Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức SWOT cho phát triển kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui .... Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-****** -
Nguyễn Thái Hà
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-****** -
Nguyễn Thái Hà
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Địa lý học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành được bản luận văn này, học viên xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH
QGHN và các thầy, cô trong Bộ môn Sinh thái cảnh quan và Môi trường, bộ môn Địa
nhân văn và Quy hoạch Các thầy, cô đã trang bị cho học viên kiến thức chuyên
ngành, những lời động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên học tập, nghiên
cứu để hoàn thành bản luận văn này
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS
Trương Quang Hải, GS.TS Nguyễn Cao Huần, PGS.TS Phạm Quang Tuấn, TS Trần
Văn Trường, ThS Dư Vũ Việt Quân những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình giúp cho luận văn được hoàn thành
Học viên xin chân thành cảm ơn đề tài cấp tỉnh Quảng Ninh: Thành lập khu
bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh, do GS.TS Nguyễn
Cao Huần chủ trì; và Đề tài khoa học cấp quốc gia: Nghiên cứu tổ chức không gian
và mô hình phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển đảo Việt Nam, mã
số KC.09.09/16-20, đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho học viên hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn nhóm sinh viên K58 Sinh thái Cảnh quan và Môi trường về những
số liệu quý báu mà nhóm đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Đồng Rui
Cảm ơn gia đình và đồng nghiệp trong Khoa Địa lý đã động viên và tạo điều
kiện giúp đỡ về thời gian và công việc để học viên hoàn thành nhiệm vụ này
Học viên
Nguyễn Thái Hà
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn 3
6 Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5
1.1.1 Tổng quan về phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch ven biển 5
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn rừng ngập mặn 6
1.1.3 Hướng phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn 10
1.1.4 Các công trình nghiên cứu về khu vực Đồng Rui 12
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và bảo vệ rừng ngập mặn 15
1.2.1 Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn 15
1.2.2 Phân tích SWOT cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn 17
1.3 Quan điểm, quy trình và phương pháp nghiên cứu 19
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 19
1.3.2 Quy trình nghiên cứu 19
1.3.3 Các phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI 25
2.1 Nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui 25
2.1.1 Vị trí địa lý 25
2.1.2 Địa chất, địa hình - địa mạo 25
2.1.3 Khí hậu, thủy văn và hải văn 28
2.1.4 Thổ nhưỡng 30
2.1.5 Thực vật và đa dạng sinh học 31
2.2 Nguồn lực xã hội và cơ sở hạ tầng xã Đồng Rui 35
2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 35
Trang 52.2.2 Giáo dục - y tế 37
2.2.3 Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi 37
2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 38
2.3.1 Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp 38
2.3.2 Công nghiệp và thương mại 40
2.3.3 Du lịch 40
2.4 Thực trạng kinh tế hộ gia đình 41
2.5 Hiện trạng khai thác sử dụng đất xã Đồng Rui 43
2.5.1 Khu vực trong đê ngăn mặn 43
2.5.2 Khu vực ngoài đê ngăn mặn 43
2.6 Thực trạng khai thác tài nguyên rừng ngập mặn và bãi triều của xã Đồng Rui 45 2.6.1 Khai thác thủy sản tại khu vực rừng ngập mặn 45
2.6.2 Khai thác gỗ, củi từ rừng ngập mặn 50
2.6.3 Du lịch khám phá rừng ngập mặn 50
2.7 Công tác bảo tồn rừng ngập mặn tại Đồng Rui 51
2.7.1 Đánh giá vai trò của rừng ngập mặn 51
2.7.2 Các hoạt động phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn 52
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN ĐỒNG RUI 56
3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) cho phát triển kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui 56
3.1.1 Điểm mạnh 57
3.1.2 Điểm yếu 57
3.1.3 Cơ hội (O) 59
3.1.4 Thách thức 60
3.2 Các chiến lược và quan điểm cho định hướng phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui 61
3.2.1 Các chiến lược được đề xuất từ phân tích SWOT 61
3.2.2 Các quan điểm định hướng cho phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui 62
3.3 Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui 63
3.3.1 Quy hoạch phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn 63
3.3.2 Phát huy điểm mạnh của kiến thức bản địa 65
3.3.3 Phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 67
3.3.4 Xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái 69
3.3.5 Khai thác, nuôi trồng thủy sản hợp lý và phát triển du lịch sinh thái 77
3.3.6 Các giải pháp về quản lý, chính sách và đầu tư 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 95
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Department of Foreign Affairs and Trade)
ICMP Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng
ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
(International Union for Conservation of Nature)
vững (Mangrove-Aquaculture Model)
NN&NT Nông nghiệp và Nông thôn
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(United Nations Development Programme)
(Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit)
BMZ Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức
(Bundesministerium für wirtschaftliche Zusammenarbeit und Entwicklung)
MFF Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai
(Mangroves For Future)
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình các bước nghiên cứu thực hiện luận văn 20
Hình 1.2 Sơ đồ các tuyến khảo sát tại khu vực Đồng Rui và phụ cận 21
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu – xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 25
Hình 2.2 Bản đồ địa chất khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên 26
Hình 2.3 Bản đồ địa mạo khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui - Tiên Yên 27
Hình 2.4 Bản đồ thổ nhưỡng xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 30
Hình 2.5 Bản đồ địa thực vật khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên 32
Hình 2.6 Bãi cát Lòng Vàng nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch 40
Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện số lượng người tham gia các ngành nghề 41
Hình 2.8 Xếp hạng kinh tế các hộ gia đình tại xã Đồng Rui 42
Hình 2.9 Hiện trạng nhà ở tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 42
Hình 2.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui, năm 2016 44
Hình 2.11 Các hình thức NTTS tại xã Đồng Rui 49
Hình 2.12 Kế hoạch phát triển NTTS của chủ đầm nuôi xã Đồng Rui 49
Hình 2.13 Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Đồng Rui 51
Hình 2.14 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý RNM tại xã Đồng Rui 53
Hình 3.1 Bản đồ Quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui 64
Hình 3.2 Quê quán của người dân xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 65
Hình 3.3 Năm chuyển đến của người dân được phỏng vấn 65
Hình 3.4 Lý do người dân chuyển đến sinh sống tại Đồng Rui 66
Hình 3.5 Phân bố mô hình kinh tế theo các thôn tại xã Đồng Rui 70
Hình 3.6 Sơ đồ phân bố các mô hình kinh tế theo không gian tại xã Đồng Rui 71
Hình 3.7 Trang trại của gia đình anh Nguyễn Bá Quảng 75
Hình 3.8 Các mô hình NTTS lâm ngư thân thiện môi trường 78
Hình 3.9 Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp sinh thái lâm ngư
với điều tiết nước 78
Hình 3.10 Mô hình nuôi thủy sản có chứng nhận sinh thái 79
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Hệ thống bản đồ được sử dụng trong luận văn 3
Bảng 1.1 Mô hình bảng ma trận phân tích SWOT 18
Bảng 1.2 Phân bố phiếu điều tra KT-XH theo khu vực
và theo đối tượng được hỏi 22
Bảng 1.3 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng 23
Bảng 2.1 Tình hình dân số xã Đồng Rui giai đoạn 2009 – 2015 (người) 36
Bảng 2.2 Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2015 36
Bảng 2.3 Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản 2011 - 2015 (tấn) 39
Bảng 2.4 Tình hình khai thác thuỷ hải sản tại xã Đồng Rui (tấn) 45
Bảng 2.5 Tình hình nuôi trồng thuỷ hải sản của xã Đồng Rui 47
Bảng 2.6 Diện tích trồng RNM của xã Đồng Rui trong giai đoạn 2010 – 2015 52
