Giải pháp tăng cường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông nghiệp
Trang 1Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu( khi ngoại thương phát triển) Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi.
Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,… đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001- 2010 Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường;… Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung (cây, con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xãhội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh- quốc phòng, phòng chống,
Trang 2Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc".
Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn (NLN&NT) còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút Mặt khác, so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế Do vậy, em xin được chọn Đề tài nghiên cứu khoa học “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” Trong quả trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong thầy cô và các bạn góp ý Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và so với GDP.
Hình 2: FDI trong nông lâm nghiệp theo hình thức đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực).
Hình 3: Các ưu tiên về cơ sở hạ tầng
Trang 3Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, 2001-2005 (%)
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩuBảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988- 2006.
Bảng 4: Chính sách thu hút FDI của một số quốc gia
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH. -
1 Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam, tháng
11/2005(Bộ NN và PTNT- viện chính sách chiến lược NT và PTNT).
2 Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách (PAB) số 4, tác giả Trần Hào Hùng
tháng 10/ 2006.
3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp và
nông thôn thời kỳ 2006-2010, Hà Nội, tháng 1/ 2005.
Trang 4Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các báo cáo về ĐTNN trong ngành trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Hà NộI, tháng 7/2005.
5.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà NộI, tháng 11/2004.
6 Những chủ trương và biện pháp mới trong giai đoạn 2006 - 2010 về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (CIEM).
7 ĐTTT nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp hiện nay, thực trạng và
những vấn đề đặt ra (Con sô và sự kiện tháng 3/2004).
Một số trang báo điện tử khác.
Trang web của bộ kế hoạch đầu tư: http://www mpi.gov.vn/
Bộ NN và PTNT:www.agroviet.gov.vn/
Tổng cục thống kê: www gso.gov.vn/
CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.I.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp.
Về thực chất, khái niệm này đã khẳng định tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Trang 5Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thế kinh tế tại một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại của một mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư cũng như nhà đầu tư giành được ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể và các doanh nghiệp liên kết một cách chặt chẽ.
Như vậy động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là phần vốn được sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc tạo ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc phục vụ việc kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài bổ sung năm 1996 và trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 9/6/2000 (điều 2 khoản 1) của Việt Nam" FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của Luật này".
Theo Luật này, những tài sản và vốn sau đây mới được đưa vào sử dụng nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện có:
- Các loại thiết bị máy móc, dụng cụ (gồm cả những dụng cụ dùng để thí nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật.
- Quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương pháp công nghệ, bí mật kỹ thuật
- Vốn bằng ngoại tệ để chi lương cho nhân viên và công nhân làm việc ở các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định của Luật này.
Luật này cho thấy không phải bất kỳ sự vận động nào về vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cũng đều là đầu tư nước ngoài Những tài sản và vốn muốn đưa vào Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trang 6Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
1.2 Phân loại hoạt động FDI.
1.2.1 Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn.
- Vốn hỗn hợp (vốn trong nước và nước ngoài).
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, thường
được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn Do vậy loại hình này thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài có ít tiềm lực về vốn.
Doanh nghiệp liên doanh (công ty liên doanh): Là hình thức tổ chức kinh doanh
quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở nước chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại Tuy nhiên loại hình đầu tư này thường được nước chủ nhà áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhưng để đạt được kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài.
Doanh nghiệp cổ phần FDI (hay công ty cổ phần) là doanh nghiệp có các cổ
đông nước ngoài và trong nước (cổ đông có thể là các cá nhân hoặc tổ chức) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn FDI : là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài
thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết
Trang 7Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
quả sản xuất kinh doanh Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng bởi ngoài việc phải tuân thủ những quy định có tính pháp luật của nước chủ nhà thì bên phía nước ngoài toàn quyền trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình, không mất nhiều thời gian tìm tiếng nói chung với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh.
Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là:
o Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (building – operate - transfer) BOT.
o Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (building – transfer – operate) BTO.
o Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (building – transfer) BT.
1.2.2 Phân loại theo mục tiêu.
FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia ra làm đầu tư theo chiều rộng (chiều ngang – HI) và đầu tư theo chiều sâu (chiều dọc – VI).
HI là hình thức chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó (công nghệ, kỹ năng quản lý ) và chuyển việc sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài.
