhân tố tư tưởng Phật giáo không chỉ

là các cao tăng mà còn là các danh nho – tác giả của loại thơ huyền ngôn rất thịnh hànhthời Ngụy Tấn

Đến thời Nam Bắc Triều (420 – 589), xu hướng gắn kết tư tưởng Phật giáo –nội dung thơ ca càng trở nên rõ nét Chính nhà thơ Tạ Linh Vận - vị tiền bối dòngthơ điền viên sơn thủy của Vương Duy – cũng là tác giả của những bài thơ như:

“Qúa Cồ Khê sơn phạn tăng” (Qua núi Cồ Khê ăn cơm nhà Phật), “Thạch Bích lập chiêu đề tinh xá” (Lập nhà trai tịnh ở Thạch Bích) “Tịnh thổ vịnh” (Vịnh cảnh

niết bàn) Đây chính là nền tảng cho mối quan hệ giữa Phật giáo và thơ ca đờiĐường

Trang 7

Ngược lại, về phía các thi nhân đời Đường, hầu hết đều chịu ảnh hưởng của tưtưởng Phật giáo trong cuộc sống và thể hiện sự ảnh hưởng này trong thơ ca Khảo

sát tiểu sử của họ trong phụ lục cuốn “Đường thi tuyển dịch” (Lê Nguyễn Lưu) tập

2 và “Thơ Đường” (Nam Trân) tập 1, chúng ta nhận thấy: có những nhà thơ từng

làm hòa thượng (như Gỉa Đảo lấy pháp danh Vô Bản), có những nhà thơ từng theo

sư tăng học thơ (như Lí Đoan), có nhiều người giao du với giới tu hành và thườngxuyên đến chùa đàm đạo Rất nhiều nhà thơ từng có một thời gian sống ẩn cư trongcuộc đời, một số ở ẩn cả đời (Mạnh Hạo Nhiên, Lưu Phương Bình, Trịnh Ngao,Trương Hưu,…) một số ở ẩn thời trẻ (Mạnh Giao, Lí Thiệp,…), song hầu hết đều ở

ẩn khi về già, lúc đã từ quan, sau những biến động lớn lao của thời đại Đây lànhững thời điểm họ tìm đến hoặc đi sâu hơn vào các tư tưởng khác Nho gia nhưLão Trang hay Phật giáo, rồi bộc lộ chúng trong nội dung và hình thức thơ ca.Chính sự pha trộn một cách độc đáo các luồng tư tưởng khác nhau này đã tạo nênmột Lí Bạch của Nho, Đạo và tư tưởng du hiệp trong Đường thi Ở Vương Duy,bên cạnh tư tưởng Phật giáo ta còn có thể tìm thấy ảnh hưởng Lão Trang Có lẽ, ít cóthời kì nào mà các nhà thơ lại dành cho Phật giáo mối quan tâm và cái nhìn thiện cảm nhưđời Đường

Nói tóm lại, từ thời Ngụy Tấn đến Nam Bắc Triều và đến đời Đường, mốiquan hệ giữa nhà sư và thi nhân, Phật giáo và thơ ca ngày càng được thúc đẩy,làm nền tảng cho sự lên ngôi của thơ Thiền

1.1.2.3 Đặc điểm thi pháp của thơ Thiền 1.1.2.3.1 Đặc điểm thi pháp cơ bản của thơ Thiền

- Tỉnh thức trước luật vô thường

- Tha thiết với sự cô liêu trật tự và mầu nhiệm của thế giới (giác ngộ và trở

Trang 8

Để thể hiện cái nội dung dị biệt đó, Thơ Thiền được làm theo những bút phápnghệ thuật riêng Thực ra không có hẳn một trường phái thơ Thiền, vì thế cũngkhông hề có lý luận về thi pháp thơ Thiền Tuy nhiên, khi đọc thơ Thiền, người đọc

có thể nhận ra một vài đặc trưng trong phép làm những bài kệ - thơ Thiền của cácThiền sư

- Thơ Thiền là kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư, là thời khắc sáng loà củatâm thanh tịnh, an nhiên, đạt tới thực tại vô tướng, thể tính chân như của hiện hữu.Ánh sáng của sự chứng ngộ ấy tạo nên cái đẹp thơ Để thể hiện nó thơ Thiền chútrọng lựa chọn các lớp từ ngữ, những điển cố, điển tích nhà Phật Ngôn ngữ nhàPhật trở thành một bộ phân quan trọng của thơ Thiền, đánh dấu một loại chất liệunghệ thuật có tính riêng biệt

Thơ Thiền sử dụng một số diễn tả đã thành "điển" của Phật giáo, như điển hoáThiền thoại; diễn tả cái Có và cái Không nhị nguyên bằng những chữ như “sát”(giết chết) và “hoạt” (cho sống), “đoạt” (cướp lấy) và “dữ” (ban cho), “xúc” (khẳngđịnh) và “bối” (phủ định), bằng từ vựng Phật giáo như “khổ”, “dục”, “vô thường”,

“vô ngã”, “tâm”, “an nhiên thanh tịnh” v.v

Ta gặp hình ảnh diễn tả tư tưởng Phật quen thuộc như: Tất cả các pháp là hữu

vi, đều giống như “sao đêm” (tinh), như “mắt loạn” (ế), như “ngọn đèn” (đăng), như “huyễn thuật (ảo), như “sương mai” (lộ), như “bọt nước” (bào), như “cơn mộng” (mộng), như “ánh chớp” (điện), như “đám mây nổi” (vân)

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phôi”

(Vạn Hạnh Thiền sư)

Những hình ảnh quen thuộc ấy có nghĩa riêng của giáo lý Phật Tinh tú biểu tượng cho cái thấy Mắt bệnh là ví dụ cho tướng của đối tượng Ngọn đèn là thức uẩn Huyễn thuật là cư xứ, chỉ khí thế gian, Sương mai là ví dụ cho thân thể Bọt nước là thọ dụng Chiêm bao là thời gian quá khứ Điện chớp là thời gian hiện tại Vầng mây là thời gian vị lai