Bảng 3.1 Khung phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức
cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tại Đồng Rui bằng phương pháp SWOT 56
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu Quy hoạch NTTS mặn, lợ đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 của xã Đồng Rui 60
Bảng 3.3 12 nguyên tắc quản lý đất ngập nước Đồng Rui
theo tiếp cận cảnh quan/hệ sinh thái 67
Bảng 3.4 Các mô hình kinh tế tại xã Đồng Rui 69
Bảng 3.5 Bảng tính lợi nhuận và IRR của mô hình VCR cho các năm 72
Bảng 3.6 Chi phí, lợi ích và IRR của mô hình VACR cho các năm 72
Bảng 3.7 Chi phí, lợi ích và IRR của mô hình VCR-BB cho các năm 73
Bảng 3.8 Lợi ích, chi phí và IRR của mô hình VCR – KTTS cho các năm 74
Bảng 3.9 Chi phí, lợi ích và IRR của mô hình kinh tế Ao – Chuồng 75
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Nằm ở các cửa sông ven biển, rừng ngập mặn cung cấp các sinh cảnh quan trọng cho nhiều động thực vật biển và lục địa ở khu vực nhiệt đới Chúng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái có giá trị sử dụng cho con người như gỗ, củi đun,
đồ uống, than củi, tanin ; và các dịch vụ hệ sinh thái không có giá trị sử dụng như lưu trữ các bon, điều hòa khí hậu, giảm gió bão, xói lở bờ biển [52, 65, 75, 83]
Mặc dù các giá trị sử dụng của rừng ngập mặn là rất rõ ràng, suy giảm các hệ sinh thái rừng ngập mặn là mối quan tâm chính và ngày càng tăng của nhiều quốc gia trên thế giới [51, 72] Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn và an toàn sinh kế của cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng [39] Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chính sách/quyết định lớn có thể tác động đến bảo tồn các tài nguyên rừng ngập mặn, việc sử dụng chúng bền vững phụ thuộc phần lớn vào người dân địa phương và các hoạt động khai thác tài nguyên của
họ [82] Bảo vệ đa dạng sinh học hiệu quả song hành cùng nâng cao sự thịnh vượng của con người như là trạng thái cùng thắng là nền tảng cho bảo vệ các khu bảo tồn rừng ngập mặn [81]
Đồng Rui là xã có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất huyện Tiên Yên (2.000–3.000 ha vào năm 2012), được xem là một trong những nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng và có giá trị nhất cả nước, đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng ngập mặn
ở miền bắc Việt Nam [30] Từ năm 1992, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn [7], 1.500 ha rừng ngập mặn đã được quy hoạch và cấp cho các hộ dân trong xã và các doanh nghiệp để tạo nên những ô, đầm nuôi trồng thủy sản [2] Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp nên nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang Hiện nay, huyện và xã có chủ trương phục hồi lại những diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy, đồng thời bảo tồn những diện tích rừng hiện có [7]
Người dân xã Đồng Rui sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản Số hộ làm nông nghiệp rất lớn, 647 hộ (chiếm 86% số hộ trong xã) Đặc biệt, thôn Bốn có 100% số hộ làm nông nghiệp Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trong xã hiện nay có 31 hộ (chiếm 4% tổng số hộ trong xã) Ngoài làm nông nghiệp, một số ít
hộ (14%) còn buôn bán và làm dịch vụ Tuy nhiên, hầu hết các hộ trong xã đều có
người tham gia khai thác thủy hải sản tự nhiên
Trang 11Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang có dự án xây dựng khu bảo tồn tại khu vực xã Đồng Rui Khu bảo tồn này có thể làm thay đổi sinh kế, qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện kinh tế và đời sống xã hội của cộng đồng địa phương Điều này có thể làm giảm hiệu quả bảo tồn và đặt ra nhiều vấn đề xã hội, cũng như quản lý khu
bảo tồn Trong bối cảnh đó, việc “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát
triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” có ý nghĩa thiết thực
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn rừng ngập mặn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khai thác tài nguyên ven biển để đảm bảo sinh kế cho người dân, đồng thời quản lý, bảo tồn và phát triển các diện tích rừng ngập mặn giá trị tại xã Đồng Rui
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế và thực trạng quản
lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui;
- Tiến hành điều tra xã hội học, điều tra kinh tế hộ gia đình tại khu vực xã Đồng Rui để thu thập các ý kiến của người dân về các vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn;
- Đánh giá thực trạng kinh tế và sinh kế của người dân xã Đồng Rui trong mối liên quan với bảo tồn rừng ngập mặn;
- Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui;
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian: Xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với
tổng diện tích 4.995 ha, dân số năm 2016 là 2.784 người, phân bố theo 4 thôn (Thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn 4)
4.2 Phạm vi khoa học: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng
phát triển kinh tế, hiện trạng quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn; và đề xuất các giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn gắn với đảm bảo sinh kế và phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại xã Đồng Rui
Trang 125 Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
5.1 Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn
Hệ thống dữ liệu, tài liệu thống kê về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây (từ năm 2010 đến nay): Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội xã Đồng Rui năm 2014, 2015, 2016; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội Huyện Tiên Yên năm 2014, 2015 và 2016
Bảng 1 Hệ thống bản đồ được sử dụng trong luận văn
Loại dữ liệu Tỷ lệ/độ phân
đất ngập nước Đồng Rui » Ảnh vệ tinh Landsat
2016 Tải miễn phí từ trang web:
5.2 Kết quả điều tra thực địa và điều tra kinh tế-xã hội hộ gia đình
+ Kết quả điều tra xã hội học về kinh tế hộ gia đình, hiện trạng môi trường và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Đồng Rui vào các năm 2016 (48 phiếu hỏi) và 2017 (75 phiếu hỏi vào tháng 02/2017 và 25 phiếu hỏi vào tháng 04/2017);
+ Kết quả điều tra, khảo sát thực địa về các hoạt động phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu vào năm 2016
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Trang 13- Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn rừng ngập mặn
xã Đồng Rui
- Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng ngập mặn Đồng Rui
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Tổng quan về phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch ven biển
1.1.1.1 Trên thế giới
Từ khi có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 các quốc gia ven
biển đều tham gia thực hiện và luật hóa các vùng biển của mình Nhiều công trình nghiên cứu về lợi ích của biển đối với việc phát triển kinh tế được đặt ra như nghiên cứu khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản biển; khai thác các nguồn tài nguyên RNM, rạn san hô… Biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây nguy cơ ngập lụt các vùng đất thấp và suy giảm ĐDSH biển, ven biển cũng như ảnh hưởng tới các ngành kinh tế ven biển cũng được nghiên cứu [49, 53]
Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên biển: xây dựng các khu bảo tồn biển, khu RAMSAR, các khu di sản và khu dự trữ sinh quyển UNESCO, công viên biển… Nhiều phương pháp quản lý tổng hợp được đưa ra như Quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM), quản trị vùng ven biển [55] nhằm phát triển kinh
tế - xã hội bền vững vùng ven biển Những hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với kinh tế ven biển cũng được phân tích, chỉ ra các yếu tố liên quan đến việc quản
lý đối với sự phát triển của kinh tế ven biển như khai thác thủy hải sản, quản lý vịnh, quản lý môi trường, nước thải, chất thải ở vùng ven biển…
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Ở nước ta, vấn đề kinh tế biển và ven biển đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”
đã xác định những định hướng dài hạn và tổng hợp, toàn diện về du lịch biển thời kỳ đến năm 2020, “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” [42, 3] Phạm Xuân Hậu (2011) đã nghiên cứu, phân tích vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo, ven biển và xây dựng các khu kinh tế ven biển [11]
