Ngoài nhiệm vụ đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho sinh viên, trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng đã chú trọng công tác giáo dục thể chất, phát t
Trang 1PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG KHÔNG CHUYÊN Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
DEVELOPING PHYSICAL EDUCATION AND SPORTS SCHOOLS IN NON-SPECIALIZED UNIVERSITIES, COLLEGES IN DA NANG TODAY – REALITY
AND SOLUTIONS
Lê Đức Thọ 1 Nguyễn Đoàn Quang Thọ 2
TÓM TẮT
Thể dục thể thao (TDTT) có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất cho con người, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Phát triển TDTT trường học là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của đông đảo sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng; từ đó, định hướng một số hình thức và giải pháp nhằm phát triển TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng hiện nay
Từ khóa: Thể dục thể thao trường học; phát triển thể dục thể thao trường học;
sinh viên; Đà Nẵng
ABSTRACT
Sport and physical training (sport) has great significance in protecting, enhancing the health, developing and improving the human body, contributing actively to the training and development of human resources, building to build a rich spiritual life and healthy lifestyle in order to achieve the goal of "prosperous people, strong country, democracy, justice and civilization" The development of sports and physical education in schools is very necessary and of great significance to meet the legitimate needs of students in universities and colleges Research paper on the development of
sports and physical training in non-specialized universities and colleges in Da Nang;
Since then, orientation of some forms and solutions to develop sports and school in
non-specialized universities and colleges in Da Nang today.
Keywords: Sports school; development of school sports; student; Danang.
1 Nêu vấn đề
Chăm lo giáo dục toàn diện cho sinh viên luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Trong đó, công tác phát triển TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng được Đảng, Nhà nước và các ngành liên quan quan tâm, đầu tư Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng đã triển khai nhiều hình thức phát triển TDTT trường học và
1 ThS Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
2 CN Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Trang 2bước đầu đạt những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, thực trạng công tác TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập, cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phát triển TDTT trường học Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng công tác TDTT trường học,
từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn
2 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra và phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu thu thập được Để phục vụ việc nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 78 cán bộ quản lý, giảng viên (22 cán bộ quản lý và 56 giảng viên) của Đại học Kinh tế (16 giảng viên), Cao đẳng Nghề Đà Nẵng (17 giảng viên) và Đại học Duy Tân (9 giảng viên); khảo sát 140 sinh viên đến từ các trường Đại học Duy Tân (32 sinh viên), Đại học sư phạm Đà Nẵng (28 sinh viên), Đại học Kinh tế Đà Nẵng (44 sinh viên) và Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng (36 sinh viên); trong đó, 52 sinh viên nữ và 88 sinh viên nam
3 Nội dung nghiên cứu
3.1 Thực trạng công tác phát triển TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay
TDTT trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộc sống, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam Hơn nữa, TDTT trường học còn góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước Công tác TDTT trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thể thao nước nhà TDTT trường học được xác định là bộ phận quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho sinh viên góp phần yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước TDTT trường học còn là môi trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước
Với vai trò và ý nghĩa như trên, công tác TDTT trong trường học luôn nhận được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như trách nhiệm của toàn xã hội Đặc biệt, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo và ngành TDTT đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, quản lý một cách toàn diện, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công tác TDTT trong trường học ở nước ta Trong những năm qua, TDTT học đường đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển của ngành TDTT Các môn thể thao được
