Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hiến pháp (Trang 28 - 29)

Quốc hội theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nguyên tắc này được quy định ngay từ Hiến pháp 1959 (Điều 4), Hiến pháp 1980 (Điều 6) và hiện nay được quy định tại Điều 6 Hiến pháp 1992: ”Quốc hội, Hội đồng

nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”

Điều 4 – Hiến pháp 1959

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.

Điều 6 – Hiến pháp 1980

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Điều 6 – Hiến pháp 1992

Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước và từ bản chất giai cấp của Nhà nước. Trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu, tập trung vào Nhà nước. Đối với nhà nước bóc lột thì sự tập trung này là độc đoán, chuyên quyền. Còn nhà nước XHCN nói chung và Nhà nước CHXHCN VN nói riêng thì tập trung là cần thiết, nhưng phải dân chủ với nhân dân vì Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trung thể hiện: - Quyền lực nhà nước tập trung chủ yếu vào Quốc hội, quyền lực các cơ quan khác đều bắt nguồn từ quyền lực của Quốc hội. Các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội. (Điều 109 – Hiến pháp 1992).

- Quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện.

Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ:

- Có sự phân công phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước. Quốc hội phải tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước chủ động sáng tạo khi thựic hiện quyền lực của mình. - Cơ quan nhà nước chỉ có thể hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp và chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị nhân dân bãi nhiệm, miễn nhiệm (Điều 7 Hiến pháp 1992)

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta nhưng những vấn đề quan trọng trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua phải được đưa ra trưng cầu ý kiến của nhân dân (như hiến pháp, các bộ luật, luật…). Qua đó có quyết định đúng đắn, phù hợp lòng dân.

- Những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước được thảo luận, bàn bạc và quyết định theo đa số.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật hiến pháp (Trang 28 - 29)