Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” củ
Trang 1CHƯƠNG I :
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG TRÀ BẢO LỘC
1 Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của
Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management:
strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001,Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management”
Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995
5 TÁC NHÂN THÚC ĐẨY CHUỖI CUNG ỨNG
Trang 21.2 Hoạt động của chuỗi cung ứng:
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào
và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành” Theo định nghĩanày, thông lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc báncho khách hàng – khách hàng cuối cùng Tùy thuộc vào thị trường đangđược phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau.Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ caohơn Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng cógiá thấp nhất
Như chúng ta biết, có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết địnhnhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm,vận tải và thông tin Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗicung ứng của công ty
1.3 Những đối tượng tham gia chuỗi cung ứng :
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty,các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những
Trang 3đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Nhữngchuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cungcấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuốicùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng
Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho nhữngcông ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ
về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thựchiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhàphân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng
là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhaucung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
1.4 Vai trò của chuỗi cung ứng :
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn hội nhập,vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng Nhắc đến việc chuỗi cung ứngquyết định sự thành công của thương hiệu, không thể không đề cập haithương hiệu nổi tiếng là Wal-Mart và Kmart Năm 1962, khi Wal-Mart rađời, lúc đó Kmart đã có 63 cửa hàng Đến năm 2002, Kmart phá sản, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Nói về sự thất bại của Kmart,Tổng Giám đốc Chuck Conaway phải thừa nhận: “Tôi cho rằng chính chuỗicung ứng là gót chân Archilles của Kmart”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư vàPhát triển hệ thống phân phối VN – VDA, cũng cho rằng: Nếu quản trịchuỗi cung ứng tốt, chi phí thấp sẽ dẫn đến giá sản phẩm thấp, tạo thếmạnh cạnh tranh Nếu như chi phí cung ứng của Mỹ năm 2005 là 1.183 tỉUSD (chiếm 9,5% GDP), tại Nhật là 11% GDP, Trung Quốc là 21,6% GDPthì theo thống kê chưa chính thức tại VN, chi phí cung ứng dao động từkhoảng 19% - 25% GDP chính vì vậy giá sản phẩm đến tay người tiêudùng còn rất cao Các công ty áp dụng một chuỗi cung ứng hoàn thiện có
Trang 4lợi nhuận cao hơn 12 lần so với các công ty có chuỗi cung ứng không hoànthiện.
2 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng
Trà xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya vào năm 1903 nhờ vào một ngườiChâu Âu, GWL Caine Chính phủ thuộc địa của Anh tại đây bắt đầu xuấtkhẩu trà từ Kenya về Luân Đôn vào năm 1933 Năm 1963, sau khi ngườidân Kenya giành được độc lập, việc trồng trà được thực hiện bởi các nôngdân Châu Phi, những người đã mua lại đất từ người nhập cư Anh, cả dướiquy mô lớn và nhỏ Sản lượng trồng và sản xúât trà đã tăng lên nhanhchóng từ sau 1963, điển hình, quy mô sản xuất trà tăng từ 18000 tấn vàonăm 1963 lên đến 314198 tấn vào năm 2009 (Tea Board of Kenya) Ngànhtrà đóng góp trực tíêp và gián tiếp vào việc tạo ra hơn 3 triệu công việc,đáp ứng nhu cầu của gần 10% dân số Kenya (Sustainability Issue in thetea sector) Bên cạnh đó, trà cũng là một trong những mặt hàng xuấtkhẩu dẫn đầu của Kenya Năm 2009, sản lượng trà đạt 314198 tấn, tuy cógiảm 9% so với năm 2008, nhưng sự giảm sản lượng sản xuất này chủ yếu
là do điều kiện thời tíêt không thuận lợi, khô hạn kéo dài suốt quý 1 vàmưa rất ít vào quý 2 Hiên tại, Kenya là quốc gia sản xuất trà lớn thứ 3trên tòan cầu, chiếm hơn 20% sản luợng trà thế giới, sau Trung Quốc và
Ấn Độ, đồng thời là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ hai sau Sri Lanka
BẢNG I.2.1: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÀ CỦA KENYA
Trang 5Giá đấu giá trà đen ($/
Nguồn: tea board of Kenya
Những người nông dân trồng trà tiếp tục giữ vai trò quan trọng Theo
số liệu thống kê giai đoạn 2005-2009 của Tea Board Of Kenya, họ đónggóp hơn 60% tổng sản lượng trà cả nước Năm 2009, con số này giảm còn55%, tuy vậy, vai trò của những người nông dân trong chuỗi cung ứng tràcủa Kenya vẫn rất quan trọng Tuy nhiên, chính đặc điểm này cũng đã gây
ra một số khó khăn nhất định cho ngành trà ở Kenya, điển hình là nhữngkhó khăn trong việc theo dõi, truy nguyên nguồn gốc và việc đảm bảolượng trà sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn
Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu trà của Kenya tuy rất khả quannhưng bên trong vẫn tồn tại những nguy cơ nhất định
Trang 6Nguồn: tea board of Kenya
Trang 7Nguồn: tea board of Kenya
Theo bản thống kê và biểu đồ trên, Ai Cập năm thứ 2 liên tiếp làquốc gia nhập khẩu nhiều nhất sản lượng trà từ Kenya, với lương nhậpkhẩu 75391513 ký, tương đương 22% tổng sản lượng xuất khẩu Một số
thi trường xuất khẩu chủ yếu của Kenya còn có Vương quốc Anh, Pakistan,Afghanistan và Sudan 5 thị trường này nhập khẩu 73% tổng sản lượngxúât khẩu của Kenya Do vậy, Kenya phụ thuộc lớn và 5 thị trường chínhnày Một khi các thị trường này gặp vấn đề, ngành trà của Kenya cũng sẽ
bị ảnh hưởng nặng nề Trên đây là 2 trong những thách thức mà chuỗicung ứng trà của Kenya đang phải đối mặt Ngòai ra còn có những tháchthức khác như vấn đề lương nhân công, chính sách xã hội, nạn phân bịêtgiới tính…
Có thể nói, trong chuỗi trà Kenya, ta vẫn bắt gặp những yếu kémcòn tồn đọng, tuy vậy, không thể phủ nhận những tiến bộ mà chuỗi trànày đã và đang làm được, mà điển hình là sự tổ chức khoa học và thốngnhất của chuỗi Chính chuỗi cung ứng trà được tổ chức hệ thống và khoahọc đã giúp họ vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp trà toàncầu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng trà Kenya và áp dụng các ưu điểm,đồng thời tránh các khuyết điểm của họ chính là một cách học tập kinhnghiệm, từ đó rút ngắn thời gian phát triển cho ngành trà Việt Nam nóichung và Bảo Lộc nói riêng
Trang 8Nhìn chung, chuỗi trà Kenya có sự chuyên môn hóa, theo đó, mỗimắt xích trong chuỗi chỉ thực hiện vai trò của mình, không có sự “lấn sân”sang các hoạt động của khâu tiếp theo Bên cạnh đó, chuỗi cung ứngđược tổ chức một cách có hệ thống, với sự xuất hiện của các tổ chức, hiệphội đại diện cho các thành phần tham gia trong chuỗi Ví dụ như KenyaTea Development Agency Limited (KTDA) đại diện cho người nông dântrồng trà với quy mô nhỏ lẻ, Kenya Tea Growers Association (KTGA) đạidiện cho các trang trại trồng trà quy mô lớn Các tổ chức này là tiếng nóichung của những thành phần mà nó đại diện, đồng thời tập hợp nhằm giatăng vị thế thương lượng và đảm bảo quyền lợi cho mình Ngoài ra, ngànhtrà Kenya còn tổ chức các hiệp hội nhằm thiết lập và quản lý mối liên kếtgiữa các mắt xích trong chuỗi, có thể kể đến như là:
• Tea Board of Kenya (TBK): một tổ chức thuộc chính phủ với
trách nhiệm chính là cấp phép cho người trồng trà và các nhàmáy chế biến, quản lý, điều chỉnh khâu trồng và chế biến trà.Ngoài ra, TBK hỗ trợ việc thực hiện các nghiên cứu của TeaResearch Foundation, đồng thời thu thập số liệu thống kê vềngành trà Cuối cùng, TBK là tổ chức tham mưu chính sách liênquan đến ngành trà cho GOK và quảng bá trà Kenya trong vàngoài nước Ban đại diện của TBK bao gồm các nhân viên củaGOK, KTDA, KTGA và EATTA
• East African Tea Trade Association (EATTA): đây là một tổ
chức tình nguyện kết nối những người sản xuất trà, người môi giới
và người mua trà ở Đông Phi Các quy định và điều lệ của tổ chức
hỗ trợ cho việc mua bán trà trực tiếp hoặc thông qua sàn trà Nhờ
có tổ chức này, các hoạt động mua bán trà Kenya ra thị trườngquốc tế diễn ra thuận lợi hơn
Chính phủ Kenya quản lý chặt chẽ các cơ sở, thành phần tham giavào chuỗi cung ứng Tính đến hết 2009, có khỏang 400.000-500.000người trồng trà, 93 nhà máy có đăng kí, 12 công ty môi giới, hơn 60 cơ sởtrộn, đóng gói trà có đăng kí và 100 doanh nghiệp thu mua trà ở Kenya
Trang 9(Kenya-tea 2009) Các cơ sở này được kiểm tra nhằm đảm bảo tính đồng
bộ và thỏa mãn các tiêu chuẩn chung của chuỗi, đồng thời, việc kiểm soátnày cũng giúp cân bằng cung cầu trong chuỗi, từ đó giúp đảm bảo chấtlượng và hình ảnh trà Kenya khi xuất khẩu
Tóm lại, các ưu điểm của chuỗi cung ứng trà Kenya mà chuỗi trà BảoLộc cần phải học tập nhằm giải quyết các khó khăn còn tồn đọng chính là:
• Sự tập hợp của các thành phần trong từng mắt xích dưới một tổchức chung, từ đó giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ
lẻ, mất khả năng kiểm soát nhằm cải thiện vị thế thương lượnggiá, đồng thời định hướng và đảm bảo toàn chuỗi hoạt động theonhững chính sách, tiêu chuẩn chung của ngành trà, từ đó nângcao chất lượng và giá trị của trà Bảo Lộc
• Sự phối hợp liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi được thực hiệnmột cách thống nhất và có tổ chức, cụ thể là sự có mặt của các tổchức chịu trách nhiệm quản lý và điều chỉnh mối liên kết
3 Các bộ tiêu chuẩn áp dụng cho ngành trà
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượngtrồng và chế biến trà Hàng lọat các tiêu chuẩn đã được đặt ra nhằm thỏamãn các mối quan tâm này của khách hàng Các bộ tiêu chuẩn đòi hỏinhà cung cấp trà phải đáp ứng các yêu cầu về an tòan thực phẩm, điềukiện làm việc và thân thiện với môi trường Nhìn chung, trà được chứngnhận (certified tea) được định nghĩa là trà thỏa mãn ba yêu cầu của sựbền vững, bao gồm việc đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân, bảo vệ môitrường và thực hiện trách nhịêm xã hội Giấy chứng nhận được cấp bởimột tổ chức thứ ba có thẩm quyền, xác nhận rằng chất lượng trà và quytrình sản xuất trà của nhà cung cấp đã đáp ứng được một số tiêu chuẩnnhất định Ngành trà được chứng nhận theo một số bộ tiêu chuẩn nhưsau:
Tên bộ
tiêu
Trangtrại
Nhàmáy Môi giới
Trader Chế
biến/
Ngườitiêu
Trang 10• Unilever cam kết 100% sản phẩm trà Lipton nhãn vàng và P>ips được chứng nhận Rainforest Alliance vào năm 2010, và100% sản phẩm trà Lipton trên tòan cầu được chứng nhận vào2015
Trang 11• Tata Tea cam kết 100% dòng sản phẩm Tetley được chứng nhậntại Anh và Canada vào 2011, đồng thời bắt đầu tại Mỹ, Úc vàChâu Âu vào 2012.
Thị phần của các sản phẩm trà chứng nhận đã tăng nhanh trongvòng 3 năm qua, năm 2007 các sản phẩm này chỉ chiếm 1% tổng sảnlượng trà sản xuất trên tòan thế giới, con số này theo kế họach sẽ tănglên 10% vào cuối năm 2010 Bên cạnh đó, sản lượng trà chứng nhận theo
bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance và UTZ Certified dự tính sẽ tăng gấp đôitrong vòng 1 năm
2 năm 1987 và 1988, số lượng thành viên của Rainforest Alliance tăng lên
5000 Ban đầu, tổ chức này chỉ chứng nhận cho gỗ, sau đó, mở rộng sangcác lọai nông sản khác như chuối, cà phê, trà… Các loại nông sản đápứng được các điều kiện về môi trường, xã hội và kinh tế quy định bởi Hệthống nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture Network_SAN) cóthể sử dụng mác của Rainforest Alliance Certified Các tiêu chuẩn của SANnhấn mạnh vào người trực tiếp tham gia sản xuất và đời sống tự nhiên,đồng thời trải đều cả 3 mặt môi trường, xã hội và kinh tế của sự bền vữngchứ không đặc biệt ưu tiên cho một mặt nào Chúng bao gồm các nộidung như:
• Bảo tồn đất và nước
• Bảo vệ đời sống hoang dã và bảo vệ rừng
• Lên kế họach và kiểm sóat việc thực hiện
• Quản lý chất thải hiệu quả và có trách nhiệm
• Nghiêm cấm việc sử dụng các lọai thuốc trừ sâu nguy hiểm
Trang 12• Ngòai ra, các tiêu chuẩn của SAN cũng bao gồm các vấn đềliên quan tới việc bảo vệ người lao động, ví dụ như:
• Quyền được tổ chức
• Quyền được làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an tòan
• Quyền được trả lương, ít nhất là bằng mức lương tối thiểu củaquốc gia đó
• Quyền được bố trí chỗ ở hợp lý (bao gồm nước có thể uốngđược)
• Quyền được tíêp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe (cho ngườilao động và gia đình của họ) và hệ thống giáo dục cho trẻ em.Chương trình chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance bắtđầu hợp tác với người nông dân trồng trà vào năm 2006 Làm việc với tổchức này, người nông dân sẽ được học cách tăng sản lượng và kiểm sóatchi phí, đồng thời nâng cao chất lượng cây trà để từ đó bán được mức giácao hơn trên thị trường
3.2 GlobalG.A.P
GlobalGAP hay còn gọi là EuropGAP là bộ tiêu chuẩn có tính chấtquy chuẩn cho việc chứng nhận, nó hướng dẫn áp dụng những kiến thứcsẵn có vào quá trình sản xuất nông nghiệp để hướng đến sự bền vững củamôi trường, kinh tế, xã hội trong các quá trình sản xuất và sau sản xuấtnông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm vàthực phẩm bổ dưỡng, an toàn GlobalGAP gồm có 210 điểm đánh giá,trong đó có 47 điểm chính yếu, đòi hỏi tuân thủ 100%; 98 điểm thứ yếu,đòi hỏi tuân thủ 95% và 65 điểm khuyến cáo Bộ tiêu chuẩn VietGAP màhiện tại Việt Nam đang áp dụng được xây dựng chủ yếu trên cơ sởGlobalGAP, bên cạnh đó, có tham khảo thêm từ các nguồn khác nhưAseanGAP, HAQCCP, Freshcare và pháp lệnh vệ sinh ATTP VietGAP đượcxây dựng nhằm phục vụ ba mục tiêu chính Thứ nhất là tổng hợp các biệnpháp về quản lý, đầu tư kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm an toàn Thứ hai
là phục vụ cho công tác truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết
Trang 13Thứ ba là nhằm bảo vệ sức khóe người lao động và bảo vệ môi trường.VietGAP gồm 65 điểm, trong đó, 56 điểm bắt buộc thực hiện và 9 điểmkhuyến khích thực hiện, quy định về 12 nội dung chính như sau:
• Đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất
• Kiểm tra nội bộ
• Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong các nội dung trên, nội dung về vấn đề ghi chép, lưu trữ hồ sơ,truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm là quan trọng nhất
3.3 Ethical Tea Partnership
Năm 1997, một số doanh nghiệp đóng gói trà Anh đã liên kết vớinhau và thành lập tổ chức Tea Sourcing Partnership Vào tháng 9/ 2004, tổchức này đổi tên thành Ethical Tea Partnership (ETP) Đây là một liên minhphi thương mại của hơn 20 doanh nghiệp đóng gói trà quốc tế, nhữngngười có chung mong muốn phát triển ngành trà thế giới theo hướng bềnvững về mặt xã hội và môi trường Sau nhiều năm phát triển, ETP đã tăngtrưởng mạnh về mặt địa lý, bao quát hết tất cả các vùng xuất khẩu tràchủ yếu trên thế giới như: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,Kenya, Malawi, Sri Lanka, Tanzania, Zimbabwe Trước đây, ETP chỉ đơnthuần giúp thành viên của nó kiểm sóat và thực hiện các điều kiện ở cáctrang trại trồng trà trong chuỗi cung ứng của họ, nhưng ngày nay, ETP tập
Trang 14trung vào việc phát triển ngành trà theo hướng bền vững Các quy địnhcủa ETP bao gồm các vấn đề về môi trường và xã hội.
2 nhóm đối tượng khác nhau Thứ nhất là nhóm các nông dân trồng tràlàm việc cùng nhau hoặc tập hợp trong các tổ chức địa phương và thứ hai
là những người làm công Ngoài ra, FairTrade cũng bao gồm các điềukhỏan thương mại Tất cả các sản phẩm được chứng nhận sẽ được đảmbảo mức giá FairTrade, đây là mức giá tối thiểu phải trả cho người sảnxuất trà, nhằm giúp họ đủ khả năng chi trả các chi phí liên quan tới sảnxuất bền vững Mức giá FairTrade phát huy tác dụng khi thị trường trà sụtgiảm Tuy vậy, người sản xuất trà vẫn có thể thương lượng mức giá báncao hơn trong các điều kiện bình thường tùy theo chất lượng sản phẩm.Ngòai mức giá tối thiểu này, người sản xuất trà còn nhận được các khỏantăng thêm (FairTrade Premium) để tái đầu tư và nâng cao chất lượng cuộcsống
3.5 UTZ Certified
Mục tiêu cơ bản của UTZ Certified là tạo ra một thị trường mở vàthông thóang cho các sản phẩm nông nghiệp Nó thực hiện các chưongtrình chứng nhận cho cà phê, trà, ca cao và dầu cọ Tầm nhìn của UTZCertified là đạt được chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững, trong đóngười nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác tốt, dẫn đến việc mua bánthuận lợi hơn và thị trường thực phẩm sẽ thực hiện trách nhiệm bằng cách
Trang 15đề cao và sử dụng các sản phẩm được sản xuất một cách bền vững, vàtrong đó, khách hàng mua các sản phẩm thỏa mãn trách nhiệm với môitrường và xã hội Có thể nói, hệ thống tiêu chuẩn của UTZ Certified baogồm cả 3 mặt của sự bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường Ngòai việcđáp ứng các quy định của UTZ, các nhà sản xuất cũng phải xây dựng hệthống kiểm sóat và theo dõi nhằm đả bảo khả năng truy nguyên nguồngốc Nhờ đó, các sản phẩm được chứng nhận UTZ sẽ dễ dàng trả lời haicâu hỏi của người tiêu dùng: Sản phẩm này có nguồn gốc từ đâu và quytrình sản xuất của nó được thực hịên thế nào Ý tưởng ban đầu của UTZCertified là nhằm đem sự công nhận đến cho các nhà sản xuất cà phê mộtcách có trách nhiệm và cung cấp các công cụ cho các hãng rang xay vàcác thương hiệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các lọai càphê được sản xuất một cách có trách nhiệm Những người sáng lập đã xâydựng một tổ chức độc lập với các nhà sản xuất và rang xay cà phê với têngọi UTZ Kapeh, theo tiếng Maya UTZ có nghĩa là “tốt” và kapeh nghĩa là
“cà phê” Văn phòng tổ chức được thành lập ở thành phố Guatemala vàonăm 1999, sau đó, vào năm 2002, trụ sở chính chính thứ ra đời ở Hà Lan.Tháng 3/ 2007, UTZ Kapeh đổi tên thành UTZ Certified “Good Inside”.Cũng từ năm này, UTZ đã vận dụng những kinh nghiệm của mình đối với
cà phê để xây dựng chương trình chứng nhận cho trà Các sản phẩm đãđược chứng nhận UTZ có giá trị gia tăng, đó là việc sản phẩm được đảmbảo đã thỏa mãn các trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường, đồngthời là các sản phẩm được sản xuất, chế biến một cách có trách nhiệm vàchất lượng Bằng cách sử dụng các sản phẩm được chứng nhận, người tiêudùng đã giúp những người nông dân trồng trà, những nhà sản xuất…cócuộc sống tốt hơn, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững củachuỗi cung ứng trà tòan cầu
3.6 Organic
Bộ tiêu chuẩn Organic cung cấp một hệ thống chỉ rõ những việc màngười nông dân có thể và không thể thực hiện, trong đó đặc biệt nhấnmạnh vào việc bảo vệ môi trường và đời sống tự nhiên Theo bộ tiêu
Trang 16chuẩn này, thuốc trừ sâu bị hạn chế sử dụng một cách nghiêm ngặt, đồngthời, các lọai phân bón hóa học, công nghệ biến đổi gen và việc sử dụngthuốc kích thích, kháng sinh đều bị cấm Rất nhiều sản phẩm, trong đó cótrà, được chứng nhận kép, tức được chứng nhận theo Organic phối hợp vớimột bộ tiêu chuẩn khác.
Trang 17CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TRÀ BẢO LỘC
1 Giới thiệu ngành trà Lâm Đồng
1.1 Giới thiệu cây chè
Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây
mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè hay trà Tên gọisinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh Các danh pháp khoahọc cũ còn có Thea bohea và Thea viridis
Xét về hệ thống phân loại thực vật, chè thuộc:
o Ngành hạt kín Angiospermae
o Lớp song tử diệp Dicotyledonae
o Bộ chè Theales
o Họ chè Theaceae
o Chi chè Camellia (Thea)
o Loài Camellia (Thea) sinensis
Về đặc điểm sinh học, chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụihoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 m (6 ft) khiđược trồng để lấy lá Cây có rễ cái dài; hoa màu trắng ánh vàng, đườngkính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa; hạt có thể ép để lấy dầu
1.1.1 Phân loại chè
Để phân biệt các loại chè người ta thường dựa vào 3 tiêu chí:
• Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của
tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá
• Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí
phân nhánh của đầu nhị cái
• Đặc tính sinh hóa hay thành phần hóa học có trong cây chè: gồm nước, tannin, ancaloit, Protein và axít amin, Gluxít và
pectin, diệp lục tố, carotin và xantofin, dầu thơm, vitamin, men,chất tro…Trong đó, người ta chủ yếu dựa vào hàm lượng tannin để
Trang 18phân biệt Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trongphạm vi nhất định.
Sau đây giới thiệu cách phân loại chè dựa vào cơ quan dinh dưỡng
và sinh thực của tác gỉa Cohen Stuart (1919) Ông phân loại chè thành 4loại:
Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var Bohea):
Cây bụi thấp phân cành nhiều
Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5cm
Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều
Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường
Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC
Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản
và một số vùng khác
Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var macrophylla):
Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên
Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màuxanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn
Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ
Năng suất cao Phẩm chất tốt
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Chè Shan (Camellia sinensis var Shan):
Trang 19 Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao,năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất.
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện
và Việt Nam
Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var atxamica):
Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa
Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm,dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài
Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây chè:
Hiện nay trên thế giới, số người dung chè đang ngày càng tăng lên,không chỉ vì hương vị của nó mà còn vì tác động tích cực của chè đến sứckhỏe:
Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất
có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làmcho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơthể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làmviệc căng thẳng
Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đườngruột như tả, lỵ, thương hàn Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt
Trang 20là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày.Theo xác nhận của M.N Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chấtnào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin củachè Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị cácbệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rấttốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mgtrong một ngày E.K Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnhhưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thốngtim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chứcnăng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệthống điều tiết máu.v.v
Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C Nguồn axit amin từ chè gây hiệu ứng thưgiản dựa trên việc tăng sóng alpha; theamine giúp phản ứng miễn nhiễm
tự nhiên của cơ thể với các bệnh lây do nấm và virus
Ngoài ra còn một số giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đâynhư tác dụng chống phóng xạ (chất Stronti (Sr) 90, một đồng vị phóng xạrất nguy hiểm) được các nhà khoa học Nhật Bản Còn theo nghiên cứu củacác nhà khoa học Australia đã tiết lộ rằng chất tinh dầu chiết xuất từ câychè có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị an toàn và hiệuquả đối với căn bệnh ung thư da lành tính
1.1.3 Giá trị kinh tế của cây chè
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài,mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao Chè trồng một lần, có thểthu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa Trong điều kiện thuận lợi của tacây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu hoạch trên dưới một tấnbúp/ha Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng chomột sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha Từ năm thứ tư chè đã đưavào kinh doanh sản xuất
Tại Việt Nam, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao vàhiện nay chè trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Trang 21Nam Trên thế giới, thị trường tiêu thụ chè của ta ngày càng nhiều (xemchi tiết phần thị trường chè Việt Nam).
1.2 Điều kiện sinh thái của cây chè và điều kiện tự nhiên của Bảo Lộc thích hợp việc trồng chè
1.2.1 Điều kiện sinh thái của cây chè
1.2.1.1 Điều kiện đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêmkhắc lắm Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thìđất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua vàthoát nước Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0 Đất trồng phải
có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mớiphát triển bình thường
Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chấtlượng chè, chất lượng chè ở vùng cao thong thường tốt nhưng sinh trưởnglại thấp hơn so với vùng thấp Nghiên cứu của Viện nông học Hồ Nam(1957) cho thấy ảnh hưởng của độ cao so với mặt biển tới hàm lượngtanin trong búp chè như sau:
Độ cao so với mặt biển 3 75 113 130 150 260Hàm lượng tannin (%) 23,28 23,28 24,96 25,20 25,66 26,0
1.2.1.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cầnnhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của câychè lại càng quan trọng hơn.Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quântrong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đềutrong các tháng Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chèsinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chèsinh trưởng không tốt Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời
kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%
1.2.1.3 Điều kiện không khí:
Trang 22Không khí rất cần cho sự sống của thực vật Hàm lượng CO2 trongkhông khí khoảng 0,03%, song chỉ cần có một biến động nhỏ cũng ảnhhưởng rất lớn đến quang hợp Chè là một cây ưa bóng râm, cường độquang hợp cũng thay đổi theo hàn lượng CO2 có trong không khí Nóichung hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên đến 0,1 - 0,2% thì cường
độ quang hợp tăng lên rất rõ Ngoài ra, gió nhẹ và có mưa có lợi cho sựsinh trưởng của chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng nước của cây.Những nơi độ ẩm không khí quá cao, phát tán khó; gió nhẹ sẽ làm chonước dễ thoát hơi, nước và chất dinh dưỡng trong đất tiếp tục vận chuyểnlên trên Mặt khác không khí có gió nhẹ có tác dụng làm cho lượng CO2phân bố đều, có lợi cho quang hợp
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệtnhất định Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC Độnhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theogiống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.Tuy nhiên, nhiệt độ thíchhợp nhất đối với cây chè vẫn là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tácdụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất
rõ rệt Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin
Độ nhiệt cao quá 35oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độnhiệt trên 35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá Ngược lại khi độ nhiệtgiảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóahọc của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩmchất búp Độ nhiệt thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búpmù
1.2.1.4 Điều kiện ánh sáng:
Tùy theo tuổi cây và giống mà yêu cầu của cây chè đối với ánh sángcũng thay đổi Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, giống chè lá
to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ
1.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tại Bảo Lộc thuận lợi cho việc trồng trà:
Trang 23Tỉnh Lâm Đồng nằm ở nam Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 976.478
ha, trong đó có trên 212.000 ha đất đỏ Bazan và phân bố chủ yếu ở độcao từ hơn 800 mét đến 1600 mét so với mặt biển Lâm Đồng nằm trongkhu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độcao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùakhô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C,thời tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm Lượng mưa trung bình 1.750 –3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối ( trung bình 85 – 87%), số giờ nắngtrung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ
Riêng về Bảo Lộc, với diện tích là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tíchtoàn tỉnh Lâm Đồng, vùng đất này có khí hậu và đất đai đặc biệt phù hợpvới điều kiện sinh thái của cây chè được nêu ở phần trên
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưatập trung từ tháng 7 đến tháng 9
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%
Gió chủ đạo theo hai hướng chính: Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng
1 đến tháng 4; Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độmưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc
Hệ thống thủy văn: Bao gồm 3 hệ thống : hệ thống sông
DaR’Nga, hệ thống suối Đại Bình, hệ thống suối ĐamB’ri Ngoài ra, BảoLộc còn có hệ thống nước ngầm với trữ lượng tương đối khá, chất lượng
Trang 24nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp và công nghiệp.
Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào,chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố Đất tương đối bằngphẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn,nhưng sau đó nước rút nhanh
Địa chất: nếu như Lâm Đồng có 9 nhóm đất khác nhau thì trong đó
đến 200.000 ha đất bazan đã tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh
1.4 Thực trạng trồng trọt và sản xuất trà tại Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng trà lớn nhất và lâu đời nhất ViệtNam Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại vùng CầuĐất (hiện là một trong những vùng trà nổi tiếng của tỉnh) Sau đó, cây tràvươn rộng lãnh thổ đến các địa bàn lân cận trong tỉnh như B’lao, Di Linh,
và bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 1960 Sau ngày giải phóngđất nước, các mô hình trồng trọt và sản xuất trà càng nhận được hơn sựquan tâm đẩy mạnh phát triển từ phía nhà nước và ban lãnh đạo tỉnh Đến
Trang 25năm 2000, một số địa phương trong tỉnh nhận được những khoản đầu tưlớn từ các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là các nhà đầu tư Nhật và ĐàiLoan) vào việc xây dựng các vùng nguyên liệu trà tươi chất lượng cao,tiếp tục nâng cao hơn nữa những thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực trồngtrọt và sản xuất trà Qua lịch sử hơn 80 năm phát triển, sản phẩm trà LâmĐồng là sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thànhsản phẩm văn hóa chè Việt: Lâm Đồng là tỉnh có doanh nghiệp đầu tiên
áp dụng công nghệ sinh học để làm ra sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn antoàn thực phẩm; mô hình “Du lịch sinh thái chè” lần đầu tiên xuất hiện (và
sẽ phát triển bền vững) trên đất Lâm Đồng; tiệm uống trà lớn nhất ViệtNam cũng nằm trên đất Lâm Đồng; và Lâm Đồng là địa phương đầu tiêntrong cả nước tổ chức Lễ hội Văn hóa Trà…
Năm 2010, Lâm Đồng có hơn 130.000 lao động (chiếm 10% dân sốcủa tỉnh) sống dựa vào cây trà Diện tích trồng trà trên toàn tỉnh là 27.000
ha, trong đó, hơn 25.000 ha đang trong độ tuổi thu hoạch cho sản lượngbình quân là 170-180 tấn chè búp tươi mỗi năm, tương đương với 36.000tấn trà thành phẩm mỗi năm Tính ra, cây trà Lâm Đồng đã chiếm 20% vềdiện tích và 27% về sản lượng trà của cả nước và nơi đây được xem làvùng nguyên liệu trọng điểm của cả nước
Trong các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây chè, những nămqua, nhất là từ 2002 đến nay, tỉnh vừa tập trung mở rộng diện tích vừađẩy mạnh “cuộc cách mạng giống”, cải tạo vườn chè năng suất, chấtlượng cao và từng bước xây dựng vùng nguyên liệu chè an toàn, chè sạch.Đến nay, diện tích chè giống mới trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 32%, với6.340 ha chè cành năng suất cao (chuyển từ diện tích chè hạt sang trồngcác giống chè cành: TB14, LĐ97…) và 2.075 ha chè cành Oolong chấtlượng cao Đài Loan (trồng các giống: Tứ Quý, Kim Tuyên, Ngọc Thúy…).Nhiều diện tích chè cành đạt được năng suất 20 - 25 tấn búp tươi/ 1 ha.Trong tổng số 2.075 ha chè Đài Loan có khoảng 1.250 ha do các doanhnghiệp nước ngoài quản lý (chiếm 60%), diện tích còn lại là của các doanhnghiệp trong nước và tư nhân quản lý Không thể phủ nhận rằng cuộc
Trang 26cách mạng về giống và cả kỹ thuật canh tác lẫn việc nâng cao công nghệchế biến đã có những tác động nhất định đến sản phẩm cuối cùng của sảnphẩm trà Lâm Đồng, song như thế vẫn chưa đủ Diện tích vườn cây đượctrồng các giống chè cũ, chè kém chất lượng của Lâm Đồng vẫn còn chiếmmột tỉ lệ khá lớn, gần 70% trong tổng diện tích Theo đề án phát triển câychè đến năm 2020, Lâm Đồng phấn đấu đưa tổng diện tích cây chè lên28.000ha; tuy tăng không nhiều so với diện tích hiện có, nhưng điều đángnói là trong 28.000ha đó, diện tích chè giống mới có năng suất và chấtlượng cao chiếm khoảng 55%.
Thu nhập trên mỗi hecta chè Lâm Đồng đạt cao nhất nước, trên 280triệu đồng/năm/ha; đứng đầu về giá xuất khẩu (hằng năm, trong số cácdoanh nghiệp có khối lượng chè xuất khẩu từ 50 tấn trở lên, doanh nghiệpđạt giá cao nhất thuộc về Lâm Đồng) Mỗi năm, toàn tỉnh thu về 37 triệuUSD nhờ vào các sản phẩm từ chè Tuy nhiên, sự phát triển của cây chè ởLâm Đồng vẫn chưa mang lại lợi nhuận tương xứng cho người trồng chè,đặc biệt đối với bà con nông dân vùng cao, vùng sâu của tỉnh này Mànguyên nhân chính là do các nhà máy chè không tích cực thu mua sảnphẩm của họ Lâu nay, người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất chếbiến chè ở Lâm Đồng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc liênkết sản xuất, nông dân cứ tự phát mở rộng diện tích chè, tự chọn giống,còn doanh nghiệp thì không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho ngườinông dân ngay khi xuống giống mà chờ thu mua chè bằng những giá rẻmạt vào cuối mùa thu hoạch vì biết rằng người dân không biết bán cho ai.Bên cạnh đó, vườn chè già cỗi, năng suất thấp cũng là những nguyênnhân chính dấn đến vấn đề lá trà tươi rớt giá Giá trị lá chè thấp dẫn đếntình trạng có những giai đoạn hàng loạt vườn chè bị nông dân mạnh tayxóa bỏ để trồng các loại cây trồng khác hòng cải thiện thu nhập cho giađình
Lâm Đồng cũng đã đóng góp những sản phẩm có giá trị cao, đượcnhiều thị trường sành điệu về trà chấp nhận như Ô Long, Trà Xanh, TràĐen Hiện toàn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè
Trang 27với số lượng gần 8.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 9,5 triệu USD.Chè Lâm Đồng chủ yếu xuất sang các nước: EU, Trung Đông, Canada,Nhật, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan Theo các tài liệu lịch sử thì sảnphẩm trà Việt ngay từ những năm đầu thế kỷ 20 đã có mặt ở thị trườngchâu Âu dưới nhãn mác, bao bì của các cơ sở trồng, chế biến và xuất khẩucủa người Pháp Đến lúc này, sản phẩm trà Việt Nam đã được xuất sang
107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 trong tổng số 150 thị trườngthuộc các quốc gia thành viên của WTO, một kết quả mà không phải bất
kỳ nước nào cũng đạt được Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của lá trà ViệtNam nói chung và lá trà Lâm Đồng nói riêng trên trường quốc tế là chưacao Điều này một phần xuất phát từ việc tiếp xúc quảng bá thương hiệucòn hạn chế, một phần vì chè nguyên liệu của người dân chưa đảm bảochất lượng Đa phần các hộ trồng chè theo quy mô nhỏ lẻ và chưa tuânthủ đúng quy trình sản xuất an toàn và bảo quản sau thu hoạch
Như vậy, so với các tỉnh khác trên cả nước, Lâm Đồng đang có nhiềuđóng góp vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực trồng trọt và sản xuất tràcủa Việt Nam Tuy nhiên, tỉnh cần phát huy hơn nữa những thế mạnh củamình để giải quyết những khó khăn trước mắt, đẩy mạnh sự phát triểncủa ngành trà, xây dựng một thương hiệu trà Lâm Đồng viững mạnhnhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế và nâng cao thunhập cho toàn tỉnh
2 Phân tích chuỗi cung ứng trà hiện tại của Bảo Lộc
Trang 282.1 Trồng trọt
Sở hữu đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bổ theo chiều caothích hợp với việc trông cây nhiệt đời và cây cận nhiệt, kết hợp với một hệthống cao nguyên xếp tầng rộng lớn, địa hình đồi núi dốc, đất đỏ Badanmàu mỡ, Bảo Lộc rất phù hợp cho việc hình thành các khu chuyên canhcây công nghiệp qui mô lớn, đặc biệt là cây trà Bảo Lộc có lịch sử hơn 80năm gắn bó với cây trà Khởi nguồn từ những đồn điền trà cho Pháp thànhlập từ đầu những năm 1930, cây trà bắt đầu phủ lấp những vùng đấthoang rộng lớn, sau đó, lấn sân thay thế những ruộng rau, vườn cây ănquả của các hộ gia đình, và dần dà những rương trà hình thành tự phátnhư vậy đã trở nên gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây.Chính nhờ những điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và con ngườinhư vậy, cây trà hiện là một trong ba cây công nghiệp chủ đạo của địaphương
2.1.1 Diện tích và giống trà
Theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích trồng trà của Bảo Lộc năm
2010 trải rộng gần 10.500 ha (chiếm hơn 40% diện tích trồng trà của toàntỉnh Lâm Đồng – 26.000 ha) tăng 9.4% so với diện tích trồng trà năm 2006(9.600 ha), trong đó, diện tích trồng trà đã được quy hoạch, gom thànhnhững vùng chuyên canh cây trà (như vùng Lộc Thanh, Lộc Phát, Lộc
Trang 29Châu,…) là 8.400 ha, còn lại 2.100 ha là diện tích trồng trà tự phát củacác hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa được đưa vào quy hoạch.
Các giống trà được trồng tại Bảo Lộc hiện tại gồm hai giống chính làchè hạt và chè cành
DIỆN TÍCH TRỒNG TRÀ TẠI BẢO LỘC THỐNG KÊ THEO GIỐNG
và Trung Tâm Nông Nghiệp trực thuộc UBND Thành phố Bảo Lộc.
Chè hạt là một giống trà cũ được trồng tại Bảo Lộc ngay từ nhữngnăm 1930, giống trà này có khả năng chống chịu tốt, dễ chăm sóc, tuynhiên năng suất không cao, sản lượng lá trà cho ra thấp hơn chè cành từ2-3 lần (10-15 tấn/ha/năm), giá trị lá trà tươi thấp, có khi rớt giá chỉ còn1.000-1.500VND/kg Chè hạt thường được dùng để chế biến các loại tràxanh ướp hương và một số loại trà đen, tuy nhiên, phẩm cách của các sảnphẩm này không được đánh giá cao Hiện nay, sau 15 năm thực hiện chủtrương cùng người nông dân chuyển đổi các diện tích trồng chè hạt sangtrồng chè cành, diện tích chè hạt vẫn chiếm đa số trên tổng diện tíchtrồng trà của toàn địa bàn
Chè cành là giống trà cho năng suất cao, nhưng quy trình trồng trọt
và chăm sóc giống chè này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng chè hạt và phảituân thủ một quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn Hiệu quả kinh tế củagiống trà này là rất lớn, trồng khoảng một năm là đã cho thu hoạch,
Trang 30khoảng 3-4 năm thì năng suất bắt đầu đạt cao (20-35 tấn/ha/năm) và đây
là giai đoạn có thể thu hồi vốn đầu tư
Xét riêng về chè cành, giống trà này còn chia ra thành nhiều loạinhỏ bao gồm các giống phổ thông dùng để chế biến các loại trà bình dântiêu thụ trong nước như giống PH1, TB14, LD97,… và các giống đặc biệtchuyên dung để sản xuất các loại trà cao cấp và xuất khẩu (trà đên, tràOolong) như giống LDP1, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc,… Các giống chèđặc biệt chuyên dùng vào sản xuất trà đen và trà Oolong (những sảnphẩm trà xuất khẩu chủ lực) là những giống trà cho năng suất rất cao (30-
35 tấn/ha/năm), chất lượng lá trà tốt, lá dày, hình dáng thon, đẹp Tuy cácgiống này đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao nhưng chi phí cho phân bón, tướitiêu lại thấp hơn khi trồng các giống trà khác 1,5-2 lần), giá là trà tươi củacác giống này lại đạt mức cao và luôn ổn định (30.000-40.000VND/kg).Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng các giống trà đặc biệt chuyên sử dụng
để chế biến các loại chè cao cấp chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 250 ha,chiếm 2,38% tổng diện tích trồng trà trên toàn địa bàn) Hơn thế nữa, dođòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao, người canh tác phải am hiểu sâu sắc cáckiến thức chuyên sâu về trồng và chăm sóc cây trà nên đa phần diện tíchnày thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài từ Đài Loan hayNhật Bản, nông dân bản địa rất ít người sở hữu một vườn Kim Xuyên hay
Tứ Quý
Quay lại với tình hình chung của diện tích canh tác chè cành trêntoàn địa bàn, Bảo Lộc là địa phương đi đầu trong việc đưa chè cành vàothực nghiệm trồng trọt của địa phương, tại đây, giống chè cành bắt đầuđược trồng từ năm 1995 và chủ trương đưa chè cành thành giống chủ đạothay thế toàn bộ diện tích chè hạt trên địa bàn cũng được khởi phát vàothời điểm này Tuy vậy, tính đến năm 2010, sau 15 năm thực hiện chuyểnđổi cơ cấu giống chè, diện tích trồng chè cành tại Bảo Lộc vẫn không tăngđáng kể, việc chuyển đổi cơ cấu chỉ được thực hiện mạnh mẽ vào khoảng
10 năm đầu, tuy nhiên, một trong những lý do chính giúp một phần lớndiện tích chè hạt trong địa bàn chuyển sang trồng chè cành là do ban đầu
Trang 31trà mất giá, người nông dân chặt cây trà để chuyển hướng trồng nhữngcây kinh tế khác, sau đó thấy trà được giá họ mới quay lại trồng trà và sẵntiện đưa chè cành vào canh tác 5 năm trở lại đây, tốc độ chuyển đổi cơcấu giống trà chậm hẳn lại, diện tích chè cành có tăng nhưng chủ yếu làdiện tích trồng mới chứ không phải thay thế giống trên diện tích trồng cũ.Nguyên nhân của điều này là do :
Tâm lý ái ngại của người nông dân khi nghĩ đến việc chuyển đổi: Đa số người nông dân đều có tầm nhìn ngắn hạn, họ thường
nhìn vào cái lợi trước mắt hơn là tính toán những lợi ích lâu dài, từ đó dẫnđến tâm lý ái ngại khi thực hiện chuyển đổi Dù có được nhà nước hỗ trợvốn cho việc chuyển đổi họ vẫn không thực hiện vì lý do lo ngại rằng suốtthời gian một năm đầu chăm sóc cây trà mà không có thu hoạch thì biếtlấy gì nuôi sống gia đình
Giá của lá trà tươi thấp và không ổn định: Điều này tạo cho
người nông dân tâm lý không mấy mặn mà với cây trà Đối với nhữnggiống trà thường, những khi được giá, người nông dân có thể bán lá tràtươi với giá 6.000-8.000VND/kg, khi cao có thể đạt tới mức 10.000VND/kg,nhưng ngay cả với mức này thì thu nhập của những hộ gia đình với diệntích trồng trà dưới 2 ha cũng chỉ vừa đủ để trang trải chi phí và nuôi sốnggia đình Điều tệ hại là giá lá trà tươi thường xuyên đạt mức thấp từ3.000-4.500VND/kg, với mức giá này thì thu nhập của người nông dânthậm chí còn không đủ để trang trải chi phí phân bón, tưới tiêu, Chính vìgiá cả bấp bênh như vậy nên việc chuyển đổi sang trồng một giống tràmới đòi hỏi kỹ thuật canh tác và quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn đốivới đa phần người nông dân chẳng khác nào “việc làm điên rồ”
Sự hạn chế trong các chính sách hỗ trợ chuyển đổi của nhà nước: Chưa kể đến chuyện nhà nước không đưa ra được bất kỳ biện pháp
hữu hiệu nào để đảm bảo giá lá trà tươi cho người nông dân, ngay cảnhững chính sách tài trợ cho người nông dân chuyển đổi sang trồng chècành cũng không đủ sức thuyết phục, phần lớn nội dung của chính sáchchỉ nằm trên bàn giấy, việc thực hiện chỉ là những lời kêu gọi suông Vốn
Trang 32nhà nước đầu tư vào thực tế rất nhỏ giọt, “không đủ thấm đất”, bên cạnh
đó, các hộ nông dân rất khó tiếp cận với quỹ đất được chủ trương cấpthêm cho việc mở rộng diện tích trồng trà, phần lớn quỹ đất này lọt vàotay các doanh nghiệp lớn
2.1.2 Sản lượng
Với diện tích trồng trà năm 2010 rộng gần 10.500 ha, không tínhkhoảng 800 ha chưa được đưa vào thu hoạch, trên diện tích còn lại, sảnlượng búp trà tươi đạt được trên lý thuyết là 130.000 tấn/năm, nhưng trênthực tế, sản lượng búp trà tươi năm 2010 của Bảo Lộc chỉ đạt mức xấp xỉ93.000 tấn, đạt 71,54% so với lý thuyết, chứng tỏ năng suất trồng trọtchưa đạt mức tối ưu Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này:
Sự kéo dài của tình trạng giá cả bấp bênh, giá trà tươi thường xuyên duy trì ở mức thấp: Năm 2008, giá chè hạt nằm ở mức
1.000-1.300VND/kg liên tục 6 tháng liền, chính vì lý do này, nhiều nôngdân không còn mặn mà với cây trà nữa Nhiều nhà đốt bỏ cây trà, để mặcđất hoang hóa, số còn lại thì bín cây (chặt ngang 1/3-1/2 thân cây), bỏ bêrương trà, không tiếp tục chăm sóc cũng như thu hoạch trong thời giandài Đến thời điểm hiện tại, theo ước tính của Trung Tâm Nông Nghiệp trựcthuộc UBND Thành phố Bảo Lộc, diện tích các rương trà bỏ hoang khôngchăm sóc rộng gần 1.000 ha, đây là một xon số rất đáng báo động Mộtphần diện tích khác tuy đã được chăm sóc và bắt đầu khai thác trở lạinhưng do tình trạng bỏ bê kéo dài nên cây trà “mất sức”, khiến năng suấtgiảm mạnh so với lý thuyết Ngoài ra, các hộ nông dân tuy vẫn chăm sóc
và thu hoạch trên vườn trà của mình nhưng vào những thời điểm giá thấp
họ vẫn thường bỏ qua không thu hoạch vì tiền bán trà không đủ bù tiềnxăng chuyên chở trà từ vườn đến điểm thu mua, trà lại không giống cácloại cây khác, cứ 10-15 ngày vườn trà cho một mẻ thu hoạch nhưng chỉcần thu hoạch trễ từ 1-2 ngày là trà sẽ quá lứa và không thu hoạch đượcnữa, phải chờ đến lứa khác mới tiếp tục thu hoạch được
Kỹ thuật canh tác yếu kém, người nông dân tin vào kinh nghiệm của chính mình hơn là các phương pháp khoa học đã qua
Trang 33nghiên cứu, kiểm định và chứng nhận: Ba lỗi thường gặp nhất trong
hoạt động chăm sóc vườn trà hằng ngày của người nông dân đó là khônggiữ cho đất tơi xốp và độ ẩm hợp lý, bón phân không đúng thời điểm và kỹthuật bón phân chưa đúng, sử dụng thuốc trừ sâu nồng độ cao, khôngđúng thuốc, đúng bệnh
o Về vấn đề chăm sóc nguồn đất: Bề mặt khu đất tròng trà cần
được thường xuyên duy trì ở trạng thái tơi xốp và độ ẩm vừaphải, muốn vậy, phải thường xuyên cuốc nhẹ trên bề mặt khuđất độ sâu từ 10-15cm để làm tơi đất, chế độ tưới tiêu phảiđược tính toán hợp lý, không tưới quá đẫm nước cũng nhưkhông để cho đất quá khô Đa số người nông dân rất ít chú ýđến vần đề này, mặt đất rất hiếm khi được làm tơi, nhiều khuvườn lâu không xới đất dẫn đến tình trạng mặt đất khô cứng,rêu và sâu bệnh sinh sôi nảy nở dày đặc, về tưới nước, ngưngtưới nước vào mùa mưa là hợp lý nhưng ngay cả khi vào mùakhô người nông dân cũng không tưới nước thường xuyên, mỗilần tưới thường cách nhau khá xa, có khi nguyên tháng chỉ tướimột lần, mỗi lần tưới, với tâm lý “tưới bù”, người nông dânthường tưới nước rất đẫm, điều này không tốt cho sự sinhtrưởng và phát triển của cây trà
o Về vấn đề sử dụng phân bón: Hành động thường thấy là người
nông dân mua phân về rồi vất đại vào gốc cây, mặc cho phânthấm đất được chừng nào hay chừng đó Cách bón phân nhưvậy không hiệu quả ở hai điểm, thứ nhất, tỉ lệ phân thấm đấtchỉ đạt 70%, nếu vào mùa mưa thì tỉ lệ này còn thấp hơn rấtnhiều do phân bị nước rửa trôi; thứ hai, cho dù phân có thấmđất thì rễ cây cũng không út được nhiều chất dinh dưỡng từphần phân bón này do rễ cây trà lan rộng xung quanh, mật độ
rễ cao nhất nằm ở khu vực cách gốc 20-30cm Bên cạnh viêcbón phân không đúng cách, thời điểm bón phân cũng khônghợp lý, thông thường, việc bón phân nên được thực hiện hai
Trang 34tháng một lần, mỗi gốc cây cần 1kg phân/1 lần bón Ngườinông dân lại thường không bón phân theo một chu kỳ và liềulượng đều đặn như vậy, nếu không bón phân theo những tínhtoán cảm tính của bản thân thì người nông dân lại bón phântheo kiểu tùy hứng, kiểu bón như vậy không những không cólợi cho cây mà còn thúc đẩy quá trình thoái hóa của đất, chấtdinh dưỡng của đất sau vài năm canh tác sẽ xấu đi thấy rõ.
o Về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh: Muốn phòng và diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, cần xác
định đúng tính chất của khu đất, đúng bệnh và đúng loại sâubệnh, sau đó cần mua đúng loại thuốc, phun xịt đúng thời điểmvới một liều lượng hợp lý, tránh việc phun quá ít dẫn đến sự lờnthuốc ở sâu bệnh và phun quá nhiều gây hại cho cây trà và sứckhỏe con người Hiện nay, người nông dân rất thiếu kinhnghiệm và kiến thức trong công tác phòng trừ sâu bệnh chocây, khi phát hiện mầm bệnh, họ thường xử lý bằng những kinhnghiệm truyền tai nhau hoặc dựa dẫm vào kinh nghiệm củangười bán thuốc trong khi những người này đa phần còn ít kinhnghiệm hơn bản thân người nông dân Khi phun thuốc, ngườinông dân thường mang tâm lý “phun nhiều cho chắc cú”, gâyhại nghiêm trọng cho cây trồng mà môi trường sống
2.1.3 Chất lượng lá trà tươi
Nếu xét chỉ về hình thể và “độ chin” của búp trà tươi sau thu hoạch,chỉ cần kĩ càng trong việc xác định thời điểm thu hoạch, gần như 100% látrà tươi sau thu hoạch đều đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên, đằng sau bề ngoàihoàn hảo của những búp trà này lại là những khuyết điểm tiềm ẩn bêntrong rất khó khắc phục Khuyết điểm lớn nhất thường thấy ở các lứa tràtươi sau thu hoạch tại Bảo Lộc đó là dư lượng kim loại nặng (đặc biệt làkim loại chì) và dư lượng thuốc trừ sâu luôn ở mức báo động Với nhữngmẫu xét nghiệm có xuất xứ từ các đồn trà được đầu tư và canh tác mộtcách bài bản, dư lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn có
Trang 35nhiều trường hợp vượt quá mức cho pháp 3-5 lần Với những mấu xétnghiệm ngẫu nhiên từ các vườn trà tự phát của các hộ nông dân, nồng độcác dư lượng này còn cao hơn gấp nhiều lần, thường xuyên gặp cáctrường hợp gấp 10-20 lần so với nồng độ cho phép.
Về dư lượng thuốc trừ sâu: như đã phân tích ở phần trước,
chính vì sử dụng thuốc trừ sâu một cách bừa bãi nên dư lượng thuốc trừsâu tồn đọng trên lá trà là rất cao
Về dư lượng kim loại nặng: Điều này xảy ra là do ba nguyên
nhân chính: nguồn nước, đất và phân bón Theo nghiên cứu của Sở KHCNTỉnh Lâm Đồng, dư lượng kim loại trong các khu đất được dùng vào việccanh tác cây trà một cách tự phát, đặc biệt là dư lượng kim loại chì đạtmức rất cao, bên cạnh đó, những nguồn nước tự nhiên như từ ao, hồ,sông, suối nếu không được qua xử lý cũng để lại một hàm lượng kim loạirất cao trên lá trà Để khắc phục tình trạng này chỉ có một phương án duynhất đó là quy hoạch lại các vùng canh tác trà một cách cứng rắn và khoahọc, các vùng đất dự định đưa vào canh tác cần được khảo sát và có cácbiện pháp khử kim loại một cách khoa học Nguồn nước đưa vào sử dụngcho việc tưới tiêu cũng cần được xét nghiệm kĩ càng trước khi cho phép sửdụng Ngoài vấn đề về đất và nguồn nước, bón phân sai khoa học cũng lànguyên nhân dẫ đến việc dư lượng kim loại nặng tăng cao Thứ nhất, bónphân không đảm bảo chất lượng, đặc biệt bón phân hữu cơ chưa qua xử lý
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng dung lượng kim loại nặngtrong lá trà Thứ hai, bón phân với liều lượng và chu kỳ không hợp lýthường dẫn đến tình trạng dư thừa phân bón khiến cho hàm lượng kim loạinặng trong đất tăng cao Cuối cùng, bón phân trên mặt đất khiến phân bịrửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng dư lượng kim loại nặng trongnước và những nguồn nước này lại được dung vào tưới tiêu
2.1.4 Thu nhập của người trồng trà
Xét về lợi nhuận của người trồng trà có thể thấy rõ một nghịch lýrằng người ít đất, trồng ít thì thu nhập ngày càng giảm, ngày càng nghèo
đi, trong khi đó, những người nhiều đất, trồng nhiều thì thu nhập ngày
Trang 36càng tăng, ngày càng giàu hơn Lý giải cho nghịch lý này hết sức đưngiản:
Đối với các hộ ít đất, trồng ít: Đây thường là các hộ trồng tự
phát, trồng theo phong trào, ít có kiến thức về trồng trà, chủ yếu là đi họclỏm từ các hộ khác rồi về tự trồng, do đó, năng suất trồng trọt rất thấp,sản lượng trà mỗi đợt thu hoạch không cao, chất lượng lại không đồngđều Bên cạnh việc thiếu kiến thức và kỹ năng, những hộ trồng trà nàythương xuyên bị ép giá do sản lượng quá ít nên người mua ngại kiểm địnhchất lượng, giá bán trà của các hộ này thường chỉ đạt 2/3 mặt bằng giáchung Đối với những khu vực có nhiều hộ gia đình trồng trà nhỏ lẻ, họ cókhả năng liên kết với nhau để gia tăng sản lượng bán, từ đó có thể tránhđược tình trạng ép giá Tuy nhiên việc gom chung trà tươi sau thu hoạchmột cách tự phát như vậy dẫn đến tình trạng không thể kiếm soát đượcxuất sứ của lá trà Với những hộ gia đình trồng trà ở những vùng có mật
độ vườn trà thưa thớt thì không có cách nào để tránh né việc bị ép giá.Những khi giá xuống quá thấp thì đây là những hộ đầu tiên ngưng hẳnviệc thu hoạch lá trà tươi Chính vì những lý do như vậy, thu nhập củanhững người hộ trồng trà nhỏ lẻ tại Bảo Lộc luôn nẳm trong tình trạng bấpbênh
Đối với những đơn vị nhiều đất, trồng nhiều: Lợi thế đầu tiên
của họ đó là khả năng thương lượng về giá cao, nếu già mua trà tười từcác hộ gia đình trồng trọt nhỏ lẻ là 6.000-8.000VND/kg thì giá mua trà từnhững đơn vị lớn thường ở mức 12.000VND/kg hoặc có thể cao hơn Lợithế thứ hai của những đơn vị này đó là họ là những người đầu tư thực sựnghiêm túc, luôn chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển kỹ năngcanh tác, kỹ thuật chăm sóc cây trà của đơn vị Nhờ vào sự đầu tư hợp lývào chất xám của người trồng trà, những đơn vị này không ngừng nângcao năng suất cây trồng và sản lượng của mỗi lần thu hoạch ngày càngtăng Việc đầu tư nghiêm túc cũng giúp họ mạnh dạn hơn trong việc thayđổi cơ cấu giống cây trà của đơn vị nhằm tối ưu hóa khả năng sinh lợi củanguồn đất hữu hạn mà đơn vị có được Chính những yếu tố này giúp cho
Trang 37thu nhập của các đơn vị trồng trà thường ổn định hơn và khả năng tăngtrưởng kinh tế của họ vững vàng hơn.
2.1.5 Tổng kết các vấn đề còn tồn tại
Qua các phân tích ở trên, có thể tổng kết lại bốn vấn đề chính còntồn tại trong công tác trồng trọt và canh tác cây trà tại thành phố BảoLộc:
Diện tích trồng trà rộng lớn, tuy nhiên vẫn còn 2.100 ha chưa đưavào quy hoạch (chiếm 23,8% tổng diện tích trồng trà), đây là những phầndiện tích trồng trà nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp và giá trị kinh tếmang lại không đảm bảo Bên cạnh đó, trong 8.400 ha đã được quyhoạch, chỉ có một nửa là được quy hoạch đúng bài bản còn lại việc quyhoạch chủ yếu chỉ là gom các hộ nông dân trong cùng địa bàn lại thànhmột khối tường trưng, hình thức, lá trà đầu ra của các hộ này vẫn có chấtlượng không đồng đều, tốt xấu lẫn lộn Do đó, trong vùng quy hoạch,những hộ thực hiện công tác trồng trọt nghiêm túc thường xuyên có nguy
cơ bị ép giá do chất lượng trà không đảm bảo của các hộ khác trong vùngquy hoạch, và họ có xu hường quay lưng lại với vùng quy hoạch, mối liênkết giữa các chủ thể trong vùng quy hoạch lỏng lẻo, có nguy cơ bị phá vỡbất cứ lúc nào
Công tác chuyển đổi giống cây trà còn chậm chạp, các chủ trươngchính sách thúc đẩy công tác này chưa phát huy hiệu quả mong muốn
Trình độ canh tác của người nông dân còn nhiều yếu kém
Người nông dân kém mặn mà với việc gắn bó lâu dài cùng cây trà
2.2 Chế biến
Về tình hình chế biến trà, tại Bảo Lộc hiện có 23 công ty TNHH, công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và 133 cơ sở tư nhân, cá thể với côngsuất chế biến từ 10.000 - 12.000 tấn thành phẩm/năm Thêm vào đó làhàng nghìn cơ sở, nhà máy chế biến trà nhỏ lẻ khác Ngoài ra, ở Bảo Lộc
có 21 công ty đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế biến trà,chủ yếu là doanh nghiệp Đài Loan và một công ty của Nhật Bản với tổngcông suất thiết kế trên 7.000-8.000 tấn thành phẩm/năm, tương ứng với