áp dụng nhiều hơn trong trường học với nhiều nội dung phong phú, khiến cho các em phát huy hết tiềm năng và ngày càng yêu thích thể thao hơn Hơn nữa, TDTT trường học còn giúp sinh viên giảm bớt những áp lực, tăng cường thể chất, là một biện pháp giải trí tích cực
Đà Nẵng là thành phố sôi động, là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của các
Trang 3tỉnh miền Trung Tây Nguyên, là nơi tập trung gần 30 trường Đại học, Cao đẳng với số lượng sinh viên theo học lớn Đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho khu vực miền Trung Tây Nguyên mà trên cả nước, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ngoài nhiệm vụ đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho sinh viên, trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng đã chú trọng công tác giáo dục thể chất, phát triển các phong trào thể dục thể thao trường học cho sinh viên đáp ứng nhu cầu đào tạo toàn diện người lao động Công tác phát triển TDTT trường học đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đánh giá của sinh viên về công tác TDTT trong các nhà trường khá tốt Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa
số sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện TDTT (xem biểu
đồ 1)
Cần thiết Rất cần thiết Bình thường Không cần thiết 0
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Biểu đồ 1 Nhận thức của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng về tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường
Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố đã chú trọng đến công tác giáo dục thể chất, phát triển TDTT trong nhà trường Nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng về ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất, phát triển TDTT cho sinh viên được nâng lên Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát bằng phiếu theo các mức độ từ 1 đến 4 điểm, được ghi trên phiếu với hai đối tượng là cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của nhà trường Số lượng khảo sát là 78 người (22 cán bộ quản lý và 56 giảng viên), kết quả được tổng hợp điểm trung bình và xếp hạng như sau:
Bảng 1 Nhận thức của Cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng về ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên
T
T
Ý nghĩa hoạt động giáo dục thể
chất cho sinh viên
Mức độ nhận thức (N =
B
Xếp hạn g
Sâu sắc
Đầy đủ
Thôn
g hiểu
Nhậ n biết
1 Bộ phận gắn bó hữu cơ, thống 45 23 10 0 3.45 2
Trang 4nhất, toàn diện của quá trình giáo
dục ở các trường Đại học, Cao
đẳng
2 Điều kiện tốt nhất để nâng cao
tính tích cực hoạt động, rèn luyện
TDTT của sinh viên trong giai
đoạn hiện nay
3 Sinh viên phát huy vai trò chủ
thể, chủ động trong quá trình học
tập, rèn luyện toàn diện
4 Vừa giúp sinh viên rèn luyện sức
khỏe, vừa giải trí sau những giờ
học căng thẳng trên lớp
(Nguồn: Kết quả do tác giả điều tra tổng hợp)
Với số điểm trung bình từ 3.09 đến 3.48 cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của việc giáo dục thể chất cho sinh viên Nhất là nội dung: Hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên là điều kiện tốt nhất để nâng cao tính tích cực hoạt động, rèn luyện TDTT của sinh viên trong giai đoạn hiện nay được ghi nhận có ý nghĩa sâu sắc nhất trong 4 nội dung khảo sát
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác TDTT trong nhà trường, các trường Đại học, Cao đẳng đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ học tập, phục vụ cho việc học tập và tập luyện của sinh viên Đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất cũng ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hầu hết giảng viên đều đạt trình chuẩn Đại học trở lên, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có phương pháp sư phạm tốt Sinh viên cũng tích cực, chủ động hơn trong các giờ học; các phong trào TDTT ngoại khóa cũng thu hút đông đảo sinh viên tham gia Chính vì vậy, đánh giá của sinh viên về các hoạt động TDTT trong nhà trường cũng mang tính tích cực Kết quả khảo sát cũng cho thấy, vẫn còn 4% sinh viên đánh giá chưa tốt về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường
26.25%
48.75%
21.25% 3.75%
Tốt Rất tốt Bình thường Chưa tốt
Biểu đồ 2 Đánh giá của sinh viên về công tác phát triển TDTT trong các trường
Trang 5Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trong và ngoài giờ học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn kém chất lượng và hiệu quả Một số trường chưa đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy học
và tập luyện của sinh viên; thiếu sân bãi, phương tiện cho việc dạy và học TDTT Thực trạng công tác TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng còn nhiều khó khăn, mặc dù vẫn tiến hành theo nội dung và chương trình cua Bộ quy định nhưng thực tế cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, tập luyện TDTT tại nhiều trường còn rất hạn chế về sân bãi, trang thiết bị tập luyện TDTT và ngay cả hình thức, phương thức giảng dạt cũng chưa thật sự sinh động, hấp dẫn nên chưa tạo được sự thu hút và chưa phát huy tính tích cực, tự giác đối với phần lớn các sinh viên tham gia học tập và rèn luyện các môn TDTT
