Chính vì thế, việc xử lý tình huống chính trị, trong đó có xử lý các điểm nóngchính trị– xã hội, cần phải được xây dựng thành lý thuyết, khái quát thành nhữngqui trình, giúp cho cá
Trang 1TỈNH UỶ - UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -
GIÁO ÁN
BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
Chương trình: TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH.
Người soạn: Đinh Khắc Trung
Học vị: Thạc sỹChức danh: Giảng viênKhoa: Dân vận
Ninh Bình, tháng 4 năm 2017
Trang 2TỈNH UỶ - UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -
GIÁO ÁN
BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
Chương trình: TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH.
Người soạn: Đinh Khắc Trung
Học vị: Thạc sỹChức danh: Giảng viênKhoa: Dân vận
Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở;cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương
Số tiết lên lớp: 4 tiết
Ninh Bình, tháng 4 năm 2017
N À
M
Trang 3BÀI 6:
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
A KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1 Tên bài giảng : Kỹ năng xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở
2 Thời gian giảng : 4 tiết
3 Đối tượng người học: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
Về tư tưởng:
Rèn luyện lập trường, bản lĩnh chính trị để giữ vững quyền lực chínhtrị (sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân) trong những trường hợpđặc biệt
5 Kế hoạch chi tiết:
Bước
Phương pháp
Phương tiện
Thời gian
(Phút)
Bước3 I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG
ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUỐNG CHÍNH
Trang 4HỘI VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI TÌNH
HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
1 Vài nét về điểm nóng chính trị - xã hội ở
nước ta
Thuyếttrình Micro 25
2 Một số nhận xét khái quát Làm việcnhóm GiấyA3 35
III QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG XÃ
HỘI, ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI HÌNH TÌNH
HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
1 Những yêu cầu xử lý điểm nóng chính trị - xã hội Thuyếttrình Micro 10
Bước 5 Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, nghiên cứu tài liệu Thuyết
B TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1 Tài liệu bắt buộc: Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn Một số
kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
2 Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tập huấn môn kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Viện Chính trị học và FES: Các kỹ năng lãnh đạo quản lý, Nxb.Chính trị
-Hành chính, H.2013
- Hoàng Chí Bảo và GSTS Lưu Văn Sùng( chủ biên): Tập bài giảng xử lý
tình huống chính trị, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002
Trang 5Phan Xuân Sơn: Xung đột xã hội, Tạp chí Thông tin khoa học chính trị
-Hành chính, số 12- 2012
- Phan Xuân Sơn: Nghiên cứu xung đột trong khoa học xã hội, Tạp chí
Thông tin khoa học chính trị- hành chính, số 3- 2013
C NỘI DUNG BÀI GIẢNG
+ Bước 1: Ổn định lớp trong thời gian 1 phút
+ Bước 2: Kiểm tra bài cũ thời gian 4 phút
? Đồng chí hãy nêu quy trình Hoạt động lãnh đạo, quản lý của nhà cầm quyền?
Trong điều kiện bình thường: Ra quyết định, triển khai quyết định, tổng
kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra quyết định mới…
Trong trường hợp không bình thường: Nhân dân khiếu kiện, biểu tìnhchống đối, lực lượng phản động gây bạo loạn, bản thân các chủ thể cầm quyềnthoái hoá, biến chất… Trong trường hợp cụ thể có thể dẫn đến tình huống thiếuchủ thể cầm quyền Những hiện tượng này gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hộiđòi hỏi người lãnh đạo phải áp dụng những biện pháp đặc biệt để giải quyết
Những giải pháp đó là gì, mời các đồng chí cùng tìm hiểu nội dung đó trong
bài học ngày hôm nay: Bài 6 “Kỹ năng xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở”
+ Bước 3: Thực hiện bài giảng 165 phút
Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiếnlược gắn bó chặt chẽ với nhau Tình hình thời sự đang diễn ra hàng ngày trên thếgiới đã chứng minh tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta trong việc dự đoán sự pháttriển của thế giới hiện đại Ngay cả những sự kiện đã và đang diễn ra (mà gần đâynhất là vấn đề ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội diễn ra từ ngày15-22/4/2017; sự kiện Bình Thuận các ngày 10-11/6/2018) càng làm cho chúng taphải mài sắc ý chí cảnh giác cách mạng, phá vỡ âm mưu thâm độc của những lựclượng thù địch câu kết giữa những kẻ phá rối trong nước và thế lực phản động ởngoài nước
Chính vì thế, việc xử lý tình huống chính trị, trong đó có xử lý các điểm nóngchính trị– xã hội, cần phải được xây dựng thành lý thuyết, khái quát thành nhữngqui trình, giúp cho các nhà hoạt động chính trị có bản lĩnh trong cuộc sống và cónghệ thuật xử lý thành thạo những vụ việc xảy ra trong thực tiễn Hoạt động chínhtrị là một lĩnh vực đặc thù, nó vừa là sự kết hợp sự từng trải kinh nghiệm sống, là
Trang 6nghệ thuật xử lý tình huống, nhưng cũng lại là khoa học V.I Lê-nin đã từng căndặn: chính trị phải được thụ thai từ khoa học.
