1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình

27 582 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,85 MB
File đính kèm 9.rar (2 MB)

Nội dung

I.Mở đầu. Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm 20082009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụgây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang lànỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo. Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thâm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng.

Trang 1

MỤC LỤC I.Mở đầu

II.Nội dung

1 Các khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm CTXH

1.2 Khái niệm nhân viên CTXH

1.3 Khái niệm gia đình

4 Thực trạng BLGĐ đối với trẻ em tại Sơn Tây- Hà Nội

4.1 Địa bàn nghiên cứu

4.2 Thực trạng BLGĐ đối với trẻ em tại Sơn Tây

4.3 Các hoạt động CTXH cung cấp cho trẻ em bị BLGĐ

5 Nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị BLGĐ

6 Hậu quả của việc BLGĐ đối với trẻ em

7 Các biện pháp phòng tránh BLGĐ đối với trẻ em

III.Kết luận

Trang 2

I.Mở đầu.

Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện

có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụgây bức xúc trong

dư luận xã hội Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em

Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang lànỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải

là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọngnhư: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong Giáo viên sửdụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thâm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ

em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc ”bình thường” Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp

Trang 3

thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ Nhận thức về sựnguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức,

đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị bạo lực

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự

Tiếp đến là những hệ lụy của những trang web đen, trò chơi điện tử bạo lực không thể lường trước được Nhiều gia đình tan nát, nhiều vụ án đau lòng đã xảy ra, nhiều trẻ em đã phải lĩnh án Trò chơi điện tử là một thế giới ảo, ở đó người chơi có thể làm tất cả những điều mình thích mà không bị trừng phạt Tuy nhiên, khi cuộc chiến trên thế giới ảo trở thành cuộc chiến thật ngoài đời thì thú chơi này thật sự trở thành một mối nguy hiểm lớn đối với xã hội

Trang 4

II.Nội dung.

1 Các khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm công tác xã hội ( CTXH)

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạtđộng nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của

họ CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăngnăng lực và cải thiện cuộc sống

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan

hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyếthài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội,

hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân

và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến

1.2 Khái niệm nhân viên CTXH

Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn

Trang 5

đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động

nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” (Theo Hiệp hội Nhân viên công tác

xã hội quốc tế -IFSW)

Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ

những nền tảng kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội

1.3 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi cácmối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,[1] quan

hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm

và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế, gia đình có

những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội

Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cáchkiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người

Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinhhọc, tâm lý, văn hóa, kinh tế, khiến cho nó không giống với bất kỳ một

Trang 6

nhóm xã hội nào Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm

xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng vềsinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội

về tái sản xuất con người

1.4 Khái niệm bạo lực gia đình

Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” [1] (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [2].Gia đình

là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình

có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạngthức khác nhau

Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan

hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất

phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ

Trang 7

nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

1.5 Khái niệm trẻ em

Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra

và tuổi dậy thì Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành Trẻ em cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ gia đình với bố mẹ (như con trai và con gái ở bất kỳ độ tuổi nào) hoặc, với nghĩa ẩn dụ, hoặc thành viên nhóm trong một gia tộc, bộ lạc, hay tôn giáo, nó cũng cóthể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một thời gian, địa điểm cụ thể, hoặc hoàncảnh, như trong "một đứa trẻ vô tư" hay "một đứa trẻ của những năm sáumươi "

Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn." hiệp nước này được

192 của 194 nước thành viên phê duyệt Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ emcủa Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi Một số định nghĩa tiếng Anh của từ trẻ em bao gồm thai nhi Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ

1.6 Bạo hành trẻ em là gì

Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả

Trang 8

năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ

Bạo hành có thể được thực hiện bởi cha mẹ, người trông nom, hay một đứa trẻ lớn hơn,…v…v