Các hình thức TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng vẫn còn nghèo nàn, thiếu các hoạt động TDTT ngoại khóa Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt Tuy nhiên, các hoạt động này trong các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức chưa mang tính thường xuyên, nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó Một số trường chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên chưa tạo điều kiện cho sinhv iên có điều kiện vui chơi và rèn luyện thân thể để nâng cao sức khoẻ và thể lực Mặt khác chưa có biện pháp thích hợp để huy động tiềm năng của xã hội và gia đình tham gia chăm sóc sức khoẻ thể chất cho sinh viên
Bảng 2 Đánh giá của sinh viên về các nhân tố tác động đến hiệu quả các hoạt động
giáo dục thể chất, phong trào TDTT trong các nhà trường
TT Nội dung khảo sát Đồng ýKết quả khảo sátKhông đồng ý
Giờ học GDTC chính khóa
1 Chương trình GDTC quánặng 67 47,7 73 52,3
4 Điều kiện thời tiết sân,dụng cụ học tập 88 62,6 52 37,4
6 Các bài tập nhàm chán, 66 47,1 74 52,9
Trang 6thiếu hứng thú
Các hoạt động ngoại khóa
1 Không có người hướng
3 Không đủ sân, dụng cụtập luyện 91 65 49 35
5 Không thích môn thể thaonào 28 20 112 80
(Nguồn: Kết quả do tác giả điều tra tổng hợp)
Kết quả cho thấy, nhân tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả các hoạt động giáo dục thể chất chính khóa và các hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay là: Do điều kiện thời tiết, sân bãi, dụng cụ học tập chiếm 62,6% đối với các giờ học giáo dục thể chất chính khóa và 65% sinh viên cho rằng, không đủ sân, dụng cụ tập luyện trong các giờ ngoại khóa do số lượng sinh viên đông trong khi cơ sở vật chất thì còn hạn chế Trong các giờ chính khóa, các bài tập nhàm chán, chưa tạo được hứng thú học tập cho sinh viên (47,1%), phương pháp giảng dạy của giảng viên còn cứng nhắc, thiếu sự linh động (39,3%) và một tác nhân cũng hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả các giờ học chính khóa đó là sinh viên chưa thật sự chủ động trong các giờ học (43,6%), đây là vấn đề cần được khắc phục trong thời gian tới Đối với các hoạt động ngoại khóa, 62% sinh viên cho rẳng, không tập luyện vì không có người hướng dẫn, một bộ phận sinh viên thừa nhận là do không
có thời gian (44,3%) và không có kinh phí (37,6%) Đây là thực trạng chung của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng hiện nay Vì vậy, trong thời gian tới, muốn nâng cao hiệu quả các phong trào TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng cần phải khắc phục được những hạn chế trên
3.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng hiện nay
Quan điểm Nghị quyết 08-NQ/TW khẳng định: Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển TDTT, phát huy mạnh
mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT Công tác giáo dục thể chất trong các trường học được thực hiện ngày càng đa dạng, phong phú với những nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường ở từng địa phương
Đối với các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng hiện nay, xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về phát triển TDTT nhằm phục vụ sức khỏe, phục vụ
sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế
Tuyên truyền phải đảm bảo đúng các nguyên tắc: tính đảng, tính giai cấp; tính
Trang 7khoa học và thực tiễn; tính chiến đấu; tính phổ thông, đại chúng Từ đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp, phương thức, phương tiện tuyên truyền và nguồn lực bảo đảm cho công tác tuyên truyền cũng như tổ chức công tác tuyên truyền phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền TDTT vào đời sống xã hội một cách thiết thực Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”
Hai là,tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy học và tập luyện TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng
Tăng đầu tư cơ sở vật chất như sân bãi, dụng cụ học tập,… cải tạo, nâng cấp cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động TDTT (Ưu tiên xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp sân tập, nhà tập, phòng tập thể lực - thể hình, tận dụng tối đa điều kiện hiện
có phục vụ giảng dạy, tập luyện chính - ngoại khóa) Tạo cơ chế chính sách “xã hội hóa” để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT, giao quyền quản lí sử dụng cơ sở vật chất phục vụ GDTC, TDTT trong trường cho trung tâm GDTC&TT, tổ
