1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập luật hiến pháp

62 1,9K 46
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 414,5 KB

Nội dung

1. Tại sao trong NN chủ nô và NN phong kiến chưa có HP - Chính thể của 2 NN trên là quân chủ chuyên chế (người đứng đầu là nhà vua với những quyền hành ko giới hạn, truyền ngôi theo hình thức thế tộc) - PL mang tính đặc quyền, đặc lợi (bảo vệ lợi ích của gc thống trị) - Nền thống trị của gcấp bóc lột thường mang tính chất bạo lực công khai, tàn bạo và hà khắc. - PL của 2 hình thức trên mang tính độc đoán (thể hiện và bảo vệ lợi ích của gc thống trị, không bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác trong XH) - PL của 2 hình thức trên duy trì và bảo vệ trật tự XH PK, duy trì sự bất bình đẳng giữa gc thống trị đối với gc nông dân và những người lao động khác.

ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP 1. Tại sao trong NN chủ nô và NN phong kiến chưa có HP - Chính thể của 2 NN trên là quân chủ chuyên chế (người đứng đầu là nhà vua với những quyền hành ko giới hạn, truyền ngôi theo hình thức thế tộc) - PL mang tính đặc quyền, đặc lợi (bảo vệ lợi ích của gc thống trị) - Nền thống trị của gcấp bóc lột thường mang tính chất bạo lực công khai, tàn bạo và hà khắc. - PL của 2 hình thức trên mang tính độc đoán (thể hiện và bảo vệ lợi ích của gc thống trị, không bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác trong XH) - PL của 2 hình thức trên duy trì và bảo vệ trật tự XH PK, duy trì sự bất bình đẳng giữa gc thống trị đối với gc nông dân và những người lao động khác. 2. Tại sao trước CM tháng 8/1945 ở VN chưa có HP. Phân tích về vấn đề HP do Chủ tịch HCM viết: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị (chế độ pkiến), rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta ko có hiến pháp, nhân dân ta ko được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có 1 hiến pháp dân chủ”. Trước CM tháng 8/1945 nước ta là nước thuộc địa nửa pkiến với chính thể quân chủ chuyên chế (liên hệ với câu 10)  nước ta chưa có HP. 3. Hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của HP 1946 12.1 Sự ra đời: - Sau CM T8 1945, NN VN ra đời  NN phải ban hành hệ thống PL để quản lý XH trong đó HP là đạo luật cơ bản trong hệ thống PL đó. - Ngày 20.9.1945 CP lâm thời ra Sắc lệnh thành lập ban dự thảo HP gồm 7 người do CT HCM đứng đầu. - Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo HP được công bố cho toàn dân thảo luận. - 02/3/1946, quốc dân đại hội họp phiên đầu tiên (QH khóa I, kỳ họp thứ nhất) tại Hà nội và bầu ra ban dự thảo HP gồm 11 người do CT HCM đứng đầu. - Ngày 09/11/1946, QH thông qua bản HP đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hoà. - Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bung nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh HP 1946 ko được chính thức công bố  tinh thần và nội dung của HP 1946 được áp dụng để điều hành mọi hoạt động của NN. 12.2 Tính chất, nhiệm vụ a) Tính chất: HP 1946 là HP dân chủ nhân dân. - Do nhân dân xây dựng nên thông qua cq đại biểu của mình  thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân. - Quy định quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị. ard1376703733.doc Trang 1/62 - Đặt nền móng cho việc XD bộ máy NN kiểu mới. Bộ máy NN đó là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. b) Nhiệm vụ: - HP là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là độc lập dân tộc và người cày có ruộng. 4. Hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của HP 1959 13.1 Sự ra đời Sau chiến thắng Điện biên phủ 1954, theo Hiệp định Giơnevơ 20.7.1954, nước ta tạm thời chia thành 2 miền. Việc thống nhất đất nước sẽ do chính quyền 2 miền hiệp thương trong vòng 5 năm nhưng trên thực tế hiệp định này bị phá hoại. - Miền Nam: Với sự giúp đỡ của đq Mỹ, chính quyền SG thành lập ra CP Việt Nam cộng hoà - Miền Bắc: Cải tạo và xây dựng XHCN: XD KT công nghiệp (gc công nhân), KT nông nghiệp (nông dân tập thể), KT tư sản (gc TS dân tộc bị cải tạo của NN). Gc địa chủ bị đánh đổ Với một cơ cấu chính trị thay đổi, nhiệm vụ CM thay đổi (độc lập dân tộc và CN XH)  NN phải ban hành HP mới và QH khoá 1 kỳ họp thứ 6 (19.12.1956 - 25.1.1957) đã ra Nghị quyết về sửa đổi HP 1946 để thành lập HP mới và thành lập uỷ ban dự thảo sửa đổi HP 1946. QH khoá 1, kỳ hợp thứ 11 đã thông qua HP 1959 vào ngày 31.12.1959 và được công bố ngày 01.1.1960 với tên HP của nước Việt Nam dân chủ CH. 13.2 Tính chất, nhiệm vụ a) Tính chất: Là HP của thời kỳ quá độ lên CNXH - Trong lĩnh vực chính trị: Điều 4, HP 1959 đã khẳng định tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân. - Về chế độ KT: Điều 9, HP 1959, tính XHCN trong lĩnh vực KTế thể hiện bằng việc cải tạo và XD nền KT theo định hướng XHCN. - Địa vị pháp lý công dân: mở rộng quyền tự do dân chủ công dân. Ngoài quyền và n/vụ cơ bản của công dân quy định trong HP 1946, HP 1959 quy định 1 số quyền và nghĩa vụ mới của công dân, nhất là những quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực KT (ví dụ: Công dân có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi; nghĩa vụ đóng thuế) - Về tổ chức bộ máy NN: HP 1959 xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. b) Nhiệm vụ của HP 1959 - Là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ CM, độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH. 5. Hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của HP 1980 14.1 Sự ra đời Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, nước ta đã hoàn toàn thống nhất. ard1376703733.doc Trang 2/62 Năm 1976 có nhiều sự kiện dẫn đến sự ra đời của HP 1980. - Đại hội 4 của Đảng: đã đề ra đường lối xây dựng và bảo vệ trong phạm vi cả nước. Để khẳng định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thể chế hoá đường lối của Đảng, chúng ta phải XD bản HP mới. - QH khoá 6 kỳ hợp thứ nhất (25.6.1976 - 3.7.1976): Tại kỳ họp này QH quy định nhiều vấn đề nhưng 1 số vấn đề sau liên quan đến ra đời HP 1980 + Đổi tên nước thành nước CHXHCN Việt Nam (2.7.1976) + Đặt tên thành phố Hồ Chí Minh thay cho Sài Gòn - Chợ Lớn. + Ra nghị quyết sửa đổi HP 1959 để ban hành HP mới, đồng thời ra Nghị quyết về thành lập uỷ ban dự thảo sửa đổi HP. - HP 1980 được QH khoá 6 kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 18.12.1980 với tên HP là HP nước CHXHCN Việt Nam và tính theo năm ban hành là HP 1980 14.2 Tính chất và nhiệm vụ của HP 1980 a) Tính chất: Là thời kỳ quá độ tiến lên CNXH - Về chính trị: + Khẳng định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (Điều 6) + Tính XHCN được thể hiện trong chính trị là đã xác định Đảng là lực lượng lãnh đạo NN và XH (Điều 4) + Ghi nhận quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động (Điều 3) + NN quản lý XH theo PL và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN (Điều 12) - Về KT: NN chủ trương XD KT có 2 thành phần: KT quốc doanh (dựa trên sở hữu toàn dân) và KT tập thể (dựa trên chế độ sở hữu tập thể). Sở hữu tập thể là cá nhân, hộ gia đình góp vốn, góp sức để sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tự nguyện dân chủ, cùng sở hữu và cùng hưởng lợi. - Trong lĩnh vực VH-XH: HP đã quy định việc xây dựng nền văn hoá và con người mới XHCN. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: HP 1980 mở rộng quyền tự do dân chủ của công dân. Công dân có nhiều quyền mang tính ưu việt (chữa bệnh, học, chữa bệnh, nhà cửa không mất tiền). - Tổ chức bộ máy NN: Vẫn xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. b) Nhiệm vụ của HP 1980 - Đều là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong phạm vi cả nước. 6. Hoàn cảnh ra đời, tính chất, nhiệm vụ của HP 1992 15.1 Sự ra đời - HP 1980 sửa đổi 2 lần: ard1376703733.doc Trang 3/62 + Lần 1: 18.12.1988: Sửa lời nói đầu. Lời nói đầu này không chỉ đích danh CN đế quốc, CN thực dân, CN bành trướng vì theo chính sách của Đảng ta tại ĐH 6 là đa dạng hoá và đa phương hoá qhệ quốc tế  sửa đổi. + Lần 2: 30.6.1989: Sửa 7 điều: điều 57 (quyền bầu cử và ứng cử. Theo HP này công dân đủ tuổi 21 có quyền bầu cử và tự ứng cử. HP 80 chỉ cho quyền bầu cử), điều 112, điều 113, điều 115, điều 122, điều 123, điều 125. Cùng với việc sửa 7 điều, QH ra nghị quyết sửa đổi cơ bản HP 1980 và ban hành HP mới và ra nghị quyết về thành lập uỷ ban dự thảo sửa đổi HP 1980. + QH khoá 8, kỳ họp thứ 11: thông qua ngày 15.4.1992 với tên gọi là HP nước CH XHCN Việt Nam nhưng theo năm ban hành là HP 1992. + HP 1980 thể hiện nhiều điểm duy ý chí và thiếu khách quan của NN nước ta. - Chính trị: quá đề cao nhân dân lao động - Kinh tế: Nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng lại chủ trương xây dựng nền KT có 2 thành phần. Theo quy luật của triết học là không phù hợp (các nước khác phải XD nền KT nhiều thành phần trước)  ta phạm sai lầm lớn trong quy luật PT KT  nước ta rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng về KT. 15.2 Tính chất - nhiệm vụ a) Tính chất Là Hp trong thời kỳ quá độ lên CNXH - Chính trị: + Đều khẳng định tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân (Điều 2, HP 1992) + Xác định Đảng là lực lượng lãnh đạo NN và XH (điều 4) + Không quy định quyền làm chủ của ND lao động (khác so với 1980) + Vẫn xác định NN quản lý XH bằng PL và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. - Về KT: + HP đã xác định chính sách KT ở điều 15 “NN ptr nền KT nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN, theo định hướng XHCN”. Cụ thể là 5 thành phần KT + Chế độ sở hữu: 3 chế độ sở hữu: SH toàn dân, SH tập thể, SH tư nhân nhưng vẫn chủ trương lấy chế độ SH toàn dân và SH tập thể làm nền tảng của chế độ KT. + HP 1992 quy định có 3 nguyên tắc quản lý nền KT. Chương này hầu như là chương hoàn toàn mới - VH - XH + HP 1992 quy định việc xây dựng nền VH con người mới XH CN. - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân + HP 1992 đã sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để đảm bảo tính hiện thực của chế định quyền cơ bản của công dân + HP 1992 xác định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. b) Nhiệm vụ ard1376703733.doc Trang 4/62 - Là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ CM là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện. 7. Các hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với NN và XH VN. - Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự ptriển của toàn XH trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực. - Đảng vạch ra những phương hướng và ngtắc cơ bản làm cơ sở cho việc xd và hoàn thiện NN, củng cố và ptriển hệ thống ctrị, thiết lập chế độ dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của ndân. - Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ (phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng đảng viên ưu tú .) - Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng = cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu . - Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức đảng .  Thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và XH là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo đk để NN và các tổ chức thành viên của hệ thống ctrị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động = những công cụ, ppháp và biện pháp cụ thể của mình. 8. Ý nghĩa của việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với NN và XH VN theo qui định của Điều 4 HP 1992 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp. Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháppháp luật. - HP 1946 ko có điều khoản riêng quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với NN & hệ thống chính trị. - HP 1959 đã thể hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với NN và hệ thống ctrị trong lời nói đầu của HP “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được những thắng lợi ard1376703733.doc Trang 5/62 vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà. Nhân dân ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông Nam châu á và thế giới.”  Đảng CS là 1 bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Từ khi giành được chính quyền đến nay, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống ctrị. 9. Vai trò của MTTQ VN trong quá trình hình thành cơ quan đại diện (Quốc hội và HĐND) Điều 9 HP 1992, đã được sửa đổi bổ sung năm 2001: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháppháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.” Luật Mặt trậnTổ quốc Việt Nam quy định vai trò của MTTQ VN trong quá trình hình thành cơ quan đại diện (Quốc hội và HĐND) thể hiện tại: Điều 8. Tham gia công tác bầu cử Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 10. Vai trò của MTTQ VN trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của của các cq NN Điều 12. Hoạt động giám sát 1. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. 2. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây: A) Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; ard1376703733.doc Trang 6/62 B) Tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước; C) Thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát. Khi nhận được kiến nghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật. 11. Vai trò của MTTQ VN trong hoạt động lập pháp. Điều 9. Tham gia xây dựng pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật với các nội dung sau đây: 1. Kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh; 3. Cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lý nhà nước 4. Tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác. Ngoài ra MTTQ VN còn có trách nhiệm và quyền sau: Điều 10. Tham gia tố tụng, tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia tố tụng, tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn để bầu, cử làm Hội thẩm Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật. Chế độ sở hữu chủ yếu ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Điều 15 HP 1992 sửa đổi: Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Thừa nhận 3 chế độ sở hữu: - Sở hữu toàn dân (chủ thể, khách thể, cơ sơ pháp lý hình thành) - Sở hữu tập thể - Sở hữu tư nhân ard1376703733.doc Trang 7/62 So sánh với HP 80 để thấy được sự kế thừa. HP 80 chỉ có SH toàn dân, SH tập thể. HP 92 bổ sung SH tư nhân phù hợp với phát triển nền KT nhiều thành phần. Ngoài ra, quan điểm SH trong từng SH cụ thể cũng có sự thay đổi. 12. Sở hữu toàn dân . HP 1980 và HP 1992 đều có sở hữu toàn dân (xuất phát từ bản chất giai cấp, NN của ndân LĐ). 21.1 Chủ thể của sở hữu NN Sở hữu toàn dân = sở hữu NN vì NN là người đại diện cho ndân. - NN là đại diện chủ SH đối với TS thuộc sở hữu toàn dân  NN là chủ thể duy nhất của sở hữu toàn dân. - NN giao vốn, các TLSX, các ptiện làm việc . cho các chủ thể (các cq NN, tổ chức XH và công dân) để quản lý, sử dụng. - NN ko giao cho các chủ thể quyền sở hữu mà chỉ giao quyền sử dụng. - Khi sử dụng ko đúng mục đích NN có thể thu hồi hoặc chuyển giao cho các chủ thể khác. - NN quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể trong việc sử dụng tài sản. 21.2 Khách thể của SHNN HP 1980 và HP 1992, khách thể của SH toàn dân có sự thay đổi. Khách thể của SH toàn dân có sự thay đổi. Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Điều 19 (Khách thể sở hữu toàn dân) Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân. Điều 17 Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Điều 17 HP 92, khách thể SH toàn dân được mở rộng, tuy nhiên 1 số khách thể bị thu hẹp: Đất đai bị thu hẹp, thể hiện trong điều 18 HP 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích ard1376703733.doc Trang 8/62 và có hiệu quả; Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. 