1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH

427 389 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 427
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Vì thế, quá trình đọc hiểu tácphẩm ngoài chương trình phổ thông phần nào đã phát huy được tính chủ quan, không giớihạn của học sinh chuyên Văn trong việc tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở đư

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

BAN BIÊN TẬP

Chuyên đề:

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH

CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

Nguyễn Thanh Xuân, Phan Thị Thu Hiền, Trần Thị Thanh

Trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ

(Chuyên đề đạt giải Nhất)

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đọc hiểu không phải là phương pháp riêng cho việc dạy học văn mà là phươngpháp chung của nhiều môn học khác Song, trong quá trình khám phá cái hay, cái đẹp củatác phẩm văn học, đọc hiểu vẫn có những đặc trưng riêng Đại thi hào Gớt (Đức) cho rằng:

“Nghệ thuật đòi hỏi những ý nghĩ và tình cảm đặc biệt như là sự dấn thân, nếu không, một

tác phẩm đối với chúng ta hoàn toàn chỉ là đối tượng quan sát Nhìn thấy đó mà vô hồn sẽ không tiếp cận được và không thể hiểu sâu sắc những gì mà nhà nghệ sĩ suy nghĩ về cuộc sống” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn - Dạy văn) Đó chính là điểm khác nhau

cơ bản, đặc thù giữa đọc văn bản văn học và đọc các loại văn bản khác Việc đọc hiểu tácphẩm văn học không chỉ đơn giản là vấn đề giải mã ngôn ngữ mà còn là đọc “toàn tâm,toàn ý, toàn hồn”, đọc bằng tất cả con người bên trong mình Xét về góc độ ấy, vấn đề đọchiểu tác phẩm văn học đối với học sinh bao giờ cũng mới mẻ và đầy tính khám phá Bởiđọc văn là cuộc tìm kiếm không mệt mỏi để tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh qua tác phẩm bằngchính tâm hồn người đọc

Những bài đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình THPT thể hiện rất rõ mốiquan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh Nhưng một số giờ học đọc hiểu tác phẩmthực chất là quá trình giáo viên đọc hộ, hiểu hộ học sinh Học sinh là người tiếp nhận thôngtin, người đơn thuần ghi nhớ Đọc tác phẩm trong chương trình thường tuân thủ theo quytắc định hướng (định hướng bằng cách cảm thụ của giáo viên, bằng những tài liệu có sẵn,theo các mục đích giáo dục cụ thể của bậc học, đặc trưng môn học,…) Vô hình chung,điều này với học sinh chuyên Văn cũng là một sợi dây “trói” những suy nghĩ vào trong mộtkhuôn mà năng lực chủ quan của học sinh ít được phát huy Vì thế, quá trình đọc hiểu tácphẩm ngoài chương trình phổ thông phần nào đã phát huy được tính chủ quan, không giớihạn của học sinh chuyên Văn trong việc tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở được giáo viên cungcấp các bộ công cụ đọc hiểu

Thực tế hiện nay, lí thuyết đọc hiểu không chỉ được ứng dụng vào giờ Đọc văn trênlớp mà còn được đưa thành một phần riêng trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia Điều đócàng chứng tỏ vị thế, ý nghĩa của dạy học đọc hiểu Việc đọc hiểu tác phẩm ngoài chươngtrình không chỉ giúp cho các em học sinh chuyên Văn có được những bài học chuyên sâu

mà còn bổ sung thêm kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng làm văn Thêm nữa, trong nhiều nămgần đây, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn từ cấp Tỉnh, Khu vực đến cấp Quốc gia thườngyêu cầu học sinh thông qua những trải nghiệm văn học để bàn luận cho vấn đề lý luận Nếuhọc sinh chuyên Văn, nhất là học sinh giỏi chỉ nắm chắc những tác phẩm trong chươngtrình thì chưa đủ để bài viết có chiều sâu, hấp dẫn

Với những lý do ấy, thiết nghĩ chuyên đề Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài

chương trình cho học sinh chuyên Văn là rất phù hợp và thiết thực Không chỉ giúp cho

học sinh có thêm bộ công cụ đọc hiểu, những kiến thức về văn bản và khả năng tiếp nhậntác phẩm phong phú mà còn giúp cho người giáo viên, nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạylớp chuyên Văn mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích, lý thú Thông qua những giờ đọchiểu tác phẩm ngoài chương trình, học sinh sẽ ngày càng tích cực, chủ động, độc lập trong

tư duy, có phương pháp, kĩ năng đọc hiểu, có hứng thú tiếp nhận tác phẩm

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới các mục tiêu sau:

Kế thừa và làm rõ hơn lí thuyết đọc hiểu Đề xuất tiêu chí chọn tác phẩm ngoàichương trình phù hợp với học sinh chuyên Văn

Trang 3

Cung cấp một số phương pháp (công cụ) đọc hiểu, khám phá tác phẩm và một sốbiện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh

Chúng tôi hướng đến mục đích chính của chuyên đề là hoạt động hướng dẫn họcsinh tự đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình và vận dụng kiến thức đó trong làm văn

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT

1 Những vấn đề về đọc hiểu tác phẩm văn học

1.1 Khái niệm đọc hiểu

Thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường hơn mộtthập kỉ Đến nay, thuật ngữ ấy đã khá quen thuộc với học sinh THPT Có nhiều quan niệmkhác nhau về đọc hiểu tác phẩm

Đọc gắn liền với hiểu, hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng Theo M.Bakhtin, hiểu trong đọc hiểu bao gồm nhiều hành động gắn bó với nhau: Cảm thụ (tiếp nhận) kí

hiệu vật chất (màu sắc, con chữ ); Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó đượclặp lại trong ngôn ngữ, hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh Hiểu khác nhận thức và giảithích ở chỗ hiểu không một chiều mà mang tính đối thoại Hiểu còn là sự sáng tạo, là sự

bừng sáng trong khoảnh khắc [5;132] Như thế, đọc luôn gắn liền với nhiều mức độ hiểu

và hiểu không bao giờ đơn giản chỉ là hiểu nghĩa.

Theo GS Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc – hiểu là khái niệm bao trùm có nội dungquan trọng trong quá trình dạy học văn”; “Đọc hiểu là mức độ cao nhất của hoạt động đọc;

đọc hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc” [7;34-35]

GS Trần Đình Sử đã chỉ ra một số nội dung then chốt của việc đọc: “đọc là quátrình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản”, phải dựa vào tính tích cực của chủ thể và tác động qualại giữa chủ thể và văn bản; “đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra vănbản”; “đọc là quá trình tiêu dùng văn hóa văn bản”; “đọc là quá trình tạo ra các năng lựcngười” Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quanđiểm, niềm tin của mình [12;10]

PGS Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định đọc hiểu “là mộthoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làmthay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động chomình” [Dẫn theo 10;26]

Như vậy, mỗi quan niệm trên đây, dù đứng ở góc độ nào cũng thấy đọc được coi là một quá trình tổng hợp, đòi hỏi sử dụng nhiều kĩ năng; hiểu là mục đích của đọc Để đọc

hiểu, người đọc phải tích cực, chủ động khám phá văn bản

1.2 Các cấp độ đọc hiểu

Trong chương trình THPT, học sinh được hướng dẫn làm việc với văn bản trên baphương diện, cũng là ba cấp độ đọc hiểu khác nhau: đọc trên dòng chữ, đọc giữa các dòngchữ, đọc ngoài dòng chữ

Đọc trên dòng: Yêu cầu học sinh phải thông hiểu ý nghĩa của văn bản trên cấp độ

ngôn từ, hiểu được nghĩa của từ, nghĩa của câu Đây là cấp độ đầu tiên của quá trình đọchiểu, cũng là mục tiêu bắt buộc mà học sinh phải vượt qua

Đọc giữa các dòng: Là cấp độ thứ hai sau đọc trên dòng Cấp độ này đòi hỏi học

sinh hiểu được ý nghĩa hình tượng của văn bản Đây là nghĩa giữa các câu, nghĩa ngoài lời

Đọc ngoài dòng chữ: Là cấp độ đọc cao nhất Cấp độ này đòi hỏi đọc được ý nghĩa

của văn bản, hiểu ý nghĩa đó gắn với ngữ cảnh của văn bản

Trang 5

Với ý nghĩa là quá trình mang tính chủ động cá nhân, ba cấp độ này đòi hỏi ngườiđọc phải trải qua ba quá trình từ đọc đến suy ngẫm và cuối cùng là liên tưởng khái quát,tương ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa Điều quantrọng đối với người giáo viên là phải thực sự thông hiểu, nắm được những điểm nhấn củavăn bản để điều chỉnh mức độ, phân phối dung lượng, hướng học sinh vào những chỗ cóvấn đề để giúp các em có được hứng thú trong quá trình hiểu bài

2 Người đọc là học sinh chuyên Văn

2.1 Các loại hình người đọc

Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại: người đọc tiêuthụ; người đọc điểm sách; người đọc chuyên nghiệp – nhà phê bình; người sáng tác - nhàvăn, nhà thơ

Ðứng ở góc độ sáng tác, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc thực tế;người đọc giả thiết; người đọc hữu hình - người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như mộtnhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà là hiệnthân của người đọc bên ngoài tác phẩm

Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc hiện tại;người đọc quá khứ; người đọc tương lai

Có nhiều cách phân chia loại hình bạn đọc khác nhau, ở đây chúng tôi giới thiệu lạimột số loại hình bạn đọc trên cơ sở kế thừa kết quả có sẵn của các nhà nghiên cứu phươngpháp

2.2 Phân biệt người đọc là học sinh chuyên Văn với người đọc xã hội

Cả hai kiểu người đọc này giống nhau ở chỗ, cả hai cùng là chủ thể nhận thức vàcùng tham gia vào quá trình lĩnh hội văn học Họ phải có những hiểu biết nhất định về xãhội, con người và văn học nghệ thuật

Tuy nhiên, người đọc tác phẩm văn học là học sinh vẫn có những điểm khác so vớingười đọc xã hội nói chung:

Người đọc xã hội có thể đọc mọi tác phẩm mà họ muốn đọc theo thị hiếu, nhu cầu,

hứng thú của họ Có khi đọc xong một tác phẩm họ chỉ cần biết tác phẩm họ viết gì, hayhay dở, có đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của họ hay không Họ có thể đọc hết hoặc khônghết tác phẩm, có thể không cần biết đến tác giả, hoàn cảnh sáng tác hay hiện thực lịch sửđược phản ánh trong tác phẩm Tác phẩm văn học nào cũng tác động tới nhận thức, thẩm

mĩ của người đọc nhưng mức độ tác động ấy đối với bạn đọc xã hội cũng không giốngnhau Thậm chí, với mỗi người, tác phẩm của tác phẩm văn học có thể là tích cực hoặc tiêucực hoặc có khi tác động rất ít

Người đọc là học sinh THPT – Đây là bạn đọc đặc biệt, họ cùng lứa tuổi, cùng

những đặc điểm tâm lý, cùng một trình độ văn hóa Học sinh được cung cấp những phươngpháp, kĩ năng đọc hiểu theo định hướng ở nhà trường phổ thông Đối với học sinh, đọc tácphẩm văn học chủ yếu là để phục vụ cho việc học, đọc có mục đích, có định hướng và cóyêu cầu cụ thể Học sinh là trung tâm, là chủ thể tiếp nhận Thực tế, học sinh luôn là mộtthực thể trực tiếp chi phối việc phân tích tác phẩm của giáo viên, xu hướng lên lớp củangười thầy Những tác phẩm mà học sinh được đọc hiểu là những tác phẩm có giá trị nộidung và nghệ thuật được lựa chọn theo tiêu chí rõ ràng Đối với học sinh, việc đọc và họctác phẩm có mối quan hệ gắn bó với nhau Qua đọc tác phẩm, học sinh nâng cao hiểu biết

về văn học, xã hội, con người, thời đại; rèn các kĩ năng đọc, nói, viết; phát triển nhân cách,năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ Như vậy, học sinh là độc giả đặc biệt, cũng bởi quá

Trang 6

trình tiếp nhận của học sinh chịu sự chi phối của các quy luật tiếp nhận chung và quy luậtđặc thù

Người đọc là học sinh chuyên Văn ở trường THPT chuyên có thêm những tố chất

đặc biệt hơn ở chỗ học sinh chuyên Văn thường có năng lực đặc biệt về văn học và sựhứng thú với tác phẩm ở mức độ cao hơn so với học sinh các môn chuyên Khoa học tựnhiên Khi đến với các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh chuyên Văn vừa đóng vaibạn đọc học sinh vừa đóng vai bạn đọc xã hội

