1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VN

39 429 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 453,16 KB

Nội dung

Tính hai mặt của toàn cầu hóa với nền kinh tế Việt Nam

Trang 1

TR ƯỜ N G ĐẠ I H C NGO I TH Ọ Ạ ƯƠ N G THÀNH PH H CHÍ MINH Ố Ồ

QUAN H KINH T QU C T Ệ Ế Ố Ế

-o0o

-TI U LU N Ể Ậ TÀI: TÍNH HAI M T C A TOÀN C U

NHÓM THỰC HIỆN: S.A.N.G GVHD: TRẦN THỊ PHƯƠNG THỦY

Trang 2

S.A.N.G

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:

TRẦN HỒNG ANH – 1701015038 CAO THÙY DƯƠNG – 1701015125

VÕ THỊ XUÂN HẢO – 1701015219 PHẠM NGUYỄN ÁI MỸ - 1701015493 TRẦN THỊ CẨM NGÂN – 1701015518 NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN – 1701015553 TRẦN THỊ HUỲNH NHƯ – 1701015615 ĐOÀN THỊ THU PHƯỢNG – 1701015691 NGUYỄN NGỌC THÁI SANG – 1701015718 PHẠM TIẾN THẮNG - 1701015759

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, những cuộc cải cách, chuyển giao công nghệ, phát minh lớn của nhânloại trên toàn thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia cần nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình.Bên cạnh những vấn đề trên thì toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội hơn cả, ảnhhưởng sâu rộng đến mọi mặt nền kinh tế quốc gia Đứng trước xu hướng đó đòi hỏi quốcgia phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, trang bị tốt về mọi mặt, bởi vì dù muốn dù không thìmỗi quốc gia trên thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng bởi tiến trình này vì đây là con đường duynhất giúp cho kinh tế mỗi quốc gia phát triển Muốn thế thì chỉ có cách chủ động hộinhâp vào nền kinh tế thế giới, bắt kịp những xu hướng thay đổi và cách thức vận độngcủa xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

Đứng trước một vấn đề, bao giờ cũng tồn tại nhũng mặt đối lập với nhau, toàn cầuhóa kinh tế cũng vậy Một mặt giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển tạo nên

sự hợp tác thương mại, kích thích sự giao lưu văn hóa giữa quốc gia với nhau, một mặttạo nên sự phân hóa giàu nghèo giữa những cường quốc lớn với những quốc gia đangphát triển Vì thế, toàn cầu hóa kinh tế tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khốcliệt giữa các quốc gia trên thế giới Dù thế nào thì toàn cầu hóa kinh tế đã và sẽ diễn ra,chi phối dưới hình thức khác nhau, mức độ khác nhau đối với tất cả lĩnh vực kinh tế, xãhội và văn hóa ở hầu hét nước

Việt Nam cũng không ngoại lệ, đứng trước xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, ViệtNam đang dần thay đổi, hội nhập và phát triển để bắt kịp với thế giới Sự thật cho thấynhững thành tựu đáng kể sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tại Việt Nam Trước

đó, nền kinh tế Việt Nam lạc lõng, trì trệ thông qua những dẫn chứng cụ thể - ở giai đoạnđầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra, lạm phát tăng lên ở mức phi mãđặc biệt sau hai cuộc điều chỉnh giá - lương - tiền Từ năm 1986, mở cửa nền kinh tế,khuyến khích đầu tư nước ngoài, tham gia những tổ chức kinh tế thế giới và khu vực nhưWTO, BTA, AFTA là những động thái cụ thể cho thấy Việt Nam đang dần thay đổi chính