- Thơ Thiền được viết bằng kiểu ngôn ngữ vô ngôn, xuất phát từ cách sửdụng ngôn ngữ của các Thiền sư Đối với Thiền, ngôn ngữ được xem là lừa dối vàsai lạc để thấu hiểu chân lý Kinh Lăng Già khẩn thiết bảo ta rằng ngôn ngữ làmột phương tiện hoàn toàn thiếu thích đáng để diễn đạt và truyền đạt nội thể của

Trang 9

Giác Ngộ Kinh Kim Cang viết “Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp”

(thuyết pháp là: không có pháp nào có thể thuyết ấy là thuyết pháp) Thực tại vôtướng, thể tính chân như không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, hay bằng ý niệm Vìthế đọc thơ Thiền, người đọc phải tìm ra cách nói của tác giả, nắm lấy diệu lýThiền, vượt qua ngôn ngữ Các Thiền sư phải trải qua vô số thử thách ê chề mớiđạt tới được tuyệt kỹ này Cách nói vô ngôn có thể gói trong những thí dụ sau: 1.Nói nghịch, 2 Nói vượt qua, 3 Nói chối bỏ, 4 Nói quyết, 5 Nói nhại, 6.Hét, 7.Phép im lặng, 8 Lý luận vòng tròn

1.1.2.3.2 Về cú pháp và ý nghĩa cuả thơ Thiền

Thơ Thiền chú ý việc lựa chọn những kiểu câu riêng, rất yêu thích các loạicâu phủ định Các biện pháp tu từ trong thơ Thiền cũng mang dấu hiệu riêng Cácbiện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, ước lệ… được hìnhthành trong quá trình trực giác, gắn bó thường xuyên với sự giải thích tư tưởngnhà Phật Thơ thiền thể hiện những giây phút đốn ngộ, giác ngộ chân lí, nên nóchuộng các thể thơ ngắn, hàm súc Các câu thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ rất phù hợp

cho hình thức nghệ thuật ám thị “ngón tay chỉ trăng” thường thấy trong thơ

Thiền

Lớp nghĩa tư tưởng diễn tả sự chứng ngộ của tác giả về Chân Như, và lớpnghĩa nghệ thuật do hệ thống hình tượng thơ gợi ra Lớp nghĩa này được hiểutheo cách hiểu của cộng đồng, bằng tri thức, văn hoá thẩm mỹ của cộng đồng.Hai lớp nghĩa này có khi đồng nhất, có khi là riêng biệt, tuỳ theo cách sử dụngkiểu ngôn ngữ của Thiền sư Nếu ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ dạy đệ tử, lời dạytrực tiếp cho người chưa chứng ngộ, đó là kiểu ngôn ngữ đời thường, hai lớpnghĩa này thường đồng nhất Nếu Thiền sư biểu lộ sự chứng ngộ, thì đó là kiểungôn ngữ vô ngôn, là tiếng kêu vô nghĩa Lúc ấy, nghĩa tư tưởng và nghĩa nghệthụật là tách biệt, có khi không có quan hệ gì với nhau Vì thế những cách đọcbằng phương pháp truyền thống, phân tích nhân vật trữ tình, phương pháp Tiểu

Sử, Phân Tâm Học, Phản ánh Luận, Cấu Trúc Luận… đôi khi bất lực trong việcgiải mã thơ Thiền

Vương Duy là nhà thơ kiêm họa sĩ nổi tiếng đời Đường Ông đã để lại hơnbốn trăm bài thơ cho kho tàng văn học Trung Quốc Thơ ông hiện lên hình tượngcon người nhàn nhã, cảnh sắc thiên nhiên yên tĩnh, trong sáng Đó chính là sự thể

hiện màu sắc thanh tịnh “vô vi”, “vô sinh bất tử”, nhàn tâm của đạo Phật Tô Thức đời Tống khi đọc thơ Vương Duy đã nhận xét: “Vi Ma Cật chi thị, thi trung

Trang 10

hữu họa, quan Ma Cật chi họa, họa trung hữu thi” (Thưởng thức thơ Ma Cật,

thấy trong thơ có họa, xem họa Ma Cật, thấy trong họa có thơ) Thế giới Thiền thicủa Vương Duy là một nghệ thuật kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa thơ và họa,giữa Phật giáo và Lão giáo, là sự dung hợp Thiền - Thơ

1.2 Thiền tông và văn hóa Thiền tông

Thiền là một thuật ngữ quan trọng trong tư tưởng của Phật giáo, nghĩa gốc

của Thiền mà người Nhật gọi là “zen” xuất phát từ một từ Trung Hoa “Chan” (Thiền) hay “Channa” (Thiền na), nó được phiên âm theo Ấn ngữ từ chữ Dhyana hoặc Jhana Dhyana thường được dịch là “tịnh lự” và đại khái có nghĩa là quá

trình trầm tư, chiêm nghiệm về một vấn đề, hiện tượng, quan điểm nhân sinh nào

đó đến mức thuần ngộ một cách thấu triệt

Trong một ý niệm về Thiền, Thiền sư Vô Ngôn Thông (Việt Nam) đã phát

biểu: “Thiền hay Thiền sư không phải là cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ

và khái niệm Thiền là sự tỉnh thức, sự linh hoạt trong thế giới thực tại, chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải.”

Ở Trung Quốc từ xưa vẫn gọi chung các tông phái chuyên tâm tọa thiền làThiền tông Nhưng từ đời Đường về sau, tông Đạt Ma hưng thịnh thì Thiền tông

là chỉ riêng cho tông Đạt Ma Đây là tông phái Đại thừa tôn ngài Bồ Đề Đạt Ma

làm Sơ Tổ, chủ trương "kiến tính thành Phật" Thành Phật là kết quả của tự biết

bản tâm, tự thấy bản tính (tự thức bản tâm, tự kiến bản tính), bởi lẽ tự tâm chính

mê thì trải qua nhiều kiếp, mà ngộ thì chỉ trong sát na (mê lai kinh lũy kiếp, ngộtắc sát na gian) Thành Phật do ngộ một niệm trong sát na, chứ không do côngphu tọa thiền lâu dài Ngồi thiền để mong thành Phật thì không khác gì mài gạchthành gương (công án Nam Nhạc mài gạch)

Mặt khác, Thiền tông cũng chủ trương “bất lập văn tự”, vì ngôn ngữ văn tự

không có giá trị tuyệt đối, không diễn tả được hết những khái niệm trừu tượng vềtâm linh, huống chi nó cũng là vật ngoài tự tâm Không chấp trước ngôn ngữ văn

Trang 11

tự mà phải rời bỏ nó để đạt tới chân lý, để ngộ đạo Thiền sư Thần Tán đời Đường

qua bài thơ “Không môn bất khẳng xuất” đã mượn việc con ong cứ đâm đầu vào

giấy dán cửa sổ tìm cách bay ra ngoài để nói lên chủ trương ấy:

“Bách niên toàn cố chỉ

Hà nhật xuất đầu thì?”

