1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MANG THƯƠNG HIỆU VINAMIT vào THỊ TRƯỜNG NHẬT bản

14 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 315,5 KB

Nội dung

Đối với thị trường nội địa, sản phẩm của Vinamit đã chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ, 60% tổng sản phẩm của Vinamit đã được xuất khẩu sang khối Asean, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhậ

Trang 1

MANG THƯƠNG HIỆU VINAMIT VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

I GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM

1 Giới thiệu VINAMIT

Tên công ty: Công ty TNHH VINAMIT

Logo:

Thành lập năm: 1991

Người sáng lập: Nguyễn Lâm Viên

Với ý tưởng mang đến hương vị mới

cho cuộc sống hiện đại, tạo ra những

cơ hội tiêu thụ và phát triển lớn hơn

cho người nông dân và nền nông nghiệp VN, công ty Vinamit đã chính thức thành lập

và nhanh chóng trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực khai thác và chế biến nông sản công nghệ cao tại Việt Nam Sau 15 năm, hiện Vinamit đã có mặt và điều hành hoạt động ở hầu hết các tỉnh và TP lớn trên toàn quốc Công ty đạt mức tăng trưởng 35% và giữ vững trong 5 năm gần đây với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 60% doanh số Vinamit có 600 nhân viên chính thức và 3000 nhân công thời vụ, đang là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông sản thực phẩm khô và trái cây sấy

Trong chiến lược phát triển của mình, Vinamit xác định việc ứng dụng khoa học là khâu then chốt trong việc tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm của Vinamit Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên môn và giàu kinh nghiệm là điểm tựa vững chắc cho những kế hoạch phát triển

Ngoài ra, Vinamit đã chú trọng đầu tư phát triển và xây dựng các vùng nguyên liệu rộng khắp trên cả nước Đây là những khu vực có điệu kiện tốt về khí hậu và thổ nhưỡng Mục tiêu của hoạt động này nhằm giúp công ty luôn chủ động trong nguồn

Trang 2

nguyên liệu đầu vào Kết quả cho thấy, Vinamit hiện đang có khoảng 50,000 hecta đất nông nghiệp phân bố tại các tỉnh nông nghiệp trọng điểm trên toàn quốc

Chiến lược phát triển của Vinamit còn thể hiện trong việc phối hợp với người nông dân trong việc canh tác, cải tạo giống và bao tiêu sản phẩm sau khi thu họach Hoạt động này đã đem lại sự phát triển kinh tế cho người nông dân, đồng thời góp phần trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp địa phương, tiếp tục cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định và chủ động cho Vinamit

Ngoài những chính sách kinh doanh hiệu quả, VINAMIT cũng luôn có những chính sách xã hội đối với công nhân viên và nhiệt tình tham gia vào những hoạt động cộng đồng xã hội như bảo trợ, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, bảo trợ trẻ em khuyết tật… Trong thời gian tới, VINAMIT quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tiếp tục khẳng định là thương hiệu được nhiều người Việt Nam ưa chuộng

Nhờ có công nghệ hiện đại và sản phẩm đảm bảo chất lượng, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Vinamit không ngừng tăng trưởng, đạt mức từ 35% từ năm

2001 đến nay Đối với thị trường nội địa, sản phẩm của Vinamit đã chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ, 60% tổng sản phẩm của Vinamit đã được xuất khẩu sang khối Asean, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và có mặt tại các thị trường khó tính ở châu Âu và Bắc Mỹ Vinamit hiện đã và đang xây dựng mạng lưới chi nhánh tại 69 tỉnh trên toàn quốc Các hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam đều có bán sản phẩm của Vinamit

Trang 3

Mô hình hoạt động của công ty:

II GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA, ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI NHẬT BẢN

1 Văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài

Trang 4

Nhật là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO

và Aibo Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của

6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản

Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết

2 Con người Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ: một dân tộc, một ngôn ngữ Nó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra sức mạnh đoàn kết và tinh thần dân tộc cao cả Văn hóa Nhật Bản

là nền văn hóa tự bản thân mang tính thống nhất cao Đó là văn hóa mang sức mạnh của một dân tộc thống nhất Chính cái đó đã tạo nên cái gọi là tinh thần dân tộc Nhật Bản

Người Nhật có tính kỉ luật rất cao Đặc điểm này có căn nguyên từ môi trường sống không lấy gì làm thuận lợi của họ Tính kỉ luật của người Nhật khác hẳn với tính tùy tiện của cư dân nhiều vùng trồng lúa nước ở Đông Nam Á Chính tính kỉ luật cao ấy đã giúp người Nhật nhanh chóng thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại

Trang 5

Người Nhật biết hài lòng với những gì họ có, biết thụ hưởng đến tận cùng dù chỉ một khoảng thời gian thư giãn ngắn ngủi Đặc tính này, suy cho cùng, cũng là do hoàn cảnh sống Một khi mà thiên nhiên đã không ưu ái họ thì họ phải trân trọng, nâng niu, hài lòng với cái mà họ không dễ gì có được Và cũng chính vì thế mà họ phải tận hưởng

nó đến tận cùng dù chỉ với một thời gian ngắn ngủi

Người Nhật rất linh hoạt, nhanh nhạy Do sớm mở cửa, quan hệ với phương Tây, tiếp thu truyền thống văn hóa mang tính thành thị và thương mại, tiếp thu khoa học kĩ thuật của phương Tây, dựa vào tính linh hoạt, nhanh nhạy của mình, người Nhật nhanh chóng tiếp thu các sáng kiến hay, tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến nó rồi đưa vào sản xuất, tung các sản phẩm ra chiếm lĩnh thị trường thế giới Trong nhiều lĩnh vực, người Nhật không phải là người đầu tiên phát kiến nhưng, hơn cả các nhà phát kiến, họ đã biết đưa các phát kiến lí thuyết trở thành "hàng hóa"

Duy trì và phát triển giá trị đạo đức của Nho giáo, người Nhật (cũng như người Hàn Quốc) đối xử với nhau theo một tôn ti, trật tự khá nghiêm ngặt: Trật tự trên dưới Trật

tự này được thể hiện ở mọi hệ thống: chính trị (lãnh đạo - nhân viên; lãnh đạo cấp trên

- lãnh đạo cấp dưới), công ty (chủ - thợ), gia đình (ông bà - bố mẹ - con cái), v.v Một đặc tính quí báu nữa của người Nhật là sự trung thành Ở nhiều công ty, ông chủ đối

xử với thợ của mình như là với con cái trong nhà: dựng vợ gả chồng, lo chỗ ăn chỗ ở Cách ứng xử của người thợ với ông chủ cũng giống như cách ứng xử của người con đối với người cha, của bậc dưới đối với bậc trên

Người Nhật kiên trì, nhẫn nại, không "đại khái", đã làm là làm đến nơi đến chốn Người Nhật đã học cái gì là học đến cùng, thậm chí học hết kiến thức của thầy!Gắn liền với tính kiên trì là tính kiên cường và ý thức tự chủ Đức tính này cũng bắt nguồn

từ lịch sử đấu tranh lâu dài và gian khổ của cộng đồng người Nhật với thiên nhiên khắc nghiệt, với núi lửa, động đất, v.v Nếu không có đức tính kiên cường và ý thức

tự chủ, nước Nhật sẽ không thể có sự phục hồi và lớn mạnh sau một cuộc chiến tranh hết sức nặng nề mà Nhật Bản là kẻ bại trận

Trang 6

Trong cách ứng xử của mình, người Nhật hầu như không khoe khoang, không tỏ ra hơn người Trong mọi hành vi ứng xử, người Nhật tỏ ra "trung tính" Với họ, cách ứng

xử tốt nhất là hòa lẫn với mọi người, không được tỏ ra sắc sảo hơn, giàu có hơn, ăn diện hơn, nhưng cũng không thể hiện mình là người kém cỏi, nghèo túng Cách ứng xử như vậy đã làm giảm những căng thẳng không cần thiết và góp phần hạn chế sự ghen ghét và tính đố kị của con người

Người Nhật thường dè dặt, khép kín Khi tiếp xúc với người Nhật, người đối thoại khó biết được người Nhật nghĩ gì, đánh giá, khen chê thế nào Chính vì đặc tính này của người Nhật mà "những bí mật" của tập đoàn và của bản thân được bảo vệ, thông tin ít

bị "rò rỉ" ra bên ngoài Người Nhật biết ghìm mình, tránh mọi va chạm và tranh cãi Thậm chí khi bị hiểu sai, người Nhật cũng không giải thích, phân bua Đối với người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam chúng ta, người Nhật được xem là người khiêm tốn nhưng cũng đồng thời luôn là một "ẩn số" Từ cung cách nói năng, đến việc luôn luôn cảm ơn, xin lỗi, rồi động tác khoanh tay chào cúi gập lưng, đều thể hiện một cách ứng xử hết sức mềm mỏng, cẩn trọng, không chỉ không muốn làm người khác mất lòng mà còn luôn tôn vinh họ Cộng thêm vào đó là tinh thần kiên trì học hỏi Những phẩm chất đó đã đem đến thành công cho người Nhật

