Cùng với tâm lý sính hàng ngoại của đa số các bậc cha mẹ, sữangoại mặc dù có giá cả rất cao song người tiêu dùng vẫn “cắn răng” mua với hy vọng concái được khoẻ mạnh, thông minh hơn.Nhữn
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng và áp lực cạnh tranh ngàycàng khốc liệt như hiện nay, một trong những vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp là phải nắm bắt được các thông tin thị trường một cách chính xác
và nhanh nhạy Khi mà xu hướng cầu quyết định cung ngày càng trở nên rõ nét hơn thìcông tác phân tích và dự báo cầu trong doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn baogiờ Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trongmột thị trường “nóng” như thị trường sữa Việt Nam nói chung và thị trường sứa bột trẻ
em nói riêng
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc
độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt.Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, khi đấtnước gia nhập WTO thì lại là “ăn ngon, mặc đẹp” Sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng
là nhu cầu nhất thiết của đời sống con người Nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sảnxuất phân phối sữa (nhập ngoại) thì hiện nay đã có hơn 20 hãng sữa nội địa và rất nhiềudoanh nghiệp phân phối sữa chia nhau thị trường tiềm năng 80 triệu dân Thị trường tiêuthụ sữa hiện nay đang tăng mạnh với nhiều loại mặt hàng đa dạng phong phú Tổnglượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 – 20% /năm Về mức tiêuthụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12lần so với những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụsữa sẽ tăng từ 15-20% (tăng theo thu nhập bình quân) Sản phẩm sữa là sản phẩm dinhdưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày- với trẻ em, thanh thiếu niên, người trung tuổi
và cả những người cao tuổi-sữa có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ Trên thị trường có rất nhiềuloại ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khoẻ… Nhưng các sản phẩm này về chất lượng và
độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa Trong đó, sữa bột trẻ em là một sảnphẩm hết sức nhạy cảm do tâm lý của các bậc cha mẹ luôn muốn dành cho con em mình
Trang 2những gì tốt đẹp nhất Cùng với tâm lý sính hàng ngoại của đa số các bậc cha mẹ, sữangoại mặc dù có giá cả rất cao song người tiêu dùng vẫn “cắn răng” mua với hy vọng concái được khoẻ mạnh, thông minh hơn.
Những nguyên nhân đó làm cho việc phân tích và dự báo cầu đối với sản phẩmsữa bột là vô cùng cần thiết nhằm có những bước đi phù hợp để nâng cao khả năng cạnhtranh của sản phẩm sữa nội so với sữa ngoại
1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Đứng trước những những thực trạng trên, qua quá trình tìm hiểu thị trường sữa bộttrẻ em tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “ phân tích và ước lượng cầu mặthàng sữa bột trẻ em trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”
Đề tài tập trung phân tích các lý luận về cầu, phân tích và dự báo cầu, thực trạngphát triển, cách thức triển khai dự án dự báo và ước lượng cầu và đưa ra các giải phápnhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sữa bột trẻ em nội so với sữa ngoại
1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống hoá các lý luận cơ bản liên quan tới cầu, phân tích và dự báo cầu, cũngnhư tầm quan trọng của công tác phân tích và dự báo cầu trong doanh nghiệp
Phân tích thực trạng phát triển thị trường sữa nói chung và thị trường sữa bột trẻ
em nói riêng Đồng thời phân tích và ước lượng cầu sản phẩm sữa bột trẻ emm trên địabàn Hà Nội
Rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sữa bột trẻ em sản xuấttrong nước với sữa ngoại trên thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường nội địa nóichung
1.4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Cầu về sữa bột trẻ em
Trang 3Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Để đảm bảo tính cập nhập của đề tài, đề tài tập trung nghiêncứu cầu sản phẩm sữa bột trẻ em từ năm 2007 đến nay
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên bàn thành phố Hà Nội
1.5 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Những lý luận cơ bản về phân tích và dự báo cầu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phân tích cầu sản phẩm sữa
bột trẻ em trên thị trường Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sữa bột
trẻ em nội so với sữa ngoại trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Trang 4CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
2.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU
2.1.1 Kh
i niệm cầu
Khái niệm cầu: “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (giả định các yếu
