Chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng như xe Honda loạn giá, sữa bột nghèo đạm, nước uống tinh khiết đóng chai b
Trang 1GVHD:TRỊNH QUỐC TRUNG LỚP: MG012_111_T03.
NHÓM SINH VIÊN: 05
Trang 2SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trang 3iện nay ở nước ta, tình trạng quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng được đông đảo quần chúng quan tâm Chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã xảy ra rất nhiều
vụ vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng như xe Honda loạn giá, sữa bột nghèo đạm, nước uống tinh khiết đóng chai bị nhiễm độc nặng, gian lận trong kinh doanh xăng dầu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Cho thấy, công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta đang trở thành một vấn đề có tính cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội Để có thể phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững chúng ta cần phải thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng- điều kiện kiên quyết cho phát triển xã hội văn minh và bền vững
H
Người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong ngành thực phẩm trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Đối với người tiêu dùng:
Giúp người đọc hiểu sâu hơn về thực trạng tiêu dùng hiện nay của người tiêu dùng, để có thể đưa ra giải pháp cho riêng mình để đề phòng, tránh xa những thực phẩm nguy hại cho sức khỏe, cấn thận trọng khi mua hàng
Ý thức được quyền lợi, trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong tiêu dùng Dựa vào đó có thể tự bảo vệ bản thân, chủ động trong mua bán …
Đối với Nhà Nước:
Hoàn thiện những thiếu sót trong công tác bảo vệ người tiêu dùng
Giúp cơ quan nhà nước, chính phủ biết rõ hơn về trách nhiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Trang 4Trong nhiều năm gần đây, người tiêu dùng đã đón nhận nhiều thông tin
về những sản phẩm, đồ dùng gây “sốc”, vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
cũng như quyền lợi của mình.
• Hoa quả thối hàng loạt tại Big C
Siêu thị Big C Thăng Long, một trung
tâm buôn bán có tiếng và lớn bậc nhất ở Hà Nội,
nhưng lại để cho khá nhiều người tiêu dùng một
cảm nhận không tốt khi liên tục tái diễn tình
trạng bày bán những loại hoa quả bầm dập, thối
rữa Cụ thể, Xoài bị úng, thâm bầm, khoai tây
mốc meo bốc mùi hôi thối, mãng cầu dập choe
choét, cà chua hư hỏng nặng,…
• Ruốc siêu bẩn ra lò bên ao nước thối đổ về Hà Nội
Những ngày giữa tháng 10/2010, theo khảo sát của một số phóng viên tại thôn Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên), nơi vốn nổi tiếng với nghề làm ruốc thịt và được đưa lên thông tin đại chúng, làm cho hầu hết người tiêu dùng cảm thấy “sốc”
Theo mô tả, những mẻ ruốc được làm ở đây đã được sản xuất ngay cạnh bờ ao bồng bềnh rác thải, ruồi muỗi vo ve, công nhân vô tư “tay không” bốc ruốc… Không những thế, một số nhà kinh doanh ruốc tại đây đã làm ruốc bằng những loại thịt rẻ tiền, kém chất lượng để tăng lợi nhuận Đặc biệt hơn, một số cơ sở khác còn loại ruốc được làm từ bã sắn dây, trộn bột…
Hành động này một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức kinh doanh của một nhà sản xuất Đồng thời nó cũng tạo nên một hội chứng “tránh những đồ ăn làm sẵn của người tiêu dùng”
• Cháo dinh dưỡng… nhiễm vi sinh
THỰC TRẠNG
Trang 5Với những ưu điểm rẻ, không tốn thời gian ninh nấu và cũng được nhiều người đánh giá là ngon, “cháo dinh dưỡng” đã trở nên
thân thuộc với khá nhiều bà mẹ đang nuôi con
nhỏ và được bày bán khá nhiều tại tất cả các con
phố trong cả nước, cũng thu hút được một lượng
lớn khách hàng Tuy nhiên, vừa qua theo khảo
sát 49 mẫu cháo dinh dưỡng ăn liền tại TP.HCM
của Viện Vệ Sinh y tế công cộng cũng đã làm
cho nhiều người khá “sốc”
Vì kết quả này cho thấy, có đến 93,9%
không đạt các chỉ tiêu về lý hóa và vi sinh Phần lớn cháo dinh dưỡng ít lipid nhưng lại chứa nhiều glucid hơn mức cần thiết Đáng chú ý là có đến 93,9% số mẫu không đạt tất
cả 09 chỉ tiêu lý hóa và vi sinh cơ bản
Trong đó 81,6% mẫu không đạt tiêu chuẩn về hóa lý và có 42,9% số mẫu cháo
bị nhiễm vi sinh, với 13 mẫu bị ô nhiễm vi khuẩn E.Coli; 26,5% mẫu cho thấy môi trường sản xuất, kinh doanh của loại cháo này đã bị ô nhiễm
• Hàng bình ổn … thất tín
Tại siêu thị Intimex phố Hào Nam (Hà
Nội) – có treo biển bán hàng bình ổn giá, một
khách hàng ở đây nói rằng ông không hoàn toàn
tin tưởng vào hàng bình ổn, vì 4 tháng trước, khi
bắt đầu triển khai chương trình bình ổn giá,
cũng như những năm trước ông đã đi khảo giá
những nhóm hàng bình ổn để so sánh với thị
trường và kết luận rằng: “Vẫn như những năm
trước thôi, giá vẫn bằng Thậm chí giá rau củ, quả,
thịt vẫn cao hơn rất nhiều, còn những hàng thấp hơn thì cũng chỉ thấp hơn 500 - 1.000 đồng, không đáng kể”
Còn một khách hàng khác cho biết: “Thấy giá cả tăng vù vù, tôi đã tìm đến các điểm thông báo có bán hàng bình ổn giá nhưng thật sự nó không hấp dẫn Rau, củ, quả,
Đến gian hàng bình ổn giá, người tiêu dùng
vẫn xem kỹ giá
Trang 6thịt, gạo là thứ hay mua nhất lại đắt hơn ngoài thị trường tự do Không những đắt hơn
mà độ tươi ngon nhiều khi cũng chẳng bằng Hơn nữa, hàng bình ổn trong siêu thị cũng không tập trung một chỗ mà rải rác khắp nơi, thi thoảng mới thấy một mẩu chú thích nhỏ
“Hàng bình ổn giá” nên người mua phải mỏi mắt tìm Vừa mất công, giá lại không hấp dẫn nên tôi chọn sự tiện lợi ghé chợ mua hàng hơn là vào siêu thị có hàng bình ổn”
• Người tiêu dùng bị đầu độc
Năm 2009, xuất hiện vụ vận chuyển 2,6 tấn bì lợn thối – nguyên liệu sản xuất nem chua, đêm 9/9, lại tiếp tục vụ vận chuyển 3 tấn mỡ động vật “bốc mùi”, được dùng làm nhân bánh trung thu
Số mỡ động vật trên khi được bốc dỡ xuống để kiểm tra thì toàn những miếng mỡ
lợn, mỡ bò to nhỏ mốc xanh, mốc đỏ Giòi, bọ
nhung nhúc bám chặt các miếng mỡ Số mỡ
này đang trong quá trình phân hủy Nếu để thất
thoát ra môi trường thôi thì cũng đã gây nguy
hại tới sức khỏe con người, bởi các miếng mỡ có quá nhiều vi sinh vật có hại
hưa có bảng xếp hạng nào về mức độ được bảo vệ của người tiêu dùng giữa các quốc gia trên thế giới, để thấy người tiêu dùng Việt đang khổ sở như thế nào trước một thị trường không thiếu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tiếp thị, quảng cáo bằng nhiều cách thức khác nhau qua nhiều kênh khác nhau một cách khó kiểm soát mức độ xác thực
C
Nhưng ở Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 1.000 vụ kiện liên quan hàng giả, hàng nhái Quan trọng hơn, hầu như chưa có vụ kiện nào có kết cục như mong muốn Ngoài
ra, đã có hàng nghìn sự việc được phản ánh: từ khách hàng "tố" nhân viên bán hàng đối xử thô bạo, sữa "thối", bia khuyến mãi thủy tinh, bán nhà trên giấy, xăng pha nước lã, siêu thị khuyến mãi "lừa" nhưng hy hữu lắm mới có người tiêu dùng thắng kiện Người tiêu dùng Việt Nam có, hoặc bị buộc phải giữ, thói quen giận xong rồi thôi
Một con số khác, năm 2010 Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam tiếp nhận và xử lý 116 vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, con số chưa nói lên được nhiều điều
Trang 7trong một đất nước 86 triệu dân, một thị trường bán lẻ hấp dẫn hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 20%
Điều này, một phần xuất phát từ thói quen cố hữu "mua đứt bán đoạn", "đã mua hàng không trả lại" từ hình thức chợ truyền thống, và chưa kịp thay đổi khi các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ồ ạt ra đời Và một phần, cũng do ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng và các định chế pháp lý chưa rõ ràng, đồng bộ khiến nhiều doanh nghiệp luôn "nắm đằng chuôi" trong mối quan hệ với khách hàng
