1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

104 352 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Tuy nhiên đứng trước thực trạng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, bắt buộc Điện lực Bắc Tân Uyên phải tiến hành các hoạt động để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượ

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển và hội nhập hoà cùng sự phát triển kinh tế của thế giới buộc chúng ta phải học hỏi kinh nghiệp từ các nước

đã và đang phát triển hơn chúng ta Từ cách quản lý, điều hành, tạo nguồn lực, tạo

ra sản phẩm và luôn đổi mới hay cải tiến cái cũ liên tục cho phù hợp với hiện tại và từng bước nâng lên tầm cao hơn để thoả mãn khách hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Trên thế giới đã hình thành mô hình quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ra đời từ năm 1947 tại Geneva và cải tiến dần đến nay qua

05 thời kỳ, phiên bản ISO 9001:2015 được ban hành ngày 15/9/2015 Tiêu chuẩn ISO được áp dụng 170 quốc gia thành viên trên thế giới, Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và phổ biến áp dụng cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước Điện lực Bắc Tân Uyên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mua bán điện trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương và ĐLBTU vừa được tách ra từ Điện lực Tân Uyên đưa vào hoạt động ngày 01/01/2015 đến nay Công ty Điện lực Bình Dương

và Điện lực Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN - ISO 9001:2008, còn lại

05 Điện lực Phú Giáo, Trung Tâm, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên trực thuộc Công ty chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Qua đó, tác giả nhận thấy việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu phiên bản ISO 9001:2015 và đạt theo tiêu chuẩn được công nhận áp dụng là rất cần thiết để áp dụng tại Điện lực Bắc Tân Uyên trong thời gian tới, đó cũng là mục tiêu chính mà tác giả cần nghiên cứu xây dựng Tác giả đang công tác tại Điện lực Bắc Tân Uyên nên công tác tìm hiểu, đánh giá thực trạng, trao đổi, thu thập số liệu cung cấp quá trình nghiên cứu được nhiều thuận lợi Đánh giá thực trạng những ưu điểm, khuyết điểm trong công

tác quản lý hiện có và từ đó đề xuất Điện lực cho tác giả “Xây dựng hệ thống quản

lý chất lƣợng ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên” Bên cạnh đó, sau khi

công trình nghiên cứu được công nhận sẽ áp dụng tại đơn vị và báo cáo Công ty cho

áp dụng thực tế tại các Điện lực còn lại của Công ty Kết quả đạt được sẽ áp dụng thực tế ngay tại đơn vị và các Điện lực khác trong PCBD

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Quy trình nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

6 Các đề tài nghiên cứu trước đây 5

7 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 7

1.1.1 Chất lượng 7

1.1.2 Quản lý chất lượng 8

1.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng 12

1.1.4 Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng 13

1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2015 15

1.2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 15

1.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 (Quy trình xây dựng HTQLCL) 20

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng 24

1.2.4 Hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực cung cấp điện 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 27

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang 3

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ THỰC TRẠNG HTQLCL TẠI

ĐIỆN LỰC BẮC TÂN UYÊN 28

2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HTQLCL ISO 9001: 2015 28

2.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC BẮC TÂN UYÊN 29

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ĐLBTU 29

2.2.2 Chức năng – Phạm vi hoạt động – Quyền hạn 31

2.2.3 Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các phòng ban trong ĐLBTU

33

2.2.4 Tình hình nhân sự - Cơ cấu lao động 35

2.2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 36

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HT QLCL TẠI ĐLBTU 39

2.3.1 Bối cảnh của tổ chức 39

2.3.2 Hệ thống tài liệu của đơn vị 41

2.3.3 Vai trò của lãnh đạo 43

2.3.4 Hoạch định 45

2.3.5 Hỗ trợ 47

2.3.6 Điều hành 49

2.3.7 Đánh giá kết quả hoạt động 54

2.3.8 Cải tiến 56

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI ĐLBTU 58

2.4.1 Một số thành tựu 58

2.4.2 Một số hạn chế 60

2.5 SỰ PHÙ HỢP CỦA VIỆC ÁP DỤNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2015 TẠI ĐLBTU 62

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI ĐIỆN LỰC BẮC TÂN UYÊN 64

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐLBTU ĐẾN NĂM 2020 64

Trang 4

3.1.1 Mục tiêu của ĐLBTU đến năm 2020 64

3.1.2 Định hướng về chất lượng của ĐLBTU đến năm 2020 64

3.2 XÂY DỰNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI ĐLBTU65 3.2.1 Phạm vi áp dụng 67

3.2.2 Lập kế hoạch tổng thể 69

3.2.3 Các giải pháp nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại ĐLBTU

69

3.3 KIẾN NGHỊ 93

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB-CNV Cán bộ công nhân viên

CNVC-LĐ Công nhân viên chức lao động

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

P CNTT Phòng Công nghệ thông tin

P.TTBV-PC Phòng Thanh tra bảo vệ pháp chế

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Khái quát về chất lượng theo ISO 9000 8

Hình 1.2: Các phương thức quản lý chất lượng 9

Hình 1.3: Quan hệ giữa người cung ứng, D.Nghiệp & KH 13

Hình 1.4: Các nguyên tắc cơ bản theo tiêu chuẩn ISO 15

Hình 1.5: Các giai đoạn soát xét hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 17

Hình 1.6: Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 [2] 18

Hình 1.7: Mô hình HTQLCL dựa các yêu cầu [2, trang 5] 19

Hình 1.8: Mô hình P-D-C-A của ISO 9001:2015 19

Hình 1.9: Cấu trúc mới của tiêu chuẩn ISO 9000 20

Hình 1.10: Hệ thống chất lượng mua bán điện 26

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ĐLBTU 35

Hình 2.2: Lưu đồ quy trình giải quyết cấp điện 52

Hình 2.3: Lưu đồ quy trình giải quyết cấp điện từ lưới điện trung áp 52

Hình 3.1: Lưu đồ xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9001 66

Hình 3.2: Lưu đồ các bước thực hiện triển khai áp dụng 70

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống tài liệu 73

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000 (đính kèm phụ lục) 17

Bảng 2.1: Phân loại trình độ cơ cấu nhân sự (Phụ lục 2.1 đính kèm) 35

Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thực hiện năm 2014, 2015, 2016 38

Bảng 2.4: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014, 2015, 2016 (Phụ lục 2.3 và 2.4 đính kèm) 38

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về quản lý hệ thống và các quá trình 41

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về hệ thống tài liệu 42

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về vai trò của lãnh đạo 45

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về công tác hoạch định 46

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về công tác hỗ trợ 48

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về công tác điều hành, chăm sóc khách hàng 51

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về công tác đánh giá kết quả hoạt động 55

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về công tác cải tiến 57

Bảng 3.1: Phân loại các quá trình và trách nhiệm thực hiệ (Phụ lục 3.2 đínhkèm) 75

