1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức “kỉ luật tích cực” ở trường tiểu học anh sơn SKKN TH

22 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 222 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm trung học cơ sở và tiểu học này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC “KỈ LUẬT TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ANH SƠN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC “KỈ LUẬT TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ANH SƠN

Người thực hiện: Lê Ngọc Ba Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiêủ học Anh Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí Giáo dục

THANH HOÁ NĂM 2018

Trang 2

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm

4

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.3.1 Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ

nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp

điều kiện thực tế của nhà trường.

6

2.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực

tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà

trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các

hình thức giáo dục kỷ luật tích cực

7

2.3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện

2.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động

thực tiễn đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo

dục kỷ luật tích cực

11

2.3.5 Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới

phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực 122.3.6 Biện pháp 6: Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình

đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật

tích cực.

132.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục 14

TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

Trang 3

I MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việcnuôi dạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên thách thức hơn

Đa số người lớn đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật,giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”

Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiềuphụ huynh, giáo viên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi làbướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi,người lớn thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để mongmuốn trẻ thay đổi, sửa sai và không phạm lại lỗi đó nữa Song kết quả thườngkhông được như họ mong muốn Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ em trởnên khó bảo hơn, lì lợm và chống đối; cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn,trầm cảm và thiếu tự tin Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển khôngtoàn diện về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng trở nêntồi tệ hơn

Mặc dù nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm

trẻ tốt hơn, nhưng họ không biết nên làm cách nào khác Bởi thế, đổi mới

phương pháp giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực”thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt là củanhững người đang đứng trên bục giảng [3]

Cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phong trào

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục “kỷluật tích cực” sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc,được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến; được khích lệ, động viên,khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ý thức tựgiác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triển toàndiện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai, chính vì vậygiáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉ đạo đổi mớithực hiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp

Để đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các hình thức giáo dục

“kỷ luật tích cực”, Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong tất cả các khâucủa quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch thực hiện sự đổi mới, bồi dưỡng nănglực và kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các nội dung triểnkhai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đảm bảo sự thànhcông đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung

Qua nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác quản lí nhà trường, tôinhận thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiêncần có nhiều biện pháp để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lòng nhiệt tình, sự tâmhuyết của đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Vì vậy, tôi mạnh

dạn chọn đề tài: Một số biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức “kỉ luật

tích cực” ở Trường Tiểu học Anh Sơn

Trang 4

* Giúp học sinh tự do phát triển khả năng, chủ động trong hành vi và sángtạo trong các hoạt động tập thể, cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được kỷ luật củanhà trường.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục học sinh bằng

hình thức “kỉ luật tích cực” ở Trường Tiểu học Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau:

* Phương pháp điều tra, thống kê: Qua phiếu điều tra tôi đánh giá thái độcủa học sinh về một số hình thức kỷ luật, thăm dò khả năng kỷ luật, tự giáctrong lớp

* Phương pháp pháp vấn: Qua trò chuyện với học sinh để tìm hiểu thái

độ, phản ứng của học sinh đối với các hoạt động của lớp trước các hình thứcquản lý lớp

* Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích , xử lý những sốliệu đã điều tra và rút ra biện pháp quản lý lớp cho phù hợp

* Phương pháp quan sát, so sánh và đối chiếu: Dùng để so sánh, đối chiếukết quả thực hiện đề tài

1.5 Những điểm mới của SKKN

Đề tài này là dựa trên cơ sở của đề tài cùng tên mà tôi đã trình bày ởnhững năm học trước và trong năm học này tôi có điều chỉnh, bổ sung thêm một

số luận cứ, luận điểm, biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý côngtác giáo dục

Trang 5

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề

2.1.1.Kỷ luật tích cực là gì?

- Là động viên, khuyến khích

- Hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh

- Nuôi dưỡng lòng ham học

- Ý thức kỷ luật tự giác

- Tự nhận hình thức kỷ luật, cam kết không tái phạm

* Kỷ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình

phạt nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:

- Việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập,rèn luyện và phát triển trong nhà trường

- Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thứcđược bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các qui định, nội qui…

- Như vậy người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các quiđịnh của những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điềuchỉnh sữa đổi, tiến bộ không mắc lỗi lần sau [2]

2.1.2 “Phương pháp kỷ luật tích cực” là gì?

Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sửdụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hìnhthức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi khôngphù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp,bền vững

Như vậy, giáo dục học sinh bằng biện pháp kỷ luật tích cực là giáo dụchọc sinh theo nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thươngđến thể xác và tinh thần, giáo dục phù hợp với tâm sinh lí của học sinh [2]

2.1.3 Lí do cần đưa Phương pháp kỉ luật tích cực vào trường Tiểu học:

a) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực là phù hợp với Công ước quốc

tế về quyền trẻ và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam

b) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực phù hợp với mục tiêu giáo dụccủa Việt Nam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp” [4]

c) Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường phổ thông.d) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho học sinh,giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội

- Lợi ích đối với học sinh:

+ Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quantâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh

+ Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sữa chữa,phát triển toàn diện bản thân

+ Học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân+ Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về những khuyếtđiểm, hạn chế của bản thân

Trang 6

+ Học sinh phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, điểmmạnh của cá nhân.

- Lợi ích đối với giáo viên:

+ Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷluật Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việcthực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ viphạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với học sinh, giađình và nhà trường

+ Xây dựng được mối quan hệ thân thiện thầy – trò Trò kính trọng, tintưởng và yêu quý thầy cô;thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêuthương và hết lòng vì học sinh

+ Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáodục học sinh

- Lợi ích đối với nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục; tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàntạo được niềm tin đối với gia đình học sinh và xã hội

- Lợi ích đối với gia đình: Học sinh trở thành những người có đủ phẩmchất và năng lực cho tương lai Điều này làm cha mẹ học sinh yên tâm lao động

và công tác, gia đình hòa thuận, hạnh phúc

- Lợi ích đối với xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vibạo hành, bạo lực ; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị vàtrợ giúp giải quyết các tệ nạn trên góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, xâydựng xã hội phồn vinh [3]

2.1.4 Nguyên tắc thực hiện Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực

- Nguyên tắc 1: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh

- Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần

- Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau

- Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi họcsinh

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2.2.1 Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng hiện nay.

Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắcnhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học cóthời hạn…được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo côngbằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật

Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một sốhọc sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức Không ít giáo viên hiện nay vẫnquan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất

là trừng phạt Điều này do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứatuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệpvụ

Trang 7

Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vàotường ) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làmcho xấu hổ ) - đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến Điều đógây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷluật, căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các emluôn có thái độ thù địch [2].

Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được họcsinh Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặtmình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quánặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâmphục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm [1]

2.2.2 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các trường tiểu học hiện nay.

Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dụctruyền thống theo kiểu 'trừng phạt' Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích,

hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nângcao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên

Hình thức giáo dục bằng kỷ luật tích cực đã được các nhà trường quantâm chỉ đạo thay thế bằng các hình thức kỷ luật trừng phạt, song thói quen sửdụng trừng phạt đã in sâu trong nếp nghĩ cách làm của giáo viên, mặt khác, giáoviên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, đánhgiá thi đua của nhà trường, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồngnghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày tức giận, căng thẳng cóthể làm giáo viên có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại,không phải ai cũng có khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng nhưthế

Công tác quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hìnhthức giáo dục kỷ luật tích cực đã được các nhà trường triển khai trong thời gian

3 năm học gần đây song cũng chưa thật sự có hiệu quả, chưa có những biệnpháp quản lí cụ thể để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ giáo viên và cónhững tác động tích cực đến học sinh Chính vì vậy, kỷ luật trừng phạt học sinhvẫn xảy ra đâu đó trong một số trường học và xã hội rất quan tâm mong chờ vàocác hình thức kỷ luật tích cực trong học đường để xây dựng môi trường họcđường thực sự trở thành môi trường thân thiện [1]

2.2.3 Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực ở trường Tiểu học Anh Sơn.

Nhà trường đã quan tâm chú trọng đổi mới, trước tiên từ đội ngũ giáoviên, đã chú trọng tập huấn nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viênlàm công tác chủ nhiệm lớp

Tổ chức hội thảo về các phương pháp quản lí lớp học bằng các biện phápgiáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên chủ nhiệm lớp được học hỏi và được trang

bị các phương pháp mới từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giảipháp mới trong công tác tác quản lý lớp của mình

Trang 8

Tuy nhiên nhiều gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đilàm ăn xa, để con cái tự ở một mình hoặc gửi người thân, vì thế các em thiếu sựquan tâm giáo dục từ gia đình, dẫn đến các em có biểu hiện chậm tiến về học tập

và rèn luyện đạo đức Học sinh nhà trường đặc tính nhút nhát e dè khi tham giahoạt động của trường lớp, ngại chia sẻ với giáo viên, hành động tự phát dẫn đếncác em mắc khuyết điểm