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho thấy, các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ xảy ra ở một lĩnh vực nào mà diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và với nhiều hình thức khác nhau Các lĩnh vực mà người tiêu dùng bị xâm phạm nhiều nhất bao gồm:
CÁC LĨNH VỰC DỄ BỊ XÂM PHẠM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
@Trong lĩnh vực đo lường: Đây là lĩnh vực vi phạm rất phổ biến mà các
phương tiện thông tin đại chúng cũng đã phản ánh như gian lận trong
kinh doanh xăng dầu, gian lận trong kinh doanh hàng hóa là thực phẩm
phục vụ sinh hoạt hàng ngày
@Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: Như hàng hóa có các chất bảo
quản độc hại, dư lượng kháng sinh cao, các chất phụ gia không đảm bảo
@ Trong lĩnh vực chất lượng: Như hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo
tiêu chuẩn, quy chuẩn
NĂNG LỰC HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trang 8gười tiêu dùng muốn thực hiện được các điều khoản được ghi trong Luật là rất khó khăn bởi vì không phải ai cũng có được một kiến thức đầy đủ về pháp luật xuất hiện những tổ chức xã hội ra đời nhằm hỗ trợ hoặc đứng ra đại diện cho cá nhân
N
Tháng 5 năm 2011, anh Hồ Phú Quốc Cường ở quận Tân Phú, TP.HCM đến chi nhánh Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động ở đường
Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình mua một điện
thoại di động HTC Desire Black với giá gần 13 triệu
đồng Anh Cường đồng ý mua thêm gói dịch vụ bảo
vệ điện thoại với giá 1,8 triệu đồng Thế nhưng sau
đó một tuần, điện thoại bị mất, anh Cường đến chi
nhánh Công ty Thế giới Di Động nhờ xác định vị trí
điện thoại thì được giải thích do nhân viên quên, chưa kích hoạt thiết bị và xin lỗi khách hàng chứ không đồng ý đền bù Quá bức xúc, anh Cường gởi đơn đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, nhưng Hội này cũng không giải quyết được Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, do quyền của Hội có hạn, Hội chỉ còn cách chuyển tiếp hồ sơ lên Ban Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Sở Công thương để nhờ xem xét
Tâm lý người tiêu dùng thường không muốn đến cơ quan công quyền, pháp lý để giải quyết vì ngại tốn kém án phí, mất thời gian và nhiều lý do tế nhị khác Vì thế, hiện tại, Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM vẫn là nơi được nhiều người tiêu dùng tìm đến Tuy nhiên,
ít ai biết rằng, dù Hội này đã được thành lập gần 20 năm nhưng chưa bao giờ được cấp kinh phí để hoạt động Như vậy, ngay chính quyền lợi của Hội cũng chưa tự bảo vệ được
Dù Luật bảo vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 1/7, nhưng hiện nay tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến Trong khi Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền thì người tiêu dùng muốn đòi quyền lợi chính đáng của mình cũng còn phải chịu nhiều gian nan
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LƠI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trang 9Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là đạo luật tác động trực tiếp đến toàn bộ người tiêu dùng Việt Nam
uật Bảo vệ Người tiêu dùng đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011 Đây thực
sự là một dấu mốc quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ðể Luật Bảo vệ người tiêu dùng đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần đặt mình vào vị trí người tiêu dùng để từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng
L
Người tiêu dùng sẽ có 8 quyền cụ thể được thông qua:
1) Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: Quyền được có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu tinh thần…với giá trị hợp lý.
