Xuất phát từ nhận thức về tình hình thế giới, khu vực và xu thế khách quan của toàn cầu hóa, trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013, Vương quốc Campuchia đã có những bước chuyển mạnh mẽ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HẢI ĐỊNH
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HẢI ĐỊNH
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Nghiên cứu sinh
Trần Hải Định
Trang 4Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4 Nguồn tài liệu 4
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của luận án 5
7 Bố cục của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 7
1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 10
1.2.1 Nghiên cứu của các tác giả Campuchia 10
1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác 14
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 15
1.3.1 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 15
1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 16
Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 18
2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á 18
2.1.1 Bối cảnh thế giới 18
2.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 25
2.2 Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1979 đến năm 1992 32
2.2.1 Tình hình chính trị 32
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 33
2.3 Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 36
2.3.1 Khái quát tình hình chính trị 36
2.3.2 Chính sách đối ngoại 42
Tiểu kết chương 2 45
Trang 5CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 47
3.1 Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế (1993 - 2003) 47
3.1.1 Các chính sách, kế hoạch chủ yếu 47
3.1.2 Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 1993 - 2003 50
3.2 Giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách và mở rộng hợp tác để phát triển (2004 - 2013) 63
3.2.1 Các chiến lược và chính sách phát triển 63
3.2.2 Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 67
Tiểu kết chương 3 81
Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 82
4.1 Chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của Chính phủ 82
4.2 Sự phát triển một số lĩnh vực xã hội ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 87
4.2.1 Phát triển giáo dục 87
4.2.2 Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 93
4.2.3 Xóa đói giảm nghèo 98
4.2.4 An sinh và phúc lợi xã hội 100
4.2.5 Công trình hạ tầng xã hội và phát triển dịch vụ công 105
Tiểu kết chương 4 109
Chương 5 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 110
5.1 Những thành tựu và hạn chế chính trong phát triển kinh tế - xã hội 110
5.1.1 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 110
5.1.2 Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 115
5.2 Những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 119
5.2.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 có điểm xuất phát thấp nhưng tốc độ khá nhanh 119
5.2.2 Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia bị chi phối bởi chế độ chính trị đa đảng và hệ thống kinh tế thị trường 120
5.2.3 Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra không đồng đều và mất cân đối 121
Trang 6nguồn lực từ bên ngoài 123
5.3 Một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 124
5.3.1 Về vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, cải cách phát triển kinh tế - xã hội 124
5.3.2 Về xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước 125
5.3.3 Về phát huy vai trò kinh tế tư nhân 126
5.3.4 Về tạo lập và thu hút đầu tư 127
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
Trang 7Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN
Cooperation
Diễn đàn Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
everyone
Kế hoạch Quốc gia giáo dục cho mọi người
FUNCINFEC (Tiếng Pháp) Uni National pour
un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif
Mặt trận Thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác
mở rộng
virus infection / acquired immunodeficiency syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
National Program for Rehabilitation & Development
Kế hoạch Thực hiện Chương trình Quốc gia Phục hồi và Phát triển
Rehabilitation and Development
Chương trình Quốc gia Phục hồi và Phát triển
Trang 8Development Plan
Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội
and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
Lương thực thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 3.1 Các chỉ số ngành nông nghiệp, nông thôn Campuchia trong
những năm 2000 - 2003 57
Bảng 3.2 Kim ngạch, cán cân xuất nhập khẩu của Campuchia giai đoạn 2004 - 2013 (đơn vị triệu USD) 76
Bảng 3.3 Xuất khẩu gạo của Campuchia trong những năm 2009 - 2013 77
Bảng 4.1 Một số chỉ số phát triển giáo dục tiểu học ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013 89
Bảng 4.2 Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo vùng và giới tính trong những năm 2004 - 2013 90
Bảng 4.3 Tỉ lệ biết chữ phân theo nhóm tuổi và giới tính 90
Bảng 4.4 Một số chỉ số phát triển giáo viên THCS ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013 91
Bảng 4.5 Một số chỉ số phát triển giáo viên THPT ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013 92
Bảng 4.6 Thống kê về giáo dục đại học 2013 - 2014 93
Bảng 4.7 Giới hạn chuẩn nghèo quốc gia theo vùng 98
Bảng 4.8 Số lượng và tỷ lệ thuê bao điện thoại giai đoạn 2008 - 2011 107
Bảng 4.9 Số lượng và tỷ lệ thuê bao Internet giai đoạn 2008 - 2011 108
Bảng 5.1 Vốn đầu tư giai đoạn 1994 - 2012 123
Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 Số ghế đảng FUNCINPEC, CPP và SRP (hiện nay là CNRP) giành được trong các kỳ bầu cử Quốc hội 41
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 51
Biểu đồ 3.2 Mức tăng trưởng kinh tế của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 52
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu công nghiệp của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 54
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp Campuchia trong những năm 1993 - 2003 55
Biểu đồ 3.5 Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Campuchia trong những năm 1993 - 2003 56
Biểu đồ 3.6 Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 58
Trang 10Biểu đồ 3.7 Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm
2004 - 2013 67 Biểu đồ 3.8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia trong những năm
2004 - 2013 68 Biểu đồ 3.9 Tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu các ngành kinh tế Campuchia
trong những năm 2004 - 2013 69 Biểu đồ 3.10 Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp ở Campuchia
trong những năm 2004 - 2013 71 Biểu đồ 3.11 Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Campuchia trong
những năm 2004 - 2013 73 Biểu đồ 3.12 Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Campuchia trong
những năm 2004 - 2013 74 Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ người biết chữ ở Campuchia trong những năm 2004 - 2013 89 Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nghèo ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 99 Biểu đồ 5.1 GDP tính theo đầu người một số năm của Campuchia trong
giai đoạn 1993 - 2013 110
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cải cách
và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của các quốc gia ngày càng phát triển có chiều sâu, toàn diện và tạo thế đan xen lợi ích, đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ láng giềng, tương đồng về địa lý, tài nguyên, điều kiện kinh tế, xã hội Do đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ít nhiều có sự ảnh hưởng lẫn nhau; Việc nghiên cứu những chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia láng giềng trở thành vấn
đề quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam
Là một trong ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương, từ năm 1970, Campuchia bị đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Cũng từ đây, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng sát cánh bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnom Penh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi Tuy nhiên, ngay sau đó tập đoàn Khmer Đỏ đã phản bội cách mạng, đưa đất nước Campuchia bước vào thời kỳ diệt chủng đen tối Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc cứu quốc Campuchia, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia và đưa đất nước bước vào thời kỳ hồi sinh Từ đây, nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc xây dựng lại đất nước, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực đối lập liên kết với nhau chống phá cách mạng, phá hoại sự ổn định đất nước Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái chính trị ở Campuchia tại Thủ đô Paris (Pháp) Hiệp định là
cơ sở pháp lý để chấm dứt tình trạng nội chiến và là điều kiện để nhân dân Campuchia thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc Căn cứ vào Hiệp định Paris, dưới
sự giám sát của Liên Hợp Quốc, từ ngày 23 đến ngày 27/5/1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tiến hành ở Campuchia Ngày 21/9/1993, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, tái lập nền Quân chủ Lập hiến Sihanouk trở về ngai vàng sau 38 năm từ bỏ Hun Sen (Đảng Nhân dân Campuchia) và N.Ranarit (Mặt trận Thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác (FUNCINFEC) làm đồng Thủ tướng thể hiện sự hợp tác của hai đảng nhằm chống lại Pol Pot, ổn định lòng dân trên đất nước Chùa Tháp Đồng thời, sau khi tiến hành
Trang 12tổng tuyển cử lần thứ nhất năm 1993, Quốc hội, Chính phủ Vương quốc Campuchia
đã cố gắng đưa ra những chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển của thế giới
Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã đặt ra cho Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng dân chủ hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự tồn vong của quốc gia, dân tộc không còn đơn thuần là sự độc lập về chính trị, toàn vẹn lãnh thổ mà Chính phủ phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng thể, toàn diện, vừa mang tính cụ thể Trong đó, vấn đề là làm thế nào để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia là một vấn đề quan trọng, cấp thiết
Xuất phát từ nhận thức về tình hình thế giới, khu vực và xu thế khách quan của toàn cầu hóa, trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013, Vương quốc Campuchia đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội với các cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch phát triển Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Campuchia trong giai đoạn này đã thúc đẩy quá trình mở rộng nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, phát huy những quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới Cùng với những chính sách phát huy tiềm năng vốn có từ tài nguyên, lao động và thị trường, Campuchia đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc thu hút có kết quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Những kết quả ban đầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư duy hoạch định chính sách kinh tế Theo đó, Campuchia đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy lợi thế bên trong, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Là một nước đang phát triển, Campuchia đã có những đóng góp quan trọng đối với cộng đồng quốc
tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng Campuchia đang từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
và giúp đở của bạn bè trên thế giới và góp phần tích cực vào củng cố, xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong việc duy trì hòa bình, ổn định chính trị - xã hội, cải cách và phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội và phát triển mối quan hệ hợp tác trong
và ngoài khu vực Campuchia đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp
Trang 13như: nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào một số ngành hạn hẹp; sự chênh lệch, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế; khoảng cách giàu nghèo; sự ảnh hưởng của các nước lớn ngày một sâu hơn đến kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia; vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng; vấn đề phát triển bền vững; những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong quá khứ và hiện tại, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã có mối quan hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, chung lưng đấu cật cải tạo tự nhiên và chống ngoại xâm Hiện nay, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia đang diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có những chuyển biến quan trọng Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc các quốc gia trên thế giới phải tích cực hội nhập, gia tăng sức mạnh kinh tế để đương đầu với các cuộc cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn Việt Nam và Campuchia lại có chung đường biên giới, là láng giềng của nhau, đều là các thành viên chính thức của ASEAN và từ cuối năm 2015 là thành viên của Cộng đồng ASEAN Những áp lực từ việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
và thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới Sự phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia diễn ra như thế nào đều có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam Quá trình xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam và Campuchia có thể hoàn toàn không giống nhau, song cả hai nước có điểm chung là đều hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển do hậu quả của chiến tranh kéo dài cũng như những năm phát triển trì trệ sau đó Việc nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 và rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ sau khi tái lập năm 1993 đến năm 2013 diễn ra như thế nào? Những thành tựu kinh tế - xã hội mà nhân dân Campuchia đã đạt được trong 20 năm này cũng như những hạn chế, đặc điểm của quá trình phát triển này ra sao?… Giải đáp được những vấn đề này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới
Trang 142 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Rút ra những đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 1993 - 2013 của Vương quốc Campuchia
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
3.2 Phạm vi
- Về nội dung: Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ
năm 1993 đến năm 2013 được nghiên cứu dưới góc độ sử học Về kinh tế, luận án
nghiên cứu chủ yếu sự hình thành và thực thi chính sách, kế hoạch và quá trình phát triển kinh tế Về xã hội, luận án đề cập đến sự chuyển biến xã hội trên một số lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, nghĩa là bắt đầu từ khi Campuchia tái lập thể chế nhà nước Quân chủ lập hiến, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc đến khi kết thúc nhiệm kỳ thứ IV của Quốc hội vào tháng 7 năm 2013 Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và logic của đề tài, chúng tôi đề cập đến một số yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu của Campuchia cả giai đoạn trước năm 1993 và sau năm 2013
Ngoài giới hạn nêu trên, các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của Luận án
4 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được khai thác, sử dụng chủ yếu trong luận án gồm:
Trang 154.1 Tài liệu gốc
- Các cương lĩnh chính trị, các văn bản, văn kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị của Campuchia và đánh giá của Chính phủ Campuchia về việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (1993 - 2013)
- Các văn bản, báo cáo, các số liệu thống kê của Chính phủ và các bộ, ngành của Campuchia; các báo cáo, thống kê, đánh giá của Ngân hàng Thế giới
4.2 Tài liệu tham khảo khác
- Các tác phẩm về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Vương quốc Campuchia
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
- Các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành
- Các bài báo điện tử, các websites
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án dựa trên quan điểm duy vật lịch sử về hình
thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế - xã hội của Vương quốc Campuchia
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ
yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành như tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và suy luận logic… để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra nhằm tái hiện một cách khách quan và khoa học quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm
1993 đến năm 2013
6 Đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận án chỉ ra những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, đồng thời làm rõ thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội Campuchia ở giai đoạn này, từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam và một số nước đang phát triển trong việc hoạch định và thực thi các chích sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Luận án là một tài liệu chuyên khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Campuchia, đặc biệt là việc tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Campuchia (1993 - 2013)
Trang 167 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 5 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Chương 3 Quá trình phát triển kinh tế của Vương quốc Campuchia từ năm
1993 đến năm 2013
Chương 4 Sự phát triển xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993
đến năm 2013
Chương 5 Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về Campuchia nói chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia nói riêng là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia Qua khảo sát, tiếp xúc với các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Camuchia sau khi tái lập vương quốc đã có một số nhà nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh khác nhau
1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Trước khi gia nhập ASEAN, việc nghiên cứu về các nước Đông Nam Á nói chung, nghiên cứu về Campuchia của các tác giả Việt Nam chưa nhiều Từ những năm 90 của thế XX, trong quá trình hội nhập ASEAN, các nhà nghiên cứu Việt Nam
đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu lịch sử các nước trong khu vực, trong đó có lịch sử Campuchia Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung đề cập đến chính sách đối ngoại và quan hệ Campuchia với một số nước Trong đó, khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu của mình, các học giả có trình bày một số vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia nhưng ở mức độ sơ lược và khái quát
Nhóm những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội, chính sách hợp tác, quan hệ đối ngoại trong đó có đề cập đến kinh tế - xã hội Campuchia (1993 - 2013) có:
Tác giả Phạm Đức Thành (1995) trong cuốn Lịch sử Campuchia, NXB Văn
hóa Thông tin [40] với 10 chương đã nghiên cứu lịch sử Campuchia từ buổi đầu dựng nước đến những năm 90 của thế kỷ XX Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội Campuchia Tuy vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ sau năm 1993 chưa được chú trọng đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, song đây là tài liệu tham khảo
hữu ích và góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát cho tác giả trong quá trình nghiên
cứu nội dung luận án
Năm 1997, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Campuchia sau giải pháp chính trị [7] đã nghiên cứu diễn biến chính trị, cuộc đấu tranh vì hòa giải,
hòa hợp dân tộc của Campuchia và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ I (1993 - 1998)
Đề tài cấp Bộ Campuchia gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do Phạm Đức Thành (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2004) làm chủ nhiệm