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI, TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VÀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Trong đời sống xã hội, luôn tồn tại các mâu thuẫn Chính các mâu thuẫn này làđộng lực của sự vận động và phát triển xã hội Các mâu thuẫn này biểu hiện ratrong các hình thức quan hệ xã hội cụ thể, thông thường là những hình thức xungđột đấu tranh Nếu quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó được tiến hành sớm, cácxung đột, đấu tranh sẽ không phát triển đến mức độ căng thẳng, các điểm nóng xãhội hoặc điểm nóng chính trị-xã hội sẽ không xuất hiện Nhưng không ít cáctrường hợp, các mâu thuẫn, các xung đột, không được giải quyết đúng ngay từ đầu,hoặc chưa đủ chín muồi để giải quyết ngay từ đầu, cùng với nhiều nguyên nhânchủ quan và khách quan đã trở thành căng thẳng, đối đầu, hoặc không tương dung.Lúc đó đời sống chính trị-xã hội ở trong trạng thái “đặc biệt” không bình thường,buộc người cầm quyền phải sử dụng những phương tiện đặc biệt, không thôngthường mới quản lý được xã hội
1 Xung đột xã hội
a Khái niệm xung đột xã hội
Xung đột là gì?
Xung đột là trạng thái bất ổn định gây ra bởi sự đối lập thực tế hoặc do nhậnthức về nhu cầu, giá trị và lợi ích Xung đột có thể từ bên trong ( ngay trong bảnthân) hoặc từ bên ngoài ( giữa 2 hay nhiều cá nhân)
Như vậy, xung đột là một khái niệm có thể giúp giải thích nhiều mặt của đờisống xã hội và sự tan vỡ xã hội như: bất đồng xã hội, các xung đột về lợi ích vàđấu tranh giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức Trong thuật ngữ chính trị, “ xungđột” có thể là các cuộc chiến tranh, cách mạng hay các cuộc đấu tranh khác liênquan đến việc sử dụng bạo lực như trong từ “ xung đột vũ trang” Nếu không có sựđiều chỉnh hay giải pháp về xã hội thích hợp thì các xung đột xã hội có thể dẫn đếntình trạng căng thẳng hoặc rối loạn trong đời sống xã hội
Xung đột xã hội là gì?
=> Định nghĩa xung đột xã hội: là những mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt
về nhận thức, lợi ích, ý chí, quan điểm, vv dẫn đến những va chạm, đấu tranh với các hình thức và mức độ khác nhau trong các quan hệ xã hội nào đó.
Trang 7Xung đột xã hội xảy ra từ các hình thức thấp, những va chạm, bất đồngtrong các quan hệ xã hội, cho đến những hình thức cao như đấu tranh giữa cácnhóm, các giai cấp, xung đột vũ trang, chiến tranh Những xung đột xã hội, chínhtrị-xã hội ở mức cao độ gọi là những điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị-xã hội.
b Tính tất yếu khách quan của các xung đột xã hội
Xung đột xã hội là một tất yếu khách quan của quá trình vận động và phát triển xã hội Thể hiện:
- Là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống con người, tồn tại ở mọi cấp độ
VD: xung đột cá nhân - nhân cách; xung đột thế hệ; xung đột giữa các nhóm, tổ
chức, cộng đồng; xung đột sắc tộc- dân tộc; xung đột giữa các nhà nước- quốc gia;xung đột giữa các nền văn hoá, văn minh,vv
- Một xã hội không có mâu thuẫn, xung đột là một xã hội ngưng đọng và trì trệ, không có sức sống.
