Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức
Trang 2TRẦN CẨM NGA
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60380101
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Năm
Hà Nội – 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Trần Cẩm Nga
Trang 4MỞ ĐẦU 1
DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
11
11 1.2 Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bản tỉnh Nghệ An
67
67 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
69
Trang 5Bảng Trang
Bảng 2.1a: Kết quả thực hiện công tác phổ biến giáo dục
bằng hình thức tuyên truyền miệng
46
Bảng 2.1b: Thời lượng phát sóng chương trình PBGDPL
trên đài truyền thanh xã
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai tr hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ ngh a, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ ngh a của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối đ truyền tải pháp luật vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi người dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xuất phát từ vai tr , ý ngh a đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong tầng lớp nhân dân
và không ngừng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ th , thiết thực đ tri n khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 tạo điều kiện đ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương
Thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Bộ, ngành, đoàn th và địa phương đã chỉ đạo, tổ chức tri n khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
đ trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời đến toàn th cán bộ, công chức và đông đảo nhân dân Từ đó tạo cơ sở, điều kiện cho việc nâng cao ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật của mỗi người dân
Trang 8Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tri n khai thường xuyên theo chương trình, kế hoạch cụ th , thiết thực; không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng cơ quan, đơn vị và địa phương, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, những mặt còn hạn chế, bất cập của pháp luật và chuyên môn đ hoàn thành tốt hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hi u pháp luật của cán bộ và nhân dân Sự hi u biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các cán bộ và nhân dân ngày càng có những bước nâng cao rõ rệt Từ đó, hạn chế các tranh chấp và tệ nạn xã hội; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn những tồn tại, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người dân vẫn chưa cao Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật chưa thực sự kịp thời, thường xuyên; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa gắn liền với đặc th riêng của địa phương; trình độ văn hóa một bộ phận người dân vẫn còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên họ ít tìm hi u các tri thức văn hóa, pháp luật
Với mong muốn tìm hi u và đánh giá thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, trên cơ sở
đó tìm ra giải pháp đ nâng cao hiệu quả của hoạt động này, tôi chọn đề tài
Trang 9Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học là : “Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Tôi hy vọng đề
tài thành công sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tình hình mới hiện nay hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật diễn ra rất sôi nổi và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và là đề tài được nhiều học giả, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học pháp lý T y thuộc vào tình hình thực tế ở mỗi tỉnh, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tri n khai theo từng giai đoạn, hình thức khác nhau Nhiều công trình nghiên cứu về l nh vực này đã được công bố, như:
“Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An hiện nay” – Luận văn Thạc s Luật học của Cao Thị Ngọc Yến –
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014 Trong Luận văn này, tác giả Cao Thị Ngọc Yến đã tập trung nghiên cứu hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số tỉnh Nghệ An sinh sống tập trung ở 11 huyện là Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Ngh a Đàn, Thành Chương và Thị xã Thái Hòa Tác giả đã phân tích trên phương diện lý luận về khái niệm, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đồng bào dân tộc thi u số nói riêng, hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số Từ đó nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số ở Nghệ An Luận văn đã góp phần làm rõ và sâu sắc hơn các yếu tố làm ảnh hưởng tới phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số Đồng thời đề xuất được một số giải pháp chung và giải pháp cụ th phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, trình độ nhận thức nhằm
Trang 10nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số
ở tỉnh Nghệ An, cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương có th nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
Tham khảo, nghiên cứu Luận văn của tác giả Cao Thị Ngọc Yến giúp tôi có nhìn nhận rộng hơn về phạm vi nghiên cứu hoạt động giáo dục pháp luật ở tỉnh Nghệ An – địa phương mà tôi nghiên cứu xây dựng bản Luận văn tốt nghiệp này Tuy nhiên, Luận văn trên chỉ đề cập đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho một nhóm đối tượng cụ th là đồng bào dân tộc thi u
số tỉnh Nghệ An, mà chưa nghiên cứu về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khái quát trên địa bàn tỉnh
“Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” – Luận văn Thạc s Luật học của Vũ Bích Ngọc –
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 Luận văn xác định việc giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân nói chung và trong cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng trong quân đội, giúp cho việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp lý, phong cách sống
và làm việc theo pháp luật của quân nhân, đảm bảo thực hiện tốt phương châm quản lý đơn vị theo điều lệnh quân đội và pháp luật của nhà nước Luận văn cũng đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam Từ kết quả phân tích đó, tác giả đã đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011, đồng thời đưa ra đề xuất và luận chứng những giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, đối tượng của Luận văn chỉ đề cập đến cán bộ, chiến s trong quân đội nhân dân do đó không khái quát hết được các đặc đi m về đối tượng,
Trang 11nội dung, hình thức, biện pháp của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng khác và toàn th nhân dân
“Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đối với sinh viên trong các trường Đại học không chuyên Luật ở Việt Nam” – Luận văn Thạc sỹ Luật
học của Nguyễn Thu Thủy – Đại học Luật Hà Nội, 2006 Luận văn của tác giả Nguyễn Thu Thủy đã nêu lên sự cần thiết của việc giáo dục pháp luật trong các trường đại học không chuyên luật, coi đây là hoạt động mang lại hiệu quả góp phần hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ sinh viên, giúp cung cấp lượng kiến thức cơ bản và cần thiết cho sinh viên làm hành trang trong cuộc sống và công tác sau này Luận văn cũng đã làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường đại học không chuyên luật, trên cơ sở đó rút ra những tiêu chí cơ bản đ đánh giá, đề xuất những giải pháp cụ th góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các trường đại học không chuyên luật ở nước ta hiện nay Nghiên cứu Luận văn của tác giả Nguyễn Thu Thủy giúp tôi xác định rõ hơn về sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật đối với sinh viên các trường không chuyên luật Tuy nhiên, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thu Thủy cũng chỉ đề cập đến phạm vi của hoạt động giáo dục pháp luật và đối với một nhóm đối tượng là sinh viên các trường không chuyên mà chưa đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các nhóm đối tượng khác nhau
“Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở Thành phố Hà Nội hiện nay”- Luận văn Thạc sỹ Luật học của Phạm Kim
Dung – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Luận văn của tác giả Phạm Kim Dung xác định: “đ quản lý được Nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, cán bộ, công chức phải được trang bị những kiến thức về nhà nước và pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời” Tác giả cũng đánh giá khái quát về kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng,
Trang 12nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thành phố Hà Nội trong những năm qua, đồng thời chỉ rõ việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục ý thức pháp luật đ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đang c n là vấn đề bức xúc, từ đó tác giả cho rằng, cần thiết phải làm cho tất cả cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của thành phố Hà Nội khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội phải nắm bắt, am hi u pháp luật một cách chặt chẽ, áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, trước hết là trong l nh vực mà mình quản
lý là một vấn đề hết sức quan trọng Tuy nhiên, luận văn trên chỉ nghiên cứu việc giáo dục pháp luật đối với một nhóm đối tượng là cán bộ, công chức trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội với đặc trưng là Thủ đô nên có những đặc đi m riêng so với các tỉnh, thành, địa phương khác
“Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” – Luận văn Thạc sỹ Luật
học của Nguyễn Thị Tuyết Mai – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 Trong Luận văn này, tác giả cũng đã nêu cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời nêu khái quát đặc đi m của giáo dục pháp luật cho đối tượng này Đồng thời luận văn cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn, từ đó tác giả đề
ra phương hướng, giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay
Ngoài ra, người viết cũng tham khảo thêm một số công trình nghiên cứu về l nh vực này như: Luận án Tiến s luật học (1996) của Dương Thanh
Mai về “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”, Học viện
Trang 13Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tạp chí pháp luật (2008) của Nguyễn Thị
Hồi về “Ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật”; Tạp chí Luật học (2001) của
Lê Vương Long về “Xây dựng lối sống theo pháp luật và vấn đề giáo dục
pháp luật trong nhà trường”; Tạp chí khoa học pháp lý (2011) của Hoàng Thị
Kim Quế về “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện
nay”; Tạp chí Thanh niên (2006) của Đinh Quang Hà về “Một số phương hướng cở bản giáo dục pháp luật cho thanh niên”
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả từ trước đến nay
về phổ biến, giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều vấn đề cơ bản cả về lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau về phổ biến, giáo dục pháp luật; đã có nhiều công trình về phổ biến, giáo dục pháp luật ở những địa phương khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng lại không
áp dụng được trên địa bàn tỉnh Nghệ An Bên cạnh đó, đã có công trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thi u số ở Nghệ An nhưng chỉ giới hạn đối tượng là đồng bào dân tộc thi u số, c n các đối tượng khác chưa được đề cập Vì vậy, có th nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống với các đối tượng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Song các công trình nghiên cứu trên có ý ngh a lý luận và thực tiễn khá phong phú đ giúp tôi có cơ sở hoàn thiện bản luận văn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những phương diện lý luận chung, các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, tài liệu quy định của nhà nước về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; các văn bản, thông tư, nghị định và báo cáo tổng kết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được lưu tại sở Tư pháp Nghệ An Trên cơ sở đó tìm hi u, nghiên cứu thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục
Trang 14pháp luật về chủ th , đối tượng, nội dung, hình thức gắn liền với đặc đi m riêng của địa phương
Phạm vi của luận văn tìm hi u, nghiên cứu cụ th về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An; phân tích các kết quả đạt được và tồn tại; nguyên nhân chủ quan khách quan từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật từ đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới hiện nay
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là mong muốn đóng góp một số ý kiến về việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới hiện nay thông qua việc
đề xuất được những giải pháp phát huy những yếu tố tích cực dẫn đến thành tựu của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời khắc phục được những hạn chế còn tồn tại; góp phần hạn chế vi phạm phát luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội ở địa phương
Đ đạt được mục đích nói trên, Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay; đánh giá thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Luận văn
Luận văn được nghiên cứu và hình thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận chủ ngh a duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả luận văn đã sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu cụ th như: phân tích, tổng hợp, so sánh giữa lý
Trang 15luận và thực tiễn dựa trên các số liệu, báo cáo của sở Tư pháp Nghệ An về phổ biến, giáo dục pháp luật trong các năm từ 2010 đến 2016
6 Giá trị lý luận và thực tiễn của Luận văn
Về mặt lý luận:
- Đề cập những vấn đề mang tính lý luận chung về ý thức pháp luật và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, vai trò của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật
- Nhận định, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật và kết quả đạt được của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay; phân tích các nguyên nhân dẫn đến những kết quả đáng ghi nhận và những tồn tại, hạn chế Góp phần làm rõ và sâu sắc hơn các yếu tố làm ảnh hưởng tới phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An Luận văn có th làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy của Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Nghệ An; phục vụ việc biên soạn thành đề cương bài giảng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh Nghệ
An, các cơ sở giáo dục khác và làm liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động của Hội đồng phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các cấp ở tỉnh Nghệ An
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
Chương 2: Thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
Trang 16Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An
So với các địa phương khác, tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước, địa hình phong phú, đa dạng, có bi n, đồng bằng, trung du và miền núi (chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh) Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung Bộ
Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những yết hầu quan trọng trong con đường xuyên Việt do phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá
và phía Nam giáp tỉnh Hà T nh; phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; phía Đông giáp với bi n Đông với bờ bi n dài 82 km
