1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

42 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 9,53 MB

Nội dung

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt từ A tới Z, giúp người bệnh hiểu rõ hơn nguyên nhân để có thể điều trị kịp thời. PP mô tả chi tiết từ cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt đến những nguy cơ mắc phải, chế độ ăn, hướng dẫn cách phòng ngừa và luyện tập sức khỏe.

Trang 2

NHÓM THỰC HIỆN

Trang 3

ĐỀ TÀI:

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Trang 4

ĐẠI CƯƠNG

 Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu kinh ra ngoài hàng tháng có tính chu kỳ đều đặn do bong niêm mạc tử cung.

 Bình thường người phụ nữ bắt đầu hành kinh vào tuổi 13 đến 16 và mãn kinh vào tuổi 45 – 50.

 Vòng kinh trung bình từ 23 – 25 ngày, số ngày thấy kinh từ 3 – 5 ngày.

Trang 5

ĐẠI CƯƠNG

 Máu kinh không đông, ra một cách tự nhiên, không đau.

 Khi mất những tính chất trên gọi là rối loạn kinh nguyệt.

 Nhưng cũng có khi người phụ nữ vẫn hành kinh đều đặn, lượng máu ra trung bình và không

có triệu chứng gì kèm theo mà vẫn là rối loạn kinh nguyệt.

Trang 6

Đại cương

 Rối loạn kinh nguyệt gồm những vòng kinh không phóng noãn, kinh thưa, kinh mau, cường kinh, thiểu kinh, vô kinh, thống kinh, rong kinh.

 Sự rối loạn kinh nguyệt này có nhiều nguyên nhân khác nhau

 Hậu quả của nó ảnh hưởng tới sinh hoạt, vô sinh, đôi khi có thể tử vong do mất máu.

Trang 8

2.1 Kinh mau

 Vòng kinh ngắn dưới 22 ngày, chu kì kinh ngắn Kinh mau là một nguyên nhân gây vô sinh hay dễ bị xảy thai

2.2 Kinh thưa

 Vòng kinh dài >35, bình thường từ 22 – 25

 Lâm sàng không gây khó chịu cho bệnh nhân, nguyên nhân do thời điểm rụng trứng chậm, đôi khi có khả năng gây

khó thụ tinh Đây là lĩnh vực chuyên khoa sâu cần làm nhiều thăm dò để chữa vô sinh

Đại cương

2 BẤT THƯỜNG Về vòng kinh

Trang 9

Vô kinh nguyên phát

Vô kinh thứ phát

Đại cương

Vô kinh

Trang 10

Nguyên nhân:

- Hiện tượng mất kinh sinh lý: do có thai, đang cho con bú, mãn kinh ở tuổi già

- Tổn thương hay bất thường về giải phẫu ở bộ phận sinh dục:

+ Màng trinh bít kín, không có âm đạo dẫn đến bế kinh, máu kinh ứ lại trong âm đạo hay trong tử cung không ra được.+ Cổ tử cung bị viêm dính, máu kinh ứ lại trong buồng tử cung

+ Niêm mạc tử cung bị tổn thương do nạo, nhiễm trùng xơ hóa

+ Buồng trứng: không có buồng trứng hoặc bị xơ hóa

+ Không có tử cung

Đại cương

Trang 11

- Bệnh lý nội, ngoại khoa:

+ Ngoại khoa: đã bị cắt bỏ tuyến yên, buồng trứng hoặc tử cung.

+ Nội khoa: các bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi, thương hàn, quai bị,… nhiễm trùng cấp tính như lao, thấp tim, viêm thận, viêm gan,…

+ Những bệnh tâm thần kinh: stress căng thẳng, tác động lên thần kinh, quá lo lắng, sợ hãi.

+ Hệ thông nội tiết: suy tuyến yên, cường giáp, suy giáp,…

- Biểu hiện lâm sàng:

+ Vô kinh nguyên phát: >18 tuổi không thấy hành kinh.

+ Vô kinh thứ phát: đã sinh đẻ hay đã hành kinh nhưng nay không thấy.

Đại cương

Trang 12

3.1 Kinh ngắn

- Trong khoảng này, chu kỳ phổ biến nhất thường là 28 – 35

ngày Số ngày hành kinh trong mỗi kỳ kinh được tính trung

Trang 13

Đại cương

3.2 Rong kinh

• Kinh nguyệt đúng chu kỳ, lượng máu kinh bình thường hoặc

nhiều hơn bình thường và kéo dài trên 7 ngày Lượng máu kinh

trong một kỳ kinh tiết ra trên 80ml và thường có đi kèm với

hiện tượng đau bụng kinh

• Cần phân biệt với rong huyết: rong huyết là hiện tượng ra máu

bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Trang 14

3.2 Rong kinh

 Nguyên nhân:

 Rối loạn hoạt động nội tiết ở tuổi trẻ, tiền mãn kinh.

