Sở dĩNguyễn Nhược Pháp và thơ của ông có sức sống lâu bền như vậy là vì nhà thơ đãđem đến cho thơ Mới một phong cách rất riêng, mà ở đó, thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc là nét tiêu
Trang 1Mở đầu
Thơ Mới được xem là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca ViệtNam Thơ Mới - với những thành quả của nó làm cho mọi người kinh ngạc, mọithời đại không khỏi giật mình Phong trào ấy đã sáng tạo ra một quan niệm thơ vàmột hệ thống hình thức thơ mới mẻ với những thể loại mới, cấu tứ mới, cảm xúcmới, ngôn ngữ mới, biểu tượng mới, phong cách mới, hệ thống biện pháp tu từmới…cùng với đó là hàng loạt những nhà thơ xuất sắc mang phong cách đa dạng,độc đáo Mỗi nhà thơ là một loài hoa tự do bộc lộ bản sắc riêng, dường như không
chịu một gò bó nào của ngoại cảnh, trừ sự thôi thúc của cái tôi trong mỗi người và
thiên hướng nghệ thuật của chính họ
Trong cuộc cách mạng thơ ca ấy, dù chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi và đểlại gia tài văn học khá khiêm tốn nhưng Nguyễn Nhược Pháp vẫn có một địa vịkhông thể thay thế được Những tác phẩm của ông vẫn làm xao xuyến biết bao tráitim của người yêu thơ cho tới tận hôm nay, và có lẽ còn nhiều năm sau nữa Sở dĩNguyễn Nhược Pháp và thơ của ông có sức sống lâu bền như vậy là vì nhà thơ đãđem đến cho thơ Mới một phong cách rất riêng, mà ở đó, thể hiện truyền thống văn
hóa dân tộc là nét tiêu biểu nhất “Với vài ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa Thơ ông đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào”.[6;295]
Dù tập Ngày xưa sớm được giới thiệu và đánh giá cao, song, cho đến nay
giới nghiên cứu văn học dường như vẫn nợ nhà thơ tài hoa mà yểu mệnh này mộtbức vẽ chân dung đầy đủ, tương xứng, khả dĩ “đóng đinh” được sự nghiệp của ôngvào lịch sử văn học Và, một khi bức chân dung văn học này chưa hoàn thành, thìthế giới thơ Nguyễn Nhược Pháp, vẫn còn nhiều khoảng trống với không ít bí ẩn
Tìm hiểu đề tài Văn hóa truyền thống trong tập “Ngày xưa” của Nguyễn Nhược Pháp, chúng tôi hi vọng góp thêm cho bạn đọc một cái nhìn về thơ ca Nguyễn
Nhược Pháp và nhất là những giá trị văn hóa truyền thống mà thơ ca của ông đã đềcập và bảo tồn
Trang 21 Những vấn đề lý luận chung
1.1 Nguyễn Nhược Pháp và tập thơ “Ngày xưa”
Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914 (nhằm ngày 25-10năm Giáp Dần) tại Hà Nội Ông là con trai thứ của văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là
em của nhà thơ Nguyễn Giang Cha ông là một con người đầy tài năng Không xuấtthân từ một gia đình thế gia vọng tộc, bố mẹ chỉ là những nông dân nghèo ở làngPhượng Vũ, phủ Thường Tín (nay là Phú Xuyên, Hà Tây) - một vùng chiêm trũngnghèo khó, Nguyễn Văn Vĩnh phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống Nhờ tài năng vànghị lực phi thường, Nguyễn Văn Vĩnh đã tạo dựng nên được một gia tài chữ nghĩa
vô cùng đồ sộ mà ngay cả những người đồng thời, dù không đã đồng quan điểm vớiông, cũng phải vị nể Ông trở thành một nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch tiếng tămlẫy lừng và có nhiều đóng góp lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Namnhững năm đầu thế kỉ
Nguyễn Nhược Pháp là người con duy nhất của người vợ thứ hai Ông là kếtquả của tình yêu sét đánh giữa Nguyễn Văn Vĩnh và cô gái người Thổ xinh đẹp tên