VI là hình thức mà chủ đầu tư chú ý đến việc khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hay xuất khẩu sang nước khác.
1.2.3 Phân loại theo phương thức thực hiện.
FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới (greenfield) hoặc sáp nhập và mua lại (M&A – Merger and Acquisition).
Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống và thường được chủ đầu tư của các nước phát triển áp dụng ở nước đang phát triển.
Hướng thứ hai là sáp nhập hoặc mua lại các công ty của nước khác thường được tiến hành giữa các nước pt, các NICs và rất phổ biến trong những năm gần đây.
Trang 8Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
Các nước đang phát triển chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mới do ở các nước này năng lực sản xuất còn thiếu và yếu Đầu tư mới sẽ giúp hình thành nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới mà nhà nước nhận đầu tư chưa từng có.
1.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài.1.3.1 Vai trò đối với nước đi đầu tư.
Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lênin thì ĐTNN là yếu tố sóng còn của CNTB, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm:
- Mục đích kinh tế: tìm kiếm lợi nhuận.
Kéo dài chu trình sống của công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện phát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấp hơn kéo dài chu trình sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi nhuận.
Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới.
- Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết.
1.3.2 Vai trò đối với nước chủ nhà.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia Dạng đơn giản nhất của mô hình Harrod – Domar
Ý nghĩa của mô hình này là để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỷ lệ đầu tư trên GDP xác định Nếu thiếu đầu tư thì không thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự định Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu nhận từ nước ngoài.
I = ∂
8
Trang 9Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
- Tạo cơ hội mở rộng thị trường.
Các chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái tự do đã làm cho hoạt động thương mại ở các nước tham gia vào toàn cầu hoá có điều kiện tăng số lượng và các chủng loại sản phẩm xuất khẩu Điều này khiến cho mỗi nước phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của nước mình để tận dụng cơ hội cho xuất khẩu, đồng thời tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các nước khác.
Trong quá trình hội nhập, điều dễ nhận thấy nhất là thị trường vốn liên kết chặt chẽ với nhau hơn, nhiều nước đang phát triển hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn với thị trường tài chính toàn cầu.
Việc các nước đang phát triển loại bỏ được kiểm soát dòng vốn qua biên giới, đặc biệt là các dòng vốn chảy vào và dỡ bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản đã đẩy nhanh hơn tốc độ liên kết kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài Điều đó cũng có nghĩa là các nước có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, có điều kiện thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển châu Á, có điều kiện tiếp nhận công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư Thông qua FDI, các công ty trong nước có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng quy mô sản xuất cũng như khả năng tiếp cận đến mạng lưới tiếp thị quốc tế.
Tuy nhiên, mức độ khai thác các tiềm năng này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng ở các nước đang phát triển, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn cho quá trình phát triển nếu không được quản lý cẩn trọng Các nguy cơ tiềm ẩn đối với đầu tư nước ngoài có thể là yêu cầu bảo vệ thị trường nội địa (qua đó làm méo mó thị trường); mất khả năng kiểm soát đối với các
Trang 10Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
ngành thuộc sở hữu nước ngoài; chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những cú sốc từ bên ngoài.
- Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ.
Thông qua các doanh nghiệp có vốn FDI, những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực như viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, sẽ được du nhập vào đất nước, tạo sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn Các doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế - Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngày nay sự giàu có và khả năng cạnh tranh của một quốc gia không còn đơn thuần phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực Do vậy, một trong những cách tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi ở đó người lao động có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng sản xuất Hơn nữa môi trường cạnh tranh để tìm kiếm việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, người lao động buộc phải tìm tòi, học hỏi và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Một trong những biện pháp có thể nói là hữu hiệu nhất đối với các quốc gia trong việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI Đối với các quốc gia đang phát triển, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ lại không cao nên thời kỳ đầu thực hiện CNH, những nước này thường đưa ra những chính sách khuyến khích FDI vào các lĩnh vực, ngành nghề sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để tận dụng lao động địa phương Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư khu vực châu Á cũng có xu hướng đầu tư vào những ngành này để khai thác lợi thế so sánh với mục đích tìm kiếm thị trường mới với giá lao động rẻ, lợi nhuận cao.
