1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP

25 755 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 42,47 KB

Nội dung

Câu 24.Hãy chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam +Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp bao gồm các nhóm quan hệ: -Nhóm quan hệ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HIẾN PHÁPCâu 1 Trình bày đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luậtHiến pháp?

Câu 2 Trình bày khái niệm, bản chất và nguồn gốc của Hiến pháp?

Câu 3.Trình bày các hình thức phân loại Hiến pháp?

Câu 4 Vì sao nói Hiến pháp 1946 mang khuynh hướng Tư sản?

Câu 5.Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa Hiến pháp 1959?

Câu 6 Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp 1980?

Câu 7 Vì sao nói Hiến pháp 1992 là Hiến pháp ra đời dựa trên cơ sở của nền kinhtế?

Câu 8 Phân tích khái niệm về chế độ chính trị

Câu 9.Phân tích vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trịViệt Nam

Câu 10 Hãy chứng mình nhà nước là trung tâm của chế độ chính trị ở Việt NamCâu 11.Trình bày vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thốngchính trị Việt Nam

Câu 12.Hãy trình bày các nguyên tắc xác định quốc tịch của cá nước trên Thế giớiCâu 13 Trình bày khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quốc tịch

Câu 14 Hãy trình bày xác định quốc tịch của trẻ em theo pháp luật quốc tịch ViệtNam

Câu 15 Trình bày các điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam

Câu 16 Hãy trình bày các trường hợp bị mất quốc tịch Việt Nam

Câu 17.Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 18 Hãy trình bày nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo đối với nhà nước ViệtNam

Câu 19 Trình bày khái niệm chế độ bầu cử

Câu 20.Hãy làm rõ các nguyên tắc bầu cử

Câu 21 Trình bày việc xác định các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Câu 22 Hãy nêu các trường hợp bầu cử them, lại, bổ sung

Câu 23 Trình bày các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân

Trang 2

Câu 24.Hãy chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp bao gồm các nhóm quan hệ:

-Nhóm quan hệ trong lĩnh vực chính trị

-Nhóm quan hệ trong KT-XH

-Nhóm quan hệ trong lĩnh vực văn hóa, môi trường, khoa học công nghệ

-Nhóm quan hệ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, chính sách đối nội và đốingoại

-Nhóm quan hệ trong hệ thống cơ quan nhà nước và hoạt động của bộ máy cơquan nhà nước

-Nhóm quan hệ khác do luật HP điều chỉnh

+Phương pháp điều chỉnh:

-Phương pháp xác định các nguyên tắc

-Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào mối quan

hệ luật HP

-Phương pháp bắt buộc (nghĩa vụ)

-Phương pháp cho phép (quyền)

-Phương pháp cấm

 Phương pháp cho phép và phương pháp bát buộc là 2 phương pháp đặc thù củaluật Hiến Pháp bắt nguồn từ đối tượng điều chỉnh của nó

Câu 2 Trình bày khái niệm, bản chất và nguồn gốc của Hiến pháp?

 HP là một văn bản ghi nhận mối tương quan chính trị giữa các giai cấp trong

XH, là một đạo luật cơ bản do nhà nước ban hành, sửa đổi theo một trình tự

Trang 3

đặc biệt HP điều chỉnh những quan hệ XH quan trọng nhất như chế độ chínhtrị, KT, VH, GD chính trị,…

 Nguồn gốc của HP:

Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản Anh(1640 - 1654) với tên “Hình thức cai quản nhà nước Anh, Xcốtlen, Ai-len vànhững địa phận thuộc chúng”, tiếp đến là các Hiến pháp Hoa Kỳ (1787),Hiến pháp Ba Lan (1791), Hiến pháp của Pháp (1791) và một số nước tư bảnkhác Các nước xã hội chủ nghĩa sau này cũng ban hành Hiến pháp để quyđịnh nền tảng của chế độ xã hội chủ nghĩa và bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa, tiêu biểu là HP của Liên bang Xô Viết Với tính long trọng đặc biệtnhư thế, Hiến pháp được hầu hết các quốc gia dân chủ sử dụng trở thànhmột hiện tượng phổ biến dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa lập hiến Do Hiếnpháp quy định những vấn đề có tính cơ sở nền tảng và việc suy tôn hiệu lựcpháp lý cao nhất của nó nên Hiến pháp ngày càng được coi là một đạo luật

cơ bản của mỗi nhà nước

 Bản chất của HP:

Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, được lập ra vì lợi ích củagiai cấp chiến thắng giành được quyền lực chính trị, thể hiện sự tương quanlực lượng giai cấp trong xã hội

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc thù, trong một số trường hợp, sự rađời của Hiến pháp là hiện thân của một sự thỏa hiệp giai cấp giữa các bộphận trong một giai cấp hoặc giữa các giai cấp khác nhau trong một xã hội.Việc xem xét Hiến pháp cũng như mọi hiện tượng nhà nước, pháp luật khác

từ lập trường giai cấp có ý nghĩa cách mạng và khoa học sâu sắc, chỉ có trênquan điểm đó chúng ta mới có thể hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiếnpháp với đời sống chính trị của mỗi nước

Câu 3 Trình bày các hình thức phân loại HP?

Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn:

-Hiến pháp thành văn tức là các quy định Hiến pháp được viết thành văn bảnnhất định, thống nhất với các tên Hiến pháp, hiến ước, tuyên ngôn hoặckhông thống nhất mà bao gồm nhiều văn bản Dù là một hay nhiều văn bản,

Trang 4

các Hiến pháp thành văn có thủ tục thông qua một cách chính thức và đượctuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước Hiện nay, tuyệt đại đa số các Hiếnpháp đều là Hiến pháp thành văn.

-Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp thể hiện trong các quy phạm phápluật, tập tục truyền thống, thông lệ, án lệ Liên quan đến việc tổ chức quyềnlực nhà nước Chúng thường không được quy định thành văn bản riêng vàkhông được tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước Hiện nay,còn một số ít các nước có loại Hiến pháp này là Anh, New Zealand

-Về ý nghĩa, Hiến pháp thành văn có tính long trọng hơn, còn Hiến phápkhông thành văn lại thuận tiện hơn ở thủ tục thông qua và sửa đổi

Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại

-Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp được ban hành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế

kỷ XIX và những Hiến pháp tuy mới được ban hành gần đây song theotrường phái cổ điển Hiến pháp nói chung là ngắn gọn, có nội dung chủ yếu

là các quy định về phân chia quyền lực, ít các quy định về quyền tự do Một

số Hiến pháp cổ điển vẫn tiếp tục tồn tại phải bổ sung, chỉnh lý cho phù hợpvới tình hình hiện tại

- Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp phần lớn được ban hành từ sauchiến tranh thế giới thứ hai với nội dung điều chỉnh được mở rộng Trướccuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân lao động vàcùng với sự ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa mà các Hiến pháp đóngoài những quy định cổ điển như trước đây về tổ chức bộ máy nhà nướccòn chứa đựng nhiều điều khoản có nội dung dân chủ, quy định thêm cácquyền tự do của công dân như bầu cử, quyền có việc làm, quyền bình đẳngnam nữ, quyền tham gia quản lý nhà nước

- Xét dưới bình diện là văn bản ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hộitồn tại ở thời điểm thông qua Hiến pháp, thì Hiến pháp cổ điển là Hiến phápghi nhận mối tương quan lực lượng chính trị - xã hội của giai cấp tư sản vàgiai cấp phong kiến; còn Hiến pháp hiện đại là văn bản pháp lý ghi nhận mốitương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp thống trị tư sản với một bên lànhân dân lao động

Trang 5

Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính

-Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọiđạo luật và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tụcthông qua các đạo luật bình thường