là Phan Thị Lựu ở Lạng Sơn Hồi ấy, học giả Nguyễn Văn Vĩnh có khách sạn tọalạc gần Hồ Gươm, bà Lựu cùng gia đình buôn bán đường xa, thường lưu lại kháchsạn này Cảm vì sắc, mến vì tài, họ nhanh chóng đến với nhau, nên duyên vợ chồng
Bà Lựu sống cùng chồng ở căn nhà ngay trong khuôn viên khách sạn, chung quanh
là cảnh sắc đẹp đẽ, nên thơ Có lẽ cuộc đời của mẹ con bà sẽ rất êm đềm nếu không
có sự cố bất ngờ xảy ra năm Nguyễn Nhược Pháp 2 tuổi Học giả Nguyễn Văn Vĩnhkhông chỉ nổi tiếng bởi tài hoa, giàu có, mà còn là người đàn ông đa tình Lấy bàLựu vài năm, sau một thời gian ngắn mặn nồng, ông Vĩnh lại bắt đầu say mê mộtbóng hồng mới, đó là một cô đào lai Tây đẹp tuyệt trần Tìm mọi cách để giữ ôngkhông được, sau bao ghen tuông, dằn vặt, bà Lựu tự vẫn, để lại con trai nhỏ mớihơn 2 tuổi đầu Thế là Nguyễn Nhược Pháp phải mồ côi mẹ từ đó Nguyễn NhượcPháp đã được bà Đinh Thị Tính (vợ cả của học giả Nguyễn Văn Vĩnh) đón về nuôidưỡng và chăm sóc như con đẻ Ông cùng gia đình sống ở Thụy Khuyê trướctrường Bưởi Cũng như nhiều thiếu niên ở thời kỳ đó, Nguyễn Nhược Pháp phải họcchữ Nho cùng các anh chị Nguyễn Nhược Pháp thông minh, đẹp trai, có tài thơ phú
Trang 3nên được các anh chị yêu mến Tuy là con vợ bé nhưng Nguyễn Nhược Pháp luônđược coi trọng và bình đẳng trong mọi sinh hoạt, vui chơi trong đại gia đình.
Sống với một người cha tính tình phóng túng, cậu bé mồ côi mẹ NguyễnNhược Pháp mặc dù được chăm lo về vật chất nhưng chắc là trong thẳm sâu tâmhồn chàng luôn có một nỗi trống vắng nào đó Anh được cha cho ăn học đànghoàng 14 tuổi thi đỗ lớp 6 Trường trung học Albert Saraut 20 tuổi đỗ tú tài phầnnhất, 22 tuổi đỗ tú tài phần hai, vào Đại học luật Từ năm 1930, kinh tế gia đìnhNguyễn Văn Vĩnh sa sút Nguyễn Nhược Pháp vừa đi học để thi tú tài, thi đại học
Luật, vừa làm ở tòa báo An Nam mới, viết thơ… để có tiền nhuận bút, giảm bớt chi
tiêu của gia đình cho mình Giống như cha, ông không thích đi làm quan mà chỉ mê
mải văn thơ, báo chí Ông có nhiều tác phẩm đã đăng trên các báo Annam nouveau, Tinh hoa, Đông Dương tạp chí, Nhật tan, Hà Nội báo…
Nhà thơ từng tương tư một trong bốn mỹ nữ đẹp nổi tiếng của Hà Thành, bà
Đỗ Thị Bính Là tiểu thư khuê các giàu có, xinh đẹp nức tiếng, nhưng bà Bính lạiđược người xung quanh thương mến, yêu quý bởi bà rất đỗi bình dị, hiền hậu, sốngchan hòa với mọi người, không phân biệt giai cấp Bà trở thành nguồn thi hứng củanhà thơ, hình ảnh bà Bính xuất hiện nhiều lần trong tập thơ đầu tay và cũng là cuốicùng của người thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp
Vào 7 giờ sáng ngày 19-11-1938 (nhằm ngày 28-9 năm Mậu Dần) ông quađời tại bệnh viện Lanean Hà Nội vì bệnh thương hàn, hưởng thọ 24 tuổi
Ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, khi tài năng đang độ chín, Nguyễn NhượcPháp để lại bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè và những người yêu thơ Ông nhưmột trang giấy trắng thơm để người đời viết vào đó những dòng tình cảm mến yêu
và trân trọng, là một bông hoa thanh khiết chưa một lần dám ngỏ lời yêu Ông ra đi
bỏ lại những trang thơ còn đang viết dở, một tình yêu đơn phương, lung linh mãitrong tim
Ngày xưa là thi phẩm đầu tay của Nguyễn Nhược Pháp Bản sách in lần đầu
do Nguyễn Dương xuất bản tại Hà Nội năm 1935 Tác phẩm thứ hai và cũng là tác
phẩm cuối cùng của Nguyễn Nhược Pháp có tên Người học vẽ (kịch), do Trung
Trang 4Bắc Tân văn xuất bản (Hà Nội, 1936) Theo tài liệu, đây là hài kịch ba hồi, trước kia đã đăng tải trên Hà Nội báo
