1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở việt nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

182 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Tuy nhiên, sự vận động của chợ truyền thống Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển KTXH Việt Nam gây khó khăn cho lưu thông, trao đổi, mua

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC PHỤ LỤC v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU viii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1

1.1 Đặc điểm và vai trò của chợ truyền thống 1

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của chợ truyền thống 3

1.1.3 Phân loại chợ truyền thống 9

1.1.4 Vai trò của chợ truyền thống 10

1.2 Xu hướng vận động của chợ truyền thống và tiêu chí đánh giá 16

1.2.1 Xu hướng vận động của chợ truyền thống 16

1.2.2 Tiêu chí chủ yếu nghiên cứu, đánh giá xu hướng vận động của chợ truyền thống 19

1.3 Các nhân tố cơ bản tác động tới xu hướng vận động của chợ truyền thống 26

1.3.1 Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 26

1.3.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 28

1.3.3 Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam 29

1.4 Kinh nghiệm điều chỉnh xu hướng vận động của chợ truyền thống ở một số nước trên thế giới 33

1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước lựa chọn 33

1.4.2 Bài học có thể áp dụng cho Việt Nam 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 44

2.1 Tổng quan về chợ truyền thống Việt Nam 44

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chợ truyền thống Việt Nam 44

2.1.2 Đặc trưng cơ bản của chợ truyền thống Việt Nam hiện nay 46

Trang 2

2.2 Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống của Việt

Nam thời gian qua theo các tiêu chí chủ yếu 49

2.2.1 Thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam theo các tiêu chí về số lượng 49

2.2.2 Nghiên cứu thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt nam thời gian qua theo các tiêu chí về chất lượng 63

2.3 Thực trạng các nhân tố cơ bản tác động đến xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam thời gian qua 80

2.3.1 Tác động của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 80

2.3.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 82

2.3.3 Tác động của môi trường kinh doanh ở Việt Nam 83

2.4 Đánh giá chung về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời gian qua 91

2.4.1 Những xu hướng vận động tích cực và phù hợp của chợ truyền thống 91

2.4.2 Những xu hướng vận động trái chiều và chưa phù hợp của chợ truyền thống thời gian qua và nguyên nhân 94

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG PHÙ HỢP CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2030 100

3.1 Bối cảnh và những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2030 100

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế và những tác động đến xu hướng vận động của chợ truyền thống 100

3.1.2 Dự báo xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam thời gian tới 108

3.1.3 Những yêu cầu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống thời gian tới 111

3.2 Quan điểm mục tiêu và phương hướng đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống Việt Nam đến năm 2030 112

3.2.1 Quan điểm 112

3.2.2 Mục tiêu 114

Trang 3

3.2.3 Định hướng 115

3.3 Giải pháp chủ yếu đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống Việt Nam đến năm 2030 120

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển chợ truyền thống 120

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ 133

3.3.3 Giải pháp bảo tồn loại hình chợ truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển du lịch 136

3.3.4 Giải pháp tạo nguồn lực nhằm xây dựng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm 137

3.3.5 Giải pháp phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong các chợ truyền thống 140

3.3.6 Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực 142

3.3.7 Phát huy vai trò của Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam 143

3.3.8 Phát triển các dịch vụ trong chợ 144

3.3.9 Xây dựng cơ sở dữ liệu 145

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined CỦA NGHIÊN CỨU SINH 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC

Trang 4

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

MUTRAP European Trade Policy and

Investment Support Project

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lượng chợ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2005-2015 49 Bảng 2.2: Phân bố hệ thống chợ và một số chỉ tiêu cơ bản về chợ trên cả nước đến năm 2014 53 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mật độ chợ toàn quốc 55 Bảng 2.4: Số hộ kinh doanh trung bình trên chợ 62

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1a: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2005 51

Hình 2.1b: Phân bố chợ giữa các vùng trên cả nước năm 2015 51

Hình 2.2: Tính chất xây dựng theo hạng chợ 57

Hình 2.3: Cơ cấu hàng hóa mua bán tại chợ truyền thống Việt Nam 61

Hình 2.4: Tình hình nguồn hàng cung cấp cho thương nhân tại chợ trên phạm vi cả nước và từng vùng kinh tế 72

Hình 2.5: Tỉ lệ trang bị thiết bị kiểm tra nhanh về chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hàng hóa 73

Hình 2.6: Tỉ lệ thương nhân đã qua đào tạo thuộc các ngành có liên quan đến thực phẩm 74

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong giai đoạn vừa qua, nền KTXH Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ dẫn đến hệ thống thương mại, HTPP trong nền kinh tế có sự vận động theo hướng hiện đại và hiệu quả Chợ là một trong những loại hình kinh doanh thương mại, có vai trò lớn trong HTPP hàng hóa Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, số lượng chợ được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ (ngoài các chợ đầu mối nông sản, còn hình thành các chợ chuyên doanh, chợ đầu mối bán buôn một hoặc một số mặt hàng nhất định, chợ hoa-sinh vật cảnh, chợ văn hóa-du lịch, chợ ẩm thực…) Theo số liệu của Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, cả nước đã xây mới 2.106 chợ, cải tạo nâng cấp được 3.184 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước đến cuối năm 2015 khoảng 8.580 chợ Tính chung trên các địa bàn, giá trị hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ chiếm trung bình khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường cả nước, góp phần không nhỏ vào việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân Cũng theo Bộ Công Thương thì hiện nay, tổng số người buôn bán tại các chợ khoảng 2 triệu người Riêng các chợ ở khu vực nông thôn, số lượng người buôn bán thường xuyên, cố định chiếm khoảng 47%; người bán hàng không thường xuyên, cố định (trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất) chiếm khoảng 53% Ngoài ra, qua hoạt động kinh doanh tại chợ, một lượng vốn không nhỏ được đưa vào lưu thông, góp phần tăng trưởng KTXH chung của cả nước cũng như từng địa phương Chợ ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về văn hóa-xã hội Hơn nữa, tính sơ bộ đến cuối 2015 khoảng 66,12% dân số của nước ta (số liệu Tổng cục thống kê) đang sống ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, nơi chợ truyền thống vẫn là loại hình thương mại chủ yếu, điều này càng khẳng định tầm quan trọng của chợ trong phát triển KTXH của Việt Nam

Phát triển chợ theo hướng nào đang là vấn đề cấp thiết đặt ra Chợ truyền thống vốn tồn tại hàng ngàn năm qua và nó giữ trong mình giá trị bản sắc riêng Chính vì vậy, mà chợ truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cho tới hiện nay, không chỉ ở các nước đang và chậm phát triển, mà ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, bên cạnh những trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, sang

Trang 9

trọng, người ta vẫn có thể tìm đến các chợ truyền thống để mua sắm, để tham quan

và trải nghiệm những nét văn hóa dân tộc độc đáo,

Ở Việt Nam, chợ truyền thống đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng nghìn năm theo xu thế phát triển chung của KTXH đất nước Đến nay, chợ truyền thống vẫn giữ vai trò là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu, là cơ sở hạ tầng thương mại không thể thiếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo Vấn đề đặt ra là, trong sự vận động chung của nền KTXH theo hướng hiện đại thì sự vận động của chợ truyền thống sẽ theo hướng nào? Mô hình chợ và phương thức quản lý chợ sẽ thay đổi ra sao để phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH của đất nước trong khi vẫn phát huy được lợi thế của kênh lưu thông, trao đổi hàng hóa truyền thống và những giá trị văn hóa, tinh thần cùng bản sắc của chợ?

Trong thực tiễn, thời gian qua chợ truyền thống ở Việt Nam vẫn tăng mạnh về

số lượng và đang đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu thông hàng hóa ở khắp mọi miền đất nước Đặc biệt, ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, việc có chợ đã kích hoạt hoạt động kinh tế, kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất hàng hóa ở những vùng kém phát triển và yếu thế này Nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I, hạng II được xây mới, nâng cấp, cải tạo để đáp ứng yêu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế ngày càng phát triển Sự vận động của chợ theo xu thế phát triển KTXH chung đã và đang phát huy các tác động tích cực, góp phần thúc đẩy trao đổi lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT và HNQT của Việt Nam Tuy nhiên, sự vận động của chợ truyền thống Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển KTXH Việt Nam gây khó khăn cho lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, bất tiện cho người mua bán và làm lãng phí cơ sở vật chất, hạ tầng chợ, lãng phí vốn đầu tư xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển KTXH đất nước Hiện trạng, rất nhiều chợ đầu mối, chợ hạng I xây mới ở các địa phương với kinh phí đầu tư xây dựng rất lớn, chợ xây xong rồi nhưng thiếu vắng người kinh doanh, mua bán; nhiều chợ truyền thống ở các thành phố lớn được đầu tư lớn chuyển đổi thành TTTM, ST cũng cùng chung số phận,

Từ đó, đặt ra vấn đề đối với quản lý nhà nước là làm thế nào để định hướng cho sự vận động của chợ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển KTXH đất nước trong bối cảnh KTTT và HNQT, và có giải pháp gì để chợ phát huy vai trò là kênh lưu thông trao đổi, mua bán hàng hóa quan trọng, là điểm đến

Trang 10

hấp dẫn của khách tham quan, du lịch, góp phần xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho đất nước, con người, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam?