2.3 Mối quan hệ giữa bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm

Tác giả J.Paul.Sartre cho rằng: “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể

xuất hiện trong vận động Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể

là sự đọc Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng” [8;43-53] Do vậy, mối quan hệ giữa

bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm văn học là mối quan hệ giữa sáng tạo và tiếpnhận Quan hệ này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Mối quan hệ giữa bạn đọc là học sinh và tác phẩm văn học là mối quan hệ liên chủ thể giữa nhà văn và bạn đọc – học sinh Học sinh là bạn đọc thực tiễn Ở đây có ba mức độ

gặp gỡ: sự đồng cảm - học sinh tiếp nhận những tác động thẩm mỹ mà tác giả gửi vào tác phẩm; sự sáng tạo chuẩn mực là học sinh có thể đưa vào tác phẩm sự sáng tạo một thực tế

mới, bổ sung, mở rộng nội dung và ý nghĩa của văn bản, làm cho tác phẩm có thêm một

cuộc sống thứ hai; phá vỡ chuẩn mực - sự tiếp nhận của học sinh có thể đi chệch khỏi ý

định tác động của tác giả, làm thay đổi mọi giá trị của văn bản, đem lại một cách hiểu hoàntoàn mới

Mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm văn học là mối quan hệ giao tiếp nhằm thực hiện cuộc đối thoại có chủ định giữa hai chủ thể: nhà văn và học sinh Tác phẩm văn

học là một thông điệp thẩm mỹ, đòi hỏi bạn đọc – học sinh phải có khả năng giải mã đượcnhững thông điệp thẩm mỹ ấy Việc tiếp nhận văn học của học sinh mỗi thế hệ khác nhau,

họ luôn nảy sinh những vấn đề mới, những khát vọng, nhu cầu và thái độ riêng đối với vănhọc Học sinh tham gia tích cực vào quá trình giao tiếp ngôn ngữ

Mối quan hệ giữa tác phẩm và học sinh thực chất còn là mối quan hệ tác động của tác phẩm đến sự tiếp nhận của học sinh Học sinh khi đến với tác phẩm văn học là đang

thực hiện một cuộc giao tiếp, giao tiếp với thế giới nhân vật, với nhà văn và giao tiếp vớichính mình Học sinh không chỉ cùng đồng hành với nhà văn kiến tạo tác phẩm (khả năngđồng sáng tạo) mà còn tự kiến tạo nên con người mình

3 Một số phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn học

Umberto Eco cho rằng: “Tất cả mọi tác phẩm, dù được sáng tác theo thi pháp tất

yếu nào cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang lại cho đời sống tác phẩm một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân người đọc” (Nguyễn Viết Chữ).

Có nhiều phương pháp khác nhau để đọc hiểu tác phẩm Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩmtheo: đặc trưng thể loại, ngôn ngữ học, mĩ học, phân tâm học, văn hóa, thi pháp học, phêbình sinh thái,… Đọc hiểu tác phẩm không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại củatác phẩm Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm,quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức Vì thế, tri thức về thể loạivăn học, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là những yếu tố rất quan trọngcần phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở trường THPT Với chuyên đề này,chúng tôi tập trung giới thiệu kĩ hơn phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, còn cácphương pháp đọc hiểu theo những lý thuyết khác chúng tôi giới thiệu để giúp học sinh đadạng công cụ đọc hiểu, có thể ứng dụng khi cần thiết

Trang 7

3.1 Đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại

3.1.1 Thể loại thơ trữ tình

* Đọc hiểu ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu

- Trước hết, cần đặc biệt coi trọng thao tác đọc văn bản để cảm nhận giọng điệu,cảm hứng, nội dung bao trùm

- Song song với việc đọc hiểu văn bản là giải mã các từ ngữ mới lạ, độc đáo, những

cách diễn đạt khác thường, những yếu tố ngôn ngữ được lặp đi lặp lại, các biện pháp tutừ để nắm bắt được mạch ngầm văn bản

* Đọc hiểu mạch vận động của hình tượng thơ, cấu tứ thơ

Hình tượng trong thơ luôn vận động Cấu tứ là một phương diện nghệ thuật đặctrưng và quan trọng của thơ trữ tình và người khám phá không thể bỏ qua Một bài thơ hay

sẽ khép tứ trọn vẹn, hợp lí và toát lên những ý nghĩa sâu sắc

* Đọc hiểu cảm xúc thơ, tư tưởng thơ

Cảm xúc là một đặc trưng quan trọng của thơ trữ tình Cảm xúc phải được ý thức,khái quát, truyền tải tư tưởng của người nghệ sĩ Tư tưởng thơ nâng cao giá trị bài thơ, gópphần tạo nên sức sống lâu bền

3.1.2 Thể loại truyện ngắn

* Đọc hiểu trọn vẹn văn bản

Trước tiên cần đọc trọn vẹn truyện ngắn, không phải một lúc có thể đọc truyện đãhiểu được ngay Nhiều truyện tuy ngắn nhưng phải đọc thật chậm để hiểu rõ ý nghĩa nộidung, nhưng trong nhiều trường hợp phải đọc lướt thật nhanh

* Đọc hiểu cốt truyện

Để nắm được nội dung thì sau khi đọc trọn vẹn tác phẩm, phải tái hiện được cốttruyện Cốt truyện phân loại theo những cách khác nhau: cốt truyện sự kiện - cốt truyệntâm lí; đan cài - song song - truyện lồng trong truyện… Việc đọc hiểu không ngừng lại ởviệc nhận dạng cốt truyện thuộc loại nào mà phải nhận ra sự sáng tạo độc đáo, hấp dẫn củacốt truyện trong phản ánh đời sống và thể hiện nhân vật

* Đọc hiểu kết cấu, bố cục

“Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu làphương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảm nhiệm các chức năngrất đa dạng” (Taffy E Raphael – Efrieda H Hiebert) Nếu bố cục là sự sắp xếp các phần,các chương, các đoạn, là mối quan hệ bề mặt của văn bản nghệ thuật thì kết cấu là tổ chứcbên trong tác phẩm, bao gồm hệ thống nhân vật, tổ chức không gian, thời gian, điểm nhìntrần thuật…

* Đọc hiểu nhân vật

Thực chất của việc đọc hiểu nhân vật chính là phân tích nhân vật Phân tích nhânvật là khâu quan trọng trong đọc hiểu truyện ngắn Nhân vật là phương tiện để nhà văn gửigắm mọi suy nghĩ, bày tỏ mọi quan niệm về đời sống Tài năng của nhà văn cũng chủ yếuthể hiện qua việc xây dựng thế giới nhân vật Mục tiêu của phân tích nhân vật là chỉ rađược đặc điểm, tính cách, số phận Những đặc điểm này phải được nhà văn tái hiện sinhđộng qua các phương diện như: ngoại hình, lai lịch, hành động, ngôn ngữ…

* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật

Trang 8

Nghệ thuật trần thuật là phương diện không thể thiếu trong nghệ thuật tự sự Nóiđến trần thuật, người ta thường chú ý ba phương diện quan trọng: ngôi kể, điểm nhìn,giọng điệu.

3.1.3 Thể loại tùy bút

* Đọc hiểu trọn vẹn tác phẩm

* Đọc hiểu yếu tố “truyện” trong tùy bút

Trong tùy bút cũng có nhiều yếu tố truyện Vì vậy, khi đọc hiểu thể loại này họcsinh tìm hiểu yếu tố truyện trong tác phẩm

* Đọc hiểu yếu tố “kí” trong tùy bút

Nói đến yếu tố “kí” là nhắc đến tính chất thời sự, thông tin chính xác, tỉ mỉ Nó làđặc điểm của thể tài hồi kí, phóng sự, kí sự và tùy bút

* Phát hiện và đánh giá được óc quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực sử dụng ngôn ngữ của nhà văn

Trong tùy bút, chất trữ tình đậm đà kết hợp với một trí tuệ sắc sảo, liên tưởngphong phú bất ngờ là một đặc điểm nổi bật Liên tưởng, so sánh, tương phản, đối lập lànhững thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong tùy bút Nhà văn xuất phát từ những

sự vật, hiện tượng có thực trong đời sống, rồi phát huy năng lực tưởng tượng để mở rộngbiên giới cảm xúc, suy tưởng để gửi gắm vào trang viết một thông điệp có ý nghĩa nhânsinh nào đó

* Phát hiện đặc điểm “cái tôi” tác giả trong tùy bút

Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt Nhà

thơ Gớt nhận xét: Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác

phẩm của mình một cách đặc biệt" (Nguyễn Thị Quỳnh Trang) Do đặc trưng thể loại, tùy

bút khác với thể văn khác ở tính chất tự do, nhà văn tự dẫn dắt ngòi bút theo cảm xúc và trí

tưởng tượng của mình Ở thể văn này, cái tôi tác giả bộc lộ rõ rệt nhất Sức hấp dẫn của tùy bút phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy Việc hướng dẫn học sinh phát hiện ra cái tôi

bản ngã của nhà văn trong quá trình đọc hiểu tác phẩm tùy bút là vô cùng quan trọng

3.1.4 Thể loại kịch

* Đọc trọn vẹn văn bản kịch

Trong nhà trường phổ thông, kịch được tiếp nhận từ kênh văn học là chủ yếu chứkhông phải từ kênh nghệ thuật sân khấu Xét từ phương diện này đọc hiểu văn bản kịch cónhiều điểm tương đồng với việc đọc hiểu các văn bản văn học nói chung

* Đọc - hiểu chi tiết

Đọc hiểu từ phần Tiểu dẫn của bài học; đọc hiểu để nắm bắt được hoàn cảnh sáng tác của

vở kịch, mục đích, tóm tắt nội dung vở kịch để có một cái nhìn khái quát về chủ đề tưtưởng bao trùm toàn bộ tác phẩm; đọc hiểu bảng phân vai nhân; nắm được nội dung cơ bảncủa vở kịch và tuyến nhân vật mới tạo được cơ sở vững chắc để đi sâu vào đọc hiểu đoạntrích

* Nhận diện bố cục, hành động, tóm tắt cốt truyện của văn bản kịch

Quan hệ giữa bố cục kịch và cốt truyện kịch là quan hệ mang tính hệ thống giữahình thức và nội dung Bố cục kịch với tư cách là hình thức, đóng vai trò quyết định trongviệc trình bày nội dung của cốt truyện kịch một cách đầy đủ và rõ ràng nhất Cốt truyệntrong kịch bản văn học là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và

Trang 9

nghệ thuật nhất định của tác giả Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểmcủa mỗi hành động, mâu thuẫn và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

* Nhận diện, đọc hiểu xung đột kịch

“Xung đột là cơ sở của kịch” (Phan Trọng Luận) Có thể có rất nhiều loại xung độtkhác nhau Để đọc hiểu kịch bản văn học, nhất thiết phải nhận diện các mâu thuẫn đã pháttriển thành xung đột ra sao và tập trung phân tích cách giải quyết của tác giả

3.1.5 Thể loại tiểu thuyết

* Đọc hiểu cốt truyện, chi tiết

Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật (có tác dụng bộc

lộ tính cách, số phận nhân vật)

* Sự miêu tả hoàn cảnh

Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng kháchquan của đời sống nhân vật Tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây không khíhứng thú cho người đọc

* Đọc hiểu hình tượng nhân vật

Một tác phẩm thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính Nhân vậtthường biểu hiện qua các phương diện sau: Ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố vàngôn ngữ của nhân vật; Mối quan hệ của các nhân vật và giữa các nhân vật với hoàn cảnhxung quanh (các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật);Ý nghĩa củanhân vật trong tác phẩm (nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quanniệm của mình về cuộc đời)

* Đọc hiểu kết cấu

Tiểu thuyết là loại tự sự cỡ lớn có nhiều nhân vật, nhiều tuyến cốt truyện; Kết cấusao cho tính cách, số phận và quan hệ của các nhân vật được thể hiện trong quá trình và bốicảnh rộng lớn

* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật

Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật, lời kể cho biết ai kể, kể theo điểm nhìn của ai; cáchdùng từ ngữ trong xưng hô, miêu tả thể hiện điểm nhìn của người kể trong việc hướng dẫnngười đọc cảm thụ tác phẩm Ngôn ngữ trong truyện thường có tính mới mẻ, sáng tạo, có

3.2.2 Phương pháp đọc hiểu

+ Đọc hiểu âm thanh, nhạc điệu: nẵm rõ giọng văn, giọng thơ trong tác phẩm nghệ

thuật Mỗi tác phẩm có một giọng điệu khác nhau Việc đọc hiểu, khai thác giọng điệu của tácphẩm chính là bước đầu tiên để cảm thụ tình cảm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm

Trang 10

+ Đọc hiểu kết cấu, bố cục: nắm được cách triển khai tứ thơ, sự vận động của mạch

cảm xúc trong tác phẩm, trên cơ sở đó hiểu được tư duy và ý đồ của người sáng tác

