1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả tài chính dự án viên gỗ nén

88 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,7 MB

Nội dung

hợp những đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạonhững cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duytrì, cải tiến, nâng cao chất l

Trang 2

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng, sơ đồ iv

Danh mục hình v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 5

1.1 Dự án đầu tư 5

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 5

1.1.2 Đề cương của dự án đầu tư 6

1.1.3 Chu trình dự án đầu tư 17

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư 21

1.2 Thẩm định dự án đầu tư 25

1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 25

1.2.2 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư 26

1.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 27

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dự án 27

1.3.1 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) 27

1.3.2 Tỷ xuất sinh lợi nội tại (IRR) 29

1.3.3 Thời gian hoàn vốn PB 31

1.4 Hệ số sinh lợi PI 32

1.4.1 Khái niệm 32

1.4.2 Công thức tính 32

1.4.3 Ra quyết định dựa trên hệ số sinh lợi 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH VIÊN GỖ NÉN 34

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Mạnh Bắc Sơn và Dự án sản xuất kinh doanh viên gỗ nén 34 2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty Mạnh Bắc Sơn 34

Trang 3

2.2 Dự án sản xuất viên gỗ nén 40

2.2.1 Tổng quan, bối cảnh dự án 40

2.2.2 Sự cần thiết của dự án 41

2.2.3 Quy mô và giải pháp thực hiện dự án 42

2.2.4 Đánh giá tác động môi trường 52

2.2.5 Phân tích WOST, chiến lược thị trường 56

2.2.6 Tính toán tổng mức đầu tư dự án 57

2.2.7 Nguồn vốn thực hiện dự án 63

2.2.8 Tính toán chi phí của dự án 65

2.3 Phân tích hiệu quả tài chính của dự án sản xuất viên gỗ nén 73

2.3.1 Giá trị hiện tại ròng NPV của dự án 73

2.3.2 Tỷ suất hoàn vốn IRR 74

2.3.3 Thời gian hoàn vốn của dự án 75

2.3.4 Tỷ suất sinh lợi của dự án (PI) 75

2.3.5 Hiệu quả kinh tế - tài chính 75

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 78

3.1 Định hướng của công ty tới danh mục dự án 78

3.2 Lựa chọn đầu tư hay bác bỏ dự án 79

3.3 Giải pháp 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 4

Bảng 1-2 Chi phí giá thành sản xuất, dịch vụ 14

Bảng 1-3 Bảng dự trù lãi lỗ 15

Bảng 1-4: Bảng dự trù cân đối thu chi 15

Bảng 1- 5: Phân loại dự án 22

Bảng 2-1: Các hạng mục công trình 44

Bảng 2-2: Chỉ tiêu kỹ thuật 49

Bảng 2-3: Các chỉ tiêu khác 49

Bảng 2-4: Các hạng mục xây dựng 59

Bảng 2-5:Bảng các máy móc thiết bị đầu tư 60

Bảng 2-6 Bảng tổng mức đầu tư 63

Bảng 2-7: Nguồn vốn thực hiện dự án 64

Bảng 2-8: Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 64

Bảng 2-9: Chi phí nhân công 66

Bảng 2-10 Bảng chi phí nguyên liệu đầu vào 68

Bảng 2-11 Giá bán lẻ điện sinh hoạt 69

Bảng 2-12.Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án 70

Bảng 2-13: Chi phí trên một sản phẩm 71

Bảng 2-14: Bảng tính khấu hao 72

Bảng 2-15: Giá trị hiện tại ròng NPV của dự án 73

Bảng 2-16: Thời gian hoàn vốn của dự án 75

Bảng 2-17: Bảng tính công suất 76

Bảng 2-18: Doanh thu của dự án 76

Bảng 2-19: Báo cáo thu nhập của dự án 77

Bảng 2-20: Tổng hợp chỉ tiêu của dự án 77

Sơ đồ 1-1: Chu trình dự án đầu tư 17

Sơ đồ 1-2: Một số quan điểm khác nhau về chu trình dự án 21

Sơ đồ 1-3: Ra quyết định dựa trên NPV 29

Sơ đồ 1-4: Ra quyết định dựa trên IRR 31

Sơ đồ 1-5: Ra quyết định dựa trên hệ số sinh lợi 33

Trang 5

Hình 2-2: Dây chuyền sản xuất 2 46

Hình 2-3: Sản phẩm viên gỗ nén 47

Hình 2-4 Bếp sử dụng viên gỗ nén 48

Hình 2-5 Hình ảnh dây truyền sản xuất 1 50

Hình 2-6: Hình ảnh dây chuyền sản xuất 2 50

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài (lý do nghiên cứu đề tài) - Rationale

Hiện nay, các phế liệu nông sản thường được các hộ dân xử lý bằng biện phápđốt bỏ gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ gây hỏa hoạn cao nhất là về mùa hanhkhô Việc đốt bỏ không được kiểm soát của rơm rạ còn gây cản trở về tầm nhìn,cháy nổ xe máy oto khi tham gia lưu thông trên đường

Mặt khác, hiện nay nhu cầu sử dụng chất đốt cho các hộ gia đình (dùng đunnấu), các nhà máy xí nghiệp sử dựng than đá, dầu nặng đốt lò, cũng như mục đíchsưởi ấm tại những vùng có khí hậu lạnh như Đông Âu tăng cao Tuy nhiên việc sửdụng chất đốt chủ yếu là than, dầu, khí gas và điện mà giá cả của các nhiên liệu trênngày càng tăng cao, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và một điều đặc biệtquan trọng là gây ô nhiễm môi trường và độc hại

Rơm rạ được dùng làm chất đốt phổ biến ở vùng nông thôn những năm trướcđây, nhưng do quá trình phát triển của xã hội nên hiện nay không còn được sử dụnglàm chất đốt Vì thế để thay thế nguồn nhiên liệu vừa đắt, độc hại, ô nhiễm môitrường và ngày càng cạn kiệt thì cần phải có nhiên liệu thay thế Viên gỗ nén từ rơm

rạ là một giải pháp thay thế cho những nhiên liệu chất đốt trên vừa tiết kiệm về tiềnlại giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Vì thế viên gỗ nén từ rơm rạ ra đời hội tụnhiều ưu điểm vượt trội và đã được sử dụng kiểm chứng rộng rãi ở các nước pháttriển