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu

“Xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” làm đề tài Luận án tiến sĩ

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ hướng vận động của chợ truyền thống trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế quốc dân, chỉ rõ những tác động của việc xây dựng nền KTTT theo hướng hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế tới sự vận động của chợ truyền thống, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đảm bảo sự vận động của chợ truyền thống đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH đất nước

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Chợ truyền thống, một loại hình hạ tầng thương mại truyền thống được đề cập nhiều trong các nghiên cứu của các tổ chức tư vấn thị trường quốc tế như AT Kearney, McKinsey& Company, Deloitte, Nielsen, PwC, … khi nghiên cứu về xu hướng hàng tiêu dùng và thương mại bán lẻ thế giới chung và của các nước mà các nghiên cứu lựa chọn với các so sánh, phân tích về các loại hình cửa hàng/chợ truyền thống và các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại khác Ví dụ như nghiên cứu của

PwC (2015) - 2015-2016 Outlook for the Retail and Consumer Products sector in Asia, hay PwC (2016) - Retailing 2020: Winning in a polarized world; Nghiên cứu của AT Kearney (2009) - Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu - Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2009; Nghiên cứu của Deloitte and STORES Media, (T 1/2016) - The 2016 Global Powers of Retailing Report; Nghiên cứu của Nielsen (T.10/2015) - Quyền lực của kênh thương mại truyền thống trong trận chiến giành

thị phần; Nghiên cứu của McKinsey & Company (2015) - Retail 4.0: The Future of

Retail Grocery in a Digital World; … Trong khi, các cơ quan quản lý và các tổ

chức nghiên cứu về kinh tế thương mại của các nước đều quan tâm nghiên cứu về chợ trong mối quan hệ của sự phát triển giữa thương mại truyền thống và hiện đại vì tầm quan trọng của chợ đối với phát triển kinh tế, thương mại của các quốc gia Sau đây là tổng quan một số công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan mật thiết và

có ý nghĩa tham khảo đối với việc hình thành định hướng nghiên cứu cũng như

Trang 11

trong thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam

- Nghiên cứu của nhóm tác giả Rika Terano, Rafidah binti Yahya,

Zainalabidin Mohamed, and Sahbani bin Saimin (2015), Factor Influencing

Consumer Choice between Modern and Traditional Retailers in Malaysia[65]

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng Malaixia đối với các loại hình cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, bao bì, giá cả hàng hóa và cảnh quan môi trường, qua đó nhận dạng xu hướng tiêu dùng, chỉ rõ những lợi thế và bất lợi của các loại hình bán lẻ truyền thống qua chợ, các tiệm tạp hóa nhỏ và lợi các loại hình bán lẻ hiện đại Từ thị hiếu lựa chọn mua sắm của khách hàng, nghiên cứu này khuyến nghị thay đổi đối với các loại hình cửa hàng để đáp ứng thị hiếu mua sắm, chọn lựa của người thiêu dùng

- Nghiên cứu của nhóm tác giả Agus Prastyawan, Agus Suryono, M Saleh

Soeaidy, Khairul Muluk, Đại học Brawijaya, Indonesia (2015), Revitalization of

Traditional Markets into a Modern Market in the Perspective of Local Governance

Theory (Studies on Revitalization Wonokromo Market in Surabaya)[44] Công trình

này nghiên cứu quá trình chuyển đổi chợ truyền thống Wonokromo ở Surabaya, Indonesia thành một cơ sở bán lẻ hiện đại Trong đó, nghiên cứu những động cơ của các bên liên quan đằng sau việc nâng cấp, chuyển đổi và những tác động tới thị trường của việc nâng cấp, chuyển đổi Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cấp chuyển đổi chợ Wonokromo đã không có sự tham gia của các thương nhân kinh doanh tại chợ ở giai đoạn đầu xây dựng kế hoạch chuyển đổi Tổ chức thương nhân nói họ không được tham gia vào quá trình soạn thảo kế hoạch chuyển đổi Vị trí của các nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi chợ chỉ đơn thuần là người thừa hành với động cơ chính là kinh doanh thuần túy Chính phủ thì có ý định chuyển đổi, nâng cấp chợ để tăng thu cho địa phương, trong khi Hội đồng lập pháp xem là động cơ chính trị của lợi nhuận, tìm kiếm tiền thuê Việc không quan tâm tới nguyện vọng của các thương nhân trong quá trình chuyển đổi chợ đã gây cản trở cho chính phủ Các thương nhân muốn được thừa nhận như là một đối tác của quá trình chuyển đổi chợ Wonokromo

Từ bài học Wonokromo, trong tương lai, hoạt động chuyển đổi, nâng cấp chợ cần coi trọng vai trò của các thương nhân kinh doanh tại chợ như là một trong những đối tượng chính tiếp nhận dịch vụ của chính phủ Chính phủ, với vai trò nhà hoạch

Trang 12

định chính sách cần coi họ là đối tác trong phát triển cộng đồng kinh doanh và tăng thu cho ngân sách địa phương

Supermarket Supply Channels More Efficient than Traditional Market Channels?

[46] Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kênh phân phối hiện đại hàng nông sản chất lượng cao ở Ấn Độ Nghiên cứu cho thấy việc cung cấp rau sạch của nông dân Ấn Độ cho các siêu thị đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nước này, đồng thời cũng đem lại thu nhập tốt hơn

cho người trồng rau so với các kênh/chợ truyền thống tại bang Andhra Pradesh

Nghiên cứu cũng khẳng định tính hiệu quả của kênh phân phối hiện đại so với kênh truyền thống và cho rằng hạn chế lớn nhất đối với người nông dân khi cung cấp rau cho các siêu thị là việc loại bỏ các loại rau phẩm cấp thấp và sự kém hiểu biết của

họ trong việc phân loại rau để bán cho siêu thị, trong khi người nông dân bán rau qua kênh truyền thống sẽ gặp những trở ngại lớn như bị các trung gian ép giá, khoảng cách xa hơn và phải trả phí cao Nghiên cứu cũng nhận thấy sự can thiệp của chính phủ là cần thiết nhằm tạo dựng môi trường chính sách đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên người nông dân và siêu thị trong kênh phân phối hiện đại Đồng thời chính phủ cần tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông

và khuyến khích tăng cường liên kết doanh nghiệp với nông dân nhằm phát triển kênh phân phối rau quả, nông sản của Ấn Độ

- Nghiên cứu của của nhóm tác giả Nasharuddin Mas, Armanu Thoyib,

Surachman, Solimun Đại học Brawijaya, Indonesia (2014), Trader Sturdiness at

Traditional Market in Facing Modern Market Progress[60] Với cách tiếp cận định

tính trên cơ sở lý thuyết của Strauss and Corbin (1998), qua tiến hành phỏng vấn sâu không chính thức các đối tượng là nhà kinh doanh, quản lý thị trường và lãnh đạo cộng đồng địa phương về sức mạnh của chợ truyền thống Singosari trong đối phó với quá trình phát triển của các loại hình thương mại hiện đại, kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố chính giúp chợ truyền thống tồn tại và phát triển trong cạnh tranh với các mô hình bán lẻ hiện đại là năng lực của nhà kinh doanh, tôn giáo và vốn xã hội

- Nghiên cứu của Christin Schipmann và Matin Qaim, Globalfood (2011),

Modern food retailers and traditional markets in developing countries: Comparing quality, prices, and competition strategies in Thailand [48] Sử dụng dữ liệu khảo

Trang 13

sát tại Thái Lan và ứng dụng mô hình hồi qui thụ hưởng để phân tích chất lượng và giá cả rau quả bán tại các loại hình cửa hàng khác nhau cả truyền thống và hiện đại, các tác giả chỉ ra rằng, so với các chợ, các cửa hàng bán lẻ hiện đại bán rau quả với chất lượng cao hơn và giá cũng cao hơn, và rằng các cửa hàng hiện đại chủ yếu nhắm tới mục tiêu bán cho người tiêu dùng khá giả Do vậy, giữa chợ và các cửa hàng hiện đại không trực tiếp cạnh tranh nhau trên cùng một phân khúc thị trường Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy thị trường hiện đại và truyền thống sẽ dần dần hội tụ

- Nghiên cứu của K A S Murshid, Viện Nghiên cứu phát triển Bangladesh

(BIDS), Bangladesh (2011), Traditonal market institutions and Complex Exchange

- Exploring Transition and Change in the Bangladesh Rice Market[56] Trọng tâm

của công trình này là nghiên cứu, xem xét sự thay đổi, vận động của thị trường lúa gạo Băng-la-đét trong thời gian 20 năm qua trên các phương diện cấu trúc thị trường, chu trình buôn bán, các tác nhân, vai trò của các thể chế mua bán gạo và quan hệ trao đổi, mua bán qua sở giao dịch lúa gạo Nghiên cứu này cũng đánh giá xem xét tính chất phức tạp của các sở giao dịch lúa gạo với các quy tắc, thể chế của

nó có thay đổi theo thời gian không? Về quan hệ trao đổi tại sở giao dịch, đã có sự giảm mạnh các giao dịch mang tính chất quan hệ khiến cho sở giao dịch trở nên ít mang tính cá nhân hơn so với thời gian 20 năm trước

- Nghiên cứu của Sara Gonzalez and Paul Waley, University of Leeds, UK

(2012), Traditional Retail Markets: The New Gentrification Frontier?[66] Nghiên

cứu này đề cập tới vấn đề các chợ truyền thống của nước Anh đang bị kẹt giữa hai

xu hướng lụi tàn hay hồi sinh bên lề của công cuộc chỉnh trang đô thị Các chợ bán

lẻ truyền thống cả trong nhà và ngoài trời, trải qua tiến trình lịch sử, vẫn còn lại một

số trong nhiều thành phố của nước Anh, chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng

có thu nhập thấp Đồng thời, chợ cũng được thăm quan, khám phá bởi các khách hàng giàu có, họ tìm tới chợ vì quan tâm tới văn hóa bản địa, môi trường thân thiện, đạo đức và các trải nghiệm mua sắm “đích thực” Các tác giả lựa chọn nghiên cứu điển hình chợ Kirkgate, một chợ truyền thống lớn nhất còn hoạt động ở thành phố Leeds của nước Anh, để phân tích về quá trình tái thiết không vụ lợi của chính quyền địa phương, quá trình chuyển đổi của thương nhân và khách hàng của chợ và việc tái xây dựng thương hiệu cho chợ nhằm tới đối tượng khách hàng chính mới có

Trang 14

thu nhập cao hơn Công trình này được thực hiện trên cơ sở một dự án nghiên cứu hành động, một trong các tác giả được tham gia cùng với các thương nhân và các nhà vận động khác để bảo vệ tính chất công cộng của chợ Kirkgate ở Leeds

- Mr Wataru Kamiya (2011), Tài liệu giảng dạy về phân phối hàng tiêu

dùng Nhật Bản, Viện nghiên cứu Kinh tế Phân phối Nhật Bản[68] Thông qua tài

liệu này giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm của ngành phân phối hàng tiêu dùng tại Nhật Bản được chia ra làm 3 tầng bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán

lẻ trong đó nhà bán buôn chiếm vai trò quan trọng Ngoài ra tài liệu cung cấp thêm một số nội dung về: Cấu trúc phân phối hàng tiêu dùng thông thường; đặc điểm phân phối hàng tiêu dùng; đặc điểm mua hàng của người tiêu dùng Nhật Bản; đặc điểm của hệ thống phân phối kiểu Nhật đáp ứng việc mua hàng; Những thay đổi và tương lai của ngành phân phối hàng hóa tiêu dùng tại Nhật Bản

- Mr Hideo Akashi (2011), Hệ thống chợ bán buôn của Nhật Bản, Bộ Nông

Lâm Thủy sản[54] Tài liệu đã cung cấp các nội dung liên quan đến chợ bán buôn

của Nhật Bản đó là: Sự hình thành hệ thống chợ bán buôn; Khái quát về hệ thống chợ bán buôn; Xu hướng của chợ bán buôn; Xu hướng kinh doanh của các cửa hàng bán sỉ và cửa hàng bán sỉ trung gian; Hoạch định những phương châm cơ bản mới

để hoàn thiện chợ bán buôn

- Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến lĩnh vực bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam nói chung và hệ thống chợ nói riêng Có thể kể

ra ở đây các công trình liên quan trực tiếp đến dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam và

liên quan gián tiếp đến chợ truyền thống như trong khuôn khổ Dự án: “Nâng cao năng lực cho Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Chính phủ Phần Lan tài trợ đã tổ chức hội thảo: “Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại” Tại hội thảo các chuyên gia đánh giá sự ra đời các mô

hình phân phối hàng hoá hiện đại, như ST, TTTM,… là xu thế tất yếu khi nền thương mại đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định Tuy nhiên, kinh tế còn ở trình độ trung bình, nên hầu như kênh lưu thông hàng hoá chủ yếu vẫn dưới dạng truyền thống đó là chợ Phát triển của các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại, từng bước mở màn cho tiến trình cải cách HTPP hàng hoá ở Việt Nam; Dự án:

“Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối” do Bộ thương

mại và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GTZ) phối hợp chủ trì thực hiện năm 2005

Trang 15

Trong đó đã xây dựng một số chuyên đề nghiên cứu đề cập đến khía cạnh pháp lý

và môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối trong đó có dịch vụ phân phối bán

lẻ ở Việt Nam trong đó có chợ, tuy vậy dự án chưa đi sâu nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt nam; EU-MUTRAP, dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO, được hoàn thành tháng 12 năm 2009 Trên

cơ sở rà soát khung khổ pháp lý về ngành phân phối của Việt Nam trong quá trình HNQT, kinh nghiệm, chính sách của một số quốc gia trên thế giới, các thành viên

dự án đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để tăng cường chất lượng quản lý trong ngành phân phối bán lẻ cho Việt Nam mà chợ cũng là một loại hình bán lẻ

2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

a) Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chợ

Trong nước đã và đang có các đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan đến chợ như: Các dự án quy hoạch tổng thể KTXH của các tỉnh, đã đề cập tới chợ trong phần nghiên cứu về hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chợ chỉ được xem xét dưới giác độ minh họa về một trong những hoạt động và kết cấu thương mại trên địa bàn, chợ chưa được nghiên cứu độc lập và cụ thể Trong các dự án quy hoạch thương mại các tỉnh, một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến chợ cũng đã được tiếp cận, nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chợ trong mối quan hệ với hoạt động bán buôn bán lẻ, và phân bố vị trí địa lý chợ trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu trong nước hầu hết mới chỉ tập trung vào công tác quy hoạch thương mại, quy hoạch mạng lưới chợ, TTTM cho một số tỉnh cụ thể, hay một số tiếp cận về công tác quản lý nhà nước đối với chợ nói chung trong tổng thể hoạt động KTXH trên một số địa bàn nhất định, mà chưa có công trình nào nghiên cứu chợ và xu hướng vận động của chợ truyền thống trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài Luận án này, gồm:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-021: “Những chính sách

và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta” (CN Phạm Hồng Tú làm chủ nhiệm) do Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2006[31] Đề tài đã làm rõ

Trang 16

vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển của chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông sản trọng điểm ở nước ta Đồng thời, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chợ đầu mối nông sản thực phẩm và thực trạng phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp (cả ở tầm vĩ mô và vi mô) chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta Thông qua đề tài các tác giả muốn khẳng định trong thời kỳ nghiên cứu cần phải phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa nghiên cứu giải quyết được các vấn đề liên quan đến chợ truyền thống và không đưa ra nhận định đánh giá về xu hướng vận động của nó

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2005-78-018: “Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2006 (Ths Trịnh Thị Thanh Thủy làm chủ nhiệm)[32] Đề tài đã hệ thống

hoá lý thuyết (một số vấn đề lý luận) về các mô hình chợ ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng phát triển các mô hình chợ từ đó chỉ ra những mặt được và hạn chế cũng như là nguyên nhân của những mặt được và hạn chế đó Đưa ra quan điểm, định hướng phát triển các mô hình chợ và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các

mô hình chợ ở Việt Nam Đề tài phân tích theo hướng vẫn cần thiết phát triển chợ bằng việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh chợ Tuy nhiên, các tác giả chưa đưa

ra nhận định đánh giá về xu hướng vận động của chợ truyền thống

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-020: “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ)” do Viện

Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2005 (CN Phạm Hồng Tú làm chủ

nhiệm)[27] Đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học của hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống

chợ, đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở nước

ta Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở nước ta đến năm 2010 Trên cơ sở dự báo về xu hướng phát triển hệ thống chợ cả nước đến năm 2010, công trình đưa ra quan điểm, phương hướng đầu tư phát triển

hệ thống chợ và các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ đến năm 2010 Công trình kết luận rằng, để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ đến năm 2010, cần quan tâm đến các giải pháp về quy hoạch tổng thể kết

Trang 17

cấu hạ tầng thương mại trên cả nước; giải pháp về tổ chức thực hiện đầu tư chợ và giải pháp về tổ chức, quản ly nhà nước đối với hệ thống chợ Các kết luận của công trình là xác đáng tại thời điểm phân tích Tuy nhiên, đến nay, người tham khảo cần được cập nhập số liệu hiện trạng mới Công trình cũng chỉ phân tích được một mặt

đó là về hiệu quả đầu tư phát triển chợ Công trình có đề cập đến chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển chợ và chính sách quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Tuy nhiên chủ yếu dừng lại ở mức độ liệt kê các chính sách, chưa đưa ra nhận định đánh giá về xu hướng vận động của chợ truyền thống

- Dự án: “Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tại các chợ đô thị, đề xuất giải pháp và quy chế, văn bản pháp quy bảo vệ môi trường tại các chợ đô thị Việt Nam” do Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương thực hiện năm 2010[35]

Dự án tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của các chợ tại Việt Nam và những

xu hướng có tác động, ảnh hưởng tới môi trường chính Đánh giá tác động và ảnh huởng của ô nhiễm môi trường tại các chợ, từ đó đề xuất các giải pháp, mô hình quản

lý chợ theo hướng bền vững Xây dựng dự thảo quy chế về bảo vệ môi trường chợ

- Báo cáo nghiên cứu xây dựng chợ nông thôn Trung Quốc (tài liệu tham khảo) Viện Nghiên cứu thương mại 2005[28]

- Tài liệu bồi dưỡng: “Quản lý và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường cán bộ Thương mại Trung ương - Bộ Công Thương thực hiện năm 2007[22] Bên cạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống chợ

(các vấn đề cơ bản) thì tài liệu đã bước đầu nêu bật được vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh chợ và đi sâu phân tích các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh chợ trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế quốc tế

- Cuốn sách: “Cẩm nang quản lý chợ”, Nhà xuất bản Công Thương xuất bản năm 2012 do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương chủ trì thực hiện [39] (tác giả là thành viên Ban biên soạn sách, được phân công trực tiếp viết phần “Cơ chế, chính sách về phát triển chợ” và cung cấp một số tư liệu để biên soạn cuốn

sách này) Mục đích nghiên cứu của công trình là nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương, cán bộ, nhân viên quản lý chợ ở các cấp từ Trung ương đến địa phương các kiến thức quản lý và hệ thống văn bản nhà nước về quản lý chợ Nội dung cuốn sách gồm những phần chính là khái niệm và phân loại chợ; cơ chế chính sách về phát triển chợ; quản lý nhà nước về chợ và mô hình tổ

Trang 18

chức quản lý chợ; chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ; quản lý kinh doanh tại

chợ và kinh nghiệm quản lý chợ của một số nước trên thế giới Ngoài việc liệt kê

các chính sách quản lý nhà nước về các vấn đề trên, công trình cũng đã đưa thêm được một số nội dung mới như: văn bản của Ủy ban nhân dân các tỉnh về vấn đề phát triển và quản lý chợ của một số địa phương (Vĩnh Phúc, An Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên,…), chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ vốn đầu tư chợ từ ngân sách nhà nước và kinh nghiệm về quản lý chợ tại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia; những bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam Tuy nhiên, công trình cũng chủ yếu liệt kê các chính sách và phân tích định tính mà chưa có phân tích đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các chính sách, cũng như tác động định lượng của chính sách đến phát triển hệ thống chợ thời gian qua Và quan trong là chưa đưa ra được nhận định dự báo xu hướng vận động của chợ trong thời gian tới

- Hội thảo: “mô hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị ở Việt Nam” do Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí Công

nghiệp, đơn vị tài trợ chương trình Tổ chức HealthBridge - Canada tổ chức ngày 20

tháng 6 năm 2012[40] Thông qua hội thảo giúp nâng cao nhận thức về chợ truyền

thống, đồng thời không thể phủ nhận những lợi ích mà chợ truyền thống đem lại cho người tiêu dùng trong các đô thị hiện nay Nhưng nâng cấp hay chuyển đổi mô hình quản lý vẫn là những thách thức đặt ra trong thời gian tới Bài học từ việc cải tạo và xây dựng một số chợ theo mô hình trung tâm thương mại như Cửa Nam, Ô Chợ Dừa, Hàng Da… ở Hà Nội như hiện nay, về mô hình và ý tưởng thì hay, nhưng thực tế lại không gắn với nhu cầu cộng đồng của người dân và quản lý không được như mong muốn Điều này rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành để duy trì vai trò và vị trí của chợ truyền thống trong đô thị hiện nay

- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2011), Báo cáo Số: 959

/TTTN-TM1 ngày 30 tháng 12 năm 2011 về Kết quả đợt nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về phát triển và quản lý chợ đầu mối tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản; kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức phân phối hàng hóa tại Australia[38] Nội dung báo cáo tập trung vào kinh nghiệm của

đơn vị quản lý, vận hành hoạt động tại Chợ đầu mối thủy sản và Chợ đầu mối rau quả ở Australia Cụ thể: Các chợ đầu mối có được kết quả và thành công như ngày

Trang 19

nay là do được vận hành bởi chính người trong ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

và sự hợp tác giữa họ với người kinh doanh Bài học đó được rút ra từ chính quá trình học tập kinh nghiệm tư nhân hóa từ châu Âu thông qua việc vận dụng mô hình

tổ chức quản lý, kinh doanh của 16 chợ ở 12 nước châu Âu; Hình thức giao dịch qua chợ phản ánh đúng quy luật thị trường nên vẫn thu hút được nhiều người mua, người bán Nhiều loại hình phân phối khác thường lấy giá ở chợ làm cơ sở tham chiếu để quyết định giá mua bán của mình; Tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng mức thu phí chợ là chỉ cần bảo đảm đủ trang trải chí phí và tái đầu tư, do đó phí chợ ở Australia luôn được người kinh doanh đồng thuận; Hiện nhà nước không có hỗ trợ

gì cụ thể cho các chợ đầu mối đang hoạt động Tuy nhiên, nhà nước không cho phép người khác lập thêm chợ tương tự trong phạm vi khu vực kinh doanh của chợ đầu mối đang hoạt động

- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2013), Báo cáo Số:

39/TTTN-TMĐP ngày 13 tháng 01 năm 2014 về kết quả đoàn công tác tại Thái Lan[41] Trong nội dung báo cáo có đề cập đến kinh nghiệm Phát triển các loại chợ

đầu mối bán buôn tại Thái Lan Qua đó đã tóm lược một số đặc điểm về thiết kế xây dựng chợ bán buôn ở Thái Lan Đồng thời đoàn công tác đã tiến hành khảo sát thực

tế đúc rút kinh nghiệm tại chợ đầu mối nông sản Talathay và chợ nổi Thái Lan

- Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2014), Báo cáo Số:

1126a/TTTN-TMĐP ngày 18 tháng 12 năm 2014 về kết quả trao đổi chính sách trong lĩnh vực phân phối và Logistics của đoàn công tác Hàn Quốc[42] Báo cáo đã

cung cấp thực trạng và kênh phân phối nông sản ở Hàn Quốc; Thị trường bán buốn (chợ hoặc siêu thị bán buôn) Trong đó, tại Hàn Quốc chợ bán buôn được coi là trung tâm phân phối nông sản của Hàn Quốc đó là chợ bán buôn nông sản Garak

- Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 về việc phê

duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010[19] Mục tiêu là Phát triển và khai

thác có hiệu quả mạng lưới chợ với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ; đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên tất cả các địa bàn, nhất là địa bàn nông thôn, miền núi; góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ; tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư, hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người dân ở nông thôn, miền núi;

Trang 20

- Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành

Quyết định số 012/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”[6] Quy hoạch này làm cơ sở

cho việc xây dựng văn bản pháp quy thực hiện quản lý nhà nước đối với quy hoạch đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2020; làm căn cứ

để đầu tư cho các nhà đầu tư kinh doanh chợ; làm cơ sở cho các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi lãnh thổ Đồng thời, quy hoạch cũng đưa ra một vài nét dự báo xu hướng phát triển mạng lưới chợ ở Việt Nam đến năm 2020

- Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành

Quyết định số 6481/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”[10] với mục tiêu tổng quát

nhằm phát triển mạng lưới chợ đồng bộ, hài hòa, đáp ứng nhu cầu hàng hóa nông sản cho sản xuất, chế biến và nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân Qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh xã hội và ổn định đời sống nhân dân Dựa trên các không gian kinh tế để định vị một cách tương thích mạng lưới chợ, đảm bảo thống nhất với định hướng phát triển KTXH, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống trên địa bàn các tỉnh và cả nước; làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về phát triển mạng lưới chợ thời kỳ từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo; làm căn cứ để các tỉnh/thành phố lập và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chợ của địa phương; làm căn cứ để thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cả nước…

b) Một số các công trình nghiên cứu khoa học về hệ thống phân phối, dịch vụ bán buôn, bán lẻ liên quan gián tiếp đến chợ

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam”[37] do Vụ

chính sách thị trường trong nước - Bộ Thương mại chủ trì thực hiện năm 2001 Trong đó, chỉ tập trung nghiên cứu sâu về loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh, hiện đại và đề ra định hướng quản lý nhà nước loại hình này, chưa đề cập đến quàn

lý nhà nước toàn bộ lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2001-78-051: “Định hướng và giải

Trang 21

pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2001 (TS Lê Thiền Hạ làm chủ nhiệm)[23] Đề tài đã

làm rõ một số vấn đề có tính chất lý luận về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và vai trò của nó đối với sự phát triển thương mại trên địa bàn nông thôn, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nước ta trong giai đoạn 1993-1999

và trên cơ sở đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong những năm tiếp theo

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2002-78-013: “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”

do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện năm 2002 (TS Lê Trịnh Minh

Châu làm chủ nhiệm)[24] Đề tài đã nghiên cứu kỹ một số vấn đề lý luận cơ bản về

quản lý HTPP hàng hóa, đồng thời đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân cản trở việc phát triển HTPP hàng hóa của Việt Nam, đưa ra đề xuất các định hướng tổ chức và hệ thống các giải pháp nhằm phát triển HTPP hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Tuy vậy đề tài chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý

và đề xuất chính sách cụ thể và đồng bộ cho sự phát triển đó

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2004-78-024: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do Viện

Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2004 (TS Nguyễn Thị Nhiễu làm

chủ nhiệm) [25] Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về siêu

thị, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trong khu vực và trên thế giới về tổ chức quản lý và kinh doanh siêu thị; tác giả đã xây dựng các tiêu chí phân biệt siêu thị với các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại khác; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị và thực trạng quản lý Nhà nước về siêu thị của nước

ta hiện nay Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý trong quản lý Nhà nước đối với siêu thị và quản trị kinh doanh siêu thị nhằm phát triển hệ thống ở Việt Nam trong thời gian tới Tuy vậy, đề tài mới dừng ở việc nghiên cứu các giải pháp phát triển hệ thống siêu thị

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2005-78-009: “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015” do Viện nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2005 (PGS.TS Đinh Văn Thành làm chủ nhiệm) [26] Đề tài đã đi sâu nghiên cứu đánh

Trang 22

giá một cách toàn diện thực trạng các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, thép, phân bón hóa học, xi măng…), đồng thời đã đưa ra

dự báo xu hướng biến đổi và phát triển các kênh phân phối, xây dựng định hướng tổ chức các kênh phân phối đối với một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta trong thời gian tới Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách và giải pháp để tổ chức và điều tiết các kênh phân phối nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta thời kỳ đến năm 2015

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2006-78-001: “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam” do

Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện năm 2006 (TS Nguyễn Thị Nhiễu làm chủ

nhiệm)[30] Ngoài việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch

vụ bán buôn, bán lẻ đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ của một số nước trong khu vực và trên thế giới trên các phương diện: chế định pháp lý, mô hình hoạt động và tổ chức quản lý, rút ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam; đồng thời đề tài đã đánh giá khái quát thực trạng và những vấn

đề đặt ra hiện nay đối với dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam về các chế định pháp lý, mô hình hoạt động và phương thức tổ chức kinh doanh Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý, vận dụng và phát triển các mô hình và phương thức tổ chức quản lý dịch vụ bán buôn bán lẻ hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam sau khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

- Tiêu chuẩn loại hình thương mại bán lẻ trong nước của Bộ Thương mại Trung Quốc (tài liệu tham khảo) Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội, 2005[29]