 Do viêm niêm mạc tử cung sau sẩy đẻ.

 U xơ tử cung, polip buồng tử cung.

 Bệnh gây rối loạn đông máu: Hemogenia, bệnh về gan thận.

 Lâm sàng: hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, dẫn đến hậu qủa thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Đại cương

Trang 15

Đại cương

4 BẤT THƯỜNG Về lượng kinh

4.1 Kinh nhiều

- Lượng máu > 200g/ml

4.2 Kinh rất nhiều ( cường kinh)

- Cường kinh là số ngày hành kinh có thể không thay đổi nhưng lượng kinh ra rất nhiều

- Hiện tượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường (bình thường không quá 100ml/ngày) thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày)

- Cần phân biệt với băng huyết: là hiện tượng chảy máu nhiều không liên qua đến chu kỳ kinh nguyệt( > 500ml/ngày)

Trang 16

Đại cương 4.BẤT THƯỜNG Về lượng kinh

4.2 Kinh rất nhiều ( cường kinh)

+ Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (bẩm sinh)

+ Bệnh mắc phải: viêm gan virus, xơ gan teo

+ Bệnh thực thể ở tử cung: Poplyp tử cung, u xơ tử cung

+ Bệnh nội tiết: cường estrogen ở tuổi dậy thì

Trang 17

Đại cương 4.BẤT THƯỜNG Về lượng kinh

4.2 Kinh rất nhiều ( cường kinh)

Triệu chứng lâm sàng:

Khi hành kinh bệnh nhân thấy lượng máu ra rất nhiều, máu màu đỏ tươi lẫn máu cục

Hậu quả: hốt hoảng, khó thở, chân tay lạnh, vã mồ hôi, ngất

Điều trị:

 Nằm nghỉ, truyền máu.

 Nạo tử cung để cầm máu.

Trang 18

Đại cương 4.BẤT THƯỜNG Về lượng kinh

4.3 Thiểu kinh

- Là lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml, dựa trên lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc

không dùng hay thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

- Nếu là nguyên phát từ khi còn nhỏ tuổi là bình thường, nếu là thứ phát xuất

hiện sau đẻ hay sau nạo thai thì thường là do dính tử cung.

- Cách điều trị là nong buồng trứng tử cung để chống dính bằng những biện

pháp chuyên khoa tùy theo bệnh nhân.

Trang 19

ĐẠI CƯƠNG

5 BẤT THƯỜNG Về PHÓNG Noãn

5.1 Vòng kinh không phóng noãn.

- Tức là vòng kinh chỉ có 1 giai đọan hay vòng kinh 1 thì kinh không phóng noãn hay gặp ở những vòng kinh đầu của tuổi dậy thì và trong thời kỳ tiền mãn kinh hơn so với tuổi khác

- Ngoài ra vòng kinh không phóng noãn có thể do dùng thuốc

5.2 Vòng kinh khó phóng noãn.

- Tức là phóng noãn rải rác hay phóng noãn không đều

Trang 20

6.1 Hội chứng căng nặng trước kinh

Bệnh nhân có cảm giác nặng nề, có khi có nôn mửa, cương ngực, đau đầu

vú, đau đầu, nặng bụng dưới, nổi mụn trứng cá.

7.1 Thống kinh

Là hiện tượng đau bụng ở phụ nữ khi hành kinh Hầu như người phụ nữ nào

trong thời gian hành kinh cũng cảm thấy khó chịu, do tử cung phải co bóp để

tống máu kinh ra ngoài, người mệt mỏi, tức nặng bụng dưới

ĐẠI CƯƠNG

6.BẤT THƯỜNG Về cảm giác

Trang 21

1. STRESS

Khi chị em căng thẳng trong công việc, ốm đâu nhiều ngày có thể

khiến cho chị em cảm thấy stress rối loạn ăn uống hoặc ăn uống không

đều độ, dùng chất kích thích sự ảnh hưởng của các loại hormone này sẽ

là nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và rối loạn kinh

nguyệt

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Trang 22

2 Hội chứng buồng trứng đa năng

Hiện tượng này sẽ diễn ra ở phụ nữ trong độ sinh sản Khi đến

độ tuổi này, buồng trứng có thể sinh sản ra các năng làm tăng lượng

estrogen trong cơ thể làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong

ra làm rối loạn kinh nguyệt

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Trang 23

3 Chế độ dinh dưỡng: Những chị em có ăn uống không điều độ và không đủ chất dinh dưỡng sẽ cản trở sự khích thích não tiết ra estrogen,

làm cho hàm lượng esreogen thấp và không làm rụng trứng.

