LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ TRỌNG NHÃ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LÊ TRỌNG NHÃ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM HỒNG MẠNH Chủ tịch Hội Đồng:
TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh
hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trọng Nhã
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế và cán bộ và chuyên viên khoa Quản lý đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS.Phạm Hồng Mạnh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này
Xin trân trọng cảm ơn các anh chị đang công tác tại Cục Thống Kê tỉnh Khánh Hòa, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ, cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô trường Đại học Nha Trang trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trọng Nhã
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp của luận văn 3
1.6 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 5
2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 5
2.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 6
2.1.3 Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế 6
2.1.4 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 7
2.1.5 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 8
2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 11
Tóm tắt chương 2 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 16
3.2 Chất lượng tăng trưởng về khía cạnh kinh tế 16
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình tự hồi qui véc tơ (Vector Autoregression) 17
3.4 Dữ liệu nghiên cứu 18
Trang 63.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu 18
3.5.1 Xem xét tính dừng của dữ liệu 18
3.5.2 Cách kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian : Kiểm định nghiệm đơn vị – Unit root test 19
Tóm tắt chương 3 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Khái quát về tình hình tăng trưởng của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 20
4.2 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp 23
4.3 Năng suất lao động và hệ số ICOR các ngành công nghiệp 27
4.4 Phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa 31
4.4.1 Công nghiệp khai khoáng 32
4.4.2 Công nghiệp chế biến, chế tạo: 35
4.4.3 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng 38
4.4.4 Toàn ngành công nghiệp 42
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 45
4.5.1 Ngành công nghiệp khai khoáng 45
4.5.2 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 46
4.5.3 Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng 47
4.5.4 Xét phạm vi toàn ngành công nghiệp 49
Tóm tắt chương 4 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Các khuyến nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa 54
5.2.1 Vốn và đầu tư 54
5.2.2 Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp 57
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 58
Tóm tắt chương 5 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: GDP công nghiệp, tốc độ trưởng và tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 20
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 24
Bảng 4.3: Năng suất lao động các ngành công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 27
Bảng 4.4: Chỉ số ICOR các ngành công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 30
Bảng 4.5: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) 32
Bảng 4.6: Kết quả lựa chọn bậc trễ tối ưu 32
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 33
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng Var 34
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phần dư 34
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan 35
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 35
Bảng 4.12: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) 35
Bảng 4.13: Kết quả lựa chọn bậc trễ tối ưu 36
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 36
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng Var 37
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định phần dư 37
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tự tương quan 38
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 38
Bảng 4.19: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) 38
Bảng 4.20: Kết quả lựa chọn bậc trễ tối ưu 39
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 40
Bảng 4.22: Kết quả ước lượng Var 41
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phần dư 42
Bảng 4.24: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) 42
Bảng 4.25: Kết quả lựa chọn bậc trễ tối ưu 43
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 43
Bảng 4.27: Kết quả ước lượng Var 44
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định phần dư 44
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định tự tương quan 45
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi 45
Bảng 4.31: Phân tích phương sai trong 10 năm của toàn ngành công nghiệp (%) 50
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp giai đoạn 1995-2016 21 Hình 4.2: Tỷ trọng công nghiệp đóng góp vào GDP toàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1995 - 2016 22 Hình 4.3: Tốc độ tăng năng suất lao động của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1995 – 2016 22 Hình 4.4: Năng suất lao động của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2016 23 Hình 4.5: Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 25 Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 26 Hình 4.7: Năng suất lao động của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 28 Hình 4.8: Số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 29 Hình 4.9: Số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 31
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khánh Hòa là một trong 14 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Bắc Trung Bộ và duyên
địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường
Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông Ngoài ra, Khánh Hòa còn có những thuận lợi nhất định như:
Có lợi thế về phát triển cảng biển Bờ biển Khánh Hòa có nhiều cửa lạch, đầm, vịnh sâu và rộng cho phép hình thành hệ thống cảng biển lớn như cảng Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang v.v Đặc biệt vịnh Vân Phong hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng
để phát triển Khu kinh tế Vân Phong thành cảng trung chuyển quốc tế, cảng trung chuyển dầu, lọc, hóa dầu… lớn ngang tầm với các cảng lớn và trung tâm công nghiệp gắn với biển lớn trong khu vực và trên thế giới
Có nguồn lợi biển phong phú Có ngư trường rộng lớn với nhiều loại thủy, hải sản quý như cá, mực, tôm, tảo, rong biển, bào ngư, chim yến v.v cho phép phát triển mạnh đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản Đặc biệt tổ chim yến là sản phẩm đặc trưng của Khánh Hòa xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới
Có kết cấu hạ tầng khá phát triển và một tiềm lực kinh tế khá vững mạnh so với các tỉnh xung quanh Nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt so mức bình quân chung cả nước và vùng Có hệ thống các cảng biển lớn, sân bay quốc tế, hệ thống giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông, thủy lợi và hạ tầng xã hội khá hoàn chỉnh Thành phố Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của cả nước, vừa được nâng cấp thành đô thị loại I Đó là tiền đề cơ bản cho Khánh Hòa phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới
Lợi thế về nguồn nhân lực Khánh Hoà có nhiều cơ sở đào tạo, có nguồn lao động đồi dào Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh khá cao so với các tỉnh khác trong vùng Người dân có truyền thống cách mạng, cần cù, năng động Đây là yếu tố nội lực quan trọng tạo cho Khánh Hoà động lực to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, kể từ năm 1995 đến nay, kinh tế của Khánh Hòa đã đạt được những thành tựu quan trọng, mặc dù có những năm kinh tế của tỉnh
Trang 11gặp những khó khăn, bất lợi nhưng nhìn chung quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng liên tục Nếu tính bình quân giai đoạn 1995 – 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt 9,25% Qui mô GDP của tỉnh năm 2016 đã tăng gấp 6,05 lần so với năm 1995 Trong giai đoạn 1995-2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa trung bình đạt 9,83%; giai đoạn 2005-2009 trung bình đạt 10,45%; giai đoạn 2010-
2016 đạt 7,56% Trong các khu vực sản xuất của kinh tế Khánh Hòa thì khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ du lịch luôn có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và quyết định tăng trưởng chung của toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng khu vực nông lâm thủy sản chững lại, có xu hướng giảm
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, theo niên giám thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 của Khánh Hòa đạt 6,48%, thấp hơn so mức tăng trưởng chung của cả Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (tăng tưởng của Vùng giai 2011-2015 là 12,71%), cao hơn mức bình quân của cả nước 0,57% (tăng trưởng của cả nước giai đoạn 2011-2015 là 5,91%) Trong đó, GDP công nghiệp - xây dựng Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015 đạt 10,23%, đạt thấp so với bình quân của Vùng 2,09% (bình quân của Vùng đạt 12,32%), cao hơn so với cả nước 3,55% (cả nước đạt 6,69%) Từ những tiềm năng phát triển công nghiệp và bản thân tỉnh Khánh Hòa là tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu khu vực, sự chững lại trong thời gian gần đây chưa tưng xứng với khả năng của tỉnh
Có mối liên hệ giữa các yếu tố nguồn lực với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Từ cơ sở đó, luận văn đã đưa ra bốn nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong dài hạn: giải pháp về huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp khoa học công nghệ, tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp
Từ các kết quả nghiên cứu và dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương
Từ khóa: phát triển công nghiệp, tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
Trang 12CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ðối với hầu hết các nền kinh tế, trong một số giai đoạn nhất định, ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn Khác với nông nghiệp, ngành công nghiệp có lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng, trình độ mở rộng quy mô Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩ y nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhu cầu
tư liệu sinh hoạt cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, bởi suy cho cùng, cạnh tranh trên thị trường quốc tế chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các sản phẩm do ngành công nghiệp tạo ra Công nghiệp tăng trưởng cao sẽ tạo ra tiền đ ề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phải xác định được các yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành, từ đó có các chính sách, biện pháp tác động phù hợp vào các yếu tố quyết định sự tăng trưởng Do vậy, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng của ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng Từ nhiều năm qua, vấn đề tăng trưởng kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng đã thu hút và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách như nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006) về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hay nghiên cứu của Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005) về hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam, nghiên cứu của Trần Đình Thiên (2012) về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đánh giá thực trạng và hiệu quả…
Trong năm 2016, GDP công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đạt 11.407 tỷ đồng, chiếm 26,97% tỷ trọng GDP toàn tỉnh, bình quân giai đoạn từ năm 1995-2016 chiếm tỷ trọng 27,07% GDP toàn tỉnh và hiện giải quyết công ăn việc làm cho 91.838 lao động Tuy nhiên, thực tế tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định Giai đoạn gần đây (2012-2016) tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp có sự chưỡng lại khi tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 9,21%, thấp hơn giai đoạn trước đó (1996-2011) tăng trưởng bình quân hàng
Trang 132011-2015 của Khánh Hòa đạt 6,48%, thấp hơn so mức tăng trưởng chung của cả Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (tăng tưởng của Vùng giai 2011-
2015 là 12,71%), từ tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu khu vực với các doanh nghiệp lớn như Khatoco, Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, Sanest Yến Sào, sự chững lại trong thời gian gần đây chưa tưng xứng với khả năng của tỉnh
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào thiếu hiệu quả, vốn và lao động vẫn là nguồn lực chính đối với tăng trưởng của ngành Đồng thời, các kết quả nghiên cứu trước chưa xác định được các nhân tố tác động đến tăng trưởng công nghiệp tại cụ thể địa bàn tỉnh Khánh Hòa…Từ thực trạng nêu trên, để đánh giá làm rõ các nhân tố nguồn lực ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hoà, phát hiện những trở ngại, khó khăn nhằm định hướng đúng đắn và có giải pháp thích hợp để tạo động lực phát triển ngành công nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Phân tích các
yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa” nhằm phân tích, làm rõ tác động của các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chính quyền đia phương có những giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của Khánh Hòa trong thời gian sắp đến
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(2) Xác định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng của ngành
công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong trong ngắn và dài hạn
(3) Đề xuất các gợi ý chính sách góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành
công nghiệp địa phương
Trang 141.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra của đề tài luận văn, câu hỏi nghiên cứu chính
là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học
Trong phạm vi của đề tài luận văn, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
(1) Mức độ tác động của các yếu tố nguồn lực chủ yếu đến tăng trưởng của
ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng kinh tế của
ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong trong ngắn và dài hạn hiện nay như thế nào?