Trang 11Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay nhìn chung ở các nước đang phát triển, những lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài gồm có du lịch, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại và viễn thông Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của các nước, nghĩa là tỷ trọng lao động và GDP của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên và khu vực nông nghiệp giảm xuống.
- Học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại.
Kinh nghiệm quản lý hiện đại được tích luỹ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ vì các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà họ phải học hỏi để nắm vững kỹ năng vận hành, sửa chữa, thực hiện tốt các khâu để đạt hiệu quả cao hoặc thông qua triển khai dự án Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển giao máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mà còn chuyển giao cả những tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường Điều này bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý
II Những vấn đề lý luận chung về ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp.2.1 Khái niệm về nông nghiệp.
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc Công việc nông nghiệp được biết đến bởi những người nông dân, trong khi dó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ, và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Trang 12Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng.
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hoá trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị thường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nôn nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol ), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá, cocaine )
Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.
Trang 13Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
2.2 Tính khách quan đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Đất nước ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp – nông thôn (điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người…)
- Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp đi lên, phần lớn dân số sống ở nông thôn và sinh sống bằng nghề nông nghiệp (80 % dân số sống bằng nghề nông).
- Đầu tư trong nông thôn hiện nay còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành Vì thế, lĩnh vực nông nghiệp còn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ Đây là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, kinh tế, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Wim P.M Vijverberg, 2005) Trong nghiên cứu của mình, Vijverberg cho thấy rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp
và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác Như vậy với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư nông thôn cũng có thể hiểu được cả sự đầu tư của nhà nước trong khu vực nông nghiệp nông thôn Chính vì thế, một khái niệm hẹp hơn và chủ yếu liên quan chặt chẽ, gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh đó là Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh ở nông thôn có thể được hiểu là
“Toàn bộ các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành và phát triển kinh doanh ở nông thôn Có nhiều cách tiếp cận phân tích môi trường kinh doanh như môi trường trong nước và môi trường quốc tế, môi trường tổ chức và môi trường thể chế, chính sách, v.v Thuật ngữ “Môi
Trang 14Vũ Thùy Dương – Đầu tư 46BNghiên cứu khoa học
trường kinh doanh ở nông thôn” chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, pháp lý, văn hoá và xã hội Bởi vì, trong một thực thể xã hội tuy rất đa dạng và phức tạp, nhưng các yếu tố này đóng vai trò quyết định vào việc hình thành và phát triển các thị trường cho hoạt động, đó là thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường mua (các yếu tố đầu vào của sản xuất - kinh doanh) và thị trường bán (hàng hoá, dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra)”.
Hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát và hỗ trợ của hàng loạt các chính sách Hiện nay, các chính sách chủ yếu ảnh hưởng đến doanh doanh nghiệp bao gồm:
Các chính sách cụ thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Chính sách của chính phủ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Các quy định và luật liên quan đến kinh doanh: bao gồm các quy định quản trị hoạt động của doanh nghiệp bao gồm việc đăng ký và các yêu cầu báo cáo
Chính sách, các quy định và luật pháp liên quan đến thuế: bao gồm các loại thuế (thuế thu nhập, thuế lợi nhuận, VAT, thuế (GST) hàng hoá và dịch vụ.
Các quy định luật liên quan đến lao động: liên quan chặt chẽ đến chất lượng công việc, lao động
Quy định luật, chính sách liên quan đến xuất khẩu, thương mại: gồm các chính sách định lượng (hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép) và phi định lượng (thuế), cản trở nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
Quy định luật, chính sách tài chính, tín dụng: Quy định luật, chính sách tài chính ảnh hưởng tới sự tiếp cận của doanh nghiệp về vốn, tài chính, khấu hao…
Chính sách liên quan đến giáo dục: tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các chính sách liên quan đến đổi mới: hỗ trợ phát triển thương mại giữa các doanh nghiệp và đẩy mạnh đổi mới công nghệ
Chính sách luật quy định liên quan đến môi trường: liên quan đến các quy định về môi trường và có tác động tới hoạt động kinh doanh và định hướng của doanhnghiệp
Trang 15CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP – NÔNG THÔN (NLN - NT) GIAI ĐOẠN 2000 – 2006.
