Với những người theo đạo Thiên Chúa thì Nhà thờ Lớn là lễ đường tuyệt vời để dự lễ, cầu nguyện, còn với những người yêu thích tìm hiểu về tôn giáo và kiến trúc thì đây là một điểm dừng c
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG
Phan Ngọc Ánh
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1
1.1 Chương trình du lịch 1
1.2 Sơ đồ tuyến du lịch 3
CHƯƠNG 2: THUYẾT MINH TUYẾN 4
2.1 Lộ trình tham quan ngày 1: ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI 4
2.1.1 Giới thiệu chung về Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn 4
2.1.2 Nhà Thờ Lớn 6
2.2 Lộ trình tham quan ngày 2: HÀ NỘI – HÀ NAM – NINH BÌNH 8
2.2.1 Chùa Một cột 8
2.2.2 Lăng Chủ Tịch 10
2.2.3 Hoàng thành Thăng Long 11
2.2.4 Thuyết minh Làng Cựu 13
2.2.5 Thuyết minh làng lụa Nha Xá 15
2.3 Lộ trình tham quan ngày 3: NINH BÌNH 16
2.3.1 Khu danh thắng Tràng An 16
2.3.2 Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Ðộng 19
2.3.3 Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư 21
2.4 Lộ trình tham quan ngày 4: THANH HOÁ – THÀNH NHÀ HỒ - QUẢNG BÌNH 25
2.4.1 Thuyết minh Thành Nhà Hồ 25
2.5 Lộ trình tham quan ngày 5: QUẢNG BÌNH – HUẾ - ĐÀ NẴNG 27
2.5.1 Thuyết minh Đại Nội Kinh Thành Huế 27
2.5.2 Thuyết minh Lăng Vua Tự Đức 29
2.5.3 Thuyết minh Lăng Vua Khải Định 33
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Giới thiệu Tour:
Đã từ rất lâu rồi khi cụm từ “lịch sử” được cất lên thường gợi cho người nghe rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ Hình ảnh đen trắng của những cuộc chiến tranh, bom dội đạn văng thường chiếu trên ti vi cùng lời bình luận “những năm tháng lịch sử của dân tộc ta” là ý nghĩ đầu tiên của các em nhỏ hay những anh chị lớn hơn thì hình dung ngay đến một môn học khó xơi hoặc là một vấn đề phù phiếm mà người lớn ít quan tâm, bởi chuyện đã xưa rồi có cần thiết phải biết không? Có rất nhiều định nghĩa, cũng như cảm nhận khác nhau về cụm từ này, nhưng có một định nghĩa dễ hiểu nhất đó là “lịch sử là bài học của tiền nhân”, những bài học quý giá dành cho hậu thế Và có rất nhiều cách
để hấp thụ bài học ấy, thay vì ngồi một chỗ và chán nản với những con số, dòng chữ khô khan tại sao chúng ta không thử một lần chạm vào vết tích của tiền nhân, để xem những bài học ấy thú vị ra sao?