bộ môn giáo dục thể chất của các trường Các hoạt động ngoài giờ có thu phí có ưu tiên cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên, giao khoán công việc, trách nhiệm, quyền lợi cho cá nhân, tập thể
Có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, dành quỹ đất xây dựng hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và từng bước đầu tư xây dựng nhà tập luyện đa năng,
bể bơi, cho các cơ sở giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện, phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành TDTT quản lý phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương
Thứ ba, đội ngũ giảng viên thường xuyên được học tập nâng cao trình độ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giảng viên TDTT, phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng dạy, hoàn thành các chức trách nhiệm vụ, phát triển TDTT của các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm; tăng cường năng lực, trách nhiệm đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên TDTT
Thứ tư, phát triển TDTT trường học thông qua việc dạy và học môn giáo dục thể chất bằng hình thức tự chọn và thí điểm dạy theo các chuyên đề
Ở bậc đại học và cao đẳng, dạy thể dục theo chuyên đề, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực, nâng cao thành tích cũng đã được triển khai ở một số trường Hiện nay, Đại học Đà Nẵng đang áp dụng 5 học phần môn giáo dục thể chất Sắp tới,
dự kiến sẽ rút lại còn 4 học phần và đẩy mạnh tính tự chọn giúp sinh viên chọn được môn học phù hợp với khả năng của mình Ngoài những môn điền kinh, thể dục là bắt buốc theo chương trình, sẽ loại bỏ những môn thể dục không an toàn như xà đơn, xà kép, tập trung vào những môn thể dục tự do như ngã, nhào lộn … để rèn luyện kỹ năng
Trang 8cho sinh viên Bước vào năm thứ 2, sinh viên sẽ có hai học phần tự chọn, với những môn như cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật … các em có thể đăng ký học liên tục nhằm hình thành kỹ năng
Trong năm học 2018 – 2019, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng cũng đã bắt đầu thí điểm việc dạy và học môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn Nhà trường đã phân công đội ngũ giảng viên nghiên cứu và đưa vào giảng dạy các bộ môn Điền kinh, Bóng đá, Bóng bàn, Võ thuật, Yoga,… Để phục vụ cho các hoạt động dạy học và tập luyện của sinh viên, nhà trường đã đầu tư xây dựng sân bóng đá mini, sân bóng chuyền,… Với những nỗ lực của nhà trường và đội ngũ giảng viên, bước đầu sinh viên rất hứng thú trong các giờ học giáo dục thể chất Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, cũng đã tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện TDTT sau những giờ lên lớp căng thẳng, vừa giúp các em sinh viên rèn luyện thể lực đảm bảo cho công việc học tập Chương trình dạy các môn TDTT tự chọn trong nhà trường hiện đang được học sinh, phụ huynh và đội ngũ giảng viên rất ủng hộ Việc lựa chọn này đã giúp chất lượng giờ dạy tốt hơn, hiệu quả cao hơn, sinh viên có điều kiện phát huy được năng khiếu trong TDTT Giảng viên có điều kiện hướng dẫn kỹ về kỹ thuật cho các em, thành tích của sinh viên vì vậy cũng được cải thiện Nhưng quan trọng hơn cả là việc được chọn phân môn để theo học đã tạo được sự hứng thú cho cả của thầy và trò trong các giờ học
Thứ năm, đa dạng hóa các hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia
Xây dựng các câu lạc bộ, đội tuyển năng khiếu TDTT trong trường học, phát triển các hoạt động TDTT ngoại khóa Cùng với việc mở cửa trường học cho các câu lạc bộ thể thao, năng khiếu, mỗi trường Đại học, Cao đẳng nên xây dựng ít nhất 2 câu lạc bộ Các câu lạc bộ khác nhau được công bố trên tất cả phương tiện truyền thông để phụ huynh tiện theo dõi, cho con theo học Theo đánh giá, những năm qua phong trào TDTT tại Đà Nẵng phát triển cả thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật, TDTT thu hút học sinh và nhân dân khu vực gần trường tham gia Khuyến khích tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường theo đúng quy định của UBND thành phố Các trường học, cơ
sở giáo dục chủ động phối hợp với tổ dân phố, UBND, công an các xã, phường, quận, huyện làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất trong quá trình mở cổng trường
Cần dựa vào các tổ chức như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội để chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe thể chất Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần được giao nhiệm vụ đứng ra tổ chức các hoạt động TDTT cho sinh viên, coi hoạt động TDTT là một nội dung công tác quan trọng của Đoàn
Bên cạnh đó, củng cố, phát triển hệ thống thi đấu thể thao phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng trường; các giải thi đấu thể thao, các đại hội thể thao, hội thi, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những sinh viên có năng khiếu thể thao bổ sung cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao Phát triển