Trang 5

mình để hòa vào xu hướng chung trên thế giới Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế sẽ khiếncho sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng ngày càng cao, sự chênh lệch về mức sống

sẽ diễn ra trên mọi phương diện khác trong cuộc sống, sự tha hóa về đạo đức văn hóa sẽ

cứ thế kéo theo Nhìn chung, toàn cầu hóa kinh tế có những tác động rất lớn vào nền kinh

tế Việt Nam Nhận thức được những thay đổi rõ rệt đó của vấn đề, nhóm chúng tôi nhậnthấy “Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam” là nội dungcần thiết và cần quan tâm đúng cách Từ đó, giúp cho quốc gia có những bước đi thíchhợp trên con đường hợp tác quốc tế, khắc phục những mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh

tế, đồng thời phát huy những mặt tích cực của nó, bắt kịp trình độ phát triển chung củathế giới

1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến cácphương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chínhthức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ XX, song trên thế giới đã có khánhiều nhà kinh tế đã và đang nghiên cứu về những mặt thuận lợi cũng như khó khăn từchiến lược Toàn cầu hóa

Nhà kinh tế học Joseph E.Stigltz, người từng nhận giải Nobel Kinh tế học năm

2001 đã khẳng định trong quyển sách “Vận hành toàn cầu hóa”: “Vào đầu những năm

1990, toàn cầu hóa được đón nhận với tất cả sự phấn khởi Nguồn gốc chảy vào các nướcđang phát triển tăng gấp 6 lần trong vòng 6 năm, từ năm 1990 đến 1996 Sự thành lập Tổchức Thương mại Thế giới vào năm 1995 – mang lại dáng vẻ quyền lực của luật pháptrong thương mại quốc tế Mọi người ở cả thế giới đã phát triển hay đang phát triển đềunghĩ mình là kẻ chiến thắng Toàn cầu hóa mang lại sự thịnh vượng chưa từng thấy chomọi người” Nhưng với quyển sách của chính tác giả này được ông cho ra đời trước đókhông lâu với nhan đề “Toàn cầu hóa và những mặt trái”, Joseph lại cho rằng: “ Toàn cầuhóa và sự áp dụng kinh tế thị trường cũng đã không đem lại kết quả hứa hẹn ở Nga và

Trang 6

được các nước phương Tây hứa hẹn rằng, hệ thống kinh tế mới sẽ đem lại sự thịnh vượngchưa từng có Thay vì vậy, nó lại mang đến sự nghèo đói chưa từng có Trên nhiều mặt vàvới hầu hết mọi người , toàn cầu hóa tỏ ra thậm chí tồi tệ hơn điều mà những nhà lãnhđạo cộng sản từng dự đoán” Chỉ từ quan điểm của một cá nhân nhưng Joseph có thể nhìnnhận ra cả mặt lợi và hại của quá trình toàn cầu hóa Ông không phủ định “sự thịnhvượng chưa từng thấy” nhưng cũng không quên đề cập đến “ sự đói nghèo chưa từng có”

mà toàn cầu hóa mang lại

Trong tác phẩm “Chiếc xe Lexus và cây Ôliu”, Thomas L.Friedman tuyên bố rằng:

“Toàn cầu hoá không chỉ đơn giản là một trào lưu thời thượng mà đúng ra là một hệthống quốc tế Hệ thống này bây giờ đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh và cũng như

hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng hiện đang trực tiếp haygián tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọinước trên thế giới.” Điều đó cũng có nghĩa mặc dù toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếumặc dù nó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế

1.2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Toàn cầu hóa có sức hấp dẫn vì nó làm cho nền kinh tế của các quốc phát huyđược lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tếhợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước Chính vì vậy mà đâyluôn là đề tài hấp dẫn được các nhà nghiên cứu tìm tòi, khám phá Ở Việt Nam, có rấtnhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề này

Luận án “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam” – tác giả Đỗ Hoàng Long, tác giả đã nghiên cứu ra các kênhtác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với sự vận động của dòng FDI và trên cơ sở đó xâydựng mô hình cơ chế tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI Ngoài ra, tác giả phântích xu hướng, giá trị và cơ cấu của dòng FDI trên toàn cầu Theo đó, tiến trình toàn cầuhóa kinh tế đã làm tăng tổng giá trị FDI trên toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu FDI nghiêng

về khu vực dịch vụ và ngành tri thức và công nghệ Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra một

số bất cập trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc Việt Nam

Trang 7

chưa thành cong trong việc sử dụng yếu tố nội lực để thu hút và định hướng dòng FDIvào những lĩnh vực mong muốn để phát huy lợi thế so sánh của mình.

