Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ. Nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây lại hậu quả về thể chất tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với các thành viên khác nhất là với cả trẻ em trong gia đình, tình hình trật tự an ninh xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí là tử vong, bên cạnh đó bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stress. Hiện nay bạo lực gia đình ngày càng gia tăng với mức độ phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau cả trên phạm vi thế giới cũng như là ở nước ta. Bạo lực gia đình đã kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức đây cũng là một thực tế đáng lo ngại cần có sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt là nhân viên Công tác xã hội. Nhưng may mắn thay, có một ngôi nhà được xây lên để trở thành mái ấm giúp cho những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình vượt qua tháng ngày giông bão. Ngôi nhà bình yên ( Trung tâm Phụ nữ và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) là một trong nững ngôi nhà như vậy. Do vốn kiến thức của em về lĩnh vực BLGĐ còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý từ phía Cô giáo để cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn, Em xin chân thành cảm ơn Cô
Trang 1A LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ Nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây lại hậu quả về thể chất tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với các thành viên khác nhất là với cả trẻ em trong gia đình, tình hình trật tự an ninh xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí là tử vong, bên cạnh đó bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stress Hiện nay bạo lực gia đình ngày càng gia tăng vớimức độ phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau cả trên phạm vi thế giới cũng như là ở nước
ta Bạo lực gia đình đã kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức đây cũng là một thực tế đáng lo ngại cần
có sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt là nhân viên Công tác xã hội Nhưng may mắn thay, có một ngôi nhà được xây lên để trở thành mái ấm giúp cho những người phụ nữ- nạn nhân của bạo lực gia đình vượt qua tháng ngày giông bão Ngôi nhà bình yên ( Trung tâm Phụ nữ và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) là một trong nững ngôi nhà như vậy Do vốn kiến thức của em về lĩnh vực BLGĐ còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý từ
Trang 2phía Cô giáo để cho bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn,
Em xin chân thành cảm ơn Cô !
B NỘI DUNG.
1 Cơ sở lý luận.
1.1 Các khái niệm liên quan.
-Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành
vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”
-Nhân viên công tác xã hội là người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề
- Nhà tạm lánh (Ngôi nhà Bình yên) cho nạn nhân bị bạo lực gia đình là mô hình nhằm giúp đỡ và hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình có môi trường sống tốt nhất để họ sớm ổn định về thể chất và tinh thần sau thời gian phải chịu đựng những hành vi bạo lực của người thân gây ra
1.2 Khái quát chung về bạo lực gia đình.
Trang 3- Các hành vi bạo lực gia đình :
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâmhại đến sức khoẻ, tính mạng;Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm
hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Trang 4Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
+Nguyên nhân thuộc về nhận thức
Do xã hội chúng ta vẫn tồn tại những quan niệm về định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho rằng nam giới
có quyền lực và có quyền “dạy” vợ Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của gia đình mà không can thiệp kịp thời, chưa tạo ra dư luận rộng rãi
Trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi trở thành phụ nữ và hình thành thói quen của namgiới cho rằng bạo lực gia đình như một biện pháp cần thiết
để giải quyết mâu thuẫn gia đình
Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong PCBLGĐ Một bộ
phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình
Chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xẩy ra tại địa phương Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu
Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn
mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình
Trong tất cả các nguyên nhân trên, nguyên nhân thuộc về
Trang 5nhận thức trong đó định kiến giới, tư “tưởng trọng nam khinh nữ” được xem là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giađình.
+Các yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình
Nguyên nhân kinh tế và các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, mại dâm được coi là những nguyên nhân cơ bản Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, nam giới có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực mà trước hết là bạo lực với các thành viên gia đình
Các tệ nạn như mại dâm và ngoại tình cũng làm cho người nam giới có thể lạnh nhạt, bỏ mặc, thậm chí đánh đập vợ, con
Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống
thường có nhiều sự căng thẳng tinh thần hơn dẫn đến việc nam giới thường sử dụng sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ
Đối với một số nam giới, việc thiếu việc làm và nghèo đói làm cho nam giới cảm thấy tự ti khi không làm đúng vai trò được xã hội xác định là người trụ cột trong gia đình cũng dễ dẫn đến bạo lực gia đình
Tuy nhiên, bạo lực gia đình cũng xẩy ra ở các trong các gia đình
có điều kiện kinh tế tốt, vợ chồng có trình độ học vấn cao, công việc ổn định
- Hậu quả của bạo lực gia đình
Trang 6Hậu quả đối với nạn nhân về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.