Đội ngũ giáo viên nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cực

áp dụng các phương pháp mới trong quản lí lớp học, nhưng cũng có một số giáoviên, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, bế tắc, bất lực với học sinhchưa ngoan, thường xử lý theo lối truyền thống chủ yếu là trừng phạt học sinh từ

đó làm cho mối quan hệ ứng xử giữa thầy và trò chưa được thân thiện, chưa thuđược hiệu quả giáo dục

Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp giáodục học sinh bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực, song cũng chưa có kếhoạch, nội dung đổi mới cụ thể, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức,năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, dẫn đến hiệuquả đổi mới còn nhiều hạn chế bất cập

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1.Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường [1].

a Mục tiêu:

Xây dựng kế hoạch giúp cho Ban giám hiệu nhà trường hoàn toàn chủđộng trong việc tổ chức thực hiện sự đổi mới, đồng thời cũng hạn chế đến mứcthấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung

Giúp giáo viên và học sinh xác định được mục tiêu cần đạt, biện pháp tiếnhành, thời gian và phương thức thực hiện

b Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Bước 1: Trang bị cho cán bộ giáo viên nhà trường những kiến thức cơ bản

về đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực

Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và đội nguc cán bộ tổ khốichuyên môn nghiên cứu đặc điểm của từng khối lớp để xây dựng kế hoạch chotừng khối, lớp

Thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch, thống nhất thực hiện kếhoạch đề ra

Tập huấn cho giáo viên, cán bộ chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện để thực hiện

Trang 9

Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới phươngpháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần phải bámsát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, giáoviên và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quảcủa sự đổi mới, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điềuchỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Đây là bước quan trọngnhất, vì nó giúp nhà quản lí tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt đượctheo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thànhcông hoặc tồn tại hạn chế

2.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực [1].

a Mục tiêu

Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của

sự nghiệp giáo dục, thấy rõ được những hậu quả từ việc sử dụng các hình thứctrừng phạt học sinh và lợi ích từ các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, từ đóthay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỷ luật tích cực

b Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thấy được lợi ích của việc sửdụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, cung cấp tài liệu, sách báo thamkhảo cho giáo viên Xây dựng các cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực từ đó giáo viên chủ động thay đổi nếp nghĩ, cáchlàm và chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi

Tổ chức hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng cácbiện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, thông qua hội nghị tập huấn chúng tôi đãtruyền tải đến đội ngũ giáo viên những điều căn bản của “Luật giáo dục”, “Điều

lệ trường tiểu học”, “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” và các văn bảnhướng dẫn của ngành, về nhiệm vụ năm học, về định hướng đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục của Đảng, để mọi thành viên trong trường đều nắm đượctrách nhiệm của mình có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm củatừng cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường

Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp nắm rõ sự cần thiết phải đổi mớicông tác giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực Cụ thểlà:

* Cần chấm dứt trừng phạt thân thể học sinh vì:

Biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể là hình thức kỷ luật mang tính bạolực khiến cho học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.Trừng phạt thân thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em,tạo ra khoảng cách giữa các em và giáo viên, các em chủ động xa lánh thậm chíthù hận giáo viên, từ đó kết quả học tập và rèn luyện của các em sút kém, cónhiều em chán trường, chán lớp, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật

Trang 10

từ đó gia tăng thêm tệ nạn xã hội Trừng phạt thân thể trẻ em không những gâyhậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, gia đình và xã hội mà nó còn không phùhợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp

lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em, vì thế nó cần được thay thế bằng biệnpháp kỷ luật tích cực

Ngoài việc nâng cao nhận thức làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của giáoviên, Ban giám hiệu nhà trường cần khích lệ động viên, xây dựng những cơ chếthi đua khen thưởng với giáo viên thực hiện tốt các biện pháp giáo dục kỷ luậttích cực, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên, để mỗi giáoviên luôn có suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phảibao trùm khắp tâm hồn Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi vàbản thân phải tìm được niềm vui trong công việc Đồng thời, giáo viên phải tựđặt mình ngang hàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cáchgiáo dục học sinh thấu tình đạt lý Khi học sinh mắc lỗi, thầy cô giáo phải làngười bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha - chỉ cho các em nhận ralỗi của mình để tự điều chỉnh

