Nghiên cứu này bao gồm có bốn mục tiêu chủ yếu, trong bối cảnh của Việt Nam, như sau: i Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết; ii Xác định và lượng hóa mức độ tác động của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS Võ Hồng Đức
TS Lê Thị Thanh Loan
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh
nghiệp” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
án này mà không được trích dẫn đúng quy định
Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
Chữ ký tác giả
Vũ Thịnh Trường
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Việc đi đến bậc học cao nhất – Tiến sĩ là điều mà bản thân Tôi chưa bao giờ nghĩ đến trước khi trở thành một giảng viên đại học Giai đoạn làm Nghiên cứu sinh thật sự là khoảng thời gian vất vả, nhiều lúc tưởng chừng như không thể tiếp tục nổi nhưng cũng thật đáng nhớ trong hơn hai chục năm học tập và làm việc của Tôi Ngoài nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ, nâng đỡ và không ngừng động viên của gia đình, đồng nghiệp, sinh viên và mọi người xung quanh chính là động lực to lớn giúp Tôi có thể hoàn thành được việc học ở bậc Tiến sĩ
Lời đầu tiên, Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân Tôi, cũng như các nghiên cứu sinh khác trong suốt thời gian khóa học Đây thực sự là môi trường giáo dục nghiêm túc và đáng tin cậy cho các bạn sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh gửi gắm
Có lẽ sẽ chẳng bao giờ Luận án Tiến sĩ được hoàn tất mà không có sự hướng dẫn, hỗ trợ hết mình và cả sự nghiêm khắc trong làm việc một cách liên tục gần 5 năm qua của Tiến sĩ Võ Hồng Đức và Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan Bản thân Tôi thật may mắn khi được Thầy, cô nhận hướng dẫn Xin gửi đến Thầy và Cô lời tri ân sâu sắc nhất
Từ tận đáy lòng mình, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Minh Hà, PGS TS Hoàng Thị Phương Thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Kiều và ThS Hồ Thị Bảo Uyên (Khoa ĐT SĐH) đã luôn sát cánh, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho Tôi
từ khi dự tuyển đầu vào Nghiên cứu sinh
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Bố mẹ, vợ và con gái đã luôn là hậu phương vững chắc để cho Tôi kiên trì theo đuổi và phát triển sự nghiệp giảng dạy
và nghiên cứu
Lời cuối cùng, Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp tại trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và các anh, chị nghiên cứu sinh của trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh đã luôn chia sẻ và động viên Tôi trong suốt thời gian làm Nghiên cứu
Nghiên cứu sinh
Trang 5TÓM TẮT
Các nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp luôn
là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên toàn thế giới Trong hướng nghiên cứu này, đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện rất nhiều Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sự bổ sung hữu hiệu cho phương pháp phân tích chỉ số tài chính truyền thống vốn có những hạn chế nhất định trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Luận án này được thực hiện nhằm tiến hành nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Nghiên cứu này bao gồm có bốn mục tiêu chủ yếu, trong bối cảnh của Việt
Nam, như sau: (i) Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết; (ii) Xác định và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết; (iii) Kiểm định sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam và (iv) Cung cấp các hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Phạm vi
không gian nghiên cứu được giới hạn trong các doanh nghiệp ngành Chế biến, chế tạo của Việt Nam
Nghiên cứu này thừa kế hai kỹ thuật phổ biến trong đo lường hiệu quả kỹ
thuật của doanh nghiệp: (i) Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và (ii) Phương pháp bao dữ liệu (DEA)
Mẫu nghiên cứu bao gồm 1.036 quan sát các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, hoạt động trong giai đoạn 2008 – 2014 Kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật cho biết mức độ hiệu quả hoạt động bình quân cho các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam ở mức thấp, lần lượt là hơn 31% sử dụng phương pháp SFA và 42% theo phương pháp DEA Riêng kết quả từ phương pháp DEA cho thấy mức hiệu quả chung của ngành
có xu hướng giảm dần Đặc biệt, gần 80% số lượng doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu hàng năm có mức hiệu quả kỹ thuật tương đối dưới 40% Kết quả
Trang 6này cho thấy năng lực quản trị nguồn lực của các doanh nghiệp thật sự đáng quan ngại và cần cải thiện nhiều hơn
Bên cạnh đó, nhằm đạt được mục tiêu thứ hai của luận án, nghiên cứu này sử
dụng Lý thuyết người đại diện làm nền tảng chính, kết hợp với Lý thuyết ràng buộc nguồn lực và kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trước để xác định và xây dựng
giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết Mô hình Phân tích biên ngẫu nhiên một giai đoạn (SFA) và Hồi quy cắt cụt bootstrap hai giai đoạn với DEA được sử dụng để phân tích trên bộ dữ liệu gồm 342 quan sát Dữ liệu này được trích từ mẫu nghiên cứu gốc với đầy đủ thông tin các biến nghiên cứu trong mô hình Các nhân tố thuộc
Quản trị công ty có tác động đến Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng SFA là Quyền kiêm nhiệm (tác động âm) và Hiệu quả kỹ thuật tương đối bằng DEA là Tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT (tác động dương)
Tiếp theo, với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, nghiên cứu này đã đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNN&V) và so sánh với các doanh nghiệp niêm yết thuộc bốn nhóm ngành công nghiệp cấp 2 của ngành Công nghiệp
chế biến, chế tạo bao gồm: (i) Thực phẩm - Đồ uống; (ii) Hoá, dược liệu; (iii) Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic & phi kim khác và (iv) Sản xuất máy móc thiết bị
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2012 Bộ dữ liệu được phân tích bao gồm 3.759 quan sát trích xuất từ ba cuộc điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) và 699 quan sát doanh nghiệp niêm yết được rút trích từ mẫu nghiên cứu gốc Kết quả phân tích chỉ ra rằng, hiệu quả kỹ thuật, theo SFA, của các DNN&V dao động từ 52% - 54%, trong khi các doanh nghiệp niêm yết có mức hiệu quả bình quân trên 80% Kết quả đo lường bằng DEA, cho thấy, DNN&V có hiệu quả kỹ thuật cao nhất cũng cần phải cắt giảm đến gần 42% chi phí đầu vào để đạt mức hiệu quả toàn diện tương đối Ngoài ra, kiểm định bằng T-test cũng cho biết có bằng chứng thống kê cho thấy doanh nghiệp niêm yết có hiệu quả trung bình cao hơn các DNN&V trong năm (05) nhóm ngành nghiên cứu Kết hợp phương pháp SFA và phân tích kịch bản, nghiên cứu này tìm ra rằng mức độ hiệu quả kỹ thuật