Ngày 1: Đà Nẵng –
Hà Nội (760km)
Sáng: HDV đón đoàn tại sân bay Nội Bài vào lúc 12h00, tiếp
thep cả đoàn sẽ di chuyển vào trung tâm thành phố và thưởng thức món bún chả cũng như nhận phòng khách sạn
Chiều:
14h30: Sau khi nhận phòng khách sạn, quý khách sẽ tham quan
khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và Nhà thờ lớn
Tối
18h00: Cả đoàn dùng bữa tối, thưởng thức kem Tràng Tiền và tự
do vui chơi, mua sắm tại khu phố cổ
7h30: Sau khi ăn sáng và trả phòng khách sạn cả đoàn xuất
phát đi tham quan di tích Chùa Một Cột và Lăng Chủ tịch 10h00: Đoàn bắt đầu đi thăm khu Hoàng Thành Thăng
Trang 4Long – nơi đã từng được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới Đoàn khám phá và tìm hiểu về lịch sử của Kinh thành Thăng Long…
15h45: Tham quan làng dệt lụa Nha Xá, Hà Nam – xếp
hàng Á Hậu của Việt Nam
16h30: Đoàn di chuyển về tp Ninh Bình
Tối
17h30: Nhận phòng và ăn tối tại khách sạn Square – đường
Lưu Cô- tp Ninh Bình
20h00: Tham quan chợ đêm phố cá Ninh Bình – 88 Đào Duy
7h30: Thưởng thức đặc sản Ninh Bình – Bún mọc Kim Sơn
8h30: Tham quan khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc Bích Động
12h00: Dùng cơm tại nhà hàng
Chiều:
14h00: Tham quan cố đô Hoa Lư
16h30: Di chuyển đi Thanh Hóa
7h30: Đoàn khởi hành tham quan Thành Nhà Hồ - Di sản
văn hóa với những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây
dựng độc đáo
9h00: Rời thành nhà Hồ đoàn tiếp tục di chuyển
11h30: Đoàn ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng tại thị xã
Hoàng Mai, Nghệ An
Chiều:
12h30: Đoàn khởi hành từ tp Vinh đi Quảng Bình
Trang 5Mô tả chung: Trong chương trình du lịch trên sẽ sử dụng hai phương tiện du lịch
chính là máy bay và xe ô tô Khoảng cách lớn từ Đà Nẵng tới Hà Nội sẽ di chuyển bằng
máy bay Khi di chuyển tại các tỉnh Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Huế và trở vềlaij
Đà Nẵng sẽ sử dụng ô tô và chọn QL1A là trục di chuyển chính
Trang 6CHƯƠNG 2: THUYẾT MINH TUYẾN 2.1 Lộ trình tham quan ngày 1: ĐÀ NẴNG – HÀ NỘI
2.1.1 Giới thiệu chung về Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài nghiên, tháp bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Hình ảnh chiếc cầu đỏ, nho nhỏ xinh bắc qua một hồ nước xanh như ngọc dẫn vào một ngôi đền hẳn không xa lạ với du khách khi nhớ về Hà Nội Đó là hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô đồng thời là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội
và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng Do nằm
ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền, Hàng Khay nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá
Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân
vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…
Hồ Hoàn Kiếm
Trang 7Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng
Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428 Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm
Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay
Đã nói đến hồ Hoàn Kiếm rồi thì cũng không thể quên khi nhắc về cầu Thê Húc
và đền Ngọc Sơn, chúng như một bộ ba không thể trách rời
Cây cầu nối từ Bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc (nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang") Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành
16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái Lần thứ nhì là vào năm 1952 sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa năm Nhâm Thìn vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông Dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng cầu được xây lại thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng Thiết kế vẫn với dáng cầu vòng nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên
16 hàng cọc; các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông, mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ Cầu Thê Húc hướng về phía đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy Với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay
Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam Trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử Đền chính là hai ngôi nối liền nhau, bên trong thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân Tượng của Trần Hưng Đạo được đặt trên một bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá
Du khách có thể chụp hình bên cạnh tượng Trần Hưng Đạo Tượng của Văn Xương dựng đứng uy nghiêm, trên tay ông cầm bút, thể hiện dáng vẻ thư thái, nho nhã
Trang 8Ngoài ra, trong đền còn thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường Lối thờ phụng này thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo của người Việt Nam Vào mỗi mùa thi cử, học sinh ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thường tìm đến đền Ngọc Sơn để cầu nguyện có một mùa thi tốt Du khách gần xa khi ghé thăm Hà Nội cũng thường tìm đến đền Ngọc Sơn, trước là để tham quan ngắm cảnh sau là thắp hương tưởng nhớ các đức thánh nhân
Bên cạnh đó thì quanh hồ còn có một số công trình quen thuộc khác như tháp Bút, đài Nghiên, tháp Rùa Tháp do nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây dựng trên núi Ngọc Bội Đỉnh tháp có hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên", nghĩa là "viết lên trời xanh" Rời tháp Bút du khách sẽ thấy đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, ở dưới là ba con ếch đội đài nghiên Trên nghiên có khắc một bài thuyết minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học Đài Nghiên là một biểu tượng cho văn hiến, văn chương tại đền Ngọc Sơn
Tháp rùa là sự kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn., phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh
Cùng với sự giao thoa giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của khu vực cảnh quan quanh hồ Hoàn Kiếm Điều quan trọng nhất là khu vực hồ Hoàn Kiếm, không chỉ thu hút bởi cảnh sắc mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung
2.1.2 Nhà Thờ Lớn
Mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ, đã từ lâu, nhà thờ Lớn Hà Nội là nơi lý tưởng
để du khách từ khắp nơi tới thăm Với những người theo đạo Thiên Chúa thì Nhà thờ Lớn là lễ đường tuyệt vời để dự lễ, cầu nguyện, còn với những người yêu thích tìm hiểu
về tôn giáo và kiến trúc thì đây là một điểm dừng chân lý thú
Nhà thờ Lớn Hà Nội hay còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Hà Nội là một công trình kiến trúc đặc sắc gắn liền với người dân Thủ đô qua nhiều thế kỷ Nhà thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các tín đồ theo đạo Thiên Chúa và là một địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách ở Hà Nội
Theo một số tài liệu ghi chép lại thì khu đất xây Nhà thờ Lớn xưa kia là nơi Chùa Báo Thiên tọa lạc Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý Được biết, Báo Thiên Tự
là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần
Trang 9- Lê - Nguyễn Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân Đại Việt lúc bấy giờ Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu
Âu Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi
Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới
là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ
Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ,
du khách sẽ ngỡ ngàng khi được mục sở thị những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không
bị biến đổi theo thời gian
Bước vào nhà thờ, điều thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác
Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng
Trang 10nghìn người Vào các dịp lễ lớn như lễ Noel (Giáng sinh), Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây có giá trị (khoảng 20.000 franc Pháp thời đó), gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp
Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, hôn phối hoặc có người vừa mất v.v Không giống với âm thanh và cách đánh chuông của nhà chùa, chuông nhà thờ
có nhịp đánh nhanh, chậm tùy vào mục đích thông báo khác nhau
Bên ngoài nhà thờ có một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại Bên dưới tượng Đức Mẹ có một lư hương để người dân thắp nhang cầu nguyện, xung quanh là nhiều chậu cảnh xanh tươi Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá
Nhà thờ Lớn Hà Nội là một điểm đến đặc biệt, thu hút người dân địa phương và
du khách gần xa Khu phố quanh nhà thờ từ lâu đã trở thành điểm tụ họp quen thuộc của giới trẻ và du khách Chỉ cần một cho mình chỗ ngồi lý tưởng, vừa thưởng thức nước uống vừa ngắm nhà thờ cổ kính là du khách cũng đủ thấy tâm hồn thoải mái lạ thường
2.2 Lộ trình tham quan ngày 2: HÀ NỘI – HÀ NAM – NINH BÌNH
Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa
Trang 11đông năm 1049 Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài
Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc
mơ Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long
Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu Trên thực tế trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo như một tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý
Chùa Một Cột
Mái chùa lợp ngói cổ, được thiết kế khéo léo hình đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt – còn gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt” với nét hoa văn cực kì tinh xảo Trong kiến trúc đền chùa từ xưa đến nay, rồng là một biểu tượng không thể thiếu Đây
là hình tượng thể hiện sự quyền uy thần thánh và mang đậm những giá trị nhân văn, phản ánh ước vọng và trí tuệ của con người Bên trong chùa đặt tượng Phật Quan Âm với lối trang trí tinh xảo, sắc nét Tượng Phật được thiết kế mô phỏng theo giấc mộng của vua Lý Thái Tông xưa – Phật Quan Âm ngồi trên đài sen sáng rực, tỏa ánh hào quang… Xung quanh chùa là hồ Linh Chiểu được bao bọc bằng tường gạch thấp
Đặc biệt vào năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy chùa Một Cột Toàn bộ kiến trúc cũ chùa đều bị mất đi, duy chỉ còn cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu và mấy xà gỗ Ngay sau đó chùa đã được Chính phủ tu sửa lại Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần
tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ
Trang 12Để lên chùa thắp hương, chiêm bái quý khách sẽ phải bước qua một bậc thang nhỏ có 13 bậc làm bằng gạch Trên cầu thang có gắn bia đá giới thiệu sơ lược lịch sử ngôi chùa
Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc xuất sắc thể hiện tính dân tộc đậm nét Không gian chùa là bản giao hưởng của tính sáng tạo trong kiến trúc kết hợp nghệ thuật điêu khắc đá, hội họa, chạm khắc gỗ… Tất cả đều rất dân tộc, rất Việt Nam
Dù kiến trúc nguyên bản của chùa Một Cột thời Lý không còn nữa nhưng ngôi chùa là sự nhắc nhớ về một thời vang bóng và là niềm tự hào của dân tộc Ngày nay chùa Một Cột không chỉ là một di tích lịch sử độc đáo với những giá trị về kiến trúc, nhân văn mà còn là một điểm du lịch thú vị
2.2.2 Lăng Chủ Tịch
Khi đến với thủ đô, chúng ta không thể bỏ qua một địa điểm đặc biệt, nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Dù trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cũng như chịu ảnh hưởng không nhỏ của thiên nhiên khắc nghiệt, Lăng Bác vẫn đẹp và trang nghiêm, gây ấn tượng sâu sắc với mỗi du khách viếng thăm
Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Bác
Hồ để người dân cả nước, đặc biệt là những người con miền Nam và khách quốc tế có thể tới viếng thăm vị cha già kính yêu Không chỉ là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, toàn bộ cảnh quan trong khu vực Lăng Bác chính là nơi hội tụ những tinh hoa về kiến trúc và không gian văn hóa của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác được xây dựng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m, trong đó lớp dưới là bậc thềm tam cấp, lớp giữa là phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp Ngay từ những bước chân đầu tiên đến quảng
Trang 13trường Ba Đình, từ xa du khách có thể nhìn thấy lăng Bác hiện lên sừng sững với dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín vô cùng nổi bật và ấn tượng
Lăng Bác được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi Bác Hồ đứng trước toàn thể đồng bào đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chủ trì các lễ mít tinh lớn ghi dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước
Sau khi tham quan các khu vực phía trong lăng Bác, du khách đi theo hướng dẫn
ra ngoài, men theo con đường sẽ dẫn đến phủ Chủ tịch và ao cá Bác Hồ - những địa điểm du lịch ở Hà Nội được du khách trong và ngoài nước yêu thích
2.2.3 Hoàng thành Thăng Long
Nhắc đến kinh đô, trung tâm văn hoá chính trị của một đất nước thì chúng ta không thể bỏ qua kinh thành của vùng đất ấy Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới
Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395 ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn
Những khu di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi các tuyến đường : phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc Hội, phía Tây Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, nhà Quốc Hội và cuối cùng phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương Đây là địa điểm tham quan chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng
là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19
Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long Cột
cờ cao 60m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh Chân đế có hình vuông với diện tích là 2007m² và bao gồm 3 cấp thóp dần lên Mỗi cấp đều có tường hoa và hoa văn
Trang 14bao quanh Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc thang tại mặt phía Đông
và mặt phía Tây Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc thang ở hai cửa hướng Đông và Tây Còn cấp thứ 3 có 4 cửa, cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam và cửa Bắc
Điện Kính Thiên, đây là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm của khu
di tích Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ
Hiện nay dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ Phía nam điện
có hàng lan can cao hơn một mét Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây
hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng
Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê Điêu khắc rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ Rồng được chạm trổ bằng đá xanh, có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau, miệng hé mở, ngậm hạt ngọc Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện ở trên Trên lưng rồng
có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai con rồng được cách điệu hoá Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng, nguy nga, tráng lệ của điện Kính Thiên xưa
Hậu Lâu hay còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung Đây cũng là nơi ở của hoàng hậu và các công chúa trong thời kì phong kiến
Cửa Bắc, đây là một trong năm cổng của thành Hà Nội dưới thời Nguyễn Ở Cửa Bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu
Nhà D67, đây là nơi Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam Đó
là những cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đỉnh cao đó là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Đến Hoàng Thành Thăng Long để hiểu hơn về lịch sử thủ đô văn hiến nếu có dịp
du lịch Hà Nội bạn nhé
Trang 15Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long
2.2.4 Thuyết minh Làng Cựu
Nói đến làng cổ ở Hà Nội, nhiều người nghĩ ngay tới Đường Lâm (Sơn Tây) hay
Cự Đà (Thanh Oai) và ít ai biết rằng ngay tại thủ đô còn có một ngôi làng cổ hơn 500 tuổi với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp rất độc đáo Kích thích sự tò
mò của du khách, đó chính là làng Cựu, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km Đây như một điểm du lịch ngắn đang được du khách lui tới ngày một nhiều
Theo lời kể của cụ trưởng ban Hội người cao tuổi của làng Cựu kể lại câu chuyện xưa của làng rằng: Làng Cựu là một làng cổ, từ đời vua Lê Thánh Tông làng thuộc phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Trước cách mạng tháng Tám, làng thuộc xã Vân Hoàng, huyện Phú Xuyên Về địa lý, phía Đông giáp làng Chản, phía Tây giáp làng Từ Thuận, phía Nam giáp khu dịch vụ của xã Vân Từ, phía Bắc giáp sông Nhuệ và xã Phú Yên
Đầu tiên làng có tên chữ là Vân Hoàng Cựu, sau kết hợp với xã bên, gọi là Vân
Từ Trong khoảng thời gian năm 1921, làng bị cháy, đời sống người dân nghèo xơ xác, nhưng mọi nhà đã vượt lên sự khó khăn bằng cách học nghề may, lấy thương nghiệp làm giàu, vực lại đời sống quê hương Những người thợ may ở đây chuyên may quần
áo phục vụ cho người Pháp và giới thượng lưu ở Hà Nội và trở thành những nhà tư sản thành đạt ở Hà Nội và cả Sài Gòn Khi về làng, họ đua nhau xây những biệt thự nguy nga, tráng lệ theo phong cách tân thời, biến làng Cựu trở thành một “làng Tây” sang trọng Nhưng đến năm 1945 do nhiều biến cố xảy ra dồn dập, nhiều chủ nhà làng Cựu
ra đi mà không hẹn ngày về, làng Cựu càng ngày càng trống trải và cái tên nức tiếng một thời của làng gần như bị rơi vào quên lãng Hiện nay làng có 4 xóm: Xóm Cầu, xóm Đình, xóm Chợ, xóm Đội 6 Dân trong làng không làm nghề may mà lại quay về nghề nông
Chiếc cổng làng còn xót lại là cổng hậu của làng, quay về hướng Bắc Ngày xưa, làng có cổng Tiền ở gần đình làng, quay hướng Nam, nhưng trong kháng chiến làng đã
Trang 16tự phá để thông thoáng khi xe vận tải vào làng nhận lương thực Đây là một chiếc cổng xây theo kiểu “quyển thư” Đứng ở tâm cổng làng nhìn sang làng Chản, có cảm tưởng hai cánh cổng được mở sang hai phía, như trang sách mở rộng Có một điều đặc biệt là những vật thể trang trí tại đây đều có sự hòa trộn giữa văn hóa Á Đông và phương Tây: Khi phía trong và phía ngoài cổng có đắp các linh vật khác nhau
Cổng làng Cựu Những con ngõ nhỏ trong làng
Vào bên trong làng, những ngôi nhà hiện đại gần như không có, những ngôi nhà cấp bốn kiểu mẫu thời bao cấp cũng khó tìm thấy Tất cả những ngôi nhà ở đây cứ nửa
ta nửa tây, nửa tráng lệ nửa bình dân, nửa hào hoa phố xá nửa bình dân quê mùa Tất cả những sự pha trộn ấy hiển hiện rõ rệt nửa lạ nửa quen khiến người lạ không khỏi thắc mắc lẫn những thán phục Những cánh cổng nhà xưa cũ quay ra mặt đường đều không quá cao, cũng không quá thấp, hoa văn và họa tiết pha trộn giữa nét Gothic Pháp và Việt
cổ Và mỗi ngôi nhà xưa có một cách thể hiện câu chữ, liễn đối, kiến trúc khác biệt
Những bức đại tự chữ Hán như một lời nhắc nhở với gia chủ và con cháu sự hưng vượng, tâm thế gia đạo tinh thần của một gia đình dòng tộc Biệt thự của dòng họ Trần
có hai cổng gồm: “Ăn chơi và làm ăn” Cổng ăn chơi đề bốn chữ Hào hoa phong nhã, cổng làm ăn đề hai chữ Phúc Hải với đôi câu đối “Phúc điền diễn tác vinh hoa lộ – Hải
lượng phiên thành phú quý môn” có nghĩa “đường vinh hoa nhiều như ruộng canh tác, phú quý vào cửa nhà dồi dào như nước biển”
Hình ảnh bên trong làng Cựu
Trang 172.2.5 Thuyết minh làng lụa Nha Xá
Nếu so sánh với lụa Hà Đông thì tiếng tăm của sản phẩm vải, lụa Nha Xá được xếp hàng “á hậu” chỉ sau lụa Vạn Phúc - Hà Nội bao đời nay Từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này
Làng lụa Nha Xá thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nằm yên ả bên tả ngạn sông Hồng, ngay dưới chân cầu Yên Lệnh nối liền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam Theo các cụ cao tuổi trong làng thì nghề dệt lụa ở Nha Xá có từ đầu thế kỷ XIV
do Nhân Huệ Vương, Đại tướng quân Trần Khánh Dư – vị tướng lỗi lạc thời nhà Trần
có công truyền lại Trải qua 700 năm với đủ mọi thăng trầm sóng gió, người Nha Xá từ già tới trẻ đến nay ai cũng biết quay tơ, dệt lụa Cả làng đều nhớ ơn cụ Trần Khánh Dư
đã mang đến nghề làng, tôn cụ là tổ nghề và thờ phụng ở đình làng Nha Xá
Toàn cảnh khuôn viên làng lụa
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khung dệt được chia về từng gia đình Hiện nay làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 800 nhân khẩu, trong đó có khoảng 350 lao động chính, vận hành gần 200 máy dệt Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 2-3 máy dệt trong nhà Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu đến bán thành phẩm Thị trường là những đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn
Có vào xưởng dệt mới thấy, để có được một sản phẩm lụa hoàn thiện từ khâu sản xuất ban đầu ra đến thành phẩm phải trải qua rất là nhiều công đoạn Cái công đoạn từ nhập tơ, quay tơ, đưa ra ống mắc tơ, quay dọc rồi mới đưa qua máy dệt Có được hàng mộc rồi, người thợ lại đem ra tẩy chuội, nhuộm màu, rồi cán khô nữa mới xong xuôi Mỗi công đoạn đều có cách làm riêng, rất kỳ công và tinh xảo, đòi hỏi người thợ lành nghề phải có kinh nghiệm, sự quan sát tinh tường và chú tâm nhất Có lẽ, cũng chính vì