Về sức khỏe tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng
Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV
Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình: Phá hỏng mối quan
hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình Bị truy cứu trách nhiệm hình
sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân
Hậu quả với trẻ em: Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ
Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo ý người khác; mất
hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi
Với trẻ vị thành niên: học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ
đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử
Trang 7Hậu quả đối với gia đình: Li thân, li hôn Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân
và người chứng kiến bạo lực gia đình
Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại
Hậu quả đối với xã hội: Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dungtúng cho bạo lực gia đình Hạn chế hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
1.3 Một số hoạt động Công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình.
-Với quan điểm “CTXH thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con ngườitương tác với các môi trường của mình Nhân quyền và công
lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác
xã hội” Đối với nạn nhân của BLGĐ, đặc biệt là phụ nữ, nhân viên CTXH có thể cung cấp một số dịch vụ xã hội để hỗtrợ nạn nhân như: Lập kế hoạch trợ giúp, điều phối các dịch
vụ hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của họ, đảm bảo giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn
mà thân chủ đang gặp phải
Trang 8-Đánh giá mức độ tổn thương tâm lý, xác định phương pháp tham vấn và trị liệu, cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý để phụchồi sang chấn cho nạn nhân Những trường hợp có vấn đề vềtâm lý quá lớn, nhân viên xã hội không đủ khả năng giải quyết thì sẽ đựơc kết nối, chuyển giao đến các cơ quan và tổchức có khả năng, đủ thẩm quyền.
- Hành vi bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm
lý lâu dài cho người bị bạo lực
- Cán bộ xã hội can thiệp để đảm bảo từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn và hòa thuận; giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề Cán bộ xã hội làm việc trong những trung tâm, nhà tạm lánh hỗ trợ các phụ nữ bị bạo hành Các cán bộ xã hội cũng có thể hỗ trợ những gia đình nghèo và thu nhập thấp tiếp cận các dịch vụ, thực hiện các quyền về phúc lợi Hiện nay, các Trung tâm CTXH đã thực hiện các hoạt động
hỗ trợ nạn nhân BLGĐ như: Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp, tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng Tư vấn và trợ giúp đối
tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc - Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng
Trang 92.Vai trò của nhân viên CTXH tại Ngôi nhà bình yên.
2.1 Lịch sử hình thành của NNBY và hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại Ngôi nhà bình yên- Trung tâm Phụ
nữ và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngôi nhà bình yên
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) có địa điểm tại số 20 Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộcHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) có chức năng phục vụ cáchoạt động chính trị - xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội nhằm hỗ trợ
sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam và được phép cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tận thu, hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã hội và các chi phí khác
Vào tháng 3 năm 2007 CWD đã mở nhà tạm lánh dành cho phụ
nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Hà Nội và các tỉnh, lấy tên là ngôi nhà bình yên
Hai năm đầu hoạt động ngôi nhà bình yên đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều các đối tác nhà tài trợ như Hội phụ nữ và
Chính quyền địa phương công an phường sở tại; bệnh viện đa khoa Đức Giang; phòng tư vấn bệnh viện Gia Lâm; quỹ nhi đồngAnh; quỹ Ford; MCNV,…
Trang 10Trong năm 2007 nhà tạm lánh đã hỗ trợ được 21 phụ nữ và trẻ
em là nạn nhân của bạo lực gia đình Đầu năm 2008 dự án đã
có một số khó khăn, số lượng nạn nhân đến tạm trú tại ngôi nhà bình yên mức trung bình sau khi thực hiện các giải pháp tuyên truyền, số lượng nạn nhân cần được hỗ trợ tìm đến nhà tạm lánh đạt con số 27 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em và duy trì số lượng người tạm trú ở con số 8- 10 người
2.1.2 Hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại Ngôi nhà
bình yên.
- Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ Phụ nữ bị bạo lực gia đình:
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, an toàn và tôn trọng đối với phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân của bạo lực gia đình trong thời gian tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên Đồng thời hỗ trợ gói hồigia giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình trở về gia đình của họ và người thân được bền vững với sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương
Để thực hiện mục tiêu trên, NNBY được tổ chức và vận hành vớicác bộ phận chuyên môn:
Trang 11Phòng tham vấn: là nơi trao đổi, cung cấp thông tin về quyền phụ nữ, quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tham vấn
về các vấn đề liên quan đến gia đình, hôn nhân, giới, sức khỏe sinh sản, HIV, kỹ năng sống Đồng thời cũng là nơi đầu tiên tiếpnhận và sàng lọc thông tin về nạn nhân, hướng dẫn các thủ tự, thủ tục cần thiết, liên hệ với chính quyền, công an, Hội phụ nữ địa phương và các tổ chức khác nhằm cung cấp thông tin ban đầu, tìm kiếm sự hỗ trợ, phối hợp giải quyết về các vấn đề liên quan
Nhà trẻ là nơi chăm sóc con của các nạn nhân bị bạo lực gia đình trong thời gian tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên
Nhà Bình yên(Nhà tạm trú) cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
Trang 12Phòng Tham vấn hiện nay có 3 nhân viên tham vấn đảm nhận việc tham vấn trực tiếp, qua điện thoại.