[41] đã tìm hiểu về quá trình gia nhập WTO của Campuchia và những thuận lợi, khó khăn khi Campuchia gia nhập tổ chức này Đề tài khẳng định việc gia nhập WTO của Campuchia là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập, phát triển
Trang 18kinh tế - xã hội của Vương quốc này Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO
Tiếp đó, năm 2005, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Lộ trình Campuchia gia nhập WTO và tác động của chúng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Campuchia” [6] đã tập trung nghiên cứu lộ trình gia nhập WTO của
Campuchia năm 2004 và bước đầu phân tích những thay đổi trong chính sách kinh
tế - xã hội của Campuchia sau khi gia nhập WTO
Đề tài độc lập cấp Nhà nước của Lê Văn Cương và cộng sự (2006) Các xu hướng chủ yếu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động của nó đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam [3] đã phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện
các nhân tố tác động đến xu hướng phát triển của CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI và tác động của nó đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Trong chương 7 của đề tài, các tác giả đã đưa ra khả năng phát triển của đất nước này trong những năm tiếp theo
Đề tài cấp Nhà nước (2010) Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và pháp
lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và những giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng biên giới giữa hai nước do Nguyễn Sỹ Tuấn làm chủ nhiệm
[43] đã phân tích những tác động của nền tảng xã hội đến sự phát triển kinh tế như đặc điểm cư dân/dân tộc, vấn đề sinh kế, đặc trưng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia Đặc biệt, trong chương V, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm, hiện trạng kinh tế - xã hội và quan hệ thương mại đầu tư khu vực biên giới giữa Việt Nam - Campuchia
Nguyễn Tiến Ngọc và cộng sự (2008) với đề tài cấp Bộ Tình hình Campuchia, quan hệ Việt Nam - Campuchia sau Hiệp định Paris về Campuchia và chính sách của ta", Ban Đối ngoại Trung ương [31] đã đề cập đến tình hình
Campuchia từ sau Hiệp định Paris về Campuchia từ năm 1991 đến 2008, trong đó
có tình hình kinh tế - xã hội Từ đó, tác giả đã có những đánh giá bước đầu về quan
hệ trên một số lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam - Campucchia
Tác giả Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên, 2010) trong cuốn Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội [4]
đã tập hợp nhiều nguồn tài liệu gốc đề cập đến các vấn đề chủ yếu như các khuôn khổ lý thuyết về phát triển và quản lý phát triển vùng tam giác; thực trạng phát triển kinh tế xã hội; những vấn đề về dân số, lao động và việc làm các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển, trong đó có các tỉnh Đông Bắc Campuchia Có thể nói, đây là một công trình tham khảo có giá trị cho đề tài dưới góc độ nghiên cứu liên kết phát triển vùng, khu vực
Trang 19Tác giả Lê Thị Ái Lâm (2006) với đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay [25]
đã trình bày thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004) Trong đề tài này, tác giả
đã phân tích các nội dung liên quan đến tăng trường kinh tế, vấn đề dân số, nguồn nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội của Campuchia
Tác giả Nguyễn Văn Hà và cộng sự với đề tài Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2011) [13] đã phân tích những vấn
đề chính trị nổi bật của Campuchia giai đoạn 2001 - 2010, đánh giá những vấn đề kinh tế nổi bật của Campuchia với một số đặc điểm như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và dựa trên một số ngành hạn hẹp, thực hiện những cải cách kinh tế và
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra những dự báo về tình hình chính trị và kinh tế nổi bật của Campuchia trong giai đoạn 2011 - 2020 và phân tích những tác động chủ yếu đến Việt Nam
Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia với ASEAN và các nước, khu vực, trong đó có đề cập đến kinh tế - xã hội Campuchia tiêu biểu có:
Công trình được xuất bản bằng ba thứ tiếng Việt, Lào, Khmer Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, hợp tác, hữu nghị, phát triển do Nguyễn Duy
Dũng chủ biên (NXB Thông tin Truyền thông, 2012) [5] đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển trong khu vực Tam giác, nêu lên những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong hợp tác khu vực bao gồm: tăng trưởng và mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư, hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thông tin… Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này
Cuốn Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau Chiến tranh Lạnh, Nxb
KHXH, Hà Nội [16] của tác giả Trần Xuân Hiệp (2014), được công bố trên cơ sở Luận án tiến sĩ “Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) Tác giả đã đề cập trong những cơ sở quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia; nghiên cứu một số lĩnh vực kinh tế của Campuchia trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, phân tích thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai nước và đánh giá những triển vọng hợp tác giữa hai nước
Bên cạnh các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh
tế - xã hội của Vương quốc Campuchia (1993 - 2013), nhiều bài báo, bài nghiên cứu
đã được công bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học có đề cập đến một số mặt, một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ 1993 đến 2013 liên quan đến đề tài, có giá trị tham khảo như:
Trang 20Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Cường với bài Khái quát về quan hệ kinh
tế, thương mại Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2005 [18] đã khái
quát thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2005 Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và những triển vọng hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia những năm tiếp theo
Các tác giả Hoàng Thị Minh Hoa, Trịnh Văn Minh với bài Quan hệ Nhật Bản - Campuchia trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, giáo dục và y tế (1991 - 2007) [19] đã đi sâu nghiên cứu 3 lĩnh vực chủ yếu trong quan hệ Nhật Bản -
Campuchia là nông nghiệp nông thôn, giáo dục và y tế trong giai đoạn 1991 đến năm 2007 với việc phân tích những tiềm năng, lợi thế và những kết quả, hạn chế, khả năng hợp tác trên các lĩnh vực này giữa hai nước
Những công bố khoa học liên quan đến sự phát triển của một số lĩnh vực
kinh tế - xã hội Campuchia (1993 - 2013) có: Lê Phương Hòa với bài Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” [20]; Nguyễn Hồng Nhung với nghiên cứu Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Nam - Campuchia” [32]; Nguyễn Thành Văn với nghiên cứu Khái quát tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và đối ngoại Campuchia năm 2012 [49]; Hoàng Kinh Thất (dịch) với bài Kinh tế Campuchia tăng trưởng mạnh [21]; Hoàng Ngọc Phong, Nguyễn Thị Hoàng Điệp với bài Tỉnh Mundul Kiri Campuchia quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 [35] Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn
Hà với nhiều bài viết chuyên sâu về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội Campuchia
như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia thập kỷ qua [9]; Hội nhập kinh tế của Campuchia trong thập kỷ qua” [10]; Quan hệ Campuchia - Trung Quốc trong tương quan với các nước lớn [12]; Thực trạng và giải pháp phát triển vùng biên giới Việt Nam - Campuchia [11] Đây là cơ sở dữ liệu tham khảo có giá trị nhằm
làm rõ những vấn đề liên quan đến luận án
1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.2.1 Nghiên cứu của các tác giả Campuchia
Kể từ khi Campuchia thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Camuchia của các tác giả Campuchia được phổ biến khá rộng rãi Đây là một trong những nguồn tư liệu có giá trị làm cơ sở dữ liệu tham khảo để thực hiện các mục tiêu của luận án
Năm 1994, Viện Quốc gia về Dữ liệu Campuchia đã công bố công trình
[108] Trên cơ sở đánh giá thực trạng Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội sau hơn hai thập kỷ bị chìm sâu vào nội chiến và tình hình Campuchia sau năm
Trang 211993; công trình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia phải thực hiện nhằm tái thiết và xây dựng đất nước Những dữ liệu này góp phần quan trọng cho luận án trong việc phân tích năng lực của Campuchia từ sau năm 1993 khi nước này bước vào giai đoạn tái thiết và xây dựng đất nước
quan điểm chiến lược) của Hội đồng Phát triển Campuchia (1998) [87] đã phân tích
những chính sách của Chính phủ Hoàng gia Campuchia sau năm 1993 nhằm khắc phục những khó khăn trên các lĩnh vực để phát triển bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ một nền kinh tế bị bao vây, tự cung tự cấp, Campuchia đã bước đầu thành công trong việc chuyển đổi và dần trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường với sự mở cửa, hội nhập với thế giới Để đạt được thành tích này, việc định hướng chiến lược đối nội và đối ngoại hết sức quan trọng và rất cấp bách Những đặc điểm này đã bổ sung cho luận án thêm những nội dung bổ ích về cách thức triển khai một số chính sách có liên quan đến đề tài
Tiếp theo, có thể kể đến các công trình của Keat Chunn và Aun Porn
trình thực hiện) [96]; Sok Touch (2003) với រអភិវឌ េសដកិចនិង េ លនេ
thức và triển vọng trong quá trình hội nhập) [103] Đây là những công trình tập
trung đánh giá sự phát triển kinh tế Campuchia khi thực hiện các chính của Chính phủ; Đồng thời định hướng các nguyên tắc, biện pháp lớn trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế vĩ mô trong giai đoạn hội nhập
[99] đã đề cập đến 12 vấn đề quan trọng đã và đang nảy sinh trong quá trình xây dựng đất nước ở Campuchia Từ những phân tích về vấn đề đói nghèo, tham nhũng,