Mặt khác cuộc sống vẫn cần sự ổn định, do đó, ai cũng muốn có nhữngngười bạn đồng hành hoà bình và thân thiện Cho nên, nhận thức đúng sự tồn tại vàvai trò của mâu thuẫn, xung đột, có cách ứng xử thích hợp, thì nó sẽ là những tácnhân làm cho xã hội lành mạnh, ổn định, gắn kết và phát triển
c Tính tích cực và tiêu cực của xung đột xã hội
* Tính tích cực:
- Sự cảnh báo xã hội một cách nghiêm khắc, tạo áp lực cần thiết để giải quyết những vấn đề không thể trì hoãn, giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính tiến bộ
VD: bất bình đẳng, thiếu dân chủ, năng lực yếu kém của đội ngũ cán bộ,vv
- Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải toả, không để tích tụ sự căng thẳng thái quá.
Tuy nhiên những tác động tích cực của xung đột không có nghĩa là khuyếnkhích xung đột, mà ngược lại, cần phải tìm cách xử lý mâu thuẫn một cách hợp lýbằng con đường phi xung đột Như vậy, một mặt, phát huy được vai trò của xungđột, mặt khác, hạn chế những hậu quả xấu
* Mặt tiêu cực:
Trang 8- Về khía cạnh xã hội học, hành vi của cá nhân, nhóm tham gia xung đột thường là tập hợp những hành vi có khuynh hướng lệch chuẩn, vượt quá chuẩn mực pháp luật và đạo đức, luôn chứa đựng nguy cơ đe doạ sự ổn định xã hội và an ninh trật tự.
Do đó, xung đột nói chung nằm ngoài mong đợi của các nhà nước - chủ thểluôn tìm cách làm cho xã hội ổn định
- Về hậu quả, khi xung đột xã hội không được quản lý tốt, hoặc bị chi phối bởi những hoạt động chủ quan trái với quy luật phát triển khách quan, tự nhiên, tạo ra những xung đột giả tạo Lúc đó, nó đe doạ sự liên kết xã hội, phá huỷ kết cấu chính trị xã hội hiện có, gây mất ổn định chính trị- xã hội, thiệt hại
về kinh tế, vật chất và tư tưởng tinh thần.
- Hao phí các nguồn lực xã hội vô ích, không tương xứng cho những xung đột và đi kèm với nó là hao phí nguồn lực để giải toả và quản lý xung đột.
d Các giai đoạn phát triển của xung đột xã hội
+ Giai đoạn ngầm:
- Nguyên nhân: những mâu thuẫn về lợi ích, những bất bình đẳng về địa
vị kinh tế xã hội giữa hai nhóm xung đột tiềm năng Nhóm nào cũng muốn nâng cao địa vị và ưu thế của mình
- Đặc điểm: một nhóm ở trong tình trạng được thoả mãn, được đáp ứng,
còn nhóm kia thì ngược lại Nhóm này bắt đầu cảm thấy mình không được hưởng cái mà mình đáng được hưởng và có thể hưởng
- Kết quả: Xuất hiện sự không hài lòng với tình trạng này Tâm trạng
“không hài lòng” hướng vào nhóm có ưu thế hơn hoặc hướng vào cơ chế phân bổ lợi ích của xã hội ( chính quyền hoặc các cơ cấu quyền lực khác, nếu xung đột có tính chính trị) Bắt đầu có dấu hiệu xác định tình trạng thiệt thòi của họ có nguyên nhân từ nhóm ưu thế hơn hoặc cơ cấu quyền lực (chính quyền).