• Ngôi nhà Bình yên ( Ngôi nhà Bình yên cho phụ nữ bị bạo lực gia đình; có 01 Quản lý Ngôi nhà Bình yên, 4 nhân viên xã hội,
3 bảo vệ và 1 quản gia làm việc 24/24h tất cả các ngày trong tuần
Các nhân viên xã hội làm việc trong Ngôi nhà Bình yên được thường xuyên tham gia các khóa tập huấn về Kỹ năng tham vấn, kỹ năng công tác xã hội nhằm tăng cường khả năng tham vấn và quản lý ca (trường hợp) một cách chuyên nghiệp cho người tạm trú (bao gồm phụ nữ và trẻ em) Các nhân viên xây dựng kế hoạch làm việc đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ
em Cán bộ xã hội sẽ phân chia thời gian làm việc để thường xuyên có một người làm việc theo ca từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tốitất cả các ngày trong tuần
Vai trò của nhân viên công tác xã hội có thể cung cấp một số dịch vụ xã hội để hỗ trợ nạn nhân Cụ thể:
Trang 13– Lập kế hoạch trợ giúp cho nạn nhân và điều phối các dịch vụ
hỗ trợ cho nạn nhân dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của họ Đảm bảo giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn mà thân chủ đang gặp phải
-Trong quá trình tìm hiều và phân tích vấn đề của nạn nhân, nhân viên xã hội sẽ là cầu nối giữa nạn nhân với Ngôi nhà bình yên; TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Các trung tâm bảo trợ
xã hội, các nhà xã hội… để đảm bảo nạn nhân có được chỗ ở antoàn trong suốt thời gian can thiệp; giúp đỡ nạn nhân từ quá trình bắt đầu và sau khi tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo có chỗ ăn ở an toàn
– Nhân viên xã hội tiến hành đánh giá mức độ tổn thương tâm
lý, xác định phương pháp tham vấn và trị liệu, cung cấp dịch vụtrị liệu tâm lý để phục hồi sang chấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình Những trường hợp có vấn đề về tâm lý quá lớn, nhân viên xã hội không đủ khả năng giải quyết thì sẽ đựơc kết nối, chuyển giao đến các cơ quan và tổ chức có khả năng, đủ thẩm quyền
Nhiều nạn nhân bị bạo lực bị ảnh hưởng rất nặng nề về thể chất, sức khỏe, nếu không được chữa trị sẽ gây nên những hậu quả xấu Nhân viên xã hội sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp Họ sẽ kết nối những
cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí để các nạn nhân bị
Trang 14trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật cho
họ, hầu hết các nạn nhân bị bạo lực đều bị xâm hại, xâm phạm
về quyền và lợi ích Vì vậy đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội ở đây sẽ giúp nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng phụ nữ bị bạo hành thông qua các văn phòng trợ giúp pháp lý, các văn phòng luật sư và cơ quan tư pháp Đồng thời, tìm kiếm các
nguồn lực, xin kinh phí học nghề tại các đối tác đào tạo nghề,
hỗ trợ cá nhân và tham vấn nghề nghiệp định kỳ trong thời gianhọc nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị hành trang, sẵn sàng làm việc sau khi hỗ trợ
Song song với các hoạt động trên, nhóm phụ nữ bị bạo hành sẽ được trang bị các kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm và phỏngvấn, tiếp cận với nhà tuyển dụng Chính đội ngũ nhân viên xã hội sẽ phối hợp với các tổ chức, cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hóa nhập cộng đồng Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên xã hội sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hòa nhập, tiến hành liệu pháp nhóm và hướng dẫn kĩ năng
sống; tích cực hướng dẫn họ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; cung cấp kinh phí hỗ trợ và theo dõi tái hòa nhập
Như vậy, có thể thấy, các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo hành gồm: nâng cao năng lực tâm lý xã hội (phục hồi tâm lý sau sang chấn, kỹ năng sống và giá trị sống,…) và năng lực kinh tế (kỹ năng nghề và cơ hội việc làm) Sau khi hoàn thành chương trình, người phụ nữ có thể tự tin hơn về phẩm giá, sức