hệ thống giáo dục và cải cách cho đến phương hướng và nguyên tắc để phát triển đất nước Tác giả đã chỉ ra những bất cập mà xã hội Campuchia đã và đang phải đối mặt và sẽ tiếp tục là vấn đề nan giải nếu không có hướng khắc phục và một chính sách thực chất
Trang 22Campuchia - phần 2) [100] gồm có 3 chương lớn (229 trang) đã phân tích sự thiếu
ổn định trong xã hội Campuchia từ nguồn gốc, thực trạng, nguyên nhân, tình hình kinh tế - chính trị và nguyên tắc phát triển xã hội Campuchia Thông qua những đề cập trên, tác giả tiếp tục có những đóng góp về lý luận và thực tiễn cho những nhà hoạch định chính sách nắm được khuyết điểm và đưa ra một số khuyến nghị về các chính sách phúc lợi xã hội, phục vụ đời sống nhân dân
mới, khép lại quá khứ và hướng tới tương lai) [93] gồm 12 chương tập hợp nhiều
bài phát biểu của các chính trị gia Campuchia liên quan đến tư duy nhận thức và sự chuẩn bị của Campuchia trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong
xu thế toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế Nội dung các bài phát biểu được tập hợp trong công trình này thể hiện rõ mong muốn của các nhà lãnh đạo nói riêng
và nhân dân Campuchia nói chung trong việc đoàn kết toàn dân tộc và tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng môi trường hòa bình để phát triển, đối phó với mặt tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế
Campuchia từ chế độ thực dân Pháp đến nay - tập 1, 2 và 3) [105] và cuốn
về lịch sử đấu tranh giành độc lập và quá trình thăng trầm của đất nước trước và sau khi giành được độc lập ngày 09/11/1953 và đã nêu lên một cách cụ thể về thực trạng cũng như diễn biến từng giai đoạn từ khi giành được độc lập cho tới nay Công trình cho thấy hướng tiếp cận, nghiên cứu và trình bày với nhiều điểm sáng tạo, mang lại nhiều thông tin bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về đổi mới, vững tin vào sự nghiệp cải cách do Đảng Nhân dân Campuchia và Chính phủ Hoàng gia khởi xướng và lãnh đạo
Tiếp đó, Chhay Sophal trong tác phẩm Hun Sen: Chính trị và Quyền lực hơn
40 năm trong lịch sử Khmer” [67] đã trình bày một cách khái quát về nhân vật có
tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường Campuchia, đó là Samdech Hun Sen - một chính trị gia, một nhà lãnh đạo tài ba, xuất phát từ một gia đình nông dân, nhưng có
tư duy chính trị phi thường; Tư duy và nhận thức cùng với chiến lược và chiến thuật phát triển quốc gia của Hun Sen là tư liệu quan trọng nhằm trình bày các một số nội dung của luận án như vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, chính sách hòa hợp dân tộc của Campuchia
Trang 23Luận án Tiến sĩ của Yang Peou (Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, 2014)
Lan từ năm 2008 - 2012) [109] đã nghiên cứu khá công phu về quan hệ giữa
Campuchia và Thái Lan từ năm 2008 đến năm 2012 với việc khái quát được mối quan hệ giữa hai nước này trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội; mối quan
hệ giữa hai nước kể từ khi xảy ra vụ tranh chấp ngôi đền Preah Vihear trong bối cảnh tình hình chính trị Thái Lan có nhiều bất ổn và giải pháp để hai nước bình thường hóa quan hệ
Luận văn Thạc sĩ của Sok Dareth (Học viện Ngoại giao, 2011) với đề tài
Quan hệ Campuchia - ASEAN từ năm 1999 đến nay [37] tập trung trình bày quan hệ
Campuchia - ASEAN trước năm 1999 và những mục tiêu của Campuchia khi gia nhập ASEAN; thực trạng quan hệ Campuchia - ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, triển vọng quan hệ Campuchia - ASEAN và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển quan hệ Campuchia đối với khu vực
Luận án Tiến sĩ của Sok Dareth (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2015) với đề tài Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 [39] tập trung trình bày những nhân tố tác
động đến công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia
từ năm 1993 đến năm 2013; thực trạng cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở quốc gia này trong 20 năm sau khi tái lập chế độ Quân chủ lập hiến Trong chương
2 của Luận án, tác giả đã phân tích những nhân tố tác động đến cuộc đấu tranh bảo
vệ độc lập của Campuchia, trong đó có đề cập đến các nền tảng kinh tế - xã hội Đồng thời, trong chương 3, tác giả đề cập đến đường lối đối nội, đối ngoại của Chính phủ Vương quốc Campuchia, đặc biệt là đường lối về kinh tế Đây là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm làm rõ những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -
xã hội ở Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế Sa Sambo (Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh,
1995) Một số vấn đề về chiến lược huy động nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh
tế Campuchia trong những năm trước mắt [37] đã phân tích nhu cầu và khả năng tích
luỹ vốn cho sự phát triển kinh tế Campuchia trước năm 1995 và đưa ra một số vấn đề
có tính chiến lược, biện pháp để huy động vốn trong thời kì 1995 - 2000
Đề cập đến phát triển ngành Du lịch Campuchia, có Luận án Tiến sĩ của Ouk
Vanna (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2004) Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn” [34] Đây là công
trình đề cập chi tiết đến một ngành kinh tế cụ thể, trong đó trình bày cơ sở lí luận và những kinh nghiệm, đánh giá các điều kiện và thực trạng phát triển ngành du lịch; Đồng thời nêu lên định hướng, các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Campuchia
Trang 24Về sự phát triển của ngành may mặc ở Campuchia, có Luận án Tiến sĩ Kinh
tế của Kong Putheara (Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2005) Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng may mặc Campuchia đến năm 2010 [23] Trong luận án này,
tác giả đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tác động đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc, thực trạng xuất khẩu và đưa ra các giải pháp để phát triển xuất khẩu hàng may mặc Campuchia
Đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Campuchia có Luận
án Tiến sĩ Kinh tế của Lors Pinit (Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, 2005) Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Campuchia [27] Luận án
đã phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến ngành công nghiệp Campuchia Từ đó, tác giả còn đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Campuchia
Về vấn đề hội nhập của Campuchia có Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Vuth
Phanna (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009) Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia [50] Luận án đã phân tích quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Campuchia và tác động của nó tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những mặt ưu điểm và hạn chế trong quá trình chuyển đổi Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quá trình hội nhập ở Campuchia
Tiếp đó có Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Ly Rotha (Học viện Ngoại giao,
2015) Vai trò của lĩnh vực dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập khu vực của Vương quốc Campuchia [28] đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
hội nhập quốc tế của Campuchia, đặc biệt là về vai trò lĩnh vực dịch vụ tài chính - nhân tố thúc đẩy, đưa ra một số biện pháp tăng cường hiệu quả của dịch vụ tài chính đối với quá trình hội nhập của nước này
1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác
Vấn đề kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 cũng được các học giả nước ngoài khác quan tâm, nghiên cứu
David Chandler (1998) với cuốn History of Cambodia (Lịch sử Campuchia)
[56] đã có cách nhìn khái quát về lịch sử phát triển của Campuchia, trong đó có đề cập đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ sau năm 1993 Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Khmer năm 2009 [82] với 13 chương, 343 trang Là người gắn
bó nhiều năm với các nước châu Á, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là người hoạt động thực tiễn trong cộng đồng các tổ chức tự nguyện, David Chandler đã nêu lên lịch sử hình thành của Campuchia; những thăng trầm của các thời kỳ đấu tranh của nhân dân Campuchia trong việc giành độc lập từ thực dân Pháp, khát vọng thoát khỏi chế
độ diệt chủng Pol Pot, những khó khăn trong việc tái thiết đất nước và đánh bại
Trang 25lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại; tình trạng khó khăn, kém phát triển và nghèo khổ của Campuchia sau năm 1979 và phân tích khá sâu sắc những khó khăn, thách thức của Chính phủ Campuchia trong việc tái thiết và xây dựng lại đất nước
Đề cập đến một số mặt, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Campuchia trong quá trình
phát triển đất nước sau năm 1979, có công trình Cambodia’s curse: The modern history of a trouble land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một vùng
đất khó khăn) [57] của Joel Brinkley (Public Affairs, New York, 2012) Công trình với 17 chương, 386 trang đã trình bày những thực trạng đất nước Campuchia sau giải phóng 07/01/1979 với hơn hai triệu người vô tội đã bị giết dã man, cơ sở hạ tầng bị phá hũy, nguồn nhân lực khan hiếm Tuy nhiên, tác giả lại chỉ trích sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia từ nhiệm kỳ I đến nay với việc nêu lên một số vấn nạn như tham nhũng, tranh chấp đất đai, vấn đề nhân quyền, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng Đây là tín hiệu báo động mà tác giả luận án có thể tham khảo để rút ra một số kinh nghiệm đối với Nhà nước và Chính phủ Hoàng gia nhằm xây dựng một
xã hội Campuchia hài hòa, công bằng, dân chủ và phồn vinh
Liên quan đến quan hệ hợp tác giữa Campuchia với các nước có cuốn
China’s Internal and External Relations and Lessons for Korea and Asia (Quan hệ
đối ngoại và đối nội của Trung Quốc và các bài học cho Hàn Quốc và châu Á)
(Viện Thống nhất Hàn Quốc, 2013) [52] Trong chương China’s Relations with Laos and Cambodia (Quan hệ Trung Quốc với Lào và Campuchia) do tác giả