Luận văn “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam” – anh Nguyễn Hoàng Hải – cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, công trình đãnghiên cứu rõ tác động của toàn cầu hóa kinh tế tới các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới nănglực cạnh tranh của các doanh nghiệp (bao gồm nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, nguyênvật liệu, chi phí,…), tác động đến chiến lược kinh doanh (chiến lược thị trường, chiếnlược sản phẩm, chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu…) và môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp

Toàn cầu hóa kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới môi trường, bài nghiên cứu

“Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường” – nhóm sinh viên Đại học

Đà Nẵng - đã chỉ rõ cả những tác động tích cực như: thúc đẩy tìm kiếm và khai thácnguồn năng lượng sạch hơn, an toàn hơn; gắn kết các quốc gia cùng chung tay giải quyếtcác vấn đề mang tính toàn cầu;… và những tác động tiêu cực: tài nguyên ngày càng hạnhẹp, biến đổi khí hậu môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống,…

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “ Xu thế pháttriển chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế trong thế kỷ 21 và tác động của nó tới quan hệthương mại của Việt Nam với các nước” của ThS Hà Quốc Hội – Học viện công nghệBưu chính Viễn thông, luận văn “Toàn cầu hóa kinh tế và các vấn đề đặt ra với ViệtNam” – Phạm Tuấn Hải,… Tuy nhiên, mỗi tác phẩm, mỗi công trình còn nghiên cứu độclập mỗi vấn đề, hiện tượng khác nhau Cũng đã có nhóm sinh viên nghiên cứu về “Tínhhai mặt của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, tác phẩm phân tích tác động của toàn cầuhóa đến hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội… nhưng chưa cụ thể hóa tác độngcủa toàn cầu hóa kinh tế đến các lĩnh vực đó như thế nào và mối quan hệ giữa các tácđộng ra sao

Nhìn chung, các tác phẩm chưa vẽ ra được bức tranh tổng thể về những tác độngcủa toàn cầu hóa kinh tế đến nhiều vấn đề khác như lĩnh vực chính trị, an ninh quốc gia;

Trang 8

quốc gia, mọi hoạt động và đời sống con người trở nên kém an toàn, từ an toàn của từngcon người, từng gia đình đến an toàn quốc gia và an toàn của hệ thống thương mại, hệthống tài chính toàn cầu Mặc dù đề tài của nhóm không phải là chủ đề mới trong nghiêncứu, nhưng bài nghiên cứu này sẽ vẽ ra bức tranh cụ thể hơn về những tác động của toàncầu hóa kinh tế, đem đến cho người đọc một cái nhìn rộng hơn về đề tài này.

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới.Tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa kinh tế được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽcủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ thông tin Trong hơn một thập kỷ lại đây, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh

tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự gia tăng mạnh của toàn cầu hoá kinh tế đặt ra là yêu cầu khách quan, đòi hỏicác quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khuvực.Trong bối cảnh này, các quốc gia không thể phát triển nếu như không hội nhập Tuyvậy, hội nhập một mặt sẽ đón nhận được những cơ hội phát triển, song mặt khác cũngphải đối mặt với hàng loạt thách thức do chính xu thế toàn cầu hoá đặt ra

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, chuyển sang phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa Việc đẩy mạnh tham gia và hội nhập vào nền kinh

tế thế giới cũng như khu vực là một nội dung, một khía cạnh quan trọng của công cuộcđổi mới hiện nay

Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về những tác động của toàn cầu hoá kinh tế

là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quantrọng

Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các số liệu, nhóm muốn hướng đến mụcđích tìm hiểu các tác động tích cực và các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đốivới nền kinh tế Việt Nam

Trang 9

Quan trọng hơn, nhóm sẽ nghiên cứu, phân tích các chiến lược của những nướctrên thế giới và học hỏi kinh nghiệm từ những thành công của họ trong lĩnh vực hội nhậpkinh tế, đưa ra những biện pháp mang tính chiến lược trong tương lai, những chính sáchphù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà Việt Nam phải trải qua trong thời kìhội nhập kinh tế hiện nay.