Luật đầu tư nước ngoài đã được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và 2005 Sau 20 năm, hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực NLN – NT đã đạt được những thành tựu rất khả quan Bên cạnh đó còn một số hạn chế Trong chương này chúng ta sẽ xem xét những thành tựu, hạn chế trong hoạt động ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp và những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.
I NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐTNN VÀO LĨNH VỰC NLN – NT.
1.1 Đầu tư bổ sung nguồn vốn cho đầu tư lĩnh vực này, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Trong những năm kể từ sau “Đổi mới”, FDI vào Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc tạo vốn đầu tư xã hội, góp phần không nhỏ vào các hoạt động kinh tế của cả nước Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP Năm 2003, khu vực FDI đóng góp 14% GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994 Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất.
Hình 1: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và so với GDP.
Trang 16Nguồn: Nguyễn Thị Tuệ Anh et al, 2005.
Theo báo cáo của Nhóm cố vấn Hợp tác Quốc tế (ISG – Bộ Nông nghiệp và PTNT), hàng năm, khu vực nông nghiệp nông thôn thu hút khoảng 50 dự án với giá trị khoảng 200 triệu USD Phần lớn các dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, phân bố gần các vùng nguyên liệu Những doanh nghiệp này đóng góp trên 17 triệu USD cho ngân sách và trên 500 triệu USD trong kim ngạch xuất khẩu
Tính đến hết tháng 6 năm 2005, lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã thu hút 782 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,1 tỉ USD, trong đó có 623 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 7% vốn đầu tư đăng ký của khu vực ĐTNN cả nước Trong những năm đầu của thập kỷ 90, nguồn vốn ĐTNN tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản Tuy nhiên từ năm 1995 cho đến nay, nguồn vốn này được thu hút khá đồng đều vào các dự án trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Về đại thể, nguồn vốn Fdi đầu tư vào nông nghiệp tập trung ở một số lĩnh vực: trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, công nghệ
Trang 17chế biến Thực tế cho thấy trong thời gian qua, một số lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động khá hiệu quả, cùng với thành phần kinh tế khác tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, giải quyết số lượng lao động nhàn rỗi lớn ở nông thôn, và lực lượng lao động Việt Nam có điều kiện tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hiện đại, từng bước làm chủ trong sản xuất khi tham gia hội nhập với kinh tế thế giới Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hiện nay, một trong những ngành làm ăn khá tốt của các dự án đầu tư là sản xuất thức ăn gia súc Ước tính năm 1995, cả nước sản xuất 632.000 tấn thức ăn gia súc, trong đó số doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 42,7% thì đến nay các doanh nghiệp thức ăn gia súc có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 70% trong sản lượng của cả nước là 3 triệu tấn.
Theo thống kê của cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư) tính đến tháng 6/2007 có 7.490 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 67,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 30 tỷ USD Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 758 dự án, vốn đăng ký 3,78 tỷ USD, vốn thực hiện gần 1,9 tỷ USD Tỷ trọng GDP trong ngành nông nghiệp chiếm 10,6% số dự án (qua cơ cấu đầu tư giữa các ngành) và chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư trong đó ngành công nghiệp nặng chiếm tới 45,5% vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 32,7% Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2,46% tương đương với 107 triệu USD trên tổng sô 4,3 tỷ USD vốn FDI của cả nước Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp nông thôn là 1,9 tỷ (chiếm 6,3%)
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài
Trang 18chiếm tới 77,4%, liên doanh chiếm 22,1% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,5% tổng vốn đầu tư.
Hình 2: FDI trong nông lâm nghiệp theo hình thức đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nguồn MARD.
1.2 Bước đầu chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp – nông thôn.Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, 2001-2005 (%)
Nông - lâm – thủy sảnCông nghiệp – xây dựngCôngnghiệp chế biến
Dịch vụ
Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ.
Trang 19Trong khu vực nông lâm thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu chủ yếu theo sự chuyển dịch giữa hai nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản, tỷ trọng của ngành thủy sản tăng từ 16,0% năm 2001 lên 18,5% năm 2005, nông nghiệp giảm từ 78,6% năm 2001 xuống 75,8% Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chậm: tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 78,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 so với 81,0% năm 2000 (theo giá 1994) Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích trông lúa sang trồng các loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn.
