1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cách sử dụng các bộ phận của cây lâu niên chữa bệnh

34 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Cây ăn quả, cây lâu niên tưởng chừng chỉ để lấy quả, lấy gỗ..Nhưng thật kì diệu mỗi bộ phận của Chúng cũng có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu nghiệm do các y bác sĩ, các nhà khoa học nghiên cứu.Đó là nội dung của tài liệu do ông Đỗ Duy Nhất sưu tầm và biên soạn. Xin mời quý vị cùng nghiên cứu, sử dụng.

Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CHỮA BỆNH VÀ HỔ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ CÂY ĂN QUẢ, CÂU LÂU NIÊN QUANH TA Sưu tầm và biên soạn: Ông Đỗ Duy Nhất. Cây mít giàu dược tính ********* Mít là loại cây to, cao khoảng 8-15m, có tên khoa học là artocarpus integrifolia linn, thuộc họ dâu tằm (moraceae). Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, tại các vùng đồng bằng và tới độ cao 1.000m, rất gần gũi với người dân nông thôn. Mít có nhiều loại như: mít mật, miest dai, mít tố nữ (đặc sản miền Nam). Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận cây mít còn là vị thuốc hay. 1. Các bộ phận làm thuốc Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 - 10g/ngày. Trong khi đó, rễ cây mít sắc uống có thể trị tiêu chảy. Quả mít to, dài chừng 30 - 60cm, đường kính 18 - 30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Hạt mít luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn. Hạt mít có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp hạt. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện. Có tài liệu còn cho rằng trong hạt mít còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng. Múi mít chín vàng óng, ăn ngon ngọt, đặc biệt có hương thơm rất đặc trưng, được coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long đờm. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 - 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 - 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như: sắt, canxi, phospho… Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Món ăn bổ dưỡng từ mít Mít lên men rượu: múi mít chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh. Cách làm: lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp. Khoảng 4 - 5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2 lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp. Khoảng 9 - 10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được. Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang. Mít nấu đường: mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào xoong cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn, còn giúp giải rượu bia. Món mít non xào thịt: quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn (heo) nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Những cách chữa bệnh từ cây mít Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 - 15cm. Thường được dùng làm thuốc bằng lá tươi cụ thể như: Dùng làm thuốc lợi sữa: sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30 - 40g/ngày) nấu nước uống giúp sữa tiết ra hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa. Chữa tưa lưỡi trẻ em: phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày, tối 1 lần. Chữa trẻ tiểu cặn trắng: lấy 20 - 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống. Chữa hen suyễn: lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Chữa mụn nhọt, lở loét: lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi. Vị thuốc từ nhựa mít: vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy. Thuốc an thần, hạ áp (kể cả co quắp): gỗ mít tươi đem mài lên miếngđá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát,cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục dochất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6 -10g, ngày uống 1 thang, chia 3 lần. Làm an thần: dùng khoảng 20g gỗphơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ,sắc với 200ml nước còn 50ml, uống mộtlần trong ngày, chia 3 lần. Cần uống vàingày liền BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI ****************************************** Thuốc hay từ cây bưởi Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, trong dân gian còn được gọi là dữu, bòng, lôi dữu, xú dữu, chu loan, hương loan, phao, văn đán . Về thành phần hoá học, trong lá, hoa và vỏ quả đều có chứa tinh dầu. Tinh dầu lá bưởi chủ yếu là dipenten, linalola và xitrala, tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este. Trong vỏ quả bưởi ngoài tinh dầu còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin. Trong dịch ép múi bưởi có khoảng 9% acid xitric, 14% đường. Ngoài ra còn có lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin C, A và B1. Bưởi, vị thuốc hay. Theo dược học cổ truyền, lá bưởi có vị cay, tính ấm, được dùng để chữa các chứng đau đầu do phong tà, viêm khớp dạng thấp thể hàn thấp, đau bụng do thực trệ. Sách Bản thảo cương mục khuyên nên dùng lá bưởi và hành củ giã nát đắp vào huyệt thái dương (ở sau đuôi mắt 1 tấc, mỗi bên 1 huyệt) để trị chứng đau đầu do phong, lá bưởi và gừng tươi giã nát rồi trộn với một chút dầu trẩu đắp tại chỗ điều trị viêm khớp cấp. Đối với áp - xe vú, sách Hồ Nam dược vật chí khuyên nên dùng lá bưởi 4 - 7 cái, thanh bì 30g, bồ công anh 30g sắc uống hàng ngày. Ngoài ra, trong dân gian lá bưởi còn được phối hợp cùng với nhiều loại lá có tinh dầu khác để nấu nồi xông trị liệu cảm mạo. 1.Cùi bưởi vị cay ngọt đắng, tính ấm, vào ba kinh tỳ, thận và bàng quang, có công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực, được dùng để chữa các chứng bệnh như: (1) Chứng ho hen ở người già: cùi 1 quả bưởi, cạo bỏ phần trắng rồi thái vụn, cho vào bát cùng với một lượng vừa đủ kẹo mạch nha hoặc mật ong, hấp cách thủy cho nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa; hoặc cùi 1 quả bưởi rửa sạch thái chỉ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày; hoặc ăn cùi bưởi thái vụn chưng với dầu hạt hoa mào gà. (2) Đau bụng do lạnh : cùi bưởi 2 phần, trà 4 phần, thanh đằng hương 2 phần, tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g; hoặc cùi bưởi 12g sắc với 300 ml nước cô còn 100 ml, chia uống vài lần trong ngày. (3) Thức ăn đình trệ, chậm tiêu: cùi bưởi, sa nhân, kê nội kim và thần khúc, lượng bằng nhau từ 4 - 6g, sắc uống. (4) Sán khí: cùi bưởi khô sao vàng 10g sắc uống hàng ngày. (5) Phụ nữ mang thai nôn nhiều: cùi bưởi 4 - 12g sắc uống. (6) Viêm loét ngoài da: cùi bưởi tươi lượng vừa đủ sắc lấy nước ngâm rửa. 2.Hoa bưởi, ngoài việc dùng để ướp hương thơm cho trà và bánh trái, còn có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực với liều từ 2 - 4g, sắc uống. 3. Ruột bưởi (múi bưởi) được dùng để trị đau đầu: (1) Mỗi ngày ăn 100 - 150g, đồng thời dùng lá bưởi và hành củ giã nát đắp lên huyệt thái dương. (2) Ruột bưởi 500g, mật ong 350g, đường trắng vừa đủ. Trước tiên, thái vụn ruột bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành 1 đêm, hôm sau đổ vào nồi chưng kỹ rồi cho mật ong vào quấy đều, bắc ra để nguội rồi đựng trong bình gốm kín để dùng dần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, dùng rất tốt cho những chứng đau đầu do đàm thấp ứ trệ biểu hiện bằng các triệu chứng: đầu đau nặng như đeo đá, hay buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, lưỡi bè bệu và có vết hằn răng, rêu lưỡi dày trắng và dính . 4. Hạt bưởi chứa tới 40,7% dầu béo, có tác dụng trị sán khí với liều 6 - 9g sắc uống và chữa chốc đầu ở trẻ em: hạt bưởi bóc vỏ cứng rồi đốt cháy thành than, nghiền nhỏ rồi rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 6 ngày. Dân gian còn dùng tinh dầu bưởi để giải rượu và bôi lên các vùng tóc rụng để kích thích mọc tóc. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bưởi có tác dụng chống viêm rõ rệt thông qua cơ chế cải thiện mạng lưới vi tuần hoàn tại chỗ, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống phù nề, nâng cao sức bền thành mạch và sức chống đỡ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Có tác giả cho rằng, dịch ép quả bưởi còn có chứa một chất giống như insulin có khả năng làm hạ đường máu. ThS. Hoàng Khánh Toàn Cây nhãn và vị thuốc long nhãn chữa suy nhược thần kinh Đất nước ta ở miền nào cũng có nhãn. Miền bắc nổi tiếng là nhãn lồng Hưng Yên. Cây nhãn tổ có tuổi hàng trăm năm vẫn cho quả ngọt. Miền Trung Thừa Thiên- Huế có nhãn Lương Quế, Nguyệt Biểu. Miền Nam các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ có nhãn tiêu da cùi dày, hạt nhỏ, mọng nước ngọt sắc như đường phèn. Thông thường thì nhãn ăn tươi. Nhãn còn có thể chế biến thành nhãn khô, đóng hộp. Thừa Thiên - Huế có chè hạt sen bọc cùi nhãn là món ăn rất hấp dẫn. Không những hấp dẫn người trong nước mà còn hấp dẫn cả khách du lịch người nước ngoài. Nhãn ăn ngon, lại là vị thuốc quí. ấy là “Long nhãn”. Theo y học cổ truyền, “Long nhãn” vị ngọt, tính bình, bổ tâm, bổ tỳ .là vị thuốc chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, an thần, hồi hộp, sợ hãi, hoảng hốt, các bệnh về thận, tim, phổi, ho, trĩ .cũng là thuốc bổ nâng cao sức khoẻ rất tốt cho mọi người. Đặc biệt là đối với người vừa ốm dậy hoặc làm việc quá sức cả về trí óc, chân tay. Thang thuốc bổ Đông y thường không thể thiếu được Long nhãn. Một thang thuốc của Trung Quốc sau đây chữa cho các bệnh kể trên : Long nhãn 120g Lá Dâu 80g Đậu ván trắng 80g Củ Mài 80g Hạt Sen 120g (Lá Dâu, Đậu ván trắng, củ Mài, hạt Sen đem sao vàng, tán nhỏ). Cho vào nồi, đổ 2 bát nước sắc còn 1, chia làm hai phần uống trong ngày sáng và chiều trước bữa cơm. Dùng cho đến khi khoẻ thì dừng. Long nhãn nấu cao đặc trộn với bột nếp làm thành viên, uống vào sau hai bữa ăn hàng ngày, là thuốc bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Cũng có thể hoà thêm mật ong (loại thật) để bột vừa dẻo, vừa khỏi dính tay. Đơn giản chỉ dùng Long nhãn không thôi sắc uống hàng ngày cũng rất tốt. Uống liên tục mấy tuần liền trước khi đi ngủ vừa bổ vừa chống được các bệnh nói trên. Một điều đặc biệc là Long nhãn không hề có độc tố. Về thành phần, cứ 100g cùi Nhãn thì có 86,3g nước; 0,9g Prôtit; 11g Gluxit; 1g Xenlulo. Ngoài ra còn có nhiều muối khoáng và rất giầu Vitamin C. Cùi nhãn khi được chế biến thành Long nhãn thì còn chứa 0,85% nước, trên 80% các chất tan trong nước gồm: Glucoza (26,9%); Saccaroza (0,27%); A xit tartric (1,26%), chất có Nitơ (6, 30%). Hiện nay Nhãn của Việt Nam đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Nhiều địa phương đã trồng Nhãn thay cây lúa có thu nhập cao hơn nhiều lần góp phần xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, đời sống nông dân nhờ có Nhãn ngày một nâng cao. Nhiều gia đình nông dân đã giàu lên rõ rệt . con cái được học hành đến nơi đến chốn. Họ không nhìn Nhãn được mùa mà lo đồng trắng nước trong nữa. Nhiều gia đình nông dân đã biết xây lò sấy để bào chế Long nhãn. Kể ra cũng đơn giản. Quả Nhãn thu hoạch về, cứ thế nhúng vào nước sôi hai phút rồi cho vào lò sấy. Đến khi quả Nhãn khô vừa phải, lắc thấy kêu lóc cóc thì bóc vỏ, tách lấy cùi bỏ hạt đi rồi lại tiếp tục cho sấy đến khi cầm không thấy dính tay là được. Nhiệt độ sấy luôn giữ ở 50 - 60oC . Lại một mùa Nhãn được mùa. Bây giờ làm gì còn có cảnh nhìn Nhãn sai quả mà phải lo . đồng trắng nước trong ! Caythuocquy • Sức khỏe 5 tác dụng chữa bệnh hiệu quả của quả vải Hiện nay, vải đã vào mùa và được bày bán nhiều ở khắp mọi nơi. Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Vải còn gọi là lệ chi, có thể ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em. Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, giảm cơn khát, chữa những bệnh mụn nhọt. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng. Tuần hoàn máu: Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%. Giảm đau: Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể. Tốt cho tiêu hóa: Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt. Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau. Lưu ý: Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra. Vì vậy, khi ăn vải nên chọn những quả còn tươi, không bị dập nát. Phạm Minh - VnMedia.vn ************************************** Sầu riêng cũng là thuốc chữa bệnh. Cây sầu riêng có tên khoa học là Duro Zibethinus Murr còn được mệnh danh là hoàng hậu của loài quả, quả nhiệt tình. Đó là đặc sản của vùng Đông Nam Á. Cây sầu riêng có nhiều hấp dẫn ngoài mùi vị đặc trưng, còn do quả có nhiều gai nhọn nhưng rất may lại chỉ rụng về đêm vắng người qua lại. Đã có những người thức suốt đêm để nghe tiếng sầu riêng rời cành và thưởng thức hương thơm tỏa ra không trung ngào ngạt. Ở Thái Lan có những vườn sầu riêng dành cho khách đến thưởng thức mùi sầu riêng chín cho khoan khoái. Mùi của sầu riêng có ý kiến giải thích vì sầu riêng thường mọc trên vùng đất có nhiều lưu huỳnh (S). Đó cũng là một lý do để hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu sâu các sản phẩm của cây sầu riêng mang theo nguyên tố S như thế nào? Ở Việt Nam, cố dược sĩ Trần Lâm Huyến là người rất quan tâm đến những sản vật thiên nhiên có chứa lưu huỳnh. Hiện nay các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh. Trái sầu riêng là một loại quả nhiều dinh dưỡng được dùng làm nước giải khát, mứt kẹo, bánh, nấu chè, xôi, thơm ngon, mát bổ. Hạt sầu riêng được dùng như hạt mít, hạt điều. Ăn có tác dụng bổ tỳ, bổ thận. Một số món ăn bài thuốc từ cây sầu riêng: Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn 1 bộ, sầu riêng (sắp chín) 200g, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng chọn quả sắp chín để thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng. Ngày 1 lần. Cần ăn 5 lần, chữa người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục. Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50g, đường 20g (hoặc mật ong lượng thích hợp) đánh nhừ như kem - thêm khoảng 100ml nước sôi để nguội hòa đều để uống. Ngày 2 lần trong 10 ngày. Thay hoàng kỳ: Lương y ở Tịnh độ cư sĩ thành phố Cần Thơ có khu dùng vỏ quả sầu riêng thay tác dụng của hoàng kỳ trong các bài thuốc nam trợ dương. Thuốc bổ thận cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15g, đậu đen sao 10g, tang ký sinh 12g, hà thủ ô chế 15g, đỗ trọng 15g, cốt toái bổ 15g, vỏ quýt 8g. Sắc uống. Trị tiêu chảy: Vỏ quả sầu riêng 20g, vỏ quả măng cụt 20g. Sắc với 3 bát nước lấy 1 bát chia 2 lần uống. Bệnh nhẹ chỉ dùng 1 trong 2 vị. Sốt rét, đau gan vàng da: Rễ, lá cây sầu riêng 12g, cam thảo dây 12g, chi tử (quả dành dành) 12g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát. Uống làm 2 lần. Dùng 5 ngày.

Ngày đăng: 17/08/2013, 17:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong tiềm thức người Việt xưa, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình là hình ảnh không thể thiếu ở mỗi làng quê. - Cách sử dụng các bộ phận của cây lâu niên chữa bệnh
rong tiềm thức người Việt xưa, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình là hình ảnh không thể thiếu ở mỗi làng quê (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w