Một khái niệm quan trọng nữa khi nhắc đến cầu là lượng cầu “Lượng cầu là lượnghàng hoá và dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã chotrong một khoảng thời gian nhất định” [1, Tr33]
2.1.2 Cầu cá nhân, cầu thị trường
Cầu cá nhân: chỉ tồn tại nếu cá nhân đó sẵn sang và có khả năng mua, phụ thuộc
2 yếu tố: giá cả thị trường, lượng tiền mà cá nhân có
Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hóa dịch vụ mà mọi người sẵn sang và có
khả năng mua ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
Để hiểu rõ hoạt động của từng thị trường, chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cánhân riêng lẻ Giả sử, người tiêu dùng A mua sữa cho gia đình trong 1 tháng A có biểucầu
Trang 5Bảng 2.1.Biểu cầu mặt hàng sữa của cá nhân A
“Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định” (giả định cácyếu tố khác không đổi) [1, Tr 34]
Có thể minh họa biểu cầu bằng đồ thị “Đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượngcầu và giá gọi là đường cầu” [1,Tr 35] Theo đó quy ước: trục tung biểu diễn giá (P), còntrục hoành biểu diễn lượng cầu (Q)
Cầu thị trường là tổng hợp của tất cả cầu cá nhân Đường cầu thị trường là tổngtheo chiều ngang của các đường cầu cá nhân Với mỗi mức giá trên trục tung và sảnlượng trên trục hoành, chúng ta phải cộng các lượng cầu cá nhân tại cùng một mức giá
Độ dốc của đường cầu thị trường thường thoải hơn đường cầu cá nhân
Vẫn lấy ví dụ về thị trường sữa như trên Giả sử có 3 cá nhân tham gia vào thịtrường này là A, B, C và họ có biểu cầu :
Bảng 2.2 Biểu cầu thị trường sữa
Cầu thị trường đối với sản phẩm sữa được xác định bằng tổng hợp toàn bộ cầu củacác cá nhân Đường cầu thị trường cho biết lượng cầu thị trường đối với vở viết ở mỗimức giá nhất định
Trang 6Giá cao hơn dẫn đến lượng cầu giảm là vì mỗi một hàng hoá có thể được thay thếbởi các hàng hoá khác Khi giá của hàng hoá nào đó cao lên, người ta sẽ tìm mua cáchàng hoá thay thế để sử dụng Ví dụ, khi giá sữa tăng lên thì cầu đối với vở sẽ giảmxuống.
Giả sử ban đầu thị trường sữa cân bằng tại E: giá cân bằng là P0, lượng cân bằng là
Q0 Nếu giá tăng từ P0 lên P1 sẽ làm lượng cầu giảm từ Q0 xuống Q1 Ngược lại, khi giágiảm từ P0 xuống P2 sẽ làm lượng cầu tăng từ Q0 lên Q2
Trang 7Q1 Q0 Q2
Hình 2.2.Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu
2.1.4 Các yếu tố tác động đến cầu và hàm cầu
2.1.4.1 Các yếu tố tác động đến cầu
Ngoài giá của bản thân hàng hoá, dịch vụ, cầu còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a Thu nhập của người tiêu dùng (M)
Thu nhập là yếu tố quan trọng tác động đến cầu Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng mua của người tiêu dùng
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.Tuy nhiên phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức thay đổi của cầu sẽ khácnhau
Mặc dù sự tăng lên của thu nhập dẫn đến sự tăng cầu đối với hầu hết hàng hóa, nókhông dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại hàng hóa Khi thu nhập tăng lên thì cầuđối với hàng hoá thông thường, hàng cao cấp, hàng hoá xa xỉ cũng tăng lên và cầu đối vớihàng hoá thức cấp sẽ giảm đi Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ hay ở các thị trường khác nhau thì
sự phân loại đâu là hàng hóa xa xỉ, thông thường hay thứ cấp cũng có sự khác nhau
b Giá cả của hàng hóa có liên quan (P R )
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa Nó cònphụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan Các hàng hóa liên quan này chia làm hai loại:hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung
Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác Thí
dụ cà phê và chè có thể được coi là những hàng hoá thay thế cho nhau Khi giá của mộtloại hàng thay đổi thì cầu đối với loại hàng kia cũng thay đổi
Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác Thí dụ
cà phê và sữa có thể được coi là bổ sung cho nhau
Trang 8Cầu đối với cà phê khi giá chè tăng lên P
Q
D0 D1
Cầu đối với cà phê khi giá sữa tăng lên P
Q D1 D0
Hình 2.3 Cầu của hàng hoá thay thế Hình 2.4.Cầu của hàng hóa bổ sung
c Thị hiếu của người tiêu dùng (T)
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng Thị hiếu là sở thích hay
sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Cầu về hàng hóa tỷ lệthuận với thị hiếu của người tiêu dùng
d Kỳ vọng về giá của hàng hóa trong tương lai (P e )
Trang 9Cầu đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố kỳvọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả củahàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa đó sẽgiảm xuống và ngược lại Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về số lượngngười tiêu dùng cũng sẽ tác động đến cầu với hàng hóa.