1.3 Tiếp thu một số công nghệ mới.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do có phạm vi rộng (bao gồm cả lĩnh vực lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủy lợi và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản), công nghệ được áp dụng trong nông nghiệp bao gồm nhiều loại như công nghệ sinh học được áp dụng tạo ra các giống cây, con có năng suất cao, công nghệ sản xuất và sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông lâm hải sản, công nghệ phát triển và quản lý tài nguyên nước; công nghệ tưới cho cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả trên các vùng đất khác nhau; công nghệ quản lý công trình thủy lợi; xây dựng các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất cho nên quá trình CGCN trong nông nghiệp có những đặc điểm khá phức tạp và có tính chất đặc thù riêng.
Thực trạng chuyển giao công nghệ trong khu vực FDI như sau:
Trong hơn 10 năm thu hút vốn FDI, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã thu hút được một lượng vốn đầu tư nhất định Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư trực tiếp cũng như các công nghệ chuyển giao chưa đáp ứng đủ nhu cầu thay đổi cơ
Trang 20bản về trình độ và năng lực công nghệ trong toàn ngành do công nghệ áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn khá lạc hậu Theo số liệu gần đây, Việt Nam là một nước nông nghiệp có nguồn nông sản nguyên liệu dồi dào nhưng thiết bị, công nghệ chế biến nông sản không đủ năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Có thể điểm qua các số liệu sau:
- 128 nhà máy xay xát gạo, tổng công suất 2,4 triệu tấn nhưng thiết bị từ những năm 60 (ở miền Bắc) và những năm 80 (ở miền Nam);
- 126 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, 11 cơ sở chế biến bột cá, 84 doanh nghiệp chế biến nước mắm không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa;
- Ngành khai thác hải sản mới chủ yếu hoạt động gần bờ, chưa có nhiều phương tiện tàu và máy móc phục vụ đánh bắt xa bờ.
- 18 nhà máy chế biến rau quả chỉ đảm bảo chế biến được 5% sản lượng rau quả, chưa đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng xuất khẩu;
- 30 nhà máy chế biến thịt của cả nước chỉ đạt tỷ lệ chế biến 1,5%;
- Các khu vực chế biến dầu thực vật, chè, cà phê, cao su cũng chưa được đầu tư thích đáng, thiết bị cũ, hiệu quả thấp;
- Công nghệ chế biến sữa đang ở tình trạng thiếu nguyên liệu tại chỗ.
Xét theo ngành, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng nhỏ Trong giai đoạn 1988 đến 2000, tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp là 53,1%, dịch vụ là 41,1%, trong khi đó nông, lâm nghiệp chỉ 5,8% tổng số vốn FDI, còn qui mô của các dự án cũng nhỏ hơn so với qui mô của các dự án trong các ngành khác Về vốn thực hiện (lượng vốn thực sự đã được di chuyển vào trong các ngành) trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và bằng 1/11 tổng số vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp Nhưng lực
Trang 21lượng lao động chủ yếu hiện nay của Việt Nam lại ở trong khu vực nông nghiệp Điều này cho thấy sự bất cân xứng giữa vị trí, vai trò của lĩnh vực nông nghiệp và yêu cầu khai thác các nguồn lực phát triển của khu vực này với tình hình thực hiện trên thực tế Các số liệu trên còn cho thấy lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa thu hút có hiệu quả vốn FDI Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy Trong lĩnh vực này, nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam như dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm như liên doanh sản xuất thịt lợn ở Bình Dương, bột mì cao cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, liên doanh chế biến chè, hồ tiêu Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ Đài Loan, châu Mỹ La tinh Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Xinhgapo, Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên doanh chế biến hải sản Các công nghệ mới này góp phần tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Điều này đã được khẳng định rõ trong văn kiện đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam: “Trong nông nghiệp, đã ứng dụng một số thành tựu của công nghệ sinh học; đưa một số giống mới vào sản xuất đại trà trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ mới và công nghệ cao”.
Trang 22Về cơ chế khuyến khích hoạt động CGCN vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khá mạnh trong việc thu hút vốn FDI và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này Chẳng hạn, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được Ngoài ra, việc ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát huy tác dụng, chính sách thuế nông nghiệp đã làm yên tâm người nông dân, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học Những chính sách này đang tạo ra một môi trường sản xuất và kinh doanh hàng nông sản sôi động, có chiều sâu và hiệu quả ngày càng tăng, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực này đối với hoạt động CGCN Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng đang ngày càng mở rộng cho hàng nông sản Việt Nam.