4 Tuổi tác: Những chị em có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai và cho con bú, giai đoạn tiền mãn

kinh và mãn kinh Vì khi chị em trong giai đoạn này, lượng estrogen biến động nhiều, làm mất cân bằng dẫn đến nội tiết tố cũng bị mất cân bằng.

5 Những nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối

loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số bệnh khác.

Trang 24

DẤU HIỆU GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

1 Màu sắc của da bị thay đổi:

- Da sẽ bị xám xịt và xuất hiện các vết nám hoặc vết rạn chân chim…chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi ở bên

trong cộng với tác động của ngoại cảnh.

2 Chỉ số BMI cũng bị thay đổi thất thường:

- Đa số là thay đổi theo chiều hướng tăng lên là vì do những tạp chất béo cay nóng thức ăn nhanh hoặc sử

dụng các chất kích thích đều khiến số thể trạng của chị em tăng giảm bất thường dẫn đến nội tiết và rối

loạn.

3 Tính tình nóng tính và hay cáu giận: Cũng khiến cho chị em hay bị rối loạn kinh nguyệt.

Trang 25

4 Tăng cân, béo phì: Những chị em tiêu thụ những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao,

chất cay, nóng, thói quen ăn uống không chú ý thì cũng dễ ảnh hưởng đến nội tiết gây nên rối

loạn kinh nguyệt và béo phì là một biểu hiện dễ thấy của bệnh.

5 Đau tức ngực: Nội tiết tố nữ bị rối loạn dẫn đến tăng sản tuyến vú, người bệnh có cảm

giác đau tức thường xuyên.

DẤU HIỆU GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Trang 26

Đau bụng dữ dội: Đây cũng là một biểu hiện của tình

trạng rối loạn kinh nguyệt, nữ giới thường bị đau vùng

bụng dưới dữ dội, lượng máu kinh không đều, màu máu

không bình thường

DẤU HIỆU GÂY RỐI LOẠN KINH NGUYỆT

Trang 27

ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe

1 Gây thiếu máu: Hiện tượng cường kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt… sẽ khiến lượng

máu mất nhiều, gây thiếu máu nghiêm trọng Từ đó, gây ra nhiều hiện tượng khác như đau đầu, chóng mặt, thở gấp, cơ thể mệt mỏi…

2 Nguy hại đến sức khỏe: viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử

cung… đều gây ra rối loạn kinh nguyệt Các căn bệnh này, nếu không chữa trị kịp có thể dẫn đến các bệnh ác tính, gây nguy hại đến tính mạng

Trang 28

ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe

3 Nguy cơ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn: Rối loạn kinh nguyệt sẽ gây khó khăn cho việc thụ tinh, thậm chí là không

thụ tinh được Đặc biệt, nó lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó Vì vậy, nó có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh nữ là rất cao

Trang 29

chế độ ăn cho người bị

rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu Vì thế hãy bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày những nhóm thực phẩm giàu vitamin B như cá, thịt bò, phomat, trứng, sữa,

Uống nhiều nước giúp đào thải những độc tố nhiễm trùng ra khỏi cơ thể Uống nhiều nước hoa quả, sinh tố, nước ép rau củ giúp điều hòa kinh nguyệt làm đẹp da, giảm bớt những tác hại  do rối loạn kinh nguyệt gây ra

Trang 30

Nên hạn chế những loại thực phẩm đóng hộp, đồ uống có chất kích thích như rượu,

bia, cà phê, thức ăn có nhiều chất béo, cay, nóng

Ăn nhiều rau và các loại hoa quả, đặc biệt là những loại rau có màu đỏ như cà chua,

cà rốt, bí đỏ, đu đủ,…Những loại thực phẩm có nhiều kali như  rau xanh, trái cây

khô, ngũ cốc,… có tác dụng điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

chế độ ăn cho người bị rối loạn kinh nguyệt

Trang 31

chế độ ăn cho người bị rối loạn kinh nguyệt

Ăn đủ chất, đúng bữa đảm bảo lượng calo cần thiết cho cơ thể  để có sức

khỏe tốt Những đồ ăn chứa nhiều đường, như bánh, kẹo, cũng không

nên ăn nhiều

Đi kèm với chế độ ăn uống hợp lý, cần kết hợp với chế độ làm việc và

sinh hoạt có điều độ

Không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress trong công việc, không

làm việc quá sức. 