-Hiến pháp cương tính là Hiến pháp được thông qua bởi một cơ quan đặcbiệt là Quốc hội lập hiến chứ không phải là cơ quan lập pháp hoặc toàn dânbiểu quyết Thủ tục thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp cũng được quy địnhchặt chẽ hơn

Hiến pháp tư sản và Hiến pháp XHCN:

-Hiến pháp XHCN có những đặc điểm chung sau:

+Thiết lập một chính thể mới - chính thể xã hội chủ nghĩa

+Xác nhận rõ tính giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+Thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng mác-xít

+Ghi nhận, củng cố các cơ sở kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa.+Ghi nhận, khẳng định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

+Xác định một cơ cấu tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền xãhội chủ nghĩa và tập trung dân chủ, tức là phủ nhận học thuyết “tam quyềnphân lập”

+HP XHCN là đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa

-Hiến pháp Tư sản chủ nghĩa cso những đặc điểm sau:

+Tìm mọi cách để che giấu bản chất giai cấp tư sản, nó luôn thể hiện quyềnthống trị của mình dưới khái niệm “chủ quyền nhân dân”

+Ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tưliệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới những hình thức khácnhau

+Hai hình thức chính thể phổ biến là quân chủ lập hiến (như Anh, Nhật, TháiLan ) và cộng hòa (như Pháp, Mỹ ) Nhưng dưới hình thức chính thể nàothì cũng là sự thể hiện quyền thống trị của giai cấp tư sản

+Hiến pháp tư sản thường có một số quy định nhắm bảo đảm cho Hiến phápđược thực hiện Trung tâm của những bảo đảm này là hoạt động của Toà ánHiến pháp hay Hội đồng Hiến pháp

Trang 6

+Hiến pháp tư sản thường thể hiện với những biến dạng khác nhau nguyêntắc “phân chia quyền lực” và quy định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nướcbảo đảm quyền thống trị của giai cấp tư sản, tìm mọi cách loại trừ, hạn chế

sự tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực nhà nước

+Hiến pháp tư sản đều có ghi nhận các quyền và tự do của công dân trong xãhội tư sản, trước hết là quyền và tự do cá nhân nhưng không phải các quyền

và tự do này đương nhiên có được mà đó là thành quả đấu tranh kiên trì,quyết liệt của nhân dân lao động giành quyền sống và quyền tự do

Câu 4.Vì sao nói Hiến pháp 1946 mang khuynh hướng Tư sản?

Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà Cách tổ chức

bộ máy NN có nhiều điểm đặc biệt (Chính phủ, Nghị viện nhân dân, cơ quan tưpháp), bị ảnh hưởng sâu sắc và mang màu sắc của HP tư sản ở những lý do sau:

- Nội dung Hiến pháp ngắn, chỉ quy định các vấn đề về quyền lực, nghị viện, chínhphủ, khẳng định một số quyền tự do dân chủ của nhân dân mà không nói đến mộtchế độ chính trị

- Xét về tổ chức bộ máy NN thì cơ quan đại diện cho nhân dân không mang tên làQuốc hội mà có tên gọi là Nghị viện nhân dân Nghị viện nhân dân được xác định là

cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được nhân dântrực tiếp bầu ra

-Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước gồm Chủ tịch nước và Nộicác Nội các gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng Chế định Chủ tịch nướctrong Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước, vừa là ngườiđứng đầu Chính phủ vừa là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong lĩnhvực đối nội, đối ngoại – quyền lực của Chủ tịch nước rất lớn, như những ngườiđứng đầu nhà nước trong chế độ cộng hòa tổng thống

- Hệ thống các cơ quan NN nhìn một cách tổng quát không giống tất cả các Hiếnpháp sau này,không có cơ quan viện kiểm sát; HĐND được thành lập ở cấp trungương, cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

-Hiến pháp chưa ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, ngay trên lời nói đầu chỉghi nhận sự đấu tranh gian khổ của nhân dân để “giành lại chủ quyền cho đất nước,độc lập cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa” mà không nói gì đến công lao

Trang 7

của Đảng Hiến pháp 1946 cũng không có chương nào về chế độ chính trị như cácbản Hiến pháp sau này.