+ Giai đoạn công khai:
- Nguyên nhân: là khi giai đoạn “ngầm” không được giải toả, mâu thuẫn giữa hai nhóm phát triển cao hơn, tình trạng bất ổn định trầm trọng hơn
- Đặc điểm: hai bên công khai cuộc “đấu tranh” để giành lợi ích và địa vị
của mình
Trang 9- Kết quả: Xung đột đã vượt ra khỏi giai đoạn ngầm, các nhóm công khai
thái độ của mình về tình trạng xung đột Quan hệ giữa hai nhóm không bình thường, và cũng một mức độ như vậy với các cơ cấu quyền lực.
+ Giai đoạn căng thẳng:
- Nguyên nhân: Là hậu quả của giai đoạn công khai không được giải quyết
tốt
- Đặc điểm: Các bên đã xác định mục tiêu đấu tranh, hình thức, phương
pháp và phương tiện đấu tranh
- Kết quả: Mở rộng, lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh, hình thành
các khối, các hình thức liên kết lực lượng, các nguồn lực cho cuộc đấu tranh.
+ Giai đoạn đối đầu:
Là giai đoạn cao của căng thẳng Cuộc đấu tranh, dẫn đến khủng hoảng (tình huống), xung đột lần lượt bao trùm mọi thành viên các bên tham gia, có khả năng lan toả ra các khu vực xung quanh, thậm chí trở thành vấn đề toàn quốc hoặc quốc tế Ở Việt Nam thường được gọi là “điểm nóng xã hội” hoặc
“điểm nóng chính trị- xã hội”
+ Giai đoạn không tương dung: Là sự phát triển của giai đoạn đối đầu.
- Đặc trưng: sử dụng sức mạnh và bạo lực, có thể là bạo lực chính trị
hoặc bạo lực vũ trang Tính chất của giai đoạn này là “ một mất một còn”.
- Kết quả: Lúc đầu có thể chỉ là những cuộc biểu dương lực lượng với
quy mô hạn chế, sau tăng dần lên, có thể dẫn tới xung đột vũ trang, sử dụng các phương tiện quân sự, cao hơn có thể xảy ra chiến tranh,vv Mục đích là buộc đối phương thoả mãn những yêu cầu của mình.
Các giai đoạn phát triển nói trên tiến triển từ thấp đến cao Khái niệm xungđột có nội hàm rộng hơn điểm nóng Không phải bất kỳ xung đột nào cũng có thểgọi là điểm nóng, nhưng điểm nóng chính là xung đột ở mức độ căng thẳng vànghiêm trọng của xung đột
e Vai trò của quản lý, giải toả xung đột trong đời sống chính trị
Bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cuộc sống yên bình của người dân.
Cảnh báo, quản lý và giải toả xung đột là nhiệm vụ đương nhiên của nhàcầm quyền Bất kỳ một chính quyền hợp pháp nào cũng phải chuẩn bị đối phó và
Trang 10giải quyết các xung đột xã hội nói chung, xung đột chính trị nói riêng( kể cả xungđột quân sự và chiến tranh),vv Nếu chính quyền không chuẩn bị được về nhậnthức, tổ chức và phương tiện để làm điều đó thì chính quyền sẽ sụp đổ.
Muốn giải toả xung đột có hiệu quả cần phải có cảnh báo xung đột
Để cảnh báo tốt các xung đột, trước hết phải có các điều kiện và phương tiện để cảnh báo, đó là:
- Xã hội phải đạt được một trình độ phát triển nhất định về kinh tế- xã hội, về văn hoá chính trị, về lòng tin của nhân dân vào chính quyền và pháp luật Nói cách khác, xã hội phải đạt đến trình độ dân chủ và pháp quyền nhất định.