Xuất hiện trên thi đàn với một gia tài khiêm nhường, Nguyễn Nhược Pháp
được ghi nhận là một nhà thơ tiên phong đã để lại những dấu ấn cá nhân khó phai
mờ trong phong trào Thơ Mới ngay ở chặng đầu tiên (1932-1935) Thơ NguyễnNhược Pháp không phải thuộc loại tinh lọc So với nhiều nhà thơ cùng thời, sự điêuluyện về ngôn ngữ, về nghệ thuật thơ ca và độ sâu của tư tưởng, cảm xúc, NguyễnNhược Pháp không có gì vượt trội, nếu không muốn nói thật là vẫn còn kém thua ít
nhiều Nhưng dẫu sao, với vỏn vẹn mười bài, Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp
vẫn mãi mãi còn đó trong giai đoạn văn học sử 1930-1945 với một thế giới thơ rấttrong sáng, rất độc đáo và rất Nguyễn Nhược Pháp
Với tác phẩm Ngày xưa, sau ba năm ngày mất Nguyễn Nhược Pháp, Hoài
Thanh đã viết với những lời tán thưởng trân trọng: “Thơ in ra rất ít mà được người
ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa Không phải cái thời xưa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời xưa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông, mà là một thời xưa gồm những sắc màu tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh Thời xưa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cười, cái cười của những “thắt lưng dài đỏ hoe”, những đôi “dép cong” nho nhỏ…” [6;296].
1.2 Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
Văn học và văn hóa có mối quan hệ gần gũi với nhau Văn học - nghệ thuậtcùng với chính trị, tôn giáo, triết học, đạo đức, phong tục, tập quán… là những bộphận hợp thành của cấu trúc của văn hoá Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cáchứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thànhquả đó một cách sinh động nhất, hấp dẫn nhất Văn hoá của mỗi dân tộc cũng nhưcủa toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấutranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trường tồn, vĩnh cửu trong xã hội,được cả cộng đồng thừa nhận Văn học vừa ghi lại quá trình tìm kiếm đó, vừa là nơiđịnh hình, biểu hiện những giá trị đã hình thành
Trang 5Như vậy, văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối,ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện bảo lưu,gìn giữ văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa sinh thành
ra nó, trong một giai đoạn lịch sử nhất định Trong sự tác động đó, văn học hữu ý và
có khi vô tình tiếp nhận, thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng, xã hội
đã chấp nhận, tôn trọng và tuân thủ
Lý giải điều này, có thể thấy, nhà văn – chủ thể sáng tạo luôn là con đẻ củamột cộng đồng, thuộc về một dân tộc nhất định Dù muốn hay không, anh ta cũng
đã tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những
mô thức ứng xử trong đó chứa đựng tâm lý riêng của thời đại cũng như nhữngngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của môi trường anh ta sống Vì vậy, nhà văn
dù sáng tạo tới đâu, dù cách tân như thế nào, dù viết hay nói ra vấn đề gì thì cũngluôn thể hiện những dấu ấn văn hóa độc đáo của dân tộc mình Trong tác phẩm vănhọc, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn Đó
là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảngthanh, trò chơi…); là những lễ hội, những tập tục cổ truyền trong thơ của Nguyễn
Khuyến; là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống từng vang bóng một thời trong
truyện ngắn Nguyễn Tuân; là quê hương, làng cảnh Việt Nam trong thơ của chàngthi sĩ Nguyễn Bính; là những tín ngưỡng thờ mẫu, là tập tục trải ổ, hát đồng văn