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển hoặc ven biển theo hướng phát triển bền vững tại Việt Nam Các nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tiềm năng, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển kinh tế dải ven biển dưới góc
độ địa lý học, đồng thời phân tích thực trạng phát triển kinh tế và nêu ra các định
Trang 15hướng, đề xuất giải pháp phát triển bền vững và có hiệu quả Có thể kể đến nghiên
cứu “Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Bến Tre” [33];
“Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh” [48]; “Cơ sở địa lý cho phát
triển nông - lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam” [37]; “Nghiên cứu phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định” [22]; “Đánh giá tiềm năng
tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh” [10]; “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục
vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng” [41], “Nghiên cứu
đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực mũi Cà Mau” [26], “Đánh giá thích nghi sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo
tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau” [25]…
Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá các chủ trương chính sách nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ven biển, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với phát triển kinh tế; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chính sách phát triển kinh tế ven biển [32, 36]
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo tồn rừng ngập mặn
1.1.2.1 Trên thế giới
Nhu cầu bảo tồn RNM đã được công nhận từ những năm 1970 [80] Năm 1983, UNDP và UNESCO tiến hành đánh giá giá trị các HST RNM khu vực châu Á - Thái Bình Dương Sáng kiến quốc tế này giúp giá trị RNM được đánh giá cao hơn, đánh dấu sự bùng nổ trong nỗ lực bảo tồn và phục hồi RNM [79]
Bảo tồn rừng ngập mặt theo một cách nhìn toàn cầu đã được đưa ra trong nghiên cứu [76] Tiếp theo, nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn các HST RNM khác được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới: Philippin [59], đông Java [60], miền Nam Thái Lan [77], Hong Kong [80], Bangladesh [72, 73], Sri Lanka [86], Singapore [62], Thái Lan [69]; Việt Nam [79] … Cho thấy, quản lý và bảo tồn RNM
là vấn đề cấp bách đang ngày càng được quan tâm
Các HST ven biển bao gồm RNM phải được sử dụng, phục hồi bền vững dựa trên kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân Chính sự kết hợp của các ngành, các cấp chính quyền, các bên liên quan trong xã hội cùng những ràng buộc pháp lý ở cấp độ quốc gia, quốc tế là nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý và bảo tồn RNM [58] Mặt khác, để bảo tồn bền vững, đảm bảo sinh kế cho người dân là vấn đề cốt lõi Do
Trang 16vậy, một chính sách đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng địa phương, một tuyên bố rõ ràng về lợi ích kinh tế của các nguồn tài nguyên ven biển cần phải được xây dựng Bên cạnh đó, những cải tiến về cách thức quản lý và bảo tồn thông qua chuyển giao quyền sở hữu cũng góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, nâng cao hiệu quả bảo tồn RNM [56, 61, 71, 73] Cộng đồng có xu hướng vận dụng kiến thức và văn hóa truyền thống của họ trong hoạt động bảo tồn rừng Do
đó, văn hóa cộng đồng cần phải được kết hợp trong chính sách địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phát triển và bảo tồn ven biển, trong đó có RNM [57, 64, 74, 86] Sáng kiến RNM cho Tương lai (MFF) được đề xướng bởi Nguyên Tổng thống Bill Clinton tại Phuket, Thái Lan (2016) mang tầm chiến lược dựa trên hợp tác đối tác với sự đồng chủ trì của IUCN và UNDP nhằm tăng cường đầu tư vào bảo tồn HST ven biển hỗ trợ phát triển bền vững MFF chú trọng việc bảo tồn và quản lý tốt các HST ven biển với HST tiêu biểu là RNM, nhằm góp phần nâng cao sức chống chịu của cộng đồng ven biển sống phụ thuộc vào các HST tại Bangladesh, Cambodia, India, Indonesia, Maldives, Myanmar, Pakistan, Seychelles, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam
1.1.2.2 Ở Việt Nam
a) Chính sách quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn
Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Ramsar năm 1989 và là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định ban hành Quy chế quản lý rừng trong đó quy định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ RNM, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy HST bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu Nghị
định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển
bền vững ĐNN đã tạo hành lang pháp lý và đóng góp quan trọng cho công tác bảo tồn
và sử dụng bền vững các vùng ĐNN của Việt Nam, đặc biệt là RNM [38]
Để phục hồi RNM, Đề án "Khôi phục và phát triển RNM ven biển, giai đoạn
2008 - 2015" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16/3/2009 và giao cho
Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện, kinh phí dự kiến lên đến 2.490 tỉ đồng Với mục tiêu thiết lập hệ thống RNM để phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường một cách
ổn định, đề án yêu cầu phải phát triển toàn bộ HST RNM ven biển với kế hoạch dài hạn, có các giải pháp khoa học kỹ thuật gắn liền với phát triển KT - XH Giai đoạn đầu đã trồng và nâng cao chất lượng rừng với diện tích trên 32.800 ha, trồng thêm hơn 97.500 ha, nâng tổng diện tích RNM cả nước lên trên 307.200 ha vào năm 2015
Tháng 2/2012, Chính phủ ra quyết định về việc Thí điểm chia sẻ lợi ích trong
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, với một diện tích lớn rừng đặc
Trang 17dụng ven biển là RNM Người dân được quyền khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và nuôi trồng các loài động vật, thực vật theo quy định trong phạm vi rừng đặc dụng Đồng thời, họ cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đặc biệt này [40]
Quyết định số 120/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng
ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2020 với quan điểm: Quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, đảm bảo hiệu quả bền vững; hài hòa giữa lợi ích quốc gia với địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Nhiệm vụ cụ thể của đề án là Bảo vệ diện tích rừng hiện
có, phục hồi rừng chất lượng kém và trồng rừng mới tại các địa phương ven biển [39]
b) Các chương trình, dự án
Năm 2006-2007, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN (CRES) triển khai mô hình phục hồi HST RNM Khu Bảo tồn Thiên nhiên ĐNN Tiền Hải, Thái Bình
Năm 2012, Bộ NN&NT và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đã ký thỏa thuận thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH rừng và bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và RNM ĐBSCL Mục tiêu của dự án
là hỗ trợ thiết lập cần thiết nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững ĐDSH ở cấp trung ương
và các dịch vụ HST rừng tại Việt Nam, trong đó có HST RNM, góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh Những giải pháp này áp dụng cho các lĩnh vực như tái sinh RNM, bảo vệ rừng ven biển, gây dựng các cơ hội tạo thu nhập thông qua thực tiễn canh tác thay thế cho người dân địa phương
Dự án “Phục hồi và phát triển bền vững HST RNM tỉnh Thái Bình” được thực
hiện trong 10 năm (2015-2024) do Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản Dự án nhằm phục hồi, trồng mới và quản lý bền vững HST RNM ở ven biển tỉnh Thái Bình; nâng cao nhận thức và năng lực về phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững RNM; bảo tồn ĐDSH, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương
Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP) về lâm nghiệp trước đây được biết đến
là Dự án Trồng mới 5 triệu hecta rừng (dự án 661) đã kết thúc và Kế hoạch Bảo vệ
và Phát triển rừng cho giai đoạn 10 năm tiếp theo (2011 - 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển Rừng ngập măn đã được Bộ
Trang 18NN&PTNN xây dựng để sử dụng vốn vay khoảng 70 triệu USD của Ngân hàng Thế giới
Kế hoạch hành động Bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam đến 2015 được xây dựng trong khuôn khổ Hợp phần RNM Việt Nam Kế hoạch hành động nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ, phục hồi và sử dụng khôn khéo HST RNM Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, đảm bảo các chức năng phòng hộ của rừng, các giá trị và tính ĐDSH của HST RNM đáp ứng được các yêu cầu phát triển KT – XH và bảo vệ môi trường vùng cửa sông ven biển
Dự án “Trồng RNM - Giảm thiểu rủi ro, thảm họa” được tiến hành liên tục từ
năm 1994 đến nay, do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch, Nhật Bản tài trợ từ năm 1997 đến năm 2015 và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tài trợ trực tiếp năm 2016 được triển khai tại 10 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình)
c) Các công trình nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu quản lý, bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn đã được thực hiện tại Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ và nnk., (2004) đã tiến hành nghiên cứu một số phương thức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ RNM cho cộng đồng dân cư ven biển [35] Nguyễn Hoàng Trí và nnk., (2004) nghiên cứu những vấn đề kinh tế-
xã hội hỗ trợ việc xây dựng các phương án bảo vệ và quản lý RNM sau khi rừng được phục hồi ở 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định [44] Vũ Thục Hiền và nnk., (2008) nghiên
cứu “Những vấn đề cấp thiết trong công tác bảo tồn vùng RNM huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định” [12] Lê Xuân Tuấn và nnk., (2008) đã nghiên cứu về vấn đề “Quản
lý và bảo tồn gen thực vật RNM để thích ứng với biến đổi khí hậu” [47] Phan Nguyên
Hồng và nnk., (2007) nghiên cứu và đưa ra “Tài liệu hướng dẫn quản lý và sử dụng
bền vững tài nguyên RNM dựa vào cộng đồng” nhằm phục vụ cho công tác sử dụng,
quản lý và bảo tồn RNM một cách bền vững [20] Phan Nguyên Hồng và nnk., (2007)
đã xây dựng “Kế hoạch hành động về bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam đến 2015”
làm cơ sở cho công tác bảo tồn RNM cho các địa phương ven biển Việt Nam [18] Hoàng Văn Thắng và nnk., (2009) đã nghiên cứu, điều tra, khảo sát các HST RNM tại khu vực Tiên Yên và Đầm Hà; từ đó đề xuất cũng như áp dụng các giải pháp quản lý bảo tồn một cách có hiệu quả [34]
Trang 191.1.3 Hướng phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn
1.1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa phát triển kinh tế ven biển gắn với bảo tồn RNM: Từ năm 1977, đã có nghiên cứu về mối quan hệ giữa RNM và sản xuất tôm thương phẩm ở Indonesia [66]; Nghiên cứu về ảnh hưởng của nuôi tôm ven biển đối với các loài chim ở rừng ngập mặn ở Ấn Độ và các bãi triều thủy triều [67]; Mối quan hệ giữa phục hồi RNM và phát triển kinh tế ở Thái Lan [68] … Trong bài báo “Đánh giá bảo tồn RNM ở miền Nam Thái Lan”, các tác giả
đã xác định nguyên nhân chính của việc chuyển đổi RNM là nuôi tôm xuất khẩu, do
đó cần phải cân nhắc để có thể hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ, bảo tồn RNM [68, 77] Các nhà khoa học quốc tế cũng đã có đánh giá và phân tích về vấn đề nuôi
tôm dưới tán RNM ở Việt Nam thông qua nghiên cứu “What drives the adoption of
integrated shrimp mangrove aquaculture in Vietnam?” [63] Không chỉ tôm, các loài
cá và thủy hải sản khác cũng được phân tích trong mối quan hệ với RNM [50] Ngoài
ra, trên thế giới còn rất nhiều nghiên cứu về phát triển kinh tế ven biển với bảo tồn RNM
đã được thử nghiệm tại vùng đệm của Khu Bảo tồn Mô hình ao nuôi tôm sinh thái
và nuôi ong trong RNM cũng được triển khai tại huyện Thái Thụy, Thái Bình vào những năm 1995 [28]
Năm 2000, Việt Nam phối hợp với Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO) xây dựng và triển khai thực hiện chương trình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau và kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2005
Cũng với mô hình nuôi tôm sinh thái, Dự án “Khôi phục RNM thông qua mô
hình nuôi tôm bền vững (MAM)” do IUCN phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan
(SNV) thực hiện trong thời gian 7 năm (2013-2020) Đây là sáng kiến khôi phục RNM thông qua xúc tiến chứng nhận tôm hữu cơ cho mô hình Tôm – Rừng, hợp tác cùng doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm xây dựng chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực
Trang 20các thành phần tham gia chuỗi tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, và Bến Tre Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ các tỉnh lồng ghép đa canh dưới tán RNM vào kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ và hỗ trợ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) cho toàn quốc Sau khi thực hiện pha 1 (2013-2015), dự án đã đạt được nhiều kết quả
rõ rệt về kinh tế và môi trường, như: gần 800 hộ được cấp chứng chỉ sinh thái (chứng chỉ hữu cơ) Naturland; hơn 200 hộ dân đã được chi trả dịch vụ môi trường rừng; gần 2.000 hộ với 4.100 lượt người nuôi tôm được tập huấn; 80 ha RNM nằm trong diện tích nuôi tôm từng bị phá hủy nay đã được trồng lại; 12.600 ha rừng được bảo vệ không bị chặt phá… Điều này cho thấy, với các chính sách khuyến khích kinh tế phù hợp có thể biến hoạt động nuôi trồng tôm gây suy thoái rừng thành động lực khôi phục và bảo vệ rừng Hiện nay, pha 2 (2016-2019) của dự án đang được tiếp tục với triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm RNM tại các vùng ven biển khác, đồng thời tăng cường sản xuất tôm sinh thái có chứng chỉ và đẩy mạnh bảo vệ rừng trên toàn khu vực sông Mê–Kông
Trần Thị Thu Hà (2015) đã nghiên cứu cơ chế quản trị môi trường dựa vào thị trường trong đó bảo vệ RNM là một yêu cầu bắt buộc đối với người nuôi tôm đã được
áp dụng tại tỉnh Cà Mau thông qua nghiên cứu “Chứng chỉ tôm sinh thái Naturland
trong bảo vệ RNM ở Cà Mau Triển vọng và thách thức” Một mặt, cơ chế này tạo ra
các sản phẩm tôm sinh thái an toàn cho người sử dụng, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất Mặt khác, cơ chế này cũng đảm bảo việc bảo vệ RNM ở những khu vực nuôi tôm - rừng kết hợp Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong việc áp dụng cơ chế này vào thực tế [9]
Bên cạnh việc nuôi tôm, mô hình nuôi ong sinh thái cũng được triển khai trong RNM nhằm làm giảm áp lực lên HST Trong hai năm 1998 và 1999, với sự tài trợ của Rockerfeller Brother’s Fund Hoa Kỳ và Keidanren Fund của Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường CRES (ĐHQGHN) đã giúp vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên ĐNN huyện Tiền Hải, Thái Bình nuôi ong thành công trong RNM và Hội phụ nữ trồng nắm trong hộ gia đình như là những nguồn thu nhập thay thế để giảm áp lực lên tài nguyên RNM Cũng với mô hình đó, một dự án nuôi ong trong RNM đã được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường triển khai tại hai xã Giao An và Giao Thiện thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy vào tháng
8 năm 2003 [28]
2 Các công trình nghiên cứu
Trang 21Lê Xuân Sinh và Nguyễn Trung Chánh (2009) đã phân tích kinh tế - kỹ thuật
và nhận thức của các nhóm hộ nuôi tôm sú (theo kỹ thuật thông thường và tôm sinh
thái) ở Cà Mau trong bài báo “Tôm sú (Penaeus Monodon) sinh thái ở Cà Mau”, từ
đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển ngành nuôi tôm sú nói chung và tôm sinh thái nói riêng một cách hợp lý hơn; qua đó góp phần phát triển KT-XH cũng như bảo vệ và phát triển HST RNM và nguồn lợi thủy sản ven biển của tỉnh cũng như của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long [31]
Phan Nguyên Hồng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ và phát triển RNM Năm 1996, trong Chương trình KN-
04, ông đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi của một số loài động vật đáy ở vùng ven biển làm cơ sở cho nghề nuôi hải sản, đã đánh giá những tác hại to lớn do phá RNM để nuôi tôm quảng canh thô sơ ở một số địa phương, đánh giá vai trò của RNM đối với việc phát triển nguồn lợi hải sản vùng triều, xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp và xác định tỷ lệ thích hợp giữa diện tích rừng là 70-75% và diện tích nuôi tôm trong RNM là 25-30% [13, 14] Cùng năm 1996, đóng góp trong Hội thảo Quốc gia về Mối quan hệ giữa phục hồi HST RNM và nuôi trồng hải sản ven
biển Việt Nam có bài báo “Mối quan hệ giữa sinh thái RNM và nuôi hải sản ven
biển” Năm 2005, nghiên cứu “Bảo vệ RNM cho sự phát triển bền vững nghề cá”
trong Hội thảo toàn quốc về Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản Năm 2008,
Báo cáo “Đánh giá tác động của RNM đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá ven biển”