Đây là công trình mang tính thực tiễn cao Vì vậy, nhóm cũng đặt ra mục tiêu là cóthể nghiên cứu hoàn thiện đề tài này để có thể áp dụng vào công việc sau này, nhằm tạo

ra lợi thế cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế đối vớinền kinh tế Việt Nam.”

1.4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.2.1 PHẠM VI THỜI GIAN

Phạm vi thời gian được nhóm thống nhất lựa chọn cho bài nghiên cứu là từ năm

1986 đến nay

Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn vận hành theo

mô hình kế hoạch hóa tập trung, cùng với đó là cơ chế quan liêu bao cấp đã bắt đầu bộc

lộ nhiều bất cập, gây tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đờisống xã hội

Để giải quyết vấn đề đó, năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu đưa ra những chính sáchđổi mới để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Một thời gian sau hàng loạtcác chính sách đổi mới đó, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi tích cực ở nhiều mặt,trong đó có khía cạnh đối ngoại Trải qua hơn 27 năm,Việt Nam đã đạt được nhiều thànhcông trong công tác đối ngoại, đặc biệt là về vấn đề hội nhập quốc tế

Trang 10

Theo tiến sĩ Nguyễn Độ, Học viện Báo chí và tuyên truyền, tiền đề vô cùng quantrọng cho chặng đường đổi mới và hội nhập đầy táo bạo này là đường lối đổi mới toàndiện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI(1986) và chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” được Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) xácđịnh rõ.

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước trong bốicảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, tranh thủnhững điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càngrộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong Hội đồng tương trợ kinh tế và mởrộng với các nước khác

Tất cả những tiền đề này đã tạo nền tảng vững chắc và đánh dấu bước khởi đầutiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của Việt Nam thông qua việc mở rộng quan hệhợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương với nhiều đối tác và trên nhiều lĩnhvực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trong nước và khai thác hiệu quả các nguồn lựcbên ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đấtnước

Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọn phạm vi trong quãng thời gian từ 1986 (thời điểmchính sách đổi mới kinh tế được đưa ra) đến nay cho bài nghiên cứu này

Trang 11

Các thành viên thực hiện đề tài đều là công dân Việt Nam, sinh hoạt và học tậptrong không gian kinh tế Việt Nam nên có thể nhìn thấy được những biến đổi thưc tế khiđất nước hội nhập Chúng tôi được tiếp xúc và chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ toàncầu hóa kinh tế nền kinh tế đối với kinh tế , văn hóa và xã hội Việt Nam

Khi nhóm chỉ tập trung vào một quốc gia để phân tích thì sẽ có cái nhìn thực tiễn

và rõ ràng hơn về vấn đề , các số liệu đưa ra chính xác và sự phân tích sẽ cụ thể hơn

2 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 TOÀN CẦU HÓA

2.1.1 KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trongnền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, trên quy mô toàn cầu

2.1.2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU HÓA

2.1.2.1 THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN NHANH

Tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng củatoàn bộ nền kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn

Đã có rất nhiều hiệp định tự do thương mại được kí kết Một hiệp định thương mại

tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu.Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT,các hiệp định thương mại tự do song phương (giữa hai nước) và khu vực xuất hiện ngàycàng nhiều từ giữa thập niên 1990 Và trong số những quốc gia hăng hái nhất trong việc

ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương phải kể đến Mexico, Singapore.Những khu vực thương mại tự do nổi tiếng mới thành lập từ thập niên 1990 điển hình

là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thành lập năm 1994), Khu vực Mậu dịch Tự doASEAN (hiệp định được ký kết vào năm 1992) Ngoài ra, còn có những hiệp định thương

Trang 12

mại tự do giữa một nước với cả một khối, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tếASEAN-Trung Quốc (ký kết vào năm 2002).

