1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 22 bài: Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

4 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Giáo án Tiếng việt 4 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I.. Kiến thức: HS thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối: lá, thân, gố

Trang 1

Giáo án Tiếng việt 4 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

I Mục tiêu

bài dạy :

1 Kiến thức: HS thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả

các bộ phận của cây cối:( lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu(BT1)

2 Kỹ năng: Viết lại đoạn văn miêu tả lá, thân, gốc cây.( Yêu cầu viết đoạn

văn phải có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá, lời văn chân thật, sinh động, tự nhiên).(BT2)

3 Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối và có ý thức chăm sóc

bảo vệ cây GD HS có thói quen quan sát

II Yêu cầu của

bài dạy:

1 Về kiến thức của HS:

a) Kiến thức về công nghệ thông tin:

Biết soạn thảo văn bản và sử dụng một số công cụ khi vẽ

b) Kiến thức chung về môn học:

HS biét miêu tả các bộ phận của cây cối bằng cách dùng nhiều giác quan

để quan sát Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, dùng từ gợi tả gợi cảm trong miêu tả

2 Đồ dùng dạy học

a) Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:

- Phần cứng: máy vi tính, phông, đèn chiếu

- Phần mềm: Chương trình Powerpoint

b) Đồ dùng dạy học khác:

- Máy chiếu hắt, internet, loa, SGK, SGV

III Chuẩn bị cho

bài giảng:

1 Chuẩn bị của GV:

- Máy vi tính, phông, đèn chiếu

- Chương trình Powerpoint

- Máy chiếu hắt , internet, loa

2 Chuẩn bị của HS:

- Vở, SGK - Quan sát một cây mình thích

IV Nội dung và

tiến trình bài

giảng:

1 Tổ chức lớp( 2’):

- GV giới thiệu đại biểu ( Bật Slide 1)

- Kiểm tra sĩ số ( Lớp trưởmg báo cáo)

2 Kiểm tra bài cũ ( 3’): ( Bật Slide 2)

( Gọi tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của HS.)

- Đọc kết quả quan sát một cây mà mình thích trong trường hoặc nơi em ở?

– Bảo Long ( 10 điểm)

- Gọi HS nhận xét và trả lời câu hỏi:? Bạn đã dùng giác quan nào để quan

sát? ( Mắt, tai, tay, mũi, lưỡi).

3 Giảng bài mới: ( 30’)

a) Giới thiệu ( nói trực tiếp):

Tiết trước các con đã thực hành quan sát một cây cụ thể Muốn có một bài văn miêu tả hay ta cần quan sát một cách tỉ mỉ, phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng loài cây Hôm nay cô trò mình cùng học tập cách quan sát để miêu tả

Trang 2

một bộ phận của cây ở một số đoạn văn mẫu Qua bài: “ Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.”

( Bật Slide 3)

b Nội dung bài mới:

* Hoạt động 1( 12’): Thảo luận nhóm 4

Bài 1: ( Bật Slide 3)

- Yêu cầu bài tập 1 là gì? ( Đọc các đoạn văn Phát hiện cách miêu tả của tác giả có gì đáng chú ý)

- Gọi HS đọc 2 đoạn văn ( Bật Slide 4, 5)

* Sau mỗi đoạn văn GV giới thiệu tác giả và giải thích một số hình ảnh qua

tranh ( lá bàng non, dày xanh sẫm, đỏ Cây sồi, lá sồi.) Giảng: Cây sồi già là cây đã trồng được lâu năm ( cây cổ thụ)

- Yêu cầu bài tập 1 là gì? ( GV gạch chân) ( Bật Slide 6)

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và suy nghĩ, thảo luận để phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có điều gì đáng chú ý:

( Bật Slide 7)

+ Tác giả miêu tả bộ phận nào của cây?

+ Tác giả miêu tả theo trình tự nào?

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?

- GV quan sát – HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút

- Gọi HS phát biểu – Đại diện nhóm nêu- nhóm khác NX- bổ sung

*GV đánh giá: ( Bật Slide 8)

a/ Đoạn văn lá bàng của Đoàn Giỏi:

Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa: Xuân- Hạ- Thu- Đông

b/ Đoạn văn tả cây sồi già của Lép Tôn- xtôi:

-Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân: (Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ).

- Hình ảnh so sánh: Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người:

Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu Xuân đến,

nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.

- Gọi 1 HS nói lại

- GV gọi 2 HSG đọc bài “ Bàng thay lá” và bài “ Cây tre”

* GV chốt và chuyển ý:

Qua những đoạn văn mẫu ta thấy: Khi tả từng bộ phận của cây tác giả đã miêu tả các nét nổi bật của bộ phận đó và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, xen lẫn cảm xúc của mình để bài văn thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc hơn Học tập cách miêu tả này các con sẽ viết đoạn văn tả một bộ phận của cây qua bài tập số 2

* Hoạt động 2( 15’): Thực hành.

Bài 2: ( Bật Slide 9)

Trang 3

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài

- Đề bài yêu cầu gì? ( GV gạch chân)

- Con thích cây gì? ( 4- 5 HS nêu)

- Con định tả bộ phận nào của cây? ( 5- 6 HS nêu)

- Chú ý khi miêu tả:

+ Quan sát kĩ bộ phận bằng nhiều giác quan

+ Dùng biện pháp nhân hoá, so sánh, từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Yêu cầu HS viết vào vở Tiếng Việt đoạn văn

- GV chấm điếm ( Bật đèn chiếu hắt)

+ Chọn 5- 6 bài có đoạn văn hay đọc trước lớp

- Hướng dẫn nhận xét + Con học tập cách tả của bạn như thế nào?

c) Mở rộng khái quát kiến thức ( 3’) :

Đọc thêm 2 đoạn văn: Bàng thay lá, Cây tre

4 Liên hệ đến các môn học khác( 3’):

+ Môn khoa học: chương thực vật

+ Môn mĩ thuật: Miêu tả cây cối bằng hình vẽ

5 Củng cố kiến thức và kết thúc bài (3’):

? Khi miêu tả bộ phận của cây cối cần chú ý điều gì?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn dò:

+ Yêu cầu HS học cách tả một bộ phận của cây để hoàn thành bài

+ Quan sát một loài hoa hay một thứ quả mà em yêu thích

( Bật Slide 10)

V Nguồn tài liệu

tham khảo.

- SGV Tiếng Việt 4 tập 2

- Tranh ảnh cây bàng, lá bàng

- Mạng internet( tranh ảnh cây bàng, cây sồi, lá cây sồi)

VI Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy.

- Truyền đạt kiến thức cho HS đạt hiệu quả cao: trên cơ sở nội dung SGK HS được mở rộng kiến thức thông qua việc sử dụng CNTT

- HS hứng thú học tập

- Nắm bài chắc, nhớ lâu kiến của bài

- Vận dụng tốt trong cuộc sống hằng ngày

NGƯỜI SOẠN.

GV

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w