(Trăm năm dùi giấy cũ Ngày nào mới ló đầu?)

1.3 Mối quan hệ giữa Thiền và thơ ca

Thơ trước hết giống thiền ở cách thể nghiệm Thơ là một nghệ thuật dùngngôn từ để biểu đạt Đối tượng nhận thức của thơ cũng là con người và cuộcsống Thông qua nghệ thuật ngôn từ, thơ biểu hiện những rung cảm về nội tâm vàngoại cảnh, những thao thức, trăn trở về thân phận con người, khiến cho nhà thơ

và người đọc do cảnh giới của thơ mà có sự đồng cảm

Thơ không chỉ phản ánh, phục chế hiện thực mà còn là chỗ ký thác tâm tư,tình cảm và lý tưởng Nhà thơ sáng tạo một thế giới mà chính họ đã thể nghiệm,

đó là cảnh giới mà nghệ thuật và nhân sinh, vũ trụ dung hợp thành một thể bấtkhả phân Chính do cùng thể ngộ nhân sinh và vũ trụ mà Thiền và thơ gặp nhau Lại nữa, Thiền và thơ đều chủ trương không chấp trước vào ngôn ngữ văn

tự mà đi tìm sự diệu ngộ siêu nghiệm, ý ở ngoài lời, biểu tượng ở ngoài hình

tượng Thiền tông dùng phương pháp “dĩ tâm truyền tâm”, “bất lập văn tự”, vì

Phật tính tuy rằng chỗ nào cũng có, nhưng lại không có thực tướng mà cũngkhông có định tính, giống như bóng trăng đáy nước, có thể thấy mà không thểnắm bắt được Thế nên chỉ có cách phá bỏ lề lối tư duy bình thường, vượt rangoài cái vỏ ngôn ngữ, dựa vào sự thể ngộ siêu nghiệm của trực giác thì mới cóthể đốn ngộ mà thấy được Phật tính vĩnh hằng Vì vậy, trong các công án Thiềntông, các thiền sư thường đả khai hoặc đốn ngộ bằng những câu hỏi đáp có vẻnhư đi ra ngoài vấn đề, thậm chí bằng những hành động kỳ quặc khó hiểu (nhưmài gạch làm gương, cầm gậy đánh, giơ ngón tay, chặt đứt ngón tay ), bằngtiếng quát, bằng sự im lặng

Phương thức biểu hiện của thơ cũng giống với Thiền Nghệ thuật thơ cũngchủ trương không chấp trước vào văn tự, không gò bó ở câu chữ Ngôn ngữ thơkhác với ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày Ngôn ngữ trong sinh hoạt hàngngày đòi hỏi tính chân xác, rõ ràng; trái lại, ngôn ngữ thơ phải có tính biểu cảm,

có nội dung phong phú, hàm ý sâu xa, đa nghĩa và mông lung, gợi mở nhiều chỉ

Trang 12

hướng Vì thế, cùng một bài thơ mà người đọc cảm thụ khác nhau tùy theo trình

độ hiểu biết và kinh nghiệm sống của mỗi người Lắm khi trong thơ dùng phép ẩn

dụ, mượn cái này để nói cái kia Người đọc thông qua trực giác mà cảm nhận ý ởngoài lời, biểu tượng ở ngoài hình tượng

Xưa nay, người ta ví Thiền và thơ như băng tuyết với than hồng [3;tr101].

Nhưng đến đời Đường Trung Quốc, thời kì Thiền tông cực kì thịnh hành thì thơ

và Thiền được dung hợp từ tư duy nghệ thuật, có mối quan hệ vô cùng khăngkhít Theo một số nhà nghiên cứu, mối quan hệ giữa chúng được thể hiện ở cácphương diện:

Một là: “Dĩ thi ngụ Thiền” (dùng thơ nói Thiền)

Hai là: “Dĩ Thiền thuyết thi” (dùng Thiền nói thơ)

Ba là: “Dĩ thi nhập Thiền” (dùng thơ vào Thiền)

Ở phương diện thứ nhất: Dĩ thi ngụ thiền, lại chia ra làm hai trường hợp:

1 Dùng Thiền nói thơ chỉ quá trình dùng các đặc trưng triết lí của thiền

để làm các phương thức thể hiện của thơ Trường hợp này ứng với quá trình sángtạo của nhà thơ

2 Dùng Thiền nói thơ còn chỉ việc lấy triết lí thiền tông làm phươngthức lĩnh hội thơ Tình huống này ứng với quá trình tiếp nhận của độc giả

Ở phương diện thứ hai: dùng thơ nói Thiền là chỉ sự gửi gắm những tưtưởng triết học của Thiền tông thông qua các bài thơ

Hai phương diện trên chính là hai mặt của một vấn đề, bởi vì phương diệnthứ hai chính là hệ quả của phương diện thứ nhất Ở phương diện thứ nhất, cách

tư duy của Thiền trở thành phương thức thể hiện của thơ, đây chính là “ tầng hình thức” Phương thức đó nhằm đạt đến hiệu quả là thể hiện triết lí Thiền tông,

đây là tầng ý nghĩa ẩn ảo

Tiểu kết

Những tác phẩm chỉ mượn hình thức thơ để nói Thiền thì dễ rơi vào líthuyết khô khan như một số kinh điển Phật giáo được diễn ngâm; nhưng nhữngbài mà màu sắc Thiền tan biến trong thơ khó nhận ra được là những bài thơ mang

vẻ đẹp đích thực của thi ca

Có thể nói rằng, đối với những bài thơ sử dụng quá nhiều Thiền ngữ để diễnđạt Thiền lý thì sa vào sự khô khan, trừu tượng không hấp dẫn Những bài gầnnhư không dùng Thiền ngữ mà đạt được Thiền lý thì thâm trầm, thơ có Thiền vịthì đậm chất thơ, là thơ đích thực