Bảng 3.2: Mục tiêu chất lượng và hoạch định kế hoạch thực hiện (Phụ lục 3.3 đính kèm) 78

Bảng 3.3: Lịch đánh giá chi tiết (Phụ lục 3.4 đính kèm) 91

Bảng 3.4: Phân nhóm và đơn vị đánh giá (Phụ lục 3.5 đính kèm) 92

Bảng 3.5: Danh mục tài liệu hệ thống (Phụ lục 3.6 đính kèm) 93

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khi tham gia vào thị trường bán điện cạnh tranh, khách hàng sử dụng điện sẽ được lựa chọn nhà cung cấp Vấn đề đặt ra là liệu rằng khi đó họ có còn tiếp tục sử dụng điện từ lưới điện phân phối của Điện lực hay sẵn sang rời bỏ Điện lực để đến với các nhà cung cấp có chất lượng điện và dịch vụ khách hàng tốt hơn, cũng như

sự thắc chặc mạch lạc quản lý của ngành điện để cung cấp điện cho khách hàng chất lượng hơn Ngành điện luôn chú trọng đến cách quản lý hồ sơ tài liệu, sản xuất tạo sản phẩm, cập nhật thông tin khách hàng về các dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm điện là hết sức quan trọng, cấp thiết cho sự sống còn của ngành điện lực Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, ngành điện phải làm sao tránh sự mất hồ sơ quản lý khách hàng, hay khi làm việc với khách hàng phải nắm rõ nguồn gốc tài liệu đối chứng và phải làm sao để đảm bảo nguồn điện cung ứng chất lượng, kịp thời cho khách hàng Việc quản lý nguồn tài liệu, chứng từ, các quy trình quy định, quy chế thi đua, các công văn hành chính, sản phảm mang tính chất logic và chặc chẽ là điều cần thiết, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng để kịp thời cung ứng điện cho khách hàng sử dụng một cách nhanh nhất, hài lòng nhất Chất lượng hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò quan trọng, vấn đề chất lượng được quan tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trên tinh thần đó, bộ tiêu chuẩn quản lý hệ thống chất lượng ISO 9000

ra đời được đánh giá là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng tốt nhất và được áp dụng rộng rãi nhất trên 170 quốc gia Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang phát triển nhanh kéo theo nhu cầu về sử dụng điện chất lượng ngày càng cao, việc quản lý của các doanh nghiệp phải có tính khoa học và cải tiến về chiều sâu Mặc khác, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/9/2015 thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008, phiên bản này sẽ hết hiệu lực sau 03 năm phiên bản mới được ban hành tức là hết hiệu lực ngày 14/5/2018

Trang 9

Điện lực Bắc Tân Uyên trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) là một trong những đơn vị có 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực Tuy nhiên đứng trước thực trạng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, bắt buộc Điện lực Bắc Tân Uyên phải tiến hành các hoạt động để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khắc phục các tồn tại, bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước hoàn chỉnh các tiêu chí do PCBD giao

PCBD và các Điện lực Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát

đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, còn lại 05 Điện lực: Phú Giáo, Trung Tâm, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên trực thuộc PCBD chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Qua đó, người thực hiện nhận thấy việc xây dựng một hệ thống để quản lý chất lượng và đạt theo tiêu chuẩn được công nhận là rất cần thiết để áp dụng tại Điện lực Bắc Tân Uyên trong thời gian tới

Điện lực Bắc Tân Uyên đang có phương hướng xây dựng kế hoạch, lộ trình để thực hiện, thành lập tiểu Ban cải tiến chất lượng tại đơn vị nhằm từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 Theo khảo sát của người thực hiện nghiên cứu thì việc áp dụng tiêu chuẩn ISO vào các hoạt động sản xuất kinh doanh về lĩnh vực điện lực đang trong giai đoạn tìm hiểu để xây dựng Do đó, mong muốn luận văn tốt nghiệp mang tính xây dựng và ứng dụng trong thực tiễn cao, người thực hiện chọn đề tài nghiên cứu

“Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu huẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Để xây dựng đạt mục tiêu cần giải quyết vấn đề sau:

- Phân tích thực trạng Hệ thống Quản lý chất lượng tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Trang 10

- Xây dựng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng Hệ thống Quản lý chất lượng tại Điện lực Bắc Tân Uyên gồm những thành tựu và hạn chế gì?

- Các giải pháp nào thực hiện để triển khai hệ thống Quản lý chất lượng tại Điện lực Bắc Tân Uyên trong thời gian tới?

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với

thống kê mô tả:

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng đến hành vi này Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn

Tìm hiểu thêm bộ tiêu chuẩn ISO 9000, tìm hiểu các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; Cơ cấu tổ chức, quản lý chất lượng tại Điện lực thông qua các báo cáo triển khai thực hiện, các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát các quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tại đơn vị Thu thập số liệu, tài liệu thông qua các báo cáo đánh giá nội bộ và các báo cáo hoạt động xem xét của lãnh đạo để xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng để đề xuất các nội dung xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích kết quả thăm dò ý kiến các chuyên gia là Lãnh đạo và CBCNV đang làm việc tại Điện lực

Phương cách khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp, mẫu khảo sát được lựa chọn gồm 26 lãnh đạo, chuyên viên tại Điện lực Tân Uyên, Công ty Điện lực Bình Dương và các đơn vị trực thuộc

Trang 11

4 Quy trình nghiên cứu

Hình 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp chuyên gia) Kết hợp thống kê mô tả, phân tich,…

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Các giải xây dựng HTQLCL tại Điện lực Bắc Tân Uyên

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

HTQLCL

Kết luận thực trạng QLCL tại Điện lực Bắc Tân Uyên, các

thành tựu, hạn chế

Khung phân tích Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015

Phân tích các nội dung: bối cảnh tổ chức, hệ thống tài liệu của đơn vị, vai trò lãnh đạo, hoạch định, hỗ trợ, điều hành, đánh giá

kết quả hoạt động, cải tiến

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu là Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý trong Điện lực Bắc Tân Uyên: Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, quá trình hoạt động, hệ thống tài liệu, quản lý nguồn lực tại đơn vị, điều hành, đánh giá kết quả hoạt động, cải tiến chất lượng

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hoạt động quản lý chất lượng của Điện lực Bắc Tân Uyên trực thuộc PCBD từ năm 2015 đến hết năm 2016 (do Điện lực Bắc Tân Uyên đưa vào hoạt động từ ngày 01/01/2015 đến nay) Ngoài ra, phạm

vi nghiên cứu cũng gồm việc xây dựng mới phiên bản ISO 2001 : 2015 và áp dụng đối với tất cả dịch vụ cung cấp điện năng cho hộ gia đình và cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên

6 Các đề tài nghiên cứu trước đây

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương” của tác giả Lê Quang Quý (2015), tác giả nghiên cứu về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương thông qua phương pháp định tính và phân tích hiện trạng tại Công ty về hoạt động hệ thống quản lý chất lượng [3]

Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương” của tác giả Huỳnh Thanh Hùng (2015), tác giả nghiên cứu về trực trạng đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đề xuất một số giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công

ty Điện lực Bình Dương [2]

Đề tài nghiên cứu: “ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng xuyên suốt một tổ chức” của tác giả Luis Miguel Fonseca (2014), tác giả khẳng định chủ đề quản trị chất lượng và hệ thống ISO 9001 là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản

lý và nhà nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính và xem xét tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với một tổ chức, khi xem xét khía cạnh văn hóa tổ chức Việc áp dụng hệ thống ISO

Trang 13

9001 đối với các tổ chức là cần thiết nhưng tác giả cũng khuyến nghị cần xem xét xây dựng văn hóa tổ chức cho phù hợp để việc áp dụng hệ thống này hiệu quả hơn [12]

Đề tài nghiên cứu: “Từ các lý thuyết chất lượng và TQM đến chuẩn ISO 9001:2015: Một nghiên cứu tổng quát lại các lộ trình quản lý chất lượng” của tác giả Luís Miguel Fonseca (2015) Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã khái quát hóa về các lý thuyết, nghiên cứu liên quan đến quản lý chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện (TQM), nhìn nhận lại lộ trình phát triển các học thuyết về quản lý chất lượng trước đây cho đến chuẩn ISO 9001:2015 Qua đó, tác giả cũng cho rằng việc áp dụng chuẩn ISO này là hoàn toàn khó khăn, thách thức nhưng hiệu quả mang lại là rất lớn đối với bất kỳ tổ chức nào [13]

Tính kế thừa của đề tài: Các nghiên cứu trước đây đều nghiên cứu về quản lý chất lượng, các chuẩn ISO, đặc biệt là ISO 9001:2015 Chính vì vậy, tác giả có thể

áp dụng khung lý thuyết của các nghiên cứu này để làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình

Điểm mới của đề tài: Nhìn chung, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nghiên cứu nào về việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên Đề tài nghiên cứu của tác giả góp phần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng mới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Điện lực Bắc Tân Uyên trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý lận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015

Chương 2: Điều kiện áp dụng và thực trạng hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Chương 3: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại Điện lực Bắc Tân Uyên

Trang 14

Chất lượng là được khái niệm từ rất lâu trong lịch sử loài người, nó là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể Chất lượng được đề cập đến là chúng ta ở một khía cạnh rất lớn của đời sống hàng ngày, của xã hội Chất lượng càng được quan tâm chú trọng do đời sống tinh thần con người ngày một nâng cao (Tạ Thị Kiều An, 2004) [1]

Chất lượng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trung tâm trong việc tạo ra lợi thế trên thị trường, quan trọng tạo nền tảng ưu thế cạnh tranh cho các tổ chức, một yêu cầu trọng điểm trong các hoạt động thương mại quốc tế Chất lượng là phạm trù rất rộng và phức tạp, đặc trưng cho tính hiệu quả các hoạt động của tổ chức, phản ánh tổng hợp nội dung kỹ thuật, kinh tế, xã hội

Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Đó là theo khái niệm của nhà sản xuất

Tuy các khái niệm có khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều nêu lên các đặc điểm của khái niệm chất lượng đó là:

Trang 15

- Chất lượng đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và biến động theo thời gian, không gian

- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta xét đến đặc tính của đối tượng liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu từ khách hàng và các bên có liên quan

- Người sử dụng chỉ có thể cảm nhận nhu cầu chất lượng hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng do công bố dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn, có những nhu cầu không miêu tả rõ ràng

- Chất lượng cũng là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa và có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình

Hình 1.1: Khái quát về chất lượng theo ISO 9000

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đã nêu ra hoặc tiềm ẩn … Dưới đây là định nghĩa có tính khái quát nhất được nhiều người sử dụng, hình 1.1: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm,

hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và các bên có liên quan Yêu cầu là nhu cầu, là mong đợi của khách hàng đã công bố, ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc

1.1.2 Quản lý chất lƣợng

Theo Tạ Thị Kiều An (2004), quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp

để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng [1]

QLCL là một mảng rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Trong tất cả các tổ chức, quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua

Sản phẩm, dịch vụ, hệ

thống, quá trình Khách hàng và các bên có liên quan

Các đặc tính kỹ thuật Các qui định Các hình thức dịch vụ

Trang 16

các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng; theo TCVN ISO 9000:1994

đã nêu

Quản lý chất lượng (QLCL) là các hoạt động phối hợp với nhau để điều hành

và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng; theo TCVN ISO 9000:2008

Tiếp cận theo quá trình đó là quản lý chất lượng là một dạng quản lý và nó phải đáp ứng đựơc 4 khâu cơ bản:

Lập kế hoạch chất lượngTổ chức triển khaiLãnh đạoKiểm tra

Định nghĩa có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên hiểu định nghĩa khái quát về

quản lý chất lượng như sau: Quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững của hệ thống, tổ chức và đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kỳ từ đó tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu phát triển của hệ thống tổ chức một cách có hiệu quả nhất

Các hoạt động QLCL mọi người thường được hiểu là “ Kiểm tra chất lượng sản phẩm”, “kiểm soát chất lượng”, “đảm bảo chất lượng”, “Kiểm soát chất lượng toàn diện”, “QLCL toàn diện”, các phương thức QLCL được thể hiện như hình 1.2:

Hình 1.2: Các phương thức Quản lý chất lượng [1, trang 64]

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

 Kiểm tra chất lƣợng (Quality Inspection – QI)

QI là việc đánh giá sự phù hợp bằng cách quan trắc và xét đoán kèm theo bằng phép đo, thử nghiệm hay định cỡ thích hợp, cụ thể hơn là các hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính

Quản lý

CL Toàn diện (TQM)

Kiểm soát CL toàn diện (TQC)

ĐB

CL

KS

CL KCS

Trang 17

QI được ra đời từ cuối thế kỷ 18

Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp quy định bằng cách kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm

Ý nghĩa là ngăn ngừa được sự xuất xưởng sản phẩm hỏng

Đặc điểm là định hướng theo sản phẩm, chú trọng kiểm tra sản phẩm đầu ra; không làm tăng chất lượng sản phẩm, phụ thuộc vào sự chủ quan của nhân viên KCS và có nhiều sản phẩm không thể kiểm tra được nhất là các sản phẩm trong lĩnh vực quân sự Mặt khác, công tác kiểm tra có chi phí cho một sản phẩm sẽ tăng cao

vì nhân viên KCS chỉ làm một công việc kiểm tra

 Kiểm soát chất lƣợng (Quality Control – QC)

QC là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng QI sẽ khắc phục các hạn chế thì các nhà quản lý đã chuyển sang phương pháp mới thông qua đi tìm các nguyên nhân sai hỏng để kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả

QC được ra đời vào khoảng năm 1930

Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp quy định nhưng với chi phí thấp hơn phương thức QI bằng cách kết hợp kiểm tra sản phẩm đầu ra và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng như: Con người, máy móc, môi trường, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất,…

Ý nghĩa là giảm chi phí kiểm tra và phế phẩm, tăng hiệu quả sản xuất

Đặc điểm là định hướng theo quá trình, kết hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm với kiểm soát các yếu tố, các quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

 Đảm bảo chất lƣợng (Quality Assurance – QA)

QA là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện Không dừng lại ở việc kiểm soát các yếu tố đầu vào, đầu ra và trong quá trình sản xuất mà các nhà quản lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của hệ thống sản xuất ra sản phẩm nhằm đạt hai mục đích: Một là, đảm bảo chất lượng nội bộ trong tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên trong doanh nghiệp Hai là, đảm bảo chất lượng bên ngoài

Trang 18

nhằm tạo long tin cho khách hàng và những người có liên quan rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn

QA được ra đời khoảng năm 1970

Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu, nhằm chiếm được long tin của khách hàng, và nếu cần, sẳn sàng chứng minh cho điều đó

Ý nghĩa là đem lại lòng tin thỏa đáng đảm bảo rằng các sản phẩm thỏa mãn yêu cầu đã định về chất lượng

Đặc điểm là định lướng theo hệ thống, kết hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm với kiểm soát quá trình và toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng

 Kiểm soát chất lƣợng toàn diện (Total Quality Control – TQC)

TQC là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng: Quản lý từ thiết kế tới mỗi quá trình, huy động tất cả nhân viên, giải quyết tất cả các yếu tố ảnh hưởng, chất lượng gồm cả dịch vụ với khách hàng, khách hàng bao gồm cả khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài

TQC được ra đời những năm 2000

Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu và chiếm được lòng tin của khách hàng, mọi mong đợi của khách hàng và sẵn sàng chứng minh điều đó nếu khách hàng cần

Ý nghĩa là đem lại lòng tin thỏa đáng đảm bảo rằng sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đã công bố và ngầm hiểu chung về chất lượng

Đặc điểm là định hướng theo hệ thống, định hướng vào khách hàng một cách mạnh mẽ, thực hiện cải tiến liên tục, kết hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm với kiểm soát quá trình, toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và giảm thiểu các chi phí không chất lượng

TQC bao gồm kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, bên cạnh đó còn cộng thêm phần tính toán kinh tế về chi phí chất lượng và các mục tiêu về tài chính; tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2008 đã nêu những nội dung cụ thể trong yêu cầu

 Quản lý chất lƣợng toàn diện (Total Quality Management – TQM)

Trang 19

TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên, nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty , doanh nghiệp đó và của toàn xã hội

TQM được ra đời khoảng năm 1980

Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của nhiều bên khách hàng, bằng cách động viên sự tham gia của mọi thành viên, giảm tối đa chi phí, mang lại thành công lâu dài cho doanh nghiệp

Ý nghĩa là đem lại sự uy tín và sự thành công lâu dài

Các đặc trưng của TQM về những hoạt động căn bản làm mấu chốt để xây dựng hệ thống TQM gồm các vấn đề sau:

Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp

Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc

Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người trong một tổ chức

Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do hoạt động không chất lượng gây ra

Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, yêu cầu

về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp

Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp [23]

1.1.3 Hệ thống quản lý chất lƣợng

Hiện nay trong điều kiện cạnh tranh, các tổ chức phải đạt và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao, đem lại lòng tin trong nội bộ và lòng tin cho khách

Trang 20

hàng cùng các bên liên quan về hệ thống hoạt động của mình Để đạt điều đó tổ chức phải có chiến lược, mục tiêu đúng; rồi từ đó có một chính sách hợp lý, một cơ cấu tổ chức với nguồn lực phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và hiệu lực (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008) [4]

Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) là một hệ thống lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và đạt được nục tiêu đó

 Chính sách chất lƣợng: là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức về

chất lượng do lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra

 Mục tiêu chất lƣợng: là những điều mong muốn đạt được hoặc mục tiêu

hướng tới, liên quan đến chất lượng

 Hệ thống chất lƣợng: là tập hợp các yếu tố có liên quan, vận hành tương

tác với nhau để thực hiện một mục tiêu chung

1.1.4 Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lƣợng

Toàn bộ hoạt động của tổ chức được thực hiện thông qua các quá trình là theo nguyên tắc của quản lý chất lượng Quá trình là tập hợp các nguồn lực và hoạt động

có liên quan với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra Tất cả các quá trình đều có khách hàng, người cung ứng (bao gồm khách hàng, người cung ứng nội bộ) Trong mối quan hệ giữa người cung ứng, tổ chức và khách hàng hình thành một chuỗi quan hệ với các dòng thông tin, phản hồi (Tạ Thị Kiều An, 2004) [1]

Hình 1.3: Quan hệ giữa người cung ứng, doanh nghiệp & KH

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

Có 8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đó là:

Yêu cầu

Yêu cầu

Phản hồi Phản hồi

Trang 21

 Định hướng vào khách hàng: Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, do đó tổ

chức phải thấu hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng vượt mong đợi của khách hàng

 Trách nhiệm (vai trò) của lãnh đạo: Người lãnh đạo thiết lập sự thống

nhất về mục đích và hướng đi của tổ chức Họ tạo ra và duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động đầy đủ để đạt được mục tiêu của tổ chức

 Sự tham gia nhân viên: Con người ở mọi vị trí, là tài sản quý nhất của mỗi

tổ chức Thu hút được sự tham gia tích cực của mọi người cho phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích cho tổ chức

 Định hướng quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả

hơn khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan đợc quản lý nh một quá trình

 Tiếp cận hệ thống: Việc xác định, nắm vững và quản lý một hệ thống bao

gồm nhiều quá trình liên quan lẫn nhau nhằm đạt tới mục tiêu đã định giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức

 Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục phải được coi là một mục tiêu thường

trực của tổ chức

Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau:

+ Xác định các quá trình cải tiến

+ Phân tích, hoạch định giải pháp

+ Tổ chức thực hiện giải pháp

+ Đo lường kết quả thực hiện

+ Đánh giá kết quả

 Quyết định dựa trên dữ kiện: Quyết định chỉ có hiệu lực khi dựa trên kết

quả phân tích thông tin và dữ liệu

- Thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có khả năng lượng hoá được

sẽ phản ánh bản chất sự việc

- Phân tích thông tin, dữ liệu khoa học giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng

Trang 22

 Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng: Tổ chức và các nhà cung ứng

phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị

Hình 1.4: Các nguyên tắc cơ bản theo tiêu chuẩn ISO

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

1.2 Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 1.2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000

ISO (The International Organization for Standardization): Là Tổ chức Quốc tế

về Tiêu chuẩn hóa (TopMan, 2015) [11]

Lịch sử về ISO:

 ISO được thành lập năm 1947

 Trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sĩ

 Được áp dụng hơn 170 nước là thành viên tên toàn thế giới

 Việt Nam là thành viên (thứ 77) chính thức từ năm 1977 và hiện nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO trên thế giới

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành Tiêu chuẩn được áp dụng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng

Trang 23

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên các các kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định, thường xuyên nâng cao sự thoả mãn và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng

Năm chỉ tiêu đánh giá chính của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là:

 ISO 9000 là tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng giúp lựa chọn các tiêu chuẩn

 ISO 9001: đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chu trình sống của sản phẩm

từ khâu nghiên cứu, triển khai, sản xuất lắp đặt và dịch vụ

 ISO 9002: đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ

 ISO 9003: tiêu chuẩn về mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu thử nghiệm và kiểm tra

 ISO 9004: là những tiêu chuẩn thuần tuý về quản lý chất lượng, không dùng

để ký hợp đồng trong quan hệ mua bán mà do các Công ty muốn quản lý chất lượng tốt hơn thì tự nguyện nghiên cứu áp dụng

Lịch sử hình thành bộ ISO 9000 cho đến nay:

 Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750 – Tiền thân của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

 Năm 1987, ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng trong các nước thành viên và trên toàn thế giới

 Năm 1994, bộ ISO 9000 được hoàn chỉnh lại và bổ xung 24 tiêu chuẩn mới khác nhau

 Năm 2000, bộ ISO 9000 được sửa đổi lần nữa hoàn chỉnh hơn và ban hành lại vào ngày 15/12/2000

 Năm 2008, bộ ISO 9000 được sửa đổi thêm một lần nữa (soát xét lần 3) và ban hành lại vào ngày 15/11/2008

Trang 24

 Năm 2015, bộ ISO 9000 được sửa đổi, cải tiến (soát xét lần 4) và ban hành lại vào ngày 15/11/2008

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:

 ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

 ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu Trong đó ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp Phiên bản mới ban hành ngày 15/9/2015 thay thế cho phiên bản này là bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015, phiên bản ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực vào ngày 14/9/2018 sau 3 năm phiên bản mới được ban hành

 ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững– Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng

 ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý và hệ thống quản lý môi trường

Bảng 1.1: Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000 (đính kèm phụ

lục)

Hình 1.5: Các giai đoạn soát xét hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

Trang 25

Hình 1.6: Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

ISO 9001:2015 là bộ tiêu chuẩn có phiên bản mới nhất, quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức, công ty, doanh nghiệp Bộ tiêu chuẩn quy định các nguyên tắc cơ bản thông qua 07 yêu cầu chính để quản lý các hoạt động trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp

về vấn đề chất lượng như sau:

Trang 26

Hình 1.7: Mô hình HTQLCL dựa các yêu cầu

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

Chu trình P-D-C-A trong của bố cục ISO 9001:2015:

Hình 1.8: Mô hình P-D-C-A của ISO 9001:2015

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

Chu trình này là một mô hình có thể áp dụng cho tất cả quá trình và hoạt động tổng thể của HTQLCL và tóm tắt như sau:

Trang 27

 Plan: Thiết lập các mục tiêu cho hệ thống quản lý chất lượng và đưa ra

được quy trình, nguồn lực cần thiết để tạo ra được kết quả tốt nhất theo đúng yêu cầu và mục tiêu đặt ra cũng như phù hợp với chính sách của tổ chức Đồng thời với

đó là giải quyết các rủi ro có thể xảy ra cũng như các cơ hội sẽ đạt được

 Do: Thực hiện hóa tất cả các công việc theo hoạch định Các công việc cụ

thể được liệt kê cụ thể trong kế hoạch

 Check: Giám sát, kiểm tra, đo lường kết quả cũng như các hoạt động đã

được đề ra trong kế hoạch và các chỉ tiêu kết quả cần đạt

 Act: Hoạt động giúp cải tiến chu trình thực hiện cũng như cải tiến kết quả

hoạt động khi cần thiết

Hình 1.9: Cấu trúc mới của tiêu chuẩn ISO 9000

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [5]

1.2.2 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO 9001:2015

(Quy trình xây dựng HTQLCL)

Theo TopMan (2015) [11], hệ thống Quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 có 10 điều khoản, trong đó 03 điều khoản giới thiệu về hệ thống quản lý

Trang 28

chất lượng và 07 điều khoản là các yêu cầu mà hệ thống quản lý chất lượng của một

tổ chức cần phải có, nội dung của từng điều khoản như sau:

1.2.2.1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản

lý chất lượng khi một tổ chức:

 Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cánh ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định, các chế định thích hợp, và;

 Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo

sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng

Tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp

 Chú thích 1: Trong tiêu chuẩn quốc tế này, thuật ngữ “Sản phẩm” hoặc

“dịch vụ” chỉ áp dụng cho dịch vụ sản phẩm và dịch vụ dự kiến cung cấp cho khách hàng, hoặc được yêu cầu bởi khách hàng

 Chú thích 2: Các yêu cầu luật định và chế định có thể được thể hiện như các yêu cầu pháp lý

1.2.2.2 Tiêu chuẩn tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau đây, toàn bộ hoặc một phần, được tham chiếu trong tài liệu này và không thể tách rời khi áp dụng hệ thống Đối với tài liệu ghi ngày tháng, chỉ

áp dụng bản được trích Đối với tài liệu tham khảo không ghi ngày tháng, phiên bản mới nhất của các tài liệu tham chiếu (bao gồm cả các sửa đổi) được áp dụng

Trang 29

Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Tổ chức phải xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược và những vấn

đề ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc đạt được kết quả mong đợi của

hệ thống quản lý chất lượng Tổ chức phải theo dõi và xem xét thông tin về các vấn

đề bên ngoài và nội bộ bên trong

Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm: Do có tác động hoặc tác động tiềm ẩn tới khả năng của tổ chức trong việc cung cấp nhất quán các sản phẩm

và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định và chế định thích hợp

Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng: Tổ chức phải xác định các ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng để thiết lập phạm vi

hệ thống của tổ chức

1.2.2.5 Vai trò của lãnh đạo

Vai trò của lãnh đạo cao nhất là phải cam kết cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng áp dụng và cải tiến thường xuyên Các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng phải đảm bảo sự thoả mãn khách hàng Các yêu cầu đối với vai trò “lãnh đạo cao nhất” này là người hoặc nhóm người chỉ đạo và kiểm soát tổ chức ở mức độ cao nhất Và đây không còn là trách nhiệm của một cá nhân hay một "đại diện lãnh đạo" người chịu trách nhiệm về HTQLCL Lưu ý về người "sở hữu" HTQLCL hơn là một cá nhân

1.2.2.6 Hoạch định

Tổ chức cần có kế hoạch hành động hoạch định kế hoạch nhằm giải quyết các rủi ro và cơ hội, làm thế nào để tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình hệ thống quản lý và đánh giá tính hiệu lực của những hành động này Hoạt động phải được giám sát, quản lý và truyền thông trong tổ chức Các cơ hội có thể xảy ra như tung ra sản phẩm mới, mở rộng khu vực kinh doanh, quan hệ đối tác mới, công nghệ mới Hoạch định cho những sự thay đổi mà phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có hệ thống

