1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến trúc cơ sở văn hóa Việt Nam

9 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 30,72 KB

Nội dung

Nhưng ngày nay, nói về cơ sở sản xuất mặt hàng Lãnh Mỹ A thì đếm không hết một bàn - Năm 2006, Sau những bước thăng trầm, làng nghề tơ lụa Tân Châu nay lại dần được sống lại.. - Sau hơn

Trang 1

NGHỀ DỆT LỤA TRUYỀN THỐNG

I: MỞ BÀI:

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Tơ lụa là một đề tài thú vị về làng nghề truyền thống ở Miền Nam

Việt Nam

- Có một thời gian, nghề dệt lụa ở bị “chựng” lại do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm

- Một số gia đình bỏ nghề dệt sang làm nghề khác; làng dệt đứng trước nguy cơ bị thất truyền

- Đây là lý do nhóm chọn đề tài với mong muốn đem ngành nghề giới thiệu rộng rãi hơn

2 GIỚI THIỆU -VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

-Nằm ở Hương Lộ 2, Khóm Long Hưng, Phường Long Châu, Thị xã Tân Châu, phía Tây Bắc tỉnh An Giang,

- Tân Châu từng là một trung tâm tơ lụa lớn nhất phía Nam của nước ta -Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lãnh Mỹ A được xem là niềm

tự hào của người dân Tân Châu

-Lụa Tân Châu được xếp vào loại lụa cao cấp, là “nữ hoàng của các loại

tơ tằm”

- Có 2 cơ sở lớn:

* CƠ SỞ SX TƠ LỤA HỒNG NGỌC

Theo chân cô Lê Thị Kiều Hạnh, chủ CSSX kinh doanh tơ lụa Hồng Ngọc, cô cho biết:

- Vùng này, ngày xưa chuyên trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa Cả một vùng đất trù phú với bạt ngàn những rặng dâu xanh, những trại nuôi tằm -“Gia đình tôi đã sống với nghề tơ lụa từ những ngày đầu Đến nay đã truyền được ba đời

Trang 2

tư trong gia đình Vì đây là nghề truyền thống nên giá mấy tôi cũng phải duy trì cho bằng được, tôi gắn bó với nghề nghiệp này như máu thịt”

- Hiện tại, CSSX Hồng Ngọc đang sở hữu trên 90 khung dệt, với hơn 30 lao động tham gia sản xuất

- Thu nhập mỗi người từ 3 - 6 triệu đồng/tháng

- Mỗi tháng, cơ sở Hồng Ngọc sản xuất được 4.500m tơ, gấm các loại phục vụ thị trường nội địa

-Tôi dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất Với truyền thống của gia đình, tôi sẽ cố gắng để tơ lụa Tân Châu phát triển với thời gian” – cô Hạnh trải lòng

Trang 3

II: NỘI DUNG:

1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LỤA TÂN CHÂU:

a Nguồn gốc:

-Vào thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20, khi chiếm được Nam Kỳ, Thực Dân Pháp quan tâm và muốn khai thác nghề dâu tằm Nên đã chọn Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện các biện pháp phát triển nghề tằm tơ cho cả Nam Kỳ, qua đó nhằm cung cấp tơ tằm cho chính quốc

-Lúc bấy giờ, Pháp đã cho thành lập một Viện tơ tằm vào tháng 7 năm

1908 ở Tân Châu

b Các giai đoạn phát triễn

- Tháng 7 năm 1908 ngành tơ lụa Tân Châu bắt đầu được khai mở và nổi tiếng khắp Nam Kỳ với thương hiệu Lãnh Mỹ A - đồng thời, được giới thượng lưu, hoàng tộc rất ưa chuộng

-Năm 1909, tơ lụa của Tân Châu làm ra không kịp bán, đâu đâu cũng bạt ngàn những bãi dâu, những nong tằm đang kỳ chín rộ

-Trong thời điểm vàng son nhất, có lúc lụa tơ tằm Tân Châu còn xuất hiện ở các nước Campuchia, Ấn Độ, Singapore, Philippines,… Thời điểm

đó, các loại vải công nghiệp chưa phát triển như hiện nay nên lụa, gấm là mặt hàng tiêu thụ mạnh Sản phẩm làm ra được bán khắp các vùng từ Rạch Giá, Cần Thơ đến Sài Gòn