Nếu so với than đá, nhiệt lượng viên gỗ nén đạt 70% nhưng giá thành chỉ bằng45%, còn so với dầu DO nhiệt lượng viên gỗ đạt 78% nhưng giá thành chỉ bằng30%, cứ 2kg viên gỗ nén thì bằng 1kg dầu DO; so với giá điện hiện nay thì việc sửdụng viên nén còn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều Như vậy cùng một mức giảiphóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên gỗ nén sẽ tiết kiệm được 50% giáthành, hơn nữa đốt viên nén ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá.Ngoài ra do viên nén không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên rất thân thiệnvới môi trường Cứ 1000kg viên gỗ nén sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng thì còn lai10-15kg tro sạch Lượng chất thải (tro sau khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để

Trang 8

bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường Vì vậy việc

sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phầngiải quyết nguồn phế thải trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, không gây ônhiễm môi trường, và hạn chế cháy nổ

Trước nhu cầu ngày càng lớn về nhiên liệu, đồng thời nhận thấy những ưuđiểm vượt trội của viên gỗ nén, cũng như thế mạnh về nguồn nhiên liệu đầu vàoluôn sẵn có Công ty chúng tôi đã quyết định sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuấtviên gỗ nén Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Tân liên với công suất3,5 tấn/giờ Lấy nguyên liệu đầu vào từ rơm rạ, trấu gạo, mùn cưa, dăm bào, dămgỗ… để sản xuất viên gỗ nén

Bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, đạt tiêu chuẩn, chất lượng, chúngtôi tin tưởng rằng viên gỗ nén sẽ được sử dụng rộng dãi làm chất đốt cho các hộdân, công nghiệp cũng như đáp ứng các thị trường xuất khẩu khó tính như: Nhật,Hàn quốc và các nước châu Âu Do đó tôi lựa chọn đề tài " Phân tích hiệu quả tàichính dự án viên gỗ nén" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu – Research objectives

- Hệ thống hóa của một số lý thuyết cơ bản xung quanh việc phân tích hiệu quảtài chính dự án sản xuất viên gỗ nén

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án

- Phân tích những thách thức, cơ hội, điểm mạnh điểm yếu của việc đầu tư dự ánsản xuất viên gỗ nén

- quyết định đầu tư dự án hay không đầu tư dự án

- Ra quyết định về tính hiệu quả tài chính của dự án

3 Những câu hỏi nghiên cứu – Research questions)

- Doanh thu dự kiến của dự án được ước tính như thế nào?

- Chi phí dự kiến của dự án được tính như thế nào?

- Lợi nhuận và ước tính dòng tiền dự kiến của dự án được tính như thế nào?

- Hiệu quả tài chính của dự án được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như thế nào?

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu – Research scope

- Đối tượng nghiên cứu (research object):

Nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự án sản xuất viên gỗ nén

- Phạm vi nghiên cứu về không gian (Reseach location):

Trong quá trình nghiên cứu phân tích các chỉ số tài chính của dự án, ngườinghiên cứu xem xét khả năng mở rộng của dự án, thị trường của sản phẩm đầu ra,phân khúc thị trường của sản phẩm từng giai doạn

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian (Timing for research)

Đề tài nghiên cứu dự kiến được chi làm 3 giai đoạn

+ Thu thập tài liệu, viết chương 1 thời gian dự kiến 2 tuần 15/08/2013)

(01/08/2013-+ Xử lý số liệu: 1 tuần (16/08/2013 - 23/08/2013)

+ Phân tích dự án viết chương 2: 3 tuần (24/08/2013 - 16/09/2013)

+ Phân tích và viết chương 3: 1 tuần ( 17/09/2013 - 25/09/2013)

+ Trình bày luận văn, thông qua luận văn: 1 tuần

+ Dịch luận văn và nộp luân văn

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu (Research methodology)

5.1 Quy trình nghiên cứu (Research process).

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (Data collection methods)

- Lấy số liệu từ dự thảo dự án, do công ty Mạnh Bắc Sơn cung cấp

- Thu thập từ thực tế tại các vùng , khu dân cư, khu công nghiệp, thăm rò ý kiếncác chuyên gia về việc xuất khẩu

- Số liệu bao gồm cả số liệu sơ cấp và thứ cấp

5.3 Phân tích dữ liệu (Data analysis)

- Dùng số liệu đã thu thập để phân tích Cụ thể dùng số liệu để tính toán phân tích hiệu quả tài chính của dự án sản xuất viên gỗ nén

Mục tiêu nghiên cứu Dự án sản xuất viên gỗ nén

Mục tiêu nghiên cứu Dự án sản xuất viên gỗ nén

Tài liệu thu thập

Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả tài chính dự án

Phương pháp luận phân tích hiệu quả tài chính

Dự án viến gỗ nén

Phương pháp luận phân tích hiệu quả tài chính

Dự án viến gỗ nén

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN

1.1 Dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư.

Đầu tư là hoạt động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗiquốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp Đối với quốc gia, đầu tư là tiền đề thúc đẩytăng trưởng, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân Đối với doanhnghiệp, vai trò của đầu tư được thể hiện ngay từ giai đoạn hình thành doanh nghiệpkhi chủ đầu tư bỏ vốn, công sức để xây dựng cơ sở vật chất đầu tiên cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh Như vậy, "đầu tư là hoạt động bỏ vốn hiện tại để thuđược lợi nhuận trong tương lai" Tuy nhiên, để đầu tư đạt mục tiêu đề ra, góp phầnthúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, đồng thời mang lại lợi ích cho nhà đầu tưthì khâu quan trọng đầu tiên là phải lập dự án đầu tư trên cơ sở khoa học và phù hợpvới thực tiễn

Đứng trên nhiều giác độ khác nhau, người ta có thể đưa ra những khái niệmkhác nhau về dự án

Từ điển Oxford của Anh, dự án (project) được định nghĩa là một ý đồ, mộtnhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động Theo tiêu chuẩn củaAustralia (AS 1379-1991), dự án được định nghĩa là một dự kiến công việc có thểnhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc, bao hàm một số hoạt động có liên quanmật thiết đến nhau

Ngân hàng Thế giới (World Bank) một định chế tài chính đa quốc gia nổitiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới - đã đưa ra khái niệm về

dự án như sau: "Dự án là tổng thể các chính sách hoạt động và chi phí liên quan vớinhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời giannhất định"

Ở Việt Nam, theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 của Chínhphủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng thì "Dự án đầu tư là một tập

Trang 12

hợp những đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạonhững cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duytrì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thờigian xác định".