(3) Đâu là các gợi ý chính sách góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành
công nghiệp địa phương?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên
quan đến tăng trưởng của ngành công nghiệp và ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
1.5 Đóng góp của luận văn
Trang 151.6 Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các hình, biểu đồ, trích yếu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách
Trang 16CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
“Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định” (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, tr 12)
“Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế” (Nguyễn Trọng Hoài, 2013, tr.13)
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2013), tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bởi 2 cách:
- Cách thứ nhất là sự tăng lên của:
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNI)
+ Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
+ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)
Cách thứ nhất này đơn thuần chỉ thể hiện việc mở rộng sản lượng quốc gia của một nước
- Cách thứ hai là sự tăng lên theo đầu người của các chỉ tiêu trên – cụ thể là: + Tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người (GNI/đầu người)
+ Sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/đầu người)
+ Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/đầu người)
+ Thu nhập quốc dân sử dụng trên đầu người (NDI/đầu người)
Cách thứ hai này thể hiện sự tăng trưởng mức sống của một quốc gia Bằng các chỉ tiêu này có thể so sánh mức sống giữa các quốc gia khác nhau
Trang 172.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa
2.1.3 Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế
Quan điểm cổ điển: lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế do các nhà kinh tế
học cổ điển nêu ra mà các đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo được coi là sự kế thừa có phát triển mô hình Malthus Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho
xã hội và coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo nhấn mạnh: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành và phù hợp với trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định, không thay đổi
Quan điểm của Karl.Marx: Karl.Marx cho rằng do các nhà tư bản cần nhiều
vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích lũy phát triển sản xuất và đây chính là nguồn gốc tích lũy của chủ nghĩa tư bản
Quan điểm tân cổ điển: Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển
cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và lao động có thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Do đó, chú trọng đến các nhân tố đầu vào của sản xuất Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cung
Quan điểm hiện đại: Samuelson & Nordhaus (2005), ủng hộ việc xây dựng một
nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế, Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt trái của thị trường
Trang 182.1.4 Các mô hình tăng trưởng kinh tế
- Mô hình Rostow
Rostow (1960) cho rằng, các nước trong quá trình phát triển kinh tế có thể trải qua
5 giai đoạn (và có thể có giai đoạn thứ 6), ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy
Giai đoạn 1 - Xã hội truyền thống cũ: Giai đoạn này năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu bằng thủ công, kỹ thuật lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp, kinh tế xã hội vẫn tăng trưởng nhưng chậm chạp và cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản
Giai đoạn 2 - Chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống cũ và cất cánh, cơ cấu kinh tế giai đoạn này vẫn là nông - công nghiệp năng suất thấp
Giai đoạn 3 - Cất cánh: Đây là giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định, cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ; hệ thống luật pháp và chính sách thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 4 - Trưởng thành về kinh tế: Giai đoạn này nền kinh tế trong nước hòa nhập với thế giới, các nước biết tận dụng lợi thế so sánh trong sản xuất Cơ cấu kinh tế giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp
Giai đoạn 5 - Tiêu dùng cao: Giai đoạn này các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng chất lượng và giảm bớt bất bình đẳng đồng thời đa dạng hóa nền kinh tế, cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp
Ngoài 5 giai đoạn trên, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích là có thể
có giai đoạn 6 với tên gọi “theo đuổi chất lượng cuộc sống” Tuy chưa đề cập đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cụ thể nhưng trên góc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế với quá trình phát triển thì mô hình này chỉ ra sự lựa chọn hợp lý về dạng
cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia
- Mô hình Harrod - Domar
Đinh Phi Hổ (2006), Harrod - Domar tranh luận rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh
tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hoặc toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K), (K) chính là giá trị tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất được gọi là quy mô vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ hoặc lượng tư bản
Trang 19Phương trình cơ bản trong mô hình Harrod - Domar: gY = s/k
I/Y được gọi là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực của nhà đầu tư
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm hoặc ICOR hoặc phụ thuộc vào
cả 2 yếu tố trên Nói cách khác, tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ tiết kiệm và quan hệ nghịch với ICOR
ICOR được xem là thước đo độ hiệu quả của đầu tư Nếu phân bổ vốn đầu tư hiệu quả, thì với cùng một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm và do đó ICOR thấp hơn Nói một cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại
Ứng dụng hệ số ICOR: Để đẩy nhanh tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư nhưng nếu GDP/người thấp, thì khó nâng cao tỷ lệ tiết kiệm Đây là trở ngại của nhiều quốc gia có thu nhập thấp Hướng khắc phục chính là thu hút đầu tư nước ngoài
Từ các phương trình có thể rút ra nhiều ứng dụng tính toán để phục vụ cho công
kinh tế trong một giai đoạn (I), tỷ lệ đầu tư (s), quy mô GDP (Y)
2.1.5 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Theo Đinh Phi Hổ (2006), các đầu ra của nền kinh tế là kết quả tác động qua lại của tổng mức cung và tổng mức cầu của nền kinh tế Vì vậy, để xem xét các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng của GDP thực tế) cần phải xem xét các nhân tố tác động đến tổng cung và các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
- Các nhân tố thuộc tổng cầu
Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP = C + I + G + X - M Do đó, sự biến đổi của các bộ phận trên sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo hai hướng: suy giảm hay gia tăng tổng cầu Theo hai hướng đó, tác động của sự thay đổi tổng cầu đến tăng trưởng kinh
tế cũng khác nhau: (i) Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố nguồn lực vì một bộ phận không được huy động vào hoạt động kinh tế (ii) Nếu tổng cầu gia tăng sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế như sau: nếu nền kinh