21.3 Cơ sở pháp lý để hình thành SHNN - Từ tiếp thu những TS của NN, chế độ cũ để lại. - Tịch thu, trưng thu những TS của bọn việt gian, TS mại bản . - Bằng con đường thu thuế; - Quốc hữu hóa những cơ sở ktế của địa chủ, pkiến và TS mại bản; - Trong công cuộc cải tạo XHCN, các hình thức sở hữu tư nhân, sh tập thể có thể chuyển hóa thành sh NN thông qua các hình thức: Công tư hợp doanh, liên doanh . - Hình thành từ tích lũy trên cơ sở bảo toàn vốn, nâng cao NSLĐ, chất lượng LĐ, làm ăn có lãi . - Bằng sự giúp đỡ ko hoàn lại của các nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và trên TG . 13. Sở hữu tư nhân (gồm: sở hữu của hộ cá thể, tiểu chủ, sh tư bản tư nhân). 22.1 Chủ thể - Là từng cá nhân công dân  phạm vi chủ thể cũng rất rộng. 22.2 Khách thể: Phạm vi khách thể được quy định tại Điều 58 HP 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.”  Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân ko bị hạn chế về số lượng, giá trị. 22.3 Cơ sở pháp lý để hình thành SHTN - Từ con đường thu nhập hợp pháp. - Từ con đường thừa kế, tiết kiệm để dành của cá nhân, hộ cá thể, xí nghiệp tư doanh. 14. Sở hữu tập thể. 23.1 Chủ thể - Là các HTX như: HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX thủ công nghiệp, tập đoàn SX  phạm vi chủ thể rộng hơn chủ thể của sh NN và ngày càng tăng. Điều 20 HP 1992: “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi; Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.” 23.2 Khách thể: Bao gồm: Vốn, những TLSX (trâu, bò, nông cụ, máy móc, nhà xưởng .) và những tư liệu dùng trong sinh hoạt (nhà ở, CLB, bàn ghế, ptiện đi lại .) ard1376703733.doc Trang 9/62  So với khách thể SHNN, phạm vi khách thể SHTT bị hạn chế. 22.3 Cơ sở pháp lý để hình thành SHTN - Bằng cách đóng góp tự nguyện của các thành viên trong tổ chức. - Bằng cách nâng cao hiệu quả ktế trong quá trình SXKD, để có tích lũy, mở rộng SX. - Bằng bổ sung nhờ sự giúp đỡ của NN và các tổ chức, cá nhân khác. 15. Chính sách của NN đối với thành phần ktế NN theo HP hiện hành năm 1992. Điều 15 HP 1992 sửa đổi: Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Điều 16: Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới. (Tham khảo Điều 15, Điều 16 và phân tích Điều 19) Điều 19: “Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.”  NN phải rà soát lại đối với các đơn vị kinh tế NN để tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực then chốt của nền ktế. - KT NN giữ vai trò chủ đạo là do: + Tính định hướng của KT nhiều thành phần, hạn chế tính tiêu cực của các t/p KT khác, dẫn dắt các t/p KT theo đ/hướng XHCN + X/phát từ chức năng XH của NN hiện nay: một số ngành không thể đặt lợi ích KT lên hàng đầu mà vẫn phải có sự ưu tiên, ưu đãi của NN (giao thông vận tải, cần có sự trợ giá của NN, thể hiện trong c/sách thuế) + X/phát từ mục đích của KT NN thoả mãn các nhu cầu của XH. - Đầu tư cho KT NN là có trọng điểm: ngành và lĩnh vực then chốt - Kết hợp giữa KT NN và KT tập thể: + X/phát từ thực tiễn trong thời gian qua chưa có sự k/h giữa KT NN và tập thể nên chưa đặt được mục tiêu đặt ra + Thông qua sự k/hợp để củng cố qh sản xuất XHCN ard1376703733.doc Trang 10/62 . của pháp luật. 11. Vai trò của MTTQ VN trong hoạt động lập pháp. Điều 9. Tham gia xây dựng pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật. thành lập cho đến nay vẫn luôn luôn tôn trọng các quyền con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của nhà ard1376703733.doc

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

62. Phân tích hình thức hoạt động của QH thông qua hoạt động của các đại biểu QH và đoàn đại biểu QH theo quy định của PL hiện hành :  - Ôn tập luật hiến pháp
62. Phân tích hình thức hoạt động của QH thông qua hoạt động của các đại biểu QH và đoàn đại biểu QH theo quy định của PL hiện hành : (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w