Sau một thời gian thực hiện việc quản lý đầu tư và xây dựng theo tinh thầnnghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999, khái niệm về dự án đầu tư đã đượckhái quát hóa và khái niệm này đã được thể hiện trong luật đầu tư của Việt nam:

"Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất trung và dài hạn để tiến hành các hoạt độngđầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định"

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Cụ thể là khi thực hiện, dự

án sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho bản thân chủ đầu tưnói riêng Những mục tiêu này cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như tạonguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại lợinhuận cho chủ đầu tư

- Các hoạt động của dự án Dự án phải nêu rõ những hành động cụ thể phảithực hiện, địa điểm diễn ra các hoạt động của dự án, thời gian cần thiết để hoànthành, các bộ phận có trách nhiệm thực hiện những hành động đó Cần lưu ý rằngcác hoạt động đó có mối quan hệ với nhau vì tất cả đều hướng tới sự thành công của

dự án và các hoạt động diễn ra trong một môi trường không chắc chắn Môi trường

dự án không phải môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai

- Các nguồn lực Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếucác nguồn lực về vật chất, tài chính, con người Vì vậy, phải nêu rõ các nguồn lựcvần thiết cho dự án Tổng hợp các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.Một dự án bao giờ cũng được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồnlực

1.1.2 Đề cương của dự án đầu tư

Để hiểu được một cách cụ thể khái niệm dự án đầu tư, một trong nhũngphương pháp tiếp cận hiệu quả nhất là nắm vững đề cương của dự án đầu tư Bêncạnh đó, một số ngân hàng tại Việt nam quy định khoảng thời gian từ khi tiếp nhận

Trang 13

đầy đủ hồ sơ vay của khách hàng đến khi ra quyết định sơ bộ" là dưới 30 ngày.Điều này tạo áp lực buộc cán bộ làm công tác thẩm định phải nắm bắt rất nhanhthông tin của bản dự án Muốn hoàn thành nhiệm vụ trên, người cán bộ thẩm địnhcần nhớ chính xác đề cương của dự án đầu tư.

Về nguyên tắc, đề cương dự án đầu tư thường bao gồm những nôi dung như:(1) Mục tiêu và sự cần thiết của dự án; (2) Mô tả về sản phẩm và thị trường của dựán; (3) Mô tả các yếu tố đầu vào, công nghệ thiết bị và các vấn đề kỹ thuật của dựán; (4) Địa điểm, đất đai, quy mô xây dựng và các hạng mục công trình; (5) Nhucầu vốn và khả năng thu xếp vốn; (6) Phương thức tổ chức và quản lý dự án; (7)Xác định hiệu quả tài chính; (8) Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội; (9) Kết luận vàkiến nghị

Về lý thuyết, bản đề cương dự án đầu tư thường gồm những nội dung sau:

Phần I Căn cứ lập báo cáo khả thi

- Căn cứ pháp lý: các văn bản pháp lý, các quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, hoặc các thỏa thuận…

- Căn cứ thực tế: Bối cảnh hình thành dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư và nănglực

- Các nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình hình thành dự và thực hiện dự ánđầu tư

- Quy cách, các tiêu chuẩn chất lượng, hình thức bao bì

 Vị trí của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ trong danh mục ưu tiêncủa nhà nước

Phần III Thị trường

 Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm dịch vụ được chọn:

Trang 14

- Nhu cầu hiện tại trên các địa bàn dự kiến thâm nhập, chiếm lĩnh

- Dự báo nhu cầu tương lai Số liệu kết quả dự báo

- Các nguồn và kênh đáp ứng nhu cầu, mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại Dựbáo về nhu cầu đáp ứng trong tương lai, các nguồn và các kênh chủ yếu

- Dự báo về mức độ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, các yếu tốchính trong cạnh tranh trực tiếp, khả năng xuất hiện hoặc gia tăng cạnh tranhgián tiếp, mức độ (nếu có)

 Xác định khối lượng sản phẩm bán hàng trong năm: Dự kiến mức độ thâmnhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời gian tồn tại ( địa bàn,nhóm khách hàng chủ yếu, khối lượng tối đa, tối thiểu)

 Giải pháp thị trường:

- Chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày,dịch vụ sau bán hàng)

- Chiến lược giá cả và lợi nhuận

- Biện pháp thiết lập hoặc mở rộng mối quan hệ với thị trường dự kiến

- Hệ thống phân phối, tổ chức mạng lưới tiêu thụ

- Quảng cáo và các biện pháp xúc tiến khác

Phần IV Khả năng bảo đảm và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

 Nguồn và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu (nguyên vậtliệu, nhiên liệu…) Phân tích các thuận lợi và hạn chế với các ảnh hưởngbất lợi có thể xảy ra

 Phương thức bảo đảm cung cấp ổn định từng yếu tố đầu vào trong sảnxuất, đánh giá tính hiện thực của phương án

Phần V Quy mô và chương trình sản xuất

 Xác định quy mô và chương trình sản xuất, các sản phẩm chính, các sảnphẩm phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài, sản phẩm dịch vụ xuất khẩu,sản phẩm thị trường nội địa… cơ sở xác định

- Các kết luận của phần II, III, IV

Trang 15

- Phân tích quy mô kinh tế của dây chuyền công nghệ và thiết bị chủ yếu.

Phần VI Công nghệ và trang bị

 Mô tả công nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản)

- Sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ

- Mô tả đặc trưng công nghệ cơ bản của các công đoạn chủ yếu

 Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ưu việt và hạn chếcác công nghệ đã chọn ( so sánh với một số phương án khác qua chỉ tiêukinh tế kỹ thuật quan trọng như: chất lượng, giá bán thành phẩm, mức tiêuhao nguyên liệu…)

 Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.Công đoạn có vấn đề cần đổi mới công nghệ, mục tiêu phạm vi của đổimới công nghệ, đối tượng cần chuyển giao, phương thức chuyển giao và lý

do lựa chọn phương thức, giá cả và phương thức thanh toán…

 Ảnh hưởng của dự án đến môi trường và các giải pháp xử lý

- Các chất có khả năng gây ô nhiễm qua khí thải, nước thải, chất thải rắn Khốilượng chất thải tăng mỗi năm