Trang 13

Quá trình tìm hiểu thơ Thiền Vương Duy, cần nhấn mạnh đến Thiền tông(Huệ Năng với phái Nam tông) chắc hẳn không chỉ vì địa vị hay tính độc đáo của

nó, mà quan trọng hơn là sự ảnh hưởng một cách sâu sắc, rộng rãi của nó đối vớicác loại hình nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, thi pháp,… của đời Đường, trong

đó có Đường thi Cho nên mới nảy sinh ra cái gọi là “Thiền thú thi” (thơ có Thiền

vị) Và có thể nói, ảnh hưởng Phật giáo trong thơ Đường chủ yếu là ảnh hưởngcủa Thiền tông Giáo lý Thiền tông đã giúp các nhà thơ kết hợp hài hòa giữa tưcách nhà thơ và nhà sư, giữa việc làm thơ và ngồi Thiền, giữa sự ngộ đời và ngộđạo mà nổi bật lên là Vương Duy

Trang 14

Chương 2 THƠ VƯƠNG DUY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ MỸ HỌC THIỀN TÔNG

2.1 Phong cách thơ Vương Duy – Sự hạnh ngộ giữa văn hoá Thiền và thơ

Cơ duyên với Thiền của Vương Duy bắt nguồn từ chính gia đình của nhàthơ Ngay từ nhỏ Vương Duy đã tiếp thu luồng tư tưởng Phật học từ gia đình mà

đặc biệt là từ mẹ Gia đình ông là một gia đình Phật tử thuần thành, mẹ và anh

em ông đều quy y và ăn chay [9;tr73] Không khí trong nhà lúc nào cũng đượm mùi nhang khói, lầm rầm tiếng tụng kinh niệm Phật hết sức thành kính[3;tr9].

Mỗi người có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau, gia đình sẽ là cái nôi nuôidưỡng tâm hồn và dẫn dắt luồng tư tưởng của họ sau này Cha mất sớm, ông được

mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc, thiếu thốn tình cảm của cha từ nhỏ ông đã có sẵnmột tâm hồn nhạy cảm để dễ dàng rung động trước cuộc sống, thiên nhiên và conngười Hoàn cảnh ấy cũng tạo điều kiện thuận lợi để ông đến với Phật giáo vàtiếp thu tinh thần Phật giáo ngay từ rất sớm

Ngay từ nhỏ Vương Duy đã sớm bộc lộ những năng khiếu khác thường.Với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế sẵn có, Vương Duy đã dần thẩm thấu không khísùng đạo Phật trong gia đình để sau này, khi đã trưởng thành, mỗi khi chánchường, mệt mỏi, ông lại tìm về với Phật Vương Duy luôn tìm thấy ở Phật giáomột nguồn an ủi thật gần gủi, thật thân thuộc như đứa con tìm về với lòng mẹ vậy.Hơn nữa Vương Duy sống vào thời cực thịnh của đạo Phật ở Trung Hoa nên đâycũng là điều kiện thuận lợi để đưa Vương Duy trở về với sự tĩnh tại của Phật giáo

Lí do Vương Duy đến với Phật giáo và Thiền tông một phần nữa là do chínhnhững biến cố từ cuộc đời của ông Nếu tuổi thơ của nhà thơ trôi qua một cách

êm đềm bên người mẹ hiền từ thì cuộc đời sau này của ông lại trải qua rất nhiềubiến cố, con đường hoạn lộ của ông cũng lắm thăng trầm, lúc thăng lúc giáng.Năm 721, Vương Duy đỗ Tiến sĩ và được bổ làm Đại Nhạc Thừa (phụ tá cho bộtrông coi về Lễ nhạc và Âm nhạc), và cũng bắt đầu từ đâu ông bị cuốn vào cáivòng quay của bao tranh chấp, tranh giành quyền lực Vương Duy sống trong một

giai đoạn đầy biến động của lịch sử Trung Hoa Vương Duy là nạn nhân của cuộc tranh chấp giữa giới quý tộc và giới sĩ phu [9;tr28] Dưới thời của Vũ Hậu , bà

trọng dụng giới sĩ phu, một phần vì trọng dụng nhân tài thực sự, một phần đểđánh đổ thế lực của hoàng tộc họ Lý Tuy nhiên, đến khi cháu nội của bà là

Trang 15

Huyền Tông lên ngôi (712) thì ông lại khôi phục dần thế lực của giới quý tộcnhưng sau đó nhà vua lại nghi ngờ chính thế lực hoàng tộc của họ mình

Năm 722, khi Vương Duy vừa nhận chức quan thì nhà vua ra đạo lực cấm

giới quý tộc thân cận với thường dân Tuy xuất thân từ một gia đình quý tộc, nhưng vì mới đậu Tiến sĩ nên Vương Duy bị xem là thuộc tầng lớp trí thức khoa bảng nhiều hơn [9;tr28] Từ năm 723-733 là những năm phiêu bạt của Vương

Duy, lúc này ông mới 22 tuổi Vương Duy lớn lên trong cảnh vàng son của mộtgia đình quý tộc, giữa kinh đô Trường An hoa lệ, lại là người sớm nổi tiếng vềcầm, kì, thi, họa được trọng vọng ngưỡng mộ nay lại bị đuổi đi xa Đây quả làmột biến cố bi đát nhất trong cuộc đời của vị thi sĩ trẻ đầy tài hoa này Mười nămphiêu bạt giang hồ, Vương Duy trải nghiệm biết bao cay đắng, khổ cực và từ đây

ta có thể thấy những năm khắc khoải, đớn đau, tiều tụy mà ông phải trải qua

Vương Duy đến với Thiền tông, tìm về cái tâm an tĩnh Mỗi khi bãi triều trở về nhà, ông lại ngồi lặng lẽ một mình đốt hương, tụng kinh, niệm Phật[3;tr23] Đây

là lúc Vương Duy đặc biệt nhạy cảm với bước đi của thời gian và nhạy cảm vớinhững chuyện chốn quan trường, ông càng nương vào những triết lí nhà Phật nhưmột nguồn an ủi

