1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DS 2 hợp ĐỒNG THẢO LUẬN 5

21 358 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 56,57 KB

Nội dung

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, VI PHẠM HỢP ĐỒNG VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG GÂY RA. 1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trả lời: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam: Điều 303 Luật thương mại 2005. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.” Thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm

Trang 1

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP

ĐỒNG GÂY RA 2

1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 2

1.2 Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao? 3

1.3 Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời 3

1.4 BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 4

1.5 Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời 4

VẤN ĐỀ 2: PHẠM VI PHẠM HỢP ĐỒNG 4

2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng? 4

2.2 Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng 5

2.3 Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định tiền đặt cọc hay nội dung của phạt vi hạm hợp đồng? 6

2.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền 30%? 6

2.5 Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào? 7

2.6 So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì sao? 7

2.7 Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 7

2.11 Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này 8

2.12 Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 8

1

Trang 2

VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG 93.1 Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên

có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? nêu rõ cơ

sở khi trả lời? 93.2 Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sựkiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sử đổi 93.3 Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điềukiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên 103.4 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường choanh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 103.5 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thườngcho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểmthanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễnxét xử 11VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM MỘT BẢN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CHẬM THỰC HIỆNNGHĨA VỤ THANH TOÁ 13

*BẢN ÁN THỨ NHẤT: 13

*BẢN ÁN THỨ HAI: 18

Trang 3

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, VI

Trả lời: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo

pháp luật Việt Nam:

Điều 303 Luật thương mại 2005 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1 Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2 Có thiệt hại thực tế;

3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại trong hợp đồng BLDS 2015 bổ sung thêm Điều 360 về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

1.2 Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội

đủ chưa? Vì sao?

Trả lời: Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà

Nguyễn

Căn cứ Khoản 3 Điều 33 BLDS 2015: “3 Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép

mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên

cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.”

Trong trường hợp này bà Nguyễn yêu cầu phẫu thuật với yêu cầu và quan trọng

là không được đụng đến núm vú Thế nhưng sau đó bà đã mất núm vú phải, vậy có

3

Trang 4

nghĩa là núm vú phải của bà đã bị can thiệp, dù cho trước đó bà có yêu cầu không đượcđụng đến Vậy theo Khoản 3 Điều 33 thì quyền nhân thân của bà Nguyễn đã bị xâm hại.

Căn cứ phát sinh thiệt hại cho bà Nguyễn hội tụ đủ Cụ thể Sau phẫu thuật múm

vú bên phải bị mất có nghĩa là trong quá trình phẫu thuật núm vú của bà dã bị can thiệp,mặc dù bà yêu cầu không được đụng đến Đây là hành vi vi phạm hợp đồng Và việcnày là nguyên nhân gây ra thiệt hại, thực tế đã có thiệt hại xảy ra đối với bà Nguyễn.Vậy nên đã hội đủ các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn

1.3 Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời.

Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 361 BLDS 2015: “2 Thiệt hại về vật chất là tổn

thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.”

Vậy những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng gây ra được bồi thường làtổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhậpthực tế bị mất hoặc bị giảm sút

1.4 BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Trả lời: BLDS 2015 có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát

sinh do vi phạm hợp đồng

Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015:

“Điều 361 Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1 Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

3 Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

 Vậy ở BLDS 2015 thiệt hại về tinh thần do vi phạm nghĩa vụ thì được phép bồithường

1.5 Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trả lời: Bà Nguyễn đươc bồi thường tổn thất về tinh thần, vì bà Nguyễn đã bị

thiệt hại về sức khỏe, cụ thể là bà đã mất đi núm vú bên phải

Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015:

“1 Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

3 Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

Ở đây, thì đầu tiên ông Lại đã vi phạm hợp đồng giữa ông và bà Nguyễn, cụ thể

đó là “Không được đụng đến núm vú”, và ông đã lảm ảnh hưởng đến sức khỏe của bàNguyễn, vậy nên trong trường hợp này, ông Lại phải bồi thường thiệt hại về tinh thầncho bà Nguyễn

Trang 5

VẤN ĐỀ 2: PHẠM VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.1: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng?

Trả lời: Về mức phạt vi phạm, tại Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “2.

Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận”

Và tại Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 quy định: “2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa

thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

BLDS 2015 có bổ sung quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp “luật liên quan có quy định” ngoài trường hợp các bên thoả thuận so với BLDS 2005 BLDS

2015 bổ sung quy định trên bởi lẽ hiện nay vẫn có luật quy định khác về mức phạt nhưLuật xây dựng (12%), Luật thương mại (8%) có quy định về mức phạt tối đa (các bênkhông được hoàn toàn tự do thoả thuận)

Tại Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 và Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015

BLDS 2015 đã bỏ đi quy định “nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” của BLDS 2005, quy định này

được bỏ đi vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại và đã có quy định khác điều chỉnh(Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015)

Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS 2015 vẫn theohướng nếu không có thoả thuận cụ thể về việc kết hợp hai chế tài này thì thoả thuậnphạt vi phạm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hai (có thoả thuận về phạt vi phạm

mà không có thoả thuận về sự kết hợp thì chỉ áp dụng phạt vi phạm)

*Đối với vụ việc thứ nhất:

Tóm tắt Bản án số 121/2011/KDTM-PT Nguyên đơn: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tân Việt

Bị đơn: Công ty TNHH Tường Long

Sự việc: Tranh chấp hợp đồng mua bán

Nguyên đơn và bị đơn xác nhận có ký các hợp đồng mua bán Do bị đơn thay đổiđơn giá, nguyên đơn không đồng ý và 2 bên không tiếp tục hợp đồng, nên nguyên đơn yêu cầu bị đơn chịu phạt vì vi phạm hợp đồng (các bên không kháng cáo)

Nguyên đơn kháng cáo về yêu cầu Toà án buộc bị đơn chịu phạt cọc

Nhận định: Toà án xét thấy, áp dụng theo CSPL bên nguyên đơn yêu cầu là không phù

hợp Vì: Điều kiện để áp dụng chế tài này (Khoản 2 Điều 358 BLDS) là khi bên nhận cọc từ chối thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, bên bị đơn không từ chối và đã thực hiện hợp đồng thông qua việc giao hàng cho nguyên đơn sau khi nhận cọc

Tranh chấp phát sinh vào giao đoạn thực hiện hợp đồng

Quyết định của Toà án: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn.

5

Trang 6

2.2 Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.

Trả lời: Điểm giống nhau:

 Về đối tượng thực hiện : là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên

 Vê hình thức : đều được lập thành văn bản

 Về hậu quả pháp lý : bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặcphạt cọc) và không căn cứ vào thiệt hại thực tế

Cơ sở pháp lý: Điều 328 và Điều 418 BLDS 2015.

2.3 Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định tiền đặt cọc hay nội dung của phạt vi hạm hợp đồng?

Trả lời: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt tiền cọc.

Đoạn của bản án cho ta thấy : Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số

01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 các bên đã thỏa thuận: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua ( Công ty Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công ty Tường Long giao hàng hoàn tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày

kể từ ngày thanh toán cuối cùng Như vậy, do số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị

đơn hàng (406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc

2.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền 30%?

Trả lời: Theo em, cách giải quyết của Tòa án là chưa hợp lý và thiếu thống nhất

trong cách giải quyết Về khoản tiền trả trước 30%, Tòa án đã xác định đây là tiền đặtcọc dựa trên khoản 7 Điều 292 Luật Thương mại và Điều 358 BLDS 2015 Khoản tiềnnày dùng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, sau đó Tòa án lại nhậnđịnh rằng 2 bên đã đi vào thực hiện hợp đồng cho nên khoản tiền 30% được xác định làkhoản tiền dùng để thực hiện đợt giao hàng lần thứ nhất dẫn đến việc Tòa án bác bỏkháng cáo của nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bị đơn bồi thường khoản tiền này vớicăn cứ là Khoản 2 Điều 358 BLDS 2015 Cách giải quyết của Tòa án nhiều mâu thuẫn

và khiến cho quyền và lợi ích hơp pháp của nguyên đơn không được đảm bảo

*Đối với vụ việc thứ hai:

Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam Nguyên đơn: Công ty TNHH Thương mại Hà Việt

Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Shanghai CJS International

Sự việc: Phạt vi phạm hợp đồng

Trang 7

Nguyên đơn và bị đơn đã ký hợp đồng mua bán Dù đã quá hạn đến 20/10/ 2006,

Bị đơn vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ (việc xếp hàng vào 13/9/2006) theo hợp đồng

Ngày 27/10/2006, Bị đơn gửi email huỷ Hợp đồng Nguyên đơn cho rằng bị đơn

đã không thực hiện đúng cam kết dẫn đến việc phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho nguyên đơn

Nhận định: Toà án xét thấy ông Jung là người đại diện hợp lệ và Bị đơn đã đơn

phương huỷ hợp đồng mà không có thoả thuận theo đúng quy định

Mức phạt hợp đồng (30%) là cao so với quy định (không quá 8%)

Quyết định của Toà án: Công nhận việc Bị đơn đã vi phạm hợp đồng, Bị đơn phải

thanh toán khoản tiền phạt hợp đồng cho nguyên đơn

Áp dụng mức phạt hợp đồng là 8% theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam

2.5 Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào?