1.4 Nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.
Đây là một thành tựu rất đáng khích lệ, nhất là trong tình hình Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO Việc mở cửa các thị trường là điều không tránh khỏi, vì thế nâng cao giá trị, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cũng là một biện pháp thị trường nông sản Việt Nam cạnh tranh với hàng nông sản của các nước có thế mạnh về hàng nông sản Đối với nông nghiệp cam kết thuế nhập khẩu bình quân của các nông sản là 21% so với mức hiện hành 31,6%, giảm
Trang 23đi 16% Cam kết áp dụng an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp (theo Bộ Th ương m ại)
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
Tổng kim ngạch (tr USD)
14.45515.02716.70620.17626.50332.44239.605Tốc
độtăng trưởng (%)
DN 100% vốn trong nước
7.6468.2288.83410.01512.01713.88916.740- Tỷ
- Tăng trưởng (%)
DN có vốn ĐTNN
6.8096.7997.87210.16114.48618.55322.865- Tỷ
- Tăng
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại
Tổng doanh thu của các dự án đã đi vào sản xuất năm 2003 đạt 657,7 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13 triệu USD Bình quân một lao động trong năm đạt 152,5 triệu đồng doanh thu, 3.000 USD giá trị xuất khẩu, 14,4 triệu đồng lợi nhuận và nộp ngân sách gần 2 triệu đồng.
Có thể nói mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc là hạn chế về các yếu tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhóm nông, thuỷ sản và khoáng sản) hoặc là phụ thuộc quá nhiều vào
Trang 24công nghệ và nguyên liệu nhập từ bên ngoài, do đó giá trị gia tăng thấp (giày da và dệt may).
1.5 Đa dạng hoá sản phẩm.
Sau khi nhà nước bãi bỏ chính sách chỉ huy và sản xuất tập thể, ngày nay nông nghiệp Việt-Nam đã thực hiện được kế hoạch đa canh Thay vì chỉ tập trung một một số hoa màu cổ truyền với nhiều rủi ro liên quan đến giá cả và thời tiết, nông dân được tự do trồng đủ loại hoa màu, cây ăn trái và kỹ nghệ với lợi tức cao hơn Mức tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp giữ ở mức 3.3% và 3.5% trong hai năm 2003 và 2004, năm 2005 là 2.2% và 2006 là 3.2%.
1.6 Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập dân cư, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế các dự án FDI trong nông, lâm nghiệp đã góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội ở những vùng có dự án 4.799 lao động nông thôn có việc làm mới, thu nhập cao hơn hẳn lao động của địa phương Trình độ nghề nghiệp của lao động nông, lâm nghiệp được nâng cao qua thực tế sản xuất có tính hàng hóa cao của các dự án Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn vùng có dự án được xây dựng mới và nâng cấp so với trước, nhất là điện, thủy lợi, giao thông, cơ sở chế biến nông, lâm sản, trạm y-tế Đối với các vùng miền núi,vùng đồng bào các dân tộc ít người như Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lâm Đồng, các dự án FDI trong nông, lâm nghiệp còn góp phần quan trọng xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng bản làng theo hướng văn minh phù hợp với nền sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa.