sự tỉ mẩn và chuyên tâm đặc trưng ấy, mà sản phẩm lụa Nha Xá dường như chưa bao giờ bị “mất điểm” so với các làng nghề truyền thống khác
Trang 18Những công đoạn dệt vải
Sản phẩm lụa Nha Xá đa dạng về chủng loại và chất lượng, các hàng thổ cẩm, lụa trơn, lụa hoa nhiều kiểu dáng và màu sắc, các hàng lanh rất được ưa chuộng với nhiều loại dày, mỏng khác nhau Từ các sản phẩm vải ấy, người thợ Nha Xá còn sáng tạo ra các sản phẩm khăn, áo đủ màu sắc, đẹp và đa dạng Không ngừng đổi mới công nghệ, phù hợp với xu thế và thị hiếu của thị trường, thật dễ hiểu vì sao giữa cơ chế kinh
tế đầy bấp bênh và bất ổn này, mà các sản phẩm lụa của Nha Xá vẫn có một chỗ đứng vững vàng đến vậy
Ngày nay, các xưởng dệt lụa ở Nha Xá hầu hết làm theo đơn đặt hàng Để đáp ứng được cả những khách hàng khó tính nhất và duy trì chất lượng của sản phẩm lụa Nha Xá thì ngoài những mét lụa bình dân được dệt trên các dây chuyền máy hiện đại cho ra các sản phẩm theo đúng đơn hàng và thời gian, người làng Nha Xá còn sản xuất
cả những mặt hàng chuyên biệt Đó là những sản phẩm được đặt riêng, không nằm trong dây chuyền sản xuất khuôn mẫu hàng loạt, mang tính đặc trưng và tinh hoa của làng nghề mà không nơi nào có thể sao chép lại Đó là bí quyết riêng về khâu nhuộm thủ công theo đúng dây chuyền truyền thống xưa
Chuyện làng lụa Nha Xá là câu chuyện từ trong mỗi nếp nhà Trải qua bao thăng trầm, làng lụa hôm nay vẫn miệt mài giữ lấy cái nghề truyền thống quý báu là nhờ vào tinh hoa mà bao đời ông cha truyền dạy Cái tâm, cái đức luôn được người làng nghề đặt lên trên hết
2.3 Lộ trình tham quan ngày 3: NINH BÌNH
2.3.1 Khu danh thắng Tràng An
Đến với khu danh thắng Tràng An, du khách sẽ đc trải ngiệm từng cung bậc cảm xúc, khám phá cội rễ xa xăm của sự sống nhân loại, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh tuý của bầu không khí thanh như lọc và tự hào với thời vàng son của lịch sử in đậm trong thế núi dáng sông ở buổi đầu sơ khai dựng nước của ba triều đại vua Đinh Tiên Hoàng, vua lê đại hành, vua Lý Thái Tổ
Trang 19Hành trình khám phá khu danh thắng Tràng An sẽ đi qua 12 hang và 3 đền trong
số đó có những hang nổi bật như hang Sáng, hang Tối, hang Nấu Rượu, hang Sính, hang
Si, hang Ba Giọt, đi trên nhánh của con sông Sao Khê lịch sử từ bến thuyền, dòng sông này trong xanh như ngọc nên người dân nơi đây vẫn gọi là dòng suối ngọc
Đặc biệt ở Tràng An, các hồ có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thuỷ khé kín mà không phải quay ngược lại Quần thể hang động này được ví như 1 trận đồ bát quái Dãy núi, hồ nước, hang động,… tạo thành 1 thế trận liên hoàn
Sơ đồ tham quan hang động Tràng An
Đền Trình sẽ là điểm đến đầu tiên, du khách sẽ được tham quan và thắp hương
để trình rằng mình đã đến du lịch Tràng An Đền gồm 2 tòa tiền bái và hậu cung Tiền bái thờ hai vị quan trung thần nhà Đinh tước hiệu là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù Hậu cung thờ "Tứ trụ triều đình" của vua Đinh Tiên Hoàng, người đã có công dẹp loạn
12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nước Đại Cồ Việt, đó là: Ngoại giáp Đinh Điền, Định Quốc công Nguyễn Bặc, Đô hộ phủ sỹ sư Lưu Cơ và Trịnh Tú
Nối tiếp là hang Địa Linh dài 300m, thông sang thung lũng vào đền Trần Vào sâu trong hang, du khách sẽ thấy có những chỗ rộng, bằng phẳng với những nhũ đá mang vẻ đẹp lộng lẫy, ánh lên như kim cương, vàng, ngọc khiến du khách có cảm giác như lạc vào kho châu báu hóa thạch Trong hang cũng có những nơi rất hẹp, bề ngang chỉ chừng 3m, tạo ra vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng đúng như tên gọi của hang
Nằm ở phía Nam là hang Tối dài 320m, là hang có nhiều nhũ đá với các hình thù độc đáo, phải dùng đèn pin chiếu sáng mới nhìn thấy Giữa lòng hang có một mạch nước nóng nên nhiệt độ trong hang thường cao hơn bên ngoài từ 2 đến 3°C Đây là nơi trú ẩn của nhiều loại dơi Người dân gọi đây là “màn vóc” vì có nhiều nhũ đá đẹp như tơ lụa
và gấm vóc, khu “màn vóc” dài khoảng 60m với những nhũ đá chảy dài, xếp chồng lên nhau thành từng lớp mềm mại như tơ lụa