Carlyle A Thayer viết, ông đã đi sâu vào tìm hiểu quan hệ Campuchia - Trung Quốc giai đoạn 1993 - 2013 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Tác giả cho rằng, quan hệ chính trị Campuchia - Trung Quốc đã phát triển từ thấp đến cao theo ba giai đoạn: Chính thức hóa quan hệ - Hợp tác đối tác toàn diện - Quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện
Tác giả Aun Porn Moniroth: Economic Integration in East Asia: Cambodia's Experience trong East Asian Visions: Perspectives on Economic Development (Hội
nhập kinh tế ở Đông Á: Kinh nghiệm của Campuchia trong tầm nhìn khu vực Đông Á: nhận thức về phát triển kinh tế) (Ngân hàng Thế giới, 2007) [51] đã đánh giá khá toàn diện và sâu sắc về sự thay đổi tư duy đến việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở Campuchia; Đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, triển vọng phát triển kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1 Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy một số điểm như sau:
Trang 26Thứ nhất, việc nghiên cứu về Campuchia thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình đã được công bố Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố mới trình bày một số khía cạnh về lịch sử phát triển của đất nước Campuchia nói chung, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu, phân tích, nhận định về một vấn đề, lĩnh vực mà chưa có công trình nào nghiên cứu một các hệ thống về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Thứ hai, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã có khá nhiều công trình đề cập
đến tình hình Campuchia, trong đó có đề cập đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của quốc gia này từ năm 1993 đến năm 2013 Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về Campuchia giai đoạn này chủ yếu được thực hiện dưới góc độ lịch
sử hoặc quan hệ quốc tế từ góc nhìn phía Việt Nam; chưa có công trình nào có đối tượng nghiên cứu trực tiếp về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Thứ ba, trong các công trình đã được công bố, dù vấn đề phát triển kinh tế -
xã hội của Campuchia được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, với những cách tiếp cận khác nhau nhưng việc đánh giá quá trình phát triển đó chưa toàn diện, chưa đủ luận cứ khoa học để rút ra những đặc điểm, những bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 -
2013 Đồng thời, các công trình nghiên cứu nói trên chưa lý giải đầy đủ về những thay đổi về chất bên trong của kinh tế - xã hội Campuchia mỗi thời kỳ để làm căn
cứ phân kỳ nên việc nhận diện, đánh giá còn thiếu cơ sở khoa học và còn mang tính chủ quan
Thứ tư, phần lớn các công trình nghiên cứu về Campuchia trong giai đoạn
1993 - 2013 đã có khắc họa những nét cơ bản về kinh tế - xã hội nhưng chưa đi sâu phân tích làm rõ những nhân tố tác động, những chính sách cụ thể, quá trình xây dựng và phát triển, đánh giá những thành công, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân làm cơ sở cho việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển đó
1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu như đã phân tích, chúng tôi xác định những vấn đề mà luận án cần phải tiếp tục giải quyết như sau:
Thứ nhất, Luận án nghiên cứu, phân tích những nhân tố tác động đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia (1993 - 2013) Những nhân tố trong nước, khu vực và thế giới có tác động lớn đến việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia
Trang 27Thứ hai, Luận án tập trung phân tích những chính sách phát triển kinh tế - xã
hội của Chính phủ Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 về mục tiêu, nội dung, quá trình triển khai, mức độ đạt được, những điểm cốt lõi, trọng tâm của mỗi giai đoạn Tức là trình bày một cách hệ thống về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Thứ ba, Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diện và có hệ thống
những thành tựu đạt được và những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Camuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá về những thành công, hạn chế, luận án phân tích
những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, rút ra một số đặc điểm cơ bản, những bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển đó
Trang 28Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á
2.1.1 Bối cảnh thế giới
2.1.1.1 Sự biến đổi của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh Lạnh kết thúc, hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã làm thay đổi tính chất hai cực trong quan hệ quốc tế Tình hình trên đã tạo ra một khoảng trống quyền lực và sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn lại có sức mạnh tổng hợp nhất thế giới, song điều đó không có nghĩa là trật tự thế giới là trật
tự đơn cực do Mỹ lãnh đạo Mỹ tiếp tục theo đuổi chiến lược duy trì sức mạnh và vị thế quốc tế, còn các nước lớn khác cũng muốn vươn lên nắm giữ vai trò lớn hơn trên bàn cờ chính trị thế giới
Yếu tố đối đầu về ý thức hệ trong quan hệ quốc tế tuy không hoàn toàn bị triệt tiêu nhưng cũng phai nhạt dần Tiêu chí tập hợp lực lượng trên trường quốc
tế thay đổi căn bản: lợi ích quốc gia - nhân tố quyết định để tập hợp bạn thù trở thành yếu tố hàng đầu để phân cực hay lôi kéo đồng minh Hệ quả là, quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã chuyển từ đối đầu sang vừa đấu tranh vừa hợp tác trên cơ sở cùng có lợi Trật tự thế giới mới này chủ yếu dựa trên yếu tố kinh
tế - chính trị mà không phải dựa trên sự đối đầu quân sự và chạy đua vũ trang như trước đây, còn sự phát triển kinh tế được coi là chiến lược quan trọng của các quốc gia Đồng thời, trong trật tự mới này, xu hướng đối thoại, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế [13, tr.18]
Bước vào thế kỷ XXI, trật tự thế giới đã và đang trải qua những thay đổi to lớn Những thay đổi này chủ yếu do sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn và
sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc đã có tác động sâu sắc đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế Trong đó, nổi bật lên vai trò của Mỹ và Trung Quốc
Đối với Mỹ, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh
chiến lược toàn cầu của mình Trọng điểm chiến lược của Mỹ không chỉ hạn chế ở châu Âu mà là cả dải lục địa Âu - Á Mỹ đẩy mạnh quá trình mở rộng sang phía Đông của NATO, tiến sát đến cửa ngõ phía Tây của Nga Mặt khác, Mỹ tăng cường Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, mở rộng phạm vi hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ ra xung quanh Nhật Bản cùng với việc tiếp tục khẳng định việc bán vũ khí cho Đài Loan [8, tr.22]
Trang 29Ngay sau khi Tổng thống George W Bush lên cầm quyền (2001), Mỹ xác
định lại quan hệ với Trung Quốc, từ “đối tác hợp tác chiến lược” dưới thời Tổng thống B.Clinton sang “đối thủ cạnh tranh chiến lược” [22, tr.183], trong đó có việc
Mỹ bán vũ khí tối tân cho Đài Loan hay tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ Đài Loan Trong khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được cải thiện bao nhiêu sau khi Mỹ chủ động hướng hợp tác mang tính xây dựng với Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001 thì vào giữa thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một bộ phận lớn trong giới quân
sự và ngoại giao ở Mỹ chủ trương cách tiếp cận mối đe dọa từ Trung Quốc (trong thời gian này, Trung Quốc cũng bắt đầu công khai đòi hỏi sự ngang hàng trong quan
hệ với Mỹ) để “ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng đến các khu vực khác nhau, nhất là ở châu Á - Thái Bình Dương” [22, tr.186]
Trong giai đoạn Tổng thống B.Obama nắm quyền (2009 - 2016), Mỹ thực
hiện chính sách tái cân bằng với “trọng tâm là lĩnh vực quốc phòng” nhằm thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng là “kiềm chế” hay “hạn chế mưu đồ bá quyền của Trung Quốc”ở khu vực [169]
Đối với Trung Quốc, sau hơn 20 năm kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa
(1978), đến năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 9 với GDP đạt 1.072 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 800 USD Tháng 10/2000, Hội nghị Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
xác định, bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ chuyển sang “xây dựng toàn diện
xã hội khá giả” Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10/2007) đã nêu rõ “… phải kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến bộ toàn diện, không ngừng nâng cao mức sống nhân dân, bảo đảm cho nhân dân đều được hưởng thành quả của phát triển” [30, tr.26] Đại hội này cũng đề ra mục tiêu xây dựng “xã hội hài hòa XHCN”, dự định trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ cơ
bản hoàn thành mục tiêu này
Thực hiện chủ trương nói trên, những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể Về mặt kinh tế, tăng trưởng kinh tế luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (năm 2009 đạt 9,2%; năm 2010 đạt 10,4%; năm 2011 đạt 9,2%) [176] Nếu như năm 2002, quy mô nền kinh tế Trung Quốc chỉ đứng thứ 39 trên thế giới thì đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ GDP của nước này đã đạt 47.000 tỷ NDT (tương đương 7.460 tỷ USD) và trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với 3.305 tỷ USD (tháng 3/2013) [134] Mặt khác, trong quá trình hiện đại hóa, Trung Quốc có nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng rất cao và tăng rất nhanh trong khi đó nguồn cung cấp nội địa không đáp ứng được Chính vì vậy,
Trang 30Trung Quốc cần phải gia tăng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực Đông Nam Á
Cùng với sự điều chỉnh chính sách của Mỹ và Trung Quốc, các nước lớn khác trên thế giới cũng có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm thích ứng với tình hình mới của thế giới
Nhật Bản: Sự nổi lên của yếu tố kinh tế đã đem lại cho Nhật Bản một vị thế
kinh tế mới ở châu Á - Thái Bình Dương Tuy được xem là một quốc gia lớn về kinh tế nhưng sự ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản lại khá hạn chế Chính vì vậy, Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng cách gây dựng ảnh hưởng chính trị trên thế giới Mặt khác, Nhật Bản còn tăng cường Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ nhằm nâng cao khả năng quốc phòng của mình Với chính sách ngoại giao kinh tế, Nhật Bản đã chủ động hơn trong chính sách đối ngoại của mình trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực [17]
Liên bang Nga: Sau gần một thập kỷ chật vật dưới thời Tổng thống B.Elsin,
từ năm 2000, Nga có sự phục hồi kinh tế ấn tượng và củng cố được vai trò, ảnh hưởng vốn có của mình Mục tiêu chính trị kinh tế nổi bật của Liên bang Nga là xây dựng một nhà nước Liên bang hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị thế nước Nga trên trường quốc tế Những mục tiêu và giải pháp vĩ mô của Chính phủ đã thúc đẩy Nga thoát ra khỏi khủng hoảng, phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng Việc Nga lọt vào nhóm các nước kinh tế mới phát triển (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã tạo cơ sở cho lãnh đạo nước này thực hiện chính sách đối ngoại của một cường quốc theo cách riêng của mình [13, tr.22]
Tuy tiếp tục quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng
“Chính sách hướng Đông” của Nga được công bố chính thức khá muộn (2010)
Mục tiêu của chính sách này là giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á Chính sách châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm, đồng thời, tìm kiếm những cơ hội mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á [13, tr 23]
Cộng hòa Ấn Độ: với cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế từ thời Thủ tướng
Narasimha Rao, Ấn Độ đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và theo đuổi chính sách đối ngoại thực dụng hơn - chủ nghĩa hiện thực, không chỉ là cường quốc khu vực mà còn muốn vươn lên thành một cường quốc trên thế giới nhờ vào sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của mình Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, Ấn Độ
đã thực hiện Chính sách hướng Đông nhằm khôi phục ảnh hưởng ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương [12]
Trang 31Như vậy, sự biến đổi của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh có tác động đến Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia thể hiện ở cả hai mặt
Tác động tích cực: Sau Chiến tranh Lạnh, xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển chiếm ưu thế đã tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển nói chung và Campuchia nói riêng Campuchia
có thể thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ của các nước nhằm hướng tới các mục tiêu chung như hòa bình, ổn định, phát triển Ngoài ra xu thế hòa dịu còn tạo điều kiện giải quyết các xung đột, vấn đề nội bộ đất nước theo hướng hòa bình, hòa hợp dân tộc
Tác động tiêu cực: Tuy sự sụp đổ của trật tự hai cực đồng nghĩa với việc
làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn từ Xô - Mỹ trước đó, song trong quan hệ quốc tế cũng mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ
rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn Điều đó lý giải vì sao trong lúc không ít cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải pháp chính trị như ở Campuchia, Nam Phi thì tại nhiều khu vực khác, hàng loạt cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội [26, tr.11] Campuchia luôn bị chấn động
do xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi
Sự không ổn định của an ninh quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền độc lập dân tộc của nước này Đồng thời, Campuchia ít nhiều bị sự lôi kéo, tranh giành của các nước lớn sẽ khó có thể độc lập trong việc đề ra đường lối, chính sách phát triển quốc gia dân tộc
2.1.1.2 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới
Toàn cầu hóa là một xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của mỗi nước, dưới tác động của công nghệ, truyền thông và tiền vốn đã gia tăng mạnh mẽ, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên kết trên một chỉnh thể thị trường toàn cầu và đồng thời với quá trình đó, là sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành và hoàn thiện các định chế, tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế
đã ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào nhau giữa các nước và các khu vực [42, tr.13]
Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế như quá trình gia tăng phân công lao động quốc tế; thương mại quốc tế phát triển nhanh, trở thành sợi dây liên kết các nước và các khu vực trên thế giới; gia tăng tốc độ lưu thông các yếu tố của sản xuất như vốn, kỹ thuật, lao động…; các công ty xuyên quốc gia mở rộng ảnh hưởng và liên kết thành một mạng kinh doanh toàn cầu, dẫn dắt và chi phối hoạt động kinh doanh toàn cầu; sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh tế toàn cầu để quản
Trang 32lý điều hành các hoạt động kinh tế Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ; đó là tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới, tức là xóa bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực Đồng thời, đó còn là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới, liên kết kinh tế có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước [42, tr.22]
Từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới về kinh tế đã diễn ra rất mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như: Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC, 1989), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, 1992), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA, 1992), Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) chuyển thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1995), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO, 2001), Tổ chức các nước mới nổi (BRIC/BRICS, 2001) gồm có Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và đến năm 2010 có thêm Nam Phi
Đối với Campuchia, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ trên cả hai phương diện
Tác động tích cực: Toàn cầu hoá tạo cơ hội cho Campuchia có khả năng theo
kịp các nước trong khu vực Về kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển
và xã hội hóa lực lượng sản xuất trên toàn thế giới; tạo điều kiện tăng nhanh việc truyền bá và chuyển giao khoa học - công nghệ vào Campuchia Ngoài ra, trình độ quản lý xí nghiệp và kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp thay đổi nhanh chóng nền kinh tế truyền thống của Campuchia sang nền kinh tế hiện đại; Toàn cầu hoá tạo ra khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất cần thiết, quan trọng cho Campuchia, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược dài hạn và tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia lẫn tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng đơn vị; Toàn cầu hóa một mặt gây sức ép mạnh mẽ
và gay gắt về cạnh tranh, đòi hỏi tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp Không chỉ có vậy, toàn cầu hóa còn chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu
tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh hiệu quả Mặt khác, toàn cầu hóa
mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho Campuchia
Tác động tiêu cực: Bản chất hai mặt của toàn cầu hóa tạo ra những thách
thức nghiêm trọng đối với Campuchia, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ Campuchia sẽ không còn quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế, vì Campuchia quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài Trong khi đó, toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay là lấy mậu dịch thế
Trang 33giới làm điều kiện, coi thị trường thế giới là cơ sở, tiền tệ quốc tế là hạt nhân, nên vai trò của ngoại thương và đầu tư nước ngoài là rất lớn với phát triển của Campuchia Vấn đề an ninh kinh tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Campuchia không được đảm bảo trước xu thế toàn cầu hóa Toàn cầu hóa nới rộng thị trường tài chính của các quốc gia, giúp cho dòng vốn dễ dàng lưu thông hơn trên bình diện thế giới Tuy nhiên, cũng chính vì thế nền tài chính của nhiều nước lại dễ bị những
kẻ đầu cơ quốc tế hoặc các thế lực khác lũng đoạn [39, tr.51]
Ngoài ra, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Campuchia Do vậy, nếu không có đối sách hữu hiệu, Campuchia sẽ không chỉ bị tụt hậu xa về mức sống mà cả về trình độ phát triển Một lĩnh vực khác gây không ít khó khăn cho Campuchia là kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính còn nhiều yếu kém Cho nên, để bắt nhịp được bước tiến của cách mạng khoa học - công nghệ, Campuchia cần phải đầu tư rất lớn vào lĩnh vực then chốt này, trong khi nguồn vốn huy động trong nước hạn chế, khả năng thu hút vốn nước ngoài không dễ dàng
2.1.1.3 Xu hướng dân chủ hóa
Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu hướng dân chủ diễn ra mạnh mẽ với sự bùng nổ của Cách mạng Hoa hồng ở Grudia (2003) và Cách mạng Cam ở Ukraina (2004) Sau những chính biến ở Grudia và Ukraina là sự bất ổn chính trị ở Armenia (2005), Azerbaijan (2005) và Belarus (2005) với mưu đồ lật đổ chính phủ cầm quyền Khi dư âm của các cuộc cách mạng màu chưa lắng xuống thì phong trào Mùa Xuân Arab bắt đầu nổ ra vào tháng 12/2010 tại Tunisia Sau đó, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra tại Trung Đông và Châu Phi như Tunisia, Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen Mùa xuân Arab đã khiến 3 Chính phủ bị lật đổ là Tunisia (01/2011), Ai Cập (02/2011) và Libya (10/2011) Sau sự kiện này, Thủ tướng Hun Sen thách thức sẵn sàng cho cuộc chiến với lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy khi ông bị so sánh với lãnh đạo Lybia Muammar el-Gaddafi [110] đủ để thấy rằng phong trào này được chú ý nhiều trong nền chính trị quốc gia Đông Nam Á nói chung và Campuchia nói riêng