+ Đọc hiểu từ ngữ, lời thoại: Đọc hiểu từ ngữ là xem xét vốn ngôn ngữ bề mặt của

tác phẩm (từ láy, động từ, tính từ, các nghệ thuật kết hợp từ, các biện pháp tu từ) để thấyđược giá trị gợi hình, gợi cảm của chúng trong việc biểu đạt ý nghĩa văn bản

+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: Quan hệ giữa tác phẩm và các tín hiệu ngôn ngữ

như từ, câu, chi tiết, nhân vật là quan hệ chỉnh thể - bộ phận Để hiểu tác phẩm, ta phải đi

3.3.2 Phương pháp đọc hiểu

+ Đọc hiểu cái Đẹp: Đọc hiểu từ phương diện cái Đẹp là cảm thụ cái đẹp trong tự

nhiên, cái đẹp trong đời sống con người, cái đẹp từ các phương tiện nghệ thuật được bộc lộtrong tác phẩm, thể hiện tư tưởng và phong cách của người sáng tạo

+ Đọc hiểu cái Bi: Đọc hiểu cái Bi là khai thác những xung đột tất yếu có ý nghĩa

xã hội mang tính quy luật trong sự phát triển lịch từ đó khám phá những cảm xúc nhânvăn, lành mạnh được khơi dậy từ trong bi kịch, hướng con người đến cái thiện, cái Đẹp

+ Đọc hiểu cái Cao cả: Cái Cao cả là những hiện tượng, tính cách, tư tưởng vượt ra

khỏi giới hạn bình thường Đọc hiểu cái Cao cả là khai thác tính chất thanh cao, hùng vĩ,

đồ sộ, phi thường của sự vật, hiện tượng, gọi dậy cảm xúc choáng ngợp, chiêm ngưỡng,thậm chí là sợ hãi trong con người, đánh thức khát vọng vươn tới cái vĩ đại của cuộc sống,hùng vĩ hóa cá nhân

+ Đọc hiểu cái Hài: Đọc hiểu cái Hài là công việc nghiên cứu các mâu thuẫn gây

cười trong đời sống như xung đột cũ – mới, hình thức – nội dung… khai thác giá trị nhậnthức từ trong các mâu thuẫn để khẳng định cái đẹp

3.4 Đọc hiểu từ góc độ Phân tâm học

3.4.1 Giới thuyết vấn đề

Phân tâm học là học thuyết do bác sĩ tâm lí Sigmund Freud khởi xướng vào cuốithế kỉ XIX, dựa trên sự đề cao tuyệt đối cái vô thức, buộc người ta phải nhìn nhận “cái tôikhông phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của nó”, chứng minh sức mạnh của vô thức,của những xung năng khoái cảm như tính dục Phân tâm học liên kết chặt chẽ với văn học

Trang 11

+ Đọc hiểu cấu trúc bề mặt: tìm hiểu sự vận động ngôn ngữ, diễn biến sự việc, chi

tiết, sự phát triển của hình tượng trên bề mặt; nối kết các sự việc, tình tiết vào một mốiquan hệ, xúc tiến tạo dựng giá trị để xác định nền tảng của vô thức trong tác phẩm

+ Đọc hiểu cấu trúc chiều sâu: là quá trình khai thác các bản năng gốc theo quan điểm của Freud – bản năng tính dục và bản năng xâm hại

3.5 Đọc hiểu từ góc độ Văn hóa học

+ Thâm nhập không khí lịch sử - văn hóa của tác phẩm: thấy được ngữ cảnh văn

hóa mà tác phẩm nảy sinh, trên cơ sở đó khai thác được mối liên hệ giữa tác phẩm – vănhóa – xã hội – lịch sử, vận dụng được các yếu tố tư tưởng trong các giai đoạn lịch sử cụ thểnhư giai đoạn trung đại từ thế kỉ X – XIV sẽ khác với giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế

kỉ XIX, giai đoạn 1930 – 1945 sẽ khác với giai đoạn 1945 – 1975 và sau năm 1975

+ Xác định các yếu tố văn hóa của tác phẩm, bộc lộ ở thể loại, cấu trúc hình tượng

nghệ thuật, ngôn ngữ Các yếu tố trong tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của một thời đại, một

cơ tầng văn hóa nhất định, một vùng miền cụ thể, mang trong mình đặc trưng xã hội – vănhóa của ngữ cảnh đó

3.6 Đọc hiểu từ góc độ Thi pháp học

3.6.1 Giới thuyết vấn đề

Đây là “lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện,nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản nghiêncứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách ” (Trần Đình Sử)

3.6.2 Phương pháp đọc hiểu

+ Khai thác nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm

+ Khai thác không gian – thời gian trong tác phẩm Không gian – thời gian là hình

thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Việc chiếm lĩnh không – thời gian trong tác phẩm phảnánh mối quan hệ giữa con người với thế giới, từ đó xác lập được đặc điểm cơ bản của thếgiới nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể

+ Khai thác phương thức biểu hiện của tác phẩm: ngôn từ, kết cấu, hệ thống hình

là sự hồi đáp của văn chương với môi trường sinh thái

3.7.2 Phương pháp đọc hiểu:

Trang 12

+ Xác định tư tưởng sinh thái trong nội dung tác phẩm, bộc lộ ở đề tài, cảm hứng

chủ đạo, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật Đây là các yếu tố thể hiện rõ nhất tư

tưởng sinh thái tập trung ở mỗi tác phẩm: phê phán sự chiếm hữu của nhân loại với thiênnhiên, tôn trọng thiên nhiên, lối sống coi môi trường tự nhiên là không gian đáng sống,

+ Xác định tư tưởng sinh thái trong cấu trúc nghệ thuật, ở điểm nhìn, ngôn ngữ,

thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu Việc xác lập này đòi hỏi sự quan tâm đến cấu trúc trần

thuật, lối viết và sự miêu tả thế giới trong tác phẩm, bộc lộ ở việc thiên về tả chân, sử dụngngôn ngữ tự nhiên, cấu trúc đòn bẩy

Đọc hiểu văn học từ góc độ phê bình sinh thái là hướng tiếp cận mới, hóa giảikhuynh hướng kinh viện, học thuật, thúc đẩy văn học chuyển dịch ra xã hội, nhân văn,mang lại một động lực phát triển mới và bổ sung cho những khoảng trống trong phê bìnhvăn học

CHƯƠNG II THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGOÀI

CHƯƠNG TRÌNH

1 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình

1.1 Vai trò của người giáo viên trong việc định hướng đọc hiểu tác phẩm

Giáo viên là người bắc cầu nối giữa tác phẩm văn học với học sinh, “người tạo ra

sự hòa đồng giữa hai quá trình tác động của văn bản và quá trình tiếp nhận những tác độngthẩm mỹ đó ở học sinh” (Nguyễn Thị Thanh Hương) Khi giáo viên và học sinh cùng đọchiểu tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo một phương pháp tiếpcận cụ thể, được định hướng để giúp học sinh từng bước qua các hoạt động, hiểu được hệthống giá trị có trong văn bản Sự tiếp nhận của giáo viên là một hoạt động kép: vừa tiếpnhận cho mình, vừa phải bằng mọi con đường, cách thức, chuyển tải sự tiếp nhận đó tớihọc sinh để các em cũng hiểu văn bản

Người giáo viên có vai trò quyết định trong việc mở rộng, nâng cao tầm đón nhậncủa học sinh và giúp các em khắc phục những khoảng cách giữa chính học sinh với tácphẩm Giáo viên là chủ thể tác động và định hướng quá trình đọc hiểu, tiếp nhận những tácđộng thẩm mỹ của một tác phẩm văn học cho học sinh Giáo viên là người tổ chức, điềukhiển hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học của học sinh Khi đó, người giáo viên đã tạođiều kiện cho học sinh tự lĩnh hội tác phẩm văn học một cách tích cực, sáng tạo

1.2 Giáo án hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình

Chúng tôi lựa chọn ba văn bản thuộc các thể loại khác nhau, giai đoạn sáng táckhác nhau, cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài Mục đích chung là vừa địnhhướng đọc hiểu, vừa cung cấp phương pháp đọc hiểu tác phẩm để học sinh không chỉ cókiến thức về chính văn bản đó mà học sinh còn tự thực hành đọc hiểu những tác phẩmkhác

Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn học sinh ba tác phẩm: Khâm Thiên (Thơ của Lưu Quang Vũ); Trăng nơi đáy giếng (Truyện ngắn của Trần Thùy Mai); Lụa (Tiểu thuyết của

Trang 13

1 Về kiến thức:

- Thấy được những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại trên đất nước Việt Nam,

cụ thể tại con phố Khâm Thiên và tiếng nói phản chiến mạnh mẽ của Lưu Quang Vũ

- Hiểu được ngòi bút trữ tình đầy xót xa của nhà thơ

2 Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.

3 Về thái độ: Hiểu được tính chất phi nhân của chiến tranh, biết cảm thông, thấu

hiểu cho những số phận bị tổn thương trong chiến tranh

4 Năng lực hướng tới: Năng lực cảm thụ văn học; Năng lực giao tiếp;…

B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học

- Học sinh: Vở ghi, vở soạn

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:

II Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS

III Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

- GV gợi ý 1 số câu hỏi khái quát:

+ Trình bày những nét chính về tiểu sử

và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang

từ khi còn rất nhỏ

+ Năm 1954, ông về sống và đi học ở Hà Nội.+ Ông từng tham gia quân đội trong thời kìkháng chiến chống Mĩ cứu nước

+ Năm 1988, ông qua đời trong một vụ tainạn

- Con người: Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩtài hoa, luôn khát vọng sự sống, khát vọng cáiđẹp, cái thiện và sự hoàn thiện nhân cách chocon người, cất lên trong những trang văn dạtdào rung cảm

b Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời thề thứ 9, Hồn

Trương Ba da hàng thịt

Trang 14

các chữ cái là từ khóa để hỏi và hãy tìm

câu trả lời tương ứng

(VD: “When” – Lưu Quang Vũ sinh ra

và mất đi khi nào?; “Why” – Tại sao

ông được đánh giá là một trong những

cây bút hàng đầu của VHVN hiện

đại? )

* Thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm

- GV: gọi HS theo nhóm Mỗi nhóm cử

đại diện trình bày

- GV: Gọi HS trong lớp thảo luận

+ Thơ: Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong

trong đêm sâu

- Đặc điểm sáng tác:

+ Lưu Quang Vũ thành công hơn cả ở thể loạikịch Sáng tác của ông mang đậm tính hiệnthực và tinh thần nhân văn, phản ánh xung đột

trong cách sống và quan niệm sống để khẳng

định nhân cách của con người, kết hợp nhuầnnhuyễn các giá trị truyền thống với những mới

mẻ, thời sự, giữa tiếng nói phê phán mạnh mẽ,quyết liệt và cảm hứng trữ tình lãng mạn

+ Ở mảng thơ, thơ Lưu Quang Vũkhông chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảmxúc, trăn trở, khát khao, in đậm tuổi đời nhàthơ trong những năm tháng chiến tranh, những

kí ức hậu chiến đầy biến động của nước nhà

- Vị trí văn học sử: Lưu Quang Vũ làmột trong những nhà thơ, nhà viết kịch tàinăng nhất của văn học Việt Nam hiện đại

2 Tác phẩm:

2.1 Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được viết năm 1972, trong sự

kiện Mỹ ném hàng loạt bom B52 xuống conphố Khâm Thiên - Hà Nội, hòng tàn phá thànhphố, biến Hà Nội quay trở về thời kì đồ đá.Đây là sự kiện thương tâm, gây chấn độngnhân loại Chỉ trong 12 ngày đêm, khu phố bịsan phẳng, hàng trăm người chết và bị thương,nhiều gia đình tiêu tán

- Chứng kiến cảnh tượng thương tâm

ấy, Lưu Quang Vũ đã sáng tác bài thơ nhưmột lời tưởng niệm tới những người đã khuất,đồng thời lên án tội ác chiến tranh

2.2 Đề tài, cảm hứng

- Đề tài: chiến tranh trong thời kìkháng chiến chống Mĩ cứu nước, với nhữngvấn đề về sự sống và cái chết

- Cảm hứng: đau thương, bi tráng trước nhữngmất mát, thương đau của dân tộc

2 Tác phẩm

a Vị trí, xuất xứ

b Giá trị

c Bố cục

Trang 15

3 Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:

Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc

hiểu tác phẩm

* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- GV: gợi ý cho HS qua hệ thống các

câu hỏi

- Yêu cầu HS: Vận dụng Kĩ thuật

Động não không công khai để thực

hiện Sản phẩm là bài thuyết trình bằng

miệng (gọi một số HS trình bày mẫu)

- Hiện thực phố Khâm Thiên sau trận

ném bom được miêu tả qua những hình

ảnh nào?