-Thế nhưng chiến tranh nổ ra, thời thế loạn lạc thiếu ăn, người ta không thể kiếm tiền bằng nghề làm lụa được nữa, từ đó làng nghề mai một, Lãnh Mỹ A cũng dần bị quên lãng từ năm 1975

- Trước kia, lúc còn hưng thịnh, nghề tơ tằm Tân Châu có đến 100 cơ

sở tham gia sản xuất Nhưng ngày nay, nói về cơ sở sản xuất mặt hàng Lãnh Mỹ A thì đếm không hết một bàn

- Năm 2006, Sau những bước thăng trầm, làng nghề tơ lụa Tân Châu nay lại dần được sống lại UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề tơ lụa Tân Châu là làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống

- Sau hơn 100 năm tồn tại, những người con của vùng đất Tân Châu không chỉ bền bỉ nỗ lực giữ nghề, mà còn đưa nếp lụa vượt qua giới hạn màu đen long lanh thời gian… Hiện lụa Tân Châu đã có đến hơn 15 màu

từ hoa, cỏ tự nhiên và tất cả rực lên chút nhẹ nhàng, phảng phất đến man mát của hương sắc cây cỏ quê nhà…

Trang 4

Chí Minh.

II NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

1 Cây Dâu tằm ăn

-Dâu tằm, hay dâu, cũng gọi là dâu trắng, Lá của cây dâu tằm là thức ăn

ưa thích của con tằm

- Thị xã Tân Châu ngày xưa nổi tiếng với những vườn dâu tơ tằm trải dài Nên khi sản xuất ra tơ lụa thường những hộ dân ở nơi đây lấy nguyên liệu tại chỗ là chính Tuy nhiên những năm gần đây do người dân phá bỏ những ruộng dâu tơ tằm để canh tác loại cây khác

a PHÂN BỐ

-Có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á Dâu tằm được trồng phổ biến tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp là 25-32 °C, như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu, cũng như được tự nhiên hóa trong các khu vực dân cư của Hoa Kỳ

b ĐẶC ĐIỂM

-Nó là một loài cây gỗ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m Thông thường

nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm

2 Con tằm :

-Con tằm, cũng là sâu của một loài bướm hay còn được gọi là con ngài được con người nuôi để lấy tơ làm nguyên liệu cho tơ lụa

-Ngài đẻ trứng, trứng nở thành sâu tằm Sâu tằm ăn lá dâu, phải để nơi kín gió, phòng ruồi nhặng, thạch sùng,

-Hiện nay tơ được nhập từ nơi khác như Bảo Lộc (Lâm Đồng)

b Đặc điểm:

-Sau nhiều lần lột xác, sâu tằm lớn lên và làm kén , vào thời điểm này chúng ta phải để tằm lên một dàn gỗ đặt nơi tháng mát để tằm nhả tơ Chỉ từ 24-36 giờ, tằm dệt xong kén, tằm lột xác lần nữa và hóa nhộng sau

ba, bốn ngày

-Trứng lại nở thành sâu tằm, và vòng đời lại tiếp tục Vòng đời của con tằm chỉ độ 4-5 tuần (30-36 ngàỳ )

Trang 5

3 Trái mặc nưa:

-Trái mạc nưa, một loại trái cây rừng, nhựa trái mạc nưa có thể nhuộm màu đen huyền cho lụa, tạo nên một loại lụa Mỹ A độc đáo

a Phân bố:

-Mặc nưa được trồng chủ yếu ở miền nam nước ta, nhiều nhất vùng Tân châu, còn thấy trồng ở Campuchia, Lào, Thái lan, Miến điện

-Sau này chẳng ai trồng loại cây này vì phải tới 5 năm mới bắt đầu có trái, bán lại rẻ với giá khoảng 7.000 đồng/kg Cũng bởi thế mà nguồn mặc nưa cung cấp chủ yếu là do thương lái đi khắp nơi thu mua về.

b Đặc điểm:

-Qủa hình cầu, đường kính 20-30mm, nặng khoảng 8-12g, mỗi quả chứa 3-6 hạt, vỏ lúc còn nhỏ màu xanh tươi, sau ngã vàng xanh hay vàng hồng Một cây mắc nưa cho khoảng 100-500kg quả mỗi năm

- Mặc nưa là cây quý, thuộc sách đỏ Việt Nam, có tác dụng trong y học, lấy gỗ và nhuộm vải,

Trang 6

Tạo ra lụa và dệt lụa:

Sơ lược trước khi mở video

-Khi tằm chin cũng là lúc cơ thể tằm căng nọng vì chứa đầy tơ, và khi đó

tằm sẽ ngừng ăn, vào lúc này người nghệ nhân phải đem tằm ra phơi trong giàn né ( một giàn khung làm từ thân cây đay) để tằm nhả tơ tạo kén

Tằm nhả tơ tạo kén từ ngoài vào trong, bắt đầu bagnwf vài vòng tơ thô , bao bọc bên ngoài tạo thành hình khối cơ bản cho tổ kén, gọi là áo kén, tỏng vòng 4 ngày liên tiếp con tằm xoay cơ thể của nó liên tục trong một chuyển dộng hình số 8 khoảng 300 nghìn lần tạo sợi tơ dài gần 1km quánh quanh mình tạo thành kén

- Trước đây nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền như: kén được cho vào nồi nước sôi, sau đó kéo mối tơ và gắn vào bánh xe quay, người thợ ươm tơ khuấy đôi đũa liên hồi vào nồi nấu kén đồng thời tay cũng quay đều đầu bánh xe để cuộn tròn các sợi tơ Quay mãi cho đến khi còn lại xác con tằm

- Sau khi ươm tơ, người ta tháo tơ thô từ các bó để se lại thành sợi to rồi dệt lại thành những tấm lụa Thời kỳ đầu của nghề ươm tơ, dệt lụa ở Tân Châu, người ta dệt lụa theo khung dệt cổ

- Khổ vải dệt ra chỉ rộng khoảng bốn tấc, khi may quần áo phải nối vải nên không đẹp Dần dần, làng nghề tạo ra khung dệt khổ 8 tấc, rồi 9 tấc, đồng thời nghiên cứu làm cho lụa đẹp hơn, bền hơn với nhiều hoa văn tinh xảo như: cẩm tự, hoa dâu, hoa cúc, mặt võng, mặt đệm…

Công đoạn nhuộm lụa:

- Lụa được dệt xong sẽ nhuộm màu bằng trái mặc nưa

-Đây là kỹ thuật phát kiến độc đáo nhất của người làng nghề xưa làm cho lụa Tân Châu đen tuyền, óng ả

-Quả mặc nưa sau khi thu hái được phân loại lớn nhỏ khác nhau người

ta sẽ chọn quả to và xanh, loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa nữa

Trang 7

-Sau đó đem giã nát bằng cối đá hoặc nghiền bằng máy và hoà vào nước tạo thành dung dịch có màu vàng sánh rất đẹp, khi tiếp xúc với không khí

và nhiệt độ, màu này sẽ chuyển sang màu đen

- Để nhuộm một cây lụa 10m phải cần 50kg trái mặc nưa nhuộm lụa Tân Châu hoàn toàn là nguyên liệu tự nhiên, không hề có phẩm màu hay hóa chất

-Do đặc thù của trái mặc nưa mà Lãnh Mỹ A càng mặc càng đen bóng, Chất liệu vải mát khi mặc vào mùa hè và ấm khi mặc mùa đông, nên được xếp vào mặt hàng cao cấp và xa xỉ

- Công đoạn nhuộm lụa được xem là quan trọng và kỳ công bởi lụa không chỉ nhúng một lần mà thậm chí phải nhúng hàng trăm lần để từng sợi tơ được thấm sâu, thấm đều, sau đó mang ra phơi

- Khi phơi phải xem trời nắng tốt để phơi được 4 nắng

- Quá trình vừa nhúng, vừa phơi, lụa phơi hàng hàng, trải dài trên mặt đất trông rất đẹp và vui mắt Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng 40 – 45 ngày Thành quả làm ra là những thước lụa tuyệt đẹp, lóng lánh một màu đen đặc biệt

Công đoạn hồ, xã và thành phẩm:

-Tổng thời gian người thợ cần mất thời gian là khoảng 4 tháng: 2 tháng dệt và 2 tháng nhuộm (mỗi ngày quy trình nhuộm-xả-đập là 3 lần, nếu tháng nào trời mưa dầm có thể bị kéo dài đến 3, 4 tháng)

- xen kẽ những lần phơi và nhúng nhựa mặc nưa là công đoạn dập có tác dụng làm cho lụa mềm và óng ả Ngày trước, dập bằng tay tốn nhiều công sức, nay thay thế bằng máy nên khỏe hơn và đỡ tốn nhân công rất nhiều

- Để tìm tòi được màu mới Anh Trí phải mất vài năm cho việc thử đi thử lại hàng trăm lần để xem sắc độ và độ giữ màu của nó có tốt không, vì quy trình nhuộm hoàn toàn không sử dụng hóa chất, như: màu xám được nhuộm từ lá cẩm, màu vàng đồng từ cây huyết rồng, màu vàng gold được làm từ cây bàu nâu…

C sản phẩm và giá thị trường:

-Do các công đoạn được làm hoàn toàn thủ công, không hề sử dụng chất hóa học nên lụa Tân Châu không chỉ rất bền chắc mà còn óng ả và không phai màu

3 ỨNG DỤNG

Trang 8

THUẬN LỢI

-Lụa Tân Châu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên ,nguyên liệu chính

là cây dâu tằm nên độ bền lâu, độ bền tốt, có độ láng mịn, hút ẩm và luôn thoáng mát, đặc biệt, mặc càng lâu càng óng ả, mát mịn và quý phái

- Do làng nghề có bề dày lịch sử lâu đời, nên thương hiệu tơ lụa Tân Châu, Lãnh Mỹ A được nhiều người biết đến, sánh tầm cùng với làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội),và nhiều người dân nước ngoài đến thăm quan và tìm hiểu

-Độc quyền sản xuất lụa từ thiên nhiên mà không làng nghề nào có được, nên được các cơ sở thu mua và sản phẩm lụa của làng nghề không bị tồn đọng lại

-Được các nhà thiết kế tin dùng để tạo ra sản phẩm tốt cho các người mẫu hoa hậu ,và làm trang phục đặc trưng truyền thống đi các nước bạn thi các cuộc thi sắc đẹp

KHÓ KHĂN

-Diện tích trồng cây mặc nưa ngày càng bị thu hẹp

-Kén tơ phải nhập từ Bảo Lộc ( Lâm Đồng )

- Về màu sắc, giá cả, nguồn nhân lực bên cạnh đó mẫu mã sản phẩm lụa không mới lạ so với các sản phẩm khác trên thị trường, đặc biệt là thách thức từ các nguồn vải nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan, nên có thời gian sản phẩm Lãnh Mỹ A của làng nghề gần như bị mai một

- Để dệt ra một cây tơ lụa Tân Châu, người thợ phải mất rất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn khác nhau.phải qua 42 đến 45 ngày phơi nắng mới trở thành 1 sản phẩm đẹp

- Do phải mất nhiều thời gian và công sức để làm ra tơ lụa Tân Châu nên giá cả sản phẩm này khá đắt trên thị trường.và bị cạnh tranh thị trường gay gắt

MỞ RỘNG

Trang 9

III: KẾT BÀI

“Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

-Qua đoạn thơ trên thì ta thấy được rằng nghề lụa Tân châu từng có một thời vàng son gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây ,ngoài ra Dân gian còn lưu truyền câu ca

Bên nàng mặc lãnh Mỹ A

Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần

-Điều ngày chứng tỏ không chỉ trong đời sống mà lụa Tân Châu còn gắn liền với tình cảm các lứa đôi qua nhiều thế hệ

-Sau khi tìm hiểu Lụa Tân Châu thì tụi em hiểu được Những sản phẩm bền và đẹp về tơ lụa như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người làng nghề không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới và lụa tân châu chính là một phần quan trọng trong quá trình đó Đây là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của người Việt ngoài ra đây còn là một Nghề dệt truyền thống gắn liền với lịch sử ngành tơ lụa đồng bằng sông cửu long Cũng như mặt trời lặn rồi lại vươn mình tỏa nắng , nhóm e tin rằng rồi một ngày không xa lụa Tân châu sẽ vươn lên tìm lại vị trí xứng đáng với nét đẹp của mình

Ngày đăng: 03/12/2018, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w