CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU học CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU học
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Trang 2- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, công trình nghiên cứu được thừa nhận nhưmột triết lý giáo dục thế kỷ XXI đó là báo cáo của Ủy banQuốc tế về giáo dục, với tên gọi “học tập, một kho báu tiềmẩn” của Jacques Delors, do UNESCO công bố tháng 4 năm
1996 Trong đó một nền giáo dục cần thiết cho thế kỷ XXI
phải là học tập suốt đời và xã hội học tập Học tập suốt đời
được coi là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI, xã hội học tập
là xã hội mà ở đó tất cả mọi người dân đều có cơ hội học tập
để phát huy hết tiềm năng của mình
Các nhà giáo dục hàng đầu thế giới như Alvin Toffler,Warren Bennis, Stephen Covey, Gary Hamel, Kevin Kelly,Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge,Thoms L Friedman, Raja.Roysingh, Tsunesaburo Makiguchi
đã phân tích các đặc trưng của xã hội hiện đại, một xã hộiđược xây dựng trên nền tảng của tri thức đang phát triển rấtnhanh, biến đổi rất mau lẹ ở cấp độ toàn cầu, từ đó các ôngkết luận rằng cần phải xây dựng một xã hội học tập giúp chomọi người dân được học tập thường xuyên và suốt đời
Trang 3Công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viêntheo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực; chú trọng tới chất lượngđội ngũ giáo viên; đề cao khía cạnh phát triển bền vững vàthích ứng nhanh của từng giáo viên và cả đội ngũ trước tiếntrình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế trên thếgiới Trong những số đó, chúng ta phải đề cập đến các côngtrình nghiên cứu của: David C.B (1979 “Teachers”); HarryKwa (2004 “Information Technology Training Program forStudent and Teachers”); Fumiko Shinohara (2004 “ICTs inTeachers Training, UNESCO”) [25].
Tại Singapore chú trọng phát triển nguồn nhân lực cótrình độ cao, nơi đây luôn chú trọng cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng cho những khu vực nghiên cứu và đặc biệt quan tâmđến hệ thống các trường đại học Đất nước này thường xuyêngửi sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài
Ở Hàn Quốc chính sách và chiến lược phát triển giáodục trong giai đoạn mới được hoạch định dựa theo yêu cầuphát triển của quốc gia hướng vào thế kỷ XXI với 3 đặc điểm:một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định và dân chủ; một xãhội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hoá và định hướng
Trang 4thông tin cao; một hệ thống tự do và năng động của xã hội mở
và định hướng toàn cầu hoá
Như vậy, hệ thống giáo dục luôn được các quốc gia quantâm phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng về nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực vànhu cầu giáo dục của các tầng lớp cư dân, đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàncầu hoá và sự ra đời của nền kinh tế tri thức Dù ở bất kỳ nơiđâu, họ giàu hay nghèo, da trắng hay da màu, châu Á haychâu Âu, đội ngũ giáo viên luôn có vị trí quan trọng và quyếtđịnh vị thế và trình độ phát triển của đấtt nước mình
- Những công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán coi giáo dục vàđào tạo là Quốc sách hàng đầu, luôn đặt đội ngũ giáo viên vào
vị trí trung tâm Nhà giáo luôn được xã hội tôn vinh, kínhtrọng, được gọi là nghề cao quý Đối với sự phát triển của đấtnước; “Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Đề
án, Chiến lược phát triển giáo dục; Luật giáo dục và nhiềugiải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở cáccấp học, bậc học đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 5hóa đất nước” Những công trình về đổi mới giáo dục và pháttriển đội ngũ giáo viên đã nghiên cứu theo 3 hướng:
Thứ nhất là nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải phápxây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ hiện nay.Các công trình kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trốngnghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên, về chính sách tuyểndụng và về vai trò mới, vị trí mới của đội ngũ giáo viên trongtiến trình phát triển nhà trường Việt Nam trong hội nhập quốc
tế và xu thế toàn cầu hoá Thứ hai là nghiên cứu nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Thứ ba nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dưới góc độphát triển nguồn nhân lực
Năm 2005, Giáo sư Đinh Quang Báo nghiên cứu; “Giải
pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” Tác giả Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc
Anh, Đinh Thị Kim Thoa năm 2007 đã viết; “Cẩm nang nâng
cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên” Cũng vào thời
điểm đó, các tác giả Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu nghiên
cứu về; “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên” [21].