Ngoài ra, sau những thành công về dân chủ hóa ở Indonesia kể từ năm 1998, tiến trình dân chủ hóa ở Đông Nam Á có thêm những bước phát triển mới ở Myanmar khi vào tháng 3/2011, chính quyền quân sự ở Myanmar đã tuyên bố chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho Chính phủ bán dân sự do Tổng thống Thein Sein đứng đầu Những diễn biến lớn về dân chủ hóa kể trên đã có tác động nhất định tới đời sống chính trị, xã hội ở Campuchia
Đối với Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013, xu hướng dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết
Trang 34Tác động tích cực: Xu hướng dân chủ hóa trên thế giới có tác động mạnh mẽ
và trực tiếp đến việc xây dựng chính quyền, ban hành các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của các quốc gia Chính phủ Campuchia khi hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng cần chú ý đến mục tiêu và đối tượng hưởng lợi Dân chủ hóa đã trở thành một quá trình không thể trì hoãn, bởi nếu một nhà nước không
tự dân chủ hóa thì nhà nước đó sẽ trở thành một bộ phận biệt lập trong mọi tiến trình quốc tế và không còn cơ hội tồn tại
Tác động tiêu cực: Trong bối cảnh Campuchia, sự tồn tại của chính trường đa
đảng đối lập đòi hỏi đảng cầm quyền cần tạo được niềm tin đối với nhân dân thông qua dân chủ hóa thể chế và bằng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, đem lại lợi ích trước hết cho nhân dân nước này Vì vậy, Đảng cầm quyền Campuchia nếu không giải quyết hài hòa những vấn đề trên thì sự tác động từ những nguy cơ bất ổn về chính trị sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1.4 Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin truyền thông, mạng xã hội
Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và đầu của thế kỷ XXI, thế giới được chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin Những thành tựu của công nghệ thông tin cho phép thế giới tiếp cận
và lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, ổn định với giá rẻ thông qua hệ thống mạng, mạng di động và các thiết bị đi động Thế giới toàn cầu tiếp tục được toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn với sự ra đời của các mạng xã hội, trong đó nổi bật như
Facebook, Twitter,… Công nghệ thông tin và mạng xã hội tác động tích cực góp
phần mạnh mẽ trong việc tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách công; tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực thi chính sách, theo dõi quá trình dân chủ hóa chính trị của Chính phủ và các Đảng phái để xác định niềm tin Đồng thời, đầu tư nguồn lực cho việc phát triển lĩnh vực này sẽ làm cho công nghệ thông tin, Internet trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin cho mọi người dân, là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại được tích lũy cùng với sự phát triển, được lưu trữ và cung cấp cho cộng đồng
Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực: Đối với Campuchia, vốn là quốc gia
nghèo, trình độ dân trí khá thấp cùng với nền tảng hạ tầng lạc hậu thì sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội trên thế giới đặt ra cho Chính phủ nhiều thách thức Chính phủ cần nhận thức được xu thế phát triển và tầm quan trọng của internet, công nghệ thông tin, mạng xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để
có những chính sách phù hợp nhằm khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin Chính phủ Campuchia đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác hữu ích của công nghệ thông tin vừa phải xây dựng hành lang pháp lý để kiểm soát tối đa mặt trái của vấn đề này
Trang 35Mặt khác, trong thể chế chính trị dân chủ đa đảng, công nghệ thông tin và mạng xã hội cũng có thể góp phần thúc đẩy các hoạt động biểu tình, phản đối hoặc ủng hộ chính trị Vấn đề này đã xảy ra và có nguy cơ tiềm ẩn sự bất ổn sau cuộc biểu tình của 250.000 người (7/2013) biểu thị sự ủng hộ đối với lãnh đạo đảng đối lập Sam Rainsy và cuộc biểu tình của rất nhiều người tham gia chống lại chính sách lương tối thiểu mà Chính phủ Campuchia (12/2013) [111]
2.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á
2.1.2.1 Sự phát triển của tổ chức ASEAN
Được thành lập vào ngày 08/8/1967 với 05 thành viên ban đầu (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực với mong muốn quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, thịnh vượng Với những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN cũng như các nước có ý định gia nhập Hiệp hội, Brunei kết nạp vào tổ chức năm 1984, sau đó là Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999)
Cùng với việc mở rộng và hoàn thiện tổ chức, kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN đã có nhiều hoạt động hợp tác, hội nhập sâu rộng
Về kinh tế, ASEAN tiến tới hội nhập khu vực chặt chẽ hơn thông qua việc
xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào ngày 28/01/1992 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1993 Với việc ký AFTA, ASEAN kỳ vọng hoàn thành xây dựng FTA của khu vực trong vòng 15 năm Quá trình hội nhập nội khối thông qua việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN cũng đã được đặt ra và Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ tư vào năm 2000 tại Singapore Để định hướng và tập trung hơn nữa các nỗ lực chung của ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với các khu vực khác trên thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển vào năm 2001
Về chính trị, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất tại
Malaysia vào tháng 12/1997 đã đưa ra Tầm nhìn ASEAN 2020 với mục tiêu xây
dựng ASEAN thành “một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” [112] Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN
2020 trong 6 năm từ 1998 đến 2004 Tuyên bố ASEAN về biển Đông năm 1992 và Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) vào năm 1995 đặt cơ sở cho việc các nước trong Hiệp hội giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đồng thời nỗ lực đưa khu vực thoát khỏi các mối đe dọa hạt nhân (vũ khí, chất thải hạt nhân…)
Trang 36Để củng cố thêm sức mạnh cho Hiệp hội, các nước ASEAN đã nỗ lực đa phương hóa các mối quan hệ của khối thông qua việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, các cơ chế hợp tác liên khu vực, tiếp tục mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với một số nước ngoài khu vực, hình thành các
cơ chế hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3 Những Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PMC) từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX được coi là những bước đi đầu tiên để ASEAN chính thức đối thoại với các đối tác của mình Các đối tác đối thoại của ASEAN vào đầu những năm 1990 còn được bổ sung thêm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga bên cạnh các đối tác hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand Điều này đã tạo cho ASEAN một mạng lưới các đối tác đối thoại có nhiều lợi ích đan xen nhau ở Đông Nam Á Sự ra đời của Diễn đàn khu vực ASEAN vào năm 1994 với sự tập hợp của nhiều nước không chỉ đến từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á mà còn từ Nam Á, Bắc
Mỹ, Tây Âu, Đông Âu được kỳ vọng sẽ trở thành một Diễn đàn tham vấn hiệu quả ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm mở rộng đối thoại về hợp tác chính trị và an ninh trong khu vực [120] Chính sách mở rộng quan hệ quốc tế của ASEAN được tiếp tục với sự ra đời của Hội nghị Á - Âu (ASEM) tại Thái Lan vào năm 1996
Tháng 4/1997, ASEAN đề xuất tổ chức Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3) và kết quả là Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 12/1997 tại Kuala Lumpur, Malaysia Sau Hội nghị này, ngày 16/12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã có các cuộc họp riêng với lãnh đạo của từng nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cơ chế hợp tác ASEAN+1 (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc) cũng đã được hình thành Hình thức hợp tác ASEAN+1 trở nên đa dạng hơn với sự ra đời của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ vào năm 2002
Đến năm 2000, tại Hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa ASEAN và ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu hướng tới tiến trình hội nhập Đông Á khi Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ ba tại Philippines năm 1999 đã ra
Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á, khẳng định “mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác Đông Á hướng tới những kết quả cụ thể có tác động thực sự tới chất lượng sống của nhân dân Đông Á và sự ổn định ở khu vực trong thế kỷ XXI” [146]
Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế nội khối, sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, ASEAN đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn Tháng 11/2002, Hiệp định về Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã được ký kết ASEAN cũng nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, kết quả là ASEAN và Trung
Trang 37Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia vào năm 2002
Bước sang thế kỷ XXI, ASEAN tiếp tục tiến trình hội nhập mạnh mẽ kể cả
trong lĩnh vực kinh tế cũng như an ninh - chính trị Với Tuyên bố hòa hợp ASEAN II
(Tuyên bố Bali II) năm 2003, ASEAN xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội vào năm 2020 Hướng tới việc xây dựng tư cách pháp nhân cho Cộng đồng ASEAN trong tương lai, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 (2005) ở Malaysia Để đẩy nhanh quá trình hội nhập của khối, xét thấy khả năng ASEAN có thể tiến tới xây dựng cộng đồng sớm hơn so với tầm nhìn đã định là năm 2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 ở Philippines đầu năm 2007, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố Cebu