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật Department

of Communities, Child Safety and Disability Services của Queensland, mức độ tổn thương của đứa trẻ không quan trọng, điều quan trọng là:Đứa trẻ có đã bị, đang bị, hay có khả năng bị tổn thương hay không?Đứa trẻ có phụ huynh có khả năng và sẵn sàng bảo vệ nó hay không? Tổn thương ở đây được định nghĩa là những tác động nguy hại đáng

kể đối với sức khỏe thể chất, tâm lý, và tinh thần của đứa trẻ

2 Tổng quan về BLGĐ đối với trẻ em tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dù có tiến bộ trong thay đổi quan niệm và thực hành chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhiều hình thức bạo lực đối với trẻ em như bạo lực thân thể, xâm hại tình dục và lạm dụng lao động vẫn phổ biến

Kỷ luật bạo lực đang diễn ra phổ biến với gần 68,4% trẻ em độ tuổi 1-14được báo cáo là đã từng bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bạo lực ở nhà…Khoảng 16% trẻ em (tương đương 1,7 triệu trẻ) độ tuổi 5-17 được coi là lao động trẻ em, trong đó 7,8% làm việc trong các điều kiện nguy hiểm

Tỷ lệ trẻ em gái và nữ thanh niên 15-19 tuổi đã kết hôn tăng từ 5,4% vàonăm 2006 lên 11% vào năm 2015 Trong giai đoạn 2011-2015, 5.300 vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, chủ yếu là với trẻ em gái, đã được báo cáo…

Từ đầu năm đến nay, qua quá trình theo dõi, nắm bắt và tổng hợp của các quận, huyện, thị xã, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tiếp nhận: 4 thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại tình dục, 9 thông tin liên quan

Trang 9

đến trẻ em bị bạo hành, 10 vụ bạo lực giới, bạo lực gia đình (trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) Tuy nhiên, những vụ việc nêu trên mới chỉ là “tảng băng nổi” chưa phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em trên địa bàn TP Trên thực tế,

số lượng các vụ việc xảy ra nhiều hơn thế, nhưng gia đình nạn nhân không khai báo, tố cáo đối tượng do sợ mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em và phụ nữ

Hàng năm, Sở LĐTB&XH đều duy trì công tác tuyên truyền,

PBGDPL tới cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới của 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn, đội ngũ cộngtác viên, tình nguyện viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ

em về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Trong

đó, chú trọng các văn bản và các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em Sở đã chủ động trong việc lựa chọn các hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với từng đối tượng, nhu cầu để mọi đối tượng được tiếp cận dễ dàng và hiệu quả cao như tổ chức tập huấn, diễn đàn, chiến dịch truyền thông, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, in ấn các sản phẩm truyền thông…

Trang 10

3 Các hình thức bạo lực đối với trẻ em

Trang 11

 Mơn trớn hoặc đụng chạm trẻ một cách không phù hợp

 Bắt ép (hay yêu cầu) trẻ đụng chạm bộ phận sinh dục của người lớn hoặc theo một cách gợi dục

Về mặt tâm lý (non-touching):

 Cho trẻ tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy

 Phô trương, phô bày một cách không đúng đắn, phản cảm trước mặt trẻ

 Cố tình thủ dâm trước mặt trẻ

 Cố tình quan hệ tình dục trước mặt trẻ

Trang 12

 Dùng trẻ để sản xuất các sản phẩm khiêu dâm (phim, ảnh, quảng cáo,…v v)

Từ chối hay bỏ bê (Rejecting or ignoring):

 Nói với trẻ rằng không ai yêu thương hay mong muốn trẻ

 Thể hiện rằng mình chả hứng thú gì với trẻ

 Không thể hiện hay đáp trả tình yêu thương

 Cắt lời trẻ trong các cuộc đối thoại

 Mặc kệ trẻ cảm thấy gì, muốn nói gì,…v….v

Trang 13

Nhạo báng hay nhục mạ (Humiliating or shaming):

 Gọi trẻ bằng những tên gọi mang tính hạ thấp nhân phẩm

 Lợi dụng điểm yếu của trẻ, hay sự phụ thuộc của trẻ

Ngoài ra, một thủ thuật thường được sử dụng để bạo hành trẻ em là Gaslight Thủ thuật này khiến cho trẻ mất đi niềm tin vào chính mình, nghi ngờ chính cảm xúc và suy nghĩ của mình, tin rằng chính mình là người mất trí

3.4 Bỏ bê

Ngày đăng: 28/11/2018, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w