- Sách chuyên khảo: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”; NXB Thống kê, Hà Nội, 2006 (tác giả Lê Danh Vĩnh) [36] Cuốn sách này đã phân tích những thành tựu và hạn chế

trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta Qua đó, tác giả đã

đề xuất các kiến nghị tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách thương mại trong thời gian tiếp theo

- Tập tài liệu Hội thảo quốc gia “Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối - bán lẻ” do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban

quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội năm

Trang 23

2008[18], đã làm nghiên cứu, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức của

doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam khi mở cửa thị trường

- Báo cáo Nielsen Retailer Sentiment: Một bài phỏng vấn với hơn 800 cửa tiệm truyền thống (kinh doanh ít nhất 30 ngành hàng) trên khắp Việt Nam được thực hiện để hiểu thêm về mức độ tự tin của nhà bán lẻ cũng như những vấn đề họ quan tâm cũng như thái độ của họ đối với hệ thống phân phối trực tiếp/gián tiếp và các nhãn hàng FMCGs

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2009 (TS Từ Thanh Thủy làm chủ nhiệm)[33]

Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này theo một

số tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân, chưa đi sâu nghiên cứu dịch vụ bán lẻ từ các góc độ cơ cấu dịch vụ phân phối bán lẻ, chính sách mặt hàng, chính sách và cơ chế quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn lãnh thổ và các thiết chế quản lý đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 082.10.RD: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020” do Viện Nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện năm 2010 (ThS Phạm Hồng Tú làm chủ nhiệm)[34] Nội dung của đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận

về phát triển thị trường nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng ở khu vực nông thôn dựa vào cơ sở lý luận về KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Trên cơ sở cách tiếp cận mới về lý luận, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, các chính sách phát triển thị trường của Nhà nước trong những năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu,

đề xuất các giải pháp Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung khổ chính sách và phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường thị trường bán

lẻ hàng tiêu dung ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 - 2020 Đề xuất một số nhóm giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với phát triển cầu và hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương,

Trang 24

chích sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới

- Luận án tiến sĩ kinh tế, MS 62.34.10.01: “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thanh Bình thực hiện tại Viện Nghiên cứu thương mại năm 2012[1] Đã

xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện HNQT thời kỳ tới năm 2020 Tác giả đưa ra khái niệm về dịch vụ phân phối bán lẻ và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ, phân tích chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ làm cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách sách phát triển dịch vụ phân phối

bán lẻ trong điều kiện HNQT Công trình đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát

triển dịch vụ phân phối bán lẻ, khái niệm và khung khổ chung của chính sách phát triển dịch vụ bán lẻ Từ đó, xây dựng nội dung của việc hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ Công trình cũng phân tích tình hình hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ cũng như sự phát triển của dịch vụ này tại Việt Nam Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này Công trình đánh giá chính sách về phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa nói chung, không đi sâu vào đánh giá những chính sách riêng về phát triển hạ tầng thương mại Phương pháp đánh giá chính sách còn sơ sài Công trình cũng không có điều tra khảo sát về đánh giá của chuyên gia, của các nhà hoạch định và thực thi chính sách cũng như những người chịu ảnh hưởng của chính sách này

Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chợ truyền thống, các công trình là những tài liệu tham khảo rất hữu ích cho NCS trong quá trình thực hiện đề tài luận án Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu có liên quan đến chợ hiện nay hoặc là các nghiên cứu về hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, hoặc về lĩnh vực phân phối, bán lẻ chung, trong đó chợ chỉ được đề cập một cách khái lược, hoặc là những nghiên cứu riêng về chợ phục vụ cho các mục tiêu có chủ đích khác như: phân tích riêng chính sách nhà nước về chợ; đầu tư phát triển chợ; quy hoạch chợ; mô hình quản lý chợ; hệ thống

hạ tầng thương mại; HTPP; dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam trong HNQT; kinh nghiệm quản lý và bảo tồn chợ truyền thống của các nước trên thế giới; những vấn

đề bất cập liên quan đến chợ Chưa có bất kỳ một nghiên cứu tổng thể, hệ thống

Trang 25

nào về chợ và xu hướng vận động của chợ truyền thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án tiến sĩ

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, dự báo xu hướng vận động của chợ truyền

thống ở Việt Nam trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT nhằm đề xuất các giải pháp, chính sách đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền thống trong bối cảnh mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH đất nước

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng vận động của chợ truyền thống trong điều kiện KTTT và HNQT

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và quá trình vận động của chợ truyền thống

ở Việt Nam thời gian qua (thực trạng phát triển; đặc điểm; nhân tố tác động; xu hướng vận động)

+ Đề xuất định hướng và giải pháp đảm bảo xu hướng vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền thống Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về xu hướng vận động của chợ

truyền thống trong điều kiện KTTT và HNQT của Việt Nam

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

* Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của chợ truyển thống; các nhân tố tác động và xu hướng vận động cơ bản của chợ truyền thống trong điều kiện KTTT và HNQT; phân tích, đánh giá thực trạng vận động của chợ truyền thống theo các tiêu chí chủ yếu và đề xuất giải pháp tổ chức quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo sự vận động phù hợp, đúng hướng của chợ truyền thống thời gian tới

* Về không gian: Trên phạm vi cả nước

* Về thời gian: Thực trạng phát triển chợ truyền thống từ năm 2003 đến 2015; định hướng và giải pháp đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền thống đến năm 2020, định hướng tới năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 26

a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập lần đầu tiên, chưa qua xử lý và thu thập trực tiếp từ các đơn vị thông qua các cuộc điều tra thống kê Để thu thập dữ liệu sơ cấp đề tài sử dụng hai phương pháp đó là phương pháp điều tra trắc nghiệm

và phương pháp phỏng vấn

* Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Đây là phương pháp thu thập số liệu thông dụng nhất trong nghiên cứu kinh

tế Có thể tiến hành trên diện rộng, lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng

Từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của Đề tài NCS xác định đối tượng nghiên cứu

và thiết kế các câu hỏi trong phiếu nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng là các cán bộ về chợ; thương nhân kinh doanh tại chợ; người tiêu dùng Do đề tài nghiên cứu tại các chợ truyền thống trên cả nước nên các phiếu điều tra được sử dụng để điều tra trải dài khắp các vùng miền và một

số BQL chợ điển hình trên địa bàn các tỉnh, thương nhân kinh doanh tại chợ ở một

số địa phương, người tiêu dùng tại địa phương đó Thông qua các đối tượng được điều tra dữ liệu thu thập được sẽ có tính thực tiễn cao, gắn sát với nội dung nghiên cứu của Đề tài

* Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này thu thập thông tin nhanh thông qua các câu hỏi đặt ra cho đối tượng được phỏng vấn, có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua đường công văn hoặc phỏng vấn qua điện thoại

Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý nhà nước về chợ tại Vụ Thị trường trong nước- Bộ Công Thương và cán bộ quản lý chợ của Sở Công Thương các tỉnh; các nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và các trường đại học

b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua nhiều kênh như báo, internet, tạp chí, tài liệu, đặc biệt là qua báo cáo tình hình đầu tư phát triển và quản lý chợ của các Sở Công Thương các tỉnh trên cả nước Các dữ liệu thứ cấp được chọn lựa mang tính logic và có tính thực tiễn cao

Trang 27

Phương pháp phân tích dữ liệu

Đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

a) Phương pháp định tính

Đề tài sử dụng phương pháp này trong quá trình quan sát đánh giá đặc biệt là các phỏng vấn sâu để tiến hành diễn giải các nhận định các vấn đề liên quan đến chợ truyên thống trên địa bàn cả nước nói chung Từ những thông tin thu thập được,

đề tài phân tích ý nghĩa sâu xa và rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu

b) Phương pháp định lượng

Đề tài sử dụng phương pháp này trong việc xử lý số liệu như tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ số tương đối để làm căn cứ đối chứng đưa ra các nhận xét, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu Cụ thể đề tài thống kê số lượng chợ truyền thống và các thông tin liên quan qua các năm từ 2005-2015 trên cả nước, tính toán các chỉ số tương đối để thấy được xu hướng vận động của nó, từ đó đánh giá được tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể

c) Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp nêu trên đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để miêu tả trực quan vấn đề nghiên cứu, giúp người đọc

có thể nhận biết vẫn đề một cách rõ ràng hơn

6 Những đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về xu hướng vận động của chợ truyền thống trong bối cảnh KTTT và HNQT Cụ thể, Luận án tiến hành nghiên cứu, luận giải về khái niệm “chợ truyền thống”; làm rõ tính quy luật, xu hướng vận động của chợ truyền thống trong hoàn cảnh có nhiều loại hình bán lẻ hiện đại đã hình thành

và ngày càng phát triển cạnh tranh cùng chợ truyền thống; nghiên cứu tác động của điều kiện KTTT và HNQT đối với sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển quản lý

và định hướng sao cho sự vận động của chợ truyền thống là phù hợp và đúng hướng trong điều kiện KTTT và HNQT, rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam thời gian qua, chỉ rõ những mặt tích cực, những kết quả đạt được, những hạn chế và bất cập trong quá trình vận động của chợ truyền thống và nguyên nhân

Trang 28

của chúng, xác định rõ những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền thống trong điều kiện phát triển KTTT

và HNQT ngày càng sâu sắc

- Trên cơ sở phân tích, dự báo xu hướng phát triển KTTT và HNQT của Việt Nam thời gian tới đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý và phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam, Luận án sẽ xây dựng các quan điểm và định hướng

về xu hướng vận động của chợ truyền thống và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sự vận động phù hợp và đúng hướng của chợ truyền thống, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại, phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam

7 Kết cấu luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bảng biểu, tổng quan các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án, kết cấu Luận án gồm 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xu hướng vận động của chợ truyền thống trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Chương 2: Thực trạng xu hướng vận động của chợ truyền thống Việt Nam thời gian qua

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đảm bảo xu hướng vận động phù hợp của chợ truyền thống Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến năm 2030

Trang 29

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1 Đặc điểm và vai trò của chợ truyền thống

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

a) Khái niệm thông thường về chợ

Theo từ điển tiếng Việt: “Chợ là nơi nhiều người tụ họp để mua bán trong những ngày, buổi nhất định” Khái niệm này cũng gần với khái niệm thị trường trong

Từ điển Kinh tế học hiện đại: “Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào đó diễn ra việc mua bán hàng hóa và dịch vụ” Hai khái niệm này đều bao hàm “nơi” hay “khung cảnh nào đó” và ở đó diễn ra hoạt động “mua, bán”

Như vậy, có thể hiểu rằng chợ chính là hình ảnh thu nhỏ của thị trường (hình dung hết sức ước lệ), chợ nằm trong phạm vi của khái niệm thị trường Chợ được xếp vào loại thị trường hàng hóa giao ngay, ở đó người bán và người mua trao đổi trực tiếp, người mua tiếp cận trực tiếp với hàng hóa, thỏa thuận xong là giao nhận hàng và thanh toán, không sử dụng công nghệ hoặc thiết bị tân tiến, khối lượng hàng hóa giao dịch nhỏ và phương thức thanh toán duy nhất là trả bằng tiền mặt Ưu điểm nổi bật của hình thức này là việc buôn bán được thoả thuận trực tiếp, công khai, giao nhận hàng và thanh toán tiền diễn ra đồng thời, ít có rủi ro trong mua bán Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là giá cả phụ thuộc vào cung - cầu hàng hóa trực tiếp tại nơi giao dịch nên thiếu tính ổn định, tạo chênh lệch giá khá lớn giữa các thị trường ở các nơi khác nhau, người mua và người bán đều có thể gặp rủi ro cao do biến động bất thường của thị trường

Trang 30

Khái niệm chợ trên bao hàm những cấu thành cơ bản nhất của chợ và thị trường: 1) “nơi”- xác định không gian thị trường cụ thể; 2) “ngày, buổi nhất định”- xác định thời gian cụ thể; 3) “nhiều người tụ họp để mua bán”- xác định số lượng người tham gia thị trường; 4) “mua và bán”- xác định quan hệ trao đổi

Theo cách nhìn nhận chợ là một loại hình tổ chức để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hay để thực hiện chức năng thương mại thì chợ cũng giống như các loại hình tổ chức thương mại khác, như trung tâm mua sắm, trung tâm bán

buôn… Do đó, chợ cũng có thể được hiểu là một loại hình tổ chức thương mại tại một địa điểm nhất định, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư

Cách hiểu về chợ là thị trường sẽ cho thấy rõ về các chức năng, điều kiện thị trường, các phân đoạn thị trường và đặc biệt là các mối quan hệ thị trường của chợ Cách hiểu chợ là một loại hình tổ chức thương mại sẽ cho phép thấy rõ những điểm khác biệt giữa chợ với các loại hình tổ chức thương mại khác, đặc biệt là xu hướng phát triển của chợ trong quá trình phát triển hệ thống phân phối của nền kinh tế

Ngoài ra còn tồn tại một số khái niệm khác về chợ:

“Chợ là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp”[11]

“Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu

mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư” [14]

Theo cách hiểu của Nghiên cứu sinh thì Truyền thống là những tập tục, thói

quen, tư tưởng, lối sống và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành

từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác hay những giá trị văn hóa lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác Thường là tích cực và được mọi người tôn trọng, lưu giữ, kế thừa và phát huy

b) Khái niệm chợ truyền thống

Tóm lại, có thể định nghĩa về chợ truyền thống một cách khái quát như sau:

Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm

Trang 31

công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội, hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của chợ truyền thống

a Đặc điểm về hàng hóa lưu thông trong chợ

- Về chủng loại hàng hóa

Chủng loại hàng hóa được trao đổi mua bán ở chợ rất đa dạng, phong phú, phần lớn là hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng lương thực, thực phẩm, tạp hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân Sự phong phú, đa dạng và độ tươi mới của hàng hóa, nhất là hàng lương thực, thực phẩm là một lợi thế của chợ truyền thống so với các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại khác Ngoài ra, hàng hóa mua bán ở chợ còn có đặc trưng là các đặc sản của các địa phương, vùng miền và chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc, các khu vực dân cư khác nhau đem lại sự hấp dẫn riêng chỉ có của chợ so với các cửa hàng bán

lẻ khác Với những đặc điểm về hàng hóa như vậy, chợ truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn ở ngay cả các thị trường phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á

- Về chất lượng hàng hóa

So với các loại hình phân phối hiện đại, hàng hóa được trao đổi mua bán ở chợ thường không đòi hỏi tiêu chuẩn cao về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm như ST, TTTM, cửa hàng tiện lợi và hàng hóa thường chưa được kiểm định về mặt chất lượng cũng như nguồn hàng Hàng hóa ở chợ có thể do con người sản xuất hoặc người nông dân trực tiếp mang ra chợ bán nên phần lớn chỉ dừng lại ở mức thô hoặc sơ chế Hàng hóa ở chợ đa phần là phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày nên

có thời gian hạn sử dụng ngắn, khi lưu trữ qua ngày để bán thì chất lượng bị giảm sút Việc bao gói, bảo quản hàng hóa ở chợ chưa được quan tâm đúng mức nên khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì chất lượng cũng không còn như thời điểm ban đầu Bên cạnh đó, các chợ ở nước ta thường tập trung và phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn nơi mà thu nhập bình quân của người dân còn khá thấp vì thế đòi hỏi về chất lượng hàng hóa của người tiêu dùng chưa được đặt nên hàng đầu

- Tính không đồng đều về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm trong

Trang 32

chợ không đồng đều có thể thay đổi do thời điểm, mùa vụ, thời tiết hoặc do cách bảo quản hoặc đôi khi cũng là một sản phẩm nhưng người bán khác nhau chất lượng khác nhau, vì vậy dẫn đến chất lượng hàng hóa không đồng đều

- Về giá cả hàng hóa

Về cơ bản, giá cả hàng hóa trong chợ thường có giá thấp hơn so với giá cả của các hàng hóa cùng loại trong các cửa hàng, siêu thị bán lẻ hiện đại khác… Ngoài ra, có thể trao đổi, thỏa thuận, mặc cả giá được Nếu như giá cả hàng hóa tại các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại… giá đã được niêm yết ấn định, người tiêu dùng không thể mặc cả để hạ giá thấp thì ngược lại, ở chợ người mua trực tiếp gặp người bán để thoả thuận, mặc cả giá cho đến khi thuận mua vừa bán, thoải mái dân chủ trong việc giao dịch là cao nhất, đồng ý thì mua, không thì thôi (kể cả đối với điểm bán hàng niêm yết giá nhưng vẫn có thể mặc cả), mặt trái của việc này là giá đội lên rất cao đôi khi gấp cả chục lần so với thực tế Vì có nhiều người bán và người mua nên giá hình thành ở chợ là cơ sở hình thành giá ở các loại hình bán hàng khác

Ở chợ có sự tồn tại hai mức giá cho hàng hóa: đó là giá bán buôn và giá bán

lẻ áp dụng cho cùng một mặt hàng nhưng cho các đối tượng khác nhau Giá bán buôn thường thấp hơn giá bán lẻ tuy nhiên mức chênh lệch thường không quá lớn Giá bán buôn áp dụng khi mua bán hàng hóa với số lượng lớn còn giá bán lẻ áp dụng trong trường hợp mua bán hàng hóa nhỏ lẻ, số lượng ít Giá cả hàng hóa ở chợ thường xuyên biến động nhưng thời gian mỗi lần biến động thường ngắn hơn so với

sự biến động giá tại các cửa hàng, siêu thị hiện đại

b Đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ

Trong các chợ truyền thống ở nước ta hiện nay, thành phần chủ yếu trực tiếp tham gia vào hoạt động mua bán tại chợ là thương nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, những người nông dân tiêu thụ những sản phẩm do họ sản xuất ra, những người sản xuất nhỏ và người tiêu dùng Tại các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi, số lượng những người sản xuất nhỏ trực tiếp mang sản phẩm của họ ra chợ để trao đổi mua bán chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chợ ở khu vực thành thị Các chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ gọi chung là người bán

và người mua Đối với các chợ ở các khu vực thành thị, số người bán hàng thường

Trang 33

xuyên, cố định nhiều hơn so với chợ ở nông thôn, miền núi

- Người bán:

Hoạt động kinh doanh buôn bán, trao đổi trên chợ có sự tham gia đông đảo của những người bán hàng (hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp) Điều này rất khác biệt so với các loại hình phân phối hiện đại khác như: siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng tiện lợi… chợ là nơi mọi người có thể tham gia dễ dàng vào hoạt động trao đổi, mua bán với đòi hỏi không quá khắt khe về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tuổi tác Chỉ cần có nhu cầu kinh doanh, khả năng tài chính nhất định (thậm chí chỉ cần có vốn là hàng hóa tự có), khả năng kinh doanh các mặt hàng pháp luật không cấm thì họ đều có thể tham gia mua bán tại chợ

Khi tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ, chi phí bỏ ra của người bán hàng thấp hơn so với tham gia kinh doanh trong các loại hình phân phối hiện đại khác

Để có thể kinh doanh tại chợ, lượng vốn sử dụng của các chủ thể kinh doanh nhiều hay ít tùy theo mặt hàng và qui mô kinh doanh cũng như khu vực địa điểm kinh doanh

Trình độ chuyên môn của những người bán hàng ở khu vực chợ nông thôn thường thấp hơn so với những người bán hàng ở các chợ thành thị Những người bán hàng ở nông thôn phần lớn là người có trình độ học vấn không cao, thậm chí còn có người chưa biết chữ; họ tham gia bán hàng trong chợ để kiếm thêm thu nhập

và để tận dụng thời gian rảnh rỗi nông nhàn của mình

Người tham gia bán hàng ở chợ được phân thành hai nhóm sau:

+ Người bán hàng thường xuyên: là các chủ thể tham gia kinh doanh tại chợ

với mục đích kiếm lợi, họ coi đây là nghề nghiệp chính của mình Những chủ thể này thường có địa điểm kinh doanh cố định trong nhà (kiốt; gian hàng) Những chủ thể kinh doanh này cơ bản đảm bảo tính kinh doanh ổn định, thường xuyên của chợ

và được chia thành hai nhóm theo chức năng chính là bộ phận kinh doanh hàng hóa

và bộ phận kinh doanh dịch vụ

+ Người bán hàng không thường xuyên: là các chủ thể tham gia kinh doanh

mua bán tại chợ nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi và đây không phải nghề nghiệp chính của họ Điển hình là tại các chợ ở khu vực nông thôn; miền núi người nông dân sau khi thu hoạch mang sản phẩm ra chợ bán, sau đó lại quay về để sản xuất tiếp hoặc trong thời gian nông nhàn họ tranh thủ ra chợ buôn bán một số mặt hàng

Trang 34

lặt vặt, khi đến vụ sản xuất họ quay trở lại với ruộng đồng, không tham gia kinh doanh thường xuyên trên chợ Đây là các bộ phận kinh doanh tự do, thường được

bố trí bán hàng tại một khu vực riêng Tùy thuộc vào từng chợ mà vị trí bố trí các bộ phận này khác nhau, có thể ngoài trời hoặc trong mái che Diện tích dành cho các

bộ phận này theo điều kiện cụ thể của từng chợ và thường được trang bị cơ sở vật chất nghèo làn, đôi khi chỉ có cái cân và túi bóng

- Người mua:

Người mua hàng tại chợ có thể được chia thành ba nhóm: người mua là những người sản xuất, người mua là người tiêu dùng và người mua là các thương nhân

Người sản xuất mua hàng để cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất của họ Người tiêu dùng mua hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân sinh hoạt hàng ngày Người mua là các thương nhân do hàng hóa ở chợ được coi là nguồn nhập của thương nhân, họ mua hàng một mặt phục vụ nhu cầu cá nhân một mặt phục vụ cho hoạt động bán lại hàng hóa đó để hưởng lợi từ sự chênh lệch giá Người mua hàng tại chợ theo phân khúc thị trường thì đa số là người có thu nhập thấp

- Các chủ thể quản lý:

Chủ thể tham gia quản lý chợ cũng rất đa dạng Tùy theo quy mô và tính chất kinh doanh của từng chợ, từng khu vực để thành lập các tổ chức quản lý chợ phù hợp; có thể là do UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) quản lý đối với chợ hạng 1, do UBND quận/ huyện, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện) quản lý đối với chợ hạng 2 hay do UBND phường/ xã, thị trấn (sau đây gọi

là cấp xã) quản lý đối với chợ hạng 3 hoặc do tổ chức, cá nhân khác quản lý Hiện tại, loại hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu bao gồm: tổ quản lý, ban quản lý, HTX quản lý, doanh nghiệp quản lý

Hầu hết các chợ ở nước ta hiện nay do UBND cấp xã quản lý, tiếp đến là UBND cấp huyện, số chợ do UBND cấp tỉnh quản lý chiếm rất ít và số chợ chưa được quản lý vẫn còn

c Đặc điểm về phương thức giao dịch và thanh toán

Các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán tại chợ trực tiếp đàm phán, mặc cả

Trang 35

với nhau về giá theo phương châm thuận mua vừa bán Hàng hóa được giao ngay sau khi người mua nhất trí mua và người bán đồng ý bán Người mua hàng thường

là những người tiêu dùng cuối cùng Phương thức thanh toán thường bằng tiền mặt Các công nghệ hoặc thiết bị tiên tiến hiện đại trong thanh toán về cơ bản hiện nay ít được sử dụng trong quá trình giao dịch trao đổi hàng hóa tại chợ (chưa văn minh)

Ngoài ra, ở một số chợ mà tại đó các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa giữa các chủ thể tham gia được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết nhất là tại các chợ đầu mối Các hợp đồng mua bán này quy định rõ các điều khoản

về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, kiểu dáng, thời gian giao hàng, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán… Hàng hóa được mua bán theo phương thức này thường với số lượng lớn, hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua ngân hàng Hàng hóa có thể được giao ngay sau khi hai bên thực hiện ký kết hợp đồng hoặc có thể giao hàng sau theo sự thoả thuận của hai bên về thời gian và địa điểm Hàng hóa tại các chợ này thường được bao gói, bảo quản cẩn thận và có khả năng bảo quản được trong thời gian dài Việc thanh toán cũng có thể

là thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng

d) Về không gian hoạt động

Chợ phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước, đối với khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, chợ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong các loại hình HTTM

Chợ ở nước ta thường được hình thành ở khu vực có vị trí thuận lợi, trung tâm, là những nơi có vị trí thuận tiện cho việc kinh doanh, trao đổi hàng hóa cũng như giao thông đi lại của dân cư

Trước đây chợ thường được hình thành một cách tự phát, không theo quy hoạch, địa điểm nào thuận lợi là ở đó hình thành nên chợ tạm, chợ cóc Hiện nay, sau khi Nghị định 02/2003/NĐ-CP được ban hành năm 2003 [14] , công tác quy hoạch chợ ở các địa phương đã được chú trọng để bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội trong việc kinh doanh, khai thác và quản lý chợ

đ) Về thời gian họp chợ

Khác với các hình thức phân phối hiện đại, chợ có thể họp thường xuyên hoặc không thường xuyên, nhưng hầu hết các chợ thường họp theo một quy luật

Trang 36

nhất định về thời gian, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Có những chợ chỉ họp vào những giờ nhất định trong ngày, những ngày nhất định trong tháng hoặc trong năm, như chợ phiên chỉ họp vào một số ngày trong tháng (ví dụ như chợ cây cảnh Bưởi họp vào các ngày 04, 09, 14, 19, 24, 29 trong tháng), trong tuần hoặc chợ cuối tuần chỉ họp vào những ngày cuối tuần hay phiên chợ đêm chỉ họp vào ban đêm như chợ Long Biên, chợ Dịch Vọng, chợ Đền Lừ Hà Nội Đặc biệt là các phiên chợ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc do khó khăn về giao thông nên chu kỳ họp chợ thường rất dài, thường là một tháng một phiên, đặc biệt hơn có phiên chợ chỉ họp một lần trong năm như (Chợ Viềng Nam Định)

e) Về cấu trúc và cơ sở vật chất của chợ

Cơ sở vật chất của các chợ thường bao gồm những yếu tố cấu thành sau: Tường rào có thể được xây hay ngăn cách bởi một hàng dậu hay một con hào, tùy từng địa hình có những chợ có hoặc không có tường rào;

Khu vực của chợ: bao gồm nhiều khu diện tích khác nhau, mỗi khu có một chức năng riêng như khu dành cho giao dịch, trao đổi mua bán như các quầy hàng, sạp hàng, ki ốt…; đặc biệt hiện nay việc phân khu đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chín, các mặ hàng đồ khô

- Khu vực bãi đỗ xe và diện tích giao thông đi lại trong chợ…;

- Khu vực kho bảo quản sơ chế, đặc biệt là các chợ đầu mối và chợ có lượng tiêu thụ hàng hóa lớn;

- Khu vực để chứa các thiết bị bảo quản hàng hóa, các thiết bị đo lường kiểm tra chất lượng, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường…;

- Khu vực cho ban quản lý làm việc và điều hành như một vài căn phòng để nghỉ ngơi và làm việc

Tóm lại, chợ truyền thống có thể duy trì và phát triển là nhờ những đặc điểm riêng nêu trên và đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của chợ so với các loại hình thương mại hiện đại khác sau đây:

(i) Chợ truyền thống thuộc phân khúc thị trường giá rẻ, hàng hóa trao đổi mua bán ở chợ là hàng tiêu dùng hàng ngày, thiết yếu, hàng lương thực, thực phẩm tươi mới, chất lượng không phân loại, phù hợp với một phân khúc khách hàng thu nhập thấp hơn và yếu thế hơn vẫn tồn tại trong bất kỳ một nền kinh tế nào Chợ

Trang 37

truyền thống cũng là nơi trao đổi mua bán hàng đặc sản địa phương, vùng, miền, mang giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc, khu vực dân cư khác nhau cần được bảo tồn, lưu giữ, truyền bá lại cho đời sau

(ii) Chợ truyền thống phục vụ đối tượng khách hàng bình dân là chính, đây

là nhóm khách hàng có thu nhập thấp hơn, có yêu cầu đòi hỏi về chất lượng hàng hóa không quá khắt khe và khả năng chi trả cũng thấp hơn, với phân khúc khách hàng này, giữa chợ truyền thống và các cơ sở bán lẻ hiện đại không có sự cạnh tranh trực tiếp với nhau, vì các cửa hàng hiện đại nhằm vào đối tượng khách hàng

có thu nhập cao hơn, yêu cầu chất lượng cao hơn và cũng trả giá cao hơn

(iii) Chợ truyền thống là nơi giao lưu, gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán, vừa là người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra mối quan hệ gắn kết, thân thiết, hiểu biết lẫn nhau, tạo môi trường thân thiện giữa người mua và người bán mà ở các cửa hàng hiện đại khó có điều kiện xảy ra;