e Dân số (N)
Nhìn chung đối với mỗi mức giá, lượng cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nào đốivới thị trường đông dân cư sẽ lớn hơn thị trường ít dân cư Cho dù thị hiếu, thu nhập vàcác yếu tố khác là như nhau điều này vẫn sẽ đúng, đơn giản là vì thị trường nào đông dân
cư thì sẽ tiêu dùng nhiều hơn về mặt hàng nào đó
Ngoài ra thì các nhân tố khác như thiên tai, chính sách của Nhà nước, quảng cáo…cũng có ảnh hưởng đến cầu thị trường
2.1.4.2 Hàm cầu tổng quát
Từ việc xác định các yếu tố xác định hàm cầu, ta có thể xác định được phươngtrình đường cầu tổng quát có dạng:
QD = F (P, M, PR, T, PE,…)Trong đó: - QD là lượng cầu hàng hoá
- P là giá cả của bản thân hàng hoá đó
- PR là giá cả của hàng hoá có liên quan
- M là thu nhập của người tiêu dùng
- T là thị hiếu (hay sở thích) của người tiêu dùng
- N là dân số
- PE là các kỳ vọng
Trang 10Hàm cầu tổng quát biểu diễn dưới dạng tuyến tính:
QD = a + bP + cM + dPR + eT + fPE + gNTrong đó: a là hệ số chặn Các hệ số góc (b, c, d, e, f và g) đo ảnh hưởng đối vớilượng hàng hoá được tiêu thụ khi thay đổi một trong các biến (P, M, PR, T, PE và N) khicác đại lượng khác không đổi Khi hệ số góc của một biến nhất định là số dương (âm)lượng cầu sẽ tỷ lệ thuận (tỷ lệ nghịch với biến đó)
Ngoài ra cũng có thể biểu diễn đường cầu dưới dạng phi tuyến Dạng thôngdụng nhất là dạng loga tuyến tính:
QD = aPbMcPRdTePEfNg
2.1.4.3.Độ co giãn của cầu theo giá
Phản ánh bằng phần trăm thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng đóthay đổi 1%
2.2 PHÂN TÍCH CẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẦU
2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu
Trang 112.2.1.1 Khái niệm về phân tích cầu
“Phân tích cầu là quá trình thiết kế, thu thập, xử lý thông tin về tình hình tiêu dùngcủa người tiêu dùng và báo cáo kết quả phân tích thông tin cần thiết phục vụ cho việc raquyết định của nhà quản trị” [3, Tr 28]
Như vậy, để phân tích cầu tốt cần nhìn nhận, đánh giá, bóc tách tất cả các nhân tốảnh hưởng đến cầu Đó là quá trình nghiên cứu tất các các nhân tố trực tiếp cũng nhưgián tiếp ảnh hưởng đến cầu Nó được bắt đầu từ quan sát khảo sát thực tê, thu thập chotới phân tích và xử lý số liệu
2.2.1.2 Sự cần thiết của phân tích cầu
Phân tích cầu là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinhdoanh trong bất kỳ ngành nghề nào Công tác phân tích cầu càng trở nên quan trọng hơntrong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi mà cầu ngày càng có xu hướng quyếtđịnh cung
- Phân tích cầu cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin chính xác và kịp thời vềtình hình giá cả, thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh
- Phân tích cầu giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động của chính bảnthân mình, tìm ra được những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu, thiềusót để khắc phục
- Phân tích cầu giúp doanh nghiệp phát hiện được các nhân tố ảnh hưởn tới cầu sảnphẩm của doan nghiệp, đồng thời đánh giá được mức độ của các nhân tố tác độngđến cầu
- Thông qua phân tích cầu, doanh nghiệp sẽ có những quyết định kinh doanh đúngđắn và kịp thời Do doanh nghiệp đã đánh giá, nắm bắt được tình hình thị trườngcũng như nội tại trong doanh nghiệp
Trang 12Do đó, doanh nghiệp cần có sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động phân tích cầu Làmtốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu những rủi rocho doanh nghiệp.
2.2.2 Các phương pháp phân tích cầu
2.2.2.1 Phương pháp phân tích gián tiếp
Đây là phương pháp đơn giản, doanh nghiệp nghiên cứu cầu thị trường hiện tạithông qua các tài liệu sẵn có: như hồ sơ lưu trữ của công ty về các kết quả nghiên cứutrước đây, nguồn dữ liệu nội bộ của công ty, nguồn dữ liệu bên ngoài… Dựa vào nhữngtài liệu này, doanh nghiệp có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, tập trung phântích những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến cầu thị trường, từ đó giảm chi phí cũng nhưthời gian nghiên cứu Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là không tiếp xúc trựctiếp với người tiêu dùng, các dữ liệu có thể không nói lên nhu cầu hiện tại của thị trường,nên nó không mang tính cập nhật và khách quan
2.2.2.2 Phương pháp điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng
Điều tra, nghiên cứu người tiêu dùng là việc xem xét xem người tiêu dùng sẽ phảnứng như thế nào với những thay đổi cụ thể trong giá, thu nhập, giá của các hàng hóa cóliên quan, các chi phí quảng cáo và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác Công việc này cóthể tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp người tiêu dùng, hoặc sử dụng các phiếu điều tra docác chuyên gia marketing thiết kế và chuyển đến người tiêu dùng trả lời, hoặc quan sáttrực tiếp hành vi của người tiêu dùng… Về mặt lý luận, các câu hỏi điều tra người tiêudùng có thể cung cấp một phần lớn thông tin hữu ích cho doanh nghiệp Thực tế cácthông tin này có thể không chính xác vì người tiêu dùng đôi khi hoặc không thể hoặckhông sẵn sàng trả lời một cách trung thực Phương pháp này đôi khi phát sinh chi phícao nếu quy mô của mẫu điều tra là lớn và cần sự phân tích tỷ mỉ
2.2.2.3 Phương pháp thí nghiệm trên thị trường
Trang 13Một trong những phương pháp thường được tiến hành là lựa chọn một số thịtrường có những đặc điểm kinh tế, xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một