- Các giải pháp mà dự án sẽ sử dụng để chống ô nhiễm Các thiết bị sẽ sử dụng

để thực hiện để thực hiện các giải pháp đó

- Thành phần nước thải, khí thải, chất thải rắn sau khi áp dụng các giải phápnói trên

- Giải pháp xử lý cuối cùng (phân hủy, chon cất) các chất độc hại thu hồi từkhí thải, nước thải, các chất thải rắn của dự án

- Những ảnh hưởng khác đối với môi trường và biện pháp khắc phục:

+ Ảnh hưởng đối với mặt bằng (trưởng hợp dự án có khai thác tài nguyênkhoáng sản, đất đá…)

+ Ảnh hưởng đối cới cân bằng sinh thái (trường hợp dự án có khai thác và sửdụng tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biển…)

+ Các ảnh hưởng khác (bụi, tiếng ồn, ánh sang đối với khu vực lân cận…).+ Giải pháp phòng ngừa và và khắc phục các ảnh hưởng nói trên

Trang 16

- Các nghĩa vụ và trách nhiệm về môi trường của chủ thể liên quan

 Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị (lý doa lựa chọn nguồn cung cấp,đánh giá khả năng đảm bảo các yêu cầu đã đề ra, so sánh với các phương

án có thể khác)

 Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị công nghệ, thiết bị độnglực, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng…) Tổng giátrị thiết bị của dự án

 Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế Phương án cung ứngphụ tùng và chi phí bảo dưỡng sửa chữa hàng năm

Phần VII: Tiêu hao ngyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác

 Trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật tương ứng với công nghệ đãchọn, tính toán chi tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu,năng lượng, nước và các yếu tố đầu vào khác

 Tính toán chi phí (tiền Việt nam đồng và ngoại tệ) cho từng yếu tố trongtừng năm

 Xác định chương trình cung cấp, nhằm bảo đảm cung cấp ổn định, đúngthời hạn, đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu, bán thànhphẩm nhập từ nước ngoài cần xác định rõ nguồn cung cấp, phương thứcthanh toán, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả.phương ánthay thế bằng nguồn trong nước

 Tính toán nhu cầu vận tải, phương án vận tải lựa chọn

Phần VIII Địa điểm và đất đai

 Căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm Tính phù hợp quy hoạch củaviệc lựa chọn (quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch xây dựng)

 Phương án địa điểm

 Mô tả địa điểm: Khu vực hành chính, tọa độ địa lý

 Các số liệu cơ bản: diện tích, ranh giới

 Các điều kiện cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện nước, thoát nước)

Trang 17

 Số liệu khảo sát về địa chất công trình.

 Các phương án so sánh

 Sơ đồ khu vực địa điểm

 Phương án giải phóng mặt bằng và chi phí hợp lý, cần thiết

Phần IX Quy mô xây dựng và hạng mục công trình

 Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụsản xuất, kho (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà hành chínhquản lý, nhà để xe, nhà thường trực, bảo vệ…)

 Bố trí các hạng mục xây dựng có mái (nhà xưởng, nhà phụ trợ, nhà vănphòng…)

 Tính toán quy mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuônviên doanh nghiệp, đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp điện (động lực,chiếu sang, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liênlạc, cổng tường rào, cây xanh…

 Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên ngoài khuôn viên doanhnghiệp (đường giao thông, đường dây thông tin, đường dây dẫn điện, ốngnước thải,… nối với hệ thống chung của khu vực)

 Các hạng mục phòng chống ô nhiễm: chi phí cho các hạng mục đó, mức độ

an toàn của các biện pháp sử dụng

 Sơ đồ tổng mặt bằng

 Khái quát các hạng mục xây dựng

Phần X Tổ chức sản xuất kinh doanh

 Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất

 Tổ chức hệ thống cung ứng

 Tổ chức hệ thống tiêu thụ

 Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp

 Sơ đồ tổ chức tổng quát Các nguyên tắc và biện pháp nhằm bảo đảm sự tươngxứng giữa nghĩa vụ, trách nhiệm với quyền, quyền lợi mỗi bên góp vốn

Phần XI Nhân lực

Trang 18

 Nhu cầu nhân lực trong thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tư và vận hànhcông trình ( từng năm, quý hoặc tháng) Trong đó chia ra:

- Theo khu vực: trực tiếp, gián tiếp, quản trị, điều hành

- Theo trình độ lành nghề: Lao động kỹ thuật và lao động phổ thông

- Theo quốc tich: người Việt Nam và người nước ngoài

 Mưc lương bình quân, mức lương tối thiểu, mức lương tối đa cho từng loạinhân viên Tính toán tổng quỹ lương hàng năm cho từng giai đoạn của dựán

 Nguồn cung cấp nhân lực: Nguyên tắc tuyển dụng, trương trình đào tạo (tạiViệt nam, tại nước ngoài); chi phí đào tạo hàng năm

Phần XII Phương thức tổ chức thực hiện

 Phương thức tổ chức thực hiện việc thiết kế, xây dựng, mua sắm lắp đặtthiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo… Dự kiến các đơn vị tham giathực hiện hoặc đơn vị dự thầu, phương thức giao thầu Các phương án đãcân nhắc, tính ưu việt của phương án được chọn

 Thời hạn thực hiện đầu tư (khởi công – hoàn thành), tiến độ thực hiện cáccông việc chủ yếu (thiết kế, đàm phán, ký kết hợp đồng, cung cấp thiết bị,xây dựng lắp đặt, đào tạo…) Điều kiện để đảm bảo tiến độ thực hiện

 Biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết

 Biểu đồ tiến độ thực hiện công việc chủ yếu

 Tiến độ sử dụng vốn: Xác định nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian (quý,tháng…) Trương hợp nhiều bên góp vốn hoặc đầu tư liên doanh với nướcngoài cần xác định trách nhiệm, thời gian bắt đầu và hoàn tất việc góp vốncủa mỗi bên, số vốn mỗi bên phải góp trong mỗi đợt, lịch trình sử dụngvốn…

 Nguồn vốn, tính khả thi (tính hiện thực, tính thích hợp) của nguồn vốn (đốivới dự án) Kế hoạch huy động vốn từ mỗi nguồn

Phần XIII Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn

Trang 19

 Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án (kể cả ngoại tệ và tiền ViệtNam).