Ở Việt Nam, số lượng người làm việc trong khu vực FDI ngày càng tăng qua các năm.Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong khu vực FDI nhìn
Trang 25chung cao hơn ở khu vực trong nước Tuy nhiên, thu nhập của lao động trong khu vực FDI cũng tuỳ thuộc vào ngành nghề, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, do vậy thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp này có có sự chênh lệch tương đối lớn Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có thu nhập cao gấp 3,5 lần so với lao động phổ thông và cao gấp 2,88 lần so với lao động có trình độ sơ cấp Các vị trí quản lý cao cấp hiện có mức thu nhập bình quân 10,231 triệu đồng/người/tháng, gấp 9,86 lần so với mức thu nhập trung bình của lao động phổ thông và gấp 2,29 lần so với lao động quản lý bậc trung
Mặc dù thu nhập của lao động trong khu vực FDI có sự chênh lệch nhưng đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người lao động và làm tăng sức mua trên thị trường
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988- 2006.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988-2006
Trang 26(tính tới ngày 20/10/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT ngành Chuyên ố dự án S TVĐT định Vốn pháp thực hiện Đầu tư
I
Công
nghiệp 4,566 2,841 35,466,788,400 15,233,487,921 19,690,24
CN dầu khí 313,191,815 1,99 6,191,815 1,48 2,560,006 5,45 CN nhẹ
9,632,985,205
4,297,007,537
3,411,833,441
CN nặng 8 198 1,872,920 16,28 5,848,102 6,53 3,541,418 6,74 CN thực
phẩm 2752,531,916 3,25 5,521,219 1,39 7,234,568 1,94
4,306,200,985
1,518,919,727
2,135,078,488
II
Nông, lâm nghiệp
832
3,873,835,578
1,782,145,464
1,921,406,176
Nông-Lâm
nghiệp 7174,961,398 3,54 6,808,083 1,63 5,554,292 1,75
328,874,180
145,337,381
165,851,884
III
Dịch vụ
1,363
17,967,612,574
8,419,929,874
6,907,525,618
Dịch vụ 5858,975,358 1,44 5,710,149 66 7,436,247 37GTVT-Bu
3,349,026,235
2,424,248,925
720,973,796
Khách
sạn-Du lịch 1651,085,068 3,28 8,703,421 1,49 6,379,125 2,36 Tài chính-
Ngân hàng 640,150,000 84 7,395,000 77 2,870,077 68 Văn hóa-Ytế-
978,529,862
428,633,794
351,676,490
XD Khu đô
thị mới 55,799,000 2,86 4,920,500 79 1,294,598 5 XD Văn
4,183,447,505
1,452,648,488
1,828,838,895
XD hạ tầng
KCX-KCN 200,599,546 1,02 7,669,597 37 8,056,390 52
Tổng số
6,761
57,308,230,993
25,435,563,738
28,519,179,715
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
Trang 27Một vấn đề hạn chế trong thời gian qua là lượng FDI trong nông nghiệp còn rất nhỏ và có xu hướng tăng lên mạnh sau đổi mới nhưng lại giảm mạnh trong hơn 10 năm gần đây Năm 1995, lượng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 650 triệu USD tuy nhiên trong mấy năm gần đây lượng vốn FDI đăng ký hàng năm chỉ đạt 100 triệu USD.
Tính đến hết năm 2006, tỷ trọng đầu tư FDI trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,65% trong số những dự án còn có hiệu lực Cơ cấu phân theo ngành là: trồng trọt 8,2%; chế biến nông sản thực phẩm 49,2%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản 22,6%; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 8,4% Đáng buồn hơn là những chỉ số về FDI trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm (chỉ thu hút được 11/196 dự án trong tháng 3/2007).
Vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng ngày càng giảm qua các năm gần đây.
ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm sút kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiện hồi phục do điều kiện đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn.
Số dự án bị giải thể trước thời gian (30%), chuyển đổi hình thức đầu tư cao hơn so với tỷ lệ bình quân chung cả nước là 16% Có khá nhiều dự án ĐTNN đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc triển khai chậm.
2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp rất chậm.
Sự lạc hậu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta thể hiện ở chỗ ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tương đối thấp và tỷ trọng ngành dịch vụ không đáng kể Hơn thế nữa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm qua chuyển dịch rất chậm chạp Tỷ trọng các ngành biến động
Trang 28trồi sụt theo từng năm không theo xu hướng rõ ràng Trong vòng 15 năm qua, tỷ trọng trồng trọt chỉ dao động trong khoảng 75,4-77,9%; tỷ trọng chăn nuôi dao động trong khoảng 17,8-22,4%; và tỷ trọng dịch vụ dao động trong khoảng 2,1-2,98% Thực tế trên đây cho thấy rằng nông nghiệp nước ta vẫn là ngành sản xuất sản phẩm thô là chính, chăn nuôi và dịch vụ chưa phát triển Đây thực sự là một khó khăn, thách thức lớn đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Bởi vì cơ cấu nông nghiệp lạc hậu có thể gây cản trở đối với những động lực phát triển nội sinh của ngành; chẳng hạn, phần đông người lao động nông thôn hiện đang bị kìm hãm trong các hoạt động trồng trọt mang nặng tính thời vụ là một sự lãng phí lớn Cơ cấu nông nghiệp lạc hậu cũng cho thấy sản xuất nông nghiệp chưa tiếp cận được với thị trường, với cơ cấu tiêu dùng, và phương thức sản xuất còn lạc hậu, chưa phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp hàng hoá.