được trình bày tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên ven biển khu vực Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” Kết hợp với các nhà nghiên cứu khác,
năm 2007, Phan Nguyên Hồng đã đưa ra kết quả nghiên cứu “Mối quan hệ giữa HST
RNM và nguồn lợi hải sản” trong cuốn sách “Vai trò của HST RNM và rạn san hô
trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển” [14, 15, 16, 17,
19]
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng
hợp nhằm khôi phục và phát triển RNM và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam” do Ngô Đình Quế làm chủ biên [29] đã tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp, vừa bảo vệ được rừng, vừa cho thu nhập ổn định và lâu dài cho người dân địa phương
1.1.4 Các công trình nghiên cứu về khu vực Đồng Rui
a) Các công trình nghiên cứu về RNM
Trang 22Công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển RNM ở xã Đồng Rui đã được các cấp chính quyền cũng như các tổ chức quan tâm từ sớm Hoạt động trồng rừng góp phần làm “hồi sinh” diện tích RNM đã bị phá hủy trước đó để làm đầm nuôi đã được thực hiện từ năm 1996 với đất trồng rừng được lấy từ các khu đầm bỏ hoang Các cơ quan,
tổ chức, bao gồm: KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cục Bảo tồn ĐDSH (Bộ TN&MT), Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (ĐHQGHN) và Chương trình FGP-PTF (của EC/UNDP) đã phối hợp cử nhiều đoàn chuyên gia, cán bộ, nhà khoa học đến Đồng Rui nghiên cứu,
hỗ trợ kinh phí, đồng thời truyền đạt các kiến thức về việc phục hồi, bảo vệ, phát triển RNM cho người dân ở đây Từ những dự án phát triển đó, diện tích RNM của xã Đồng Rui đã ngày càng được nhân rộng và phát triển có hiệu quả giúp cho nhiều loại hải sản tưởng như đã mất đi nay lại bắt đầu sinh sôi nảy nở tạo thêm nguồn thu cho người dân
Nhiều nghiên cứu của các tác giả Lê Xuân Tuấn (2010), Nguyễn Huy Yết (2010), Nguyễn Quang Hùng (2010), Mai Trọng Hoàng (2014) [13] đã nghiên cứu
hệ động, thực vật tại RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững
Trần Thị Nhàn và nnk., (2016) qua điều tra, khảo sát thực địa, lập các ô tiêu chuẩn và phân loại RNM Đồng Rui, đã cho thấy sự đa dạng trong thành phần loài thực vật Đồng Rui, đồng thời xác định được bốn khu vực phân bố chủ yếu RNM Nghiên cứu góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc khôi phục, bảo vệ, quản lý và phát triển RNM tại địa phương [27]
Lưu Thị Bình (2007) đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng HST RNM Đồng Rui; phân tích vai trò của RNM trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ môi trường sinh thái của xã; đồng thời xem xét vai trò và khả năng của cộng đồng trong công tác bảo vệ RNM Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển RNM bền vững dựa vào cộng đồng [1]
Nguyễn Thị Kim Cúc và nnk., (2008) đã nghiên cứu tình hình phục hồi và quản lý RNM ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, bao gồm cả diện tích RNM thuộc xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên [4]
Tổng cục Môi trường (2010), tiến hành điều tra khảo sát các HST đặc thù đang
bị suy thoái ở Việt Nam Danh mục 30 HST đặc thù bị suy thoái trong đó có 12 HST đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất đã được xây dựng HST RNM vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ (các xã Hải Lạng và Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh)
Trang 23thuộc HST đặc thù RNM ven biển Đông Bắc được xác định là một trong 12 HST đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất hiện nay Các giải pháp mang tính định hướng, làm cơ sở phục hồi các HST đặc thù cũng được nêu ra [43]
Nguyễn Anh Đức (2012) đã xác định giá trị sinh thái và nhu cầu bảo tồn RNM Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh [5]
Đinh Thanh Giang (2015) nghiên cứu “Sinh trưởng của các loài cây trồng
trong mô hình phục hồi RNM ở đầm nuôi tôm bỏ hoang xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” Nghiên cứu chỉ ra rằng diện tích đầm nuôi tôm tăng gây ảnh
hưởng có hại tới HST RNM địa phương Từ đó, nghiên cứu cũng đề ra các giải pháp phục hồi RNM phù hợp cho khu vực nghiên cứu [7] Năm 2016, trong luận án Tiến
sĩ của mình, tác giả đã Nghiên cứu về đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khôi phục HST RNM [8]
Trong nghiên cứu Tiếp cận phân tích đa biến trong phân tích và đánh giá dữ
liệu khảo sát Địa lý tự nhiên tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Trần Văn Trường và nnk., (2016) đã sử dụng những dữ liệu thu thập
được tại RNM Đồng Rui để phân tích sự thay đổi về độ giàu và diễn thế sinh thái của RNM liên quan đến tác động của con người Từ cơ sở đó tiến hành nghiên cứu sâu hơn để đánh giá chính xác được vai trò của con người đối với sự hình thành và phát triển của thảm thực vật ngập mặn tại đây [45]
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang phối hợp với Trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu thành lập Khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui,
huyện Tiên Yên [21] Phạm vi không gian nghiên cứu của dự án rộng 15.778 ha, gồm toàn bộ xã Đồng Rui và một phần xã Hải Lạng, Tiên Lãng (huyện Tiên Yên), xã Cộng Hòa (TP Cẩm Phả), xã Đài Xuyên, Bình Dân (huyện Vân Đồn), trong đó vùng lõi là RNM Đồng Rui rộng gần 2.800 ha Việc nghiên cứu thành lập khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui, huyện Tiên Yên nhằm đánh giá hiện trạng các điều kiện tự nhiên, ĐDSH
và các yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất các phân khu chức năng của khu bảo tồn cũng như các giải pháp bảo tồn và các dự án ưu tiên Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh
sẽ thành lập khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui nhằm bảo tồn, quản lý, phát triển bền vững HST đồng thời từng bước đưa vùng ĐNN mang tầm quốc gia và quốc tế Các nhà khoa học, các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu nội dung bảo tồn và phát triển bền vững; xác định các căn cứ khoa học về môi trường sống, tình trạng phân bố, thực trạng ĐDSH; tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi của vùng ĐNN, các mối đe dọa và khả năng phục hồi Bên cạnh đó, còn xây dựng bộ cơ sở dữ liệu của khu bảo
Trang 24tồn; quy chế quản lý; đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí về ĐDSH để sớm trình thành lập khu Ramsar
b) Các công trình nghiên cứu khác
Vai trò giới trong khai thác và quản lý tài nguyên ven biển tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, đã được Trần Thu Phương và nnk., thực hiện năm
2007 [28] Hoàng Văn Tuấn (2012) đã nghiên cứu, phân tích các định hướng phân vùng chức năng sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường vịnh Tiên Yên, trong đó
có khu vực RNM Đồng Rui [46] Đinh Hồng Duyên và nnk., (2014) đã đưa ra Kết
quả đánh giá hiện trạng môi trường huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh thông qua một
số yếu tố, chỉ tiêu môi trường và đưa ra các định hướng lâu dài nhằm bảo vệ và phát triển bền vững [6]
Tóm lại : Phát triển kinh tế ven biển và bảo tồn rừng ngập mặn ngày nay luôn
nhận được sự quan tâm ưu tiên của các quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bảo vệ rừng ngập mặn cần phải được thực hiện đồng thời với việc phát triển kinh tế-xã hội cho các cộng đồng ven biển Tại Việt Nam nói chung
và tại Đồng Rui nói riêng, nhiều chính sách và nghiên cứu đã được thực hiện Tuy vậy, hầu hết đều nhắm vào việc đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi của rừng ngập mặn ; hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng ngập mặn Cần một cách tiếp cận tổng hợp hơn để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ rừng ngập mặn trong bối cảnh Đồng Rui được định hướng trở thành một khu bảo tồn, một khu
RAMSAR nữa của Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và bảo vệ rừng ngập mặn
1.2.1 Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn
Tại Việt Nam, khoảng 1/3 dân số nước ta sống ở các huyện ven biển (phần đất ven biển và các đảo) và khoảng trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh ven biển cùng với khoảng 50% các đô thị lớn của đất nước tập trung ở vùng này Dân số sống trong các
đô thị ven biển dự tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tiếp theo [23] Phát triển