Cuộc đời đầy sóng gió của Vương Duy còn gắn liền với sự kiện lịch sử tolớn của Trung Quốc, đó là loạn An Lộc Sơn Từ khi vợ mất, năm ông 30 tuổi,

Vương Duy đã sống cuộc sống bình lặng “bán quan bán ẩn”, không nàng hầu, không thê thiếp Sự biến An Lộc Sơn đã phá vỡ thế ổn định tạm thời của nhà Đường, cũng như làm đảo lộn cuộc sống yên tĩnh, nhàn cư của Vương Duy [3;tr 22] Ông từng bị bắt bỏ tù và buộc phải làm quan cho Ngụy triều Ngụy triều sụp

đổ, ông suýt bị tội nặng, may nhờ sự che chở của bạn bè và nhờ có người em trai

là Vương Tấn đã lập công lớn cho Túc Tông mà ông mới được vô sự Tất cả

những biến cố “trời long đất lở” ấy đã tác động mạnh mẽ tới tư tưởng của hầu

hết các nho sĩ trí thức đương thời, trong đó có Vương Duy Ông đã có một cáinhìn thấu suốt về cuộc sống Vương Duy đã tìm thấy lối đi riêng cho thơ ca, đểrồi ông tạo nên một phong cách nghệ thuật rất riêng, rất mới mẻ

Tóm lại, tài năng văn chương sẵn có, kết hợp với truyền thống gia đình vànhững biến cố lớn lao xảy ra trong cuộc đời đã đưa Vương Đuy đến với Phật giáo

Thiền tông và tạo thành một Vương Duy - Thi Phật sừng sững, sánh ngang cùng

Lý Bạch - Thi Tiên, Đỗ Phủ - Thi Thánh.

2.2 Vương Duy - Thi Phật

Trang 16

Tên tự của Vương Duy trùng với tên của một vị bồ tát: Duy Ma Cật (tứcVimalakirti) Duy Ma Cật chủ trương không trốn chạy, né tránh trần thế mà chủtrương giải thoát ngay ở thế giới phàm tục này, dùng mọi biện pháp để cảm hóachúng sinh Việc Vương Duy dùng tên vị Bồ tát này làm tên tự càng chứng minh

rõ quan điểm “tâm xuất gia, thân không xuất gia” của ông

Vương Duy là đệ tử của Thiền tông Thiền tông ở Trung quốc được phânhóa thành hai phái : Thần Tú cầm đầu Bắc Tông và Huệ Năng đứng đầu NamTông Vương Duy là đệ tử của Nam Tông

Học giả Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc) đã nói: “Thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm nhận được cái đẹp của vũ trụ và khiến cho con người cảm hóa được sinh vật Nói thế nghĩa là thơ có những điểm gặp gỡ, đồng điệu với tôn giáo” Điều này thể hiện rất rõ trong

những bài thơ Thiền Thơ và Thiền gặp nhau trong trực giác và cảm nhận của tri

thức “Thơ và Thiền từ Đông sang Tây trợ duyên nhau mà làm nên những bài thơ siêu việt Phương Đông xưa nay là quê hương, xứ sở của Thiền”[11] Ngoại trừ

những bài thơ được sáng tác thời niên thiếu với tinh thần trẻ trung, hồn nhiên thìphần lớn sáng tác của Vương Duy đều bị chi phối bởi tư tưởng của văn hóa Thiềntông

Vương Duy sống cuộc sống theo gương của Vương Ma Cật và chịu nhiều

ảnh hưởng của ông Chính vì thế, “toàn bộ phần chính của thơ Vương Duy là thơ của Vương Ma Cật”[9; tr75] Dường như thơ của ông không có cái đau đớn,

chán chường, không có nỗi khổ đau, bệnh tật, chết chóc của cuộc đời tục lụy Đó

là sự “siêu thoát một cách đơn giản, tuyệt diệu một cách nhẹ nhàng”[9; tr75]…

tất cả tạo nên một phong cách riêng biệt, độc đáo của riêng Vương Duy

Hai đặc trưng nổi bật trong thơ Vương Duy đó là: “Thi trung hữu họa” và

“Dĩ thi ngụ Thiền, Dĩ Thiền thuyết thi”

Đặc trưng thứ nhất là “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa) Sỡ dĩ chúng

ta có thể nói như vậy vì thơ Vương Duy áp dụng đầy đủ ba nguyên tắc cơ bản của

“họa” Nguyên tắc đầu tiên là “luật viễn cận” Mỗi bài thơ mang một điểm nhìn của “chủ thể nhìn” Có thể là từ điểm nhìn cố định, “chủ thể nhìn” phóng tia

nhìn ra khắp cảnh vật theo hướng nằm ngang hay chiều dọc của mặt bằng không

gian (tiêu điểm thấu thị) Sự kết hợp giữa cảnh xa, cảnh gần đưa đến một bức

tranh bình ổn nhã đạm:

“Thanh cô lâm thủy ánh

Trang 17

Bạch thủy hướng sơn phiên”

Dịch nghĩa:

“Cỏ xanh soi bóng xuống nước long lanh Chim trắng bay về phía núi”

Để cuối cùng điểm nhìn tập trung về phía con người:

“Cát cao phương quán viên”

(Lấy gàu múc nước giếng tưới vườn)

Và đó có thể là điểm nhìn từ cao xuống hay thấp lên, biến hoá và có độ

nghiêng nhất định (phủ ngưỡng thấu thị) Sau một đêm mưa, nước từ khe suối xa

tuôn xuống cả trăm dòng, Vương Duy đã khéo léo ghép cảnh xa với cảnh gần(ngọn cây cao ngang trước mắt) đưa đến cho ta cảm giác mới lạ, giống như trămdòng suối đang đổ từ trên ngọn cây xuống đầu mình:

“Sơn trung nhất dạ vũ Thụ điểu bách trùng tuyền”

(Tống Tử Châu Lí sứ quân)

Dịch nghĩa:

“Trong núi sau một cơn mưa đêm Trăm lớp suối tuôn từ trên ngọn cây”

Hay đó có thể là điểm nhìn di động theo sự di chuyển của con người cả về

không gian lẫn thời gian (tán điểm thấu thị), thế cho nên thế giới được nhìn như

chính nó từ khắp mọi nơi và không từ nơi nào cả:

“Thái ất cận thiên đô/ Liên sơn đáo hải ngu Bạch vân hồi vọng hợp/ Thanh ái nhập khan vô Phân dã trung phong biến/ Âm tình chúng hác thù Dục đầu nhân xứ túc/ Cách thủy vấn tiều phu”

(Chung Nam sơn)

Dịch nghĩa:

“Núi Thái ất ở gần thiên đô/ Núi liền nhau chạy đến tận biển

Nhìn lui thấy mây trắng bao phủ/ Mây xanh biếc khi thấy khi không

Vị trí (châu Tần, Lương) do ngọn giữa thay đổi/ Khi tạnh im, hang hốc phân biệt rõ

Muốn ghé nhà người ta nghỉ nhờ/ Cách dòng suối hỏi người đốn củi.”