2.3 ĐTNN chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng.
ĐTNN chưa phát huy được những tiềm năng, cụ thể như trong trồng trọt và chế biến nông sản, mới chỉ tập trung vào việc khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai và lao động mà chưa có nhiều dự án tạo giống cây, giống con mới và nuôi, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam Các dự án chế biến lâm sản, chế biến gỗ mới chỉ dừng lại ở mức tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chưa có hiệu quả Nhiều dự án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, nhưng hiệu quả thực tế trên 1ha sử dụng đất còn rất thấp.
Trang 292.4 Phân bố nguồn vốn không đều giữa các địa phương.
Bên cạnh tỉ lệ vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây, phân bổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương Mặc dù, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10,6% tổng số các dự án FDI vào Việt Nam song việc phân bổ FDI chưa đồng đều giữa các vùng, miền Nguồn vốn ĐTNN chủ yếu tập trung vào ĐBSCL với 13% vốn đầu tư và Đông Nam Bộ với 54%, các tỉnh miền Trung Các vùng miền núi phía Bắc và ngay cả ĐBSH chiếm tỷ trọng thấp chỉ tương ứng 4% và 5%, và Tây Nguyên
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN &PTNT, những năm đầu của thập kỷ 90, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho nông lâm nghiệp Việt Nam chủ yếu là các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản Nhưng kể từ năm 1995 đến nay, nguồn vốn này được thu hút khá đồng đều vào các dự án trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất mía đường, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Các dự án tập trung ở các vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy.
Từ năm 2003 đã mở rộng ra nhiều tỉnh ở cả 3 miền Bắc Trung Nam Lĩnh vực hoạt động của các dự án cũng phong phú hơn các năm trước Trong nông nghiệp phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến thức ăn chăn nuôi (Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương), trồng và chế biến cao su (Tây Ninh; Bình Dương) trồng và chế biến chè (Lâm Đồng), trồng rau sạch, hạt rau giống, (Tây Ninh, Lâm Đồng), trồng nấm linh chi xuất khẩu (Cao Bằng), trồng cây ăn quả chất lượng cao (Hà Tây; Tây Ninh) sản xuất, kinh doanh lúa giống, ngô giống lai
Trang 30(Hà Nội), trồng hoa phong lan (Tp Hồ Chí Minh) Trong lâm nghiệp chủ yếu đầu tư vào trồng rừng và chế biến lâm sản xuất khẩu.
2.5 Đối tác nước ngoài còn thiếu tính đa dạng.
Đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn thiếu tính đa dạng Hiện có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó các đối tác đầu tư lớn nhất là Đài Loan, quốc đảo Virgin, Anh, Thái Lan, Pháp Các quốc gia đầu tư vào trong khu vực nông nghiệp nhưng chủ yếu là các quốc gia Châu á, các nước lớn đầu tư vào Việt Nam còn rất hạn chế Trong các nước đầu tư vào Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan với 27% tổng vốn FDI trong nông nghiệp, tiếp theo là Thái Lan (13%), Anh (11%), Pháp (8%)và Singapore
(5%) Lượng vốn đăng ký của Mỹ mới chỉ đạt 232 triệu USD, Đức là 17 triệu
USD, Hà Lan 105 triệu USD, Nhật là 121 triệu USD Việc đầu tư vào nông nghiệp là một lĩnh vực không dễ tuy nhiên với lượng đầu tư nước ngoài còn rất khiêm tốn cho thấy cần có những điều chỉnh có thể tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa thu hút hơn lượng đầu tư nước ngoài trong khu vực nông nghiệp bên cạnh sự thu hút đầu tư trong nước.
Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các dự án thu hồi vốn nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm 76%, chế biến nông lâm sản chiếm 24% thay vì triển khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng chế biến các loại rau, quả xuất khẩu bằng công nghệ kỹ thuật cao; Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp; Nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên…