1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế

24 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 160,69 KB

Nội dung

Khái niệm Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi ngân hàng phục v

Trang 1

Lời nói đầu

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập,hoạt động kinh tế nói chung và hoạt đông kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng.Với rào cản về địa lý,ngôn ngữ,tập quán giao dịch,việc thanh toán giữa người bán và người mua gặp rất nhiều khó khăn.Dẫn tới sự cần thiết phải có các phương tiện thanh toán tiện lợi.Một trong những phương tiện

đó là “Phương thức nhờ thu”

So với phương thức thanh toán sử dụng L/C, sử dụng phương thức nhờ thu giúp giảm chi phí So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức nhờ thu (trả ngay) nhanh hơn Vì là một phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng, nên việc tìm hiểu và nắm bắt nó là rất cần thiết

Với phương thức nhờ thu,người mua sẽ trả tiền bằng cách nào ,quá trình thực hiện diễn ra như thế nào,trách nhiệm các bên tham gia ra sao,những thuận lợi và khó khăn với người xuất khẩu và nhập khẩu khi thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu…

Xuất phát từ những vấn đề trên,nhóm 5 xin đi sâu vào đề tài “Phương thức nhờ thutrong thanh toán quốc tế” nhằm hiểu thêm về phương thức này và vai trò của nó trong thanh toán quốc tế

Trang 2

A-Phương thức thanh toán nhờ thu

b,Quy trình nhờ thu trơn

Trả lời câu hỏi:Rủi ro trong phương thức này

2,Điều kiện D/A

3,Điều kiện D/OT

VI-Chỉ thị nhờ thu

B-Vận dụng phương thức nhờ thu

1,Nhờ thu xuất

2,Nhờ thu nhập

Trang 3

A.PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

I Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi ngân hàng phục vụ mình để chuyển giao chứng từ cho ngân hàng thu hộ yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hay chấp nhận các điều kiện khác để đổi lấy chứng từ

II Các bên tham gia

- Người lập đơn nhờ thu(Principal) là bên gửi yêu cầu nhờ thu : nhà xuất khẩu, nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ (bên bán)

- Ngân hàng chuyển giao (Remitting bank) : Ngân hàng trực tiếp nhận đơn yêu cầu nhờ thu Thường là ngân hàng phục vụ người bán, ngân hàng này sẽ chuyển chứng từ sang ngân hàng đại lý bên nước của nhà nhập khẩu để đề nghị thu hộ

- Người trả tiền (Drawee) là bên được xuất trình theo đúng chỉ thị nhờ thu

để thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận các điều kiện khác, thường là người nhập khẩu, người sử dụng hàng hóa dịch vụ ( bên mua)

- Ngân hàng thu hộ ( Collecting bank) : là bất cứ ngân hàng nào nhưng không phải là ngân hàng chuyển giao, tham gia vào xử lý nhờ thu

- Ngân hàng xuất trình: ( Presenting bank) : Là ngân hàng thu hộ thực hiện việc xuất trình chứng từ cho người trả tiền

Ngân hàng xuất trình

Trang 4

III Cơ sở pháp lý

Qui tắc thống nhất về nhờ thu URC ( Uniform Rulers for Collection) do PhòngThương mại Quốc tế - ICC ban hành

Mục đích : tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất các nguyên tắc thực

hành nghiệp vụ nhờ thu trong Thương mại Quốc Tế

Lịch sử phát triển

- Ra đời vào năm 1956

- Tái bản và sửa chữa năm 1967

- Ấn bản URC 322 ra đời năm 1978 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1979

- Ấn bản mới nhất URC 522 có hiệu lực từ ngày 1/1/1996

Nội dung : bao gồm 26 điều khoản chia làm 7 mục lớn

- A Những quy định và định nghĩa chung: 3 điều khoản

- B Hình thức và nội dung nhờ thu: 1 điều khoản

- C Hình thức xuất trình: 4 điều khoản

- D Nghĩa vụ và trách nhiệm: 7 điều khoản

- E Thanh toán: 4 điều khoản

- F Lãi suất và các chi phí phát sinh: 2 điều khoản

- G Các qui định khác: 5 điều khoản

IV.Phân loại nhờ thu

1 Nhờ thu trơn (Clean collection)

a Khái niệm

Là phương thức thanh toán trong đó bên bán uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua Ngân hàng

b Quy trình nhờ thu trơn

Sơ đồ quy trình nhờ thu trơn

Người mua

Trang 5

5 Bên mua thanh toán tiền

6 Chuyển trả tiền qua Ngân hàng phục vụ bên bán

Rủi ro của phương thức nhờ thu trơn:

Tách rời sự trả tiền và nhận hàng, không có sự ràng buộc lẫn nhau, dẫn đến việc không đảm bảo quyền lợi của bên bán Người mua có thể nhận hàng nhưng không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền, gây thiệt hại cho bên bán

Do vậy, phương thức nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ liên doanh với nhau như giữa công ty mẹ - công ty con, hoặc chi nhánh của nhau

Trang 6

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán, theo đó, bên xuấtkhẩu sau khi giao hàng sẽ lập và tổng hợp chứng từ gồm chứng từ thương mại và hốiphiếu cùng đơn yêu cầu nhờ thu gửi đến Ngân hàng, Ngân hàng chỉ trao chứng từ chonhà nhập khẩu trên cơ sở nhà nhập khẩu đáp ứng các điều kiện trao chứng từ như trongchỉ thị nhờ thu quy định.

Chuyển giao chứng từ

(4)

Chứng từ nhờ thu kèm với chỉ dẫn nhờ thu

Thông báo

đã nhận được bộ chứng từ hối phiếu nhờ thu

Giao hàng

NHÀ NHẬP KHẨU (Người trả tiền)

Ngân hàng nhận nhờ thu

NHÀ XUẤT KHẨU (Người đề nghị nhờ thu)

Ngân hàng được ủy nhiệm

nhờ thu

Hợp đồng mua bán

(1) 0)

(8) 0) Chuyển giao hối phiếu đã ký

chấp nhận

(6)

0)

(7) 0)

(5) 0)

Chứng

từ nhờ thu

(9) 0)

(3) 0) Hối phiếu kèm với chỉ dẫn hình thức nhờ thu

Trang 7

(3)Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo Chỉ thị nhờ thu (Lệnh nhờthu, thư ủy nhiệm) kèm hối phiếu gởi ngân hàng nhờ thu, nhờ thu hộ tiền ở ngườinhập khẩu

(4)Ngân hàng nhờ thu, chuyển bộ chứng từ thanh toán cùng với lệnh nhờ thu domình lập qua ngân hàng thu hộ, xuất trình, nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

(5)Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ kèm hốiphiếu cho nhà nhập khẩu

(6)Người nhập khẩu chấp nhận hối phiếu

(7)Ngân hàng Xuất trình trao bộ chứng từ thương mại để người nhập khẩu nhậnhàng

(8)Chuyển hối phiếu chấp nhận tới Ngân hàng nhờ thu

(9)Ngân hàng nhờ thu trao hối phiếu đã chấp nhận cho người xuất khẩu

2.3.Điều kiện trao chứng từ

2.3.1.Điều kiện D/P (Document against Payment)

Là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình Ngân hàng thu

hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu thanh toán nhờ thu Thông thường,người trả tiền phải thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc sau khi bộ chứng từ được xuấttrình Đối với điều kiện D/P, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documentsagainst Payment”

Điều kiện D/P còn có một hình thức đặc biệt là D/P X days sight, đây là quy tắc

nhờ thu, trong đó lện nhờ thu quy định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộchứng từ xuất trình, nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ Điều kiện trao chứng

từ như điều kiện D/P, nhưng nhà nhập khẩu không phải trả tiền ngay khi nhìn thấy, màđược phép trả tiền trong khoảng thời gian là X ngày sau khi nhìn thấy bộ chứng từ Điềukiện D/P X days sight được áp dụng chủ yếu trong các tình huống sau:

- Trong thương mại quốc tế, hàng hóa và bộ chứng từ không phải khi nàocũng đến nhà nhập khẩu cùng một lúc, trong trường hợp bộ chứng từ đếntrước, để tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng tới,người xuất khẩu đồng ý để nhà nhập khẩu trả tiền sau khoảng thời gian là Xngày kể từ ngày bộ chứng từ được xuất trình

Trang 8

- Nhà xuất khẩu muốn chắc chắn bộ chứng từ chỉ được trao khi đã nhận tiền,tuy nhiên không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có sẵn tiền mặt Do đónhà xuất khẩu cho phép một khoảng thời gian X ngày sau khi xuất trìnhchứng từ để nhà nhập khẩu tìm nguồn tài trợ Nếu được ngân hàng bảo lãnhthanh toán, nhà nhập khẩu có thể nhận được bộ chứng từ sớm mà chưa phảitrả tiền ngay, tiền thu từ bán hàng được dùng để trả nợ khi đến hạn (sau Xngày).

Do điều kiện D/P X days sight có lợi hơn hơn D/P đối với nhà nhậpkhẩu, do đó, nhà xuất khẩu có thể bán được nhiều hàng hơn, tăng doanh thu

và mở rộng thị phần

1.1.1 Điều kiện D/A (Document against Acceptance)

2.3.2.Điều kiện D/A(Document against acceptance)

Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu yêu cầu nhà nhập khẩu kí chấp nhận lên hốiphiếu hay chấp nhận bằng văn bản, có nghĩa là nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán hốiphiếu sau một số ngày nhất định Sau khi kí chấp nhận, nhà nhập khẩu nhận được bộchứng từ và đi nhận hàng

Thời hạn để tính thời hạn hối phiếu có thể là:

- Từ ngày nhìn thấy hối phiếu, tức là ngày kí chấp nhận hối phiếu

- Từ ngày giao hàng được ghi trên hối phiếu

- Từ ngày kí phát hối phiếu

- Một ngày cụ thể trong tương lai

* Tại sao D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu?

- Theo điều kiện D/P, nhà xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa (thong qua ngân hàng) chođến khi nhà nhập khẩu thanh toán Nếu nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc từ chốithanh toán thì nhà xuất khẩu có thể:

+ Kháng nghị hối phiếu và đưa nhà nhập khẩu ra tòa (trường hợp này có thể tốnkém và khó kiểm soát những gì xảy ra ở nước ngoài)

+ Chở hàng quay về nước; hoặc

+ Tìm người mua khác; hoặc

+ Thu xếp bán đấu giá

Trang 9

Đối với hai trường hợp sau, giá bán hàng hóa có thể bị giảm thấp, nhưng vẫn còn hơn làchở hàng quay về nước.

Đôi khi nhà xuất khẩu có đại diện ở nước nhà nhập khẩu, họ có thể thu xếp mọi côngviệc Người đại diện này thường được coi là “trong trường hợp cần thiết – CASE INNEED”, nghĩa là Ngân hàng thu hộ sẽ liên lạc với người đó khi cần

- Theo điều kiện D/A, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý thì nhà nhập khẩu kýchấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng, còn nhà xuất khẩu mất quyềnkiểm soát hàng hóa Nhà xuất khẩu có thể chịu những rủi ro như sau:

+ Nhà nhập khẩu có thể từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn vì:

 Hàng hóa không phải là hàng hóa nhà nhập khẩu yêu cầu

 Nhà nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó

 Nhà nhập khẩu có chủ tâm lừa đảo nhà xuất khẩu

+ Nhà nhập khẩu có thể bị phá sản, trong trường hợp này nhà xuất khẩu sẽ khôngbao giờ lấy được tiền

2.3.3.Điều kiện D/OT (Document against Other Terms)

Nhìn chung điều kiện trao chứng từ D/P và D/A là phổ biến, tuy nhiên trong thực

tế còn có một số điều kiện trao chứng từ khác (D/OT), bao gồm:

- Thanh toán từng phần (Partial Payment): Đây là điều kiện trao chứng từ,trong đó, một phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay, số còn lại đượcthanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập.Với điều kiện trao chứng từ như vậy được xem như là dung hòa giữa điềukiện D/A và D/P đối với cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu

- Trao chứng từ đồi lệnh phiếu (Promissory Note): Nhà nhập khẩu kí phátlệnh phiếu trao ngân hàng đổi lấy chứng từ

- Trao chứng từ đổi lấy biên lai tín thác (Trust Receipt): Ngân hàng xuất trình

sẽ trao chứng từ cho nhà nhập khẩu để đổi lấy biên lai tín thác do nhà nhập

Trang 10

khẩu kí lập Trong biên lai tín thác, nhà nhập khẩu cam kết kết sẽ nhận hàng

và số tiền thu được từ bán hàng sẽ ưu tiên chuyển trả cho nhà xuất khẩu

- Trao chứng từ đổi lấy hối phiếu được chấp nhận và có bão lãnh của ngườithứ ba: Chứng từ chỉ được giao sau khi hối phiếu được kí chấp nhận bớinhà nhập khẩu, đồng thời, được một tổ chức khác bảo lãnh thanh toán

VI.Chỉ thị nhờ thu

1.Đơn yêu cầu nhờ thu ( Application for collection):

Sau khi gửi hàng, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ (chứng từ thương mạivà/hoặc chứng từ tài chính) cùng với một đơn yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuấtgửi cho ngân hàng phục vụ mình

Mẫu đơn yêu cầu nhờ thu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU GỬI CHỨNG TỪ NHỜ THU HÀNG XUẤT

Kính gửi:……….(tên ngân hàng)………

Tên đơn vị:………

Trang 11

Số phone, fax: ………….

Chúng tôi gửi kèm theo đây một bộ chứng từ giao hàng gồm: Drafts Invoice P list B/L Người trả tiền (tên, địa chỉ đầy đủ):………

Đề nghị Quý ngân hàng gửi nhờ thu qua Ngân hàng (tên, địa chỉ đầy đủ):………

Theo hình thức nhờ thu sau:  D/P at sight  D/P at……….sight  D/A after… days from/ after…………

 D/OT………

Invoice No: ………

B/L No:………

Trị giá nhờ thu:………

Phí trong nước trừ :  người hưởng (Drawer)  người trả tiền (Drawee) Phí ngoài nước trừ :  người hưởng (Drawer)  người trả tiền (Drawee) Đề nghị ngân hàng ghi Có số tiền thu được ( sau khi đã trừ phí của ngân hàng) vào tài khoảncủa chúng tôi số:……….tại ngân hàng:………

Nhờ thu này được thực hiện theo “quy tắc thống nhất về nhờ thu xuất bản số 522 của phòng thương mại quốc tế”

Đề nghị ngân hàng chuyển chứng từ theo phương thức:

 Dịch vụ gửi nhanh (Courier Express)

 Gửi đảm bảo (Registered Airmail)

 Gửi thư thường (Airmail)

…., ngày…thàng…năm…

Khi cần liên hệ với:……… KẾ TOÁN TRƯỞNG (nếu có) CHỦ TÀI KHOẢN

Số điện thoại:……… ( Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)

Trang 12

Ngân hàng ký nhận…giờ…, ngày…

Tên người nhận:………

Số điện thoại:………

GIẤY YÊU CẦU GỬI CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT

……, ngày….tháng….năm… Kính gửi: Tên công ty: Địa chỉ: Ngày ….tháng….năm….chúng tôi đã giao lô hàng như sau:

Hóa đơn số: Trị giá hóa đơn: Vận đơn số: Trị giá bộ chứng từ đòi tiền:

Trang 13

Chứng từ xuất trình gồm:

Bill of

exchange Invoice

PackingList

Bill oflading/Airway Bill

Certificate

of origin

Inspec Cert

InsurancePolicy/Cert

Qlty/QutyCertificate

Chứng từ khác:

 Đề nghị ngân hàng gửi chứng từ theo hình thức nhờ thu:

[ ] D/P [ ] D/A

Ngân hàng nhờ thu: Người trả tiền:

Nhờ thu này tuân theo “quy tắc thống nhất về nhờ thu URR 522 Phòng thương mại quốc

là hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng với khách hàng

2.Lệnh nhờ thu ( Collection order):