2.1.2.2 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TĂNG NHANH

Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạtđộng đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc Xu hướng chung là ngày càng tănglên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai tròngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế

Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng mạnh, khoảng 30% một năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển Điều đóphản ánh xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước ngày càngphụ thuộclẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác quốc tế.Những năm 70, vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới tăng trung bình hàng năm đạtkhoảng 25 tỷ USD, đến thời kỳ 1980-1985 đã tăng lên gấp hai lần, đạt khoảng 50 tỷUSD Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới năm 1986 là 78 tỷ USD, năm

20-1987 là 133 tỷ, 1989 là 195 tỷ Từ năm 1990-1993 số lượng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài trên toàn thế giới hầu như không tăng, chỉ dừng ở mức trên dưới 200 tỷ Tăngmạnh nhất là năm 1997 đạt 252 tỷ, từ đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhkhu vực Châu á nên dòng vốn này giảm dần đến tận năm 2000 mới có dấu hiệu hồi phục.Cho đến năm 2002 đã tăng lên nhưng với tốc độ chậm

2.1.2.3 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MỞ RỘNG

Hàng vạn ngân hàng được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử tạo nênmột mạng lưới liên kết toàn cầu Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự pháttriển nền kinh tế toàn cầu

Hội nhập kinh tế đến cấp độ nào đó sẽ tạo ra một thị trường chung giữa các nềnkinh tế (không còn hàng rào kinh tế nào nữa) với một đơn vị tiền tệ chung Ví dụ rõ nhất

về cấp độ liên minh này là Khu vực đồng Euro Các khu vực được thành lập với mục tiêutrở thành liên minh kinh tế tiền tệ nhưng chưa hoàn thành được mục tiêu này gồm: Cộng

Trang 13

đồng Kinh tế Tây Phi, Cộng đồng Caribe (tiền thân là Cộng đồng và Thị trường ChungCaribe) Trong các liên minh từng tồn tại nhưng nay không còn có Liên minh Bỉ-Luxembourg.

Trong lịch sử đã từng có những khu vực dùng một đơn vị tiền tệ chung, như Liênminh Tiền tệ Latinh hồi thế kỷ 19, nhưng họ chưa xây dựng được một thị trường chungnên không gọi đó là liên minh kinh tế và tiền tệ Lại có một số nước chấp nhận đồng tiềncủa nước hay khu vực khác làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình, nhưng giữa họ không

có một thị trường chung, nên không gọi là liên minh kinh tế - tiền tệ

Hiện nay, tuy Anh đã tham gia Liên minh châu Âu, nhưng vì Anh vẫn giữ đơn vịtiền tệ riêng là đồng Bảng Anh, nên Anh không tham gia liên minh kinh tế tiền tệ ở châu Âu

Với một đơn vị tiền tệ chung, các nước thành viên sẽ phải từ bỏ quyền thựcthi chính sách tiền tệ riêng của mình, mà thay vào đó là một chính sách tiền tệ chung củatoàn khối do một ngân hàng trung ương chung của khối đó thực hiện, như trường hợpcủa Ngân hàng Trung ương châu Âu

2.1.2.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trên thế giới gắn liền với sự rađời và phát triển của sản xuất lớn TBCN (Tư bản chủ nghĩa) Các công ty xuyên quốc gia

là hình thức phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, và là kết quả trực tiếpcủa quá trình tích tụ và tập trung sản xuất qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tưbản dưới sự tác động của các qui luật thị trường : là sự vận động mở rộng của quan hệ sảnxuất TBCN thông qua các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh giản đơn đến kết cấu tổchức sản xuất kinh doanh quốc tế

Các TNCs ra đời và phát triển đã đem lại cho CNTB một hình thức tổ chức sảnxuất mới, phản ánh sự thích ứng giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất TBCN ở tầm vĩ mô Chúng là kết quả của quá trình cạnh tranh, tập trung

tư bản và sản xuất không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của CNTB, trong đó Tây Âu

Trang 14

chính là nơi sớm ra đời phương thức sản xuất CNTB với các chế độ xí nghiệp TBCN –phôi thai của các TNCs hiện nay.

Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu dấn đến sự hình thành các TNCs Sự cạnhtranh giữa các xí nghiệp tất yếu sé dẫn đến 2 xu hướng Một là, các nhà tư bản với trình

độ kỹ thuật cao và lực lượng kinh tế mạnh sẽ thôn tính các nhà tư bản nhỏ bị thua lỗ phásản, làm cho quy mô sản xuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng Hai là, cuộc cạnhtranh gay gắt sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh tranh phải liên hiệp với nhau, gópvốn để sản xuất kinh doanh chung

Sự phát triển của hệ thống tín dụng cùng với nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất đãtạo cơ sở cho sự chuyển hóa dần những xí nghiệp TBCN thành những công ty cổ phầnTBCN, là một hình thức tập trung tư bản dưới CNTB Tín dụng trở thành công cụ tậptrung vốn của các nhà tư bản thông qua phát hành cổ phiếu Chế độ tín dụng đẩy nhanhtốc độ phát triển của các lực lượng sản xuất và sự hình thành thị trường thế giới Lênincho rằng, việc CNTB mới-chủ nghĩa đế quốc trong đó độc quyền giữ vị trí thống trị thaythế CNTB cũ, là đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn phát triển hiện đại của CNTB, thểhiện bản chất kinh tế của CNTB mà trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hìnhthức tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty mẹ đứng đầu và các công ty conphụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và rất nhiều các công ty con vừa và nhỏhoạt động độc lập hoặc phụ thuộc Ở các nước TBCN phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộnghòa Liên bang Đức, Pháp, Italia, Canada, số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 70-80% tổng sốcác xí nghiệp Về mặt tổ chức sản xuất, đây là hình thức mang tính hiệu quả cao vì giảmđược chi phí sản xuất, tận dụng được nguyên liệu, phát huy tính sáng tạo…, do đó làmtăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận

Từ thập kỷ 1960 trở lại đây, TNCs đã phát triển nhanh chóng dưới tác động củacách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ Quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệpngày càng đẩy mạnh dẫn đến việc xuất hiện các hình thức công ty liên hiệp nông-côngnghiệp, nông-thương nghiệp (ở Mỹ những năm 1980, liên hiệp nông-công nghiệp chiếm

Trang 15

trên 30% sản lượng nông sản) Cùng với quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp,mối liên hệ giữa công-nông nghiệp ngày càng tăng, đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọngnông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc nội (hiện nay chỉcòn khoảng 2-10% ở các nước tư bản phát triển cao).

Quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền mangnhiều dấu ấn của thời đại cách mạng khoa học và công nghệ Sự liên kết giữa các xínghiệp lớn dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực du lịch, ngân hang đượccác tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực Tình hình đó dẫn đến sự tậptrung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn

Tóm lại, tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến việc hình thành cácTNCs, bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp cho cáctập đoàn tư bản có khả năng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc đầu tư vàocác nước dưới nhiều hình thức và thu được lợi nhuận cao

Các công ty xuyên quốc gia tăng trưởng mạnh mẽ cuối những năm 1980 do sự nớilỏng các quy chế đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thịtrường vốn quốc tế Trong thời gian này, trào lưu các công ty mẹ mở rộng các chi nhánh

ra nhiều nước đã trở nên nổi

Ngày càng có nhiều công ty xuyên quốc gia và nắm trong tay mình một khốilượng lớn tài sản