số thị trường, thay đổi hình thức xúc tiến bán hàng ở một số thị trường, thay đổi bao bì ởmột số thị trường khác và ghi chép lại các phản ứng của khách hàng ở các thị trường khácnhau Dựa vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khácnhau như: tuổi tác, giới tính, thu nhập và giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hànghoá
Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là phản ánh được tính khách quan của thịtrường và người tiêu dùng biểu hiện cầu của họ một cách tự nhiên Tuy nhiên, phươngpháp này rất tốn kém Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệptrong chính sách định giá và trong việc thử nghiệm các phương án xúc tiến bán hàng đốivới các sản phẩm lần đầu đưa ra thị trường
2.2.2.4 Phương pháp kinh tế lượng
Đây là sự phân tích về lượng các vấn đề kinh tế hiện thời dựa trên việc vận dụngđồng thời lý thuyết và thực tế
Phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Nêu giả thiết về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế
Bước 2: Thiết lập hàm số cầu
Theo phần trên ta đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến cầu Và mối quan hệgiữa lượng cầu và các nhân tố trên được gọi là hàm cầu tổng quát Hàm cầu tổng quát códạng:
QD = F (P, M, PR, T, PE, N…)
Bỏ qua biến T và PE khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và xác định kỳ vọng về giá
cả Như vậy, hàm cầu có dạng:
Trang 14QD = F (P, M, PR, N)
Hàm cầu thực nghiệm tuyến tính có dạng:
QD = a + bP + cM + dPR + eNDấu dự tính của các hệ số:
b: mang dấu âm
c: mang dấu dương đối với hàng hóa thông thường và mang dấu âm đối với hànghóa thứ cấp
d: mang dấu dương nếu là hàng hóa thay thế và mang dấu âm nếu là hàng hóa bổsung
e: mang dấu dương
Hàm cầu thực nghiệm phi tuyến
Dạng thông dụng nhất là dạng loga tuyến tính
Q = aPbMcPRdNe
Để ước lượng dạng hàm cầu này phải chuyển về loga tự nhiên
lnQ = lna + blnP + clnM + dlnPR + elnN
Bước 3: Thu nhập các số liệu trong hàm cầu Kinh tế lượng yêu cầu phải có số
lượng mẫu lớn để đảm bảo độ tin cậy của kết quả ước lượng
Bước 4: Tiến hành ước lượng các tham số Kiểm định ý nghĩa thống kê, và ý nghĩa
kinh tế của các hệ số, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
2.3 DỰ BÁO CẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CẦU
2.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự báo cầu
2.3.1.1 Khái niệm về dự báo cầu
Trang 15“Dự báo cầu là việc tiên lượng một mức nhu cầu cụ thể trong tương lai và trongmôi trường xác định” [3, Tr 37] Dự báo cầu là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứucầu thị trường.
2.3.1.2 Sự cần thiết của dự báo cầu
Dự báo cầu là một hoạt động rất cần thiết của doanh nghiêp
- Nó phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: Dựa trên các kếtquả của dự báo cầu, doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch kinh doanh hợp lý
và hiệu quả, phù hợp với tình hình thị trường cũng như của doanh nghiệp
- Tăng khả năng nắm bắt cơ hội và Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: dựa trên kếtquả của dự báo cầu, doanh nghiệp có thể tiên liệu được một số tình huống có thểxảy ra để chủ động nắm bắt cơ hội cũng như có những đề phòng với rủi ro
Qua đó, dự báo cầu góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, tận dụng một cách tối ưu các nguồn lực của doanh nghiêp
2.3.2 Các phương pháp dự báo cầu thị trường
Khi tiến hành dự báo cầu của 1 mặt hàng cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý sốliệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trongtương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng) Tuy nhiên dự đoán cầu cũng cóthể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo địnhtính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo
Sau đây là một số phương pháp dự báo cầu thị trường mà nhóm nghiên cứu đã tìmhiểu:
2.3.2.1 Phương pháp ngoại suy
Một trong những kỹ thuật đơn giản nhất là giả định rằng diễn biến của các biếnđang dự đoán trong tương lai cũng giống như trong quá khứ Đây là cơ sở của việc dựbáo Ở mức cơ bản nhất, phương pháp này giả định rằng lượng bán năm sau sẽ bằng
Trang 16Các ước lượng cho các thời kỳ tương lai
Lượng bán
lượng bán năm nay hoặc tỷ lệ tăng lượng bán năm sau bằng tỷ lệ tăng lượng bán nămnay Một cách phức tạp hơn là xác định những xu hướng trong quá khứ gần rồi ngoại suynhững xu hướng này trong tương lai Hình 2.8 minh họa quá trình này
Các điểm chấm rải rác trên hình 2.8 biểu thị lượng bán trong thời kỳ gần đây vàđường thẳng nét liền được xem như tập hợp tốt nhất cho các điểm này Sự mở rộng xuhướng này trong tương lai được đánh dấu bằng nét đứt cho ta dự đoán về lượng bán trongcác thời lỳ tương lai Nhược điểm cơ bản của phương pháp là không đưa ra những suyluận về các nhân tố ảnh hưởng cầu mà chỉ giả định rằng yếu tố duy nhất cần phải tính đến
là thời gian Nó cũng giả định rằng mối quan hệ giữa thời gian và biến đang dự đoán làmối quan hệ trong đơn giản và tồn tại cả trong dài hạn
(Nguồn:Giáo trình kinh tế quản lý)
2.3.2.2 Dự báo theo mùa vụ - chu kỳ
Trang 17Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ: Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể biểu hiện sựbiến động đều đặn có tính mùa vụ hoặc chu kỳ Khi ước lượng theo xu hướng tuyến tínhthông thường, có thể có sai lệch trong dự báo Ta có thể sử dụng biến giả Nếu có N giaiđoạn mùa vụ thì sử dụng N-1 biến giả Biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó,bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác.