Trang 32

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

1. Bệnh nhân điều trị ngoại trú

Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú thì việc tư vấn cho bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng

.Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh dùng thuốc theo đơn của bác sỉ

.Giải thích và nhắc nhở người bệnh dung thuốc đúng giờ, đủ liều

.Tư vấn cho người bệnh những biểu hiện về tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí tác dụng phụ để người bệnh yên tâm dung thuốc

.Hướng dẫn người bệnh theo dõi , phát hiện các biến chứng khi d thuốc và đến cơ sở y tế kịp thời khi có biến chứng.

Trang 33

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

1 Bệnh nhân điều trị ngoại trú

 Hướng dẫn người bệnh tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ.

 Hướng dẫn người bệnh nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

 Tư vấn cho người bệnh chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường các thức ăn có nhiều chất sắt hoặc uống thêm viên sắt.

Trang 34

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2 Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

2.1 Nhận định

Tổng trạng của người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, thể trạng, tình trạng thiếu máu

Nhận định sự ra máu âm đạo: thời gian, số lượng, màu sắc

Tình trạng ăn, ngủ thế nào

Nhận định các dấu hiệu thực thể: bộ phận sinh dục và các bộ phận khác

Trang 35

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2 Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện

2.1 Nhận định

 Các yêu cầu xét nghiệm

 Y lệnh thuốc: thuốc nội tiết khi dung điều trị bệnh nội tiết phải được kiểm tra kỹ về tên thuốc, nồng

độ, cách dung, thời gian, không để xảy ra sai sót.

Trang 36

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.2 Chuẩn đoán điều dưỡng

 Lo lắng do ra máu bất thường

 Nguy cơ chảy máu do ra máu kéo dài.

 Nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục do vệ sinh kém.

Trang 37

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.3 Lập kế hoạch chăm sóc

Giải thích và động viên người bệnh an tâm điều trị

Theo dõi tình trạng của người bệnh, tùy theo tình trạng của người bệnh nhưng ít nhất một ngày một lần.Theo dõi sự ra máu âm đạo hàng ngày, tùy mức độ ra máu

Kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân bị mất máu Bồi dưỡng đủ protein, sắt và những vi lượng khác

Trang 38

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.3 Lập kế hoạch chăm sóc

 Thực hiện y lệnh thuốc và theo dõi đánh giá đáp ưng điều trị.

 Kế hoạch lấy bệnh phẩm xét nghiệm để hổ trợ chuẩn đoán.

 Kế hoạch chăm sóc, vệ sinh chống bội nhiễm.

Trang 39

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Động viên tinh thần, an ủi người bệnh yên tâm điều trị và phối hợp cùng thầy thuốc trong chăm tác điều trị và chăm sóc

Theo dõi các chỉ số sinh tồn đặt biệt đếm mạch và đo huyết áp

Theo dõi tình trạng ra máu âm đạo: phải kiểm tra bang vệ sinh của người bệnh và có sự so sánh giữa các lần khám để đánh giá đúng tiến triển của bệnh

Thực hiện kế hoạch xét nghiệm để hổ trợ chuẩn đóan, các xét nghiệm chuyên khoa như thử máu nhiều lần cho một chu kỳ hoặc nhiều kỳ kinh nguyệt

Trang 40

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Thử máu để xem xét độ thiếu máu: hồng cầu, huyết sắc tố, các yếu tố đông máu, đánh giá lượng máu kinh máu

Theo dõi, giám sát kết quả điều trị

Báo và giải thích các tác dụng phụ của thuốc cho người bệnh

Hướng dân vệ sinh kinh nguyệt: rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Kiêng giao hợp trong thời gain ra máu

Trang 41

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt

2.5 Đánh giá

Toàn trạng của người bệnh tốt dần lên, mạch, huyết áp ổn định, ra máu âm đạo giảm dần

Nếu người bệnh có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn mà không có dấu hiệu thực thể ở bộ máy tiêu hóa, thì nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc

Nếu người bệnh có biểu hiện đau đầu, đau bụng, mờ mắt, nên nghĩ đến biến chứng do dung thuốc

Nếu toàn trjang người bệnh không tốt lên, ra máu âm đạo không giảm hoặc tăng lên là tiến triển xấu cần basao ngay cho bác sĩ

Trang 42

Cám ơn cô và các bạn đã lắng nge

Ngày đăng: 12/12/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w