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh…
Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở hoạt động sáng tạo của nhà văn
mà còn ở hoạt động tiếp nhận của bạn đọc Thị hiếu thẩm mỹ của người đọc luônđược nuôi dưỡng trong một môi trường văn hoá nhất định Chính không gian vănhoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủpháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến,đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận
Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại,văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông quanhững bộ phận hợp thành khác của nó Bằng nghệ thuật ngôn từ, các nhà văn luônđấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá
Trang 6trị tốt đẹp trong văn hoá dân tộc Dù là phản ứng trước những làn sóng văn hoá tiêucực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, các nhà văn bao giờ cũng là những ngườibảo lưu văn hóa truyền thống cũng như tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hộimới của văn hoá dân tộc.
Trong thơ ca Việt Nam có không ít tác giả đã sử dụng vốn văn hoá truyềnthống làm nền tảng sáng tạo nhằm làm mới vốn cổ bấy lâu nay cả cộng đồng trântrọng và bảo lưu Nhưng sử dụng vốn văn hoá cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh
mẽ của hiện thực cuộc sống để tạo nên gương mặt thơ riêng, không phải ai cũng đạtđược thành công như Nguyễn Nhược Pháp Sức mạnh của văn hóa truyền thống là
vô cùng quan trọng đối với lịch sử một dân tộc và cũng chính những giá trị văn hóa
đó khi được cảm nhận sâu sắc và đưa vào thơ sẽ tạo nên những khoảng âm vang rấtlớn để thơ ca trường tồn và song hành cùng lịch sử Chính chiều sâu của những giátrị văn hóa truyền thống đã tạo ra nét phong cách riêng làm nên gương mặt thơNguyễn Nhược Pháp trong vườn hoa đầy sắc hương của phong trào thơ Mới
2. Sự thể hiện văn hóa truyền thống trong tập Ngày xưa từ phương
diện nội dung.
Xuyên suốt 10 tác phẩm của tập thơ Ngày xưa, Nguyễn Nhược Pháp đã
thể hiện những bức tranh hoài cổ, thơ mộng, nhưng đầy tươi sáng, bởi tứ thơ hấpdẫn, với những lối diễn đạt dí dỏm, trẻ trung Đặc biệt, nơi đây, mỗi bài thơ có thể
được xem là một câu chuyện nhỏ, mà tác giả thường dùng chữ “xưa” để dẫn dắt
người đọc bước vào một quá khứ mờ ảo, lung linh, đậm sắc màu cổ kính Nét vănhóa truyền thống của tập thơ được thể hiện trên những phương diện sau đây:
2.1 Tái hiện lại các nhân vật trong truyền thuyết, truyện lịch sử
Đối diện với những nỗi buồn cô liêu của một hiện tại đầy bế tắc, mỗi nhà thơ
Mới tìm cho mình một hướng đi riêng “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” [6;45], Nguyễn Nhược Pháp chọn cách dựng lên một thế giới của dĩ vãng –
thế giới của những truyền thuyết, của những câu chuyện cổ, của lịch sử dân tộc
Trang 7Đó là thế giới huyền thoại trong câu chuyện về nàng Mỵ Nương xinh đẹp và
cuộc kén rể của vua Hùng thứ 18 trong bài thơ Sơn Tinh và Thủy Tinh:
Ngày xưa, khi rừng mây u ám Sông núi còn vàng um tiếng thần, Con vua Hùng-Vương thứ mười tám,
Mỵ Nương xinh như tiên trên trần
Đó là tích xưa về câu chuyện hòn ngọc trai đem rửa ở nước giếng
Trọng Thủy trong Giếng Trọng Thủy Ngọc trai sáng trong như sự giải oan, chiêu
tuyết cho tấm lòng ngây thơ và mối tình oan nghiệt "Trái tim lầm chỗ để trên đầu"
(Tố Hữu) của nàng Mỵ Châu:
Bơ vơ ngày cũ tưởng càng đau Tìm trông phương nào, hỡi Mỵ Châu?
