1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

23 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 126,41 KB

Nội dung

Pháp luật đại cương tiểu luận cuối kỳ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH VIỆT NAM Tiểu luận cuối kỳ

(Môn học: Pháp luật đại cương)

BUỔI: CHIỀU THỨ 4 TIẾT: 1 - 4 NHÓM THỰC HIỆN: Chị Em HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2017-2018 GVHD: ThS Phan Thị Hồng Oanh TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2017

Trang 2

Họ tên SV thực hiện đề tài:

Trang 3

MỤC LỤC MỤC LỤC Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN 4

1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN 4

1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CHẾ ĐỘ 5

1.3 ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 5

1.4 CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN 7

1.5 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 8

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 12

2.1 QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI KẾT HÔN 12

2.2 QUY ĐỊNH VỀ SỰ TỰ NGUYỆN CỦA HAI BÊN KẾT HÔN 12

2.3 QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN 13

2.4 QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hôn nhân và gia đình được coi là nền tảng của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng conngười, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sựnghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Mà kết hôn là nền tảng quan trọng để tạo dựng giađình, nơi được xem là “tế bào” của xã hội Gia đình tốt thì xã hội mới tốt Bởi vậyquyền kết hôn luôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo

vệ Với ý nghĩa đó pháp luật quốc tế cũng như mỗi quốc gia đều chú trọng đảm bảoquyền tự do kết hôn Điều này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóatrong nhiều văn bản pháp luật khác, đặc biệt là trong Luật Hôn nhân và Gia đình Chếđịnh điều chỉnh việc xác lập mối quan hệ vợ chồng- quan hệ nền tảng gia đình Vì vậychế định không chỉ đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởngsâu sắc đến việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, một quốc gia văn minh, phồnthịnh

Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được quy định dựatrên cơ sở thừa kế có chọn lọc các quy định về kết hôn trong các văn bản Luật Hônnhân và Gia đình trước đó, đồng thời tiếp tục phát triển cho phù hợp với việc điềuchỉnh các quan hệ Hôn nhân và Gia đình trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên, thực tiễnthực hiện pháp luật cũng đã bộc lộ khá nhiều bất cập, tác động không nhỏ đến hiệu quảđiều chỉnh của pháp luật về việc kết hôn, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người kếthôn, của gia đình và xã hội Việc nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng

ký kết hôn ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫncòn xảy xa ở các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng kháctrong cả nước Trong độ tuổi từ 10 - 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em có vợ, 05 emgái có 01 em có chồng, tỉnh Lai Châu có tỷ lệ tảo hôn cao nhất là 18,6% Hôn nhâncận huyết xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc: Tại tỉnh Lai Châu, từ năm 2004 - 2011

có trên 200 đôi; ở Lào Cai có 224 đôi; ở Cao Bằng diễn ra nhiều nhất đối với dân tộcDao 64% và Mông 61%; Tỉnh Hòa Bình: khảo sát tại huyện Kim Bôi, nơi có 90% dân

số là người Mường, có tới 23% dân số trong huyện mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.Đây là một vấn đề hết sức lo ngại về vấn đề nòi giống dân tộc, ảnh hưởng đến chất

Trang 5

lượng dân số và sự phát triển bền vững của đất nước Đặc biệt gần đây việc các cặp đôiđồng giới công khai tổ chức đám cưới và chung sống với nhau đã trở thành tâm điểmchú ý của dư luận xã hội với nhiều ý kiến trái chiều về việc thừa nhận hay không thừanhận hôn nhân đồng giới Và trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, một bộ phậnkhông nhỏ nam nữ thanh niên tạo ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm về tìnhyêu và hôn nhân Vì vậy, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng có chiều hướnggia tăng Việc nam nữ chung sống như vợ chồng thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau

đã tạo ra những hiệu ứng không tốt ảnh hưởng tới đời sống Hôn nhân và Gia đình.Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không quy định cụ thể về việc giải quyết hậuquả của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng dẫn đến nhiều trường hợp tranhchấp giữa các bên trở lên phức tạp Ra đời trong trong bối cảnh đó, Luật Hôn nhân vàGia đình 2014 có giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề tồn tại phát sinh trongquá trình thực thi pháp luật điều chỉnh việc xác lập quan hệ vợ chồng, điều chỉnh vàsửa đổi để hoàn thiện hơn pháp luật về kết hôn

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Chế định kết hôn trong

Luật Hôn nhân và Gia đình- vấn đề lý luận thực tiễn” nhằm nghiên cứu một cách

sâu sắc về chế định kết hôn và đưa ra các giải pháp góp ý nhằm góp phần nâng caohiệu quả điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân trong giai đoạn hiện nay

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định hôn nhân

- Chỉ ra những bất cập trong pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH

KẾT HÔN

1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN

1.1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN DƯỚI GÓC ĐỘ XÃ HỘI

Theo Từ điển Hán - Việt thì “kết” là hợp lại với nhau, còn “ hôn” là con trai lấy

vợ Theo nghĩa này, thuật ngữ kết hôn muốn nhấn mạnh chuyện “lấy vợ” là việc quantrọng đối với người đàn ông Bởi vì, “làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” là ba việc có ý nghĩaquan trọng đối với người đàn ông Như vậy, xét trên phương diện ngôn ngữ học, “kếthôn” chính là một từ Hán Việt chỉ việc người con trai lấy vợ Do ảnh hưởng của hàngnghìn năm Bắc thuộc, thuật ngữ này được người Việt Nam sử dụng khá phổ biến Từ

đó, “kết hôn”, được sử dụng để chỉ việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng Trong đờisống hàng ngày, người Việt Nam thường sử dụng các từ: lấy vợ, lấy chồng, đi ở riênghoặc xây dựng gia đình khi nói về việc “kết hôn” của nam hay nữ Cách sử dụng từnhư vậy là cách nói thuần Việt để chỉ việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng Vì thế,trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình năm

1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “Luật lấy vợ, lấy chồng” thay cho “LuậtHôn nhân và Gia đình”

Dưới góc độ xã hội, kết hôn được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ

chồng.

1.1.2 KHÁI NIỆM KẾT HÔN DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiệnpháp lý hoặc một chế định pháp lý

Khái niệm kết hôn với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý

Dưới góc độ pháp lý việc nam và nữ lấy nhau thành vợ, chồng phụ thuộc vàoviệc thừa nhận của Nhà nước thông qua một nghi thức cụ thể được ghi nhận trongpháp luật

Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý, kết hôn được hiểu là một hình thức xác lậpquan hệ vợ chồng được Nhà nước thừa nhận Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ

vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Trong lý luận khoa học luật, khái niệm kết hôn với ý nghĩa là một sự kiện pháp lýnên được hiểu như sau: Kết hôn là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật

Trang 7

hôn nhân và Gia đình dùng để chỉ căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ vàchồng, trên cơ sở đó quyền và lợi ích của người kết hôn được Nhà nước bảo vệ Nhưvậy, dưới góc độ pháp lý, kết hôn được nhìn nhận như một sự kiện pháp lý làm phátsinh quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ Kết hôn theo quy địnhcủa pháp luật là căn cứ để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của người kết hôn.

Khái niệm kết hôn với ý nghĩa là một chế định pháp lý

Theo dòng thời gian, các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc kết hôn không chỉ

là những quy phạm đơn lẻ mà là tập hợp các quy phạm Khoa học luật hiện đại gọi đó

là những “chế định” pháp luật Từ đây, chế định kết hôn cũng được sử dụng một cáchrộng rãi

Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh việc xác lập quan hệ vợ chồng, bao gồm các quy phạm pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, hình thức xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về kết hôn.