Nguyên tắc thứ hai là phép pha màu sắc Thơ Vương Duy có bài là bức hoạhoặc được vẽ bằng màu sắc sinh động, tươi tắn:

Trang 18

“Mộc mạc phù dung hoa Sơn trung phát hồng ngạc Giản hộ tịch vô nhân Phân phân khai thả lạc.”

(Tân Di ổ)

Dịch nghĩa:

“Chót vót cành phù dung Cánh hồng nảy giữa núi Nơi khe vắng bóng người Bời bời nở rồi rụng.”

Giữa “sơn trung”, “giản hộ” nổi bật lên một bông phù dung rực rỡ mang màu “hồng ngạc” Qủa là một sự tinh tế đến tột bậc, giữa màu sắc ảm đạm của

núi, của suối, bông hoa nổi bật lên như một triết lý về sự sống của vũ trụ trongmột xu thế vận động quen thuộc tất yếu: nở - tàn (khai – lạc)

Hoặc bằng nét vẽ nhạt màu của hội họa thủy mặc sơn thủy:

“Không sơn bất kiến nhân Đản văn nhân ngữ hưởng Phản ảnh nhập thâm lâm Phục chiếu thanh đài thượng.”

(Lộc trại)

Dịch nghĩa:

“Núi vắng không thấy người Chỉ nghe tiếng người nói Nắng hắt vào rừng sâu Trên rêu xanh lại rọi.”

Hoặc là bằng nét vẽ không, ở đó sự vật, hiện tượng thường không có màu,

sơn thủy đạm bạc thanh không Khiến cho thiên nhiên đạt tới độ cao của vẻ “tự nhiên nhi nhiên”:

“Độc tọa u hoàng lý Đàn cầm phục trường khiếu Thâm lâm nhân bất tri Minh nguyệt lai tương chiếu.”

Dịch nghĩa:

“Một mình giữa bụi hoang

Trang 19

Gảy đàn rồi hét vang Rừng sâu nào ai biết Trăng sáng lại soi chung.”

Nhìn chung, màu sắc trong thơ Vương Duy là màu sắc của hội họa thuỷ mặcsơn thuỷ Nó mang vẻ đẹp tĩnh tại, đạm bạc đầy phong vị Thiền

Nguyên tắc thứ ba là “phép cấu trúc” Tức là tạo ra mối liên hệ giữa các

yếu tố của một bức họa Trong thơ Vương Duy, nguyên tắc này thể hiện ở sựthống nhất giữa các mặt đối lập để tạo nên sự hài hoà của ý cảnh Cấu trúc thơVương Duy có thể là từ rộng lớn đến bé nhỏ, từ vũ trụ bao la đến con người vàngược lại:

“Đại mạc cô yên trực Trường hà lạc nhật viên”

(Sứ chí tái thượng)

Dịch nghĩa:

“Sa mạc lớn một ngọn khói cô độc thẳng đứng Dòng sông dài một mặt trời sa xuống tròn xoe.”

Nhờ áp dụng nguyên tắc cấu trúc này mà mỗi bài thơ Vương Duy trở nên là

một bức tranh hoàn chỉnh, làm nêu bật đặc trưng “thi trung hữu họa” Như Tô Đông Pha đã từng nhận xét: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa Xem tranh

Ma Cật thấy trong họa có thơ.”

Đặc trưng nổi bật thứ hai của thơ Vương Duy là thơ Thiền, điển hình củahiện tượng thi tăng trong thơ Đường Đặc trưng này nói lên mối quan hệ khắngkhít giữa tư tưởng Phật giáo, nhất là Thiền tông đối với thơ ca đời Đường nói

chung và với Vương Duy nói riêng “Thi tăng” có thể hiểu đơn giản là thơ do

những nhà tu hành làm ra hoặc là thơ do những người chỉ chịu ảnh hưởng tưtưởng Phật giáo làm ra.Vương Duy thuộc loại thứ hai này Ông không phải là nhà

sư, nhưng thơ ông lại được gọi là “thi Phật” Bởi lẽ, thơ ông là thơ của triết lý Thiền và hơn thế, cuộc đời ông sống theo lối sống của một đệ tử nhà Thiền: “tâm xuất gia, thân không xuất gia” Nhờ đó, Thiền sư - thi nhân có thể là bạn tri âm

của nhau và cũng có thể là song trùng một bản ngã duy nhất Thế giới Thiền thicủa Vương Duy là một nghệ thuật kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa thơ và họa,giữa Phật giáo và Lão giáo, là sự dung hợp Thiền - Thơ Tính triết lý của Thiền vàtính trữ tình của thơ hài hoà cho nhau Triết lý vô ngôn tỏ ra vô cùng hữu dụngcho tính “gợi”, tính hàm súc và khái quát của thơ Đường Chính vậy, với thơ

Trang 20

Thiền nói chung, sự cảm nhận bằng trực giác, trực cảm quan trọng hơn sự phântích Nói cho chính xác, để thấy cái hay của thơ Thiền, phương pháp phân tíchcần được áp dụng trong ý thức rằng phải làm thế nào để sự phân tích đó khôngtách rời ý, cảnh mà ngược lại, phân tích để làm sáng rõ nghệ thuật, sự chuyểnhoá, sự hài hoà giữa các mặt đối lập với nhau.