- Những biện pháp nghệ thuật nào được

sử dụng để khắc họa hiện thực đó?

- Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của các

hình ảnh, biện pháp được sử dụng?

+ Định hướng cho HS tìm hiểu: Khung

cảnh những người tử nạn, những người

thân của người tử nạn, đám tang tập thể

và cảnh tượng lưu lạc, di tán của con

người được miêu tả như thế nào?

- Cảnh người tử nạn vì chiến tranh:

+ Bút pháp tả chân với các hình ảnh chân thực

“thân gãy nát”, “óc chảy ròng trên gạch”,

“người chết cháy đen miệng há mắt mởtrừng”, “tay chân vặn vẹo thịt xương”, “lòngruột mắc trên dây điện” đã diễn tả một cáchrùng rợn đến gai người cảnh tượng chết chóccủa phố Khâm Thiên Người chết không cònđược toàn vẹn Cả không gian chìm trongkhông khí tuyệt vọng, hoang tàn

+ Những câu thơ đã ghi trọn dấu ấn lịch sử:Chỉ trong 12 ngày đêm (từ ngày 18.12 –29.12.1972), Mĩ đã sử dụng 441 lần chiếc B52cùng hàng ngàn lần chiếc máy bay chiếnthuật, ném hơn 10.000 tấn bom xuống Hà Nội.Phố Khâm Thiên bị bom B52 tàn phá dài trên1km, gần 2.000 ngôi nhà, trường học, trạm xá

bị phá sập, 287 người chết, 290 người bịthương

- Hình ảnh những người thân của người tử

nạn:

+ Những em bé, những cụ già là đối tượng cầnđược bảo vệ, cần được nâng niu và chăm sóc,bởi họ là quá khứ giàu truyền thống, là tươnglai đang vẫy gọi Nhưng tại phố Khâm Thiên,

bé thơ đã thành mồ côi, hằn trong ánh mắt lànỗi đau mất người thân Cụ già đã trở nên điêndại, bởi trong tay cụ là khung cảnh đổ nát với

“xác người nằm ngổn ngang/ báo đậy mặt,

ruồi đậu bàn chân xám”

+ Đưa ra hình ảnh “em bé, cụ già”, LưuQuang Vũ khẳng định: chiến tranh đã gây ratội ác khủng khiếp, không chỉ với quá khứ,hiện tại mà cả với tương lai của một dân tộc

b Hình ảnh đám tang tập thể:

- Hình ảnh đám tang:

+ Hình ảnh chân thực “xe nối xe sừng sữngchở quan tài” đã nói lên sự mất mát lớn lao

Trang 16

của cuộc chiến

+ Tác giả tiếp tục nhắc đến trẻ thơ, nhưng là

“quan tài trẻ thơ như những chiếc hòm con”,càng cho thấy sự bi thương của số phận conngười Cái chết đối với những đứa trẻ chính lànỗi đau tàn khốc nhất, vì đó chỉ là những mầmnon ngây thơ, nhưng đã sớm phải đón nhậnhậu quả do tai vạ của người lớn

+ Nghệ thuật dựng không gian chìm trongkhói hương nghi ngút càng làm tăng thêm sựtang tác, tiêu điều của cảnh

- Hình ảnh những người dân di cư, lưu tán

sau đám tang:

+ Thủ pháp tả chân tiếp tục được sử dụng,khắc họa hình ảnh lưu tán đầy thương đau củanhững con người “đội chiếu, ôm chăn, đeolàn, vác bọc” bị bứt ra khỏi ngôi nhà củachính mình

+ Hình ảnh những cụ già một lần nữa đượclặp lại trong dáng vẻ “vịn nhau dò dẫm”,

“máu ròng ròng trên những chiếc cángthương” tô đậm nỗi đau của con người trongkhoảnh khắc tội ác lịch sử diễn ra

Chốt ý: Với lời văn, hình ảnh xác thực, Lưu

Quang Vũ đã dựng lại khung cảnh của một sựkiện lịch sử có thật Đó là hiện thực chiếntranh: không đẹp đẽ, hào nhoáng, không sungsức, thắng lợi mà chỉ là mất mát và bi kịch.Lưu Quang Vũ đã nhìn cuộc chiến đầy khắckhoải, đầy đau thương và tuyệt vọng, qua đó,

để người đọc hiểu được một thời tàn khốc,một quá khứ đớn đau của dân tộc

- Trước hiện thực đổ nát của phố Khâm

Thiên, tác giả bộc lộ cảm xúc gì?

- Để tố cáo tội ác của kẻ thù, Lưu

Quang Vũ đã có những hành động nào?

HS hoạt động độc lập

2 Cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực:

a Tố cáo tội ác của kẻ thù:

- Lưu Quang Vũ đã thẳng thắn gọi tên tội ác:

+ Với ông, cuộc ném bom của Mĩ ở KhâmThiên là một “vụ thảm sát xưa nay chưa từngcó”, thê thảm tận cùng mà bích họa Ghéc-ni-

ca của thiên tài Picasso – bức tranh miêu tảnỗi kinh hoàng của ngôi làng Ghéc-ni-ca nhỏ

bé khi phải chịu sự oanh tác của quân đội Phátxít – cũng không thể bằng Bởi đây là cuộcthảm sát trên đất Việt Nam, với những ngườidân Việt Nam – những người như Lưu Quang

Vũ, có thể là nhà thơ, là người lính, là chínhkhách nhưng đã vĩnh viễn bị tước quyền

Trang 17

- Ý thức tự trách trên cương vị một tác

giả - công dân của Lưu Quang Vũ về

tội ác chiến tranh phố Khâm Thiên

được biểu hiện như thế nào?

HS hoạt động độc lập

sống

+ Tuyên ngôn tình thương, tuyên ngôn nhân áicủa Thánh kinh, nhạc luật hiền hòa của giaohưởng, sự thỏa thuê của công nghệ hiện đạicũng đã thành vô nghĩa

+ Khi nhân loại đã ở năm 1972, đãthoát xa những mông muội, tối tăm của mộtthời Trung cổ, khi ánh sáng văn minh đangngấp nghé trên bậc cửa thì thảm sát KhâmThiên - “bể máu dâng đầy” chính là tội ác, lànhững xấu xa, đê nhục không thể lãng quên.Lưu Quang Vũ đã viết những dòng thơ nàykhi tuổi đời còn rất trẻ, viết với nỗi niềm đớnđau, bởi anh biết, sau đổ máu không phải làhạnh phúc mà là máu và nước mắt

- Ông chỉ mặt vạch tên kẻ gây ra tội ác và

đồng lõa của chúng:

+ Với giọng thơ đanh thép, đầy căm phẫn, nhàthơ đã kết tội, đã nguyền rủa những kẻ gây ratội ác: Kít-xinh-giơ – Ngoại trưởng Mĩ; Ních-xơn – Tổng thống Mĩ Họ đều là những ngườilãnh đạo, những người đứng đầu quốc gia, kêugọi hạnh phúc, kêu gọi bình yên nhưng lại chếsúng bom hủy diệt, tàn hại sự sống

+ Nhà thơ cũng hờn oán những người

tự xưng “môi kề răng lạnh”, những người đónđưa chúc hòa bình, “quyên thuốc men”, “đibiểu tình” và tìm thấy lương tâm yên ả trongchính nỗi đau của đồng bào Việt Nam Tiếngnói tố cáo, tiếng nói phản chiến của LưuQuang Vũ đã vang lên mạnh mẽ

b Ý thức tự trách của tác giả - công dân:

“Không che chở được mẹ già em dại/ Khỏiquả bom tàn bạo tự trời cao” Đây là tiếnglòng của con người mang nỗi đau dân tộc,mang nỗi bi thương không thể xóa mờ củađồng loại

- Với ý thức trách nhiệm cao độ, Lưu Quang

Trang 18

Vũ đã tự nhận mình là chứng nhân lịch sử, là

ngòi bút trung thành, tận tụy với nhân dân, đất nước, với công bằng – tình yêu – cuộc sống của nhân loại cần lao:

+ Ông hiểu rằng, trước chiến tranh, con ngườikhông thể thờ ơ, không thể ngủ yên, không thểbình tĩnh với những lời thơ tụng ca tốt đẹp,không thể kết thúc với những lời thơ hoa mĩ.Tiếng thơ phải cất lên từ cuộc sống, phải lànỗi đau chung của cuộc đời, hòa nhập trongngàn vạn mạng người, trong những xác chếtcháy đen, tơi tả

+ Nhất là thơ ông, không thể bình tĩnh, khôngthể dễ dãi với nụ cười mà phải là niềm đau:

“để nói về những xác chết cháy đen/ để nóivề/ những xác chết cháy đen”

Chốt ý: Trong dòng văn học cách mạng, khi

thơ ca là những tiếng hát hào hùng cổ độngchiến đấu, cổ động tinh thần và sức mạnh củađồng bào với niềm tin rực lửa về tương lai, vềchiến thắng thì tiếng thơ bi thương thảm thiết,không né tránh hiện thực khốc liệt, tangthương của chiến tranh như Lưu Quang Vũquả là một dấu hiệu mới mẻ, đưa thơ ca vềgần với hiện thực đời sống con người Nhờnhững vần thơ của ông mà sự kiện Mĩ némbom phố Khâm Thiên đã được lưu lại chânthực, ám ảnh, có sức truyền tải lớn trong tâmkhảm của con người và các thế hệ mai sau

- Qua bài thơ, tác giả tố cáo tội ác chiến tranh,bày tỏ sự căm phẫn trước những hành độngmáu lạnh của kẻ thù Nhà thơ đồng thời thểhiện sự đau xót trước tình cảnh đồng bào, đó

là tình thương đồng loại, tình thương của mộtcông dân có trách nhiệm với cộng đồng

2 Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do

- Kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả,

Trang 19

tự sự, biểu cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, có sức ám ảnh cao

- Ngôn ngữ thơ giản dị, không cầu kì, hoa mỹ

- Giọng điệu xót xa, cay đắng, xen lẫn sự cămphẫn

IV Củng cố:

- Nắm được hiện thực bi thảm của phố Khâm Thiên trong chiến tranh và cảm xúcthương xót, phản chiến của tác giả

- Hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

V Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà:

- Vận dụng phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu các tác phẩm

thơ: Mưa xuân (Nguyễn Bính), Xa cách (Xuân Diệu), Tranh lõa thể (Bích Khê), Trăng

vàng trăng ngọc (Hàn Mặc Tử), Người dệt tằm gai (Vi Thùy Linh).

- Nộp lại sản phẩm đọc hiểu bằng văn bản

Đọc hiểu: TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG

(Truyện ngắn – Văn bản phụ lục 2)

Trần Thùy Mai

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Về kiến thức:

- Thấy được bi kịch tình yêu những khát khao quý báu của người phụ nữ

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của tác giả nữ đương đại Trần Thùy Mai

2 Về kĩ năng:

- Có kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện ngắn

- Biết viết bài phân tích tác phẩm trên cơ sở đọc hiểu

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tìm kiếm thông tin

B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học

- Học sinh: Vở ghi, vở soạn

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:

Trang 20

II Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS

III Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm

hiểu về tác giả, tác phẩm:

* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- GV yêu cầu: HS dựa trên các tài

liệu tham khảo, tìm hiểu một số vấn

sử, con người và sự nghiệp sáng tác

của Trần Thùy Mai

GV hướng dẫn HS tìm kiếm thông

tin, tư liệu, trao đổi về tác giả và nội

- Tiểu sử:

+ Trần Thùy Mai (sinh ngày 8 tháng 9 năm1954), tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ra ởHội An, Quảng Nam, quê gốc ở xã Hương Long,huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Tốt nghiệp Tú tài 2 năm 1972, bà thi đậu thủkhoa môn Văn trường Đại học sư phạm Huế.+ Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, bà được giữ lạitrường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứumôn Văn học dân gian

+ Năm 1987, bà quyết định chuyển sang làmbiên tập viên ở nhà xuất bản Thuận Hóa, chínhthức đi theo con đường viết văn

- Con người: Trần Thùy Mai là người phụ nữHuế nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc, luôn quan tâmđến mọi mặt của cuộc sống, nhất là con ngườivới bao yêu thương, tin tưởng

1.2 Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm tiêu biểu: Thị trấn quỳ hoa vàng (tập truyện ngắn, 1994), Thập tự hoa (tập truyện ngắn, 2003), Mưa đời sau (tập truyện ngắn, 2005), Trăng nơi đáy giếng (tập truyện ngắn,

2010)

- Đặc điểm sáng tác:

+ Trần Thùy Mai là một ngòi bút với bút lựcmạnh mẽ Những truyện ngắn của bà rất đa dạng,phảng phất không khí xứ Huế dịu dàng, đằmthắm Bà viết nhiều về giới trẻ và lối sống củanhững người trẻ Khi giới trẻ cuốn theo nhịpsống hiện đại, bà không hề có tâm trạng hoàinghi, lo sợ hay bế tắc mà luôn tạo ra được mộtbản lĩnh để lớp trẻ đối mặt, sống hòa nhập vớinhịp sống hiện đại, thậm chí biết vượt lên nó đểvươn tới những cái đẹp vĩnh cửu

Trang 21

- Vị trí: Trần Thùy Mai là một trong những câyviết nữ tiêu biểu của văn học đương đại ViệtNam

2 Tác phẩm

a Vị trí, hoàn cảnh ra đời:

- Vị trí: Trăng nơi đáy giếng là một trong những

truyện ngắn xuất sắc nhất của Trần Thùy Mai,truyện ngắn được chuyển thể thành phim và đoạtgiải Cánh diều bạc năm 2008, tiêu biểu cho nghệthuật kể chuyện đương đại

- Hoàn cảnh ra đời: tác phẩm sáng tác năm 2010

Truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng được đọc hiểu

theo đặc trưng thể loại truyện ngắn

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc

hiểu tác phẩm

* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

GV yêu cầu HS Vận dụng kĩ thuật

động não không công khai, Thảo

luận viết để đọc hiểu hình tượng

nhân vật

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hoạt động độc lập

+ GV gợi ý một số câu hỏi:

Nhân vật cô Hạnh đã được giới thiệu

như thế nào? (qua các biểu hiện bên

ngoài và bên trong ra sao)

II Đọc hiểu:

1 Hình tượng nhân vật cô Hạnh

a Giới thiệu nhân vật:

*Biểu hiện bên ngoài:

- Nghề nghiệp: giáo viên

- Hành động: luôn hướng về người chồng

*Biểu hiện bên trong:

- Tâm hồn: yêu chồng, luôn nhẫn nhịn và hi sinhcho chồng

- Diễn biến tâm trạng: từ tình yêu gần như tônthờ chồng đến sự vỡ mộng

=>Nhà văn chủ yếu khai thác thế giới tâm linh,diễn biến tâm trạng của nhân vật

Trang 22

Số phận của cô có đặc điểm gì đáng

chú ý?

Diễn biến tâm trạng của cô được

khắc họa qua các sắc thái cung bậc

mẹ, được có một đứa con Đây là bi kịch đầu tiêncủa cô

- Vì không có con, cô đã tự nguyện tìm vợ bé chochồng, nối duyên chồng với cô Thắm – mộtngười phụ nữ ở quê – để chồng có thể có đượchạnh phúc làm cha Sự việc vỡ lở, trước nguy cơchồng bị kiểm điểm, cô đành li hôn để chồng đếnvới người đàn bà khác Người chồng suốt baonăm sinh sống lại thành ra chồng người, cònngười vợ chính chuyên như cô lại phải chấp nhậncảnh cô đơn, vò võ Đây là bi kịch thứ hai, đầyđau đớn, xót xa của người đàn bà về sự dang dở,mất mát trong tình yêu

- Nhưng, đau đớn nhất với cô Hạnh không chỉ làmất đi người chồng mà hơn hết còn là mất đi mộtđiểm tựa, một chỗ dựa tâm linh Ngày ở vớichồng, cô yêu và tôn thờ chồng như một vịthánh Đến khi chồng ở nhà người khác, cô tậnmắt chứng kiến cảnh anh lam lũ làm việc chẳngkhác gì một người bình dân lao động Cô đổ vỡ

ảo tưởng tinh thần về vị thánh của riêng mình

Cô lâm vào bi kịch lớn của sự vỡ mộng

- Cuộc đời, số phận của cô Hạnh tiêu biểu cho

khuynh hướng sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai: luôn ám ảnh với những bi kịch về phận

người, luôn đau đáu trong những nỗi niềm vềtình yêu và sự mất mát của con người, nhất làngười phụ nữ

c Diễn biến tâm trạng:

- Ngày Hạnh là một người vợ:

+ Cô làm tất cả những gì có thể để cho ngườichồng mà cô yêu được hạnh phúc, được bình an

Cô yêu thương chăm sóc chồng từng li từng tí:tất

tả đi mua bún mỗi buổi sáng hầu hạ chồng - ngàynào cũng như ngày nào - bất kể nắng mưa -

“những hôm mưa lâm thâm, cái dáng gầy của cô

co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tôbún, chứ chẳng nhớ che đầu”; tỉ mỉ chuẩn bị

“nước tôm thật sánh, thật thơm, đỏ rực”, “thịt bònấu canh với hoa thiên lý, tô canh dìu dịu mùihương ngọt ngào”;khéo léo gọt những củ khoaingọt, dẻo nhất, hấp với lá dứa để chồng ăn lúcthức khuya đọc sách Cô nâng niu anh như một

vị thánh sống Hạnh coi chồng mình như mộtbiểu tượng của tất cả những gì cao đẹp nhất trong

Trang 23

- Hãy trình bày từng bước dẫn tới

+Sau cơn bàng hoàng, Hạnh sốt li

bì, rụng gần nửa đầu Để an ủi,

chồng cô đưa đứa con riêng sang ở

với cô Hạnh thấy thỏa mãn “cô ôm

chặt lấy cu Nhứt, như cố níu giữ cái

phiên bản của người đàn ông mà cô

tôn thờ” Điều ấy có ý nghĩa gì?

+ Sau khi cô Thắm sinh đứa con thứ

hai, cu Nhứt được đón về Hạnh lại

cô đơn, đau khổ Hãy tìm dẫn chứng

lý giải cho biểu hiện đó

cuộc đời

+ Khi biết mình không thể có hạnh phúc được

làm mẹ, Hạnh không nỡ chứng kiến vẻ buồn

thầm lặng trên khuôn mặt chồng, cô nén đau đi tìm người đàn bà để sinh con cho chồng Cô đã

chấp nhận hi sinh để chồng được bình yên Côtìm vợ bé cho chồng và chăm sóc người đàn bà

ấy khi có thai Cô đã dâng hiến tất thảy của mìnhcho chồng và hạnh phúc của chồng Cô tưởngnhư mình đã thỏa

+ Khi sự việc vỡ lở, trước nguy cơ chồng bị kiểmđiểm, Hạnh càng không chấp nhận khuôn mặtbuồn bã của chồng, bất chấp việc anh gàn đi:

“Chức hiệu trưởng là cái gì Bỏ, bỏ hết Với tôi,chỉ cần mình vui lòng Tôi chấp nhận mất tất cả”

Cô tự nhủ với lòng: “khi người ta thực lòngthương yêu nhau, có điều gì mà không thể hi

sinh” Cô tự nguyện li hôn, để chồng đến với

người khác, cô gom hết tiền mua nhà cho chồng

ở với người đàn bà kia Nhưng Hạnh không ngờ

rằng tất cả những điều đó lại đánh bật cô ra khỏichồng mình Hạnh không biết tình yêu và sự hisinh vô điều kiện ấy lại biến cô thành một sự lợidụng, lừa dối tàn nhẫn của chồng và người đàn

bà kia Hạnh trở thành xa lạ trong chính hạnhphúc, với chính vị thánh mà cô nâng niu

- Ngày Hạnh đánh mất vị trí một người vợ:

+ Sau khi li hôn với chồng, Hạnh mới bàng

hoàng nhận ra sự thực: cô chỉ là một vật thừa.

Nhưng Hạnh đau đớn mà vẫn nuối tiếc, cô không

nỡ buông tay vị thánh của đời mình

+ Sau cơn bàng hoàng, Hạnh sốt li bì, rụng gần

nửa đầu Để an ủi, chồng cô đưa đứa con riêng

sang ở với cô Hạnh thấy thỏa mãn “cô ôm chặt

lấy cu Nhứt, như cố níu giữ cái phiên bản củangười đàn ông mà cô tôn thờ” Cô yêu thương,chăm chút cho thằng bé bởi soi trong nó, cô thấyđược hình bóng của người chồng

+ Sau khi cô Thắm sinh đứa con thứ hai, cu Nhứt

được đón về Hạnh lại cô đơn, đau khổ Cô có

con chó của thằng bé để an ủi Cô soi trong conchó thấy được hình bóng của đứa bé, cũng là tìmđược mối dây liên kết với chồng, nhưng con chó

Trang 24

- Ngăy Hạnh lại trở thănh một người

vợ thì tâc giả đê khắc họa những

biểu hiện năo trong nội tđm của nhđn

vật?

+ Khi người chồng đến khuyín can,

cô tức giận, thậm chí còn nĩm khay

ấm văo người chồng Vì sao Hạnh

lại có biểu hiện như vậy?

Suy nghĩ của anh/chị về thế giới tđm

hồn vă số phận của Hạnh?

nhìn thấy cảnh vị thânh của mình đang lúi húigiặt quần âo bín vòi nước ở sđn Một loạt câcphản ứng diễn ra: “sững sờ, ngẩn cả người khôngsao nói một lời”; “một đòn giâng mạnh văo chịlăm chị quâ sức hơn bất cứ một đòn giâng năokhâc (không hiểu sao đê chịu đựng bao nhiíuđiều nặng nề, mă giờ đđy tôi lại không kham nổicâi cảnh tượng hết sức bình thường thế năy?)”;Hạnh cố gắng về đến nhă;“lăn ra khóc, khócthảm thiết, khóc như trong nhă có người chết”;

“rơi văo trạng thâi mí man, mộng mị”; chết hẳn

về tinh thần vă chết dần về thể xâc “một lần nữatôi ốm nặng, tóc rụng lả tả trín gối” Ngườichồng mă cô yíu quý, vị thânh mă cô tôn thờ lạithănh người đăn ông tầm thường trong vòng tay

người khâc Cô hoăn toăn vỡ mộng vă lđm văo

bi kịch.

- Ngăy Hạnh lại trở thănh một người vợ:

+ Sau khi vỡ mộng, nghe lời bă đồng Thơi, côkết duyín đm với một người chồng mă cô gọi lẵng Hoăng Bảy, trấn phủ tỉnh Thừa Thiín Cô

Hạnh thỏa mên, hạnh phúc Hăng ngăy cô chăm

chút, dọn dẹp cho bức tượng thờ

+ Khi người chồng đến khuyín can, cô tức giận,

thậm chí còn nĩm khay ấm văo người chồng

+ Sau đó, Hạnh lại mên nguyện, hạnh phúc,

thong dong đi chợ sắm âo dăi trảy hội, bín chồngHoăng

=> Hạnh lă người phụ nữ mang những vẻ đẹptruyền thống của người phụ nữ Â Đông: thươngchồng, giău đức hi sinh, luôn tận tụy vă hết lòngyíu thương Nhưng Hạnh cũng lă người phụ nữđầy khổ đau khi cô phải chấp nhận bi kịch vỡmộng của một điểm tựa tinh thần – người chồng,phải đi từ sự đổ vỡ năy đến một ảo ảnh khâc đauđớn hơn: người chồng trong ảo mộng Bi kịchcủa cô lă bi kịch tình yíu không lối thoât ngườiphụ nữ khao khât tình thương, ước ao nđng niumột tình cảm trọn vẹn, cao quý mă phải chịu tổnthương, mất mât

- Níu văi nĩt đặc sắc trong nghệ

thuật kể chuyện của truyện ngắn?

HS hoạt động độc lập

HS tìm dẫn chứng về câc chi tiết

2 Nghệ thuật kể chuyện:

- Lối trần thuật độc đâo, từ nhiều điểm nhìn

(điểm nhìn ngôi thứ bacủa những người hăngxóm; điểm nhìn ngôi thứ nhất từ nhđn vật Hạnh),soi rọi nĩt tính câch, số phận vă sự phức tạptrong tđm lí nhđn vật, lăm cho hình tượng côHạnh tuy bề ngoăi rất câ biệt nhưng lại có tầm

Trang 25

giàu giá trị biểu hiện nội tâm nhân

vật Hạnh, những chi tiết có sức gợi,

sức ám ảnh

GV giảng cho học sinh hiểu thêm về

nghệ thuật tạo khoảng trắng trong

tác phẩm văn xuôi sau 1975

GV hướng dẫn học sinh chốt ý về

đặc sắc của nghệ thuật trần thuật của

văn xuôi sau 1975

khái quát cao

- Xây dựng chi tiết giàu ý nghĩa:

+ chi tiết con chó bỏ về nhà chủ cũ

+ chi tiết người chồng giặt quần áo ngoài sân

+ chi tiết trăng nơi đáy giếng trong lời báo của cô

đồng như một điềm về cuộc đời của Hạnh: nhữngđiều tưởng thực mà lại là hư ảo, những điều tưởnggiả dối lại là sự thực Người chồng thực của cô lại

là chồng hờ, chồng của người khác Còn ngườichồng cõi âm mờ mịt sương khói mới là điểm tựatinh thần duy nhất của Hạnh Cuộc đời Hạnh làcuộc đời của trăng nơi đáy giếng, đẹp, dịu dàng

mà mong manh, hư ảo

- Nghệ thuật tạo khoảng trắng: kết thúc câu

chuyện là sự trơ trọi vĩnh viễn đầy ám ảnh: Hạnhyêu chồng, tôn thờ chồng, nâng anh thành vịthánh sống của tình yêu và niềm tin.Nhưngchồng cô lại là một phần của lẽ đời đầy dục vọng

và toan tính Hạnh lại tìm đến một cách giải thoátkhác: yêu chồng qua hình hài của người rơm trênbàn thơ mà cô gọi là ông Hoàng Bảy – ngườichồng thứ hai Hạnh đã rơi vào trạng thái hoangtưởng, mê man nặng trĩu Hạnh đã thực sự khôngcòn gì Cô không dám đối diện với sự thật rằng:ngôi nhà là của Phương, Phương là của Thắm,con chim là của bầu trời, người rơm là của cánhđồng và không có cái gì là của Hạnh, cả thân xáccũng không còn là của Hạnh, Hạnh đã chết rũ từlúc không còn Phương

- Khắc họa tâm lí nhân vật qua nghệ thuật độc

thoại nội tâm, nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhânvật trong nhiều chiều thời gian khác nhau: hiệntại - quá khứ; hiện thực – tâm tưởng, tạo ra mộtthế giới vô cùng phong phú, phức tạp

- Giọng điệu: đa thanh, vừa trăn trở, day dứt, vừa

chua xót, ngậm ngùi

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng

kết nội dung, nghệ thuật của tác

phẩm

- HS tổng kết giá trị nội dung và

nghệ thuật của truyện ngắn

bi kịch tinh thần của người phụ nữ

- Qua những bi kịch ấy, tác phẩm gửi gắm ýnghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc đời, về ý nghĩatồn tại của con người và cách thức quan hệ giữangười với người trong cuộc sống

Trang 26

2 Nghệ thuật:

+ Khắc họa thành công tâm lí nhân vật

+ Xây dựng chi tiết đắc địa+ Ngôn ngữ dung dị, mang đậm bản sắc xứ Huế.+ Giọng điệu đa thanh, truyền cảm

IV Củng cố:

- Thấy được những vẻ đẹp tinh thần đáng quý và tấn bi kịch của người phụ nữ

- Hiểu đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác Trần Thùy Mai

V Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà:

- Vận dụng phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu các tác phẩm truyện

ngắn: Lang Rận (Nam Cao), Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan), Nhà mẹ Lê (Thạch Lam),

Mưa (Nguyễn Huy Thiệp), Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu)

- Nộp lại sản phẩm đọc hiểu bằng văn bản

- Có kĩ năng đọc hiểu thể loại tiểu thuyết

- Biết viết bài phân tích tác phẩm trên cơ sở đọc hiểu

3 Về thái độ:

Trân trọng vẻ đẹp của khát vọng tình yêu, khát vọng sống

4 Năng lực hướng tới:

- Năng lực cảm thụ nghệ thuật

- Năng lực xử lí tư liệu, đọc hiểu tác phẩm dịch

- Năng lực giao tiếp

B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học

- Học sinh: Vở ghi, vở soạn

C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Trang 27

I Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:

II Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS

III Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

về tác giả, tác phẩm

* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- GV yêu cầu: HS dựa trên các tài liệu

tham khảo, tìm hiểu một số vấn đề về

tác giả và tác phẩm

- GV gợi ý một số câu hỏi khái quát:

+ Trình bày những nét chính về tiểu sử,

con người và sự nghiệp sáng tác của

phê bình âm nhạc trên các tờ báo La

Repubblica và La Stampa của Italia

+ Ông xuất hiện trong tư cách nhà văn với tiểu

thuyết đầu tay Castelli di rabbia (Lâu đài nổi

giận) sáng tác năm 1991 và năm 1995, nhận

được giải thưởng văn học Médicis của Phápdành cho tác phẩm văn học nước ngoài xuấtsắc nhất

+ Năm 1993, cùng với một số người bạn, ông

đã mở trường viết văn Ý Holden có trụ sở đặttại Turin – thành phố quê hương ông – vớimục tiêu nghiên cứu các kĩ thuật kể chuyệndựa trên một cái nhìn đa ngành: viết truyện,điện ảnh, sân khấu, phát thanh

- Con người: Alessandro Baricco là con ngườikhiêm cẩn, nghiêm túc trong hoạt động nghệthuật, luôn trăn trở trên hành trình khám phácon người, hướng con người đến những vẻđẹp bất tận của cuộc sống

b Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm chính: Oceano Mare (Đại dương

biển) – 1993; Seta (Lụa) – 1996; Senza sangue (Không lấm máu) – 2002

- Đặc điểm sáng tác: AlessandroBaricco là người nghệ sĩ luôn dạt dào xúc cảmvới quê hương, với con người và cuộc sống,

có thiên hướng tinh giản trong nghệ thuật kểchuyện, đẽo gọt câu chữ đến mức tối đa đểqua đó truyền tải những vấn đề có ý nghĩanhân sinh sâu sắc, những giá trị tinh túy của

Trang 28

- GV hướng dẫn HS phương pháp đọc

hiểu tác phẩm

cuộc đời

- Vị trí văn học sử: Alessandro Baricco

là “bậc thầy kể chuyện” có tầm ảnh hưởng lớn

và nổi tiếng bậc nhất ở Italia, sáng tác của ôngđược dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

2 Tác phẩm, đoạn trích:

2.1 Tác phẩm:

2.1.1 Vị trí, xuất xứ:

- Được xuất bản lần đầu tại Italia vào năm

1996 và tại Pháp năm 1997, Lụa đã nhanhchóng gây được tiếng vang lớn, trở thành mộttrong những tác phẩm bán chạy nhất ở châu

Âu, đưa tên tuổi Alessandro Baricco đến vớivăn đàn thế giới

2.1.2 Tóm tắt:

Lụa là câu chuyện về chàng trai HervéJoncour – một thương gia người Pháp buôntrứng tằm – và hai người phụ nữ, một người là

vợ chàng – Hélene Năm 1861, một dịch bệnhbùng phát tại châu Âu và tiêu hủy hàng loạttrứng tằm Để thoát khỏi tình cảnh đó, Hervé

đã lên đường đến nơi tận cùng bên kia thếgiới, đến một xứ sở trong truyền thuyết củanhững mảnh lụa chất lượng tốt nhất: NhậtBản Tại đây, một cuộc tình không lời, âmthầm và kì lạ đã nảy sinh giữa chàng vớingười thiếp của lãnh chúa địa phương – mộtngười phụ nữ có khuôn mặt của một cô gái trẻ

và đôi mắt không có dáng phương Đông.Hervé đi đến Nhật bốn lần, từ chuyến đi vìcông việc cho đến cuối cùng là những chuyến

đi trong niềm khao khát và say mê Đến khichiến tranh nổ ra ngăn cách chàng với nướcNhật, Hervé đã bị ám ảnh mãi mãi

2 Tác phẩm, đoạn trích

a Giá trị tác phẩm Lụa pha trộn những sắc

màu bí ẩn về tình yêu và cuộc sống, từ đó bộc

lộ vẻ đẹp cao thượng trong tâm hồn conngười

Trang 29

hiểu đoạn trích

* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- GV: gợi ý cho HS qua hệ thống các

câu hỏi

- Yêu cầu HS: Vận dụng Kĩ thuật Thảo

luận nhóm để thực hiện Sản phẩm là

bài thuyết trình bằng miệng

- Hoàn cảnh nào dẫn Hervé đến Nhật?

+ Định hướng cho HS tìm hiểu:

Hoàn cảnh khách quan dẫn đến chuyến

đi của Hervé? (Ở nước Pháp? Ở nước

cả của cải để báo hiệu cho một sự tàn lụi.Không một lời giải thích, cơn bão đổ ập đến,đặt mỗi một thương nhân, một cư dân của thịtrấn nhỏ Lavilledieu trước vấn đề cơ bản nhấtcủa tồn tại - sinh kế Để sống sót, người bạngià đầy uyên bác của Hervé Joncour –Baldabiou đã nói: hãy đi về phía trước, hướngđến nước Nhật, “tận chân mây cuối trời”, “chỗcùng trời cuối đất”

+ Ở nước ngoài: Từ những năm 1853 của haithập kỉ trước vắt ngang qua hai châu lục, từthời điểm nước Nhật thực sự ở “tận chân mâycuối trời”, “hoàn toàn biệt lập với phần còn lạicủa loài người, từ chối giao tiếp với lục địa vànghiêm cấm người ngoại quốc vào nướcmình”, chuyến đi của Hervé đã diễn ra Chàng

đi xuyên qua mặt đất, băng qua những khắcnghiệt, mang trên mình niềm khao khát tồn tại

và đến với những chân trời, để lại sau lưngngười vợ dịu hiền Chặng đường mà Hervé điqua trong ngòi bút tinh tế của AlessandroBaricco đã được lặp đi lặp lại: “Anh qua biêngiới gần thành Metz, đi xuyên qua vùngWurtemberg và vùng Bavière, vào nước Áo,lên thành Vienne rồi thành Budapest bằng tàulửa, tiếp tục đi đến thành Kiev Anh cưỡi ngựabăng qua hai ngàn cây số vùng thảo nguyênNga, vượt rặng núi Oural, tiến vào vùngSibérie, mất hết bốn chục ngày nữa anh mớitới hồ Baikal mà người dân địa phương gọi là:con quỷ Anh xuôi dòng sông Amour, đi dọctheo biên giới Tàu cho đến bờ Đại Dương, vàkhi tới đó anh nằm dài mười một ngày ở hảicảng Sabirk chờ đợi một con tàu của bọn buônlậu Hà Lan đưa anh tới Capo Teraya nằm ở bờbiển phía tây nước Nhật Đi bộ trên nhữngcon đường phụ, anh xuyên qua các tỉnh ThạchXuyên, Hộ Sơn, Tân Tích, vào sâu trong tỉnhPhúc Đạo và khi đến gần thành phố BạchXuyên thì anh đi vòng tránh nó bằng ngả phíađông rồi chờ suốt hai ngày một người đàn ôngmặc đồ đen bịt mắt anh lại và dẫn anh đi cho

Trang 30

tới một ngôi làng” như một ẩn dụ xuất sắc chohành trình giao thương giữa châu Âu vàphương Đông huyền bí, cho khao khát khámphá thế giới trong thẳm sâu linh hồn conngười

- Hoàn cảnh chủ quan:

+ Hervé luôn có niềm vui âm thầm là ngắmnhìn cuộc đời mình như một khán giả theo dõisân khấu, như một người thường, lặng lẽ,ngắm một ngày mưa Cuộc đời anh trôi nổigiữa những trứng và tằm, giữa mua và bán + Chuyến viễn du đến Nhật Bản đối với anh làmột cơ hội đổi thay trong nhịp đời chầmchậm, để anh được mở mang cuộc đời củachính mình Có lẽ thế mà Baricco đã để hồBaikal xuất hiện trong tâm thức lần đầu anh đi

qua với tên gọi: biển – biểu trưng cho những

chân trời mới, cho những giấc mơ đầy nắnghơn miền quê mà anh đã sống

+ Trong chuyến đi này, bằng một ánh mắt,không lời, không tiếng động, anh đã rơi vàonỗi ám ảnh tận cùng với người thiếp của lãnhchúa ngôi làng anh mua trứng tằm Phải chăng

vì thế mà lần thứ hai anh đến Nhật, hồ Baikal

lại hiện diện qua một tên gọi khác: con quỷ

-quỷ của nỗi ám ảnh, -quỷ của những niềm say

mê không lời, không duyên cớ, báo hiệu trướcnhững huyền bí sẽ theo anh trong suốt cuộcđời

* Hình ảnh người thiếu phụ Nhật Bản:

- Ngoại hình, hành động:

+ Người thiếu phụ thường xuất hiện, điểmxuyết “Đôi mắt nàng không có dáng phươngĐông, và khuôn mặt nàng là khuôn mặt củamột cô gái trẻ”

+ Với dáng hình chậm rãi, với những cử chỉnhẹ nhàng, cuộc tình không lời giữa nàng vớingười thương nhân người Pháp đã diễn ra,trong chiếc găng tay rơi nhẹ bên mặt hồ; tronghơi ấm mơn man trên da thịt của đôi bàn tay –lụa và ngay tại miếng giấy run rẩy chữ nàydưới chữ kia, mực đen – chữ Nhật

- Vẻ đẹp của người thiếu phụ:

+ Nàng là thứ lụa đỏ rực như ngọn lửa, cuốnhút, quyến rũ, như thể thuộc về anh từ hàng

Trang 31

ngàn năm trước, lộng lẫy mà hư ảo

+ Nàng là niềm ao ước của Hervé về cuộc đời,

bởi người thiếu phụ ấy không chỉ là một

người đàn bà với vẻ đẹp tinh khôi, ẩm ướt và

mềm mại; mà còn là lụa, là tương lai của cả

thị trấn và sự sống cho hàng ngàn con người;

mà còn là một vùng đất mới của văn hóa Á

Đông huyền bí đang vẫy gọi cách mạng côngnghiệp Âu châu

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Nội dung 3: Tâm trạng của Hervé

Nội dung 4: Mạch truyện sau đó

xa xôi

+ Anh tìm đến Bạch nương – người đàn bà

Nhật giữa đất Pháp Tờ giấy nhỏ “Trở lại,

không tôi chết mất” qua Bạch nương đã đến

với Hervé, đằm vào tâm khảm, để anh – dùlưỡng lự, vẫn sẵn sàng trở lại Nhật Bản + Chuyến đi lần thứ ba của Hervé diễn ra Lầnnày, hồ Baikal lại xuất hiện với một tên gọi

khác: người cuối cùng, mang theo giấc mộng

ấp ủ của anh về người con gái Nhật đầy bí ẩn

- Ở Nhật Bản: Chiến tranh đã diễn ra ngay

trên chính ngôi làng mà anh ở và mua trứngtằm

* Mối tình của Hervé và người thiếu phụ Nhật Bản:

- Hình ảnh ẩn dụ cánh chim và chuồng chim:

+ Chiến tranh nổ ra, hàng ngàn con chim sổlồng và bay trên bầu trời Không phải ngẫunhiên mà Baricco đã để cho hình ảnh cánhchim và chuồng chim xuất hiện nhiều lầntrong tác phẩm Tại cuộc trò chuyện với lãnhchúa Nguyên Mộc, Hervé biết nhìn cánh chimbay để biết tương lai, hậu vận là bài học đầuđời của những người dân nơi đây Anh nhớ, ở

Trang 32

+ Ở lần này, những chuồng chim hoàntoàn trống trơn, cánh mở toang, và bên cạnh

đó, một người đàn bà - “Đôi mắt nàng không

có dáng phương Đông, và khuôn mặt nàng làkhuôn mặt của một cô gái trẻ” Như lờiNguyên Mộc về những con chim “chúng sẽquay về đây, đâu dễ gì cưỡng lại sự cám dỗ lôikéo ta quay về” và hình ảnh khi Hervé rờilàng, “những cánh cửa đã được khép kín, bêntrong, hàng trăm con chim bay qua bay lại,như núp tránh trời cao” là bức ngụ ngôn lớn

về cuộc đời Nhân sinh như cánh chim bay,mỏi cánh sẽ trở về chốn nghỉ Tự do vẫy vùngđôi khi không phải là ước muốn ở hồi kết mà

đó sẽ là sự cám dỗ của một chốn trở về.Nhưng chốn trở về của con người đôi khikhông phải thứ ta đã sở hữu, không phải nơi

mà ta đã ở mà là những gì ta đang trải qua,lộng lẫy mà hư ảo, như chính mối tình củaHervé và người thiếu phụ

- Hình ảnh đêm tình:

+ Ngay trong đêm, nàng đến với một

cô gái trẻ, xa lạ, một người phương Đông.Nàng đặt bàn tay anh lên đôi tay của cô gái trẻ

để rồi đi như chạy

+ “Đêm hôm ấy, trong căn phòngkhông có ánh sáng, anh cảm nhận cái đẹp củathân thể nàng [ ] anh làm tình với nàng hànggiờ để cho nàng dạy anh sự chậm rãi, khoanthai mà tới bây giờ anh không biết Trongbóng tối, thực không hề gì làm tình với nàng,

và không làm tình với nàng” Nàng dâng hiếnmình cho Hervé, qua một người khác Anh,cũng trong thân thể khác, cảm nhận thấy vẻđẹp của nàng – cái đẹp của lụa, êm dịu, chậmrãi, cái đẹp mà anh chưa từng biết, chưa từngthấy

* Tâm trạng của Hervé:

Trang 33

- Nêu một số nét đặc sắc trong nghệ

thuật kể chuyện của đoạn trích?

HS hoạt động độc lập

“đâu có mục đích nào khác hơn là lạc một lối

về”, như chính anh đã lạc bước trên cuộc đời

của chính mình

- Khi trở về Pháp:

+ Anh mệt mỏi vô hạn, nóng nảy, vội vã đếnnỗi Hélene phát sợ Anh băng qua nhữngtháng ngày chán nản, khép kín, với những dày

vò và ám ảnh trong tâm trí

+ Hervé quyết định xây một công viên, vớinhững hình vẽ kì quặc, với ao ước dựng lênmột cái lồng chim của nước Nhật xa xôi, nơi

đã vĩnh viễn chôn vùi trái tim anh

* Mạch truyện kế tiếp:

- Lặng lẽ và trầm lắng như một bức tranh tĩnhvật nhưng chồng xếp bao mạch ngầm sự sống,

Lụa bung nở bao ẩn ức trong tâm hồn Hervé

để rồi ngân lên giai điệu cuối cùng Chuyến đi

lần thứ tư đến Nhật, băng qua hồ Baikal: ông

thánh với niềm hi vọng mong manh về tình

yêu và cuộc đời đã vĩnh viễn khép lại Đến tậnphút cuối cùng, Hervé cũng chỉ nhìn thấy lụa– những tấm vải tuyệt đẹp, hàng ngàn sắcmàu, cam, trắng, bạc, màu đất son - nhưngkhông một khe hở Hàng triệu con tằm chết

Anh cũng đã chết Anh hiểu “đó là một nỗi

đau khổ lạ lùng, chết vì luyến tiếc não nùng một cái gì mà ta chưa bao giờ sống qua”

- Tất cả cứ đằm lại cho đến giai điệu của láthư cuối cùng ngân lên, lá thư mang trongmình vẻ đẹp của lụa – cái đẹp đằm thắm, nồngnàns và cao thượng nơi người phụ nữ Á Đônggiao hòa trong người phụ nữ phương Tây khátkhao sở hữu sức quyến rũ của những ngườiphụ nữ phương Đông Bảy trang lụa, bảy dòngtâm sự dồn nén dưới vỏ bọc của người khácgiúp Hélene biểu lộ những khát vọng lưuluyến: được yêu, được sở hữu, dù chỉ một lần,

dù chỉ trong hình dung, để mối tình của mìnhsống mãi, bất diệt

2 Nghệ thuật kể chuyện:

- Cốt truyện được đẽo gọt tinh tế, Lụa gói gọn

trong những chương sách gọn nhẹ như mộtbài thơ

- Tác phẩm trần thuật theo ngôi thứ ba, điểmnhìn người kể khách quan với dung lượngngắn gọn

Trang 34

- Thoại ít, những lời bình, ngôn ngữ nhân vậtdường như được cô đọng đến tận cùng mà vẫn

đủ sức truyền tải những vấn đề đầy ý nghĩacủa tình yêu, như tình yêu là sự bình đẳng của

cuộc sống, và với Lụa, kẻ thù của tình yêu là

không gian và văn hóa Không gian xóa mờnhững khả năng để gắn kết, văn hóa chia cách

cơ hội để cắt nghĩa, để giải đáp Ngắn gọn,hàm súc, không cần ngôn từ, không cần đốithoại, tình yêu và nỗi ám ảnh của nó trong

Lụa vẫn day dứt suốt mấy chục năm cuộc đời

của các nhân vật Đó chính là nghệ thuật kểchuyện quyến rũ của Alessandro Baricco

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết

nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

- HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ

thuật của đoạn trích

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS

chốt ý

III Tổng kết:

1 Nội dung:

- Lụa là một câu chuyện tình có ý nghĩa nhân

sinh sâu sắc: ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tìnhyêu giữa người với người, ẩn trong tác phẩm

là sự khám phá mạnh mẽ của nhà văn về conngười, với những cung bậc tâm trạng phức tạp

và những ẩn ức tâm lí đầy bí ẩn

- Tiểu thuyết không chỉ có ý nghĩa nhân đạo

mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc, đằng sautình tiết một chuyện tình chính là khung cảnhcủa cuộc giao thoa văn hóa Á - Âu

2 Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, thấm đẫm chấtthơ

- Nghệ thuật kể chuyện mới lạ

- Giọng văn nhẹ nhàng, trầm lắng

IV Củng cố:

- Nắm được vẻ đẹp của những trạng thái tâm lí phức tạp và khát vọng tình yêu củacác nhân vật trong đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung

- Hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

V Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà:

- Vận dụng phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu các tác phẩm

tiểu thuyết nước ngoài: Bay trên tổ chim cúc cu (Ken Kesey); Chiến tranh không có khuôn

mặt phụ nữ (Svetlana Alexievich)

- Nộp lại sản phẩm đọc hiểu bằng văn bản

2 Học sinh thực hành đọc hiểu tác phẩm văn học

Trang 35

Đọc hiểu: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

+ Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập

để dạy học cho các công chúa và cung phi Sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôiviệc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến khi qua đời

- Con người: Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ học thức, tài ba, đại diện cho tinhthần tao nhã của giới Nho sĩ đương thời

1.2 Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm chính: Qua đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớnhà

- Đặc điểm sáng tác:

+ Thơ bà phần lớn viết về thiên nhiên, đậm đà lòng nhớ thương quá khứ vàng son

đã một đi không trở lại Ý ngụ đó đã khiến các nhà phê bình văn học sau này xếp bà vàonhững thi sĩ có khuynh hướng tình cảm và có tính cách “hoài cổ”

+ Khác với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan có xu hướng Đường hóa thơĐường Hình ảnh và ngôn ngữ thơ bà không giản dị, thuần Nôm mà trang trọng, cổ điển vàđằm thắm, đầy ý nhị

- Vị trí văn học sử: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài hoa bậcnhất của văn học Việt Nam

- Bài thơ là những tâm sự u hoài của Bà Huyện Thanh Quan về quá khứ vàng son

đã một đi không trở lại, qua đó thể hiện tình yêu nước sâu sắc của tác giả

3 Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:

Đọc hiểu theo đặc trưng thi pháp – thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Trang 36

II Đọc hiểu:

1 Hai câu đề: Tiếng than về lẽ phế hưng, đổi thay trong cuộc đời:

“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương”

- Câu thơ đầu:

+“Tạo hóa”: là con tạo, ý chỉ trời đất

+ “Hí trường”: sân khấu, nơi mua vui diễn tuồng, diễn kịch thời xưa

+ Hai tiếng “gây chi” vừa là lời trách móc song cũng là lời than thở của nhà thơ về

sự vô tình của thời gian, guồng quay của lịch sử đã làm đổi thay bao cảnh vật, bao cuộcđời Câu thơ là tiếng thở dài ngao ngán của Bà Huyện Thanh Quan, mở đầu cho những tâmtrạng, suy ngẫm trong cả bài thơ

- Câu thứ hai:

+ “Tinh sương”: là năm tháng

+ Từ láy “thấm thoắt” gợi tả sự vận động nhanh chóng của thời gian Thời gian cứvận tuần hoàn, mà sự tuần hoàn của nó khiến cho con người không khỏi bàng hoàng, xót

xa

Chốt ý: Hai câu đầu là tiếng than u buồn về sự biến thiên trong cuộc đời của thi sĩ,

hé mở cảm xúc chủ đạo của bài thơ

2 Hai câu thực: Cảnh hoang tàn của kinh thành xưa:

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

- Câu đầu: Cảm nhận về sự đổi thay của con người:

+ Xưa kia, nơi mảnh đất đô hội này nhộn nhịp bởi người đi kẻ lại, những xe ngựarộn ràng, tấp nập Nhà thơ không kể ra cụ thể đối tượng của những chiếc xe mà chỉ bằnghình ảnh “xe ngựa”, tác giả đã gợi ra được không khí vui tươi, nhộn nhịp của một cuộcsống yên vui, phát triển

+ Nhưng, đó cũng chỉ là những hồi tưởng của nhà thơ, còn thực tại lại chỉ có “hồnthu thảo” – hồn ngọn cỏ thu tàn úa, gợi ra không khí của sự chia li, của phút giây li biệt.Con người chỉ còn sự cô tịch, lặng lẽ và nỗi nuối tiếc không nguôi

- Câu thứ hai: Cảm nhận về sự đổi thay của kinh thành:

+ Thăng Long trong kí ức của nhà thơ là một mảnh đất tươi đẹp, nơi phồn hoa đôhội, kinh đô của biết bao triều đại với những đền đài, lầu các nguy ca tráng lệ Điều nàycàng có ý nghĩa hơn khi nhà thơ vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất kinh thành, thấu hiểu

rõ mọi sự phát triển của kinh thành xưa

+ Giờ đây, những lầu son gác tía, đình đài cũng chỉ còn là “nền cũ” hoang tàn, ubuồn trong “ánh tịch dương” – ánh chiều tà đang dần khuất bởi chiến tranh loạn lạc, bởi sựđổi thay nhanh chóng của triều đại