Trang 20tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc tăng trưởng kinh tế; nếu nền kinh tế hoạt động đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng (đường cung dài hạn là thẳng đứng) thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế (nghĩa là không thúc đẩy tăng trưởng) mà chỉ làm gia tăng mức giá
- Các nhân tố thuộc tổng cung
Tổng mức cung đề cập đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà các ngành kinh doanh sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định Như vậy tổng cung liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng Xét theo quan điểm dài hạn, sự gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế Các nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng và do đó quyết định đến tổng mức cung chính là các yếu tố đầu vào của sản xuất Thông thường, các yếu tố sản xuất chủ yếu thường được kể đến là: vốn (K); lao động (L); tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ (T) Cũng vì thế, hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ hàm số giữa kết quả đầu ra của nền kinh tế (Y) với các yếu tố sản xuất đầu vào được biểu thị khái quát dưới dạng sau: Y=F (K, L, R, T)
Vốn (K) là vốn vật chất bao gồm: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, hàng tồn kho là những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất trực tiếp Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (đường xá, cầu cống, kho bãi, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, các công trình điện, nước, vận chuyển dầu, khí đốt ) nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau Đầu tư tăng thêm vốn làm gia tăng năng lực sản xuất, tức là gia tăng sản lượng tiềm năng, là cơ sở để tăng thêm sản lượng thực tế
có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Đối với các nước đang phát triển, vốn đang là nhân tố khan hiếm nhất hiện nay, trong khi nó lại là khởi nguồn để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác cho tăng trưởng Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Song, tác động của yếu tố này đến một mức độ nhất định sẽ có xu hướng giảm dần và sẽ thay bằng các yếu tố khác Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn vật chất, các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, của ngành hay quốc gia và các nguồn dự trữ quốc gia, nhất là dự trữ tài chính cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trang 21Lao động (L) là một yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Lao động không chỉ thể hiện ở số lượng lao động, mà cả ở chất lượng của lao động, thể hiện đặc biệt ở kiến thức và kỹ năng mà người lao động
có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm Trong các lý thuyết kinh
tế hiện đại hiện nay, người ta đánh giá rất cao vai trò của kiến thức và kỹ năng của lao động, coi đây là một loại vốn - vốn nhân lực làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia
Ơ các nước đang phát triển thường có hiện tượng thừa lao động có chất lượng thấp, nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật và nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cả hai mặt đó đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên (R) là yếu tố đầu vào của sản xuất do thiên nhiên ban tặng như đất đai, sông biển, rừng núi, các tài nguyên động thực vật, khí hậu thời tiết, tài nguyên khoáng sản Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo vốn trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng, song không quyết định năng suất sản xuất hàng hoá, dịch vụ, do đó, không phải là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
Tiến bộ khoa học và công nghệ (T) cung cấp tri thức và phương pháp sản xuất Việc đa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế vì nó đem đến cách tốt nhất để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ Đây là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia trong bối cảnh pháttriển khoa học, công nghệ và toàn cầu hoá hiện nay, song đây cũng là yếu tố sản xuất khan hiếm của các nước đang phát triển
- Thể chế chính sách
Thể chế là chính sách, luật lệ, tập quán, hành vi và mối quan hệ cấu thành sự tương tác xã hội Thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức Thể chế chính thức là những ràng buột được chế tài bởi nhà nước như hiến pháp, luật, các quy định Thể chế phi chính thức là những ràng buột không thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, quy tắc ứng xử, văn hóa Vai trò của thể chế làm giảm tính bất định và rủi ro cho nhà đầu tư Ảnh hưởng của thể chế lên tăng trưởng kinh tế là một cấu trúc thể chế sẽ tạo ra một cấu trúc khuyến khích nhất định, ảnh hưởng đến việc phân bổ tài
Trang 22nguyên, con người theo hướng tốt hoặc xấu cho tăng trưởng Chất lượng thể chế là yếu
tố quan trọng giải thích sự khác biệt kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng thể chế tốt thì thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn (Phạm Hồng Mạnh, 2013) Một nhà nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi cao, ít quan liêu, tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, là điều kiện nội sinh của tăng trưởng (Phạm Hồng Mạnh, 2014)
- Nhà nước với vai trò tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển: xây dựng hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Chính sách của Chính phủ tốt thể hiện qua môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển năng động, bứt phá trong tăng trưởng
- Nhà nước với vai trò định ra các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chính sách đại đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần của người dân Như vây, nhà nước là điều kiện hạt nhân chi phối sự phát triển của nền kinh tế, hướng nền kinh tế đi vào chiều sâu hay chiều rộng
2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia Vấn
đề tăng trưởng kinh tế đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau:
Các nghiên cứu ngoài nước
Đã có nhiều nghiên cứu tại nước ngoài về tăng trưởng kinh tế Những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến, như:
Muhannad và Manhal (2008), “Phân tích tăng trưởng kinh tế ở Qatar” Bằng
ứng dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR), nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố chínhtác động đến tăng trưởng kinh tế ở Qatar như: chi tiêu Chính phủ, thể chế, cung tiền, đầu tư, lạm phát, giáo dục và độ mở của nền kinh tế Những phát hiện của nghiên cứu này là bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng: (1) các cú sốc của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự thay đổi của GDP, (2) GDP dễ bị tác động bởi yếu tố chi tiêu chính phủ
và các cú sốc của nền kinh tế và (3) giáo dục, đầu tư chính sách tiền tệ chỉ có tác động nhất định đến GDP
Trang 23Theo Lucas (1993), Sen (1999), Stiglitz (2006), cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (i) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn
và tránh được những biến động bên ngoài; (ii) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (iii) tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (iv) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; (v) tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và xoá đói giảm nghèo
Solow (1956) nếu chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được trong ngắn hạn Đến Mankiw (1992) thì nâng cao chất lượng lao động sẽ tăng hiệu quả lao động và tiến bộ kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng Còn Sung Sang Park thì cho rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào vốn sản xuất mà còn phụ thuộc vào vốn con người
Ludosean (2012), “Phân tích VAR để làm rõ mối liên kết giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế ở Romania” Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế không được
làm rõ hoàn toàn Do sự tích lũy vốn củanền kinh tế, FDI dự kiến sẽ khuyến khích việc kết hợp các đầu vào và công nghệ mới trong quá trìnhsản xuất Tuy nhiên, tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm không phải như vậy Theo đó, mặc dù một số nghiên cứu nhận định một tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế; một số khác lại cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa hai biến Trong nghiên cứu này, thực hiện phân tích ứng dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR) để xác định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Romania từ năm
1999 - 2009 Kết luận chính của nghiên cứu này là khối lượng FDI không phải là nguyên nhân cho tăng trưởng; sự tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI ở Romania
Alhajhoj (2007), “Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Saudi Arabia: Phân tích
mô hình VAR” Vương quốc Ả rập Xê út là một nước đang phát triển và giàu tài
nguyên thiên nhiên Khu vực xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Về cơ bản, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào những thứ sẵn có và mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước Các kỹ thuật kinh tế lượng hiện đại như VAR, IFR và kiểm định nhân quả Granger đã được áp dụng để xác định mối quan hệ lâu dài giữa xuất khẩu và tăng
Trang 24trưởng kinh tế trong nước từ năm 1970 đến 2005 Nghiên cứu phát hiện ra rằng khu vực xuất khẩu có gây ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế khác trong thời gian dài của Ả-rập Xê-út Ngoài ra, cân bằng dài hạn tồn tại giữa các biến số kinh tế vĩ mô khác nhau như RGDP, RC, RG, RI,
RX và RM được xem xét trong nghiên cứu Rõ ràng là có thể đạt đến trạng thái ổn định giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Ả-rập Xê-út
Yasmina và Stephen (2004), “Đánh giá tăng trưởng kinh tế: tích lũy yếu tố,
tăng năng suất các yếu tố tổng hợp và nâng cao hiệu quả sản xuất” Nghiên cứu này
xem xét các mô hình tăng trưởng kinh tế xuyên quốc gia bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên 80 quốc gia bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển; phân tích sự thay đổi của sản lượng đầu ra trong tích lũy yếu tố , gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp và nâng cao hiệu quả sản xuất Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề cập đến chất lượng của yếu tố đầu vào để phân tích sự tăng trưởng sản lượng đầu ra, trong đó năng suất vốn phụ thuộc vào thời gian trung bình, năng suất lao động phụ thuộc vào trình độ học vấn trung bình Phân tích tăng trưởng có liên quan đến 5 vùng địa lý: châu Phi, Đông Á, Mỹ La tinh, Nam Á và phía Tây Kết quả nghiên cứu cho thấy tích lũy vốn quan trọng hơn việc cải thiện chất lượng các nhân tố hoặc gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp trong giải thích tăng trưởng sản lượng ở tất cả các vùng Tuy nhiên, chất lượng lao động chỉ có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tăng trưởng sản lượng ở châu Phi, Đông Á và phía Tây và có ảnh hưởng tiêu cực đến Mỹ La tinh và Nam Á
Các nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế được nhiều tác giả quan tâm, các nghiên cứu được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006) để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế cần xét trên các phương diện: (i) chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (ii) hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, đặc biệt là đóng góp của các nhân tố tổng hợp - TFP vào tăng trưởng; (iii) khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; (iv) phân phối thành quả tăng trưởng; (v) tăng trưởng đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường
Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất yếu tố trong tăng trưởng kinh tế ở
Trang 25Việt Nam giai đoạn vừa qua là khá thấp (khoảng 6% giai đoạn 1990-2006 và 9,6% giai đoạn 2001-2006) Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Ưu điểm của nghiên cứu trên là đã bóc tách được một cách tương đối sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn vừa qua Một nhược điểm của nghiên cứu này
là sử dụng yếu tố vốn là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (do đó bỏ qua tỷ lệ khấu hao) nên yếu tố K không thể hiện đúng vai trò của nó là trữ lượng vốn của nền kinh tế
Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường (2005) đã gợi ý thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực ở Việt Nam; so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô
tô, xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ Trên cơ sở đó, công trình rút ra những bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp Việt Nam
Trần Đình Thiên (2012) đã khái quát cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp hỗ trợ và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tác giả cũng đã phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam và trên một số ngành cụ thể, xác định nguyên nhân của những yếu kém và hệ quả của nó, từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong những năm tới
Hồ Lê Nghĩa (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận án đưa ra cách tiếp cận mới về vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam, khác với cách tiếp cận của các nước công nghiệp phát triển ở hai điểm: i) phân biệt rõ sự khác nhau giữa quan niệm về chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam thay vì đồng nhất hai quan niệm này trong các nghiên cứu trước đây; ii) công nghiệp Việt Nam cần ưu tiên đạt tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao duy trì trong dài hạn, đồng thời đảm bảo tối thiểu các yêu cầu về môi trường, tiến tới phát triển bền vững Luận án đã đề xuất chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, trong đó ưu tiên các chỉ tiêu kinh tế thay vì đặt vai trò ngang nhau giữa ba nhóm tiêu chí: kinh tế, xã hội, và môi trường Với cách tiếp cận trên, luận án đã có một số phát hiện và đề xuất nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Trang 26Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp; phân tích định lượng kết hợp với phân tích định tính để đánh giá các
dữ liệu; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Công trình luận án trên đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tiếp cận vấn
đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp, đặc biệt là đã hệ thống hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, luận án trên chưa đi sâu phân tích các khía cạnh môi trường và xã hội trong phát triển công nghiệp; các luận điểm đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp của luận án trên chỉ trong ngành công nghiệp điện tử, do đó chưa thể cung cấp cái nhìn bao quát về chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam nói chung
Theo Đinh Phi Hổ (2006), các yếu tố sản xuất của tổng cung chủ yếu thường được kể đến là: vốn (K); lao động (L); tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ (T) Theo phân tích của Cù Chí Lợi (2008) xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra, gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chính cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này là yếu tố vốn K không thể hiện đúng là trữ lượng vốn của nền kinh tế và các số liệu hiện nay của Tổng cục Thống kê không phân tích về trữ lượng vốn Do đó, luận văn sẽ phân tích tăng trưởng của ngành công nghiệp dựa vào các yếu tố từ tổng cung, cụ thể là sự gia tăng về vốn (K) và lao động(L); vốn ở đây là trữ lượng vốn được tính toán dựa trên các số liệu của Niên giám thống kê Cục Thống
kê tỉnh Khánh Hòa
Tóm tắt chương 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày rõ ràng về khung lý thuyết tăng trưởng của ngành công nghiệp, cách đo lường tăng trưởng, các nhân tố tác động đến tăng trưởng Luận văn tiếp cận tăng trưởng theo hướng các nhân tố từ tổng cung, trong đó xác định tập trung vào nhân tố vốn (K) và lao động (L) để phân tích mức độ ảnh hưởng đối với tăng trưởng công nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995-2016
Đồng thời, từ những lý thuyết cơ bản, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn cũng được trình bày, từ đó xây dựng khung phân tích cho đề tài
Trang 27CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài được
tổ chức thành hai giai đoạn bao gồm: (i) nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu lý thuyết và tổng quan nghiên cứu nhằm xây dựng khung phân tích, mô hình nghiên cứu cho đề tài luận văn; (ii) Nghiên cứu định lượng thông qua quá trình thu thập các số liệu thống kê, điều tra kinh
tế xã hội của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, các báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành tỉnh Khánh Hòa; lấy thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, Internet Từ kết quả thu thập dữ liệu, nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích đóng góp của các yếu tố nguồn lực thông qua các phân tích thống kê, phân tích hồi qui Từ các kết quả phân tích trên sẽ đề xuất các gợi ý chính sách/giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ngành công nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa
3.2 Chất lượng tăng trưởng về khía cạnh kinh tế
Nội dung của đánh giá sự tăng trưởng bao gồm:
- Tốc độ và tính ổn định của tăng trưởng kinh tế: Thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và khả năng duy trì nó trong dài hạn
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố của sản xuất: Thể hiện tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thông qua cải thiện: Năng suất lao động (NSLĐ), hiệu quả sử dụng vốn (ICOR)
+ NSLĐ là mức hiệu quả đạt được của hoạt động sản xuất của một lao động trong một đơn vị thời gian
NSLĐ = Giá trị tăng thêm (GTTT)/số lượng lao động của Ngành, NSLĐ tăng lên là biểu hiện tính hiệu quả của nền kinh tế gia tăng
+ ICOR cho biết, để tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm trong nước đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện
Hệ số ICOR = K/Y là hệ số gia tăng giữa vốn và GTSX, tăng trưởng GTSX
có quan hệ nghịch với ICOR, hệ số ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại
Trang 283.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình tự hồi qui véc tơ (Vector Autoregression)
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nó còn ảnh hưởng ngược lại Do đó, mà ta phải xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này cùng một lúc Chính vì thế mô hình kinh tế lượng mà ta phải xem xét đến không phải là mô hình một phương trình mà là mô hình nhiều phương trình Tuy nhiên, để ước lượng các mô hình này ta phải đảm bảo rằng các phương trình trong hệ dược định dạng, một biến được coi là nội sinh (biến mà giá trị được xác định bởi mô hình, là biến ngẫu nhiên) và một số biến khác được coi là ngoại sinh hay
đã xác định trước (ngoại sinh cộng với nội sinh trễ) Việc định dạng này thường được thực hiện bằng cách giả thiết rằng một số biến được xác định trước chỉ có mặt trong một số phương trình Quyết định này thường mang tính chủ quan và đã bị Sims lên tiếng chỉ trích Theo Sims, nếu tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa một số biến thì các biến này phải được xem xét có vai trò như nhau, tức là tất cả các biến xét đến đều là biến nội sinh
Mô hình VAR dạng cấu trúc tổng quát với m biến trễ và p bước có dạng như
- Phương pháp ước lượng mô hình VAR
+ Xét tính dừng của các biến trong mô hình Nếu chưa dừng thì sử dụng kỹ thuật lấy sai phân để đưa về các chuỗi dừng
+ Lựa chọn khoảng trễ phù hợp
+ Kiểm định đồng liên kết
+ Xem xét mức độ phù hợp của mô hình chạy ra (bằng việc kiểm định tính dừng của phần dư Nếu phần dư của mô hình dừng thì mô hình nhận được phù hợp với chuỗi thời gian và ngược lại)
+ So sánh các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp nhất
Trang 293.4 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu của đề tài được thu thập chủ yếu từ số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu thống kê, điều tra kinh tế xã hội của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, các báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành tỉnh Khánh Hòa Ngoài ra, các thông tin được thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, Internet
Dữ liệu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa và các yếu tố nguồn lực giai đoạn 1995 - 2016 được tính toán và quy đổi ra giá so sánh năm 2010
3.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu
Các thông tin thu thập được cần được kiểm tra để tránh sai sót Sau đó tất cả các thông tin thu thập được mã hóa và nhập dữ liệu vào máy tính Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thuyết đối với các biến số nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để nhập
dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính toán và phân tích hồi quy mô hình kinh tế lượng với ứng dụng phần mềm Eview 7.0 để xử lý dữ liệu Cụ thể:
3.5.1 Xem xét tính dừng của dữ liệu
- Chuỗi thời gian
Chuỗi thời gian là một chuỗi các giá trị của một đại lượng nào đó được ghi nhận theo tuần tự thời gian Các giá trị chuỗi thời gian của đại lượng Y được ký hiệu: Y1, Y2,… Yn với Yt là giá trị quan sát của Y ở thời điểm t Dữ liệu chuỗi thời gian phổ biến nhất là dữ liệu tài chính được ghi nhận qua thời gian dài, và thường có số quan sát khá lớn
- Khái niệm tính dừng
phương sai không đổi theo thời gian và hiệp phương sai giữa hai thời điểm chỉ phụ thuộc vào khoảng cách và độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính
Trang 30+ Hiệp phương sai: k = E[(Yt – )(Yt+k – )]
trong ba điều kiện trên
3.5.2 Cách kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian : Kiểm định nghiệm đơn vị – Unit root test
Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng
Giả thuyết kiểm định:
Giá trị tới hạn τ được xác định dựa trên bảng tính sẵn của Mackinnon (1996) Giá trị tới hạn này cũng được tính sẵn khi kiểm định ADF bằng cách sử dụng phần mềm Eviews
tới hạn của Mackinnon ở các mức ý nghĩa, nếu trị tuyệt đối của giá trị tính toán lớn
chuỗi dữ liệu có tính dừng và ngược lại Hoặc cũng có thể dựa vào giá trị P –value của
có tính dừng
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm cách
tiếp cận nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp
xử lý số liệu, các kiểm định chính cho mô hình để đo lường, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa Phương pháp này là cơ sở để thực hiện nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương tiếp theo
Trang 31CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát về tình hình tăng trưởng của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016
Kể từ năm 1995 đến nay, công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa nhìn chung luôn liên tục tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp công nghiệp trong GDP toàn tỉnh ngày một tăng, duy trì khá ổn định qua nhiều năm Quy mô GDP của công nghiệp, tốc độ tăng trưởng
và tỷ trọng đóng góp cho GDP toàn tỉnh được thể hiện trong Bảng 4.1
Bảng 4.1: GDP công nghiệp, tốc độ trưởng và tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 1995 -2016 Năm
GDP công nghiệp
theo giá so sánh 2010
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
GDP tỉnh Khánh Hòa theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng)
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tỉnh Khánh Hòa (%)
Trang 32Theo kết quả tính toán cho thấy, nếu như năm 1995, quy mô GDP công nghiệp của tỉnh đạt 1.679,470 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,05%; năm 2000 GDP công nghiệp đạt 2.655,982 tỷ đồng, tăng 158,14% so với năm 2000 Trong cả giai đoạn từ năm 1995-2000, tỷ trọng GDP công nghiệp so với GDP của toàn tỉnh giữ ổn định ở mức trung bình 25,03%, không có sự thay đổi lớn giữa các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,69% Từ năm 2001-2008 đánh dấu giai đoạn tăng trưởng nhanh của công nghiệp với năm 2008 đạt 7.228,484 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,36%, đóng góp trung bình 29,25% cho GDP cả tỉnh Từ năm 2009 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng công nghiệp chậm lại, chỉ đạt mức bình quân 4,08%, đến năm 2014 phục hồi đạt 8,99% và 02 năm tiếp theo lần lượt cho thấy dấu hiệu khả quan khi tăng trưởng trở lại ở mức 9,66% và 8,40%, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp cho GDP cả tỉnh từ 2009-2016 đạt mức bình quân 26,43% Đặc biệt trong năm 2012, GDP công nghiệp chỉ đạt 8.430,989 tỷ đồng, thấp hơn 1,86% so với năm 2011, đây là năm duy nhất trong cả giai đoạn từ 1995-2016 tăng trưởng công nghiệp ở mức âm, nguyên nhân do sản xuất công nghiệp bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi các giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay được thuận lợi để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Tuy nhiên, nhìn chung cả giai đoạn từ năm 1995-2016, GDP công nghiệp tăng 6,79 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,66% và đóng góp bình quân 27,07% vào GDP toàn tỉnh
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp giai đoạn 1995-2016
Trang 33So với các khu vực khác trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa, tỷ trọng công nghiệp đóng góp GDP cho toàn tỉnh cao, do đó năng suất lao động theo tính toán giá so sánh năm 2010 đạt mức 53,919 triệu đồng/người năm 1995, năm 2016 đạt 124,208 triệu đồng/người, tăng hơn 2,3 lần Đây không phải là mức tăng trưởng cao khi GDP công nghiệp trong giai đoạn này đã tăng đến 6,7 lần
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.2: Tỷ trọng công nghiệp đóng góp vào GDP toàn tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 - 2016
Tốc độ tăng năng suất lao động cũng không ổn định, đặc biệt vào năm 1997 và
2007, mức tăng năng suất lao động lần lượt ở mức -22,46% và -33,31% Năng suất lao động năm 2006 đã đạt mức 112,079 triệu đồng/người, nhưng sau đó là một chuỗi sụt giảm năng suất lao động liên tục từ năm 2007-2015 Đến năm 2016, năng suất lao động toàn ngành công nghiệp mới đạt 124,208 triệu đồng/người, mức cao nhất kể từ năm 2007
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.3: Tốc độ tăng năng suất lao động của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 – 2016
Trang 34Tuy nhiên, xét trên toàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016, năng suất lao động của ngành công nghiệp luôn cao hơn so với năng suất lao động toàn tỉnh và có sự chênh lệch khá lớn Năm 1995, năng suất lao động tỉnh Khánh Hòa đạt 24,095 triệu đồng/người/năm thì năng suất lao động của công nghiệp đã đạt 53,919 triệu đồng/người/năm, cao hơn 2,23 lần Khoảng cách xa nhất giữa năng suất lao động của tỉnh và của ngành công nghiệp vào năm 2005, khi đó năng suất lao động của ngành công nghiệp đạt 106,862 triệu đồng/người/năm, gấp 3,29 lần so với mức 32,495 triệu đồng/người/năm của toàn tỉnh Đến năm 2016, khoảng cách đã được thu hẹp lại còn 1,96 lần, khi năng suất lao động công nghiệp đạt 124,208 triệu đồng/người/năm, còn toàn tỉnh đạt 63,409 triệu đồng/người/năm
Bên cạnh giá trị năng suất lao động cao, ngành công nghiệp vẫn còn hạn chế về tốc độ tăng năng suất bình quân chưa tốt Bình quân trong giai đoạn 1995-2016, ngành công nghiệp tăng 4,89%/năm, cả tỉnh tăng 4,92%/năm Đồng thời, sự gia tăng về năng suất lao động của ngành công nghiệp cũng không ổn định
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.4: Năng suất lao động của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 – 2016 (triệu đồng/người/năm) 4.2 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp
Để xem xét chi tiết hơn về qui mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, đánh giá và phân tích về giá trị sản xuất công nghiệp trong các ngành công nghiệp, tỷ trọng giữa các ngành và tốc độ tăng trưởng cả về giá trị sản xuất, cơ sở công nghiệp trong giai đoạn 1995-2016
Trang 35Bảng 4.2: Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 -2016 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá năm 2010 (tỷ đồng)
công nghiệp
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng
Cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải
(Nguồn: Số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
NA: Giá trị không được thống kê do hoạt động cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải mới được xây dựng từ năm 2010
Có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng rất lớn về giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 Năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.640,537 tỷ đồng, chiếm 92,71% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đến năm 2016 đạt 43.469,530 tỷ đồng, chiếm 95,30%
Trang 36Trong giai đoạn từ 1995-2016, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân chiếm 94,57% giá trị sản xuất toàn tỉnh
Công nghiệp khai khoáng bình quân chỉ chiếm 2,22% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh
(Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.5: Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp
tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 (%)
Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng bình quân chiếm 2,90% giá trị sản xuất công nghiệp Giai đoạn từ 1995-2009, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng chiếm tỷ trọng cao hơn, bình quân 3,29% Tuy nhiên năm 2010, thực hiện theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, theo đó công nghiệp được phân làm 04 nhóm ngành theo vì 03 nhóm ngành như trước, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng được thống kê thành 02 ngành: ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải là ngành mới, năm 2010 giá trị sản xuất chỉ đạt 121,594 tỷ đồng, chiếm 0,45% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Đến năm 2016, giá trị sản xuất của ngành đã tăng lên 508,404 tỷ đồng, chiếm 1,11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và bình quân trong giai đoạn 2010-2016 chiếm 0,99%
Trang 37(Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995-2016 (%/năm)
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995-2016 của toàn ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa đạt mức 14,27%, trong đó tăng trưởng nhanh nhất giai đoạn 2000-
2008 đạt mức 19,39%, điển hình năm 2001 đạt 6.777,259 tỷ đồng, tăng trưởng 28,53% Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1995-2016 gần tương tự như toàn ngành, điều này cũng dễ hiểu vì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng rất cao (bình quân 94,57% toàn ngành) Giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất cũng trong giai đoạn 2000-2008 ở mức 19,74%, tăng từ 4.930,546
tỷ đồng năm 2000 đến 20.062,750 tỷ đồng năm 2008 Trong thời gian tới, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đóng vai trò quyết định cho tăng trưởng công nghiệp toàn tỉnh Khánh Hòa
Ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt
và nước nóng tăng trưởng không ổn định, điển hình công nghiệp khai khoáng có thể tăng trưởng đến 69,12% vào năm 2008, nhưng năm 2016 lại tăng trưởng -20,45% Tương tự công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước nóng năm 1998 tăng trưởng đến 62,55% nhưng năm 2010 chỉ còn -40,31% Tuy nhiên, năm 2010 công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước nóng có sự phân ngành thống kê nên mới có sự sụt giảm đáng kể Bình quân tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai khoáng giai đoạn 1995-2016 đạt 11,26%, còn công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước nóng đạt 12,75%
Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
từ khi mới đưa vào thống kê năm 2010, năm 2011 đã có mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng, đạt 102,47% Tuy nhiên, chỉ số trên đã nhanh chóng sụt giảm ở mức 48% năm
Trang 382012, 8,82% năm 2013 và năm 2016 đạt mức 4,5%, mức thấp nhất từ năm 2010 Đây
là ngành công nghiệp mới, đang cần sự quan tâm đầu tư cả về vốn, nguồn nhân lực và công nghệ để phát triển, nhất là trong bối cảnh các quan ngại về ô nhiễm môi trường sống, xử lý rác thải ngày một tăng cao
4.3 Năng suất lao động và hệ số ICOR các ngành công nghiệp
Theo kết quả tính toán năng suất lao động các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016, năng suất lao động của công nghiệp chế biến, chế tạo ổn định hơn các ngành khác, không có sự chênh lệch nhiều so với năng suất lao động toàn ngành công nghiệp, nhưng cũng không có sự tăng trưởng cao Lý do vì GDP công nghiệp chế biến, chế tạo và số lượng lao động chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp toàn tỉnh
Bảng 4.3: Năng suất lao động các ngành công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 -2016 Năng suất lao động của ngành công nghiệp theo giá năm 2010 (triệu đồng/ người/năm) Năm
Toàn ngành
công nghiệp
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
và nước nóng
Cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải
(Nguồn: Số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
NA: Giá trị không được thống kê do hoạt động cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải mới được xây dựng từ năm 2010
Trang 39Năm 2006, năng suất lao động công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 115,078 triệu đồng/người/năm, sau đó giảm liên tục đến giai đoạn 2014-2016 phục hồi lại ở mức 116,636 triệu đồng/người/năm năm 2014 và năm 2016 tăng lên mức 120,021 triệu đồng/người/năm; cả giai đoạn đạt mức tăng năng suất lao động bình quân 4,59%/năm Ngành công nghiệp khai khoáng có năng suất lao động thấp nhất toàn ngành công nghiệp Từ năm 1995-2015, năng suất lao động của công nghiệp khai khoáng đều
ở dưới mức bình quân toàn ngành, tuy nhiên năm 2016 lại gia tăng đột biến ở mức 268,570 triệu đồng/người/năm, cao hơn gấp đôi so với 124,208 triệu đồng/người/năm của toàn ngành
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016)
Hình 4.7: Năng suất lao động của các ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995-2016 (triệu đồng/người/năm)
Đối với công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước nóng, năng suất lao động có sự chênh lệch lớn giữa các năm, mức tăng năng suất lao động cũng không
ổn định; tuy nhiên năng suất lao động cao và hầu hết trong giai đoạn 1995-2016 cao hơn năng suất lao động của toàn ngành công nghiệp Mức chênh lệch lớn nhất vào năm 2004, khi năng suất lao động của công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước nóng đạt 573,58 triệu đồng/người/năm, cao gấp 5,84 lần toàn ngành công nghiệp 98,266 triệu đồng/người/năm Đồng thời trong năm 2004, năng suất lao động tăng rất cao, ở mức 336,63%/năm; xét trong cả giai đoạn 1995-2016, năng suất lao động bình quân tăng 29,31%/năm
Trang 40Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải sau thời gian đầu có năng suất lao động rất cao (năm 2012: 247,765 triệu đồng/người/năm, năm 2013: 192,257 triệu đồng/người/năm), từ năm 2014-2016 năng suất lao động đã giảm xuống dưới năng suất lao động bình quân toàn ngành
(Nguồn: Số liệu thống kê niên giám Khánh Hòa 1995-2016, số liệu chi tiết theo dõi tại Phụ lục luận văn)
Hình 4.8: Số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp của các ngành
công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995-2016 (cơ sở)
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn số lượng doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh Khánh Hòa, tiếp theo đến công nghiệp khai khoáng Số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp của 02 ngành sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước nóng và cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải ít hơn, lý do vì tính chất 02 ngành công nghiệp trên đòi hỏi cơ sở vật chất sản xuất công nghiệp phải được đầu tư, cấp phép, quản lý chặt chẽ, không nhiều cơ sở đủ điều kiện gia nhập vào ngành Tuy nhiên theo thống kê trên, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao
so với doanh nghiệp cho thấy tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún còn nhiều, nhất là trong công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo Năm 2012, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng là 45 trên tổng số 249 cơ sở, chiếm
tỷ lệ 18,07%; đến năm 2016, con số này là 60/331, tỷ lệ 18,13% và trong giai đoạn
2012-2016, tỷ lệ này chỉ đạt 17,70% Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tỷ lệ số lượng doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2012-2016 còn thấp hơn ngành công nghiệp khai khoáng, chỉ đạt 10,54%