hạ tầng và kinh tế ven biển, gia tăng dân số đã tạo ra những sức ép lên khu vực ven biển, gây suy thoái các hệ sinh thái (HST), ô nhiễm môi trường và thu hẹp các nơi cư trú tự nhiên của các loài ở vùng bờ Bên cạnh đó, những tác động khó lường của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn… cũng đang đe dọa cuộc sống của người dân và các hệ sinh thái vùng bờ Giải pháp nào để phát triển bền vững vùng bờ,
để giảm thiểu các tác động bất khả kháng ngoài ý muốn của người dân, để thích ứng với một vùng bờ đang thay đổi nhanh chóng, để sinh kế của người dân các địa phương
Trang 25ven biển được cải thiện? Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ và hướng tới các cộng đồng địa phương ven biển được xem là giải pháp hữu hiệu và lâu dài tại vùng bờ
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái nằm ở vùng cửa sông ven biển, bao gồm các loài thực vật ưa sống trong hoặc lân cận vùng triều, thực vật ở đây thường thích ứng với điều kiện sinh thái ngập nước (mặn, lợ hoặc nhạt) Rừng ngập mặn (RNM) cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng như: bảo vệ bờ biển khỏi xói lở; bảo vệ các thảm cỏ biển và rạn san hô ở ngoài biển ven bờ; nơi sinh nở và cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản (cá, tôm, cua bùn); nơi cung cấp thực phẩm và duy trì đời sống sinh vật biển; địa điểm du lịch sinh thái tiềm năng; bảo vệ các vùng đất khai hoang lấn biển;
do bộ rễ chùm đặc biệt RNM có thể làm lắng đọng phù sa và các chất gây ô nhiễm từ lục địa mang ra Giá trị kinh tế thu được từ cá và gỗ rừng ngập mặn ở nước ta chừng 6.000 USD/ ha/năm [23] Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sản lượng khai thác thuỷ sản trong RNM tỉ lệ thuận với độ phủ của thảm thực vật ngập mặn Chính vì vậy, bảo
vệ RNM được xem là bảo vệ bức tường đầu tiên bảo vệ bờ biển, cũng chính là bảo
vệ đa dạng sinh học ven biển và bảo vệ nguồn cung cấp tài nguyên cho sinh kế của người dân ven biển
Quản lý và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là RNM, kết hợp với sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng cho cải thiện sinh kế ven biển thông qua phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, đa dạng hóa và nâng cao các giá trị của tài nguyên ven biển Chương trình RNM cho tương lai [24] đã xác định các hoạt động cần được hỗ trợ để cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển bao gồm:
• Nguồn lực tự nhiên: các mô hình nông nghiệp – thủy sản – rừng ngập mặn
tổng hợp; mô hình lâm ngư kết hợp (tôm, cá, rong biển, nuôi ong, nuôi ngao,…với mục tiêu nâng cao giá trị nuôi trồng nhằm giảm việc sử dụng nhiều diện tích rừng ngập mặn); du lịch sinh thái ven biển, bao gồm cả du lịch lặn và nghề cá giải trí
• Nguồn lực con người: cải thiện kiến thức địa phương về kỹ thuật sản xuất
ứng phó (điều chỉnh lịch mùa vụ, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng) trong nuôi trồng thủy sản bền vững
• Nguồn lực tài chính: cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, tăng cường sự tham
gia và đầu tư của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; cung cấp gói dịch vụ hệ sinh thái
• Nguồn lực xã hội: quá trình và cơ cấu thể chế đồng quản lý (đảm bảo quyền
hưởng dụng/tiếp cận, đàm phán quy định sử dụng tài nguyên, các tổ chức cộng đồng, v.v)
Trang 26• Nguồn lực vật chất: các loại máy móc, công cụ và trang thiết bị chi phí tiềm
năng và coi đó như những yếu tố không thể tách rời của các mô hình sinh kế bền vững
hỗ trợ các nguồn lực khác
Bên cạnh đó, cũng cần giải quyết các vấn đề liên quan tới các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản quá mức, và xây dựng các giải pháp để giảm sự phụ thuộc của sinh kế ven biển vào nguồn tài nguyên biển
1.2.2 Phân tích SWOT cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn
1.2.2.1 Cấu trúc của phân tích SWOT
Phân tích SWOT (hoặc ma trận SWOT), là một từ viết tắt cho điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) và
là một phương pháp lập kế hoạch có cấu trúc để đánh giá bốn yếu tố của một tổ chức,
dự án hoặc liên doanh kinh doanh Phân tích SWOT có thể được thực hiện cho một công ty, sản phẩm, địa điểm, ngành hoặc người Nó bao gồm việc xác định các mục tiêu của dự án hoặc dự án kinh doanh và xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài thuận lợi và không thuận lợi để đạt được mục tiêu đó
- Điểm mạnh: những đặc điểm đem lại lợi thế cho doanh nghiệp hoặc dự án
- Điểm yếu: những đặc điểm hạn chế của doanh nghiệp hoặc dự án
- Cơ hội: các yếu tố mà doanh nghiệp hoặc dự án có thể khai thác để có lợi thế
- Thách thức: các yếu tố có thể gây rắc rối cho doanh nghiệp hoặc dự án
Việc xác định SWOT là rất quan trọng bởi thông qua nó, các nhà chính sách
có thể quyết định các bước tiếp theo trong việc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc liệu mục tiêu có thể đạt được hay không bằng SWOTs Nếu mục tiêu không thể đạt được, họ phải chọn một mục tiêu khác và lặp lại quá trình
Phân tích SWOT nhằm xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài được xem
là quan trọng để đạt được một mục tiêu Phân tích SWOT nhóm các yếu tố chính yếu thành hai loại chính:
- Các yếu tố bên trong - những điểm mạnh và điểm yếu bên trong, có thể bao
gồm nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên, tài chính, khả năng sản xuất, những kinh nghiệm…
- Các yếu tố bên ngoài - cơ hội và thách thức do môi trường ở bên ngoài, bao
gồm : các vấn đề kinh tế vi mô và vĩ mô, nhân khẩu học, thay đổi công nghệ, luật pháp và những thay đổi về văn hoá xã hội, cũng như những thay đổi trên thị trường hoặc ở vị thế cạnh tranh
Trang 27Các kết quả thường được trình bày dưới dạng ma trận
4 chiến lược được đề xuất từ phân tích SWOT bao gồm:
- Chiến lược Cơ hội-Điểm mạnh (OS): Sử dụng các thế mạnh để tận dụng các
Chiến lược Cơ hội-Điểm yếu (OW)
Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Chiến lược Thách thức-Điểm yếu (TW)
Giảm thiểu điểm yếu và tránh các thách thức
1
2
1.2.2.2 Ứng dụng của phân tích SWOT
Phân tích SWOT có thể được sử dụng để:
- Tìm kiếm các giải pháp mới cho một vấn đề;
- Xác định các rào cản sẽ làm hạn chế các mục tiêu;
- Quyết định phương hướng hiệu quả nhất;
- Xác định khả năng và hạn chế của những thay đổi;
- Rà soát các kế hoạch để điều hướng tốt nhất các hệ thống, cộng đồng,
và các tổ chức
Trang 28Phân tích SWOT đã được sử dụng trong công tác cộng đồng như một công cụ
để xác định các yếu tố tích cực và tiêu cực trong các tổ chức, cộng đồng và xã hội thúc đẩy hoặc hạn chế việc thực hiện thành công các dịch vụ xã hội và các nỗ lực thay đổi xã hội [78] Nó được sử dụng như là nguồn thông tin ban đầu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức trong một cộng đồng [85] Phân tích SWOT là một phần của kế hoạch cho quá trình thay đổi xã hội Sau khi phân tích SWOT hoàn thành, một tổ chức có thể biến danh sách SWOT thành một loạt các khuyến nghị để xem xét trước khi xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch
Trong luận văn này, phân tích SWOT hướng tới đánh giá và xác định điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế và sử dụng rừng ngập mặn Thông qua SWOT, đề tài sẽ đề xuất các định hướng và giải pháp để tận dụng điểm mạnh và cơ hội, giảm thiếu rủi ro và vượt qua thách thức hướng tới mục tiêu dung hòa phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui
1.3 Quan điểm, quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
Cơ sở khoa học để thiết lập và quản lý các khu bảo tồn phải được hiểu rộng như một tập hợp các luận cứ khoa học cơ bản về ĐDSH, môi trường, về xu hướng diễn thế của chúng trong mối tương quan mật thiết với điều kiện thực tiễn về kinh tế,
xã hội của khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên Do đó, việc nghiên cứu bảo tồn rừng ngập mặn và phát triển kinh tế-xã hội tại Đồng Rui phải dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và liên ngành theo định hướng phát triển bền vững Tính hệ thống và tổng hợp thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố tự nhiên (bao gồm rừng ngập mặn), kinh tế-xã hội và môi trường cấu thành một hệ thống tự nhiên và nhân văn hoàn chỉnh Trong đó, việc thay đổi một yếu tố nào cũng sẽ dẫn đến thay đổi toàn hệ thống Vì vậy, khi nghiên cứu hệ thống đó phải xem xét một cách toàn diện dưới quan điểm liên ngành của tất cả các yếu tố thành tạo, cũng như xem xét mối liên hệ cấu trúc và chức năng giữa chúng
1.3.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn bao gồm 3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; thu thập dữ liệu và