Những đức tính đó hầu như không thay đổi cho dù xã hội Nhật Bản luôn biến động, đổi thay Và chính những phẩm chất ấy đã tạo ra một thứ gọi là "tinh thần Nhật Bản"

mà toàn thế giới phải khâm phục Kẻ mạnh trong cuộc sống thì không chịu sự chi phối hoàn toàn nào về vận mệnh của mình, không chịu khuất phục trước những nỗi bất hạnh

3 Thói quen ăn uống của người Nhật Bản

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là

“xin mời” Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”

Trang 7

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng Thập

kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa

Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần

Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti) Những món

ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày)

Kết luận, văn hóa ẩm thực Nhật Bản hàm chứa nhiều đặc trưng rất thú vị Việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực Nhật thật không đơn giản Chính vì vậy, khi Vinamit quyết định

mở rộng thị trường Nhật Bản cũng gặp vô vàn khó khăn và thách thức

Trang 8

III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

1 Sản phẩm

Công ty Vinamit sẽ phát triển 2 dòng sản phẩm tại Nhật Bản

Sản phẩm sấy tự nhiên Sản phẩm tẩm gia vị

Đây là hai sản phẩm mà tiềm năng tiêu dùng tại nhật bản sẽ có cơ hội rất lớn do thói quen văn hóa ẩm thực của người Nhật ưa dùng thực phẩm có hương liệu tự nhiên, mà dòng sản phẩm sấy tự niên của vinamit đã nghiên cứu kỹ lưỡng cách thức sản xuất đáp ứng được nhu cầu này Thứ nhất là Vinamit đã phát triển được một phương thức độc đáo để sấy hoa quả trong các mẻ sấy nhỏ thay vì sử dụng những dây chuyền chế biến công nghiệp vận hành liên tục như mọi người vẫn làm, nhờ vậy VInamit có thể dễ dàng lưu giữ được hương vị thơm ngon nhất của từng loại hoa quả khác nhau Thứ hai

là nguồn nguyên liệu của Vinamit đồi dào và sẵn có, như ta đã biết Việt nam là nước nhiệt đới gió mùa là nơi hội tụ sự đa dạng và phong phú cảu các laoij cây ăn quả có mùi vị thơm ngon nhiệt đới đặc trưng mà các nước khác không có

Ngoài ra với phong cách ẩm thực của người nhật là ăn nhiều đồ tươi và các loại gỏi thì

việc tráng miệng bằng hoa quả khô là rất thích hợp, nó tạo ra sự cân bằng trong dinh dưỡng cũng như vệ sinh răng miệng và hơi thở Theo đó, những sản phẩm bán chạy hiện nay ở Nhật là những sản phẩm ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất

xơ, nhiều chất polyphenol Hàng nên có kích thước nhỏ dễ cầm và sử dụng Có thể khẳng định, Vinamit đã nghiên cứu rất kỹ những thói quyen này trước khi đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm tại Nhật

2 Giá cả

Trang 9

Với số dân là 127 triệu người, Nhật Bản hàng năm nhập khẩu một số lượng thực phẩm trị giá tới 54 tỷ USD Tính riêng giá trị ngành bán lẻ thực phẩm của Nhật Bản đạt 425

tỷ USD Khách hàng Nhật Bản luôn coi trọng chất lượng an toàn thực phẩm lên hàng đầu họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm mà họ cho là an toàn, tuy nhiên Vinamit đã nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc và các nước khu vực Asean để đưa ra mức giá hợp lý nhằm phát triển bền vững và lâu dài tại thị trường này Hiện nay người tiêu dùng Nhật Bản đang tẩy chay hàng Trung Quốc vì lý do an toàn thực phẩm (mặt hàng Há cảo) đay là cơ hội lớn cho riêng Vinamit cũng như các doanh nghiệp Việt Nam

Đối tượng mà Vinamit nhắm đến là giới trẻ và những người có thu nhập trung bình,

do vậy mà giá mà Vinamit định giá tại thị trường Nhật Bản là:

Sản phẩm sấy tự nhiên: 7 USD/ pack/200 gr

Sản phẩm tẩm gia vị: 5 USD/ pack/200 gr

Đây là mức giá được coi là phù hợp cho giá trị của sản phẩm cũng như đối với người tiêu dùng nhật bản, phù hợp với thực tế thị trường hiện nay cũng như đối với các sản phẩm cạnh tranh tương tự

3 Địa điểm

Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trưng Theo kết quả điều tra của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày

Những cửa hàng bán lẻ này thường sử dụng trung bình từ 1-49 nhân viên và có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1.000 dân cư, cao hơn so với tỷ lệ 8,7 cửa hàng/1.000 dân ở Pháp, 6,6 ở Đức, 6,5 ở Mỹ và 6,1 ở Anh

hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng giá khi tới tay người tiêu dùng Giá bán lẻ của Nhật Bản trung bình cao hơn ở Mỹ là 48%, ở Anh là 55%; không kích thích các cửa hàng bán lẻ nỗ lực cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạ giá sản phẩm; duy trì số lượng cửa hàng bán lẻ đông đảo không hiệu quả; không minh bạch về định giá sản phẩm; hạn chế sự thâm nhập thị trường Nhật Bản của các công ty nước ngoài Đây là vấn đề mà Vinamit cần có chính

Trang 10

sách cụ thể nhằm kiểm soát giá sản phẩm của mình khi đến tận tay người tiêu dùng thông qua chính sách chiết khấu và hoa hồng hợp lý

Với tiềm lực hiện tại và hệ thống phân phối như trên của thị trường Nhật thì Vinamit chỉ tập trung vào 12/48 tỉnh/TP và phân phối sản phẩm trên 2 kênh phân phối là GT

và MT

Mỗi một tỉnh /TP thì Vinamit sẽ chọn 1 NPP có uy tín và phù hợp với tính chất của ngành thực phẩm

4 Tiếp thị

Vinamit thực hiện chiến lược làm thế nào để quảng bá sản phẩm của mình nhằm mục đích giữ chân khách hàng khi phải “trò chuyện” với những người mà mình đã có hiểu biết về những gì mà họ đã mua? Không nên bắt những khách hàng ấy phải nghe những thông điệp dành cho mọi khách hàng, mà cống hiến cho họ những lời tư vấn thiết thực, những hiểu biết mới thật sự có tác dụng đối với các sản phẩm của Vinamit hoặc các sản phẩm tương tự họ đã mua và có thể sẽ mua

Trong thời gian đầu để tiếp cận với NTD tại Nhật Bản thì Vinamit sẽ quảng cáo TVC, các báo điện tử, activation, sampling…ngoài ra Vinamit sẽ dự kiến phối hợp các cơ quan bân nghành khác của Việt Nam như: Hiệp hội du lịch, các nhà xuất khẩu thực phẩm tươi…tổ chức các sự kiện về Văn hóa, du lịch và ẩm thưcj Việt nam thông qua các sự kiện này Vinamit sẽ đưa sản phẩm của mình để giới thiệu đến người tiêu dùng Nhật Bản

Bên cạnh đó thì Vinamit cũng làm các chương trình KM cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và cho người tiêu dùng: mua 5 tặng 1…

5 Con người

- Vinamit xây dựng đội ngũ tiếp thị quốc tế có khả năng tìm kiếm cập nhật nhanh chóng các thông tin về thị trường, xu hướng ẩm thực cũng như “gu” thẩm mỹ của các tầng lớp người tiêu dùng Nhật Bản, tình hình các đối thủ

Ngày đăng: 03/12/2018, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Văn hóa Truyền thống, Tính cách con người Nhật Bản, 27/3/2012 http://vietnam.asianbeat.com/Van-hoa-truyen-thong/Tinh-cach-con-nguoi-Nhat-Ban.html Link
4. Con người Nhật Bản http://japanest.com/forum/forumdisplay.php/77-Con-Nguoi-Nhat-Ban Link
5. Đất nước và Con người Nhật Bản, 20/10/2010 http://osc.edu.vn/vn/Du-hoc-Chau-A/Du-hoc-Nhat-Ban/Dat-nuoc-va-con-nguoi-Nhat-Ban.aspx Link
6. Tính cách người Nhật Bản http://www.duhocnhatban.edu.vn/component/content/article/55-van-hoa-nhat-ban/330-tinh-cach-nguoi-nhat-ban-p1.html Link
1. International Management Managing Across Borders and Cultures, Helen Deresky, State University of New York – Plattasbirgh, Seventh Edition Khác
2. Managing Across Cultures, Charlene M. Solomon & Michael S. Schell Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w