Ví dụ dự báo bán hàng cho 4 quý năm 2009
Qt = a + b*t +c1*D1 + c2*D2 + c3*D3
Trong đó:
Qt là mức tiêu thụ
D1 = 1 nếu quan sát rơi vào quý I, bằng 0 nếu vào quý II, III, IV
D2 = 1 nếu quan sát rơi vào quý II, bằng 0 nếu vào quý I, III, IV
D3 = 1 nếu quan sát rơi vào quý III bằng 0 nếu vào quý, I, II, IV
Sau đó sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các hệ số (có thể sử dụng phầnmềm Eview):
¿ = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian
Sử dụng kiểm định T hoặc p-value để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ sốước lượng
2.3.2.3 Dự báo định tính
Trang 18Điều tra và thăm dò ý kiến thường được sử dụng để thực hiện những dự đoán ngắnhạn khi không có số liệu định lượng.
a.Thăm dò ý kiến
Lượng bán của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ chung của hoạt độngkinh tế và lượng bán của cả ngành và chúng còn phụ thuộc vào các chính sách của doanhnghiệp Doanh nghiệp có thể dự đoán lượng bán của bản thân mình bằng việc thăm dò ýkiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp
- Thăm dò ý kiến người lãnh đạo: Doanh nghiệp có thể thăm dò ý kiến của banquản lý cao nhất từ các bộ phận bán hàng, tài chính và các bộ phận tổ chức về lượng bánhàng của doanh nghiệp trong quý hoặc năm tới Mặc dù sự nhìn nhận cá nhân của nhữngngười này mang tính chủ quan nhưng bằng việc lấy trung bình các ý kiến của các chuyêngia có hiểu biết nhiều nhất về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp thì có thể hyvọng có một dự đoán tốt Cũng có thể thăm dò ý kiến của các chuyên gia bên ngoài Đểtránh ảnh hưởng bắt chước có thể sử dụng phương pháp Delphi Các chuyên gia được hỏi
ý kiến riêng và sau đó cung cấp câu trả lời mà không chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm
b Quan tâm đến triển vọng nước ngoài
Ngày nay các doanh nghiệp không chỉ chú trọng thị trường trong nước mà đangtìm kiếm nhiều thị trường nước ngoài Doanh nghiệp phải cạnh tranh với cả ở trong nước
và các doanh nghiệp nước ngoài.Vì thế, rất quan trọng nếu dự đoán những thay đổi trongcác thị trường ngoài nước vì nó ảnh hưởng không chỉ đến thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp mà còn ảnh hưởng đến cạnh tranh trong nước
Trang 192.3.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy
Đây là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu, là một loại hình phương pháphiện đại Nội dung cơ bản của phương pháp là giải thích những giá trị được nhận thấytrong quá khứ bằng phương trình hồi quy Thực chất của phương pháp này là phản ánhmối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng với nhau
Một số cảnh báo khi thực hiện dự báo:
Dự báo càng xa tương lai thì khoảng biến thiên hay miền không chắc chắn cànglớn
Mô hình dự đoán được xác định sai, thiếu biến quan trọng, sử dụng dạng hàmkhông tin cậy đều làm giảm độ tin cậy của dự báo
Dự báo thường thất bại khi xuất hiện điểm ngoặt dẫn đến sự thay đổi đột ngột củabiến quan sát
2.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC
Qua quá trình tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận với 1
số đề tài như sau:
1 “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH thương mại FC trênđịa bàn Hà Nội đến năm 2010” – Luận văn tốt nghiệp – Nguyễn Thị Lệ - khoakinh tế - Trường đại học Thương Mại, Đề tài đã đi sát vào mục tiêu nghiên cứu,ước lượng cầu bằng việc sử dụng phần mềm kinh tế lượng và đưa ra được nhữnggiải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa bột cho phụ nữ mang thai củacông ty Tuy nhiên đây là một sản phẩm sữa ngoại Cho nên, các giải pháp và kiếnnghị đưa ra chưa đứng dưới góc độ nâng cao khả năng cạnh tranh của sữa nội sovới sữa ngoạị trước thực trạng thị phần sữa bột trẻ em hiện nay chủ yếu thuộc vềcác hãng sữa nước ngoài
2 “Phân tích cầu và một số giải pháp phát triển thị trường diêm Thống Nhất khu vưcthị trường phía Bắc tại công ty cổ phần diêm Thống Nhất”- Luận văn tốt nghiệp –
Trang 20Trịnh Thị Thắm – Khoa kinh tế - Trường đại học Thương Mại Công trình đã gỉaiquyết được các vấn đề về mặt lý luận như cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu …vàđưa ra được một số giải pháp nhằm phát triển thị trường diêm Thống Nhất Tuynhiên, công trình chưa dự báo được cầu về sản phẩm của công ty trong tương laimột cách định tính cụ thể.
