sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, trên tinh thần đó, Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành Chương trình hành độ số 28-Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TW, trong đó đã xác định mục tiêu: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đảm bảo về số lượng với cơ cấu chuyên môn hợp lý cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đồng thời đáp ứng yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo để trí thức có trình độ học vấn cao, làm chủ khoa học và công nghệ tương đương khu vực và cả nước. Để thực hiện mục tiêu trên, trong thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có các biện pháp, chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết và Chương trình hành động, kết quả đội ngũ trí thức tỉnh Phú
Thọ đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đảm bảo năng lực công tác và phẩm chất chính trị. Đặc biệt, với lợi thế là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Tây Bắc của tổ quốc, gần Thủ đô Hà Nội, do đó tỉnh Phú Thọ có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các Trung tâm, Viện nghiên cứu của các Bộ ngành Trung ương đóng trên địa bàn; các cơ sở này đã thu hút được đông đảo các trí thức, các nhà khoa học, sinh viên về sinh sống, công tác và học tập. Đây chính là nguồn nhân lực, nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật có chất lượng cao và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ khách quan đánh giá cho thấy, công tác xây dựng đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém, cụ thể như: số lượng mặc dù có tăng nhưng chất lượng không đạt được kết quả như mong muốn (so sánh giữa tỷ lệ bằng cấp và chất lượng thực tế); tỷ lệ trí thức, cán bộ khoa học trong các lĩnh vực không đồng đều, thiếu cán bộ có trình độ kỹ thuật, công nghệ, cán bộ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành,… Để khắc phục những vấn đề bất cập này, đồng thời để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra, tỉnh Phú Thọ cần phải quan tâm và giải quyết được các vấn đề sau:
- Trước mắt cần thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ trí thức một cách toàn diện trên địa bàn tỉnh. Điều tra dựa trên các tiêu trí để đánh giá như: số lượng trí thức ở các độ tuổi (đang công tác, đã nghỉ hưu, trí thức đã nghỉ hưu nhưng đang tham gia hoạt động trong các tổ chức Hội, …); số lượng trí thức trong các ngành, lĩnh vực cụ thể; trình độ học vấn; kinh nghiệm công tác; nguyện vọng cá nhân,…
- Trên cơ sở đó, tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể như có chiến lược đào tạo nhằm khắc phục những bất cập về cơ cấu của đội ngũ trí thức trong các ngành, các lĩnh vực.
- Tập trung đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đồng thời có chính sách đưa những trí thức này vào sử dụng ở các vị trí công tác, các lĩnh vực phù hợp; một mặt vừa rèn luyện, thủ thách, vừa kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, mặt khác vừa tạo kinh nghiệm công tác,… nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng được một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đồng đều trên tất cả các lĩnh phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chỉ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”, thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào xã hội luôn luôn đề cao, tôn trọng và kỳ vọng lớn ở đội ngũ trí thức. Trước những tình cảm, kỳ vọng đó của dân tộc, đội ngũ trí thức cần phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm xã hội của mình, từ đó nêu cao tinh thần, phát huy tối đa tiềm năng, năng lực trí tuệ, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước, cho dân tộc.
Đối với đội ngũ trí thức tỉnh Phú Thọ nói riêng cần phải nỗ lực, trách nhiệm cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sớm đưa Phú Thọ thoát khỏi tỉnh nghèo và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp như Nghị quyết đã đề ra. Đội ngũ trí thức, nhất là các trí thức trẻ cần sớm nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, tiếp tục nâng cao ý thức học tập, tự học tập, nghiên cứu, tự đổi mới bản thân, tiếp thu nhanh các thành tựu, tri thức của nhân loại để vận dụng, áp dụng vào thực tiễn đời sống và trong công tác; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xét cho cùng, bên cạnh sự nỗ lực học tập, nghiên cứu của mỗi trí thức, thì những tri thức, trình độ và kinh nghiệm có được cũng là nhờ nhân dân, đất nước
nuôi dưỡng, đào tạo và sử dụng; do đó, trong bản thân mỗi trí thức cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước cộng đồng, để từ đó có ý thức đóng góp nhiều hơn cho đất nước, cho dân tộc. Đó cũng chính là đạo lý của người Việt Nam, đạo lý đó càng cần được nâng tầm trong bản thân của mỗi trí thức.