Thiên nhiên xưa nay vốn là “khách” của Thiền nhân và thi nhân Thi nhânlấy thiên nhiên làm suối nguồn cảm tác, làm nơi gởi gắm tâm tình; Thiền nhân lạidùng thiên nhiên làm khung cảnh thiền để nói ý vị Thiền và triết lí Thiền Thơđiền viên sơn thuỷ xét cho cùng cũng là thơ viết về thiên nhiên Ca ngợi, bày tỏthú vui điền viên thực chất là ca ngợi lối sống chối bỏ vinh hoa phú quý, trở vềvới thiên nhiên, coi đó là lí tưởng sống, triết lí sống hạnh phúc của nhân sinh vậy:

“Tái kiến: phong hầu vạn hộ Lập đàm: di bích nhất song

Cự thắng ngẫu canh nam mẫu

Hà như cao ngọa đông song.”

(Điền viên lạc – bài số 5)

Dịch nghĩa:

“Đứng thuyết: đôi ngọc bích: tặng Gặp lại: Vạn Hộ Hầu: phong Chẳng bằng cày bừa vườn ruộng Nào như nằm ngủ đông song.”

Hiện thực cuộc sống đôi lúc bộn bề với những lo toan và đau khổ nhưng conngười ta vẫn có thể sống vui ở đời là nhờ vào ước mơ và khát vọng Những khi màhiện thực ghì chặt đôi cánh ước mơ, khát vọng hạnh phúc vẫn được ươm trồng, nângniu trên mặt đất sỏi đá khô cằn này

Nhờ hiểu rõ quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của con người, lẽ “thành, trụ, hoài, không” của vạn vật, Vương Duy dùng cái tâm an nhiên, tự tại của Thiền nhân để

nhìn sự vật, hiểu được lẽ vô thường của vạn pháp và sự bất biến của tự tính ChânNhư Vì cánh hoa bay mà con người nhận thức được bằng mắt thường đó chỉ là giảtướng Gửi gắm triết lý yếu chỉ của Thiền tông vào một cánh hoa rơi, tính chất triết

lý – trữ tình của Vương Duy đã đạt đến độ nhuần nhuyễn:

“Nhật nhật nhân không lão Niên niên xuân cánh quy Tương hoan hữu tôn tửu

Trang 21

Những bài thơ Thiền của Vương Duy mang xu hướng “tĩnh hóa sự vật” Chủ trương của Thiền tông là “vô ngôn” vì vậy yếu tố đặc trưng trong thơ Thiền là

“tĩnh” Vương Duy đã nhìn cảnh vật bằng cái tâm đầy Thiền ý nên mới có thể sáng tạo ra một khung cảnh cực kì “tĩnh”:

“Đại mạc cô yên trực Trường hà lạc nhật viên.”

có kiến thức Thiền tông mới hiểu được.[1; tr 115]

Vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người đã đem lại trạng thái giác ngộchân lý cho nhân vật trữ tình Và như thế, nhân vật trữ tình hòa nhập bản ngã của

mình vào đại vũ trụ để thể ngộ chân lí của đạo Điểm tuyệt diệu của những bài thơ này là nội dung triết lý hòa tan vào trong những hình ảnh sống động của thơ ca.[1;

Trang 22

Cả bài thơ là một bức tranh phong cảnh nhuốm tình người:

“Nhân nhàn quế hoa lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kinh sơn điểu, Thời minh tại giản trung.”

Tất cả cảnh vật được thu vào bên trong Những hình ảnh xuất hiện trong bàithơ: hoa quế, ánh trăng, núi non, khe suối, chim kêu, là những hình ảnh quenthuộc trong thơ ca phương Đông nhưng ở đây lại có sức ám gợi lạ thường, sâu xa

Nói như Nguyễn Văn Hạnh: Tính biểu tượng của thiên nhiên trong bài thơ không phải ở những hình ảnh đơn lẻ mà ở sự tương tác hài hòa giữa chúng (…) Màu Thiền của bài thơ nằm khuất lấp giữa các dòng thơ, ẩn mình đằng sau cảnh sắc, trong cái tĩnh lặng của hồn người.[6] Bởi vậy bài thơ tạo cảm giác tĩnh lặng,

thanh nhã, bình đạm Thế giới nghệ thuật của nó là một phức hợp cộng hưởng,giao hòa giữa: người và cảnh, âm thanh và ánh sáng, thính giác - thị giác - khứugiác và xúc giác, không gian và thời gian

Ở đây, thiên - nhân - địa cùng hợp nhất Mọi vật đều có linh hồn Cảnh vật

thiên nhiên trong tứ thơ của “Điểu minh giản” ảnh hưởng tư tưởng Thiền “có có không không” hết sức sâu đậm, tạo thành một cảnh giới linh hoạt, huyền ảo, yên tịnh, vắng lặng đến nhiệm mầu Con người, vũ trụ là một, “tất cả tức một, một tức tất cả” Tác giả mượn cảnh sơn thủy hữu tình để truyền tải đến độc giả một cảnh giới “thong dong tự tại, tĩnh lặng trong lành” có cội nguồn gốc rễ tự trong

tâm Đó là bức tranh tâm cảnh Đỗ Phủ trong bài thơ Giải muộn từng gọi VươngDuy là cao nhân Vương Hữu Thừa Vương Xương Linh thì nói: “Thân ở thế giannhưng tâm thì vượt thoát thế gian” Nhận xét đó thật đúng với bài thơ này

Nổi bật trong bức tranh sơn thủy hữu tình, giàu sức gợi, nên thơ và tĩnh lặng

đó là hình ảnh một tao nhân mặc khách - một ẩn sĩ muốn thoát khỏi mọi hệ lụy

của chốn bụi trần để “tịnh tâm” Vương Duy chịu ảnh hưởng Thiền học rất sâu đậm, “không tịnh” là cảnh giới ông ra sức để đạt được ở trong thơ Đó cũng chính là sự “bừng ngộ” trong tâm hồn ông Vì vậy, cái khoảng không gian tĩnh

lặng ở khe núi nên thơ nên họa, đậm chất Thiền xuất hiện khá nhiều trong thơông:

“Giản hộ tịch vô nhân Phân phân khai thả lạ”

(Tân Di ổ)

Trang 23

Dịch nghĩa:

“Ngõ khe vắng không người Mặc tình hoa nở rụng”

Trong bài thơ “Điểu minh giản”, triết lý của Thiền học giống như cục nam

châm tạo nên tâm điểm hút dính các câu thơ lại thành một chỉnh thể, một cấu trúc

ẩn, một hàm ý siêu thoát! Có thể thấy rằng, cái hay của bài thơ thể hiện ở tính độc