về việc đẩy nhanh thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Singapore tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN đã được các nước thành viên thông qua Đây được coi là một trong những bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN kể từ khi thành lập bởi với sự kiện này, ASEAN trở thành một tổ chức liên Chính phủ có tư cách pháp nhân, tạo nền tảng và khuôn khổ pháp lý để Hiệp hội tiến lên xây dựng Cộng đồng Tiến thêm một bước trong kế hoạch hiện thực hóa cộng đồng Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 họp ở Thái Lan vào đầu năm 2009, các nhà lãnh đạo Hiệp hội đã thông qua Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015) và Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Lộ trình Cộng đồng ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015) Với Tuyên bố Cha-am Hua Hin, các nhà
lãnh đạo ASEAN “nhất trí rằng Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và Kế hoạch công tác IAI 2 (2009 - 2015) sẽ là lộ trình cho một Cộng đồng ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015)” “nhằm thay thế cho Chương trình hành động Viêng Chăn (2004 - 2010)” [130]
Để hiện thực hóa Cộng đồng, ASEAN một mặt đẩy mạnh hợp tác nội khối, mặt khác tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại trên nhiều lĩnh vực khác nhau Việc tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại còn giúp ASEAN duy trì và tăng cường vai trò động lực, vị thế trung tâm trong hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng ở khu vực Đông Á Về chính trị, ASEAN tiếp tục nhận được các cam kết “hữu nghị và hợp tác” khi có thêm các đối tác đối thoại tham gia Hiệp ước Thân thiện và
Hợp tác Đông Nam Á (TAC) là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Australia, New Zealand, Pháp, Timor Leste, Mỹ và một số quốc gia khác Tháng 12/2005, tại
Trang 38Malaysia, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất đã được tổ chức với sự tham gia của mười nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand Tại đây, các quốc gia tham dự cho rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á, với ASEAN là động lực, là một phần gắn liền với cấu trúc khu vực đang phát triển EAS tiếp tục có những bước phát triển mới khi tại Hội nghị lần thứ 5 ở Hà Nội vào tháng 10/2010, Ngoại trưởng Mỹ và Nga đã tham dự với tư cách là khách mời đặc biệt Lãnh đạo Mỹ và Nga cũng đã chính thức tham dự EAS vào năm 2011 tại Indonesia
Về kinh tế, ASEAN đã ký các Thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với các đối tác lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand Bên cạnh các hình thức hợp tác này, ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đang hình thành những cơ chế hợp tác kinh tế mới, đó là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tạo nên sự đa dạng về các hiệp định thương mại tự do
Tiến trình hội nhập của ASEAN và sự hội nhập của Campuchia vào ASEAN
có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013
Về thuận lợi, Đối với Campuchia, sự tham gia vào một ASEAN có sự liên kết
chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất, vai trò và vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động tích cực đến công cuộc xây dựng và phát triển của Campuchia Xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, ASEAN là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Campuchia Về kinh tế -
xã hội, Campuchia có thể đẩy mạnh các hoạt động thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế không gian của một thị trường thống nhất, mở và nâng cao tính cạnh tranh; Campuchia có cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào, qua đó góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Campuchia có thể mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước nội khối và kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến; góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Đồng thời, Campuchia cũng có những cơ hội đẩy mạnh các ngành sản xuất lợi thế như dệt may, giày dép, du lịch… nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Về khó khăn, thách thức: Quan hệ Campuchia - ASEAN vẫn còn những biểu
hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các nhân tố cho sự phát triển vững chắc, ổn định, lâu dài Hợp tác Campuchia - ASEAN vẫn còn bị động đối
Trang 39phó với những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ (ví dụ: tranh chấp ở khu vực biên giới gần đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan, căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam; hoặc Trung Quốc cùng với một số thành viên ASEAN, mà Trung Quốc vẫn giữ lập trường muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đàm phán song phương hơn là đa phương như sự mong muốn của khối ASEAN, ), tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng và sự suy thoái kinh tế, sự phối hợp hành động trước các vấn đề khu vực và quốc tế (như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch bệnh…)
2.1.2.2 Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á
Trong quá trình phát triển của mình, các nước Đông Nam Á, trong đó có Campuchia chịu tác động mạnh mẽ bỡi sự cạnh tranh của các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng của Trung Quốc và chính sách tái cân bằng của Mỹ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam Á nói chung và mỗi quốc gia thành viên ASEAN nói riêng, trong đó
có Campuchia
Đối với Mỹ, tại Đông Nam Á, Mỹ đã có những bước điều chỉnh chiến lược
sau sự kiện 11/9/2001 nhằm tăng cường hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời tăng cường sự hiện diện trở lại của mình ở khu vực quan trọng này Trước
sự “trỗi dậy hòa bình” và chủ trương gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương” với Đông Nam Á là trung tâm Vì vậy, một mặt Mỹ đẩy mạnh hợp tác
chính trị ngoại giao với các nước trong khu vực, mặt khác Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực
Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ với việc “quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương” lấy Đông Nam Á làm trung tâm là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của
chính quyền Mỹ, mà mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là sử dụng ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, giành quyền bá chủ khu vực và thế giới [13, tr.11]
Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận đối với khu vực
Mỹ không chỉ không phản đối các cơ chế hợp tác ở khu vực vốn không có sự tham gia của Mỹ như ASEAN+ mà ngược lại, còn tích cực tham gia các hình thức hợp tác như EAS, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2009 và quan hệ giữa hai bên được nâng lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2015 Ngoài việc cam kết bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế ở khu vực (trong vấn đề Biển Đông), Mỹ còn tích cực can dự vào các vấn đề quan trọng khác ở khu vực như vấn đề nguồn nước sông Mekong (với Sáng kiến Hạ nguồn Mekong) Ở cấp độ song phương, Mỹ một mặt có những nỗ lực củng cố quan hệ liên minh với Philippines và Thái Lan,
Trang 40mặt khác nâng tầm quan hệ với các nước khác trong ASEAN như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Myanmar…để có được mức độ ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực
Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ vẫn là một trong bốn đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN Điều đáng quan tâm là, trong khi ASEAN chịu thâm hụt thương mại rất lớn với Trung Quốc thì mức thặng dư thương mại với Mỹ đạt mức lớn nhất trong
số các đối tác thương mại của ASEAN Về đầu tư, Mỹ là đối tác có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở ASEAN sau EU (28 nước) và Nhật Bản với tổng FDI vào khu vực này trong năm 2013 đạt 7,157 tỉ USD, chiếm 5,7% tổng FDI ở các nước ASEAN [173]
Đối với Trung Quốc, với những thành công trên lĩnh vực kinh tế, Trung
Quốc có tham vọng gia tăng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược ngoại giao với bốn trụ cột là: Ngoại giao nước lớn, Ngoại giao láng giềng, Ngoại giao với các nước đang phát triển và Ngoại giao đa phương Tuy nhiên, đối với từng đối tượng và từng khu vực, Trung Quốc có chính sách ngoại giao cụ thể Đối với
Mỹ là duy trì sự ổn định Đối với Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Dương, đã từ lâu, Trung Quốc muốn khôi phục ảnh hưởng ở khu vực này Với việc coi Đông Nam Á
là địa bàn chiến lược, Trung Quốc đã đẩy mạnh can dự về chính trị, lấy kinh tế làm mũi nhọn thực hiện chiến lược chia để trị ở Đông Nam Á Hợp tác kinh tế (thương mại và đầu tư) là một trong những lĩnh vực trọng tâm mà Trung Quốc nỗ lực xây dựng với các quốc gia Đông Nam Á bởi lẽ Trung Quốc, một mặt có được nguồn tài nguyên và thị trường phục vụ cho nền sản xuất và tiêu thụ của mình, mặt khác làm cho nền kinh tế các nước trong khu vực phụ thuộc hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này Nếu chỉ tính về thương mại, theo thống kê của ASEAN, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản vào năm 2010 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với tổng thương mại hai chiều đạt 178,223 tỉ USD (Nhật Bản là 160,919 tỉ USD) [113, tr.69]
Về chính trị, với những quốc gia được đánh giá về mức nhận thức tham nhũng
và minh bạch chính trị ở mức thấp so với khu vực như Myanmar (trước 2011), Campuchia, Lào và Thái Lan, Trung Quốc giữ thái độ im lặng trước những cáo buộc tham nhũng cũng như hành động vi phạm nhân quyền của các nhà cầm quyền ở các quốc gia này, mặt khác ra sức đầu tư và viện trợ kinh tế để có được sự ủng hộ của các quốc gia này trong các vấn đề chính trị khu vực có lợi cho Trung Quốc
Sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đặt ra cho Campuchia những cơ hội đan xen những thách thức để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1993 - 2013 Campuchia là nước có điểm xuất phát thấp với một cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nghèo nàn sau hàng thập kỷ chiến tranh Nền kinh tế cơ bản dựa