Tóm lại nội dung hoạch định cần:

Trang 30

 Khi hoạch định HTQLCL tổ chức cần hành động xác định các rủi ro, giải quyết các rủi ro và cơ hội phải tương xứng với tác động tiềm ẩn đến sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ

 Tổ chức phải thiết lập mục tiêu chất lượng tại các cấp, bộ phận chức năng, các quá trình cần thiết của HTQLCL và hoạch định sự thay đổi để đạt được mục tiêu đó

1.2.2.7 Hỗ trợ

Yêu cầu bao gồm:

 Các nguồn lực: nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường cho các quá trình vận hành, các nuồn lực theo dõi và đo lường, tri thức của tổ chức

 Năng lực của người làm việc dực trên giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm thích hợp và có những hành động chứng minh đạt được năng lực cần thiết

 Những nhận thức của con người làm việc phải đảm bảo dưới sự kiểm soát của tổ chức

 Trao đổi thông tin và thông tin được lập văn bản bên trong và bên ngoài luôn được tổ chức cập nhật, kiểm soát chặc chẽ

1.2.2.8 Điều hành hoạt động

Tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ và kiểm soát chặc các sản phẩm và dịch vụ chuyển giao, đầu ra không phù hợp Thể hiện qua các sự việc sau:

 Tổ chức lập kế hoạch hạch định và kiểm soát điều hành các quá trình cần thiết

 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ: Trao đổi thông tin với khách hàng, xác định các yêu cầu, xem xét các yêu cầu, các thay đổi yêu cầu có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ

 Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ

 Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp

 Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Trang 31

 Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng khi lập kế hoạch hoàn thành thoả đáng

 Kiểm soát đầu ra không phù hợp

1.2.2.9 Đánh giá kết quả hoạt động

Tổ chức phải đánh giá kết quả hoạt động và tính hiệu lực của HTQLCL Lưu giữ lại thông tin thành văn bản là bằng chứng của các kết quả đó qua sự xem xét định kỳ của lãnh đạo cao nhất Yêu cầu các hoạt động sau:

 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá sự thoả mãn của khách hàng

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng

1.2.3.1 Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhu cầu nền kinh tế:

Thị trường có nhu cầu rất đa dạng phong phú về số lượng, kích cỡ, chủng loại, tính năng kỹ thụât Khả năng của nền kinh tế thị trường trong nước so với thị trường thế giới thì có hạn: về tài nguyên, về vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, về trình độ

kỹ thuật công nghệ, kỹ năng, kỹ xảo của cán bộ công nhân viên Thế nên, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:

Bất kỳ một sản phẩm nào về chất lượng cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, rút ngắn được chu kỳ công nghệ của sản phẩm, sản phẩm ngày càng phong phú nhờ công cụ hiện đại, đa dạng, với mức chất lượng hiện

Trang 32

tại cũng không bao giờ được thỏa mãn, mà phải thường xuyên theo dõi biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị để giải quyết kịp thời chỉnh sửa, nhằm nâng cao chất

lượng của sản phẩm, doanh nghiệp được phát triển

Hiệu lực của cơ chế quản lý:

Cơ chế quản lý có hiệu lực là rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, ổn định và đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất, quyền lợi được đảm bảo

uy tín của nhà sản xuất và người tiêu dùng Bên cạnh đó, hiệu lực của cơ chế quản

lý đối với các doanh nghiệp trong nước còn đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, giữa khu vực quốc doanh, tập thể, tư nhân, giữa các nhà doanh nghiệp

trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài

Các yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng:

Từng nước có sở thích tiêu dùng riêng, sở thích của từng dân tộc, từng tôn giáo đều không hoàn toàn giống nhau Vì vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát điều tra, nghiên cứu, nhu cầu tiêu dùng cụ thể từng thị trường, nhằm đáp ứng những yêu cầu về số lượng và chất lượng

1.2.3.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp

Con người: yếu tố quan trọng nhất là con người, lực lượng lao động Quản

lý thực chất là quản lý con người, các thành viên của tổ chức Để quá trình quản lý

có hiệu quả thì một yêu cầu không thể thiếu là các thành viên trong tổ chức phải hiểu được quy trình hoạt động, các thành viên phải hiểu thật kỹ quyền hạn, vị trí,

trách nhiệm của mình trong tổ chức Thực hiện chung một mục tiêu cho tổ chức (Tạ

Thị Kiều An, 2004)

Phương pháp quản lý: phương pháp quản lý đo lường sẽ tạo điều kiện

khai thác tốt nhất nguồn lực cho doanh nghiệp có thể hiện có, nhằm góp phần nâng

cao chất lượng của sản phẩm

Công nghệ - máy móc – thiết bị: những tính năng kỹ thuật của sản phẩm

và năng suất lao động được nâng cao bởi khả năng tác động về công nghệ, máy móc

thiết bị

Trang 33

Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu, vật tư và hệ thống cung cấp nguyên vật

liệu đáp ứng kịp thời đúng số lượng, đúng thời hạn để đảm bảo và nâng cao chất

lượng sản phẩm

 Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng các yếu tố khác như: thông tin (Information), môi trường (Environment), đo lường

(Measure), hệ thống (System)… (Tạ Thị Kiều An, 2004)

1.2.4 Hoạt động quản lý chất lƣợng trong lĩnh vực cung cấp điện

Điện năng (hay còn gọi là sản phẩm điện năng), các dịch vụ cung ứng điện năng là luôn không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại hiện nay trên toàn thế giới; mọi hoạt động của Doanh nghiệp, tổ chức cần có chất lượng sản phẩm và dịch

vụ ngày càng và đóng vai trò quan trọng nhất… cho đến dịch vụ, sản xuất vừa và nhỏ, phục vụ điện sinh hoạt của người dân Dịch vụ cung ứng điện năng đạt chất lượng là một chuổi giá trị từ nguồn cung cấp tạo sản phẩm điện cho đến phân phối tiêu dùng điện năng

Hình 1.10: Hệ thống chất lượng mua bán điện

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015, Hà Nội) [11]

Khách hàng có yêu cầu sẽ được đơn vị cung cấp tiếp nhận thông tin, đơn vị cung ứng sẽ cử cán bộ tiến hành khảo sát, đo vẽ hiện trường, lập kế hoạch cung ứng, mua sắm vật tư thiết bị và thi công lắp đặt phù hợp với chính sách chất lượng

Lập kế hoạch

Mua sắm

Thi công

Đầu ra (Thỏa mản Khách hàng)