Địa hình Nghệ An tương đối đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối; chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ ven bi n Đặc đi m địa hình là một trở ngại lớn cho việc phát tri n mạng lưới giao thông đường bộ, nhất là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)
Bờ bi n Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch, hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, thuận lợi cho việc vận tải bi n, phát tri n cảng bi n và nghề làm muối (1000 ha), tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, lợi thế cho việc phát tri n ngành du lịch ở Nghệ An Hoạt động PBGDPL tập trung vào đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát tri n kinh tế -
xã hội trên địa bàn khu vực ven bi n và đảo; tập trung hướng dẫn khu vực
Trang 18đánh bắt cá và cách xử lý các sự cố khi tàu thuyền đánh bắt cá trên bi n trước
âm mưu của các thế lực th địch trên địa bàn vùng ranh giới bi n, đảo
1.1.2 Đặc điểm và tiềm năng kinh tế của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là cầu nối kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát tri n kinh tế bi n, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế Với vị trí địa lý tự nhiên đặc biệt, Nghệ An đóng vai tr quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuy n hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi đ kêu gọi đầu tư phát tri n kinh tế - xã hội
1.1.3 Điều kiện xã hội của tỉnh Nghệ An
1.1.3.1 Phân bố dân cư
Nghệ An có dân số gần 3,1 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hóa)
15,10 84,90
49,66 50,34
2 Mật độ dân số (người/km2
3 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%/năm) 13,03
4 Tỷ lệ người (15 tuổi trở lên) biết
Trang 195
Lực lượng lao động
- Tổng số:
+ Nam + Nữ
1.953.101
975.042 978.059
100
49,92 51,02
Theo số liệu được công bố trên trang Web Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An1, dân số sống ở thành thị 15,1%; dân số nữ 50,34%; Dân số phi nông nghiệp 31,3% Mật độ dân số trung bình: 184người/km2 và phân bố không đều: đồng bằng: 703 người/km2, miền núi: 81 người/km2; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 13,03% Tổng số lực lượng lao động hơn 1,9 triệu người Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 44%, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm 36%
Sự phân bố dân cư của các dân tộc thi u số ở miền núi Nghệ An có đặc
đi m nổi bật, vừa mang tính chất thống nhất của các dân tộc ở miền núi phía Bắc nước ta vừa có tính chất khu vực tương đối dễ nhận V ng cư trú của các dân tộc không phân biệt rõ giữa lãnh thổ tộc người và lãnh thổ hành chính Họ sống xen kẽ nhau, tuy có một số vùng có tính chất biệt lập nhưng không phổ biến Một số v ng tương đối đông của cư dân Thái như ở Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp; cư dân Hmông, Khơ - mú ở Kỳ Sơn, cư dân ở đu ở Tương Dương; cư dân Thổ ở Ngh a Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp Một số nhóm địa phương sống độc lập với khối cộng đồng đông đảo của
họ như nhóm Tày - Poọng thuộc dân tộc Thổ (ở Bản Phồng, xã Tam Thái, huyện Tương Dương), nhóm Đan Lai - Ly Hà thuộc dân tộc Thổ…2
Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú và làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa của Nghệ An Tuy nhiên, đối tượng
1 “Diện tích, dân số và mặt độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh”, Cổng Thông
tin điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: nghean.gov.vn ngày truy cập 02/06/2017
2 Nguyễn Đình Lộc (2015), “Các dân tộc thi u số ở Nghệ An”, Báo Văn hóa Nghệ An, tại địa chỉ:
https://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/cac-dan-toc-thieu-so-o-nghe-an ngày truy cập 01/06/2017
Trang 20liên quan đến sản xuất, tàng trữ, sử dụng ma túy ở dân tộc thi u số rất nhiều
Do trình độ văn hóa của họ chưa cao, nhiều v ng không biết tiếng kinh, m chữ nên rất khó tri n khai các hình thức PBGDPL
1.1.3.2 ăn h phong tục tập quán
Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước Người dân xứ Nghệ tuy nghèo nhưng vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống V ng đất còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào tạo cho con người những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm và kiên nghị Đất Nghệ cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…
Nghệ An - xứ Nghệ cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các th loại phong phú như ca dao, h , vè, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường nón, phường củi, phường vải Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Nghệ An
Nghệ An rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm Phong trào Xô Viết - Nghệ T nh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ c n được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử cách mạng đã được xếp hạng, những bảo tàng đ giáo dục cho thế hệ hôm nay
và mai sau
Xứ Nghệ trở thành tâm đi m khảo cứu, vì một thời là vùng biên trấn,
xa cách với trung tâm kinh tế văn hóa lớn, lại ít chịu tác động của đô hội thị thành nên nhiều yếu tố về bản sắc văn hóa phong tục c n đọng lại Xứ Nghệ, tuy là v ng đất trải qua nhiều biến động của binh đao, bão lụt, nhưng
là đất ông đồ nên tư tưởng “giấy rách phải giữ lấy lề” của Nho gia vẫn được
Trang 21mọi người quan tâm, nhiều lề thói sinh hoạt truyền thống vẫn c n lưu giữ được
1.1.3.3 Chính trị, an ninh, quốc phòng
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Quốc ph ng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định; công cuộc đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cải cách tư pháp, cải cách hành chính được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện do đó có những bước tiến quan trọng, tạo hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước được tốt hơn
Toàn tỉnh tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đến năm 2008
có 100% tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử; chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được nâng lên3
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả từ cơ sở, góp phần ổn định an ninh trật tự, hạn chế tối đa các đoàn đông người kéo lên tỉnh và trung ương đ khiếu kiện, không đ xảy ra “đi m nóng” Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội, nhất là ma túy được tri n khai có hiệu quả
Hoạt động PBGDPL được tăng cường, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt với các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô-ly-khăm- xay (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) góp phần bảo vệ an ninh biên giới và phát tri n kinh tế xã hội của tỉnh
1.2 Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3 Mai Hoa (2015), “Kết quả 10 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị”, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: nghean.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Chinh-tri-KT-VH- XH/Ket-qua-10-nam-thuc-hien-Chien-luoc-cai-cach-tu-phap-cua-Bo-Chinh-tri-1055 ngày truy cập
14/05/2017
Trang 22PBGDPL là một từ ghép giữa “phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp luật” Theo từ đi n Tiếng Việt năm 2009 thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết về nội dung văn bản pháp luật bằng cách truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp thông qua hình thức nào đó"4 “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát tri n tinh thần, th chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cẩu đề ra”5
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL: “Phổ biến pháp luật theo ngh a hẹp là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó; ngh a rộng là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước.”
“Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”
“Cả cụm từ PBGDPL có ngh a là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”.6
PBGDPL hi u theo ngh a rộng là là công tác, l nh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện PBGDPL (xây dựng, tri n khai chương trình, kế hoạch PBGDPL thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp PBGDPL; hướng dẫn, ki m tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL) Hi u theo ngh a hẹp là: truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hi u và hình
4 Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 1010
5 Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ đi n Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 510
6 Bộ Tư pháp – Chương trình phát tri n Liên hợp quốc (2002), Sổ t y hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo
dục pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội; tr 2
Trang 23thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đ i hỏi của các quy định pháp luật hiện hành
Trên cơ sở quan niệm về PBGDPL đã nêu, có th hi u: PBGDPL là
hoạt động truyền bá tri thức pháp luật của chủ thể lên đối tượng PBGDPL một cách c định hướng, có mục đích c hệ thống và thường xuyên nhằm hình thành ở họ nhận thức đúng đắn về pháp luật thái độ chấp hành pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật
Nói đến PBGDPL là nói đến việc truyền đạt rộng rãi nhưng mang tính chủ động, tính tổ chức chặt chẽ, có chương trình cụ th , tính được ki m soát của hoạt động đưa pháp luật đến với người dân cũng như việc bồi dưỡng ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân Cách tiếp cận này là phù hợp với bản chất của pháp luật và trình độ dân trí nước ta nói chung và địa bàn tỉnh Nghệ
An nói riêng
Hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng tương tự như các địa phương trên cả nước Tuy nhiên, do có đặc th riêng về địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội nên có nhiều đi m riêng, khác biệt so với các tỉnh khác trên cả nước
Một là, từ chỉ thị, đề án chung của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh
Nghệ An, với mỗi v ng miền cụ th lại nghiên cứu, sử dụng hình thức và lựa chọn nội dung PBGDPL ph hợp với người dân nông thôn và đồng bào dân tộc Từ đặc đi m phân bố dân cư cho thấy tỷ lệ dân cư nông thôn gấp hơn 5.6 lần thành thị (dân số thành thị là 458.643 người; dân số nông thôn là 2.578.797)7 Nông dân và đồng bào dân tộc thi u số đa phần có trình độ dân trí thấp, lại ít được tiếp xúc với thông tin, pháp luật nên hi u biết về pháp luật còn hạn chế Đồng bào dân tộc thi u số sống trên địa bàn c n có tập quán du canh du cư nên mật độ dân cư không đều, gây khó khăn cho việc vận động,
7 “Diện tích, dân số và mặt độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh”, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, tại địa chỉ: http://nghean.gov.vn/so-lieu-thong-ke ngày truy cập 02/06/2017
Trang 24thu hút đồng bào tham gia tập trung vào các chương trình PBGDPL Tâm lý của người dân nông thôn và dân tộc ít người thường hay tự ti, bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địa phương chủ ngh a, các cộng đồng, các cụm dân cư, d ng họ có phong tục tập quán riêng biệt Trình độ văn hóa
và hi u biết pháp luật còn thấp, chưa có ý thức tự giác trong việc tìm hi u và nghiên cứu pháp luật Việc nghiên cứu tình hình đặc đi m cụ th về địa lý, môi trường sinh thái, cư dân, lịch sử, bản sắc của một vùng lãnh thổ nhất định
sẽ là cơ sở đ cán bộ PBGDPL tỉnh Nghệ An đạt được mục đích hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng tập quán tốt đẹp, các luật tục còn phù hợp với pháp luật, hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư Đồng thời chỉ ra cho nhân dân thấy được những hủ tục lạc hậu, những luật tục trái với lợi ích của cộng đồng
và pháp luật của nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay
Hai là, Nghệ An có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quá đa dạng, phức tạp Hoạt động PBGDPL ở những v ng địa hình phức tạp gặp rất nhiều khó khăn phải đối mặt, trong đó một khó khăn cần nói đến là các thành viên Hội đồng
và báo cáo viên đa số là kiêm nhiệm, địa bàn rộng giao thông đi lại khó khăn,
ít dành thời gian đi cơ sở phối hợp với ban phổ biến pháp luật cơ sở, tri n khai phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân Mật độ dân cư thưa, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào m a mưa lũ, trình độ đội ngũ cán bộ
cơ sở còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, tình trạng di cư trái phép vẫn còn Một số người cao tuổi và phụ nữ vùng sâu, vùng xa không biết tiếng phổ thông, nhận thức về pháp luật của nhân dân và một số cán bộ
cơ sở còn nhiều hạn chế, các vụ việc xẩy ra tranh chấp chủ yếu giải quyết theo phong tục, tập quán của từng dân tộc
Ba là, do phía Tây Nghệ An giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419
km nên hoạt động PBGDPL có sự tham gia của nhiều tổ chức và lực lượng bộ đội biên ph ng đây luôn xảy ra tình trạng buôn bán ma túy, vượt biên trái
Trang 25phép, bà con sống dọc biên giới 2 nước “tự do” qua lại mà không hi u gì về Luật Biên giới Nhiều tổ chức hội, đoàn th đã có các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng hội viên của mình thông qua các mô hình câu lạc
bộ, đội, nhóm, đi n hình như câu lạc bộ Thanh niên xung kích - giữ yên biên giới ở Na Loi - Kỳ Sơn, nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật biên giới cho
bà con 2 nước Bộ đội biên ph ng vận động quần chúng giúp đỡ chính quyền trong việc thông báo về thông tin; hỗ trợ thực hiện việc tuyên truyền, tuần tra nhằm giảm thi u tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn”
Bốn là, hoạt động PBGDPL đối với người dân thành phố Vinh và nhiều
v ng thị trấn, thị xã của tỉnh Nghệ An, trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá hướng đến việc đẩy l i tệ nạn xã hội, hạn chế khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp Do đặc đi m địa lý và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên lực lượng người dân Nghệ An làm ăn, buôn bán tại Lào và Trung Quốc rất đông; nhiều gia đình chỉ có người già và thanh thiếu niên ở nhà Tồn tại một bộ phận người lao động xa này thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị,
có tư tưởng sống thực dụng, thiếu nghiêm túc trong thực hiện ngh a vụ người dân Khi kinh tế được cải thiện do nguồn thu từ nước ngoài về thì tình trạng vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, trốn thuế, ma túy, cờ bạc, vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng đã phần nào làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị, ổn định xã hội tư tưởng Bên cạnh
đó, c n thường xuyên xẩy ra tranh chấp kiện tụng về đất đai, nhà cửa, thừa kế tài sản, đóng góp cổ phần làm ăn kinh doanh, ô nhiễm môi trường,… Ngày 27 tháng 3 năm 2014, UBND Nghệ An đã ban hành quyết định số 1140/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường hoạt động PBGDPL
về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thông qua hoạt động PBGDPL giúp cho người dân hi u và thực hiện đúng quyền, ngh a vụ của người dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử
Trang 26lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trong việc tiếp người dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn th trong
Năm là, việc lồng ghép PBGDPL với việc xây dựng, thực hiện hương
ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và đã
có những nét mới Các bộ, ngành, địa phương tri n khai hoạt động PBGDPL gắn với các phong trào ở từng địa bàn cụ th như phong trào "bốn không": Thôn, làng không có người vi phạm pháp luật; không có khiếu kiện trái pháp luật, đông người, kéo dài; không có người vượt biên trái phép; không có người tham gia tổ chức phản động Nghệ An đã tri n khai thành công mô hình
Ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát tri n của đất nước: từ đó đ hình thành lối sống tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
Ngoài nhận định trên, đối với tỉnh Nghệ An c n một số yếu tố đặc trưng khác cho thấy sự cần thiết của hoạt động PBGDPL Cụ th như sau:
hứ nhất, do bản chất lạc hậu, bảo thủ cố hữu của ý thức pháp luật
trong một số giai đoạn lịch sử nhất định thì sự thay đổi đ thích ứng với tồn tại xã hội mới của ý thức pháp luật rất là chậm chạp, đôi khi là rào cản của sự
Trang 27phát tri n Thực tế ở Nghệ An, hi u biết pháp luật của người dân một số v ng miền c n thấp, còn chịu ảnh hưởng tư tưởng và nếp sống của người sản xuất nhỏ, nhận thức về quyền và ngh a vụ của người dân chưa đầy đủ Đặc biệt là dân cư v ng nông thôn, miền núi thực hiện các quyền và ngh a vụ của công dân theo cảm tính, theo lệ làng, theo hủ tục lạc hậu; lực lượng này chiếm 84% dân số trên địa bàn tỉnh Đa số họ chỉ thực hiện theo quy trình, quy định khi công việc cần giải quyết liên quan đến chính quyền, địa phương Hầu hết không có ý thức pháp luật về vi phạm bản quyền, kiện tụng, đất đai nhà cửa, bạo lực gia đình, tranh chấp, tôn giáo…
hứ h i, tình trạng vi phạm an toàn giao thông rất cao, trong 6 tháng
đầu năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 134 vụ tai nạn giao thông làm chết 105 người, bị thương 100 người8 Nguyên nhân chủ yếu do người điều khi n phương tiện không chú ý quan sát, đi sai phần đường, làn đường, không làm chủ tốc độ, tránh vượt sai quy định…Một số coi thường, một số không
am hi u về luật Giao thông Theo thống kê, từ tháng 01 đến tháng 06 năm
2017, Đội CSGT Công an huyện Ngh a Đàn đã lập biên bản 478 trường hợp
vi phạm giao thông, trong đó 24 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 160 trường hợp vi phạm không đội MBH, 15 trường hợp vi phạm lỗi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khi n xe mô tô có dung tích xi lanh 50cm3 trở lên, tạm giữ 210 mô tô, 5 ô tô9
hứ , lợi dụng l ng tin vào tôn giáo, sự s ng đạo và sự kém hi u biết
pháp luật của người dân, các thế lực th địch đã sử dụng diễn biến h a bình
đã tác động xấu đến an ninh chính trị Gần đây, có hàng loạt vụ việc kích động giáo dân chống đối chính quyền, tổ chức nhiều hoạt động gây mất an
8 Quỳnh Lan (2017), “Nghệ An: 6 tháng đầu năm có 105 người chết vì tai nạn giao thông”, Báo mới, tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/nghe-an-6-thang-dau-nam-co-105-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-
thong/c/22750587.epi ngày truy cập: 03/07/2017
9 Thủy Tiên (2017), “Nghệ An: Tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm giao thông nông thôn”, An toàn giao thông, tại địa chỉ: http://www.atgt.vn/nghe-an-tuyen-truyen-xu-ly-nghiem-vi-pham-giao-thong-nong-thon- d202741.html ngày truy cập: 08/06/2017
Trang 28ninh trật tự trên địa bàn ở giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu; lộ
rõ hành vi chống đối đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân
hứ tư, tại Nghệ An, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn
biến phức tạp Khu vực biên giới nổi lên một số nhóm đối tượng mang theo
vũ khí “nóng” tổ chức mua bán trái phép chất ma túy, nhiều đường dây mua bán, vận chuy n ma túy lớn từ Lào vào Hoạt động mua bán, tàng trữ, tổ chức
sử dụng trái phép ma túy tổng hợp, ma túy dạng đá ở khu vực nội địa có xu hướng gia tăng và phức tạp Trong năm 2016, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 1.093 vụ, 1.331 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyện trái phép chất ma túy, triệt phá 32 đường dây mua bán ma túy, thu 50,8 kg heroin, 1,24 kg ma túy tổng hợp, 84.193 viên ma túy tổng hợp, 13 kg ma túy dạng đá (so với năm 2015, tăng 122 vụ, tăng 109 đối tượng) Công tác cai nghiện ma túy của Nghệ An có nhiều chuy n biến tích cực: Toàn tỉnh hiện có 6.989 người nghiện có hồ sơ ki m soát; Đã tổ chức cai nghiện cho 2.418 người nghiện ma túy, trong đó cai nghiện tại trung tâm có chức năng cai nghiện là 1.501 người Toàn tỉnh tổ chức điều trị cho 2.046 người nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.10
hứ năm, những tác động lệch chuẩn xuất phát từ sự bùng nổ công
nghệ thông tin hiện nay đã và đang có tác động mạnh mẽ đến người dân, đặc biệt là giới trẻ Những nội dung báo chí xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền; hình ảnh bạo lực, phim xã hội đen; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, lan tràn trên sách báo, phim ảnh, internet, game online, mạng xã hội đang hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên Kỹ
10 Thanh Sơn (2016), “Năm 2016, Nghệ An bắt hơn 1300 đối tượng phạm tội về ma túy”, Báo Nghệ An, tại địa chỉ: http://www.baonghean.vn/doi-song-phap-luat/201612/nam-2016-nghe-an-bat-hon-1300-doi-tuong- pham-toi-ve-ma-tuy-2767453/ ngày truy cập: 12/06/2017
Trang 29năng sống của giới trẻ hiện nay còn nhiều hạn chế Họ không làm chủ được hành vi của mình nên khi gặp tình huống bất lợi thường không có kỹ năng phản ứng mà sử dụng bản năng, theo sự thúc đẩy từ nội tâm bên trong bằng những yêu cầu tự thân hơn là sự chi phối của nhận thức Nếu không được giáo dục nhân cách học kịp thời sẽ dẫn đến những thói hư, tật xấu sẽ kéo dài đến một lúc nào đó có điều kiện tác động, sẽ phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và phát tri n giáo dục Việt Nam, hiện nay, tỷ lệ học sinh ti u học nói dối cha mẹ là 22%, THCS là 50% còn THPT là 64% Sự dối trá, không trung thực của trẻ nếu kéo dài thì có th dẫn đến những hành vi không tốt như: trộm cắp, có những hành vi bạo lực vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của
Bộ Công an, trong năm 2016, tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ
đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%11 Theo số liệu thống kê hàng năm, số đối tượng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở Nghệ An luôn chiếm tỉ lệ trên 70%, trong số này không ít đã từng là học sinh, sinh viên, với các hành vi vi phạm
có tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng Đáng báo động là tình trạng trẻ
vị thành niên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, tụ tập thành băng, nhóm chuẩn bị hung khí thực hiện nhiều hành vi liều l nh như: giết người, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, thậm chí chống người thi hành công vụ
hứ sáu, thực trạng biến chất thoái hóa trong khi thực hiện công vụ ở
đội ngũ cán bộ công chức vẫn c n tồn tại, đ lại cho người dân nhiều bức xúc
về thái độ ứng xử của các cán bộ công chức coi người dân là kẻ dưới, người dân chịu sự ban ơn nên họ đã hạch sách, nhũng nhiễu và v i v nh đ vụ lợi, đặc biệt tệ nạn tham ô, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ công chức vẫn
11 Kim Anh- Bích Lan- Minh H a (2016), “Giáo dục nhân cách học đường đang bị xem nhẹ”, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, tại địa chỉ: http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/giao-duc-nhan-cach-hoc-duong-dang-bi-xem- nhe-276895.vov ngày truy cập 12/06/2017
Trang 30tiếp tục diễn ra với mức độ nghiêm trọng Trong 6 tháng đầu năm 2017, qua công tác thanh tra, thẩm định dự toán, thẩm tra quyết toán, ki m soát thu, chi ngân sách và công tác điều tra, ki m sát, xét xử các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã phát hiện tổng giá trị sai phạm 101,261 tỷ đồng Trong đó, công tác phòng ngừa tham nhũng phát hiện sai phạm 100,860 tỷ đồng; phát hiện sai phạm về tham nhũng với số tiền 401,7 triệu đồng.12
Trong bối cảnh xã hội luôn phát tri n không ngừng, đặc biệt trong thời gian gần đây khi sự hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tốc độ phát tri n của công nghệ thông tin bùng nổ, Nghệ An cũng đang và sẽ tiếp nhận nhiều thông tin tác động tiêu cực hoặc tích cực với mức độ ảnh hưởng khác nhau đến đời sống Bên cạnh tác động tích cực là thúc đẩy xã hội phát tri n về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị thì còn có những tác động tiêu cực: đời sống của một số bộ phận nhân dân trong xã hội sống theo nếp sống không lành mạnh của các nước tư bản phát tri n, tỷ lệ người phạm tội trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng, nhận thức về pháp luật của người dân không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn
Nguyên nhân đầu tiên của những vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghê An là sự thiếu hi u biết về pháp luật, không tìm hi u về pháp luật, thiếu
tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo đức, không có sự định hướng, giáo dục đúng đắn từ gia đình, không có công ăn việc làm ổn định C ng với đó là sự tha hóa trong đạo đức con người, sự mai một của những giá trị truyền thống trong xã hội như nền tảng gia đình, sự tôn trọng giữa người với người dẫn đến tình trạng những mâu thuẫn rất nhỏ có th gây ra hậu quả rất thảm khốc
Như vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ, nhân dân nhằm hình thành nếp sống tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật là một tất yếu khách quan đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
12 Phương Thảo (2017), “Nghệ An: h m nhũng gây thiệt hại hơn 100 tỷ đồng”, tại địa chỉ:
http://baonghean.vn/doi-song-phap-luat/201706/nghe-an-tham-nhung-gay-thiet-hai-hon-100-ty-dong-2821646/ ngày truy cập 04/06/3017
Trang 31hội chủ ngh a Việt Nam Trong số những hoạt động, phương thức đ hoàn thiện nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân thì hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật là một phương thức có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng; là khâu then chốt, quan trọng đ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ th trong xã hội; đồng thời là cầu nối đ truyền tải pháp luật vào cuộc sống Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hoạt động PBGDPL sẽ
là biện pháp hiệu quả góp phần xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật
Riêng đối với Nghệ An, bên cạnh những thách thức theo xu hướng chung, thì thách thức về mặt bằng dân trí không đều, dân số lớn đ i hỏi hoạt động PBGDPL cũng phải đặt ra những yêu cầu mới Nghệ An cần nỗ lực hơn trong việc cải tiến các hình thức PBGDPL đã có, đồng thời tích cực sáng tạo
ra các hình thức PBGDPL mới, nhằm đáp ứng được một cách linh hoạt yêu cầu của nhiều đối tượng
1.3 Chủ thể, nội dung, h nh thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.3.1 Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Theo các quy định của pháp luật và các kế hoạch PBGDPL hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cũng như các địa phương khác trên cả nước, chủ
th PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm:
- Nhóm chủ thể là các cơ quan Nhà nước, bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân, Việm ki m sát nhân dân và
Ki m toán Nhà nước; chính quyền các cấp ở địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và l nh vực quản lý, các cơ quan này có các trách nhiệm
cụ th trong PBGDPL, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tri n khai thực hiện;
Trang 32xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân; tổ chức PBGDPL cho cán
bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang ngân dân thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; chỉ đạo các trường, các cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý
tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục người dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật; kết hợp PBGDPL cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn
- Nhóm chủ thể là các tổ chức, bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
và gia đình
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức PBGDPL cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan PBGDPL cho nhân dân; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền pháp luật của tổ chức mình; vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động PBGDPL; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về PBGDPL
+ Các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia PBGDPL cho nhân dân; tổ chức PBGDPL thông qua hoạt động hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp PBGDPL thông qua hoạt động chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức,
Trang 33công chức, viên chức, giảnh viên, học viên, sinh viên, tham gia hoạt động tình nguyện PBGDPL Các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục người dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật, đồng thời phối hợp với gia định và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục và tạo điều kiện cho con, cháu tìm hiệu, học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật
- Nhóm chủ thể là cá nhân, là những người được đào tạo chuyên môn về
pháp luật hoặc là những người có thời gian công tác nhất định và có hi u biết chuyên sâu về l nh vực pháp luật nào đó; nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với hoạt động PBGDPL; biết tích lũy tư liệu, kiến thức pháp lý, pháp luật hiện hành, đường lối chính sách của Đảng, kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội, kinh nghiệm và nắm vững những kỹ năng, phương pháp được vận dụng trong PBGDPL, bao gồm:
+ Các cán bộ lãnh đạo, quản lý: Đây vừa là chủ th tổ chức các hoạt
động PBGDPL vừa là chủ th trực tiếp tuyên truyền, PBGDPL Chúng ta đang tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất, thường xuyên nhất của cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và ki m tra, xử lý vi phạm pháp luật Bên cạnh vai tr là người lãnh đạo công tác này, cán bộ lãnh đạo, quản lý c n thường “vào vai” báo cáo viên bởi họ thường được tiếp cận sớm hơn, sâu hơn các văn bản pháp luật mới Với vai trò báo cáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý có thế mạnh là họ rất hi u đối tượng giáo dục, rất hi u tình hình thực tiễn liên quan đến đối tượng đ lựa chọn nội dung thiết thực, liên hệ
Trang 34sâu sắc với các nội dung của văn bản cần phổ viến tăng tính hiệu quả các buổi báo cáo Họ cũng có th lồng ghép các nội dung PBGDPL vào các sinh hoạt chuyên môn, xã hội khác phù hợp với từng đối tượng trong cơ quan, đơn vị
+ Các đại biểu Quốc hội: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, đại bi u Quốc hội, đại bi u Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện PBGDPL cho nhân dân thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật
+ Báo cáo viên, tuyên truyền viên: là cán bộ, công chức, viên chức và
sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận đ kiêm nhiệm thực hiện hoạt động PBGDPL Họ đưa các thông tin thời sự, nóng hổi về pháp luật đến các đối tượng, đáo ứng kịp thời nhu cầu tìm hi u pháp luật của nhân dân T y theo điều kiện, hoàn cảnh ở từng địa bàn, đội ngũ này sử dụng các hình thức thích hợp, hiệu quả nhất đ thực hiện nhiệm vụ của mình
+ Giáo viên, giảng viên: họ là những người cung cấp những tri thức
mới, bồi dưỡng cách học và là tấm gương trong việc thực hiện pháp luật đối với người học Cả lý luận và thực tiễn đều chứng tỏ rằng giáo viên, giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục pháp luật
+ Cán bộ tư vấn, cán bộ thực thi pháp luật: thường là các luật sư, luật
gia, những người am hi u sâu sắc cũng như có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật ở l nh vực tư vấn Tư vấn pháp luật là hoạt động đưa ra lời khuyên cho đối tượng được tư vấn trên cơ sở pháp luật Đây có th coi là hình thức PBGDPL cụ th , sâu sắc đối với một số đối tượng nhất định, qua đó đối tượng nắm được các quy định của pháp luật, hi u được quyền và ngh a vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, từ đó có cách xử sự phù hợp với pháp luật
Trang 35+ Các cán bộ thực thi pháp luật như cán bộ T a án, công an,… Các cán
bộ này có hi u biết thực tiễn pháp luật sâu sắc nên các thông tin pháp luật đưa
ra thường có tính thuyết phục cao
+ Đối với các vùng nông thôn, miến núi thì các trưởng thôn, già làng là những người có uy tín rất lớn đối với người dân, họ vừa là đối tượng vừa là chủ th PBGDPL, vì vậy cần hết sức tạo điều kiện đ chủ th này tham gia tích cực vào hoạt động PBGDPL
Trong kế hoạch PBGDPL hàng năm trên địa bàn tỉnh, các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn th cấp tỉnh có liên quan căn cứ kế hoạch PBGDPL của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động PBGDPL; các đề án, chương trình sát với tình hình, đặc đi m, các nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của ngành, đơn vị và tri n khai thực hiện nhiệm vụ được giao Các UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở các nhiệm vụ theo Kế hoạch PBGDPL hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động PBGDPL, các đề án, chương trình sát với tình hình, đặc đi m của địa phương
1.3.2 Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ
An
Đối tượng của PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những đặc đi m chung: trình độ văn hóa của người dân không đồng đều dẫn đến trình độ phát tri n kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch; sự chênh lệch giàu nghèo trong các v ng miền c n cao; v ng sâu v ng xa vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, chậm phát tri n, thậm chí một số vùng dân tộc còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư; mỗi v ng chịu ảnh hưởng bởi phong tục tập quán riêng; bà con giáo dân đông
Tuy nhiên, chỉ khi xác định được đối tượng của PBGDPL chúng ta mới xác định được các vấn đề khác như chủ th , nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL một cách phù hợp nhất Dựa vào những đặc đi m về trình độ nhận
Trang 36thức, về tâm lý, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, nhu cầu và khả năng nhận thức khác nhau; hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An tập trung vào
02 nhóm đối tượng chính, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức; người dân các vùng miền; cán bộ, chiến s trong lực lượng vũ trang; phụ nữ; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh
- Các đối tượng đặc th như v ng dân tộc thi u số, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, ven bi n, hải đảo, v ng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, v ng đồng bào tôn giáo và ngư dân, người lao động trong các doanh nghiệp, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt t , người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người có tiền án, tiền sự
1.3.3 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trên thực tế, nội dung chủ yếu của PBGDPL được xác định theo những cấp độ khác nhau tùy thuộc từng loại đối tượng, phù hợp với những nhu cầu, đặc đi m của đối tượng mà hoạt động giáo dục pháp luật hướng tới Theo Luật PBGDPL năm 2012 thì nội dung PBGDPL bao gồm nội dung chung cho người dân và nội dung cho một số đối tượng đặc thù13
Từ cơ sở quy định của pháp luật và đối tượng PBGDPL, hoạt động PBGDPL ở Nghệ An đã xác định được những tri thức pháp luật nào là cần thiết cho từng nhóm đối tượng cụ th trên cơ sở các đặc đi m của từng đối tượng Hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay bao gồm các nội dung chính như sau:
- Nội dung văn bản của Đảng, Nhà nước
13
Chương II, Luật PBGDPL năm 2012
Trang 37- Các thông tin về Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước
- Các quyết định, chính sách của chính quyền, địa phương
- Các văn bản pháp luật mới tập trung vào một số l nh vực trọng đi m như:
An toàn giao thông, môi trường, đất đai, hôn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo ,
- Các văn bản hướng dẫn xây dựng hương ước đúng với pháp luật