- Đối với người cầm quyền: phải trung thực, có lòng tin vào nhân dân, không giấu diếm những khó khăn, không được hứa hão Đồng thời phải có nghệ thuật khéo léo để yên lòng dân bởi những hy vọng, trong lúc chưa thoả mãn được ngay những nhu cầu bức xúc của nhân dân, làm cho nhân dân tin vào khả năng của chính quyền và tin rằng tình hình sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Phải có những phương tiện về tổ chức và kỹ thuật để đủ sức nắm được đầy đủ thông tin về tình hình thực trong tâm trạng của dân, những khó khăn vướng mắc của họ,vv
Xung đột không xuất hiện ngay lập tức Nguyên nhân dẫn đến xung độtthường tích luỹ dần và thường cũng có nhiều nguyên nhân, chúng chín muồi dần,thậm chí diễn ra trong thời gian rất dài, qua nhiều giai đoạn Vì vậy cảnh báo xungđột cũng cần cảnh báo theo từng giai đoạn phát triển của xung đột
Nhiệm vụ của cảnh báo là đưa ra quy mô, tính chất, phương án quản lý giảitoả và hậu quả mà xung đột có thể mang lại Quan trọng nhất của cảnh báo xungđột là cảnh báo từ giai đoạn ngầm, tức là khi vừa hình thành tâm trạng không hàilòng của các bên và giải toả tốt nhất cũng là giải toả từ giai đoạn ngầm Bởi bảnchất của xung đột từ giai đoạn ngầm đến giai đoạn không tương dung chỉ có mộtnhưng giải toả xung đột ngay từ khi nó mới hình thành mới không gây ra nhữnghậu quả tiêu cực cho xã hội Tuy vậy, nhiều chính quyền, thường không muốnhoặc không có khả năng giải toả xung đột ngay từ đầu, phải chấp nhận trả giá đắtcho những xung đột xã hội Lý do chính của hiện tượng trên là do không đượccảnh báo tốt, chính quyền không thể thấy hết tính chất, quy mô và hậu quả tiêu cựccủa xung đột, hoặc do năng lực yếu kém của chính quyền
Trang 112 Tình huống chính trị- xã hội
Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người Nếutrong điều kiện bình thường thì hoạt động của các chủ thể cầm quyền sẽ diễn ratheo qui trình: ra quyết định, triển khai thực hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm vàchuẩn bị ra quyết định mới… Các quá trình sau lại tiếp tục diễn ra như vậy Tuynhiên, thực tế cho thấy, không phải lúc nào các chủ thể cầm quyền cũng tuân theomột qui trình như vậy mà trong quá trình triển khai các bước, họ có thể còn gặpphải những trở ngại như các hiện tượng: nhân dân khiếu kiện, biểu tình chống đối;lực lượng phản động gây bạo loạn; bản thân các chủ thể cầm quyền thoái hoá, biếnchất, chia bè cánh chống đối lẫn nhau,… trong những điều kiện nhất định có thểdẫn đến tình huống thiếu chủ thể cầm quyền Những hiện tượng này gây nên sự bất
ổn về mặt chính trị- xã hội hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chínhtrị- xã hội, đòi hỏi phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết
a Khái niệm tình huống
Theo từ điển tiếng việt năm 2008: “Tình huống là hoàn cảnh diễn biến, thường
bất lợi, cần đối phó” hay nói cách khác: Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến bất lợi cần phải đối phó
Tình huống là: “toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng…”
Như vậy, có thể hiểu, những sự kiện, những biến cố diễn ra không bìnhthường, gay cấn, phức tạp đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng nhữnggiải pháp đặc biệt
Khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuấthiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể Trong cuộc sống, conngười thường đặt vấn đề: Có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tìnhhuống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự kiện đột biến trong quá trình vậnđộng, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó khôngbình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn
VD: Tình huống trong quản lý hành chính nhà nước là những sự kiện thực
tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp
Trang 12Đặc trưng cơ bản của tình huống trong quản lý hành chính nhà nước – đó là
những sự kiện thực tế khách quan có tính chất bất thường liên quan đến tráchnhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm những loại vấn đề cơbản như sau:
- Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơquan hành chính nhà nước
- Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, dịchbệnh,…
- Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng kinh tế,phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội…
- Những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cả chủ thể quản
lý và đối tượng quản lý như những biểu hiện của bệnh thành tích – báo cáo sai sựthật, che dấu yếu kém, khuyết điểm; những biểu hiện của tư tưởng cục bộ, cá nhân,
vụ lợi - chạy chức, chạy quyền,…
- Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý như hành vi chống đối,không thực hiện một chủ trương, một quyết định quản lý nào đó của chủ thể quản lý;hành vi cố tình làm trái để cản trở quá trình thực hiện những công việc đã được xácđịnh…
=> Như vậy có thể hiểu những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình
thường, có vấn đề gay cấn, phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là tình huống.