3 Bài viết “ngành sữa Việt Nam trên con đường hội nhập” của tiến sỹ Tống XuânChinh – cục chăn nuôi Việt Nam Tiến sỹ đã phân tích những thực trạng cũng nhutriển vọng phát triển của ngành sữa Việt Nam Tuy nhiên, do tính chất phân tíchchung về ngành sữa nên chưa đi sâu vào phân tích đối với sản phẩm sữa bột trẻ
em nói riêng để có những nhìn nhận cụ thể hơn về vấn đề này
2.5 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.5.1 Những nhân tố tác động đến cầu về sữa bột trẻ em
Giá sữa bột trẻ em nội :
Giá là một trong những nhân tố đầu tiên và có tác động mạnh nhất đối vớicầu bất kỳ sản phẩm nào Cầu sản phẩm sữa bột trẻ em cũng không nằm ngoàiquy luật này Khi giá sữa bột trẻ em tăng (trong điều kiện các yếu tố khác khôngthay đổi) thì cầu sữa bột trẻ em sẽ giảm và ngược lại khi giá sữa bột trẻ em giảmthì cầu sữa bột trẻ em sẽ tăng
Giá sữa bột trẻ em nhập ngoại:
Sữa bột trẻ em ngoại là hàng hoá thay thế với sữa bột trẻ em nội trong tiêudùng Do đó, khi giá sữa bột trẻ em ngoại tăng thì có mộ lượng người tiêu dùng sẽchuyển từ tiêu dùng sản phẩm sữa ngoại sang sữa nội làm cho cầu sản phẩm sữanội tăng lên Ngược lại, giá sữa ngoại giảm sẽ hấp dẫn người tiêu dùng mua sảnphẩm sữa ngoại hơn, làm cho cầu về sản phẩm sữa nội giảm (trong điều các yếu tốkhác không thay đổi)
Thu nhập trung bình của người dân Hà Nội:
Sữa là một loại hàng hoá thông thường Nên khi thu nhập của người dân HàNội tăng lên, mức thu nhập mà họ dành chi tiêu cho sản phẩm sữa bột trẻ em cũngtăng lên làm tăng cầu sản phẩm sữa bột trẻ em trên địa bàn Hà Nội Ngược lại, thu
Trang 21nhập trung bình của người dân Hà Nội giảm, cầu sữa bột trẻ em cũng giảm (trongđiều kiện cố định các yếu tố khác)
Số lượng dân số trong độ tuổi 0 – 6 tuổi:
Dân số trong độ tuổi 0 – 6 tuổi là những người trực tiếp tiêu dùng sản phẩmsữa bột trẻ em Do đó, nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới cầu sản phẩm sữa bộttrẻ em trên thị trường Hà Nội Nếu số lượng trẻ trong độ tuổi này tăng thì cầu sảnphẩm sữa bột trẻ em trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng Và ngược lại, khi số trẻ trong độtuổi này giảm thì cầu sữa bột trẻ em cũng giảm (trong điều kiện cố định các yếu tốkhác)
Thị hiếu của người tiêu dùng:
Thị hiếu là một trong những nhân tố có tác động tới cầu các sản phẩm Đốivới sản phẩm sữa bột trẻ em nội trên địa bàn Hà Nội, thị hiếu tiêu dùng càng có tácđộng rõ nét hơn so với các sản phẩm khác Tâm lý “sính hàng ngoại” của ngườitiêu dùng đã làm cho cầu sản phẩm sữa nội suy giảm đáng kể
Ngoài các nhân tố cơ bản trên còn có một số nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu sữa bột trẻ em nội trên thị trường Hà Nội như: tình hình kinh tế Việt Nam, pháp luật, văn hoá xã hội….
2.5.2 Phương pháp phân tích, ước lượng cầu sản phẩm sữa bột trẻ em nội
Có nhiều phương pháp phân tích và ước lượng cầu Tuy nhiên, trong phạm vi đề tàinày, nhóm nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp phân tích định lượng sử dụng
mô hình kinh tế lượng
Coi sữa bột trẻ em là hàng hóa thông thường, do đó khi tiến hành ước lượng cầu sữa bột trẻ em, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy cầu sữa bột trẻ em trên địa bàn
Hà Nội bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá sữa bột trẻ em nội, giá sữa bột trẻ em ngoại, thu nhập của người dân và dân số
Bước 1: Xây dựng phương trình cầu về sữa bột trẻ em:
Trang 22Hàm cầu: Q = a + b*P1 + c*P2 + d*M + eN
Trong đó: Q là lượng cầu về sữa bột trẻ em (hộp)
P1 là giá sữa bột trẻ em của nội (VNĐ)P2 là giá sữa bột trẻ em ngoại
M là thu nhập bình quân người dân Hà Nội (VNĐ)
N là dân số Hà Nội (Người)Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu các biến có trong mô hình Dữ liệu thu thập cho ước lượng như sau:
Bước 3: Tiến hành ước lượng bằng phần mềm Eview theo phương pháp OLS được bảng kết quả hồi quy
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH
CẦU SẢN PHẨM SỮA BỘT TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1.Phương pháp thu thập số liệu:
Do số lương người tiêu dùng sản phẩm sữa bột trẻ em là rất lớn và có tính phân tántrên tán trên toàn bột thành phố Hà Nội, nên phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp) mànhóm nghiên cứu thực hiện trong đề tài này là phương pháp điều tra chọn mẫu sử dụngphiếu điều tra
Điều tra là khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện ra các quyluật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của cácđối tượng cần nghiên cứu Các tài liệu điều tra được sẽ là thông tin quan trọng về đốitượng cần cho các quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giảipháp khoa học hay giải pháp thực tiễn
Trang 23Nhằm phục vụ cho phân tích cầu về sữa bột trẻ em trên thị trường Hà Nội trong đềtài đã sử dụng phương pháp phiếu điều tra Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụlục 1.
Đối tượng điều tra : Những bậc cha mẹ có sử dụng sản phẩm sữa bột trẻ em chocon em mình Chúng tôi đã chọn đối tượng này để phát phiếu do đây là đối tượng có nhucầu trực tiếp về sản phẩm sữa bột trẻ em và là đối tượng nghiên cứu của đề tài này
Địa bàn điều tra: Hà Nội
Mẫu điều tra: gồm 200 người tiếu dùng được phát phiếu điều tra tại các gian hàngbán sản phẩm sữa bột trẻ em của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội như: Big C ThăngLong, Tultraco, siêu thị Tây Đô…
Cách thức chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên
Số phiếu phát ra: 250
Số phiếu thu về hợp lệ: 200 phiếu
Xử lý tài liệu: các tài liệu thu thập được được phân tích bằng phần mềm Eview
3.1.2.Phương pháp phân tích số liệu:
Khi phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu có sử dụng cả phương pháp phân tích định tính
và định lượng
- Phương pháp định tính: được nhóm nghiên cứu sử dụng để chỉ ra các lý luận cơ
bản về cầu, phân tích và dự báo cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu…
- Phương pháp phân tích định lượng: được sử dụng để đưa ra các bảng số liệu phục
vụ cho việc phân tích và dự báo cầu của công ty Để phân tích và dự báo cầu sảnphẩm, nhóm đã sử dụng phần mềm EVIEWS, các mô hính kinh tế lượng
3.2.VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT TRẺ EM HIỆN NAY VÀ CẦU SỮA BỘT TRẺ EM NỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.2.1.Khái quát về thị trường sữa bột trẻ em hiện nay
Trang 24Thị trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1,2%nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng GDP khoảng 6-8% mỗinăm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao (khoảng 20%) sẽ là một thịtrường tiềm năng để phát triển ngành sữa nói chung và sản phẩm sữa bột trẻ em nói riêng
Hơn nữa, như thống kê, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam năm
2008 là 14,8 lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ kháctrong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm,
Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40 lít/người/năm… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng củathị trường sữa còn rất lớn
Tốc độ tăng trưởng Đơn vị 2001-2005 2006-2008 2009-2010
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người %/năm 8,60 6,62 6,45
(Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)
Bảng 3.1: Mức tăng trưởng tiêu thụ sữa trong nước các giai đoạn
Sữa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị cókinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp Theo số liệu thống kê của ViệnDinh dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình quân hàng năm nhiều gấp 4lần người dân nông thôn
Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng các sản phẩm sữacàng ít Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa của các xã nghèo chỉ bằng mộtphần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo Trong tương lai khi mức thu nhập bìnhquân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn
Cơ cấu tiêu dùng đang có nhiều thay đổi Năm 2002 sữa bột chiếm khoảng 25%tổng khối lượng sữa tiêu thụ trong nước, nay chỉ còn khoảng 21% Trong khi sữa thanhtrùng, tiệt trùng gồm các loại sữa dinh dưỡng, sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa chua…đangtăng mạnh Sữa tươi tiệt trùng và sữa chua là hai ngành hàng có số người sử dụng cao
Trang 25nhất do giá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều lứa tuổi khác nhau Hiện nay trên thịtrường Việt Nam có tới hơn 300 loại sản phẩm sữa do các công ty trong nước sản xuất vànhập khẩu, cạnh tranh nhau khá gay gắt Các loại sản phẩm sữa có giá bán đắt nhất vàcũng là các loại sữa được tiêu thụ mạnh nhất là sữa cho trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữmang thai.