1.3.4 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Hiệu quả của công tác PBGDPL không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc vào hình thức PBGDPL Đ chuy n tải được nội dung PBGDPL một cách hiệu quả đ i hỏi phải có cách thức và biện pháp tác động phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng nhóm đối tượng Tùy thuộc vào tình hình cụ th trong mỗi giai đoạn đ truyền đạt nội dung pháp luật đến với đối tượng nhằm trang bị tri thức pháp luật, hình thành và nâng cao ý thức pháp luật
Nhìn chung hoạt động PBGDPL ở Nghệ An thường được tiến hành thông qua các hình thức cơ bản:
- Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền thống của giáo dục chính trị tư tưởng như: phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng, các địa bàn dân cư; các hội nghị, hội thảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật; các đội thông tin cổ động pháp luật; các cuộc thi tìm hi u pháp luật; tuyên truyền qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác; các hình thức văn học nghệ thuật; dạy và học pháp luật trong các nhà trường
- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc th như: Các hoạt động định hướng giáo dục pháp luật trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và Viện ki m sát); giáo
Trang 38dục pháp luật qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp,
tổ chức quần chúng (tổ hòa giải, tư vấn pháp lý )
Đ xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật có rất nhiều biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp tác động đến nhận thức và xử sự của người dân Tuy nhiên, trong số rất nhiều biện pháp đó thì hoạt động PBGDPL được coi là biện pháp có vai tr đặc biệt quan trọng Với nhiều hình thức, phương tiện phong phú và đa dạng hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân
1.4 Những yêu cầu đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong PBGDPL: Pháp luật
và đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Pháp luật bao giờ cũng th chế hóa đường lối chính sách của Đảng, đường lối chính sách của Đảng là “linh hồn” của pháp luật Do đó PBGDPL cũng chính là việc phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng PBGDPL có th là phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, có th tuyên truyền về việc thực hiện và áp dụng pháp luật Phổ biến từ cái chung đến cái cụ th đều phải đề cao đến tính Đảng Sự lơ là, coi thường và không quán triệt đầy đủ tính Đảng
sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí, phiến diện Bởi vì đường lối chính sách của Đảng phản ánh quy luật khách quan của quá trình vận động xã hội, nêu lên những yêu cầu đ i hỏi và đường lối phát tri n kinh tế, văn hóa xã hội Pháp luật cụ th hóa đường lối đó, nhưng không phải là cụ th hóa tất cả, chi tiết hóa đầy đủ thành các quy định đ điều chỉnh các quan hệ xã hội Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn biến đổi vận động do đó việc thực hiện và áp dụng pháp luật và việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phải lấy đường lối chính sách của Đảng làm kim chỉ nam cho các hoạt động đó Vì vậy, PBGDPL ở Nghệ An phải th hiện được tinh thần, quan đi m của Đảng, sự kết hợp hài
Trang 39hòa giữa nội dung pháp luật cụ th và chủ trương, chính sách của Đảng sẽ làm cho người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng, một l ng đi theo Đảng
Thứ hai, bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản: Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn bản của Đảng,
Nhà nước về PBGDPL; Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chương trình công tác hàng năm của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ, Kế hoạch hoạt động PBGDPL của Bộ Tư pháp trong năm; gắn với việc thực hiện các Kế hoạch, văn bản của UBND tỉnh tri n khai thực hiện một số văn bản pháp luật quan trọng, có liên quan đến các cấp, các ngành, đến cán bộ
và nhân dân trên địa bàn
Khi truyền đạt phải trung thành với văn bản quy phạm pháp luật được tuyên truyền Đối với các điều luật thì khi phổ biến, giáo dục phải hết sức chuẩn xác; giải thích về các văn bản pháp luật và các điều luật đó, đảm bảo tính khoa học PBGDPL không th nói sai, thiếu thông tin, thiếu chính xác về các điều luật, có như vậy các quy tắc xử sự được quy định trong pháp luật mới được thực hiện chính xác, đầy đủ và thống nhất Vì vậy, khi trình độ văn hóa, nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh không đồng đều, đỏi hỏi PBGDPL phải bảo đảm tính logic, chặt chẽ đ tránh dẫn đến việc hi u nhầm, nhận thức sai lệch và dẫn tới những hành vi đi ngược lại với nội dung văn bản
Thứ ba, bảo đảm tính đại chúng, phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng Đ tất cả các đối tượng có th nắm bắt và chấp hành pháp
luật, cần đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL gắn với những vấn đề dư luận quan tâm, định hướng dư luận, áp dụng mô hình PBGDPL mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng hoạt động PBGDPL về cơ sở
Thứ tư, lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng, địa bàn Đối tượng
PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất khác nhau về nhu cầu, lừa tuổi, trình
độ, giới tính, nghề nghiệp vì vậy phải lựa chọn hình thức PBGDPL phù hợp
Trang 40với từng đối tượng và truyền thống, phong tục tốt đẹp của từng địa phương PBGDPL phải biết lồng ghép với những hoạt động phục vụ đời sống tinh thần của người dân, biết cách tận dụng tối đa các tập quán tốt đẹp đ hoạt động PBGDPL đạt hiệu quả tốt hơn
Thứ năm, phải gắn việc PBGDPL với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An Khi PBGDPL phải xuất phát từ đặc trưng về
điều kiện kinh tế xã hội của từng xã/phường, huyện/thành phố Đưa hoạt động PBGDPL thành nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị; tăng cường
sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn th và UBND các huyện, thành phố, thị xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL gắn với những vấn đề dư luận quan tâm, định hướng dư luận, áp dụng mô hình PBGDPL mới, có hiệu quả trong thực tiễn; hướng hoạt động PBGDPL về cơ sở
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lƣ ng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Mặc d hoạt động PBGDPL được xác định là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia và nhà quản lý, việc tri n khai thực hiện ở các ngành, địa phương thời gian qua không đồng đều, vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào những nội dung pháp luật mà người dân cần Tuy nhiên, không chỉ ở Nghệ An mà trên cả nước, việc đánh giá chất lượng của công tác PBGDPL không dễ, nếu không nói là rất chung chung, trừu tượng
Về mặt lý luận, chất lượng hoạt động PBGDPL là kết quả cụ th đạt được trong quá trình PBGDPL tác động vào các đối tượng nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu đặt ra Trước hết, phải căn cứ vào trạng thái ý thức pháp luật và hành vi của các chủ th khi chưa tiến hành công tác PBGDPL cùng với những biến đổi về ý thức pháp luật và hành vi sau khi được PBGDPL