1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa ngườitheo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với ngườikhông có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng vàđược pháp luật bảo vệ

3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa

vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con

4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người caotuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹthực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình

5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

về hôn nhân và gia đình

1.3 ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Trang 8

Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như

sau:

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy

định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Thứ nhất, điều kiện về tuổi kết hôn:

Không giống với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có quy định vềtuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” mà Luật Hôn nhân vàGia đình 2014 thêm từ “đủ” để nâng mức độ tuổi kết hôn, đây là nội dung thay đổiquan trọng giữa luật mới và luật cũ để phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự,

tố tụng dân sự có quy định phải đủ 18 tuổi thì khi tham gia các giao dịch dân sự thìmới không cần sự đồng ý của người đại diện Vậy, điều kiện về tuổi kết hôn theo quyđịnh của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ

đủ 18 tuổi

Thứ hai, điều kiện về ý chí tự nguyện đó việc kết hôn phải là nguyện vọng mong muốn chính đáng của hai bên nam nữ, chứ không phải do bị cưỡng ép hay lừa dối để kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sáchcủa cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc trái với ý muốn củahọ

Lừa dối để kết hôn là hành vi cố ý của một bên Hoặc của người thứ ba nhằm làmcho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn nếu không có hành vi này thìbên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn

Thứ ba, điều kiện về năng lực của người muốn kết hôn:

Đó là người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự Bởi vìngười bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng nhận thức, bày tỏ ý chíkết hôn do vậy họ cũng không thể tự mình kết hôn Ngoài ra, việc người mất năng lực

Trang 9

hành vi dân sự mà kết hôn sẽ có ảnh hưởng giống nòi không đảm bảo được tráchnhiệm là chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ.

Thứ tư, điều kiện về các trường hợp cấm kết hôn, theo quy định của pháp luật thì các trường hợp cấm kết hôn là:

- Cấm kết hôn giả tạo

- Cấm những người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn

- Cấm những người có dòng máu trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi

ba đời

- Người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi kết hôn với con nuôi hoặc người đã từng làcha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng vớicon riêng, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau

Thứ năm, điều kiện hai người kết hôn phải thuộc hai giới tính

Mặc dù, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã công nhận kết hông đồng giới Tuynhiên ở Việt Nam pháp luật mặc dù đã xóa bỏ điều cấm kết hôn đồng giới nhưng Nhànước ta vẫn không thừa nhận với vấn đề này

1.4 CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trườnghợp sau đây:

a) Kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuậnngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn lànhững lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu Thay vào đó, một cuộchôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ như kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cưtrú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chínhtrị…

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật tức

là lấy vợ trước khi đủ 20 tuổi, lấy chồng trước khi đủ 18 tuổi Người nào có hành vitảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật Việc cưỡng ép, lừa dối,cản trở kết hôn đều vi phạm quy định về sự tự nguyện của các bên trong hôn nhân

Trang 10

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sốngnhư vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Hành vi này vi phạm chế độ một vợmột chồng và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hônnhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu vềtrực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ vớicon rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn

Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một cáchquá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở việc kết hôn

tự nguyện giữa nam nữ

e) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóclột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.Trên đây là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mà cụ thể làkết hôn Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lýnghiêm minh, đúng pháp luật.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơquan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người cóhành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình

1.5 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1.5.1 THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước

Căn cứ Điều 17 Luật hộ tịch 2014: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một

trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.

Nơi cư trú của công dân được Luật cư trú giải thích cụ thể như sau: “Nơi cư trú

của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.”

Trang 11

Theo như quy định trên, thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dâncấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong các bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Luật Hộ tịch mới số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 thì thẩm quyềnđăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do UBND huyện thực hiện Cụ thể như sau:

“UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân trong nước với người nước ngoài, giữa công dân trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.”

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tạiViệt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kếthôn

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được chuyển từ

Sở tư pháp sang Uỷ ban nhân dân cấp huyện Sự thay đổi này sẽ giúp giảm bớt đượcchi phí, thời gian cho công dân trong việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.5.2 THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Giấy tờ khi đăng ký kết hôn.

Cần có bản sao hộ khẩu

Chứng minh nhân dân (bản công chứng sao y)

Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú

Trong trường hợp nếu đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa

án là đã ly hôn Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương

Thủ tục đăng ký.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhân dân cấp

xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thìcán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn

Thời gian có giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy haibên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Ủy

Ngày đăng: 27/11/2018, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w