+ Giải quyết tình huống là xử lý linh hoạt những diễn biến của tình hình cầnphải đối phó và xử lý thấu đáo tình huống và làm cho không còn vấn đề nữa
b Các loại tình huống
- Xung đột xã hội ở mức công khai căng thẳng
- Điểm nóng xã hội
- Điểm nóng chính trị xã hội
c Khái niệm tình huống chính trị- xã hội
+ Tình huống CT-XH là những tình huống diễn ra trong đời sống chính trị - xã hội, là những sự kiện, biến cố không bình thường có thể gây nên sự bất
Trang 13ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định CT-XH Vì vậy, nó đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết.
“Tình huống” CT-XH là trạng thái công khai, căng thẳng của xung đột xã hội
+ Tình huống CT-XH có thể biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau:
- Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân với một số đại diện chính quyền nhà nước.
VD: sự kiện ở Thái Bình năm 1997.
- Sự xung đột giữa các phe phái trong lực lượng cầm quyền.
VD: Libi: Do hậu quả từ thất bại của cựu Tổng thống M Gaddafi, cuộc xung đột
đã lan sang các nước láng giềng Những người Hồi giáo ủng hộ chế độ của Gaddafi
đã tràn sang miền bắc Mali trong năm 2012 và gây nên một cuộc nội chiến chốnglại chính phủ Nhóm này có thể có quan hệ chặt chẽ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda và những người bất đồng chính kiến ở Nigêria
- Bộ máy chính quyền bất lực, tê liệt hoặc có khoảng trống quyền lực.
VD: Syria: Khi lực lượng nổi dậy ở Syria chiếm được nhiều khu vực trong cuộc
đấu tranh chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các biện pháp trả đũacủa chính phủ trở nên ngày càng quyết liệt Các lực lượng chống chính phủ sẽ phátđộng một chiến dịch khủng bố quyết liệt ở các khu vực do chế độ Assad nắm giữ,tấn công người lớn và trẻ em bằng bạo lực và tra tấn tàn bạo
- Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hóa có thể không được tuân thủ.
- Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo của xã hội.
- Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dậy gây mất an ninh xã hội, làm tăng nguy cơ đối với sự bền vững của chế độ xã hội.
=> Một tình huống CT-XH xuất hiện không nhất thiết phải có đầy đủ các dấu hiệu trên mà có thể chỉ cần một vài dấu hiệu nào đó, gây nên bất ổn định CT- XH.
d Nguyên nhân của tình huống chính trị- xã hội
- Khách quan: từ sự vận động, biến đổi của kinh tế, chính trị, xã hội nằm
ngoài ý thức của chủ thể cầm quyền.
Trang 14- Chủ quan: từ sai lầm, yếu kém của chủ thể cầm quyền
- Các nguyên nhân khác đến từ đời sống chính trị quốc tế, từ sự gây rối,
phá hoại của các lực lượng chống đối, từ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,…
e Yêu cầu xử lý tình huống chính trị- xã hội
Đây là yêu cầu thường xuyên của người lãnh đạo, quản lý, là một trong
những nội dung quan trọng của nghệ thuật chính trị và hoạt động chính trị thựctiễn
Để xử lý hiệu quả các tình huống CT-XH cần:
- Chủ thể xử lý cần nắm vững phương pháp tiếp cận, nhiệm vụ, nguyên tắc và quy trình xử lý các tình huống CT-XH
- Có khả năng và kỹ năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị, ngăn ngừa và hạn chế tác hại của nó trong thực tiễn
3 Điểm nóng chính trị- xã hội.