Trả lời: Trong quyết định cho thấy, thỏa thuận phạt 30% giá trị hợp đồng của các bên là không phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 Vì

vậy, căn cứ điều luật trên thì theo Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợpđồng được giới hạn là 8% giá trị của hợp đồng

2.6 So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định của Trọng

tài là thuyết phục Vì căn cứ theo Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 có quy định “ Mức

phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”

và ở đây, liên quan đến Điều 301 Luật Thương mại 2005 Vì vậy, Tòa Trọng tài đã

căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2005 “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.” Vì mức phạt thỏa thuận là 30%, cao hơn so với mức

8% nên Tòa lấy mức là 8% là phù hợp

2.7 Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trả lời: Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp

đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận

7

Trang 8

Cơ sở pháp lí:

Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015: “… Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt

vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Khoản 1 Điều 307 Luật Thương mại 2005: “1 Trường hợp các bên không có

thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”

2.8 Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không ? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời ?

Trả lời: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm được kết hợp với bồi

thường thiệt hại Điều này được thể hiện ở đoạn sau trong Phán quyết của Trọng tài

quốc tế Việt Nam: “… Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại…HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng”

2.9 Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng.

Trả lời:

- Điểm giống nhau:

+ Cả phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều áp dụng với các hợpđồng có hiệu lực chứ không phải hợp đồng vô hiệu

+ Cả phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được coi là biện phápchế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các trường hợp vi phạm hợp đồng

+ Cơ sở để áp dụng 2 biện pháp này là phải có hành vi vi phạm hợp đồng trênthực tế và phải có lỗi của bên vi phạm

+ Mục đích của việc quy định cũng như áp dụng biện pháp này là nhằm ngănngừa sự vi phạm hợp đồng

- Điểm khác nhau:

Trang 9

Phạt hợp đồng Bồi thường thiệt hạiKhái niệm Theo điều 418, luật Dân sự 2015

thì: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa

vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm” hoặc điều 300,

luật Thương mại 2005

Theo khoản 1, điều 302, luật

Thương mại 2005: “Bồi thường

thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành

vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”

Cơ sở để áp dụng - Phải có sự thỏa thuận của các

chủ thể về việc áp dụng biện phápphạt hợp đồng

- Không cần có thiệt hại do hành

vi vi phạm mà chỉ cần chứngminh có vi phạm cũng có thể ápdụng

- Không cần có sự thỏa thuận

- Biện pháp này sẽ được áp dụngkhi có hành vi vi phạm hợp đồng

- Có thiệt hại thực tế do hành vi

vi phạm hợp đồng

- Phải chứng minh được có thiệthại thực tế xảy ra

Những điều này được thể hiện ở

điều 303, luật Thương mại 2005

Mục đích chủ yếu - Bảo vệ quyền và lợi ích 2 bên

chủ thể

- Là trách nhiệm pháp lí nhằmnâng cao ý thức thực hiện hợpđồng

Tùy theo mức độ thiệt hại thực tế

- Theo khoản 2, điều 302, luật

Thương mại 2005: “ Giá trị bồi

thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên

bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành

vi vi phạm.”

- Ngoài ra, theo khoản 2, điều

419, luật Dân sự 2015: “ Người

có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng”

Trang 10

2.10 Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không ? Vì sao ?

Trả lời: Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn trong bộ luật Thương mại 2005 Vì căn cứ theo khoản 2, điều

307 Luật Thương mại 2005 quy định về: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi

phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác” Như vậy, theo “chế tài phạt vi phạm” thì mức phạt không quá 8 % so giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (Điều 301,

luật Thương mại 2005 ) và “buộc bồi thường thiệt hại” là bao gồm “giá trị tổn thất

thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực

tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” ( Điều

302, luật Thương mại 2005 ) Vậy ta thấy được pháp luật đã giới hạn mức phạt giữa

các bên

Còn theo bộ luật Dân sự 2015 thì khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi

thường thiệt hại lại không có giới hạn Vì theo khoản 3, điều 418, luật Dân sự 2015:

“Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm

mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.” Như vậy ta thấy được khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồithường thiệt hại không hề bị luật Dân sự 2015 giới hạn mà hoàn toàn do các bên tự thỏathuận

2.11 Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này.

Trả lời: Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi

thường thiệt hại có bị giới hạn

Đoạn có thấy Quyết định trên là: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị Hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho Bị đơn HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, song tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”.

Theo tôi, giải pháp trong Quyết định về vấn đề trên là hợp lý Vì với giải pháp

như vậy đảm bảo quyền lợi của bên bị vi phạm và đồng thời phù hợp với Khoản 2,

Điều 307 Luật Thương mại 2005: “2 Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi

phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường

thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” và Khoản 2, Điều 422 BLDS 2005: “2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận.” Vì các bên có thỏa thuận về mức

Ngày đăng: 07/12/2018, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w