 Nguồn vốn:

- Vốn góp (vốn pháp định trong trường hợp đầu tư có vốn nước ngoài) Tỷ lệ,hình thức góp vốn của mỗi bên (bằng tiền, máy móc – thiết bị, quyền sửdụng đất, công nghệ…)

- Vốn vay: Ngắn hạn, trung hạn dài hạn với các mức lãi suất cụ thể

C Doanh thu từ thứ liệu, phế liệu

D Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài

Tổng doanh thu

Trang 20

Chi phí giá thành sản xuất, dich vụ

Bảng 1-2 Chi phí giá thành sản xuất, dịch vụ

7 Bảo hiểm xã hội

8 Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị

nhà xưởng

9 Khấu hao

10 Chi phí phân xưởng

11 Chi phí quản lý doanh nghiệp

12 Chi phí thuê nhà, thuê đất

13 Chi phí xử lý phế thải

14 Chi phí ngoài sản xuất

15 Lãi tín dụng

16 Thuế doanh nghiệp

17 Phí chuyển giao công nghệ phải trả

theo kỳ vụ

18 Chi phí khác

Tổng chi phí

Trang 21

3 Giá thành sản phẩm tồn kho đầu năm

4 Giá thành sản phẩm tồn kho cuối năm

5 Giá thành sản phẩm bán ra (2+3-5)

6 Lợi nhuận gộp (1-5)

7 Thuế lợi tức

8 Lợi nhuận thuần

9 Phân phối lợi nhuận thuần

Các tỷ lệ tài chính

1 Vòng quay vốn lưu động

2 Lợi nhuận thuần/doanh thu

3 Lợi nhuận thuần/vốn riêng

4 Lợi nhuận thuần/tổng vốn đầu tư

 Bảng dự trù cân đối thu chi:

Bảng 1-4: Bảng dự trù cân đối thu chi

A Số tiền thu vào

1 Tổng doanh thu (trừ bán chịu)

2 Vốn góp

3 Vốn vay

- Vay ngắn hạn

- Trung hạn

1 Thu do thanh ly hàng tồn kho

2 Các khoản mua chịu

3 Nhượng bán tài sản có

Trang 22

4 Thu nợ

5 Thu khác

B Số tiền chi ra:

1 Chi bằng tiền cho sản xuất,điều hành

2 Trả lãi vốn vay

3 Hoàn trả nợ gốc

4 Chi phí chuẩn bị

5 Mua sắm tài sản cố đinh:

- Chi phí ban đầu về đất

Số tiền có đầu năm

Số tiền có cuối năm

Số tiền tăng giảm cuối năm

Trang 23

1.1.3 Chu trình dự án đầu tư

Chu trình dự án là các thồi kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần trải qua, bắtđầu từ thời điểm có ý định đầu tư, cho đến thời điểm kết thúc dự án

Về lý thuyết chu trình dự án được chia thành nhiều giai đoạn

Sơ đồ 1-1: Chu trình dự án đầu tư

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn này gồm những bước sau:

 Nghiên cứu cơ hội đầu tư

 Nghiên cứu tiền khả thi

 Nghiên cứu khả thi

 Thẩm định để ra quyết định đầu tư

Nghiên cứu cơ hội

Trang 24

Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nghiên cứu những khả năng, những điều kiện để

chủ đầu tư có thể tiến hành đầu tư Mục đích của nó là tìm ra được cơ hội đầu tưphù hợp nhất đối với chủ đầu tư Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư có tác dụng xácđịnh một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về khả năng đầu tư trên

cơ sở những thong tin cơ bản đưa ra đủ để người có khả năng đầu tư cân nhắc, xemxét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không

Nghiên cứu tiền khả thi là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư Mặc dù mới chỉ là

sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư, nhưng không vì thế mà chủ đầu tư coi nhẹ, giảmbớt nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả những vấn đề có liên quan ảnhhưởng đến việc đầu tư như thị trường, tài chính, kinh tế-kỹ thuật…

Tuy nhiên vì là sự lựa chọn sơ bộ cho nên chủ đầu tư chưa nghiên cứu nhữngvấn đề đó một cách chi tiết, tỉ mỉ Việc nghiên cứu những vấn đề đó ở mức trungbình và trong trạng thái tĩnh Tức là chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố bấtđịnh và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các sự án có xây dựng lắp đặt cần đề cập

đến các vấn đề sau:

- Sựu cần thiết phải đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai thựchiện dự án

- Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư

- Lựa chọn địa điểm xây dựng, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhữngảnh hưởng về môi trường, xã hội

- Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng

- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động của các nguồn vôn,khả năng hoàn vốn và trả nợ

- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án

- Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặctiểu dự án nếu có

Trang 25

Nghiên cứu khả thi là sự lựa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư nên chủ đầu tư

phải tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện và triệt để những nộidung về thị trường tài chính, kinh tế kỹ thuật… có ảnh hưởng đến việc đầu tư Điềuđáng chú ý là nghiên cứu khả thi diễn ra trong trạng thái động, tức là có tính đến cácyếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung cụ thể

Nội dung chủ yếu củ báo cáo nghiên cứu khả thi đề cập đến các vấn đề chủyếu sau:

- Phân tích những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư

- Lựa chọn hình thức đầu tư

- Phân tích chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng

- Phân tích lựa chọn phương án địa điểm cụ thể

- Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có)

- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

- Phân tích các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế cơ sử củaphương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường

- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốntheo tiến độ Phương án hoàn trả vốn đầu tư

- Phương án quản lý, khai thác dự án và sử dụng lao động

- Phân tích hiệu quả đầu tư

- Xác định các mốc thời gian thực hiện đầu tư

- Xác định mối quan hệ và trách nhiệm của cơ quan liên quan đến dự án.Thẩm định để ra quyết định đầu tư Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi sẽ tổchức thẩm định để đi đến quyết định có thực hiện đầu tư hay không

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất – kỹthuật, tiền đề cho dự án đu vào giai đoạn sau cùng Giai đoạn này bao gồm nhữngbước chính sau:

- Xinh đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)

Trang 26

- Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấyphép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên).