Chốt ý: Nghệ thuật đối trong hai câu thực, với hai cặp hình ảnh sóng đôi “xe ngựa”

- “lâu đài”, “hồn thu thảo” – “bóng tịch dương” cụ thể hóa cho sự biến thiên của con người

và cảnh vật được gợi ra từ trong hai câu đề Hai câu thơ gợi ra tấm phông nền tàn tạ của bàithơ, thể hiện nỗi niềm hoài cổ chất chứa trong lòng nữ sĩ

Trang 37

3 Hai câu luận: Nỗi đau u uẩn về cuộc đời

“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương”

+ Các phó từ “vẫn, còn” mang ý nghĩa khẳng định mãnh liệt vào sự bất biến của sựvật thiên nhiên “đá” và “nước”

- Ý nghĩa:

+ Lấy cái bất biến “vẫn trơ gan", “còn cau mặt” của đá và nước, nhà thơ đã làm nổibật nỗi đau đớn của mình về sự biến thiên của triều đại Nỗi đau của con người hòa vàotrong nỗi đau của trời đất Phép đối chặt chẽ, cách sử dụng, từ Hán Việt (tuế nguyệt, tangthương) tinh tế, đã làm tăng chất súc cảm của vần thơ

+ Hình ảnh “đá” và “nước” thể hiện niềm tiếc thương của nhà thơ về con người và

kinh thành Thăng Long trong một thời vàng son, huy hoàng đã một đi không trở lại Chốt

ý: Bằng phép đối chặt chẽ và việc sử dụng nhuần nhuyễn các từ Hán Việt, Bà Huyện

Thanh Quan đã gửi gắm nỗi đau đớn, niềm tiếc thương vô hạn của mình với dĩ vãng đãqua

4 Hai câu kết: Cảm xúc hoài cổ:

“Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”

- Câu thơ đầu:

+ “Gương cũ”: là trang đời, là lịch sử

+ “Kim cổ”: là xưa và nay

+ Câu thơ “ngàn năm gương cũ soi kim cổ”: khẳng định chuyện lịch sử qua hàngngàn năm soi vào cả quá khứ và hiện tại

- Câu kết:

+ “Cảnh đấy”: là “lối xưa”, là “nền cũ”, “hồn thu thảo”, “bóng tịch dương”, là “đá”

và “nước”, những sự vật, cảnh vật quen thuộc của chốn kinh thành xưa

+ “Người đây”: là nhân vật trữ tình trong bài thơ, ngụ ý cho nữ sĩ

+ “Đoạn trường”: là đứt ruột, gợi tả một nỗi đau lớn

+ Câu thơ bộc lộ nỗi đau đớn của nhà thơ trước cảnh hoang phế của kinh thànhThăng Long Ngàn năm lịch sử chỉ qua trong thoáng chốc, cuộc đời luôn biến thiên, luônvận động từ xưa đến nay Nhưng nỗi niềm hoài cổ, tiếc thương cho quá khứ, cho kinhthành xưa vẫn còn nguyên vẹn và là tiếng đau xé lòng của nhà thơ

Chốt ý: Hai câu thơ là tâm sự hoài cổ được dồn nén đến đỉnh điểm, thành tiếng đau

xé lòng của nữ sĩ trong toàn bài Đồng thời, đây cũng là mạch cảm hứng chủ đạo không chỉ

Trang 38

riêng trong Thăng Long thành hoài cổ mà còn ở nhiều sáng tác khác của Bà Huyện ThanhQuan

- Ngôn ngữ tao nhã, trang trọng, sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính

- Giọng thơ trầm lắng, suy tư

Đọc hiểu: TRANH LÕA THỂ

+ Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học yêu nước ở tỉnh Quảng Ngãi.+ Tài năng của Bích Khê bộc lộ khá sớm Ông làm thơ từ lúc 15 tuổi (1931), theo

các thể cổ điển như Đường luật, từ khúc, hát nói, đăng trên các báo Tiếng dân (Huế), Phụ

nữ tân văn (Sài Gòn) và Đông Tây (Hà Nội).

+ Năm 1937, ông mắc bệnh lao phổi và phải điều trị và dưỡng bệnh tại quê nhàtrong một thời gian dài

+ Năm 1941, Bích Khê dạy học ở Huế Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở vềThu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Năm 1946, ông mất tạitỉnh Quảng Ngãi

- Con người: Bích Khê là một tài năng thơ độc đáo, luôn tha thiết với cuộc sống,với tình yêu Chân thành, đằm thắm đến cuồng nhiệt, ông đã mang đến cho đời bao vần thơđầy nhục cảm mà hết sức đẹp đẽ, thuần khiết

Trang 39

1.2 Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm tiêu biểu: Tinh Huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (tập hợp khoảng 100 bài

thơ Đường luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936)

- Đặc điểm sáng tác:

+ Thơ Bích Khê mang rõ phong cách Trường thơ Loạn Tính chất tượng trưng làđặc điểm quán xuyến toàn bộ thơ Bích Khê Tính tượng trưng tạo nên những ảo giác,những say đắm, đê mê: cái chết rùng rợn thành hương sắc, khoái cảm xác thịt trở thành ghêrợn Bích Khê sử dụng nhuần nhuyễn bút pháp tượng trưng, pha trộn trong đó là nhục cảm

và cuồng loạn với tình yêu, với cuộc đời

+ Thơ Bích Khê giàu tính nhạc, ngôn ngữ gợi cảm, tinh tế

- Vị trí văn học sử: Bích Khê là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong tràoThơ mới và thơ ca hiện đại Việt Nam

2 Tác phẩm:

2.1 Vị trí, xuất xứ:

- Tranh lõa thể là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác và cảm hứng chủ đạo

trong thơ Bích Khê: khát khao nhục cảm đến điên loạn

- Bài thơ rút từ tập Tinh huyết (1939)

2.2 Ý nghĩa nhan đề: Tranh lõa thể: bức tranh thể hiện vẻ đẹp thân thể người phụ

nữ, qua đó gửi gắm khát vọng của Bích Khê về cái đẹp – một cái đẹp đầy nhục cảm, saysưa và cuồng nhiệt

2.3 Giá trị:

- Ca ngợi thân thể của người phụ nữ, tôn vinh con người và cái đẹp

- Thể hiện ý thức nhân bản của Bích Khê

3 Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:

Tranh lõa thể của Bích Khê được đọc hiểu từ góc độ mĩ học, xem xét tác phẩm văn

chương ở khía cạnh ý thức thẩm mĩ và hành động thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo Cái nhìn

mĩ học mang lại ưu điểm là vừa thể hiện chức năng xã hội vừa xác định đặc điểm nghệthuật của tác phẩm

II Đọc hiểu:

1 Mĩ học thơ Bích Khê là cái đẹp của thiên tính nữ:

1.1 Hình tượng thiên nhiên – nhục cảm:

*Hình tượng thiên nhiên:

+ Thiên nhiên là nguồn cảm hứng cũng là đề tài quen thuộc trong thơ Bích Khê + Tuy nhiên, thiên nhiên trong thơ ông không chỉ mang vẻ đẹp vốn có của nó màcòn có nét độc đáo riêng: thiên nhiên mang thiên tính nữ, đầy nhục cảm

* Cảm quan của Bích Khê:

+ Bằng con mắt tương giao, Bích Khê đã cảm nhận mọi sự vật trong sự quyện hòa,nồng thắm ở âm thanh, sắc màu Thiên nhiên tràn ngập trong giai điệu du dương, trầmbổng của tình ái Thiên nhiên giao hòa cùng dáng vẻ gợi cảm của con người: “Dáng tầmxuân uốn trong tranh Tố Nữ/ Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này”

Trang 40

+ Thiên nhiên hội tụ nơi hình ảnh Trăng Trăng xuất hiện trong những câu thơ lộnglẫy: “Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc/ Vài chút trăng say đọng ở làn môi” Trăng trongthơ Bích Khê lại là cái đẹp lộng lẫy, kiều diễm đầy nhục cảm, đánh thức mọi giác quantình ái mà vẫn đầy thanh khiết, trắng trong Đó là sự tương giao tổng thể, tương giao giữathiên nhiên, con người, giữa thơ, họa, nhạc, giữa hương vị và hình sắc, giữa mọi giác quan.

1.2 Hình tượng người thiếu nữ - dục tính:

* Hình tượng người thiếu nữ:

+ Người thiếu nữ là một hình ảnh quen thuộc trong văn học trung đại, nhất là ởphong trào thơ Mới

+ Là một trong những đại biểu thơ Mới, Bích Khê viết nhiều về vẻ đẹp của thiếu

nữ, nhưng đó không phải người thiếu nữ cụ thể, xác định mà là nàng Thơ hóa thân thànhthiếu nữ, là cái đẹp của người thiếu nữ nói chung Bởi thế, gọi người con gái, Bích Khêdùng rất nhiều danh xưng: là “nàng”, là “tiên nương”, là “giai nhân”, rất hoa mĩ và tình tứ:

“Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ/ Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?

* Cảm quan của Bích Khê:

- Người thiếu nữ trong thơ Bích Khê gắn liền với cái Đẹp, với cái Dâm Đẹp tức là

“lõa thể”, là dục tính Cái đẹp trong thơ Bích Khê là cái đẹp của thân xác người thiếu nữ,gợi cảm, khiêu dâm, rất lạ và độc đáo:

+ Với cái nhìn tượng trưng, siêu thực, nàng thơ của Bích Khê mang vẻ đẹp của

“tiên nương”,“da nàng tuyết điểm”, nhan sắc nàng lên hương, mắt nàng long lanh “ngờichâu rung”, “mừa tựa một giai nhân” Đứng trước “tiên nương”, thi sĩ chỉ biết “run runhãm lại cánh hồn si”, chỉ biết “miên man uống lại mộng quỳnh dao” để chới với, để đê mêcùng với nàng

+ Yếu tố thiên tính nữ đậm đặc tỏa ra từ cái đẹp tinh khiết, trong trẻo mà gợi dụccủa người thiếu nữ thi sĩ hằng kiếm tìm và khát khao chìm đắm Đó là cái đẹp tinh túy củađất trời, một tuyệt tác của tạo hóa “lồ lộ một tòa hoa nghiêm động” mà “bóng thời gianphải quỵ dưới chân nàng”

- Trên cái đẹp xác thịt đầy dục tính, Bích Khê tập trung vào đôi vú - đường cong

nhạy cảm của đàn bà, nét tính nữ độc đáo nhất của người thiếu nữ: “Hai vú nàng ! Hai vú nàng ! chao ôi/ Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng”

+ Với Bích Khê, đôi vú của người thiếu nữ là nguồn thơ, dòng “sâm” sáng tạo.Chính vì thế, thi sĩ làm thơ, tức là “nút” vú, nút cho đến no nê, đến tràn trề, cho thỏa mãntinh chất của người thiếu nữ

+ Trong cảm xúc ấy, tâm hồn con người được thăng hoa “xuống muôn đợt rồi baylên tột bực”, được sáng tạo, và nghệ thuật được bừng cháy đến tận cùng

Chốt ý: Mĩ cảm về thiên tính nữ là nét đặc sắc trong bài thơ Tranh lõa thể nói riêng

và thơ Bích Khê nói chung Với sự khám phá cái đẹp của thiên tính nữ nơi hình tượngthiên nhiên và người thiếu nữ, thơ Bích Khê – dù nói về cái đẹp hình thể, vẻ đẹp dục tính

mà không hề khiêu dâm, vẫn trắng trong, ngọt lành và tình tứ Đó là cái đẹp đầy nhân bản,tôn vinh con người

2 Ngôn ngữ, giọng điệu

- Ngôn ngữ:

+ Ảnh hưởng bởi lối thơ tượng trưng của Pháp và ý thức về thiên tính nữ, hằn trong

Tranh lõa thể là thứ ngôn ngữ thân thể Nhưng ngôn ngữ của Bích Khê không thô tục, mà

Ngày đăng: 12/12/2018, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc – hiểu và dạy học đọc hiểu, Thông báo khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5, tháng 4/2004 Khác
2. Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm, 2014 3. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo Dục Khác
4. Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học Ngữ Văn ở THCS, NXB Đại học Sư Phạm, 2006 Khác
5. Phạm Thị Thu Hương, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2012 Khác
6. Phạm Thị Thu Hương, Dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông – một cái nhìn hướng ra thế giới, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Đại học Sư phạm Khác
7. Phan Trọng Luận, Văn học nhà trường,những điểm nhìn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
8. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương – bạn đọc – sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
9. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường – nhận diện, tiếp cận, đổi mới, NXB Đại học Sư phạm Khác
10. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Khác
11. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, NXB Giáo dục, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w