Lông ngỗng cầm tay nhòa ánh lệ Chàng đi man mác buồn đêm thâu
(Mỵ Châu)
Còn đây là là cảnh đi cống ngày xưa…
Trên xe nào mâm vàng dát ngọc Châu báu, sừng tê và ngà voi Hai pho tượng vàng đỏ dòng dọc Bào nạm, kim cương, đai đồi mồi
(Đi cống)
Để giữ quan hệ bang giao, hòa hảo với Trung Quốc, chúng ta, với tư cách là
một nước nhỏ thường xuyên phải cống nạp sản vật cho thiên triều Bài thơ đã dựng
lên một bức tranh chân thực về chính sách ngoại giao mềm mỏng này:
Mười xe bịt đồng, trâu mập kéo, Bánh sắt khi kề lên sườn non,
Đá đổ ầm ầm như sấm réo, Gầm nhảy xuống vực sâu kêu ròn
Nếu so sánh về tỉ lệ, mảng đề tài về truyền thuyết lịch sử và lịch sử thành vănchiếm đến 5 bài trong 10 bài của tập thơ Khác với những bài thơ khác được viết
Trang 8bằng giọng bông đùa, hóm hỉnh, mảng truyền thuyết - lịch sử lại đượm buồn và đôikhi thấm đẫm nước mắt:
Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi
Thiếp nén lòng đau khóc nghẹn lời,
… Thê thảm chàng đi, về có vậy!
Thiếp chờ ai nữa? Hỡi chàng ôi!
(Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống) 2.2 Phục dựng những giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục cổ truyền của người Việt
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền văn minh, văn hoá truyền thống của ViệtNam đã gặp gỡ, giao thoa với nền văn minh và văn hoá phương Tây, tạo nên mộtnền văn minh, văn hoá mới chưa từng có Trong bối cảnh đó, nhiều giá trị văn hóatruyền thống bị mai một dần Nhưng thật may, thời điểm ấy đã xuất hiện nhữngNguyễn Bính, những Anh Thơ, những Nguyễn Nhược Pháp…những nhà thơ củaquê hương, làng cảnh Việt Nam Họ đã dùng thơ của mình để bảo lưu những giá trị
văn hóa cổ truyền, phong tục, tập quán từ ngàn đời Chỉ với tập thơ mỏng Ngày xưa, bằng một nét riêng, độc đáo, Nguyễn Nhược Pháp đã phác họa cả một bức
tranh mang đậm hơi thở phong tục cùng những nét văn hoá tâm linh của hàng ngànnăm văn hiến của nước Việt ta
Bài thơ Tay ngà gợi nhớ đến thời Nho học còn cực thịnh:
Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa
Bức tranh ông quan Nghè “vinh quy bái tổ”, mũ áo xênh xang về làng gợi nên
không khí một thời vàng son của khoa cử Hán học Giữa cái không khí nhố nhăng
của thập niên 30 thế kỷ trước, Nguyễn Nhược Pháp nhắc lại giấc mơ “vinh quy bái tổ” dường như không chỉ có sự khát khao của cá nhân mà còn có chút gì nuối tiếc
cho quá khứ vàng son, cho truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc Đó có lẽ
Trang 9cũng là tâm trạng của không ít các nhà thơ mới như Thế Lữ trong Nhớ rừng, của
Vũ Đình Liên trong Ông đồ…
Cũng trong giấc mơ ông quan Nghè vinh quy bái tổ, nhà thơ đã để cho ông
quan trẻ gặp hội gieo cầu tìm chồng của nàng tiểu thư khuê các:
Tay vơ cầu ngũ sắc
Má quan nghè hây hây Quân hầu reo chuyển đất Tung cán lộng vừa quay Trên lầu mấy thị nữ Cùng nhau rúc rích cười.