2) Quyền được an toàn: Quyền có những hàng hóa, dịch vụ an toàn (không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng).
3) Quyền được thông tin: Được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác
và đầy đủ về các hàng hóa, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác Bao gồm việc được bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa gạt.
4) Quyền được lựa chọn: Có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép, lừa dối hoặc làm lạc hướng…với chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với giá cả.
5) Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, cả đối với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh Bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng.
6) Quyền được khiếu nại và bồi thường: Người tiêu dùng khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòi hỏi được bồi thường hợp lý những thiệt hại chính đáng của mình, kể cả quyền khiếu nại hoặc kiện trước tòa án.
7) Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: Người tiêu dùng được quyền bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng suốt trong lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;có được cuộc sống tiêu dùng hợp lý; có thể tự bảo vệ mình và góp phần cho phát triển của xã hội.
Trang 108) Quyền có được môi trường sống lành mạnh và bền vững: Được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được sống xứng đáng, không bị đe dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Luật đã dành hẳn một chương nêu khá rõ về trách nhiệm của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có 6 Chương và 51 Điều
Trong Luật có một số điểm mới đáng chú ý như quy định về vấn đề bảo vệ thông tin
cá nhân của người tiêu dùng; quy định trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin; quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng; quy
định rõ hơn về trách nhiệm bảo hành; quy định về trách
nhiệm thu hồi hàng hóa; quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; quy định
về việc người tiêu dùng hoặc tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định cho phép tổ
chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có
quyền khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
quy định về quyền thực hiện nhiệm vụ gắn với quản lý nhà
nước của tổ chức xã hội; quy định về tổ chức hòa giải, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng trọng tài; quy định về thủ tục rút gọn tại tòa án để giải quyết các vụ việc liên quan đến người tiêu dùng; quy định về miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi trong các vụ án liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định về miễn tạm ứng án phí, lệ phí tòa án khi người tiêu dùng hoặc tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện; Luật cũng bổ sung hình thức đưa vào danh sách công khai đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo tính răn đe
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DỄ BỊ XÂM HẠI
Trang 11ảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ lâu đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhưng tại Việt Nam, đây là một vấn đề rất mới mẻ Việc ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng thực sự là một dấu mốc quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tuy nhiên, để làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần có
sự nỗ lực chung của các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và của chính người tiêu dùng Hay nói cách khác, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thì việc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới
có hiệu quả
B
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, 55% người tiêu dùng không biết mình có quyền gì Trong khi đó, có tới tám quyền của người tiêu dùng Người tiêu dùng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Năm 2010, Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế (CI) đã đưa ra chủ đề hành động để bảo vệ người tiêu dùng trong năm đó là: “Tiền của chúng ta, Quyền của chúng ta” Chủ đề này cho thấy, người tiêu dùng cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của mình để
có thể lựa chọn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phù hợp cho mình cũng như có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm
Với khẩu hiệu “Tiền của chúng ta, quyền của
chúng ta”, người tiêu dùng cần sử dụng đồng tiền của
mình một cách hiệu quả nhất để mua các loại hàng
hoá, dịch vụ vì họ có quyền lực rất lớn đối với các nhà
sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, họ thường là người yếu
thế, đôi khi còn thiếu tự tin để đứng lên bảo vệ chính
mình Do đó, người tiêu dùng cần đoàn kết lại để bảo
vệ quyền lợi của mình, có quyền đòi hỏi chất lượng
hàng hoá, dịch vụ phải tương xứng với đồng tiền mình bỏ ra, thái độ của người phân phối kinh doanh cần ân cần, trọng thị, đúng mực, hàng hoá phải bảo hành, dịch vụ chu đáo.
BẤT CẬP