với đầu ra là biến Giá trị sản xuất (trên 80%) cao hơn mức độ hiệu quả kỹ thuật khi biến đầu ra là Doanh thu thuần (chỉ hơn 50%) Điều này cho thấy rằng nhiều khả
năng các DNN&V gặp khó khăn trong việc tiêu thụ đầu ra
Trang 7Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết Riêng với các DNN&V, một số hàm ý được đề xuất cho chủ doanh nghiệp và nhà xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện cho loại hình này phát triển, định hướng trở thành các công
ty được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán
Trang 8MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiv
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Cơ sở hình thành luận án 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 9
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 9
1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 10
1.6 Phương pháp nghiên cứu 11
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu 14
1.8 Điểm mới của đề tài 14
1.9 Kết cấu của luận án nghiên cứu 15
Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 17
2.1 Khung lý thuyết 17
2.1.1 Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 17
2.1.1.1 Doanh nghiệp niêm yết 17
2.1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 19
2.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 22
Trang 92.1.3 Lý thuyết đo lường Hiệu quả kỹ thuật 25
2.1.3.1 Cách tiếp cận ước lượng tham số 25
2.1.3.2 Cách tiếp cận phi tham số 31
2.1.4 Vấn đề xác định yếu tố đầu vào, đầu ra trong đo lường Hiệu quả kỹ thuật 37
2.1.5 Quản trị công ty 42
2.1.5.1 Định nghĩa 42
2.1.5.2 Lý thuyết về Quản trị công ty 43
2.2 Các nghiên cứu trước đây 48
2.2.1 Các nghiên cứu ở trong nước 48
2.2.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước 55
2.3 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu 63
2.3.1 Mô hình các yếu tố đầu vào, đầu ra 63
2.3.1.1 Đầu ra (Outputs) 63
2.3.1.2 Đầu vào (Inputs) 64
2.3.2 Mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết 65
2.3.2.1 Mối quan hệ giữa Quy mô Hội đồng quản trị và Hiệu quả kỹ thuật 67
2.3.2.2 Mối quan hệ giữa Tỷ lệ thành viên độc lập Hội đồng quản trị và Hiệu quả kỹ thuật 67
2.3.2.3 Mối quan hệ giữa Số lần họp Hội đồng quản trị và Hiệu quả kỹ thuật 68
2.3.2.4 Mối quan hệ giữa Quyền kiêm nhiệm và Hiệu quả kỹ thuật 69
2.3.2.5 Mối quan hệ giữa Tỷ lệ nợ và Hiệu quả kỹ thuật 70
Trang 102.3.2.6 Mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc Đặc điểm doanh nghiệp và Hiệu quả
kỹ thuật 72
2.3.3 Sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 73
2.4 Tóm tắt chương 2 74
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 75
3.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết 75
3.1.1 Phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) 75
3.1.2 Phương pháp bao dữ liệu (DEA) 77
3.2 Phân tích ảnh hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết 77
3.2.1 Mô hình ảnh hưởng phi hiệu quả kỹ thuật 77
3.2.2 Mô hình hồi quy cắt cụt Bootstrap hai giai đoạn với DEA 78
3.3 Kiểm định sự khác biệt Hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 80
3.4 Phân tích thay thế 81
3.5 Dữ liệu và Đo lường 82
3.6 Tóm tắt chương 3 84
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 86
4.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết 86
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 86
4.1.2 Phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) 88
4.1.3 Phương pháp bao dữ liệu (DEA) 90
4.2 Kết quả kiểm định ảnh hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật 91
Trang 114.3 Kiểm định sự khác biệt mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp
niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 97
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 97
4.3.2 So sánh mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành 98
4.3.3 Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 100
4.4 Kết quả phân tích thay thế 104
4.5 Tóm tắt chương 4 105
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Hàm ý quản trị 113
5.2.1 Đối với các doanh nghiệp niêm yết 113
5.2.1.1 Tách biệt hai vị trí Chủ tịch HĐQT và TGĐ 113
5.2.1.2 Tăng tỷ lệ thành viên độc lập, không điều hành HĐQT 113
5.2.1.3 Kiểm soát và duy trì Tỷ lệ nợ phù hợp 113
5.2.2 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 114
5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 114
5.3.1 Hạn chế của luận án 114
5.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 131
Phụ lục 1 131
Phụ lục 2 132
Phụ lục 3 133
Phụ lục 4 134
Trang 12Phụ lục 5 135
Phụ lục 6 136
Phụ lục 7 137
Phụ lục 8 138
Phụ lục 9 139
Phụ lục 10 140
Phụ lục 11 141
Phụ lục 12 142
Phụ lục 13 143
Phụ lục 14 181
Phụ lục 15 219
Phụ lục 16 232 Danh mục các công trình của tác giả
Trang 13DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hi ̀nh 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án 13
Hi ̀nh 2.1: Đường sản xuất biên ngẫu nhiên 27
Hi ̀nh 2.2: Đo lường hiệu quả kỹ thuật theo quy mô bằng DEA 33
Hi ̀nh 2.3: Mô hình các yếu tố đầu vào, đầu ra 65
Hi ̀nh 2.4: Mô hình các nhân tố tác động đến Hiệu quả kỹ thuật 66
Hi ̀nh 4.1: Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp nhỏ và vừa trước và sau khi điều chỉnh mô hình đầu vào, đầu ra 105
Trang 14DANH MỤC BẢNG
Trang
Ba ̉ ng 2.1: Điều kiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh 18
Ba ̉ ng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
Ba ̉ ng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011 khu vực sản xuất 21
Ba ̉ ng 2.4: Tổng hợp một số nghiên cứu gần đầy sử dụng phương pháp SFA 38
Ba ̉ ng 2.5: Tổng hợp một số nghiên cứu gần đầy sử dụng phương pháp DEA 40
Ba ̉ ng 2.6: Các khung lý thuyết lựa chọn trong các nghiên cứu liên quan 47
Ba ̉ ng 2.7: Tổng hợp các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp tại Việt Nam 54
Ba ̉ ng 2.8: Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp 60
Ba ̉ ng 3.1: Đo lường các biến nghiên cứu 83
Ba ̉ ng 4.1: Mô tả các biến của mô hình đo lường Hiệu quả kỹ thuật 86
Ba ̉ ng 4.2: Kiểm định tỷ số hợp lý tổng quát cho tham số của mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 88
Ba ̉ ng 4.3: Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (3.2) 89
Ba ̉ ng 4.4: Hiệu quả kỹ thuật đo lường bằng phương pháp SFA 89
Ba ̉ ng 4.5: Phân phối Hiệu quả kỹ thuật đo lường bằng phương pháp VRS - DEA 90
Ba ̉ ng 4.6: Mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình (3.3) và (3.4) 91
Ba ̉ ng 4.7: Ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (mô hình (3.3)) 92
Ba ̉ ng 4.8: Ước lượng hồi quy cắt cụt bootstrap hai giai đoạn với DEA (mô hình (3.4)) 94
Ba ̉ ng 4.9: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật 95
Trang 15Ba ̉ ng 4.10: Thống kê số quan sát các nhóm ngành so sánh 98
Ba ̉ ng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên 99
Ba ̉ ng 4.12: Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp bao dữ liệu 100
Ba ̉ ng 4.13: Kết quả kiểm định t-Test 102
Ba ̉ ng 4.14: Kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo SFA sau khi điều chỉnh mô hình đầu vào, đầu ra 104
Trang 16DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CRS : Constant rerturn to scale (Lợi thế không đổi theo quy mô)
DEA : Data envelopment analysis (Phương pháp bao dữ liệu)
DMU : Decision making unit (Đơn vị ra quyết định)
DNN&V : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNY : Doanh nghiệp niêm yết
OLS : Ordinary least squares (Phương pháp bình phương bé nhất)
PPF : Production Possibility Frontier (Đường giới hạn khả năng
sản xuất)
QTCT : Quản trị công ty
ROA : Return on Assets (Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản)
ROE : Return on Equity (Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu)
SFA : Stochastic frontier analysis (Phân tích biên ngẫu nhiên)
TGĐ : Tổng giám đốc
Tp : Thành phố
VRS : Variable return to scale (Lợi thế thay đổi theo quy mô)
Trang 17Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Chương đầu tiên của luận án tập trung vào việc giới thiệu cơ sở hình thành
đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu xuyên suốt luận án và đặc biệt là những điểm mới về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn mà luận án đóng góp vào kho tàng tri thức
1.1 Cơ sở hình thành luận án
Hoạt động có hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được kết quả cao nhất Vì vậy, chủ đề này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia đo lường, đánh giá và đề xuất hay gợi ý các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp
Một cách truyền thống, khi cần đưa ra những nhận xét hay quyết định của riêng mình, các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, và hoạch định chính sách thường sử dụng phổ biến các chỉ số, thang đo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Tuy nhiên, Faello (2015) đã chỉ ra bốn hạn chế của các tỷ số tài chính, gồm: (i) Nếu chỉ định không chính xác tử số hay mẫu số sẽ dẫn đến tỷ số tài chính bị lỗi; (ii) Sự lựa chọn các chuẩn mực kế toán, phương pháp kế toán và phân loại kế toán không đồng nhất qua thời gian và giữa các doanh nghiệp nên gây ra khó khăn khi so sánh với các doanh nghiệp với nhau, (iii) Dữ liệu các tỷ số tài chính không tuân theo phân phối chuẩn nên nếu ước lượng mô hình kinh tế lượng theo phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary least squares - OLS), các ước lượng thu được không phải là ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất và cuối cùng (iv),
Dữ liệu tỷ số tài chính thường xuất hiện các giá trị dị biệt (outliers) mà có thể gây ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity) – nguyên nhân làm cho các ước lượng trong mô hình hồi quy OLS bị chệch (biased) Ngoài ra, cũng bởi tính chất riêng lẻ của từng chỉ số nên việc phân tích tỷ số tài chính thường mang
Trang 18tính chủ quan do nhà phân tích phải chọn lọc và sử dụng những tỷ số khác nhau để đánh giá tổng thể hiệu quả của doanh nghiệp (Feroz và cộng sự., 2003; Yu và cộng sự., 2014)
Dưới góc độ chiến lược kinh doanh, Halkos và Tzeremes (2012) dẫn chứng các nghiên cứu trước đây và cho rằng các vấn đề liên quan đến việc đo lường hiệu quả hoạt động rất quan trọng đối với công tác thiết kế và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp, đặc biệt, trong môi trường kinh doanh luôn biến động, yếu tố cạnh tranh chính yếu là chiến lược kinh doanh Do đó, cần thiết phải sử dụng những cách tiếp cận khác để đánh giá hiệu quả hoạt động theo quan điểm so sánh cạnh tranh Tuy nhiên, với cách đo lường truyền thống bằng các thang đo tài chính cho thấy sự kém hiệu quả khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và của ngành trong môi trường kinh doanh năng động
Xuất phát từ những vấn đề còn bất cập trong việc áp dụng các tỷ số tài chính khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề xuất cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật để bổ sung hoặc thay thế (Abrache và cộng sự., 2013; Feroz và cộng sự., 2003; Halkos và Tzeremes, 2012; Smith, 1990) Theo đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường dựa vào hiệu suất của mô hình chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành đầu ra dựa trên công nghệ sản xuất xác định Lợi điểm của cách tiếp cận này là có thể đánh giá được năng lực quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa các giá trị đầu
ra và đánh giá được mức độ hiệu quả trung bình của ngành công nghiệp
Tại Việt Nam, đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này, tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau (Ví dụ: Chu Ngọc Sơn và Kalirajan, 2011; Đào Lê Thanh, 2013; Nguyễn Khắc Minh và cộng sự., 2007; Nguyễn Thắng và cộng sự., 2002; Phạm Khánh Linh và Nguyễn Khắc Minh, 2014; Phạm Thái Hưng và cộng sự., 2010; Trần Thị Bích và cộng sự., 2008;
Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long, 2014; Vũ Quốc Ngư, 2003 ) Ngoài việc đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật Mặc dù vậy, cách tiếp cận này, đến nay, vẫn chưa được áp dụng nhiều vào việc đo lường và đánh giá hiệu quả
Trang 19hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong các nghiên cứu tại Việt Nam Trong khi đó, đối tượng này có thể được xem là những đại diện tốt nhất cho hiệu quả hoạt động của ngành mà họ tham gia Các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách và cả những nhà quản trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các chỉ
số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước trước đây mới dừng ở việc xem xét tác động của các nhân tố về chất lượng đầu vào, đặc điểm của doanh nghiệp và môi trường hoạt động, trong khi ảnh hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, đặc biệt trong các công ty niêm yết tại Việt Nam vẫn còn đang bị
bỏ ngỏ Trong khi các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này cũng còn hạn chế và phần lớn được thực hiện tại các quốc gia đã phát triển
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển (2000 – 2016), hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra khá sôi động, đặc biệt trong khoảng thời gian
2006 - 2008 Số lượng các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh đã hơn 700 công ty Cùng với sự phát triển của thị trường, vấn đề về quản trị công ty ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể khác nhau như các nhà làm chính sách, các nhà quản trị, các nhà đầu tư và những bên liên quan khác Điều này xuất phát từ nhu cầu cần có cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia công ty, bao gồm: các cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để đảm bảo công ty hoạt động đúng pháp luật và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Tại Việt Nam, khung pháp lý về Quản trị công ty đã được hình thành và dần hoàn thiện trong nhiều năm gần đây Các quy định cơ bản về Quản trị công ty lần lượt được được đề cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005, sau đó là Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm
2010 Tuy nhiên, những quy định cụ thể về thực thi Quản trị công ty phải kể đến
đầu tiên là việc ban hành Quy chế quản trị công ty được áp dụng cho doanh nghiệp
niêm yết theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính Tiếp theo đó, Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành mở rộng đối tượng áp dụng các quy định về quản trị công ty cho các công ty đại chúng, bao
Trang 20gồm các công ty đại chúng chưa niêm yết và niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán
Bộ Các nguyên tắc quản trị công ty (OECD, 2004) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) đến nay, được xem là kim chỉ nam cho các quốc gia, các doanh nghiệp trong việc thực thi khung các tiêu chí về Quản trị công ty một cách có hiệu
quả Năm 2006, Ngân hàng thế giới lần đầu công bố “Báo cáo về Tình hình Tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc” (ROSC) về đánh giá tình hình quản trị công ty tại
Việt Nam Báo cáo này chỉ ra rằng việc thực hiện Quản trị công ty của Việt Nam vẫn còn ở mức sơ khai Các luật và quy định liên quan vẫn đang được xây dựng Các doanh nghiêp tại Việt Nam chỉ tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị của OECD Báo cáo còn nêu lên một số vấn đề lớn như chưa có
sự bảo vệ đầy đủ cho các nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán
và đặc biệt là hạn chế trong việc công bố các thông tin có chất lượng
Một nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhận thức về Quản trị công ty do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thực hiện dựa trên công
bố thông tin của hơn 100 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong năm 2009 - 2011 Kết quả được công bố trong “Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty” cho thấy điểm trung bình về thực thi quản trị công ty tại
Việt Nam chỉ đạt 43,9%, 44,7%, 42,5% lần lượt cho các năm 2009, 2010 và 2011 Kết quả này được tính toán dựa trên điểm đánh giá có nhân trọng số của các tiêu chí
về Quyền cổ đông, Đối xử công bằng với các cổ đông, Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan, Công bố thông tin và minh bạch và Trách nhiệm của Hội đồng quản trị
Nếu so sánh về mức độ về thực thi Quản trị công ty của các quốc gia trong ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thể hiện năng lực cạnh tranh kém hơn so với các quốc gia trong khu vực Ngân hàng phát triển Châu Á (ADP) đã sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard) để đánh giá tình hình thực hiện quản trị công ty của các công ty trong 6 quốc gia bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam trong hai năm 2013 và
2014 Điểm trung bình của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong năm 2012
Trang 21và 2013 tương ứng là 28,42% và 33,87% và xếp hạng thấp nhất trong số các quốc gia được đánh giá
Việc thực hiện quản trị công ty tại Việt Nam chưa đạt được kỳ vọng mong muốn xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này đối với hoạt động kinh doanh Nhiều công ty niêm yết hiện nay đều có xuất phát điểm là doanh nghiệp nhà nước Sau khi cổ phần hóa, cơ cấu quản trị chưa có nhiều thay đổi so với trước đây Một số công ty vẫn do cổ đông nắm vốn nhà nước giữ quyền chi phối và trực tiếp kiểm soát thông qua đại diện trong Hội đồng quản trị Các công ty niêm yết nhưng quản lý mang tính gia đình cũng có đặc điểm tương tự (Cao Thị Vân Anh và Lê Công Hoa, 2014) Những doanh nghiệp nói trên thường có cơ cấu sở hữu tập trung, ít có sự phân chia rạch ròi giữa quyền sở hữu và điều hành công ty Vì thế mà cổ đông lớn thường giữ vai trò
là Chủ tịch Hội đồng quản trị và trong nhiều trường hợp cũng kiêm nhiệm luôn vị trí Tổng giám đốc Việc kiêm nhiệm này rất dễ dẫn đến việc lạm dụng quyền lực trong các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, lạm dụng giao dịch với các bên liên quan để tư lợi và hạn chế công khai hóa thông tin Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty như quyền cổ đông, tính minh bạch trong thông tin, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và đối xử thiếu công bằng với các cổ đông nhỏ lẻ diễn ra khá phổ biến Điều này cho thấy, luật pháp chưa đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi như vậy Lợi ích thu được từ việc vi phạm vẫn cao hơn so với các mức xử phạt hiện nay (Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Văn Qúy, 2012)
Cải thiện hiệu quả hoạt động quản trị công ty là điều bức bách, cần thực hiện ngay, là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp trong nước hội nhập với thị trường quốc tế Năm 2015, Việt Nam đã chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Việc tham gia vào cộng đồng kinh tế này giúp Việt Nam có được nhiều thuận lợi khi thuế quan xuất, nhập khẩu được cắt giảm Ngoài ra, Việt Nam cũng như những thành viên khác sẽ đón nhận dòng dịch chuyển tự do về hàng hóa dịch
vụ, đầu tư và lao động từ các thành viên trong cộng đồng Đây được xem là cơ hội
để phát triển những cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp trong nước khi
Trang 22phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh cao Do vậy, cải thiện khả năng quản trị công
ty là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường kinh tế chung của khu vực Nguyễn Thị Thủy (2016) đã nhận diện và nêu lên năm rào cản đối với hoạt động cải thiện quản trị công ty trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào AEC, gồm có (i) ý thức, hiểu biết và nỗ lực của cổ đông và hội đồng quản trị của các công ty còn nhiều hạn chế; (ii) nâng cao hiệu quả quản trị công ty gắn liền với việc tăng chi phí giám sát, lương thưởng; (iii) hệ thống pháp lý vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, trong
đó, hệ thống giám sát việc thực thi pháp luật vẫn còn yếu kém; (iv) Các cơ chế quản trị công ty bên ngoài như thị trường vốn Việt Nam vẫn còn sơ khai nên chưa tạo được áp lực cần thiết khiến các doanh nghiệp phải tự nguyện cải thiện quản trị công
ty của mình và (iv) rào càn cuối cùng liên quan đến hiểu biết về quản trị công ty ở Việt Nam trong cộng đồng và các bên có lợi ích liên quan khác còn nhiều hạn chế
Có thể nhận định rằng hoạt động Quản trị công ty trong các năm qua đã có những bước tiến triển đáng ghi nhận thể hiện qua việc đã có khung pháp lý và quy định cụ thể về hoạt động này Tuy nhiên, hiệu quả triển khai trong thực tiễn còn nhiều hạn chế và chỉ tập trung ở những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Nhiều nghiên cứu gần đây đã đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị để cải thiện hoạt động này từ thay đổi các cơ chế bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp (Xem: Cao Thị Vân Anh và Lê Công Hoa, 2014; Nguyễn Thị Thủy, 2016; Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Văn Qúy, 2012)
Xuất phát bối cảnh nghiên cứu đã nêu ở trên, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả
kỹ thuật của doanh nghiệp” được xem là cần thiết để tiếp tục bổ sung khung lý
thuyết về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp và là cơ sở để đề xuất hàm ý giúp các chủ doanh nghiệp quản trị nguồn lực của mình tốt hơn, đồng thời khuyến nghị chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tài chính, trong đó việc chọn lựa một hay một số tỷ số làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Ví dụ: ROA, ROE) gặp hạn chế trong việc đánh giá năng lực quản trị nguồn lực
Trang 23của doanh nghiệp nên nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo tiếp cận hiệu quả kỹ thuật Phạm vi nghiên cứu trong nước của các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp phần lớn được thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất công nghiệp, ở quy mô nhỏ và vừa hoặc loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam - đối tượng được thường xuyên được theo dõi và giám sát các hoạt động bởi các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và những bên liên quan đến doanh nghiệp lại chưa được xem xét đến Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số phân tích tài chính truyền thống Vì vậy, năng lực quản trị nguồn lực hay khả năng chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các giá trị đầu ra của các doanh nghiệp niêm yết là vấn đề đầu tiên mà nghiên cứu này cho rằng cần phải xem xét đến
Bên cạnh sự cần thiết phải đánh giá mức độ hiệu quả kỹ thuật, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này cũng là chủ đề đáng quan tâm Một số các nghiên cứu tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã nỗ lực trong việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 1.1, ở phạm vi hẹp hơn - các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng của các nhân
tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đến trong các nghiên cứu tại Việt Nam Quản trị công ty, từ lâu đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc quản trị các doanh nghiệp (H Abdullah và Valentine, 2009) bởi đây là những biện pháp nội bộ để công ty được định hướng điều hành và kiểm soát có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty (Bộ Tài chính, 2007; OECD, 1999) Chủ đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu sử dụng Hiệu quả tài chính (Financial performance) hay Giá trị của
Trang 24doanh nghiệp (Firm value) làm thang đo cho hiệu quả hoạt động Do đó, vấn đề nghiên cứu thứ hai của luận án này có trọng tâm là nghiên cứu ảnh hưởng các nhân
tố thuộc Quản trị công ty lên hiệu quả kỹ thuật
Tiếp nối chủ đề về hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, các nghiên cứu trên thế giới đang có hai dòng quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chỉ tiêu này Một nhánh thì cho rằng doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả hơn trong sản xuất vì họ có thể sử dụng nhiều đầu vào, phối hợp nguồn lực của mình tốt hơn và hưởng lợi từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Taymaz, 2005; Yang và Chen, 2009) Trong khi, các DNN&V được cho là thường gặp nhiều trở ngại, tập trung ở việc thiếu nguồn tài trợ vốn, trình độ quản lý còn hạn chế, môi trường kinh doanh khó khăn và chính sách thuế (Gill và Biger, 2012) Nhánh còn lại nhấn mạnh đến tính linh hoạt, không có cơ cấu tổ chức rườm rà và ảnh hưởng từ các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành Thực tế cho thấy khi quy mô hoạt động còn nhỏ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thường đơn giản Chủ doanh nghiệp cũng là người quản lý, điều hành trực tiếp Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phải mở rộng quy mô để phát triển, doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn trong khi nguồn vốn vay có giới hạn và phải chịu áp lực trả lãi thì việc chuyển đổi loại hình hoạt động sang công ty cổ phần và đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán khi đáp ứng được các quy định hiện hành có thể là một sự lựa chọn phù hợp Nhiều công ty niêm yết hiện nay đều trưởng thành từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Cụ thể, có thể nêu lên một số công ty nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Honda, Ford Motors hay đa phần các công ty trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2015 do Forbes Việt Nam bình chọn (Forbes Việt Nam, 2015) đều khởi nghiệp từ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa hoặc/và sở hữu bởi gia đình Việc trở thành công ty đại chúng niêm yết giúp cho cổ phiếu của doanh nghiệp có tính thanh khoản cao hơn, thu hút được nguồn vốn đầu tư để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, các công ty được niêm yết cũng chịu áp lực rất lớn đối với kết quả sản xuất kinh doanh, giám sát từ xã hội, đòi hỏi những người lãnh đạo phải quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn Trong bối cảnh của Việt Nam,
Trang 25hiện vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu thực nghiệm có phạm vi thời gian nghiên cứu đủ dài nhằm làm rõ vấn đề doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ sẽ hoạt động có hiệu quả hơn xét trên khả năng sử dụng các nguồn lực đầu vào Nếu vấn đề này được trả lời, kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần định hướng phát triển cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa – khu vực kinh tế năng động, chiếm đến 97% số lượng các doanh nghiệp của cả nước (Tổng cục thống kê, 2013) có thể trở thành các doanh nghiệp có quy mô lớn và niêm yết
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá mức độ hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam, đồng thời điều tra mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết nhằm bổ sung cơ
sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án cần thực hiện và đạt được bốn mục tiêu cụ thể sau đây:
(i) Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(ii) Xác định và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(iii) Kiểm định sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam
(iv) Cung cấp các hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
(i) Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có mức hiệu quả kỹ thuật như thế nào? Mức độ hiệu quả kỹ thuật này thay đổi theo thời gian ra sao?
Trang 26(ii) Các nhân tố nào thuộc Quản trị công ty ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam? Và mức độ ảnh hưởng như thế nào? (iii) Có hay không sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
(iv) Hàm ý quản trị nào giúp cho các doanh nghiệp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình?
1.5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
▪ Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa
▪ Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này sử dụng đơn vị phân tích là các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam
Cơ sở của sự lựa chọn này có thể được thể hiện như sau: (i) đây là ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm nhiều nhất trong các ngành sản xuất công nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2014), đồng thời số lượng doanh nghiệp của ngành cũng chiếm đông đảo nhất trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam với gần 220 doanh nghiệp1, (ii) hàng năm đóng góp từ 12% - 13% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và (iii) Khả năng tiếp cận được nguồn dữ liệu để phân tích
- Phạm vi thời gian: Xuất phát từ việc các thông tin liên quan đến quản trị
công ty được công bố chưa đầy đủ nên để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn, nghiên cứu này quyết định nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2014 Riêng nghiên cứu về kiểm định
sự khác biệt giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện từ năm 2008 – 2012 do đến thời điểm mà nghiên cứu này thực hiện, dữ liệu điều tra các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cập nhật đến năm 2012
1 Theo Danh sách các doanh nghiệp niêm yết được phân theo ngành của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (năm 2012) và Thành phố Hồ Chí minh (năm 2013)
Trang 271.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên quan điểm của trường phái hậu thực chứng (Postpositivism) Điều đó có nghĩa là nghiên cứu này hướng đến việc phát triển các lý thuyết khoa học bằng việc xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan Sau đó, tiến hành thu thập dữ liệu
và kiểm định mô hình thông qua các phương pháp thống kê Dựa trên kết quả thu được mà có thể dẫn đến kết luận có hay không bằng chứng thống kê ủng hộ lý thuyết
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu này tổng quan lý thuyết đo lường hiệu quả kỹ thuật, các nghiên cứu thực nghiệm đi trước để lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp và xác định các yếu tố được xem là nguồn lực đầu vào, đầu ra cho việc xây dựng mô hình đo lường hiệu quả kỹ thuật Dữ liệu sử dụng bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được thu thập trên hai sở giao dịch chứng khoán: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến hết năm 2014 Phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp bao dữ liệu (DEA) lần lượt được sử dụng để đo lường mức
độ hiệu quả kỹ thuật của từng doanh nghiệp theo năm
Với mục tiêu nghiên cứu thứ hai liên quan đến việc xác định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố thuộc Quản trị công ty đến hiệu quả kỹ thuật của
các doanh nghiệp niêm yết, nghiên cứu này dựa trên nền tảng của Lý thuyết người đại diện, Lý thuyết ràng buộc nguồn lực và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm
để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật Hai mô hình hồi quy được xây dựng dựa trên kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật của phương pháp Phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp bao dữ liệu (DEA) Cụ thể, mô hình Ảnh hưởng Phi hiệu quả kỹ thuật (Technical inefficiency effect model) do Battese và Coelli (1995) đề xuất và mô hình hồi quy cắt cụt Bootstrap hai giai đoạn với DEA (Two stage, double - bootstrap DEA truncated regression) của Simar và Wilson (2007)
Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, để đánh giá sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết mà đại diện là các DNN&V, nghiên cứu này lựa chọn các ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà có lượng quan sát nhiều nhất cho cả hai loại hình doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu Phương pháp kiểm định phương sai tổng thể và kiểm định giá
Trang 28trị trung bình, trường hợp hai mẫu độc lập (T-test) được áp dụng để kiểm định giá trị hiệu quả trung bình giữa nhóm doanh nghiệp niêm yết và DNN&V trong từng ngành nghiên cứu theo năm
Trang 29Hi ̀nh 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án
Phương pháp Phân tích biên
ngẫu nhiên
Phương pháp hồi quy cắt cụt bootstrap hai
giai đoạn với DEA
Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình
Kiểm định phương sai, trị trung bình, trường hợp 2 mẫu độc lập
Mục tiêu nghiên cứu 2: Kiểm định tác động của QTCT đến HQKT
Đề xuất mô hình nghiên cứu
Kiểm định sự khác biệt mức độ HQKT
Mô hình đầu vào, đầu ra Mô hình các nhân tố ảnh hưởng HQKT
Mục tiêu nghiên cứu 1: Đo lường HQKT các DNNY
Mục tiêu nghiên cứu 3: Kiểm định mức độ HQKT giữa DNNY và DNN&V
Khoảng trống nghiên cứu
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 301.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu cho biết mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp niêm yết ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo xét trên năng lực quản trị nguồn lực của doanh nghiệp Đây là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp có thêm thông tin để xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm giúp cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh năng động như hiện nay Ngoài ra, kết quả kiểm định về các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết bên cạnh việc giúp gia tăng sự hiểu biết về các nhân tố có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nói chung, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về lợi ích của Quản trị công ty đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp một cách bền vững và nâng cao năng lực để hội nhập Cộng đồng kinh tế khu vực ASEAN (AEC) nói riêng và quốc tế nói chung Cuối cùng, thông qua việc so sánh với các doanh nghiệp lớn và niêm yết, nghiên cứu này góp phần vào việc định hướng phát triển cho loại hình doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa
1.8 Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, nghiên cứu này có các điểm mới như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này đã tổng quan có hệ thống lý thuyết về đo lường
hiệu quả kỹ thuật, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp mà từ đó có cơ sở lựa chọn, áp dụng hai phương pháp: (i) Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và (ii) Phương pháp bao dữ liệu (DEA) cho việc đo lường Hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp và xác định các nhân tố tác động đến Hiệu quả kỹ thuật Ngoài ra, kết quả từ việc lược khảo lý thuyết cũng chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng SFA được hiểu thêm là có khả năng thay đổi mức độ đạt được sản lượng đầu ra tiềm năng của doanh nghiệp, riêng với DEA, đó là năng lực cạnh tranh của cá nhân doanh nghiệp
so với các doanh nghiệp khác cùng ngành
Trang 31Thứ hai, nghiên cứu của luận án đã làm rõ vấn đề có hay không sự ảnh
hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật, chỉ tiêu thể hiện cho năng lực quản trị nguồn lực của doanh nghiệp hay khả năng chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra Các nhân tố thuộc Quản trị công ty tác động có ý nghĩa thống kê đến
Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng SFA là Quyền kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (tác động âm) và Hiệu quả kỹ thuật tương đối bằng DEA
là Tỷ lệ thành viên độc lập Hội đồng quản trị (tác động dương) Ngoài ra, nghiên
cứu này còn tìm thấy mối quan hệ giữa Tỷ lệ nợ và Hiệu quả kỹ thuật (SFA) là âm, trong khi Quy mô doanh nghiệp có tác động dương lên chỉ tiêu này Cuối cùng, Mức độ tập trung vốn, nhân tố biểu thị mức độ đầu tư trang thiết bị, máy móc tính trên đầu người lao động, được xác định có ảnh hưởng khác nhau lên Hiệu quả kỹ thuật ở cả hai mô hình nghiên cứu
Thứ ba, thông qua việc so sánh sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật của
doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả của nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp lớn niêm yết có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng ngành hoạt động Kiểm định T-test cũng chỉ ra rằng có bằng chứng thống kê cho thấy các doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trong phạm vi nghiên cứu Do vậy, kết quả của nghiên cứu này ủng hộ luận điểm cho rằng việc trở thành các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán là hướng phát triển của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn
1.9 Kết cấu của luận án nghiên cứu
Với mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nói trên, bố cục của luận án gồm các chương như sau:
Chương 1: Phần Mở Đầu
Giới thiệu tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Các nội dung về câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trang 32Chương 2: Khung Lý Thuyết và Các Mô Hình Nghiên Cứu
Nội dung chính của chương này là trình bày về lý thuyết đo lường hiệu quả
kỹ thuật, các lý thuyết về Quản trị công ty và các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới Từ đó, luận án xây dựng các mô hình nghiên cứu và phát biểu giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, các mô hình kinh tế lượng, nguồn dữ liệu và các biến đo lường và thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu
Trình bày các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, kiểm định giả thuyết nghiên cứu
▪ Đo lường mức độ và xu hướng thay đổi của hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết
▪ Kiểm định các nhân tố thuộc Quản trị công ty tác động đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết
▪ Kiểm định sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 5: Kết Luận – Đề Xuất Hàm Ý Quản Trị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của nghiên cứu, các đóng góp, đề xuất hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho doanh nghiệp và nêu lên những hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai
Trang 33Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương thứ hai của luận án trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Cụ thể, tác giả lược khảo lý thuyết về đo lường Hiệu quả kỹ thuật, các lý thuyết về Quản trị công ty và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong vào ngoài nước nhằm mục đích tìm ra lỗ hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết
2.1 Khung lý thuyết
2.1.1 Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1 Doanh nghiệp niêm yết
Doanh nghiệp niêm yết là danh từ chung, chỉ các công ty có cổ phiếu được niêm yết giao dịch trên các sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán Do đó, để hiểu rõ về đặc điểm của doanh nghiệp niêm yết cần phải tham khảo, dẫn chứng các luật và quy định có liên quan đến doanh nghiệp và doanh nghiệp niêm yết
Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 2), doanh nghiệp được
định nghĩa là “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Cũng theo luật
này, các hình thức doanh nghiệp gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân Trong các hình thức sở hữu vừa nêu, duy chỉ có loại hình công ty cổ phần là có quyền phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp và có khả năng trở thành công ty niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, để đạt yêu cầu này, trước hết công ty cổ phần phải có điều
kiện cần là đạt điều kiện của một công ty đại chúng Theo điều 25, Luật chứng
khoán (2012), công ty đại chúng là công ty cổ phần đã thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc có ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu và có vốn điều lệ từ mười tỷ đồng trở lên Cuối cùng, theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP
Trang 34của Chính Phủ, điều kiện niêm yết tại hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
và Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) như sau:
Ba ̉ ng 2.1: Điều kiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Điều kiện Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
1 Vốn điều lệ đã góp tại
thời điểm đăng ký niêm
yết tính theo giá trị ghi
3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) của
năm liền trước năm đăng
ký niêm yết
Tối thiểu 5%
4 Hoạt động kinh doanh
Hai năm liền trước năm đăng
ký niêm yết phải có lãi; không
có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính
Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng
ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính
5 Quy định về công khai Mọi khoản nợ đối với công ty
của thành viên HĐQT, Ban Không quy định
Trang 35kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan
6 Tỷ lệ cổ phiếu có quyền
biểu quyết tối thiểu
không phải cổ đông lớn
Tối thiểu 15% cổ phiếu
có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100
cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ
7 Yêu cầu về nắm giữ cổ
phần
Cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn
là người có liên quan của cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình
sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016) và Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (2016)
2.1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Sách trắng DNN&V Việt Nam năm 2011, Hội nghị thường niên các tổ chức tài chính thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tài trợ DNN&V (Tháng 09/2003) nhận định rằng trong các nền kinh tế thuộc APEC, DNN&V có số lượng doanh nghiệp chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp, đóng góp từ 30% đến 40% GDP, sử dụng từ 40% đến 80% lực lượng lao động và đóng góp 35% giá trị xuất khẩu trực tiếp Ở Việt Nam, xét về quy mô lao động, DNV&N chiếm tỷ trọng đến hơn 97% trong tổng số các doanh nghiệp, thu hút 5,06 triệu
Trang 36người lao động (Tổng cục thống kê, 2013) Tùy trình độ phát triển ở mỗi quốc gia, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa là khác nhau (Bartlett và Bukvic, 2003; Charoenrat và cộng sự., 2013; Enis Bulak và Turkyilmaz, 2014; Gill và Biger, 2012; Lundvall và Battese, 2000) Tại Việt Nam, DNN&V được định nghĩa như
sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, 2009) Trong đó, doanh nghiệp
hoạt động trong khu vực sản xuất, bao gồm Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản; Công nghiệp và Xây dựng được phân loại như sau:
Ba ̉ ng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí Đơn vị
tính
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ
Trong giai đoạn 2006 đến hết năm 2011, xét trên tiêu chí về nguồn vốn, số lượng DNN&V trong khu vực sản xuất chiếm hơn 30% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sử dụng bình quân trên 3 triệu lao động (Tổng cục thống kê, 2013) Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu tổng hợp trong Bảng 2.3 dưới đây thì hiệu quả kinh doanh, được đánh giá thông qua tỷ suất lợi nhuận lần lượt trên tổng nguồn vốn và doanh thu thuần, có xu hướng giảm dần qua các năm Đây là tín hiệu phản ảnh các DNN&V hoạt động chưa tốt
Trang 37Ba ̉ ng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011 khu vực sản xuất
Năm
Nguồn vốn (Triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế (Triệu đồng)
Doanh thu thuần (Triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế trên Tổng nguồn vốn (%)
Lợi nhuận trước thuế trên Doanh thu thuần (%)
số quan sát thu thập được giảm từ 92,2% giai đoạn 2009 - 2011 xuống còn 90,6% giai đoạn 2011 - 2013 (giai đoạn 2005 - 2007: 94%; 2007 - 2009: 91,6%) Năng suất lao động2 trong năm 2013 giảm so với năm 2011 cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V gặp nhiều khó khăn Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã áp dụng các chiến lược khác nhau để đối phó với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, trong đó 58% cắt giảm chi phí sản xuất, 49% tìm kiếm thị trường mới và 13% doanh nghiệp phải thay đổi quy mô lao động Nhìn chung, tác động của khủng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp diễn, đòi hỏi những nhà làm chính sách cần có những biện pháp phù hợp để hồi phục khu vực kinh tế năng động này
2 Trong báo cáo, chỉ tiêu Năng suất lao động được đo lường bằng hai (02) cách: (i) Tỷ lệ doanh thu thuần/Lao động toàn thời gian và (ii) Tỷ lệ giá trị gia tăng thuần/Lao động toàn thời gian
Trang 382.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động có hiệu quả luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Do vậy, việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (measurement of firm performance) trở thành chủ đề trung tâm trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị chiến lược bởi đây là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh các cấp trong doanh nghiệp (Chen và cộng sự., 2015) Công tác đo lường hiệu quả mang đến những thông tin giá trị, cho phép nhà quản trị điều chỉnh hoạt động, báo cáo tiến độ, cải thiện động lực và giao tiếp và xác định những vấn đề
mà doanh nghiệp đang gặp phải Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường khái niệm này Có thể tạm chia thành hai
nhóm thang đo phổ biến sau: (i) Nhóm thang đo hiệu quả tài chính và (ii) Nhóm thang đo hiệu quả kinh tế Nhóm thang đo về hiệu quả tài chính bao gồm: Các chỉ
tiêu về tỷ suất lợi nhuận, giá trị thị trường của doanh nghiệp, Dòng tiền (Cash flow) Nhóm còn lại bao gồm: Năng suất sản xuất, Hiệu quả và Tăng trưởng Nội dung của từng thang đo sẽ được bàn luận dưới đây
(i) Nhóm thang đo về hiệu quả tài chính
Các thang đo về tỷ suất lợi nhuận (Profitability measures) - Nhóm thang đo này có đặc điểm chung đo lường mức độ hiệu quả sử dụng tài sản để quản trị các hoạt động của doanh nghiệp Các tỷ số tài chính này bao gồm: Lợi nhuận biên (Profit margin), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) và Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu)
(ii) Nhóm thang đo về hiệu quả kinh tế
Năng suất (Productivity) là khái niệm được sử dụng một cách phổ biến trong
lý thuyết kinh tế học, dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, khu vực hay ở tầm quốc gia Theo Tangen (2005), Năng suất thuần túy là một hiện tượng vật lý, thể hiện tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra với sản lượng các yếu tố đầu vào
mà doanh nghiệp dùng để sản xuất Nếu doanh nghiệp đơn giản chỉ có một yếu tố đầu vào và một yếu tố đầu ra, việc tính toán năng suất không phải là vấn đề Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một các nhân tố đầu vào, đầu ra, chỉ tiêu Năng suất nhân tố tổng hợp – Total factor productivity được cho là phù hợp hơn Đây là thang đo bao
Trang 39gồm tất cả các yếu tố sản xuất Ngoài ra, những chỉ tiêu khác như Năng suất lao động (Labour productivity) và Năng suất đất (Land productivity) thường được gọi
là những thang đo từng phần của Năng suất Những thang đo này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn khi đánh giá Năng suất tổng quát (Overall productivity) nếu được xem xét riêng rẽ (Coelli và cộng sự., 2005)
Thuật ngữ Năng suất và Hiệu quả (Efficiency) thường được sử dụng đồng nghĩa với nhau, cùng chỉ việc so sánh giữa đầu ra với đầu vào của quá trình sản xuất Theo Coelli và cộng sự (2005, Trang 3), khái niệm Hiệu quả (Efficiency) biểu thị cho nguồn lực của quá trình chuyển hóa (đầu vào thành đầu ra) đã được tận dụng đến mức độ nào so với khả năng tối đa Nói cách khác, thuật ngữ này thể hiện cho khả năng chuyển hóa đầu vào thành kết quả đầu ra Hiệu quả hoạt động của một
doanh nghiệp được phân loại thành (i) Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE) và (ii) Hiệu quả phân bổ tài nguyên (Allocative efficiency- AE)3 Hiệu quả kỹ thuật là năng lực hay khả năng của doanh nghiệp sản xuất được mức sản lượng tối
đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ cho trước Trong khi đó, Hiệu quả phân bổ tài nguyên liên quan đến việc phối hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra cho trước với chi phí thấp nhất dựa trên yếu tố giá và công nghệ sản xuất hiện có Phần tổng quan chi tiết về lý thuyết đo lường hiệu quả kỹ thuật sẽ được trình bày chi tiết ở mục 2.1.3 (Trang 25) của nghiên cứu này
Nhân tố cuối trong nhóm thang đo hiệu quả kinh tế là Tăng trưởng (Growth) Chỉ tiêu này cũng được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao (Ví dụ: tăng trưởng về lợi nhuận) thì
có khả năng tăng thu nhập, tạo ra dòng tiền cao hơn các doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp hơn Điều này rất có ý nghĩa đối với sự gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp Với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết, một số các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm được bằng chứng thống kê về mối quan hệ dương giữa Tăng trưởng và giá trị thị trường của doanh nghiệp (Ví dụ: Cho và Pucik, 2005)
3 Theo từ điển Toán Kinh tế thống kê, Kinh tế lượng Anh-Việt có giải thích của Nguyễn Khắc Minh, Nhà
Trang 40Theo Tangen (2004), trong khi lĩnh vực thiết kế hệ thống và khung đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã có những bước phát triển trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các thang đo tài chính truyền thống Điều này có thể giải thích về việc rất nhiều các nghiên cứu sử dụng các thang
đo tài chính làm chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bởi khả năng ứng dụng của nghiên cứu sẽ hấp dẫn được các nhà quản trị doanh nghiệp hơn Tác giả này cho rằng nguyên nhân xuất phát từ các hệ thống, phương pháp đo lường mới còn nặng tính lý thuyết và cần phải được diễn giải theo cách gẫn gũi, dễ hiểu nhất và có giá trị với người sử dụng
Nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ tiêu Hiệu quả như là một thước
đo cho hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp (Firm performance), thậm chí
là ở cấp độ ngành công nghiệp (Ví dụ: Bozec và cộng sự., 2010; Phạm Khánh Linh
và Nguyễn Khắc Minh, 2014; Sena, 2006; Yusof và cộng sự., 2010) Cũng làm rõ thêm rằng, tại Việt Nam, hai thuật ngữ, Efficiency và Effectiveness đều được dịch
là Hiệu quả Tuy nhiên, theo Tangen (2005), Effectiveness đại diện cho kết quả thực
tế đạt được so với kết quả mong đợi ban đầu Trong khi đó, Efficiency biểu thị cho nguồn lực của quá trình chuyển hóa (đầu vào thành đầu ra) đã được tận dụng đến mức độ nào so với khả năng tối đa hay nói cách khác, thuật ngữ này thể hiện cho khả năng chuyển hóa đầu vào thành kết quả đầu ra Chen và cộng sự (2015) đã
khuyến nghị các nhà nghiên cứu nên sử dụng Hiệu quả (Efficiency) như là một
thang đo đo lường hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị chiến lược bởi chỉ tiêu này đo lường được khả năng chuyển hóa các nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh và nhận định rằng đây là nguồn lực chính tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài ra, nhóm tác giả này đề xuất áp dụng cách tiếp cận đường biên sản xuất (Production Frontier
Methodologies) để xác định Hiệu quả và kiểm định các nhân tố (từ lý thuyết) tạo ra
lợi thế cạnh tranh Đường biên sản xuất (Production Frontier) đại diện cho tập hợp các mức sản lượng đầu ra tối đa tương ứng với mỗi mức sản lượng đầu vào (Farrell, 1957) Các doanh nghiệp có mức phối hợp giữa sản lượng đầu vào và đầu ra nằm trên đường biên sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật và kém hiệu quả hơn nếu