Ném tú cầu, tuyển chồng được xem là một nét văn hóa độc đáo của Việt Namnói riêng và một số nước phương Đông nói chung Được đỗ đạt thành danh, sau đólại được tú cầu của một cô tiểu thư xinh đẹp, có lẽ lúc này anh chàng đang ở tộtcùng của hạnh phúc Dù theo Tây học, nhưng xuất thân trong gia đình ít nhiều còngắn bó với Hán học, thuở nhỏ theo học chữ Nho, Nguyễn Nhược Pháp vẫn dành rấtnhiều tình cảm cho nền thi cử ngày xưa
Giữa lúc các nhà thơ khác đang đắm chìm trong nỗi cô đơn, nỗi buồn cá nhânđến tột đỉnh, Nguyễn Nhược Pháp lại tìm về một thời xưa với những truyền thống
đẹp đẽ, thanh tao mà Chùa Hương là bài thơ tiêu biểu Bài thơ nhắc đến một lễ hội
truyền thống của Việt Nam – lễ hội Chùa Hương, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đếntháng 3 âm lịch
Bức tranh phong cảnh chùa Hương hiện lên thật đẹp:
Ven bờ, ngọn núi xanh, Nhịp cầu xa nho nhỏ
Cảnh đẹp gần như tranh
Sau núi Oản, Gà, Xôi, Bao nhiêu là khỉ ngồi Tới núi con voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi Chùa lấp sau rừng cây.
Trang 10Việt Nam là đất nước của những lễ hội, nhờ những lễ hội đó mà chúng ta cóthể lưu giữ được những nét đẹp truyền thống từ ngàn đời Những câu thơ năm chữ,nhịp thơ nhanh, hào hứng vẽ nên một bức tranh phong cảnh chùa Hương thật đẹp.Bức tranh ấy vừa có vẻ tôn nghiêm của nơi đất Phật, vừa tươi vui, căng tràn sứcsống vì được nhìn ngắm dưới đôi mắt ngây thơ của một cô bé đang độ tuổi yêuđương
Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp còn khắc họa đặc trưng văn hóa ăn mặc
và thị hiếu thẩm mĩ của người xưa Đây là một bức chân dung điển hình cho một côgái Việt:
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Lưng đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao
Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
(Ca dao) Chùa Hương còn vẽ nên một bức tranh quen thuộc của các gia đình khá giả
ngày xưa trong những chuyến du xuân:
Em đi cùng với me
Me em ngồi cáng tre, Thầy theo sau cưỡi ngựa, Thắt lưng dài đỏ hoe
Trang 11Câu chuyện cô gái tuổi 15 theo thầy mẹ trẩy hội chùa Hương được tiếp tụckhi cô gặp người văn nhân:
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?
Tình yêu trong cô thiếu nữ bắt đầu ngay từ cái nhìn đầu tiên Có lẽ cái cái vẻthanh thoát, lưng dài trán rộng của chàng văn nhân phù hợp với cái tiêu chuẩn mà
cô cũng như bất cứ cô gái Việt nào thời xưa thường mơ tưởng Nguyễn Du cũng đãtừng miêu tả một Kim Trọng với những nét vẽ tương tự:
Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.
(Truyện Kiều) 2.3 Khắc họa những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người Việt
Xuyên suốt 10 bài thơ của Ngày xưa Nguyễn Nhược Pháp đã khắc họa
những phẩm chất tốt đẹp của người Việt, nhất là những người phụ nữ
Đó tấm lòng hiếu thảo, sự bịn rịn, lưu luyến của Mị Nương khi theo chồng:
Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương.
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương
Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc, Thương người, thương cảnh xót lòng đau
Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác, Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong châu!"
