Hồng xiê m thuốc tốt chữa tiêu chảy

Một phần của tài liệu Cách sử dụng các bộ phận của cây lâu niên chữa bệnh (Trang 25 - 30)

Cây hồng xiêm quen thuộc với mọi người, là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm. Có quả hai lần trong năm, quả hình cầu hoặc hình quả trứng thon dài và chứa từ 2 - 10 hạt, vỏ có màu nâu - vàng nhạt. Bổ quả thịt có màu nâu ánh đỏ, hạt của nó có màu đen. Miền Bắc gọi là hồng xiêm, bà con miền Nam gọi là quả sa-pô-chê. Quả hồng xiêm khi xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2-3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.

Quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể hỗ trợ trị lao; hạt lợi tiểu.

- Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm: Quả hồng xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 - 5 ngày.

Có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ: Những người bị táo bón ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo. Có thể ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.

Có thể lấy lá hồng xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.

- Lợi niệu, giảm sốt: Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.

Lương y Trần Huy

**********************************************

Hỏi: Tôi vốn rất thích trồng và nghiên cứu các cây thuốc cổ truyền để sử dụng. Trong vườn nhà có trồng khá nhiều xoài, nhưng trước nay chưa được nghe nói về tác dụng dược lý của nó. Mong quý báo cung cấp giúp một số thông tin về loại cây này. (Mai Văn Tiến - Hóc Môn)

Trả lời: Cây xoài còn gọi là muỗm, swai (Campuchia), makmounang (Viêntian), manguier.

Tên khoa học Mangifera indica L. Thuộc họ Ðào lộn hột Anacardiaceae. A. Mô tả cây:

Cây to, cao 15-20m. Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn, bóng, dài 15-30cm, rộng 5-7cm. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, thành chùy ở đầu cành. Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng, trên có những thớ sợi, khi nẩy mầm thì hơi mở ra. Hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu, không phối nhũ, lá mầm không đều.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Á, hiện đã được trồng phổ biến ở khắp những nước nhiệt đới khác. Tại miền Nam, xoài được trồng rất nhiều. Tại miền Bắc, xoài cũng có trồng tại một số tỉnh, tuy nhiên cho quả nhỏ và chua hơn.

Ngoài quả, người ta còn dùng vỏ thân, nhựa thân, hạt và lá làm thuốc. Quả thu hoạch vào mùa hè, các bộ phận khác thu hái quanh năm.

Tại miền Bắc, ngoài cây xoài ra còn có hai loài gần với xoài là cây quéo (Mangifera reba) và cây muỗm (Mangifera foetida).

C. Công dụng và liều dùng

Quả xoài là một thứ quả ngon có giá trị lớn so với nhiều quả khác. Thường người ta thái thành từng miếng mỏng ngâm trong rượu vang và đường, thêm ít quế cho thơm. Xoài còn được dùng chế mứt, đóng hộp. Tại một số nước như Ấn Ðộ, người ta thái quả xoài xanh thành miếng mỏng phơi hay sấy khô dùng làm nguồn vitamin C thiên nhiên.

Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khái huyết, chảy máu ruột. Dùng dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách 1 hay 2 giờ cho uống một thìa cà phê.

Nhân xoài sấy khô tán bột được nhân dân Malaysia, Ấn Ðộ và Braxin dùng làm thuốc giun với liều 1,5-2g. Tại Malaysia nhân dân còn dùng chữa chảy máu tử cung, trĩ. Tại Philippines người ta dùng chữa tiêu chảy: Nghiền 20-25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc bỏ bã, thêm vào nước lọc 300-400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng 2 hay 3 lần, mỗi lần dùng 50-60g thuốc chế như trên.

Vỏ thân xoài dùng tươi hay khô. Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dùng dưới dạng thuốc sắc. Nhân dân Campuchia dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Ðôi khi dùng rửa chữa tôkơlô. Tại miền Bắc, vỏ xoài được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng (ngậm và nhổ đi). Nhựa vỏ cây xoài chảy ra có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hòa vào nước chanh dùng bôi ghẻ.

Lá xoài được dùng tại một số vùng ở Ấn Ðộ để nuôi trâu bò nhưng lá già có chứa một lượng nhỏ chất độc, vì vậy nếu cho trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc.

Ðơn thuốc có vỏ xoài

Chữa đau răng: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ. Cho vào nơi răng đau đã rửa sạch.

GS. ÐỖ TẤT LỢI

********************************** Bài thuốc chữa bệnh từ cây khế

Posted under: Y Học Dân Tộc

Việc dùng nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin C khá cao cho cơ thể để chống bệnh viêm loét chân răng và chữa ngộ độc.

Để làm thuốc, người ta chỉ dùng cây khế chua. Tất cả các bộ phận của cây khế, kể cả cây tầm gửi sống ký sinh trên đó, đều được dùng chữa bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế. Cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, phối hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống có thể chữa ho gà.

Lá khế 20 g, rửa sạch, nấu nước uống ngày hai lần, mỗi lần nửa bát con, giúp chữa ho suyễn ở trẻ em.

Lá khế tươi 20 g giã với lá chanh 10 g, thêm nước, gạn uống, chữa cảm nắng.

Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ mỗi thứ 20 g, lá lốt 10 g, giã nát, hòa với 200 ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc, chỉ uống 2-3 lần là khỏi.

Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế 12 g tẩm nước gừng, sao, sắc uống.

Chữa tiểu tiện không thông: Lấy 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng; đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn.

Tầm gửi cây khế thái nhỏ, lấy 20 g, sao vàng, sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho gà.

******************************************

Một phần của tài liệu Cách sử dụng các bộ phận của cây lâu niên chữa bệnh (Trang 25 - 30)