Trên cơ sở đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu với các chỉ thị khôngđược mâu thuẫn với đơn yêu cầu nhờ thu rồi gửi cho NHTH Như vậy, các chỉ thị nhờthu từ người ủy thác, cuối cùng sẽ được NHTH xuất trình cho người trả tiền

Trang 14

Theo quy tắc của URC 522, thì:

(1) Tất cả chứng từ gửi đi nhờ thu phải kèm theo một lệnh nhờ thu, trong đó ghi rõrằng nhờ thu được áp dụng quy tắc URC 522 và phải bao gồm các chỉ thị hoàn chỉnh,chính xác và rõ ràng Các ngân hàng chỉ được phép hành động theo đúng các chỉ thịnhư ghi trong lệnh nhờ thu, và phải tuân thủ quy tắc URC 522

(2) Ngân hàng không kiểm tra chứng từ làm căn cứ thụ lý nhờ thu

(3) Trừ khi có ủy quyền khác trong lệnh nhờ thu, ngân hàng sẽ không xem xét bất kìchỉ thị nào của bất kì bên/ngân hàng nào, khác bên/ngân hàng mà từ đó nhận được bộchứng từ nhờ thu

(4)Lệnh nhờ thu phải bao gồm các thông tin thích hợp sau đây:

a Chi tiết về ngân hàng mà từ đó nhờ thu được gửi đi, bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉbưu điện và địa chỉ SWIFT, telex và số tham chiếu

b Chi tiết về người ủy thác,bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện, và nếu có thì cả

số telex, số điện thoại và số fax

c Chi tiết về người trả tiền, bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện hoặc nơi nhờ thuđược xuất trình, và nếu có thì cả số telex, số điện thoại và số fax

d Chi tiết về NHXT (nếu có), bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện, và nếu ápdụng thì cả số telex, số điện thoại và số fax

e Số tiền và loại tiền nhờ thu

f Danh mục chứng từ và số lượng mỗi chứng từ gửi đi

g Các điều khoản nhờ thu theo đó thanh toán, chấp nhận thanh toán được thực hiện

h Các điều kiện trao chứng từ đối với thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc cácđiều kiện khác

Trang 15

Trách nhiệm của bên lập lệnh nhờ thu là phải đảm bảo rằng các điều kiện để traochứng từ là rõ ràng và không mơ hồ; ngược lại ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm

về bất kì hậu quả nào phát sinh từ các chỉ thị trên

i Các khoản phí phải thu, phải ghi rõ ràng là chúng có được miễn hay không

j Lãi suất phải thu (nếu có), phải ghi rõ ràng là nó có thể được miễn hay không, baogồm: mức lãi suất, thời hạn và cơ sở tính lãi suất tùy từng trường hợp

k Phương thức trả tiền và hình thức thông báo trả tiền

l Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận hoặc khôngtuân thủ các chỉ thị khác

(5) Lệnh nhờ thu phải ghi rõ ràng và đầy đủ tên người trả tiền hoặc nơi chứng từ đượcxuất trình Nếu ghi địa chỉ không rõ ràng hoặc không chính xác, thì NHTH có thể tựmình xác định địa chỉ thích hợp, mà không chịu trách nhiệm gì về hành động củamình

NHTH được miễn trách nhiệm về bất kì sự chậm trễ nào phát sinh do việc cung cấpđịa chỉ không đầy đủ, không chính xác

Như vậy, theo quy tắc URC 522, thì tất cả chứng từ gửi đi nhờ thu phải kèm theo mộtlệnh nhờ thu, ngân hàng chỉ được thực hiện theo các chỉ thị quy định trong lệnh nhờ thu.Nếu nhờ thu mà không có một lệnh nhờ thu gửi kèm thì ngân hàng sẽ từ chối nhờ thunày Ngoài ra, NHTH chỉ chấp nhận xử lý nhờ thu khi nhận được nhờ thu từ NHNT gửiđến, nghĩa là việc người ủy thác gửi trực tiếp nhờ thu đến NHTH sẽ không được xử lý

Mẫu lệnh nhờ thu:

………(Tên ngân hàng)…………

Postal address:………

Ngày đăng: 09/12/2018, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w