Hoạt động

Trang 34

và mục tiêu chất lượng được hoạch định Phản hồi các thông tin cho khách hàng khi tiến hành một công đoạn trong quá trình tạo chuổi giá trị bằng những hoạt động cam kết, ký kết hợp đồng đến các khâu tổ chức giám sát, nghiệm thu đưa vào sử dụng dịch vụ Quá trình này tất cả công đoạn đều được thể hiện trong quy trình kinh doanh của đơn vị

Tóm tắt chương 1

Nhằm xây dựng HTQLCL tại ĐLBTU đạt yêu cầu, chương này đã giới thiệu tổng quan về HTQLCL, lịch sử hình thành, các nguyên tắc và sự phát triển của HTQLCL; giới thiệu và các yêu cầu liên quan của HTQLCL ISO 9001:2015 để phân tích đề tài Bên cạnh đó cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HTQLCL, trình bày chuổi hoạt động cung ứng điện năng chất lượng trong lĩnh vực ngành điện

để đánh giá thực trạng tại đơn vị Là cơ sở lý thuyết để các chương sau giải quyết vấn đề

Trang 35

Chương 2

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ THỰC TRẠNG HTQLCL

TẠI ĐIỆN LỰC BẮC TÂN UYÊN

2.1 Điều kiện để áp dụng thành công HTQLCL ISO 9001: 2015

Các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn HTQLCL ISO 9001:2015 mang tính tổng quát

và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp Tổ chức sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu luật định và chế định thích hợp Điều kiện để áp dụng có những tiêu chí cơ bản sau:

 Lãnh đạo doanh nghiệp - Điều kiện tiên quyết:

 Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 9000

 Nắm chắc nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

 Hoạch định chính sách, mục tiêu chất lượng, phạm vi thực hiện

 Cử thành viên trong Ban lãnh đạo phụ trách chương trình

 Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai

 Thành viên của Doanh nghiệp - Yếu tố quyết định:

 Hiểu được ý nghĩa,mục đích của quản lý chất lượng

 Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao

 Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể

 Trình độ công nghệ, thiết bị:

 Có đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu

 Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến chất lượng

 Đáp ứng các qui định của Nhà nước, của Ngành

 Chuyên gia tư vấn:

 Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 9000

 Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp và có tính thuyết phục

Trang 36

 Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp

2.2 Tổng quan về Điện lực Bắc Tân Uyên

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ĐLBTU

Điện lực Bắc Tân Uyên (ĐLBTU) trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương (PCBD) – Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) – Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Điện lực Bắc Tân Uyên được thành lập vào ngày 24/6/2014 theo quyết định số 1223/QĐ-EVN SPC và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2015

Điện lực Bắc Tân Uyên là một chi nhánh doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân phù hợp với Pháp luật Việt Nam và chịu sự Quản lý của PCBD – EVNSPC

Điện lực Bắc Tân Uyên được tách ra từ Điện lực Tân Uyên, nhiệm vụ chính của Điện lực là sản xuất kinh doanh điện năng và luôn đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và ánh sáng sinh hoạt nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một phần thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung

Điện lực Bắc Tân Uyên thực hiện sản xuất kinh doanh với những nhiệm vụ chính như sau:

 Tên giao dịch: Điện lực Bắc Tân Uyên

 Địa chỉ cơ quan đặt tại: Khu hành chánh Bắc Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

 Điện thoại: 0650.3667788– 0650.3667789; Fax: 0650.3667868

 Địa chỉ trang Website: http://www.pcbinhduong.evnspc.vn hoặc http://binhduong.pc2.vn

 Sản xuất kinh doanh điện năng

 Xây dựng cải tạo lưới điện phân phối

 Sửa chữa đại tu thiết bị điện

 Thiết kế lưới điện phân phối

Trang 37

 Giám sát các công trình đầu tư xây dựng điện

 Đại diện bán điện năng tiêu thụ phân phối

 Kinh doanh mua bán vật tư và thiết bị điện

 Xây lắp các công trình điện nhỏ lẻ tại địa bàn quản lý

 Ngành nghề kinh doanh (theo giấy phép kinh doanh theo mã số chi nhánh

0300941001-014 cấp ngày 17 tháng 8 năm 2016 - đăng ký thay đổi lần thứ 3, lần đầu vào ngày 21/5/2010 - do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp)

Các chỉ tiêu đạt được năm 2015: Điện thương phẩm hàng năm là 220 triệu kWh/năm; Giá bán điện bình quân 1.581 đ/kWh; Doanh thu tiền điện đạt 300 tỷ đồng/năm; Thu nhập bình quân đạt 8.595.700 đồng/người/tháng; Năng suất lao động đạt 1.850.000 kWh/người/năm Dự kiến phụ tải phát triển hàng năm: tăng từ 15% trở lên Trong năm 2016 dự kiến ĐLBTU sẽ đạt kết quả tốt về tất cả các chỉ tiêu mà PCBD giao từ đầu năm

Về thành tích thi đua khen thưởng: Đến cuối năm 2015 đơn vị ĐLBTU đạt hạng nhì trong toàn Công ty về công tác thi đua khen thưởng, và PCBD đạt hạng nhất toàn Tổng Công ty Điện lực Miền Nam Trong toàn PCBD các đơn vị thực hiện thi đua gồm Phòng Tổ chức nhân sự, phòng Thanh tra bảo vệ pháp chế, phòng Tài chánh kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch & Vật tư, phòng An toàn, phòng Quản lý đầu tư, Văn phòng Công ty, Ban Quản lý dự án, Đội Xây dựng điện, Phân xưởng cơ điện và 10 Điện lực trực thuộc: Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Trung Tâm, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên được Hội đồng thi đua khen thưởng PCBD trực tiếp kiểm tra chấm điểm minh bạch, công bằng thực hiện theo đúng quy chế của PCBD và EVNSPC ban hành

Tổng đài chăm sóc khách hàng tại Bình Dương số: 19001102 đáp ứng cho

khách hàng sử dụng điện mọi vấn đề thắc mắc, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ khách hàng trong toàn tỉnh Bình Dương lên tầm cao mới

Trang 38

2.2.2 Chức năng – Phạm vi hoạt động – Quyền hạn

2.2.2.1 Chức năng

ĐLBTU được hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép kinh doanh đăng

ký mã số 00090 cấp ngày 25/3/2015 với tên địa điểm kinh doanh là Công ty Điện lực Bình Dương – Điện lực Bắc Tân Uyên và được sự uỷ quyền của Công ty Điện lực Bình Dương hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép kinh doanh theo mã

số chi nhánh 0300941001-014 cấp ngày 17 tháng 8 năm 2016 (đăng ký thay đổi lần thứ 3, lần đầu vào ngày 21/5/2010) do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp

gồm các chức năng lớn như sau:

- Quản lý vận hành, xây dựng cải tạo, sửa chữa lưới điện và trạm biến áp trong tỉnh theo kế hoạch của PCBD, EVNSPC giao;

- Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn, cung ứng dịch vụ liên tục và bảo đảm chất lượng;

- Tham gia với tỉnh trong việc huy hoạch kế hoạch phàt triển lưới điện, phù hợp với huy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương;

- Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, vốn…do PCBD, EVNSPC giao;

- Tổ chức hoạt động tổ chức, kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép ngành nghề

2.2.2.2 Phạm vi hoạt động

 Thực hiện tổ chức công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất thu tiền điện, chống sự cố lưới điện, giảm tổn thất điện năng Thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu Công ty giao;

 Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành lưới điện trung hạ áp theo

kế hoạch của PCBD, bảo dưỡng, đại tu sửa chữa các trạm biến áp và đường dây trung hạ thế đang quản lý Nâng cấp, cải tạo mở rộng phát triển lưới điện nông thôn, lưới điện tiếp nhận lại của khách hàng, lưới điện thuộc các dự án vốn ngân sách đầu

tư thuộc phạm vi quản lý;

Trang 39

 Tiếp nhận khảo sát, tư vấn thiết kế công trình, nhận thầu thi công các xây dựng đường dây trung hạ áp và trạm biến áp từ 35 kV trở xuống Đồng hành cùng địa phương quy hoạch phát triển lưới điện;

 Tổ chức tham gia giám sát, nghiệm thu công trình đầu tư lưới điện trung

hạ áp và trạm biến áp đến 35kV trở xuống

 Luôn đặt tinh thần tốt nhất về mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong công tác, an toàn cho nguồn lưới điện trung hạ áp;

 Điều hành tốt mọi hoạt động trong đơn vị và luôn quản lý chặt chẽ lực lượng lao động, tài sản cố định, tài sản vật tư thiết bị kho hàng, kinh tế tài chánh, có

kế hoạch lâu dài sử dụng khai thác bảo quản tài sản theo đúng chế độ chính sách hiện hành;

 Định kỳ tổ chức thanh kiểm tra đột xuất tại các đơn vị phòng/đội trực thuộc, tổ chức tốt công tác tiếp khách hàng có nhu cầu sử dụng điện, chấp hành luật khiếu nại tố cáo trong đơn vị

 Tham gia tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề và hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành

2.2.2.3 Quyền hạn

 Được đại diện cho PCBD ký kết hợp đồng mua bàn điện, hợp đồng tư vấn thiết kế, hợp đồng giám sát công trình, biên bản nghiệm thu đóng điện hoàn thành công trình xây dựng thuộc đơn vị đang quản lý

 Được sử dụng con dấu riêng để giao dịch với cơ quan địa phương trong phạm vi quyền hạn và quy định

 Được dùng tài khoản ở ngân hàng theo sự uỷ quyền của PCBD và thu chi, hạch toán theo chỉ tiêu PCBD phân bổ

 Được quyền đề cử, bố trí, sắp xếp hoán chuyển vị trí lực lượng lao động theo chỉ tiêu lao động được PCBD duyệt giao, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Trang 40

 Được chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh khác, sáng kiến, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được PCBD duyệt nhằm làm lợi cho Công ty

2.2.3 Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các phòng ban trong ĐLBTU 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của ĐLBTU

Ban giám đốc:

 Giám đốc Điện lực Bắc Tân Uyên:

Là người đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn

vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám Đốc Công ty Điện lực Bình Dương Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Điện lực Bắc Tân Uyên và chịu trách nhiệm trước Công ty Điện lực Bình Dương về việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn nhân lực do Công ty giao Trực tiếp chỉ đạo điều hành phòng Tổng hợp và phòng Kinh doanh tại đơn vị

 Phó Giám đốc kỹ thuật:

Là người giúp việc Giám đốc được Giám đốc giao quản lý điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kỹ thuật, vật tư thiết bị, công xa, vận hành lưới điện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về lĩnh vực được phân công Trực tiếp chỉ đạo điều hành phòng Kế hoạch kỹ thuật và Đội Quản lý đường

dây và trạm biến áp tại đơn vị

Các phòng ban nghiệp vụ của ĐLBTU:

 Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và quản lý lao động; công tác tài chính kế toán, quyết toán hạch toán đúng thời gian qui định, công tác tiền lương, đề xuất đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực Về công tác quản trị văn phòng, thi đua tuyên truyền, văn háo doanh nghiệp và về công tác thanh tra, pháp chế theo đúng các quy trình, qui định hiện hành của Ngành, Nhà nước, pháp luật và bảo đảm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch được PCBD giao

 Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị, lập kế hoạch phát triển phụ tải khách hàng (sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt v.v) làm đầu mối tiếp

Ngày đăng: 27/11/2018, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Tạ Thị Kiều An (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong các tổ chức
Tác giả: Tạ Thị Kiều An
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
[2]. Huỳnh Thanh Hùng (2015), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương, Bình Dường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương
Tác giả: Huỳnh Thanh Hùng
Năm: 2015
[3]. Lê Quang Quý (2015), Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện lực Bình Dương
Tác giả: Lê Quang Quý
Năm: 2015
[4]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), TCVN ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2008
[5]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu ISO 9001-2015 (dịch Anh – Việt), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu ISO 9001-2015 (dịch Anh – Việt)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2015
[6]. Công ty Điện lực Bình Dương (2014), Sổ tay chất lượng, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay chất lượng
Tác giả: Công ty Điện lực Bình Dương
Năm: 2014
[7]. Điện lực Bắc Tân Uyên - Công ty Điện lực Bình Dương, Báo cáo thường niên 2015, 2016, 2017, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2015, 2016, 2017
[10]. Quyết định số 491/QĐ - PCBD ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Công ty Điện lực Bình Dương, về việc ban hành “Qui chế phân cấp trong Công ty Điện lực Bình Dương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui chế phân cấp trong Công ty Điện lực Bình Dương
[11]. Tài liệu phiên dịch từ Anh sang Việt của TopMan (2015), bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu, Hà Nội.TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
Tác giả: Tài liệu phiên dịch từ Anh sang Việt của TopMan
Năm: 2015
[12]. Luís Miguel Fonseca (2015), “From quality gurus and TQM to ISO 9001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: [12]. Luís Miguel Fonseca (2015), “From quality gurus and TQM to ISO 9001
Tác giả: Luís Miguel Fonseca
Năm: 2015
[13]. Luis Miguel Fonseca (2014), “ISO 9001 Quallity Managementt Syystemss through the Lens off Orrganiizzattiionall Culltturre”, Journal of quality management.TRANG WEB Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ISO 9001 Quallity Managementt Syystemss through the Lens off Orrganiizzattiionall Culltturre
Tác giả: Luis Miguel Fonseca
Năm: 2014
[8]. Quy chế lao động tập thể của Công ty Điện lực Bình Dương (2015) Khác
[9]. Quyết định số 351/QĐ - EVN SPC ngày 24 tháng 05 năm 2010, của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, về việc đổi tên các Chi nhánh điện trực thuộc Công ty Điện lực Bình Dương Khác
2015: A review of several quality paths”, International Journal for Quality Research, 9(1) 167–180 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w