2.2 TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

2.2.1 KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt quabiên giới các quốc gia và giữa khu vực với nhau, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa cácnền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập

và thống nhất

Trang 16

2.2.2 SỰ TẤT YẾU CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Thực tế lịch sử cho thấy, dù chúng ta ủng hộ hay không ủng hộ toàn cầu hóa, thì

đó vẫn là xu thế tất yếu Trong nhiều thế kỷ qua, những hành trình ngược xuôi, những câuchuyện huyền thoại trên con đường tơ lụa lịch sử đã giúp chúng ta hiểu một điều quantrọng: Toàn cầu hóa không chỉ là một tiến trình kinh tế mà còn là sự phản ánh những khátvọng vươn xa, những mưu cầu hạnh phúc và chinh phục thử thách của loài người

Từ hàng nghìn năm trước, ở Nhật Bản, ở Việt Nam, ở Ấn Độ, Trung Quốc, HànQuốc, khu vực Trung Đông,… những giá trị về văn hóa và tôn giáo, bao gồm cả một sốthành quả về kỹ thuật sản xuất và hàng hóa đã lan tỏa xuyên biên giới Có thể nói PhậtGiáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo,… với cội nguồn xuất phát từ châu Á, đã vươn tầm ảnhhưởng vượt qua những khác biệt về không gian, thời gian, về chủng tộc, chính trị và vănhóa, chính là những lực lượng thúc đẩy toàn cầu hóa từ rất sớm

Châu Á, châu lục lớn nhất thế giới về diện tích và dân số, đa dạng về tôn giáo, vănhóa, sắc tộc với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đang là động lực tăng trưởng chủ chốttrong quá trình toàn cầu hóa Năm 2010, GDP của khu vực châu Á đứng thứ 3 trong sáuchâu lục, sau châu Âu và Bắc Mỹ, đến năm 2016, GDP của châu Á đã vươn lên đứng đầucác châu lục Sự vươn lên của châu Á là sự vươn lên của tập hợp các quốc gia luônhướng tới hội nhập quốc tế sâu sắc và mạnh mẽ, như: Singapore, nền kinh tế mở, năngđộng bậc nhất thế giới; Hàn Quốc - "kỳ tích sông Hàn” của châu Á và là nền kinh tế lớnthứ 11 thế giới, một thành viên quan trọng của OECD Ấn Độ, nền kinh tế tăng trưởngnhanh thứ hai thế giới, là điểm đến quan trọng của các công ty toàn cầu trong lĩnh vựccông nghệ thông tin, sinh học, y dược và dịch vụ Israel, một quốc gia không có tàinguyên nước nhưng đã phát triển các kỹ thuật canh tác, chẳng hạn như công nghệ tướinhỏ giọt, một thành tựu có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền nông nghiệpcủa nhiều quốc gia đang ứng phó với hạn hán, biến đổi khí hậu

Và đặc biệt, chúng ta không thể không nói đến vai trò, tầm ảnh hưởng đang ngàycàng gia tăng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với nhiều thập niên tăngtrưởng ngoạn mục, đưa hàng trăm triệu người thoát nghèo Cùng với Nhật Bản, Trung

Trang 17

Quốc đã trở thành một trong những câu chuyện phát triển kinh tế được nói đến nhiều nhất

ở châu Á

2.2.3 CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

2.2.3.1 SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sảnphẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện Cóhai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên mônhóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở Ví dụsản xuất ra cái bàn thì cần người cưa, người bào, người đục Sản phẩm của họ làm ra chỉnhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất Vì vậy, kiểu sản xuất nàyđược gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổihoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa Thứ hai, Phân công laođộng xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụnhư sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện mỗi chi tiết phảiqua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xemáy Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nóđược trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sảnphẩm đó được gọi là hàng hóa