- Thực hiện đền bù giả phóng mặt bằng

- Đàm phán ký kết các hợp đồng

- Thiết kế và lập dự toán thi công công trình

- Thi công xây lắp công trình

- Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình

Trong giai đoạn này vốn đầu tư chi ra rất lớn và chưa sinh lời Thời giancàng kéo dài, vốn sử dụng càng nhiều, tổn thất càng lớn và xó thể xảy ra các tổnthất đối với thiết bị chưa hoặc đang được xây dựng dở dang Tuy nhiên, không thểtùy tiện rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượngthi công xây dựng – lắp đặt công trình, gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn vận hành,khai thác Như vậy, vấn đề bảo đảm chất lượng xây dựng – lắp đặt công trình vàthời gian thi công là quan trọng hơn cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn 3: Vận hành dự án

Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư, thực chất của giai đoạn này làđưa công trình được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác Tức là, thựchiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra, trong

đó có mục tiêu chủ yếu là thu hồi vốn và có lợi nhuận

Trong những năm đầu, khi dự án mới đi vào hoạt động, do tình hình chưa ổnđịnh nên công suất thực tế đạt được không cao Vì vậy, năm thứ nhất công suất thực

tế chỉ nên tính khoảng 50-60% công suất thiết kế, năm thư hai ở mức cao hơn,khoảng 75% Công suất thực tế đạt được ở mức cao nhất thường là từ năm thứ batrở đi và khi đó cũng chỉ nên tính ở mức xấp xỉ 90% công suất thiết kế

Tóm lại, chu trình dự án là các giai đoạn và các bước mà một dự án đầu tư

cho đến thời điểm kết thúc dự án

Đối với những người thẩm định, điều quan trọng nhất khi nghiên cứu chutrình dự án là xác định các đặc điểm của việc ra quyết định cho vay tùy thuộc thờiđiểm mà nhà đầu tư muốn xin vay đang thuộc giai đoạn nào trong chu trình dự án

Trang 27

Ví dụ, với một dự án xây dựng khu chung cư, việc chủ dự án lập dự án để vay vốntrong giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ rất khác khi ra quyết định cho vay trong giai đoạnthực hiện dự án Ngay trong giai đoạn thực hiện dự án, nếu chủ đầu nộp dự án đềnghị vay để giải phóng mặt bằng cũng sẽ rất khác khi chủ đầu tư chỉ xin vay nhậpthiết bị phục vụ cho công tác hoàn thiện tòa nhà Rõ rang, cùng dự án, nhưng đềnghị về mức cho vay, thời điểm cho vay, mức độ rủi ro cân đối nguồn trả nợ vàphương án lãi suất cho cay có thể sẽ rất khác nhau khi chủ đầu tư nộp dự án xin vaytại ngân hàng ở các giai đoạn khác nhau của dự án.

Hộp 4: Một số quan điểm khác nhau về chu trình dự án

Sơ đồ 1-2: Một số quan điểm khác nhau về chu trình dự án

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư

Mục đích của phân loại dự án đầu tư là để quản lý dự án Có nhiều phươngpháp phân loại dự án, phục vụ công tác lập thẩm định về quản lý dự án tại ViệtNam Bốn cách phân loại dự án đầu tư thường được đề cập gồm:

Nhận dạng, lập chương trình đầu tư

Xác định dự án

Đánh giá dự án

Thẩm địnhLập dự án

Thực hiện dự án

Trang 28

a Theo quy mô và tính chất

Dự án quan trọng quốc gia do quốc hội xem xét, quyết định về chủ chươngđầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B,C

Bảng 1- 5: Phân loại dự án

STT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư

DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

I Nhóm A

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực

bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc

gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng

Không kể mứcvốn

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc

hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

Không kể mứcvốn

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng luyện kim, khai thác và chế biến khoáng

sản, các dự án giao thong (cầu cảng biển, cảng sông, sân

bay, đường sắt, quốc lộ), xây dựng khu nhà ở

Trên 1.500 tỷđồng

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao

thông (khác I-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng

kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện

tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí

khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông

Trên 1.000 tỷđồng

5 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,

sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên

nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuể sản,

chế biến nông, lâm, thủy sản

Trên 700 tỷ đồng

6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa,

giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Trên 500 tỷ đồng

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo

Từ 75 đến 1.500

tỷ đồng

Trang 29

máy, xi măng, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng

sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng song,

sân bay, đường sắt, quốc lộ), xây dựng khu nhà ở

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao

thông (khác II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng

kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện

tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí

khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông

Từ 50 đến 1.000

tỷ đồng

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật

khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in,

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông

lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm,

thủy sản

Từ 40 đến 700 tỷđồng

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa,

giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Từ 30 đến 500 tỷđồng

III Nhóm C

1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng

sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng song,

sân bay, đường sắt, quốc lộ), xây dựng khu nhà ở

Dưới 75 tỷ đồng

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao

thông (khác II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng

kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện

tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí

khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông

Dưới 50 tỷ đồng

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật

khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in,

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông

Dưới 40 tỷ đồng

Trang 30

lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm,

thủy sản

4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hóa,

giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng

khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể

dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Dưới 30 tỷ đồng

Ghi chú:

 Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theochiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao Thông VậnTải

 Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thựchiện theo quyết định của Thủ Tường Chính Phủ

b Theo nguồn vốn đầu tư

- Dự án sử dụng ngân sách nhà nước

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của nhà nước

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc hỗn hợp nhiều nguồnvốn

Trang 31

- Dự án đầu tư địa ốc, dự án BOT hạ tầng.

- Dự án đầu tư dịch vụ thương mại

- Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp truyền thống

- Dự án đầu tư theo công nghệ mới

Như vậy, tùy theo cách thức quản lý mà chúng ta chon cách phân loại thích hợp,

cụ thể

- Đối với cán bộ thẩm định nên sử dụng cách phân loại thứ ba và thứ tư

- Đối với việc quản lý dự án nên sử dụng cách phân loại của nhà nước mà cụthể là nghị đinh số 10/2009/NĐ-CP ngày 12-02-2009 của Chính phủ về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.2 Thẩm định dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảo trong bướcnghiên cứu khả thi Mặc dù trong dự án đã đề cập đến tất cả các khía cạnh liên quanđến hoạt động đầu tư một cách khá đầy đủ và chi tiết nhưng dự án vẫn chưa thểtriển khai được vì đứng trên góc độ quản lý nhà nước về đầu tư và quy hoạch đầu tưcần có sự đánh giá một cách tổng thể, khách quan về tác động của dự án đó đối vớiquốc gia trên mọi phương diện Điều này đòi hỏi dự án đầu tư nhất thiết phải trảiqua một quá trình thẩm định kỹ càng Trên phương diện nhà tài trợ vốn cho dự án,các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính tín dụng cũng đặc biệt quantâm đến vấn đề này, qua thẩm định dự án sẽ khẳng định được tính hiệu quả và tính

an toàn của công cuộc đầu tư Nhờ đó mà các tổ chức tài chính – tín dụng có được

cơ sở vững chắc trong quá trình ra quyết định tài trợ vốn

Thẩm định dự án là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách kháchquan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, đặttrong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để cho phép đầu tưhoặc quyết định tài trợ vốn

Trang 32

Hoạt động thẩm định dự án đầu tư được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổchức khác nhau Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ quan tiến hành thẩm định và chủ thểtham gia thẩm định mà mục tiêu cũng như thời điểm thẩm định diễn ra khác nhau.

Đối với các dự án có quy mô lớn, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và cơquan chủ quản đầu tư (Bộ quản lý ngành) tham gia thẩm định từ giai đoạn chủ đầu

tư nghiên cứu tiền khả thi để ra quyết định đầu tư và cho phép kêu gọi vốn đầu tư

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, tổchức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khitrình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư

Đối với dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, Sơ Kế hoạch và Đầu tư cùng chínhquyền địa phương thẩm định dự án khả thi để ra quyết định đầu tư

Các tổ chức tài chính – tín dụng thẩm định dự án để xem xét tính hiệu quả,tính khả thi, phương án trả nợ và quyết định tài trợ đầu tư

1.2.2 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư

Mục đích của thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp các chủ đầu tư và các cơquan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyếtđịnh đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà họ mong muốnthông qua việc đầu tư dự án

Đối với chủ đầu tư, việc thẩm định dự án thực hiện độc lập với quá trìnhsoạn thảo dự án sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận lại dự án của mình một cáchkhách quan hơn Từ đó thấy được những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổsung kịp thời

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng,mục đích thẩm định dự án là nhằm đánh giá được tính phù hợp của dự án đối vớiquy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt:mục tiêu

1.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Trong đánh giá một dự án đầu tư, các ngân hàng thương mại thường yêu cầucán bộ thẩm định lập tờ trình dự án Nội dung tờ trình thẩm định dự án của các ngânhàng thương mại khác nhau có thể khác nhau về hình thức Tuy nhiên, xét về nội

Trang 33

dung, các tờ trình thẩm định dự án của các ngân hàng Việt nam thường tập trungvào 8 nội dung chính sau:

1 Thẩm định tính pháp lý của dự án

2 Thẩm định sự cần thiết của dự án

3 Thẩm định hiệu quả thị trường của dự án

4 Thẩm định hiệu quả kỹ thuật của dự án

5 Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án

6 Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

7 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội

8 Phân tích rủi ro của dự án

Tờ trình thẩm định với 8 nội dung trên cùng với bản đánh giá về chủ đầu tư(thường gồm năng lực pháp lý, uy tín, năng lực tài chính, khả năng kinh doanh…)

và bản đánh giá tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay với dựán

1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dự án

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp chính được sủ dụng đểđánh giá dự án trong quản lý tài chính Các phương pháp này bao gồm: (a) thời gianhoàn vốn PB; (b) giá trị hiện tại ròng, NPV (c) tỷ suất sinh lợi nội tại, IRR Nói cáchkhác đâu cũng chính là các chỉ tiêu chính để thẩm định tính khả thi của dự án vềmặt tài chính

1.3.1 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

a Khái niệm

Giá trị hiện tại ròng NPV là một phương pháp đánh giá khả năng sinh lợi của

dự án trên cơ sở kỹ thuật dòng tiền chiết khấu Phương pháp này bao gòm ba bướcchính sau:

1 Tính giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền của dự án, kể cả dòng tiền vào vàdòng tiền ra, dung chi phí vốn WACC của dự án làm tỷ suất chiết khấu

2 Tính tổng các giá trị hiện tại để nhận được NPV của dự án

3 Nhận định về NPV:

Trang 34

- Khi một dự án có NPV<0, có nghĩa là nó không sản sinh đủ thu nhập đểtrang trải vốn đầu tư ban đầu và chi phí huy động vốn cho đầu tư đó.

- Khi một dự án có NPV=0, có nghĩa là thu nhập của nó vừa đủ để thu hồi vốnđầu tư, và cho các nhà đầu tư được hưởng tỷ suất thu hồi yêu cầu của họ, tức

= CF 0 + CF 1 (PVIF k%,1 ) + CF 2 (PVIF k%,2 ) + … + CF n (PVIF k%,n )

Trong công thức trên, CFt là dòng tiền kỳ vọng của dự án ở cuối năm thứ t vàcác dòng tiền này có thể mang dấu âm hoặc dấu dương tùy thuộc là dòng tiền ra haydòng tiền vào, còn k là chi phí vốn dự án

Hàm tính giá trị hiện tại của hiệu số thu chi NPV:

Để tính giá trị hiện tại của hiệu số thu chi ta nhập vào bảng tính Excel hàmnhư sau:

Công thức: =NPV(rate,value1,value2, ) (Công thức 1-2)

Trong đó:

Rate: Là tỷ suất chiết khấu

Value1, value2,…: Là các giá trị của dòng tiền được tính theo từng kỳ nhấtđịnh, thường là tính cho từng năm (có thể sử dụng từ 1 đến 29 đại lượng giá trị)

c Ra quyết định dựa trên NPV

Như vậy, NPV là phương pháp cho biết lợi nhuận tuyệt đối của dự án tùythuộc vào chi phí vốn của dự án Về lý thuyết, NPV la phương pháp tốt nhất để

Trang 35

đánh giá khả năng sinh lợi của dự án vì được tính toán dựa trên chi phí vốn của dựán.