2.3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện pháp

giáo dục kỷ luật tích cực [1].

a.Mục tiêu

Trang bị cho giáo viên những phương pháp mới về công tác giáo dụcbằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên vận dụng vào công tácquản lí lớp của mình

b Nội dung và cách thực hiện:

Khơi dậy lòng bao dung, tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũgiáo viên và hướng dẫn giáo viên sử dụng một số phương pháp giáo dục kỷ luậttích cực cụ thể như:

* Thay đổi cách cư xử trong lớp học:

Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêugương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng Giáo viêncần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục phùhợp Giáo viên không nên cầu toàn, đặt quá nhiều kì vọng vào học sinh, khôngnên yêu cầu quá cao ở học trò Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả

mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động vănthể mĩ của trường Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình,kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học Giáo viên cần tuyên dươnghọc sinh có tiến bộ trong mỗi tuần Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên

sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh [2]

Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các emchưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làmthui chột đi sự tích cực chủ động ở các em Hãy để học sinh cảm nhận được sựtin tưởng của thầy cô dành cho chúng Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phongcũng như cách cư xử của giáo viên trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhậnthức và tình cảm của học trò Giáo viên sẽ không thuyết phục được học sinh

Trang 11

nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi

sự chân thành Cho nên, mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về nhân cách

để học sinh noi theo

* Quan tâm đến những khó khăn của học sinh:

Mỗi học sinh đến trường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau cả

về vật chất lẫn tinh thần (sức khỏe, nhận thức, tâm lí…) Những điều kiện đóảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em trênlớp Vì vậy, quan tâm đến những khó khăn của học sinh là việc làm vô cùng cầnthiết

Giáo viên nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú

ý đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc

mẹ mất sớm, cha mẹ li hôn, gia đình bất hòa, cha mẹ thiếu sự quan tâm Nhữnghọc sinh có hoàn cảnh này thường dễ có thái độ sống buông thả, bất cần; viphạm nội quy lớp học Giáo viên lúc này không chỉ đóng vai trò là người thầy

mà còn là người bạn gần gũi, thân thiện, được học sinh tin tưởng tâm sự, sẻ chianhững khó khăn, vướng mắc của mình Giáo viên cần lắng nghe và gợi ý, địnhhướng cho học sinh giải quyết những khó khăn của mình

* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy:Nội quy là những điều quy định để bảo đảm trật tự và kỉ luật của lớp học.Nội quy lớp học được xây dựng trên cơ sở ý kiến của tập thể lớp, cha mẹ họcsinh Học sinh là người tự đề ra nội quy và thực hiện theo nội quy đó Điều này

có ý nghĩa tác động vào tinh thần tự giác của học sinh, tình thần tôn trọng kỉ luậttập thể mà chính các em đề ra

* Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp:

Một tập thể lớp tốt là một tập thể đoàn kết, thân ái, thân thiện, cởi mở, tôntrọng nhau Để xây dựng tập thể đó giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạtđộng nhóm, tổ chức trò chơi hoặc hướng dẫn học sinh tự tổ chức trò chơi trongcác giờ sinh hoạt lớp Thiết nghĩ những giờ sinh hoạt vui chơi như vậy sẽ giúphọc sinh mạnh dạn hơn, tăng cường sự gắn bó đoàn kết trong lớp học

Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tổ chức tròchơi trong giờ sinh hoạt của từng tuần Có phần thưởng dành cho các nhóm Mỗitháng hoặc vào những dịp đặc biệt như: 20/10, 20/11… Giáo viên có thể thiết kếtrò chơi (có thể mô phỏng hoặc dựa vào những trò chơi truyền hình như: Rungchuông vàng, Đuổi hình bắt chữ, Trò chơi âm nhạc…) bằng giáo án Power Pointvới những hình ảnh và âm thanh sinh động, hấp dẫn Biện pháp này sẽ kích thíchđược sự chủ động, tinh thần tham gia vào hoạt động tập thể của các em

Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chútrọng giáo dục, tác động, uốn nắn hành vi hơn là trừng phạt, răn đe Trong một

số trường hợp học sinh cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáodục ý thức kỉ luật học sinh tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạtmới được đưa vào để giáo dục Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùngnhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học Biện pháp kỉ luậtbằng hình phạt phải vì lợi ích của học sinh, không gây tổn hại đến thể xác và

Ngày đăng: 01/12/2018, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w