a Khái niệm
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “điểm nóng” được sử dụng trong một
số văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước và khá phổ biến trong các văn bản củanhững cơ quan bảo vệ pháp luật như: Thanh tra, Viện kiểm sát, Công an, Tòa án và
cả trong đời sống sinh hoạt thường ngày
Thế nhưng cho đến nay chưa có cơ quan nào, ngành nào (kể cả những cơquan có trách nhiệm giải quyết) đưa ra khái niệm đầy đủ, chính xác về “điểmnóng” để làm cơ sở cho việc phân loại, xác định chính xác diễn biến tình hình nơixảy ra vụ việc để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp
Nhiều địa phương, ngành đã xác định “điểm nóng” theo các tiêu thức riêng
của mình, thậm chí theo quan điểm cá nhân của từng người Do vậy, việc đánh giádiễn biến tình hình ở cơ sở không đồng nhất, có nơi chỉ “sốt nhẹ” nhưng đã xácđịnh là “điểm nóng”, ngược lại có nơi “nóng” thật sự nhưng vì những lý do khácnhau mà không được xác định là “điểm nóng”
Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn tới hậu quả là cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo không phù hợp, từ đó làmgiảm hiệu quả, hiệu lực của các quyết định giải quyết Thậm chí có nơi, có lúc cònlàm tình hình thêm phức tạp
Trang 15Đã đến lúc cần phải có một định nghĩa (hoặc khái niệm) về “điểm nóng” vàxác định các tiêu chí, các yếu tố đặc trưng của “điểm nóng” để làm cơ sở cho việcđánh giá diễn biến tình hình khiếu nại, tố cáo, diễn biến các mâu thuẫn xảy ra trongtừng địa phương, từng ngành và toàn quốc góp phần vào việc đánh giá, phân loạichính xác cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng Đồng thời, cần đầu tưnghiên cứu để đề ra các biện pháp giải quyết có hiệu quả “điểm nóng”, cũng nhưcác biện pháp làm hạn chế phát sinh “điểm nóng”.
+ Điểm nóng CT-XH là một tình huống CT-XH; là xung đột xã hội ở
mức cao, ở mức căng thẳng, đối đầu hoặc không tương dung Là hiện tượng xã hội không bình thường, căng thẳng, mất ổn định, rối loạn Trong đó, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng xã hội Chủ thể tham gia trong điểm nóng CT-XH có thể là cơ quan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính trị, các lực lượng xã hội khác nhau.
+ Khi điểm nóng xã hội nổ ra thường có những biểu hiện sau :
- Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối
loạn;
- Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự
kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau;
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt qua ngoài khuôn khổ của
pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức;
- Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng lan tỏa
sang nơi khác;
Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn là các điểmnóng chính trị- xã hội Còn điểm nóng chính trị- xã hội xảy ra ít hơn nhưng phứctạp và quyết liệt hơn vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lực nhà nước Tuy nhiên,điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác đều có khả năng trực tiếp trở thành điểmnóng chính trị- xã hội Chẳng hạn, những cuộc đình công, bãi công của người laođộng chống giới chủ, học sinh bãi khoá chống ban lãnh đạo nhà trường, nông dântranh chấp đất đai với nhau… nếu không có cách xử lý đúng đều có thể chuyểnthành cuộc đấu tranh chống chính chính quyền nhà nước Như vậy, nếu chúng ta
xử lý tốt điểm nóng xã hội thì sẽ hạn chế sự phát sinh điểm nóng chính trị- xã hội.Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếukiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây tíchđọng mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng chính trị- xã hội Do đó, để điểm
Trang 16nóng xã hội và điểm nóng chính trị- xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt nhữngtranh chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân; ngănngừa sự chống đối của các lực lượng phản động.
Từ sự phân tích trên có thể cho thấy, điểm nóng có nổ ra hay không, mức độnhư thế nào không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện, nhân tố khách quan ngoàichủ thể cầm quyền mà nó còn phụ thuộc vào chính chủ thể cầm quyền Ngay trongđiều kiện khủng hoảng xã hội, hay khủng hoảng chính trị xã hội, nếu chủ thể cầmquyền có giải pháp đúng thì cũng có thể không phát sinh điểm nóng, hoặc điểmđóng có nổ ra thì tác hại cũng không lớn Ngược lại nếu chủ thể cầm quyền ápdụng giải pháp sai lầm thì sẽ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và khótránh khỏi nổ ra điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị- xã hội Thực tế chothấy, khi thể chế chính trị quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ những người cầmquyền thoái hoá biến chất thì nhân dân nổi dậy chống lại, lực lượng đối lập lợidụng cơ hội lật đổ lực lượng cầm quyền Và do vậy, điểm nóng bùng phát
b Tính chất của các điểm nóng chính trị - xã hội.