tài liệu về vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu; xác định các phương pháp nghiên cứu sẽ được thực hiện; điều tra khảo sát thực địa và điều tra kinh tế - xã hội
sử dụng bảng hỏi;
Trang 29- Giai đoạn 2 : Phân tích các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến
việc phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ; phân tích hiện trạng các hoạt động khai thác tài nguyên dưới tán rừng ngập mặn và hiện trạng bảo tồn rừng ngập mặn;
- Giai đoạn 3 : Phân tích SWOT của việc phát triển kinh tế và bảo tồn rừng
ngập mặn Đồng Rui ; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui
Hình 1.1 Quy trình các bước nghiên cứu thực hiện luận văn
1.3.3 Các phương pháp nghiên cứu
1.3.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận văn, vào tháng 5/2016, tác giả đã cùng với nhóm nghiên cứu thực hiện dự án nghiên cứu thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui đã tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu theo các tuyến, điểm và lát cắt kinh tế-sinh thái như sau (Hình 1.2):
Tuyến 1: Khảo sát dọc từ Cầu Ba Chẽ theo sông Ba Chẽ đến bãi Lòng Vàng,
đo đạc và khảo sát RNM hai bên sông Ba Chẽ
Tuyến 2: Từ bãi Lòng Vàng xuống phía nam xã Đồng Rui và dọc theo sông Voi Bé về phía cầu Ba Chẽ
Tuyến 3: Khảo sát trên đảo Đồng Rui, dọc thôn Thượng - thôn Trung - thôn
Hạ - Thôn 4 và đường đê bao quanh xã
Tuyến 4: Dọc từ cầu Ba Chẽ ven theo RNM xã Hải Lạng, qua đê ngăn đến gần càng Mũi Chùa
Trang 30Tại các tuyến khảo sát, nhóm nghiên cứu đã quan sát sự phân hóa về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội theo các tuyến đó Đồng thời, trên các tuyến đó, chúng tôi đã lựa chọn các khu vực đặc trưng để khảo sát đặc điểm địa lý tự nhiên, KT-XH và môi trường tại các điểm chìa khóa đó
Hình 1.2 Sơ đồ các tuyến khảo sát tại khu vực Đồng Rui và phụ cận
1.3.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
Điều tra sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn, điều tra xã hội học về đời sống phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và vấn đề bảo vệ khu bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 7/2016 Kết quả đã thu được 48 phiếu điều tra kinh tế xã hội, phân bố ở 4 thôn trong xã (bảng 1.2) 02 đối tượng chính được phỏng vấn là: i) các cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau trong
Trang 31cộng đồng địa phương: thu thập các thông tin về các chính sách quản lý, các chương trình, kế hoạch bảo vệ RNM, về xung đột sinh kế, xung đột trong bảo tồn rừng, chồng lấn quy hoạch…; ii) người dân địa phương :
Bảng 1.2 Phân bố phiếu điều tra KT-XH theo khu vực và theo đối tượng được hỏi
1.3.3.3 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình kinh tế sinh thái điển hình thu được từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi vào tháng 02/2017 03 chỉ số phân tích chi phí lợi ích được tính toán bao gồm: NPV (lợi nhuận thuần), BCR (tỷ số lợi ích/chi phí) và IRR (hệ số hoàn vốn nội tại)
* Lợi nhuận thuần của mô hình kinh tế (NPV)
- Lợi nhuận thuần: Hiệu giá trị giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sau t năm Lợi nhuận thuần (NPV) = Tổng lợi ích của t năm – Tổng chi phí của t năm
- Tổng lợi ích của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính giá trị lợi ích cho các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại
Tổng lợi ích sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t
(1+r)t
với r là hệ số chiết khấu
- Tổng chi phí của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính chi phí đầu tư của các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại
Tổng chi phí sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t
với r là hệ số chiết khấu
Trang 32Theo cơ sở dự báo của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), tỉ lệ lạm phát hàng năm đối với VNĐ là 7%/năm từ năm 2012
Thời điểm điều tra kinh tế là tháng 2/2017, các thông tin điều trả từ các hộ người dân cung cấp là năm 2016 Các phân tính mô hình kinh tế tính từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng cho các năm thể hiện ở bảng 1.3:
Luận văn sử dụng r = 7% để phân tích Chi phí – Lợi ích cho các mô hình kinh
tế Đồng thời khi phân tích các mô hình kinh tế, coi Tổng chi phí và Tổng lợi ích của các năm trong tương lai là như nhau, không chịu ảnh hưởng của các ngoại tác kinh
tế
* Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR)
BCR = Tổng lợi ích của các năm theo tỉ giá hiện tại
Tổng chi phí của các năm theo tỉ giá hiện tại+ Nếu BCR > 1, ta nhận xét mô hình kinh tế đó có hiệu quả, có khả năng đưa vào phát triển kinh tế của xã Đồng Rui
+ Nếu BCR < 1, mô hình kinh tế hoạt động không hiệu quả, cần thay thế bằng
mô hình kinh tế khác
* Suất sinh lợi nội tại (IRR)
- Phương pháp suất sinh lợi nội tại IRR: IRR phản ánh khả năng sinh lời của một mô hình và được tính toán khi cho NPV về bằng không
r: Hệ số chiết khấu
NPV = 0 = ∑ (Lợi ích năm t−Chi phí năm t)
(1+IRR) t
n t=0Đối với các mô hình kinh tế tiêu biểu tại xã Đồng Rui, IRR áp dụng để tính khả năng thu hồi lại các chi phí đầu tư ban đầu của một mô hình kinh tế hay một hình thức hoạt động kinh tế (Trồng trọt/Chăn nuôi/Khai thác thủy sản/Nuôi trồng thủy sản) Các chi phí đầu tư ban đầu này gồm có Chi phí mua trâu (do trâu ở đây được các hộ gia đình nuôi để lấy sức kéo) đối với Trổng trọt, Chi phí xây dựng chuồng trại đối với Chăn nuôi, Chi phí đắp đầm đối với Nuôi trồng thủy sản, Chi phí đầu tư thuyền đối với Khai thác thủy sản
Trang 331.3.3.4 Phương pháp thống kê
Sử dụng các phép phân tích thống kê để phân tích các số liệu định lượng về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; sử dụng các phép phân tích thống kê đơn biến, song biến và đa biến để phân tích các dữ liệu điều tra kinh tế - xã hội từ bảng hỏi hộ gia đình
1.3.3.5 Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Phương pháp Bản đồ, Viễn thám và GIS được sử dụng, cho phép nghiên cứu
sự phân bố không gian các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu Bẳng việc sử dụng các ảnh vệ tinh chụp khu vực nghiên ở những thời gian khác nhau cùng với các bản đồ địa hình cho phép xác định được hiện trạng thảm thực vật rừng vào các thời kỳ khác nhau Từ các loại ảnh viễn thám sau khi được nắn chỉnh hình học, cùng bản đồ địa hình với các phần mềm GIS giúp tính toán các dữ liệu không gian và liên kết chúng, đồng thời đưa về cùng một hệ toạ độ, từ đó có thể xác định được biến đổi rừng ngập mặn theo không gian, thời gian, đồng thời có được bức tranh toàn cảnh về diễn biến của khu vực trên toàn bộ vùng nghiên cứu
Kết luận chương 1 : Phát triển kinh tế ven biển và bảo tồn rừng ngập mặn
ngày nay luôn nhận được sự quan tâm ưu tiên của các quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế Bảo vệ rừng ngập mặn cần phải được thực hiện đồng thời với việc phát triển kinh tế-xã hội cho các cộng đồng ven biển Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ
và hướng tới các cộng đồng địa phương ven biển được xem là giải pháp hữu hiệu và lâu dài để cải thiện sinh kế của người dân, cũng như phát triển bền vững vùng bờ Các chiến lược, giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn RNM có thể được thực hiện thông qua công cụ phân tích SWOT SWOT cho phép nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề cần nghiên cứu Từ đó, nó giúp đề xuất các chiến lược để sử dụng các thế mạnh, tận dụng các cơ hội để vượt qua điểm yếu và tránh các
thách thức
Trang 34CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI
2.1 Nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã đảo Đồng Rui nằm trong tọa độ địa lý từ 21°11’ đến 21°33’ vĩ độ Bắc và
từ 107°13’ đến 107°32’ kinh độ Đông, thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.955ha, nằm kẹp giữa sông Voi Lớn và sông Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng Đây là khu vực bồi tụ ven biển, có địa hình thấp, thoải dần ra biển, độ cao trung bình từ 1,5m đến 3m, nhiều nơi được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm NTTS, còn lại là bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy triều
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu – xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên
2.1.2 Địa chất, địa hình - địa mạo