Trang 9các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa Từng bước tổ chức việc dạy và học võ thuật cổ truyền Việt Nam trong các nhà trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường và trình độ đào tạo
Thứ sáu, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội vào công tác phát triển TDTT trường học
Để công tác phát triển TDTT trường học đạt hiệu quả, việc này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội Gia đình đóng vai trò tiên phong trong việc định hướng, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tập luyện TDTT Gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẻ đối với việc xây dựng ý thức và thói quen tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên Vai trò của gia đình trước hết ở việc tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình về nuôi dưỡng, học tập, rèn luyện và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn con em sắp xếp thời gian học tập, rèn luyện TDTT và nghỉ ngơi hợp lý Nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trang bị kiến thức, hình thành nhân cách sống, đồng thời cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên Trong nhà trường, giáo viên TDTT là lực lượng hạt nhân tích cực nhất trong việc hướng dẫn, giảng dạy và tổ chức các hoạt động tập luyện, thi đấu cho học sinh, sinh viên Các tổ chức xã hội mà trước hết phải nhấn mạnh đến vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác phát triển TDTT trường học Đoàn trường phải tổ chức các Hội thi, các giải thi đấu các môn TDTT trường, vận động sinh viên tham gia
Thứ bảy, đẩy mạnh giao lưu khu vực và quốc tế về phát triển TDTT trường học
Mở rộng và tranh thủ quan hệ quốc tế, chuẩn bị tốt và tham gia các Đại hội thể
thao, các giải vô địch do các tổ chức thể thao thế giới và khu vực tổ chức Đặc biệt, cử sinh viên tham gia Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á …
Thứ tám, nâng cao tính tích cực của sinh viên trong học tập và rèn luyện TDTT trong nhà trường
Sinh viên phải xác định được tầm quan trọng của môn học cũng như phát huy tính tự giác tích cực trong học tập, phát huy năng lực cá nhân trong hoạt động TDTT, trong tự nghiên cứu, tự luyện thêm ở nhà Khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở ngoài nhà trường trong khi nhà trường chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên Cần năng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tác dụng của công tác GDTC đối với sinh viên trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển thể lực Duy trì thường xuyên các hoạt động TDTT cho sinh viên qua hình thức các cuộc thi nhằm động viên sinh viên tham gia, dấy lên phong trào thi đua giữa các lớp, khoa làm cho nhiều sinh viên yêu thích thể thao hơn
4 Kết luận
Phát triển TDTT trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn một mặt nhằm thúc đẩy giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần của học sinh để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, mặc khác nhằm góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước Bài viêt này đã khái quát tình hình phát triển TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà
Trang 10Nẵng hiện nay Qua đó, đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển TDTT trường học trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên ở Đà Nẵng hiện nay Bài viết này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng nghiên cứu để có hình thức giáo dục phù hợp với điều kiện,
cơ sở vật chất của trường mình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái - chủ biên (2003), Thực trạng thể
chất người Việt Nam 6-20 tuổi Nhà xuất bản Thể dục thể thao.
[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày
24/3/1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới, Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định số 32/QĐ-BGD&ĐT ngày
11/7/2003 Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu
TDTT trong giáo dục phổ thông, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/QĐ-BGD&ĐT ngày
23/12/2008 Về việc ban hành quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học
sinh, sinh viên, Hà Nội.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
[6] Thủ tưởng Chính phủ (2010), Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến
năm 2020, (Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.
[7] Lê Đức Thọ (2018), Vận dụng quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực
tiễn phát triển thể dục thể thao quần chúng ở Đà Nẵng hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học Toàn quốc về công tác giáo dục thể chất và thể dục thể thao các trường Đại học, Cao đẳng năm 2018, Trường Đại học Cần Thơ