Tuy nhiên phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chínhxác chi phí vốn Hơn nữa, NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệphần trăm nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư Chẳng hạn, nếu đờisống hoặc vốn đầu tư của hai dự án A và B không bằng nhau thì việc lựa chọn mộttrong 2 dự án này chắc chắn sẽ gặp khó khăn Chính vì vậy, người ta cần đến mộtphương pháp tính khả năng sinh lợi của dự án theo tỷ lệ phần trăm, đó là phươngpháp tỷ suất sinh lợi nội tại IRR

Sơ đồ 1-3: Ra quyết định dựa trên NPV

1.3.2 Tỷ xuất sinh lợi nội tại (IRR)

a Khái niệm

Để hiêu rõ bản chất của phương pháp IRR cần xem xét và trả lời câu hỏi sau:Nếu đầu tư 100 tỷ VND vào dự án A, và trong 3 năm tới lần lượt nhận được cáckhoản thu nhập hàng năm là 10, 60, 80 tỷ VND thì trong đầu tư này mỗi năm doanhnghiệp sẽ được hưởng một tỷ suất sinh lợi là bao nhiêu phần trăm? Tỷ suất sinh lợi

đó được gọi là tỷ suất sinh lợi nội tại IRR của dự án A

Trang 36

lại, được chiết khấu về thời điểm ban đầu với một tỷ suất chiết khấu chính là tỷ suấtsinh lợi nội tại của dự án Nói cách khác, IRR thực chất là một tỷ suất chiết khấusao cho giá trị hiện tại của dòng tiền ra của dự án bằng với giá trị hiện tại của cácdòng tiền vào của dự án Điều này cũng có nghĩa IRR là một tỷ suất chiết khấu saocho NPV của dự án bằng không.

Tỷ suất này được gọi là nội tại vì, theo định nghĩa như trên, nó chỉ phụ thuộc

và dòng tiền của chính dự án mà không phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài đượcthể hiện qua chi phí huy động vốn – một nhân tố do các nhà cung cấp vốn ở bênngoài dự án quyết định

Phương pháp tính toán IRR có dạng sau và để giải phương trình này cần phải

sử dụng phương pháp nội suy hoặc máy tính

NPV=0=

n

o t

Values: Là một dãy số hoặc một tham chiếu tới các ô chứa những giá trị mà

ta muốn tính suất thu lợi nội tại Nó phải chứa ít nhất một giá trị dương và một giátrị âm để tính IRR

c Ra quyết định dựa trên IRR

Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án bằng tỷ lệ phần trăm,

vì vậy rất thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư Tiêu chí đánh giá dự án nàyrất quan trọng vì nếu tỷ suất sinh lời nội tại lớn hơn chi phí huy động vốn thì sẽ xuấthiện một mức thặng dư nhất định sau khi hoàn trả vốn và chi phí vốn, hiển nhiên làphần thặng dư này thuộc về chủ đầu tư của dự án Ngược lại nếu IRR thấp hơn chiphí vốn, việc thực hiện dự án sẽ mang lại những tổn thất tài chính đầu tư

Trang 37

Như vậy, IRR có thể coi là ngưỡng hòa vốn của dự án và do đó rất hữu íchcho việc đánh giá dự án Một vài đặc điểm khác và hạn chế của phương pháp IRR

sẽ được làm rõ hơn ở phần sau khi đối chiếu hai phương pháp NPV và IRR

Sơ đồ 1-4

Sơ đồ 1-4: Ra quyết định dựa trên IRR

1.3.3 Thời gian hoàn vốn PB

a Khái niệm

Thời gian hoàn vốn được định nghĩa là khoảng thời gian cần thiết để thunhập ròng hàng năm của dự án có thể trang trải được vốn đầu tư cũng như chi phíhuy động vốn cho đầu tư đó Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn bản chất của chỉ tiêu nàycần phân biệt hai khái niệm thời gian hoàn vốn, đó là thời gian hoàn vốn đơn giản,

và thời gian hoàn vốn chiết khẩu

Thời gian hoàn vốn đơn giản PB đây là khoảng thời gian kỳ vọng thu hồi vốnđầu tư của dự án nhưng chưa tính đến chi phí sử dụng vốn Quy tắc tính chỉ tiêu nàybao gồm 2 bước Trước hết xác định dòng tiền tích lũy trên cơ sở dòng tiền kỳ vọngcủa dự án Dòng tiền tích lũy trả lời câu hỏi: tại mỗi thời điểm của dự án số vốnchưa thu hồi hoặc thu nhập ròng là bao nhiêu? Dòng tiền tích lũy được tính bằngcách cộng lũy kế các dòng tiền của dự án như trong bảng sau

Trang 38

Kết quả cộng lũy kế cho thấy đến cuối năm thứ 2 dự án A vẫn còn 30 tỷVND vốn đầu tư chưa được thu hồi, tuy nhiên đến cuối năm thứ 3 thì thu nhập ròngcủa dự án này đã là 50 tỷ VND

b Công thức xác định thời gian hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn được tính như sau:

PB = + (Công thức 1-4)

c Ra quyết định dự trên thời gian hoàn vốn.

Nếu dự án nào có PB nhở hơn thời gian cho phép thì dự án đó được chọn, dự

án có thời gian hoàn vốn ngắn hơn thì sẽ tốt hơn về khả năng thu hồi vốn Tuynhiên, thời gian hoàn vốn đơn giản là một chỉ tiêu khá lỏng lẻo vì nó chưa phản ánhđược khả năng trang trải chi phí huy động vốn Vì lý do này người ta cần quan tâmđến thời gian hoàn vốn chiết khấu

Trang 39

1.4.3 Ra quyết định dựa trên hệ số sinh lợi

Sơ đồ 1-5: Ra quyết định dựa trên hệ số sinh lợi

Lưu ý: Nếu là các dự án đầu tư loại trừ nhau thì ta chọn dự án nào có PI lơn nhất

và phải lớn hơn 1

Nếu PI > 1

Tùy quyết địnhNếu PI = 1

Nếu PI < 1

Chấp nhận đầu tư dự án

Loại bỏ dự án

Trang 40

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN SẢN XUẤT

KINH DOANH VIÊN GỖ NÉN

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Mạnh Bắc Sơn và

Dự án sản xuất kinh doanh viên gỗ nén.

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty Mạnh Bắc Sơn

Tên Công ty: Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Mạnh Bắc Sơn.

Tên tiếng Anh: Manh Bac Son Trading and Technology Company Limited Tên Viết Tắt: MBS Co., Ltd

Địa chỉ giao dịch: Số 86 đường Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai,

* Lĩnh vực hoạt động của MBS Co.,Ltd:

- Nhập khẩu, buôn bán thiết bị, máy móc công nghiệp;

- Buôn bán các loại hoá chất dùng trong Công nghiệp (trừ hoá chất bị nhà nước cấm);

- Tư vấn, thi công lắp đặt các công trình nước và xử lý nước thải;

- Xây dựng, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, nhà ở, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.

Ngày đăng: 30/11/2018, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w