Trang 6Một số đề tài, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngànhQLGD như: luận văn thạc sỹ của tác giả Lưu Văn Hiệu
(2014, Biện pháp xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020);
Nguyễn Tấn Phát (2008, Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015); Nguyễn Hữu Thiên (2008, Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010- 2015);
Lê Huy Chính (2012, Quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển
năng lực giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp) [16].
Trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng chưa cócông trình nghiêm cứu đề cập đến công tác phát triển đội ngũ
giáo viên tiểu học ở cấp huyện một cách đầy đủ và có hệ
thống Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp phùhợp với đặc điểm tình hình của huyện Lâm Hà, tỉnh LâmĐồng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họchuyện Lâm Hà theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
- Một số khái niệm cơ bản
- Quản lý
Trang 7Theo từ điển Tiếng Việt (2001), Viện Ngôn ngữ học
định nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu
nhất định; là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [18]
Theo PGS.TS Trần Quốc Thành: "Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra"
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là các hoạt động
được thực hiện nhằm đảm bảo sự hình thành công việc qua
nỗ lực của người khác Hoặc: Quản lý là công tác phối hợp
có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức” [10]
Quản lý là tác động của chủ thể vào đối tượng quản lýtrong một tập thể (hay một hệ thống xã hội) với nhữngphương pháp vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật,nhằm đạt mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của các đốitượng trong tổ chức Nhà lý luận người Pháp Henry Fayol(1841-1925) cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng:
“Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều
khiển, phối hợp và kiểm tra” Tác giả Ferdrick Winslow
Trang 8Taylor (1856-1915) người được coi là cha để của thuyết quản
lý khoa học cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”;
Theo Harold Kroon: “Quản lý là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất…Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [26]
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi cho rằng; “Quản lý là
hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động
để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [19]
- Quản lý giáo dục
Quản lí giáo dục được hiểu; “là những tác động tự giác
có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống
Trang 9nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [18]
Tác giả Trần Kiểm (2016), Những vấn đề cơ bản của
khoa học quản lý giáo dục, nhà xuất bản Đại học sư phạm, đưa
ra định nghĩa: “Quản lí giáo dục là hoạt động có ý thức của conngười nhằm theo đuổi những mục đích của mình” Như vậy,con người thể hiện cái nguyên mẫu lí tưởng của tương lai đượcbiểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái tiềm ẩn sang trạngthái hiện thực
Các tác giả Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số
vấn đề của lí luận quản lý giáo dục Tủ sách Trường Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục, đưa ra định nghĩa như sau:
“Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động”
Các định nghĩa trên tương ứng với sự phát triển hệ thốnggiáo dục trên quy mô cả nước Chúng bổ sung cho nhau: đòi
Trang 10hỏi tính định hướng, tính đồng bộ toàn diện đối với những tácđộng quản lý và đòi hỏi sự cụ thể của những tác động quản lývào các đối tượng nhằm đạt mục tiêu quản lý.
Qua những khái niệm trên; “quản lý giáo dục là hoạt
động có ý thức của con người nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, … một cách hiệu quả nhất các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội”[18]
- Phát triển giáo viên
* Phát triển
Theo từ điển triết học: “Phát triển là một quá trình vậnđộng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũbiến mất và cái mới ra đời ” Theo Từ điển Anh Việt địnhnghĩa: "Phát triển là làm cho ai/cái gì tăng trưởng dần dần,
trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn"
Qua hai định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: “Phát triển
là sự vận động đi lên của mọi sự vật, hiện tượng; tăng về số lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng” [19]
Trang 11* Giáo viên
Theo từ điển Tiếng Việt giáo viên được định nghĩa như
sau: “Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương ”
[18]
Ngày 4 tháng 12 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số
44/2009/QH12, ghi rõ: "Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên".
Theo Luật Giáo dục (2005); "Nhà giáo là người làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác".
Như vậy, phát triển giáo viên là sự vận động đi lên; tăng
về số lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ
sở giáo dục khác
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Trang 12Khái niệm đội ngũ dùng để chỉ các tổ chức trong xã hộinhư: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân, đội ngũ giáoviên… “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành mộtlực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùngnghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xácđịnh; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi íchvật chất và tinh thần cụ thể”
Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học [18]
“Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” Qua việc nghiên cứu, phân
tích một số khái niệm, chúng tôi kết luận rằng; “đội ngũ giáo
viên tiểu học là tập hợp những nhà giáo giảng dạy trong các trường, các cơ sở giáo dục cấp tiểu học”
Như vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là sự vận
động đi lên; tăng về số lượng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng những nhà giáo giảng dạy trong các trường, các
cơ sở giáo dục cấp tiểu học.
- Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là xu hướng đã và đangdiễn ra ở mọi quốc gia trên thế giới Qua đó thực hiện công
Trang 13tác tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, sử dụng, đánh giá,đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đưa ra những tiêu chí, ưuđãi nhằm thu hút, trọng dụng người có tài năng, có đạo đức,
có tình yêu nghề nhằm tạo động lực, khích lệ, đánh giá kịpthời những nỗ lực, đóng góp, hăng say làm việc nhằm nângcao năng suất, đặc biệt là hiệu quả dạy và học trong tình hìnhgiáo dục hiện nay
Quản lý nguồn nhân lực khởi đầu từ Anh quốc rồi lanrộng ra các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế (OECD) và nhiều nước đang phát triển Dựa trên nănglực của mỗi cá nhân nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những vị tríthích hợp với khung năng lực nhằm pháy huy được nhữngđiểm mạnh của cá nhân đó
Quản lý nguồn nhân lực theo mô hình KSA (Knowledge,Skill, Attitudes) đồng thời quan tâm phát triển năng lực tư duy(IQ), năng lực cảm xúc (EQ), và năng lực văn hóa (CQ) nhằmphát huy năng lực tổng hợp con người trong tập thể Để xácđịnh các năng lực then chốt, các nhà quản lý sử dụng khungnăng lực (Competency Framework/model), đó là công cụ xácđịnh các yêu cầu về nhận thức, thái độ, hành vi
Trang 14Ngày 22/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức,trong đó có quy định về xây dựng khung năng lực cho từng vịtrí việc làm Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội pháttriển năng lực con người, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộquản lý, có phẩm chất đạo đức; “có đức, có tài” Bộ Nội vụ đãban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định36/2013/NĐ-CP, trong đó có hướng dẫn về khung năng lực.Mục đích đề ra cho đến năm 2015 có 70% cơ quan, tổ chứccủa Nhà nước từ Trung ương đến các huyện có thể đảm bảođược 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức theo hướng
đề cao trách nhiệm, uy tín, giao việc đúng người, phát huyđược năng lực cá nhân
Việc quan tâm đến mức sống, chế độ đãi ngộ cần phânđịnh rõ nét, chú trọng năng lực và sự sáng tạo đối với tầng lớptrẻ Tránh việc chỉ chú trọng đến thâm niên là lương cao dẫnđến hiện tượng chây ỳ, thiếu nỗ lực, cống hiến, sáng tạo củagiới trẻ Thực tế khi làm việc trong môi trường nước ngoài,tính cạnh tranh và đòi hỏi công việc đã cho thấy tầm quantrọng của công tác đánh giá năng lực, kết quả thực thi côngtác và việc áp dụng chính sách đãi ngộ dựa trên kết quả đánh
Trang 15giá đó Từ đó, tạo động lực làm việc, tạo tâm lý vui vẻ, bìnhyên trong cuộc sống, thích thú, say mê, tập trung và toàn tâmtoàn ý phục vụ và bồi đắp niềm tự hào khi đảm đương mộtchức vụ, hay chức danh công chức nhất định.
