Và từ đó, nền sản xuất hàng hóa trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước, giúp nền kinh tế nước ta sánh vai với các nước trong k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA VIỆT NAM
Tiểu luận cuối kỳ (Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–
Lênin)
NHÓM THỰC HIỆN: PYTHAGORAS 2 HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2017-2018 GVHD: ThS Trần Ngọc Chung
TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2017
Trang 2Họ tên SV thực hiện đề tài:
1 Trương Phúc Thạnh (NT) - 17126056 - SĐT: 01674035721
Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Ngọc Chung
ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GV:
GV ký tên
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA 3
1.1 KHÁI NIỆM SẢN XUẤT HÀNG HÓA 3
1.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 5
1.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 6
2 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 7
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NƯỚC Ở VIỆT NAM 7
2.2 THÀNH TỰU NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 9
2.3 HẠN CHẾ 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì phát triển nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối chủ trương để phát triển nền kinh tế quốc dân Để từ một nước
có nền kinh tế tự cung tự cấp có thể vươn dậy vững chắc hòa nhập với các nước thế giới đó là một bước ngoặc lớn Cụ thể ở đây, năm 1976 Việt Nam hoàn toàn thống nhất nước ta từng bước xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Giai đoạn này, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng đồng thời cũng gặp những khó khăn và thách thức Tại đại hội thứ VI, Đảng và Nhà nước đã có quyết định quan trọng trong việc đổi mới nền kinh tế, thay thế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa Và từ đó, nền sản xuất hàng hóa trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước, giúp nền kinh tế nước ta sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài: “Nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam”
nhằm muốn tìm hiểu sâu hơn về sự ra đời, thực trạng và phương thức phát triển nền sản xuất hàng hóa hiện nay của nước ta Bằng kiến thức và sự tìm hiểu trên sách, báo
mạng và các nguồn tài liệu khác chúng em hy vọng bài tiểu luận này sẽ mô tả phần
nào nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
1.
Trang 51 SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1 KHÁI NIỆM SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán trên thị trường
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức sản xuất kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự cấp ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm của sự lao động được tạo ra chỉ để phục vụ trực tiếp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất ra chúng cũng như sản xuất của người dân trong thời kỳ công
xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến Nhưng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao làm cho sản xuất tự cung tự cấp dần dần chuyển hóa thành sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Sản xuất hàng hóa tồn tại trên cơ
sở của sự trao đổi hàng hóa và là nền tảng cho mọi nền kinh tế Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
Sản xuất hàng hoá tạo ra sản phẩm để trao đổi, mua bán đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người sản xuất có điều kiện để chuyên môn hoá cao Trình độ tay nghề được nâng lên do tích luỹ kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới Công cụ chuyên dùng được cải tiến, kỹ thuật mới được áp dụng do đó cạnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho năng suất lao động được nâng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và tốt hơn Hiệu quả kinh tế được chú trọng làm mục tiêu đánh giá sự hoạt động của các thành phần kinh tế Việc trao đổi hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá khiến cho người sản xuất luôn tìm cách tiết kiệm giảm đến mức tối đa những chi phí
Trang 6cá biệt, giảm giá trị hàng hoá cá biệt để có lợi nhuận khi trao đổi Trên cơ sở phân công lao động, sản xuất hàng hoá phát triển Khi sản xuất hàng hoá phát triển sẽ làm phân công lao động ngày càng cao hơn, sâu hơn Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng được chủ thể sản xuất hàng hoá vận dụng có hiệu quả hơn và từ đó ngoài các quan hệ kinh tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xã hội, tập quán, tác phong cũng thay đổi
So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn Cụ thể như sau:
Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất chính vì thế, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương Bên cạnh
đó, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc Phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu
và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước không chỉ làm cho đời sống
Trang 7vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn,
đa dạng hơn
Sản xuất hàng hóa tồn tại trên cơ sở của sự trao đồi hàng hóa nên sản xuất hàng hóa là nền tảng của mọi nền kinh tế
1.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội” , xóa bỏ nền kinh tế
tự nhiên,phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của
xã hội
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện:
Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất 1.2.1 SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
Là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện Có hai loại phân công lao động, đó là:
- Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở Ví dụ sản xuất ra cái bàn thì cần người cưa, người bào, người đục Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa
- Thứ hai, phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong
xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa
- Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ
để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại C.Mác viết: “Trong Công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có sự phân công xã hội, nhưng sản phẩm lao động không trở thành hàng
Trang 8hóa … Chỉ có sản phẩm của những lao động tự nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những hàng hóa”
Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai
1.2.2 SỰ TÁCH BIỆT TƯƠNG ĐỐI VỀ MẶT KINH TẾ GIỮA NHỮNG NGƯỜI SẢN XUẤT
Là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ
Từ sự phân tích trên, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động sẽ không mang hình thái hàng hóa
1.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán
• Trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng hóa
• Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến
• Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính
xã hội
• Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm
ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội
Trang 9• Lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa
2 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, lực lượng sản xuất chưa phát triển, lại bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nền sản xuất hàng hoá của ta không giống với nền sản xuất hàng hoá của các nước khác trên thế giới với những đặc trưng tiêu biểu:
Thứ nhất: Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ một nền kinh
tế hàng hoá kém phát triển mang nặng tính tự cấp tự túc sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao
Xuất phát từ thực trạng có thể nói là rất tiêu điều của nền kinh tế nước ta: Kết cấu
hạ tầng vật chất và xã hội kém, trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, khả năng cạnh tranh gần như không có, đội ngũ nhà doanh nghiệp tầm
cỡ thiếu trầm trọng, bên cạnh đó thì thu nhập của người làm công ăn lương cũng như của nông dân thấp kém khiến dung lượng hàng hoá trên thị trường có sự thay đổi rất chậm chạp, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thấp Từ sự thật không mấy sáng sủa này, buộc ta phải có chiến lược phát triển để vượt qua thực trạng của nền kinh tế, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá ở nước ta
Thứ hai: Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều thành
phần Từ thực trạng nền kinh tế hàng hoá kém phát triển do nhiều nhân tố song nhân tố gây hậu quả nặng nề nhất là sự nhận thức không đúng đắn dẫn đến nôn nóng xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế, thực chất là xoá bỏ điều kiện tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá, làm mất khả năng cạnh tranh và tác dụng tích cực của nền kinh tế hàng hoá Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém Cơ cấu ngành theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ đang dần chiếm ưu thế cao trong nền kinh tế hàng hoá thu hút một số
Trang 10lượng lớn lao động Từ đó cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ sớm hình thành theo định hướng chuyển dịch kinh tế mà Đại hội Đảng VIII đã đề ra Nó đảm bảo cho mọi người, mọi doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp Nó còn làm cho các chủ thể kinh tế được hoạt động theo cơ chế tự chủ, hợp tác cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật
Thứ ba: Nền kinh tế hàng hoá theo cơ cấu kinh tế “mở” giữa nước ta với các
nước trên thế giới
Trước kia với cơ cấu kinh tế “khép kín” , với tình trạng “bế quan toả cảng” , luẩn quẩn sau luỹ tre làng nên kinh tế nước ta lâm vào bế tắc, kém phát triển có thể nói là lạc hậu nhất thế giới Vì vậy sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã làm cho thị trường dân tộc hoạt động trong sự gắn bó với thị trường thế giới Do sự phân bố phát triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và thế mạnh giữa các nước từ quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế, đời sống mang tính quốc
tế hoá … dẫn đến nhu cầu khách quan là mở cửa nền kinh tế hàng hoá để đạt được hiệu quả cao và phát triển với tốc độ nhanh nền kinh tế
Thứ tư: Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà nước và sự quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo do bản chất vốn có và lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then chốt và trọng yếu, nên đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên vai trò của nó chỉ được khẳng định khi nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác, nó sớm chuyển đổi cơ chế quản lý theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả
để đứng vững và chiến thắng trong môi trường hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế
Nền kinh tế hàng hoá bên cạnh mặt tích cực là làm thay đổi bộ mặt của đất nước không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về mặt xã hội như: phá sản, khủng hoảng,
áp bức bất công, tàn phá môi trường, phân hoá giàu nghèo Chính vì vậy cần phải có
sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nước ta do chịu ảnh hưởng lâu dài của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp nên những công cụ để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế hàng hoá như :