- Hành vi của các chủ thể tham gia xung đột đã vượt ra ngoài, hoặc có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hiện hành và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc của các lực lượng chính trị, các tầng lớp xã hội đã hướng trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước, đe dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn.
- Diễn ra tại một địa điểm, nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơi khác.
- Đặt chủ thể lãnh đạo quảnlý không thể trì hoãn, phải xử lý như một tình huống CT-XH
- Điểm nóng chính trị - xã hội thường nổ ra trong những bối cảnh kinh tế- xã hội đặc thù.
- Khủng hoảng KT-XH
- Có sự chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ, các nhóm lãnh đạo, cầm quyền
- Thay dổi chế độ xã hội
- Nạn tham nhũng trầm trọng
Trang 17- Tốc độ phát triển KT- XH nhanh, quy mô phát triển lớn vượt ra tầm kiểm soát của các lực lượng lãnh đạo, quản lý Các lực lượng chính trị xã hội ( phát triển nóng)
VD: Điểm nóng CT-XH thường xảy ra vào các thời kỳ khủng hoảng KT-XH ở
Ucraina trong các giai đoạn chuyển giao quyền lực, trong các bước ngoặt phát triểnKT-XÃ HỘI Trung Quốc, trong các giai đoạn thay đổi chế độ xã hội ở LiBi, Irac…Những lúc, mà sự vận động, phát triển của xã hội trở nên phức tạp hơn so với nhận thứcđang có của con người, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và xã hội
II XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VỚI TÍNH CÁCH MỘT LOẠI TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
1 Vài nét về điểm nóng chính trị- xã hội ở nước ta
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng: trước năm 1997 đã có một số điểm nóng xảy ra
ở một số địa phương và đã được xử lý Từ năm 1997 trở lại đây, một số điểm nóng nóngtrở lại, xuất hiện nhiều điểm nóng mới, nhiều điểm nóng còn tiềm ẩn Cho đến nay,100% các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã có điểm nóng xảy ra.(11/11)
VD: Đồng bằng sông Hồng có điểm nóng CT-XH điển hình ở Thái Bình năm
1997, Mỹ Lộc, Xuân Trường, Giao thuỷ (Nam Định), Song Phương- Hoài Đức, HạVĩ- Thường Tín ( hà Nội),Đồ Sơn (2000), Tiên Lãng ( Hải Phòng), Văn Giang(Hưng Yên) … mới đây nhất là sự kiện ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP HàNội
- Khu vực miền núi phía Bắc: Ở vùng Đông Bắc các tỉnh Quảng Ninh, LạngSơn là những địa phương có nhiều điểm nóng liên quan đến quy hoạch giải phóngmặt bằng làm đường quốc lộ và buôn lậu qua biên giới
- Ở vùng Tây Bắc, xuất hiện các điểm nóng liên quan đến truyền đạo trái
phép, đến tư tưởng ly khai với cái gọi là “Vàng Chứ”
- Miền Trung- Tây Nguyên: đã xuất hiện một số điểm nóng CT-XH.
VD: Vụ phật giáo ở Huế(25/5/1993), vụ linh mục Nguyễn Văn Lý (Huế) Từ năm
1990 đến năm 2000, ở Bình Thuận đã xảy ra hơn 12.000 vụ tranh chấp, khiếu kiệntrong nhân dân, tính trung bình 1.200/năm, hàng ngàn vụ tranh chấp, khiếu kiện nổ
ra và có chiều hướng tăng Trong đó nhiều vụ có cả đảng viên, cán bộ tham gia Điểm nóng điển hình đặc biệt là hai cuộc bạo loạn chính trị tháng 2/2001và 4/2004 ở Tây Nguyên Sau tháng 2/2001 chúng ta đã có nhiều biện pháp để