Trang 35Hình 2.2 Bản đồ địa chất khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, Quảng Ninh » Thành phần trầm tích tầng mặt tại khu vực nghiên cứu gồm cát hạt mịn (> 63 μm), bột (4-63 μm), sét (< 4 μm) và có xu hướng giảm dần từ bãi triều vào trong
Trang 36RNM Hàm lượng trầm tích bột và sét trong RNM chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 43,3%
và 13,6% và có xu hướng giảm dần từ trong RNM, rìa RNM, bãi triều Điều này được giải thích bởi quá trình lắng đọng trầm tích hạt mịn tại vùng RNM ven biển
2.1.2.2 Địa hình - địa mạo
Các dạng địa hình xã Đồng Rui được phân chia theo nguồn gốc - hình thái và được thể hiện trên bản đồ địa mạo 1:10.000 (Hình 2.3)
Hình 2.3 Bản đồ địa mạo khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui - Tiên Yên
Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, Quảng Ninh »
Trang 37- Dạng địa hình bóc mòn: Địa hình sườn đồi thấp bóc mòn tích tụ trên các đồi
núi sót chịu quá trình bóc mòn yếu, độ cao 10 - 20,8m Các đồi nằm sát nhau và phân
bố gần sát bờ biển Phân bố chủ yếu ở phía đông, đông bắc và tây nam Phủ trên các
gò đồi là cây bụi và rừng trồng keo
- Dạng địa hình hỗn hợp sông - biển: Hệ thống lạch triều nhỏ phát triển dày
đặc, chia cắt các bãi triều cao và thấp Hệ lạch triều nhỏ có dòng chảy triều mạnh và
có chức năng quan trọng đối với hoàn lưu nước, bồi tích ven bờ
- Dạng địa hình do biển: Địa hình thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa (3 -
6m): phân bố gần như toàn bộ diện tích ba thôn chính Thượng, Trung, Hạ với 2/3 diện tích đảo gồm cát sạn, bột, sét xám vàng chứa thân rễ cây hóa than yếu và vụn sò
ốc, dày 1- 5m Trầm tích biển tạo thành các cồn cát cao 0,5 - 1m là nơi cư trú của cư dân
địa phương Dạng địa hìn này được chia làm : Địa hình thềm biển tích tụ Holocen muộn
(1 - 3m); Địa hình bãi triều cao (0,2 – 1m); Địa hình bãi triều thấp (< 0,2m)
- Dạng địa hình nhân sinh: Hoạt động san lấp mặt bằng và đắp đầm nuôi trồng
thủy sản tạo thành Xã có 3 hồ nước ngọt tự nhiên được con người tu bổ và cải tạo,
là nơi cung cấp nước sản xuất nông nghiệp chính cho các thôn
2.1.3 Khí hậu, thủy văn và hải văn
2.1.3.1 Khí hậu
Khí hậu khu vực Đồng Rui thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
và ẩm, mùa đông khô và lạnh Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình của khu vực Tiên Yên phức tạp, đồi núi chạy sát biển tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 29ºC Nhiệt độ cao nhất vào
tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 Mùa đông lạnh và có sương mù, nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 12 - 15ºC; từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại và hoạt động sản xuất của nhân dân Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình tháng 7 từ 28 - 29ºC, nhiệt độ cao tuyệt đối
đạt tới 37,3ºC
- Mưa và ẩm: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng
12, tháng 1 Từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại và hoạt động sản xuất của người dân Lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm, trung bình có khoảng 130- 160 ngày mưa/năm Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200 mm, tháng có mưa nhiều
Trang 38nhất là tháng 7 và 8 Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 - 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới Độ ẩm trung bình năm là 84%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 và tháng 4) là 88%, tháng thấp nhất (tháng 11 và tháng 12) là 76%
- Chế độ gió: Chế độ gió ở khu vực nghiên cứu chịu sự chi phối của hệ thống
gió mùa Vào mùa đông, hướng gió thịnh hành bắc, đông bắc Mùa hè gió thịnh hành
là hướng nam, đông nam Đầu mùa hè, gió nam chiếm ưu thế, rõ rệt nhất vào giữa mùa, sau đó giảm đi Biến đổi của tần suất gió bắc trong mùa đông cũng diễn ra tương
tự Tháng 9-10 mang tính chất trung gian, gió bắc ít hơn mùa đông nhưng nhiều hơn mùa hè, ngược lại, gió nam ít hơn mùa hè nhưng nhiều hơn mùa đông Mỗi hướng gió thường có tốc độ gió khác nhau, gió có thành phần hướng tây có tốc độ nhỏ nhất, gió có thành phần hướng bắc và nam có tốc độ lớn nhất Tốc độ gió tại khu vực hàng
năm không lớn, trung bình khoảng 2,5-3,5 m/s
2.1.3.2 Thủy, hải văn
- Hệ thống sông suối : Khu vực RNM Đồng Rui - Tiên Yên chịu sự tác động
của hai lưu vực sông là sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ Sông Tiên Yên và sông Ba
Chẽ đổ vào Vịnh Tiên Yên và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng RNM Đồng Rui - Tiên Yên
- Chế độ thuỷ văn của sông Tiên Yên và sông Ba chẽ không điều hoà trong
năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng nước giữa 2 mùa Về mùa khô (mùa kiệt) mực nước thấp, lưu lượng nhỏ, xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước lợ Trái lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn gây ngập lụt ở một số nơi, ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS như gây ra hiện tượng ngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi
- Chế độ thuỷ triều: Thuỷ triều ở khu vực Đồng Rui - Tiên Yên chịu ảnh hưởng
chung của chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng Trong một năm có 101 ngày có biên độ triều lớn trên 3,5m Biên độ triều lớn nhất lên đến 4,0m trong các tháng 1, 6, 7 và 12, giảm đi còn khoảng 3,0m vào các tháng 3, 4, 8 và 11 đồng thời với sự suy giảm tính chất thuần nhất của nhật triều
- Chế độ sóng và hướng sóng: Vào mùa đông, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở
mức 0,5 - 0,7m với tần suất rất bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12
Hầu hết các tháng trong năm ở cấp 0,25 - 0,5m
Trang 39- Nhiệt độ nước biển và độ mặn: Nước ven bờ khu vực Đồng Rui - Tiên Yên
là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi cao phía tây, tây bắc theo các dòng sông Ba Chẽ, Tiên Yên đổ ra theo quy luật mùa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến
nhiệt độ và độ mặn của vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên Độ mặn có giá trị cao nhất
vào tháng 1 và tháng 2, nằm trong khoảng 31 - 32‰ Độ mặn thấp nhất vào tháng 7,
8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 - 17‰ Ở khu vực các cửa
sông đổ độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰
Trang 40- Nhóm đất feralit: phân bố trên địa hình đồi sót cao từ 10 – 21m Đất màu nâu
tím trên đá sét màu tím (Fe): có vỏ phong hóa trên đá sét bột kết, màu nâu tím, tuổi Jura- hệ tầng Hà Cối Trầm tích hạt thô và hạt mịn xen kẽ nhau: cát kết và cát kết dạng quarzit màu nâu tím nhạt xen bột kết màu nâu tím
- Nhóm đất phù sa: Gồm có hai loại đất là đất phù sa (phân bố trên các dạng
địa hình gò cao, hiện được chuyển thành đất ở nông thôn và xây dựng hạ tầng) và đất phù sa không được bồi, glây trung bình hoặc mạnh (Pg) (chủ yếu trồng 2 vụ lúa, hoặc một vụ lúa một vụ màu)
- Nhóm đất mặn: được hình thành từ những sản phẩm phù sa của sông và biển
lắng đọng trong môi trường mặn Diện tích bị nhiễm mặn cũng như nồng độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách so với biển, càng xa biển độ mặn càng giảm
và phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất Nhóm đất mặn được chia thành 3 loại:
+ Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm): Đất mặn sú vẹt hay đất mặn dưới RNM chủ
yếu phân bố ngoài đê Nhóm đất tồn tại ở dạng chưa thuần thục, chỉ có các cây ngập mặn mắm, sú, trang, đâng phát triển
+ Đất mặn nhiều (Mn): đất mặn nhiều do nước mặn tràn theo thủy triều vào
các con lạch Đây cũng là nơi trồng các cây ưa mặn cao như trang, đâng
2.1.5 Thực vật và đa dạng sinh học
2.1.5.1 Thực vật
Dựa trên nguồn tư liệu bản đồ, ảnh vệ tinh và khảo sát thực địa đã xác định hiện trạng thảm thực vật khu vực RNM Đồng Rui - Tiên Yên có các kiểu thảm thực vật chính bao gồm thảm RNM tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên trên đồi gò và thảm thực vật canh tác
a) Các quần xã trong thảm rừng ngập mặn tự nhiên
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu và đặc trưng của khu vực RNM Đồng Rui gồm
có 6 loài: Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, Trang Kandelia candel, Đâng Rhizophora
mucronata, Bần chua Sonneratia caseolaris, Mắm Avicennia marina, Sú Aegiceras corniculatum Tùy theo mức độ ưu thế của các cá thể loài mà hình thành nên các kiểu
quần xã khác nhau:
+ Quần xã thực vật ưu thế Mắm biển (Avicennia marina): Thường phân bố ở
khu vực phía giáp với biển; cây phân cành nhiều, mật độ cây không cao, biến động theo năm, có xu hướng di cư của các loài cây ngập mặn khác vào như Vẹt dù, Đâng