(iv) Đi chợ truyền thống đem lại những trải nghiệm mặc cả thú vị, dân chủ giữa người mua và người bán đem lại sự thích thú, thỏa mãn cho người mua mà thương mại hiện đại hiếm khi có được;

(v) Mỗi chợ truyền thống là một khung cảnh, một không gian văn hóa khác biệt, tạo ra sự đa dạng và mới lạ đối với khách hàng, không giống như các cơ sở bán lẻ hiện đại được thiết kế, xây dựng theo cùng một tiêu chuẩn dù ở bất kỳ nơi nào, v.v

1.1.3 Phân loại chợ truyền thống

Về mặt lý thuyết, có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại chợ truyền thống, sau đây là một số tiêu chí chủ yếu phân loại chợ

- Phân theo khu vực địa lý, địa bàn hay theo không gian

Chợ phân theo không gian có thể chia ra thành chợ thành thị, chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ hải đảo, chợ biên giới,

Chợ phân theo không gian cũng có thể phân theo địa bàn, ở Việt Nam có thể phân loại chợ trên cơ sở 6 vùng kinh tế gồm: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

- Phân theo thời gian họp chợ: có thể chia ra chợ thường nhật, chợ phiên

(định kỳ họp chợ); chợ ngày và chợ đêm;

Trang 38

- Phân theo tính chất kinh doanh: Chợ truyền thống có thể chia ra thành chợ

bán buôn, chợ bán lẻ, chợ kết hợp bán buôn, bán lẻ;

- Phân theo loại hình kinh doanh: có thể chia ra thành chợ tổng hợp, chợ

chuyên doanh

- Phân theo tính chất xây dựng có chợ kiên cố, bán kiên có và lán tạm

- Phân theo quy mô chợ

Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP [14] và Nghị định 114/2009/NĐ-CP [15], theo qui mô chợ được phân thành:

+ Chợ hạng I có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch, có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, VSATTP và các dịch vụ khác);

+ Chợ hạng II có t ừ 2 0 0 đ ế n 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch, có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường);

+ Chợ hạng III có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận

1.1.4 Vai trò của chợ truyền thống

1.1.4.1 Trong phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình thương nghiệp mới với các phương thức văn minh, hiện đại ra đời (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử ) Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mặt kinh tế thì chợ là bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng

lưới phân phối hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng phát triển thị trường giao lưu hàng hóa, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và tạo nguồn thu ngân sách Nhà

nước Đối với khu vực nông thôn: Chợ là nơi tập kết, xuất phát điểm của hàng nông

- lâm - thủy sản, thực phẩm rau quả để cung ứng cho các thị trường tiêu thụ lớn như

Trang 39

khu công nghiệp hoặc đưa về các khu đô thị phục vụ người tiêu dùng Ngược lại chợ còn là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng, kim khí, điện dân dụng, vật

tư, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng trong sinh hoạt đời sống của nhân dân Đặc biệt, ở thị trường nông thôn và miền núi, ở những khu vực

mà điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, sự có mặt của chợ sẽ làm hạt nhân phát triển kinh tế một vùng, từ đó làm hưng thịnh một loạt ngành nghề sản xuất truyền thống, làm giàu có một cộng đồng dân cư Chợ đem hình thái hàng hóa đến cho sản phẩm nông nghiệp, chợ đem cơ chế thị trường đến cho kinh tế nông

thôn và miền núi Đối với khu vực thành thị: Chợ gắn liền với đời sống hàng ngày

của mỗi gia đình, từ cái tăm, sợi chỉ, con tôm, con cá, mớ rau, hạt gạo sử dụng hàng ngày đều phải qua chợ, chính chợ là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho các khu vực dân cư

Sự phát triển tại các đô thị hiện nay đã xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại hiện đại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế cần phải nâng cấp, mở rộng các chợ trên địa bàn, đầu tư vào các dịch vụ, trang thiết bị nâng tầm hoạt động mua bán tại các chợ truyền thống lên một bước mới ngày càng văn minh hơn, phát triển bền vững đảm bảo an toàn và đáp ứng được quyền lợi của người tiêu dùng

Thứ hai, sự có mặt của chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành

nghề sản xuất Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung để làm ăn, buôn bán Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thương

mại và không ít số đó sau này trở thành những khu đô thị sầm uất Chợ thúc đẩy khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế toàn diện Đại bộ

phận các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiện có nền kinh tế phát triển chưa mạnh, thậm chí chậm phát triển, nhiều nơi vẫn còn nặng về tự cung tự cấp Thu nhập bình quân của người dân trong khu vực này rất thấp nên các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại thường không thu hút được sự quan tâm của mọi người Các trung tâm thương mại, siêu thị hầu như chưa được quan tâm đầu tư xây dựng và nếu

có thì chúng cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả với nhu cầu mua sắm trong vùng

Vì vậy, chợ vẫn là nơi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa chủ yếu tại các vùng này và là nhân tố thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn Chính nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu đã sản sinh ra nền thương nghiệp nhỏ, mà hiện thân của nó là hệ thống

Trang 40

chợ nông thôn truyền thống Nghĩa là, giữa nền sản xuất nông nghiệp và hệ thống chợ đã có quan hệ tương hỗ và gắn bó mật thiết với nhau Thông qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ đã làm khơi dậy trong tâm lý người nông dân nhận thức

về sản xuất hàng hóa Làm cho hàng triệu người sản xuất nhỏ lẻ hoà nhập vào trào lưu sản xuất hàng hóa; qua đó tác động trở lại đối với sự phát triển của chợ về quy

mô, về số lượng, về sự phân bổ mạng lưới Sự phồn thịnh của chợ chính là" chiếc hàn thử biểu" đo đếm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Thứ ba, về mặt xã hội, chợ đã làm tăng ý thức về kinh tế hàng hóa của người

dân nhất là đối với khu vực nông thôn, từ đó thúc đẩy sản xuất của nông dân phát triển, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo Đồng thời, chợ còn là nơi lưu thông hàng hóa, trao đổi các thông tin về giá cả, ý thức xã hội, làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình quyết định được công việc làm ăn, buôn bán sao cho hiệu quả và phù hợp với lợi ích chung của xã hội Qua đó, đã dần hình thành và phát triển các ngành nghề, các nhóm tiểu thương tập trung lại với nhau để làm ăn buôn bán Cùng với sự khởi sắc của loại hình chợ chuyên doanh, chợ đầu mối đã góp phần định hướng cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh cao hơn, góp phần làm cho cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được điều chỉnh hợp lý, lao động dôi dư ở nông thôn có lối thoát tích cực Điều này thể hiện rõ nhất ở khu vực miền núi, biên giới và đây là bài học không chỉ cho vùng nông thôn mà là kinh nghiệm chung cho cả nước, nhất là vùng có mật độ dân số cao, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp

Thứ tư, giải quyết việc làm: Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng

lớn công ăn việc làm cho người lao động Hiện nay trên toàn quốc có khoảng hơn 2,5 triệu người lao động (số liệu Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương) buôn bán trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 8%/năm Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ theo yêu cầu của khách) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một số lượng lớn công việc cho người

lao động

Thứ năm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Có thể nói, chợ là một bộ mặt

Ngày đăng: 23/11/2018, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình (2012), “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2012
5. Bộ thương mại và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GTZ) phối hợp (2005), Dự án: “Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối
Tác giả: Bộ thương mại và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GTZ) phối hợp
Năm: 2005
6. Bộ trưởng Bộ Công Thương (2007), Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Công Thương
Năm: 2007
8. Bộ trưởng Bộ Công Thương (2011), Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 06 năm 2011 về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 06 năm 2011 về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Công Thương
Năm: 2011
10. Bộ trưởng Bộ Công Thương (2015), Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2015 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Công Thương
Năm: 2015
16. Chính phủ Phần Lan tài trợ tổ chức hội thảo: “Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại, Dự án: “Nâng cao năng lực cho Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hoá hiện đại, "Dự án: "“Nâng cao năng lực cho Bộ Thương mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
17. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (tháng 12 năm 2009), Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO, EU-MUTRAP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO
18. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội (2008), Tập tài liệu Hội thảo quốc gia “Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối - bán lẻ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối - bán lẻ
Tác giả: Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội
Năm: 2008
22. Trường cán bộ Thương mại Trung ương (2007), Tài liệu bồi dưỡng: “Quản lý và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Trường cán bộ Thương mại Trung ương
Năm: 2007
24. Viện Nghiên cứu thương mại (2002), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Viện Nghiên cứu thương mại
Năm: 2002
25. Viện Nghiên cứu Thương mại (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2004
26. Viện nghiên cứu Thương mại (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015
Tác giả: Viện nghiên cứu Thương mại
Năm: 2005
27. Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ)
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2005
30. Viện Nghiên cứu Thương mại (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2006
31. Viện Nghiên cứu Thương mại (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2006
32. Viện Nghiên cứu Thương mại (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2006
33. Viện Nghiên cứu Thương mại (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2009
34. Viện Nghiên cứu Thương mại (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020
Tác giả: Viện Nghiên cứu Thương mại
Năm: 2010
36. Lê Danh Vĩnh (2006), Sách chuyên khảo: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm” NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”
Tác giả: Lê Danh Vĩnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
37. Vụ chính sách thị trường trong nước - Bộ Thương mại (2001), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam
Tác giả: Vụ chính sách thị trường trong nước - Bộ Thương mại
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w