Thị trường sữa bột trẻ em tại Việt nam hiện nay đang nóng lên vì nhiều chủng loạisữa liên tục tăng giá và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi mà có ngày càng nhiều cáchãng sữa ngoại kinh doanh trên thị trường.Trong năm 2010 vừa qua, thị trường đã ghinhận tơí 16 lần tăng giá sữa
Hiện tại, thị trường sữa bột trẻ em dường như đang bị chi phối bởi các hãng sữangoại Hầu hết thị phần nằm trong tay các tên tuổi sữa nước ngoài như Abbott, MeadJohnson, và FrieslandCampina chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 26,8%, 13,9%, và26,7% Tiếp sau đó là các hãng sữa ngoại khác như Dumex, Nestlé…Đại diện cho hãngsữa trong nước là Vinamilk với 12.6% thị phần
(Thông tin ghi nhận từ các buổi trao đổi, phỏng vấn với đại diện công ty Vinamilk doCục QLCT tổ chức.)
Biểu đồ 3.1.Thị phần của một số hãng sữa lớn
Trang 26Như vậy có thể thấy thị trường sữa bột nói chung và thị trường sữa bột trẻ em là 1thị trường đầy tiềm năng Tuy nhiên, phần lớn thi phần lại thuộc về các hãng sữa ngoại.
Do đó, một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là nâng cao khả năng cạnh tranh củasữa nội so với sữa ngoại, tránh tính trạng bỏ ngỏ thị trường nội địa đầy tiềm năng nhưhiện nay
3.2.2Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sữa bột trẻ em tại Hà Nội
Giá sữa bột trẻ em nội và giá các sản phẩm sữa bột trẻ em ngoại : Giá sữa bột
trẻ em nội thấp hơn giá sữa cùng loại của các hãng nước ngoài khá nhiều: Trung bình giásữa bột trẻ em ngoại cao gấp 1,5 lần giá sữa trẻ em nội Điều này sẽ làm tăng cầu sảnphẩm sưa nội trên thị trường Hà Nội, đặc biệt là đối với những gia đình có thu nhập trungbình không cao
Thu nhập của các hội gia đình trên địa bàn Hà Nội: Hà Nội là khu vực có sự
phát triển kinh tế cao của Việt Nam Trong thời gian qua, những khó khăn của nền kinh tếcũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Hà Nội Xong trong những năm gần đây, thunhập của các hộ gia đình Hà Nội vẫn tăng đáng kể
Trang 27Biểu đồ 3.2.Thu nhập bình quân 1 gia đình Hà Nôi (2000 – 2008)
Sự tăng lên trong thu nhập của một hộ gia đình sẽ là nhân tố thúc đẩy tăng cầumạnh hơn đối với sữa bột trẻ em cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác
Số lượng dân số trong độ tuổi từ 0- 6 tuổi: trong những năm gần đây, cùng với xu
hướng tăng lên của dân số cả nước, dân số Hà Nội cũng tăng lên đáng kể (từ 2,8 triệunăm 2001 lên 3,4 triệu năm 2008 Với cơ cấu dân số trẻ, Hà Nội hứa hẹn là một thịtrường có sức cầu tăng mạnh trong những năm tới đối vơi các sản phẩm tiêu dùng trong
đó có mặt hàng sữa bột trẻ em
Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý “sính ngoại”.
Điều này càng đáng kể hơn đối với thị trường sữa bột trẻ em Đây là một trong nhữngkhó khăn rất lớn đối với Vinamilk cũng như các hãng sữa nội khác trong việc cạnh tranhvơí các hãng sữa ngoại đang nắm phần lớn thij trường
Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, sản phẩm sữa bột trẻ em nội mà tiêu biểu làcác sản phẩm của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ngày càng được ưu chuộnghơn do chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định, cũng như tác động không nhỏ
Trang 28của cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt” trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khănnhư hiện nay.
3.2.4 Thực trạng cầu về sữa bột trẻ em tại Hà Nội theo kết quả điều tra
Việc phân tích tổng hợp kết quả điều tra cho thấy:
3.2.4.1.Thị trường Hà Nội là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với sản phẩm sữa bột trẻ em
Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân các gia đình tại Hà Nội tương đốicao Trong 200 mẫu điều tra thu về, chỉ có 12% (tương ứng với 24 phiếu) có thu nhậptrung bình dưới mức 2 triệu đồng / 1 tháng Đa số gia đình có mức thu nhập khá từ 2 – 6triệu / tháng
Biểu đồ 3.3.Thu nhập TB hộ gia đình