Đó là cái e lệ đáng yêu của cô bé 15 trong bài Chùa Hương:
Dòng sông nước đục lờ
Ngâm nga chàng đọc thơ
Thầy khen: "Hay! Hay quá!"
Trang 12Em nghe rồi ngẩn ngơ
Thuyền đi Bến Đục qua
Mỗi lúc gặp người ra, Thẹn thùng em không nói:
"Nam mô A-Di-Đà!"
Nghe thơ của chàng, tình cảm cô bé dành cho người văn nhân tiến thêm một
chút nữa Cô gái giờ đây không chỉ bị những lời thơ của chàng làm cho “ngẩn ngơ”
mà còn biết thẹn thùng khi có người khác nhìn nữa Dù “tình trong như đã” nhưng
cô gái vẫn ý tứ, giữ gìn Đây là một phẩm chất thường thấy ở phụ nữ phương Đôngnói chung và phụ nữ Việt nói riêng Cái e lệ, thẹn thùng của người con gái Việt còn
được thể hiện trong Tay ngà:
Trên lầu mấy thị nữ Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa Quan Nghè trông lên rồi"
Cúi đầu nàng tha thướt Yêu kiều như mây qua Mắt xanh nhìn man mát Mỉm cười vê cành hoa
Đó còn là lòng chung thủy, trung trinh của một người phụ nữ:
Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi
Thiếp nén lòng đau khóc nghẹn lời, Chậm bước đành nương mình bóng Phật;
Màng tin trông ngóng nhạn chân trời
Chuông đồng cảnh vắng, hồn mơ sảng, Trăng lạnh, đêm sâu, cú đổ hồi.
Thê thảm chàng đi, về có vậy!
Thiếp chờ ai nữa? Hỡi chàng ôi!
(Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống)
Trang 13Bài thơ là tiếng khóc nghẹn ngào của một người vợ, một bà phi trước cảnhnước mất, nhà tan, chồng mất Những nỗi đau dồn dập khiến người đàn bà ấy chỉcòn biết nương nhờ cửa Phật Chồng bà, dù trong mắt của mọi người có xấu xa,
đáng trách như thế nào thì đối với bà đó cũng là người đầu gối tay ấp, là người đàn
ông suốt đời bà yêu thương, tôn thờ
Nhân vật lịch sử Mỵ - hoàng hậu của vua Chiêm Thành, người phụ nữ quyếtgiữ danh tiết bằng việc nhảy xuống sông tự trầm, cũng được Nguyễn Nhược Phápthể hiện với một niềm đồng cảm
Buồm nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng, Tay cuốn mền hoa, khóc gọi chàng
Thân liễu gieo đưa chìm vực biếc, Lời thương bay lảnh động rừng vang
Niềm đồng cảm này trong dăm bảy năm sau đã trở thành cảm hứng trung
tâm, chủ đạo của Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay - Điêu tàn.
3 Sự thể hiện văn hóa truyền thống trong tập Ngày xưa từ phương diện
nghệ thuật.
3.1 Thể thơ
Tập thơ Ngày xưa gồm 10 thi phẩm, được tác giả sáng tác theo 3 thể thơ khác nhau: 4 bài theo thể thơ 7 chữ (Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mỵ Châu, Đi cống, Giếng Trọng Thủy), 4 bài theo thể thơ 5 chữ (Tay ngà, Chùa hương, Một buổi chiều xuân, Mây), 2 bài theo thể thất ngôn bát cú (Mỵ Ê, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống).
Như vậy, khi làm thơ “khóc người”, diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, Nguyễn
Nhược Pháp thường tìm đến với thể bát cú luật Đường Chẳng hạn, ở bài Mị Ê:
Buồm nhô rẽ sóng, Mỵ mơ màng,
Tay cuốn mền hoa, khóc gọi chàng.
Thân liễu gieo đưa chìm vực biếc
Lời thương bay lảnh động rừng vang.
Hoa trôi Thành cũ vườn mây lửa
Lau gợn Chùa cao giỏ tiếng vàng