Trong bất kỳ moi thời đại nào thì phân công lao động là điều mà các công ty xínghiệp luôn ưu tiên hàng đầu vì nó mang tính khoa học cao Khi một công việc mà bạnchuyên về nó thì bạn sẽ làm được nhiều hơn và nhanh hơn, hay một lúc bạn làm nhiềucông việc thì bạn cũng mất nhiều thời gian hơn mà không hiệu quả Và một quốc giacũng vậy, luôn có sự phân công lao động quốc tế, thương mại quốc tế để nhằm thúc đẩynhanh kinh tế phát triển Chẳng hạn ở Việt Nam chúng ta chưa sản xuất được máy tínhxách tay nhưng lại sản xuất được linh kiện máy tính xách tay Thực tế thì sản xuất linhkiện máy tính là một lợi thế của đất nước, chúng ta chuyên về sản xuất linh kiện máy tính

và các nước khác trong khu vực lại có một lợi thế khác, một nước chuyên về lắp ráp máy

Trang 18

động giữa các quốc gia trên thế giới Sự phân công như vậy sẽ giúp quốc gia sẽ đỡ tốnkém về nguyên liệu đầu vào, chi phí đào tạo, không gây qua nhiều lạm phát Như vậy,phân công lao động quốc tế như vậy luôn có lợi cho các quốc gia.

2.2.3.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hànghóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận caohơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phíanhững người sản xuất hiệu quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả

sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém

sẽ bị đào thải

Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với một sự cạnh tranh gay gắt, và khi thị trường trongnước là chưa đủ cho sự tiêu thụ, những doanh nghiệp sẽ phải nghĩ đến một thị trườngrộng lớn hơn Chính sự mở rộng thị trường sẽ giúp cân đối lại lượng hàng hóa tại mỗiquốc gia trên thế giới

Nền kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận cũng sẽ góp phần vào sự phát triển nói chungcủa chất lượng hang hóa, để đáp ứng đầu ra cho các thị trường khó tính

2.2.3.3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Công ty đa quốc gia là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấpdịch vụ ở ítnhất hai quốc gia Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiềuquốc gia Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế vàcác nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình toàn cầu hóa

Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các công ty đa quốc gia Chính sự quốc tế hóahoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia là nguyên nhân trực tiếp tác động đến

sự hình thành và phát triền của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính sự hoạt độngmạnh mẽ của các công ty đa quốc gia đã kéo theo sự liên kết của các quốc gia

Trang 19

3 CHƯƠNG III TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

3.1 TỰ DO THƯƠNG MAI

3.1.1 MẶT TÍCH CỰC

Mặt tích cực của thương mại tự do là nó cho phép các nước đang phát triển tiếp cận vớithị trường thế giới do đó phát triển nền sản xuất của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầucủa thị trường nội địa Đồng thời thông qua việc nhập khẩu hàng hóa, công nghệ từ cácnước phát triển trình độ kỹ thuật của các nước đang phát triển tăng lên

3.1.2 MẶT TIÊU CỰC

Tuy nhiên tự do thương mại cũng có những mặt trái của nó như các nước pháttriển với trình độ khoa học kỹ thuật cao có thể độc quyền sản xuất ra những mặt hàngcông nghệ cao như phần mềm, thiết bị điện tử, thuốc chữa bệnh do đó có thể bán với giácao để thu được lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền kỹ thuật mang lại trong khicác nước đang phát triển sản xuất các loại hàng hóa đơn giản, ít hàm lượng chất xám lạiphải cạnh tranh với nhau do đó bán với giá rẻ, thu được tỷ suất lợi nhuận rất thấp Cácnước đang phát triển không thể sử dụng hàng rào thuế quan để bảo vệ các ngành côngnghiệp non trẻ của mình trước sự tấn công của các công ty đa quốc gia từ các nước pháttriển

3.2 SỰ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG

3.2.1 MẶT TÍCH CỰC

Di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và gaygắt Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chấtlượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiệnđáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cườngkhả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa các nước

Bên cạnh đó, sự di chuyển lao động còn góp phần cân đối lại lực lượng lao động

Ngày đăng: 04/12/2018, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w