đáo trong cách diễn tả sự chứng ngộ Phật - sự “Tịnh độ” trong tâm linh của Ma Cật: an nhiên, tĩnh tại, hòa nhập với thế giới sắc không (lớp nghĩa tư tưởng) và ở

thế giới hình tượng thơ tương giao, hòa quyện, gắn kết tạo nên ý nghĩa thẩm mỹ

mới lạ (lớp nghĩa nghệ thuật) Nghĩa tư tưởng và nghĩa nghệ thuật của tứ thơ có sự

chuyển hóa, dung hợp, đan quyện, giao hòa đem đến cho người đọc những mỹ cảm,nhận thức khác Đó là vẻ đẹp tâm hồn dung dị của nhà thơ hòa mình trong đời sốngdân dã, đằm thắm Có lẽ nhà thơ đã khám phá ra chính mình trong thiên nhiên vàtrong thái tĩnh lặng, hư vô Bài thơ gợi ra hình ảnh một Thiền sư ở giữa cuộc sống,giữa thiên nhiên vừa ung dung giản dị vừa tinh tế nhạy cảm, vượt lên tất cả, hòa

nhập tất cả, “tất cả tức một, một tức tất cả” Bài thơ ngắn, ý tứ cô đọng rất thích

hợp với tình cảnh sâu lắng mang đậm nội tâm của Thiền

Thơ Vương Duy ở mảng đề tài nào cũng thấy ngọn bút tài hoa của ông: Thơtâm tình li biệt, thơ vui thú điền viên và cả thơ Thiền nữa Thơ Vương Duy đẹp,

không chỉ đẹp ở “bức màn thưa” mà còn đẹp ở nơi chỗ tự nhiên và bình thường

của cuộc sống Đó là lí do khiến cho phong cách thi Phật rất riêng của Vương Duy

có thể góp thành cái chung không thể thiếu trong diện mạo thơ Đường

2.3 Giá trị của văn hóa Thiền tông trong thơ Vương Duy

Thơ Thiền là một mảnh đất màu mỡ được nhiều người cùng nhau cày xới.Thiền tông có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa, văn học của nhiều nước châu

Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Tư tưởng của Thiền (Zen) chi phốimạnh mẽ đến văn hóa và tư duy người Nhật trên nhiều phương diện Sự gặp gỡgiữa Thiền và thơ đã sinh ra những bông hoa xinh xắn nhất trong vườn hoa Hai-

kư Nhiều bài thơ của Basho thấm đẫm tinh thần Zen:

“Ao cũ Con ếch nhảy tiếng nước”

Ở Việt Nam thơ Thiền cũng lên ngôi ở thời đại Lý – Trần Thơ Thiền thờinày đã đạt được những thành tựu rực rỡ mà đời sau vẫn còn ngưỡng mộ:

Trang 24

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm sự bách hoa trung Như kim khám phá Đông hoàng diện Thiền bản đồ đoàn khan tụy hồng (Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không Ngày xuân hoa nở rộ tơ long Chùa xuân nay hãy còn quen mặt Chiếu cọ giường sư ngắm bong hồng

(Ngô Tất Tố dịch)

Ở Trung Quốc, trong trường phái thơ điền viên sơn thủy, ngoài Vương Duycòn có nhiều nhà thơ khác như Mạnh Hạo Nhiên Phong cách thơ của Mạnh HạoNhiên gần với Vương Duy, người đời sau xếp ông ngang với Vương Duy, gọi làphái “Vương Mạnh” Nhiều bài thơ của họ Mạnh cũng có cái nhìn an nhiên củalòng Thiền :

“Xuân miên bất giác hiểu,

(Buổi sáng mùa xuân)

Trong mảnh đất lắm người cày xới ấy, Vương Duy đã tạo cho mình mộttiếng nói riêng, một cách diễn đạt riêng Văn hóa Thiền tông trong thơ VươngDuy mang những giá trị thẩm mĩ đặc sắc và chính cái đặc sắc ấy đã làm nên mộtVương Duy – Thi Phật

Không ở đâu con người thi nhân và con người Thiền sư lại hòa nhập tuyệtđối như trong thơ Vương Duy:

“Nhật nhật nhân không lão Niên niên xuân cánh quy Tương hoan hữu tôn tửu

Ngày đăng: 14/12/2018, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Daisetzteitaro Suzuki (1973), Thiền luận, Nxb Lá Bối, S Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daisetzteitaro Suzuki (1973), "Thiền luận
Tác giả: Daisetzteitaro Suzuki
Nhà XB: Nxb Lá Bối
Năm: 1973
2. Đỗ Tùng Bách (), Thơ Thiền Đường – Tống, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Tùng Bách (), "Thơ Thiền Đường – Tống
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
3. Lê Nguyên Cẩn (2006), Vương Duy – tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Nguyên Cẩn (2006), "Vương Duy – tác gia, tác phẩm vănhọc nước ngoài trong nhà trường
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
4. Nguyễn Đăng Na chủ biên (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam tập III, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Na chủ biên (2004), "Tinh tuyển văn học ViệtNam tập III
Tác giả: Nguyễn Đăng Na chủ biên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
5. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lí Trần, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Lý (1997), "Bản sắc dân tộc trong văn họcThiền tông thời Lí Trần
Tác giả: Nguyễn Công Lý
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
6. Nguyễn Văn Hạnh, Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tượng, Tạp chí văn học số 9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Hạnh, "Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trongthế giới biểu tượng
7. Thiều Chửu (2004), Hán Việt tự điển, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiều Chửu (2004), "Hán Việt tự điển
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
8. Trần Thị Băng Thanh (chủ biên) (), Huyền Quang – cuộc đời, thơ và đạo, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Băng Thanh (chủ biên) (), "Huyền Quang – cuộc đời,thơ và đạo
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ Chí Minh
9. Vũ Thế Ngọc ( ), Vương Duy chân diện mục, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thế Ngọc ( ), "Vương Duy chân diện mục
Nhà XB: Nxb Tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh
10. Trang web http://tuvienhuequang.com 11. Trang web http://vi-wikipedia.org/wiki Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang web "http://tuvienhuequang.com11." Trang web

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w