Như vậy, tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là một phương thức quan trọng trong công tác cán bộ để xây dựng chế độ nhằm đảm bảo mọi người đều có cơ hội bình đẳng, công bằng khi gia nhập, cống hiến và thăng tiến trong sự nghiệp
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực
Phát triển đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất vànăng lực của cá nhân cũng là mục tiêu của ngành giáo dục.Việc quản lý công chức, viên chức dựa trên năng lực nhằmthu hút và trọng dụng người có năng lực Khi có trình độ,được động viên, khuyến khích, được chăm lo đảm bảo cuộcsống, được sống trong môi trường thuận lợi, mọi người quantâm, ủng hộ Đặc biệt được trọng dụng và giao phó nhữngcông việc phù hợp với năng lực, sở trường, tránh hiện tượng:
“chảy máu chất xám” Chẳng hạn như; tại một số cơ sở giáo
Trang 16dục đã tạo điều kiện để cá nhân tham gia học tập nâng caotrình độ Bên cạnh đó, có một số cơ sở giáo dục, một số doanhnghiệp khi cá nhân hoàn thành các bậc học thạc sỹ, tiến sỹnhưng chậm có những ưu đãi, sắp xếp vị trí công việc hợp lýgây nên tâm trạng buồn chán, nản lòng trước áp lực, tráchnhiệm công việc Thậm chí cả những bất mãn khi cống hiến
và phấn đấu mà chưa được ghi nhận Vì vậy, các chế độ, sựquan tâm kịp thời nhằm thu hút người có tài năng nhằm tạosức hấp dẫn, lôi cuốn thông qua cơ chế, chính sách để nhữngngười có năng lực vượt trội, trình độ cao và phẩm chất đạođức tốt vào làm việc cho các cơ quan nhà nước
Tóm lại, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
là sự vận động đi lên; tăng về lượng, điều chỉnh
cơ cấu, nâng cao chất lượng những giáo viên giảng dạy trong các trường, các cơ sở giáo dục cấp tiểu học nhằm đảm bảo mọi người đều có cơ hội bình đẳng, công bằng khi gia nhập, cống hiến
và thăng tiến
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
- Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên và giáo viên tiểu học
Trang 17Giáo viên có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng Côngviệc đảm nhiệm của họ là công việc vất vả, không chỉ giờ lênlớp giảng bài họ còn soạn giáo án, chấm bài Giáo viên làngười lao động trí óc, nghiên cứu khoa học và đòi hỏi tínhnghệ thuật, tính sáng tạo cao Do đó nghề giáo đòi hỏi ngườigiáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, tự tích lũy kinh nghiệm,cập nhật kiến thức một cách liên tục, thường xuyên trong suốtquá trình dạy học Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ
ra rằng : “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của
giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức,
đủ tài Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng Giáo dục
và Đào tạo trong nhà trường Chất lượng của quá trình đó thể hiện chủ yếu ở chất lượng của sản phẩm giáo dục Đó chính là trình độ và sự phát triển nhân cách của học sinh sau khi kết thúc một quá trình đào tạo Giáo viên là nguồn nhân
lực, có vị trí cao quý trong xã hội nói chung và trong sự
nghiệp "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài"
Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì Giáo dục và Đào tạo
càng được coi trọng bấy nhiêu; “Giáo dục là nền móng vững
chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội và đem lại sự thịnh
Trang 18vượng cho các quốc gia Giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển và giữ gìn, phát huy bản sắc nền văn hoá dân tộc theo xu hướng toàn cầu trong khu vực và quốc tế” Như vậy, vị trí và vai trò của người giáo viên,
những người hàng ngày hàng giờ đang cống hiến, dùng nhâncách để giáo dục nhân cách trong lĩnh vực Giáo dục và Đào
tạo đóng vai trò hết sức quan trọng “biến các mục tiêu giáo
dục thành hiện thực”
Theo Luật Giáo dục; “Tuổi học sinh bắt đầu học lớp 1 là
6 tuổi Trẻ em 6 tuổi lúc này bắt đầu chuyển hẳn sang một giai đoạn mới - giai đoạn học tập Giáo dục tiểu học nhằm đạt đến mục tiêu: giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở" (Điều 27, khoản 2, Luật Giáo dục)
Chúng ta phải khẳng định rằng: giáo dục tiểu học là cấphọc bắt buộc , phổ cập nên quy mô rộng lớn nhất Việc đàođạo đội ngũ giáo viên, bố trí, sắp xếp công việc, khuyến khíchđộng viên giáo viên tích cực nghiên cứu, học tập, tập trung,say mê trong hoạt động nghề nghiệp là điều quan trọng, cấpbách và khả thi Vì xét cho cùng “ngôi nhà” tiểu học có bình
Trang 19yên, nền móng đó có vững chắc thì “ngôi nhà” giáo dục ViệtNam mới thay da đổi thịt, khởi sắc, chuyển mình vượt bậc,
“sánh vai với các cường quốc năm châu”
Tại mục 1, Điều 17, Văn bản hợp nhất số BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 Thông tư ban hành Điều
03/VBHN-lệ trường tiểu học có quy định: "Mỗi lớp học có một giáo viên
chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước”.
Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học (GVTH)trong hệ thống giáo dục của nước ta giai đoạn hiện nay:
Giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hoàn thànhphổ cập Giáo dục tiểu học của từng địa phương nói riêng và cảnước nói chung Giáo viên tiểu học người thầy đầu tiên của các
em thơ Mỗi khi các em gặp khó khăn, giáo viên tiểu học luôngần gũi, động viên Thậm chí, ở những vùng sâu vùng xa, khókhăn, giáo viên tiểu học còn trèo đèo, lội suối vận động các emtới trường
Trang 20Giáo viên tiểu học đóng vai trò then chốt, quan trọngtrong việc nâng cao dân trí Dạy các em biết đọc, biết viết,biết chăm ngoan, từng bước hoàn thiện nhân cách
Giáo viên tiểu học là người có uy tín, là "thần tượng" đối
với học sinh Lời nói, cử chỉ, việc làm của thầy cô là sự chuẩnchỉ, mẫu mực và là tấm gương đối với các em, giúp các em cónhững nhận thức, phát triển đúng hướng, tạo ấn tượng, ký ứctốt đẹp đối với tuổi thơ của các em
Theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3năm 2016 quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quytrình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ tại Điểm C, Khoản 1, Điều 4 quy định “100% số
giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”;
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04 tháng
5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn
Trang 21nghề nghiệp giáo viên tiểu học Nội dung chủ yếu đối với giáoviên tiểu học được quy định cụ thể ở ba lĩnh vực cụ thể:
Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Lĩnh vực 2: Kiến thức
Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm
Theo Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8năm 2000 của Chính phủ, giáo viên ở bậc tiểu học sẽ đượcxếp vào 3 ngạch; “Giáo viên tiểu học; Giáo viên tiểu họcchính; Giáo viên tiểu học cao cấp”
Trong đó, kết cấu tiêu chuẩn nghiệp vụ giáo viên gồm 3phần; “Chức trách; Hiểu biết; Yêu cầu trình độ”
Hầu hết giáo viên tiểu học hiện nay đang công tác tại cáctrường tiểu học công lập là những viên chức trong biên chếNhà nước Do đó, giáo viên tiểu học còn phải thực hiện theoPháp lệnh công chức Nhà nước Người giáo viên tiểu học luônthực hiện nhiệm vụ và hoàn thành các công việc được giao.Khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ họ được khen thưởng vàkhi vi phạm Pháp lệnh họ sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷluật tùy theo mức độ vi phạm
Trang 22Tóm lại, phẩm chất của người giáo viên tiểu học baogồm đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị, thái độ đối với cán
bộ quản lý, đối với đồng nghiệp và uy tín đối với các em họcsinh thân yêu Năng lực của người giáo viên tiểu học baogồm: sự uyên thâm về tri thức, chuyên môn nghiệp vụ và quátrình giảng dạy đồng thời là ứng xử trong những tình huống
sư phạm trong nhà trường cũng như gia đình và cộng đồngdân cư Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học sẽ là mục tiêu
để giáo viên tiểu học phấn đấu, nhiệt huyết trau dồi tri thức,học hỏi đồng nghiệp Thông qua chuẩn, người giáo viên biếtđược những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhằm nỗ lựcphát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, biết biến yếu thànhmạnh, luôn tự tin, yêu nghề, yêu trẻ Cũng thông qua chuẩnnghề nghiệp giáo viên tiểu học, các cấp quản lý và các trườngđào tạo giáo viên có cơ sở lên kế hoạch đào tạo; “bồi dưỡngtheo hướng đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của giáo dục tiểu học” Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học có tính ổn định tương đối, mỗi giai đoạn phát triểnkinh tế - xã hội khác nhau thì chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học cũng thay đổi nhằm phù hợp với xu hướng phát triểnđất nước
Trang 23- Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học đảm bảo số lượng, chất lượng
Phát triển đội ngũ giáo viên phải mang tính đón đầu và
liên tục Có thể nhận thấy rằng; “Những thiếu sót trong khâu
đào tạo nghiệp vụ, các nhu cầu cập nhật các kỹ năng cần thiết không phải là lý do căn bản duy nhất dẫn đến phát triển đội ngũ giáo viên cũng như việc bồi dưỡng mang tính chất chữa cháy, lại càng không thể đóng vai trò chủ chốt trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, loại hình và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học” [11].
Trên thực tế, đội ngũ giáo viên đầy đủ về số lượng vàđảm bảo về chất lượng là niềm mong mỏi của mỗi cán bộquản lý, là mục tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo Khi số lượnggiáo viên đảm bảo sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển vềchất lượng; việc cử giáo viên đi tập huấn, hội thảo, học tậpnâng cao trình độ như thạc sỹ, tiến sỹ sẽ đảm bảo chất lượng,phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểuhọc trong thời kỳ đổi mới