Chính thể dân chủ cộng hoà dân chủ trong Hiến pháp 1946 là rất mới mẻ và tiến

bộ so với lịch sử lập hiến của nhân loại Nó mới mẻ bởi vì nó không giống hoàntoàn với bất cứ một chính thể nào đã từng tồn tại trong lịch sử Nó vừa mang nhữngđặc điểm của chính thể cộng hoà tổng thống (Nguyên thủ quốc gia là người đứngđầu cơ quan hành pháp, có thực quyền), nó vừa mang những đặc điểm của chính thểcộng hoà đại nghị (Nghị viện có quyền bất tín nhệm Chính Phủ) Chính thể theoHiến pháp 1946 của NN ta là hình thức kết hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộnghoà đại nghị Tuy nhiên, nét độc đáo của nó lại được thể hiện ở chỗ nó không hoàntoàn giống với chính thể của những nước cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng tính )như Pháp, Phần Lan….Bởi vì Nguyên thủ quốc gia của những nước này là do

nhân dân trực tiếp bầu ra, còn Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp 1946 là doNghị viện bầu Nó tiến bộ bởi vì nếu nghiên cứu kĩ hình thức chính thể trong Hiếnpháp 1946 thì có thể thấy rằng nó mang nhiều đặc điểm của chính thể cộng hoà hỗnhợp hơn (chỉ có một điểm khác duy nhất) Ở góc độ này, có thể khẳng định rằngHiến pháp 1946 của nước ta đã đặt nền tảng khai sinh ra hình thức chính thể cộnghoà hỗn hợp

ƒ Cách thức phân công quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946 theo thuyết Tamquyền phân lập được thể hiện rõ Ba nhánh quyền lực: Nghị viện(lập pháp), chínhphủ (hành pháp) và tòa án (tư pháp) có sự phân công nhiệm vụ, ràng buộc và kiểmsoát quyền lực lẫn nhau Nghị viện có quyền thông qua Luật nhưng phải được Chủtịch nước phê chuẩn và ban bố, nếu Chủ tịch nước không thông qua thì có quyềnyêu cầu Nghị viện thảo luận lại; còn về Tòa án thì Thẩm phán do Chính phủ bổnhiệm nhưng khi xét xử thì, thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan kháckhông được phép can thiệp

Câu 5.Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa Hiến pháp 1959?

-Hoàn cảnh ra đời:

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủnghĩa, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ Hiến pháp 1946,

Trang 8

theo nhận định của Đảng, đã hoàn thành sứ mạng của mình Vì vậy với tình hìnhmới cần phải có một bản Hiến pháp mới.

Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 thôngqua, gồm 10 chương chia làm 112 điều

-Ý nghĩa Hiến pháp 1959:

+Hiến pháp năm 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đấtnước của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (tứcĐảng cộng sản Việt Nam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta

+Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta, đặt cơ sởpháp lý nền tảng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không qua giai đoạnphát triển tư bản chủ nghĩa

+Hiến pháp năm 1959 là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhấtnước nhà

Câu 6.Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp 1980?

-Hoàn cảnh ra đời:

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cảnước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1959 hoàn thành nhiệm vụ của mình, đấtnước chúng ta lại cần một bản Hiến pháp mới - Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xãhội trên phạm vi cả nước Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7ngày 18/12/1980 Hiến pháp này gồm 12 chương có 147 điều

-Ý nghĩa của Hiến pháp 1980:

+Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thốngnhất, Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước

+Hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những thành quảđấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí vànguyện vọng của nhân dân ta quyết tâm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN

+Hiến pháp 1980 thể chế hóa cơ chế " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ,Nhànước quản lý"

Câu 7 Vì sao nói Hiến pháp 1992 là Hiến pháp ra đời dựa trên cơ sở của nền KT?

Trang 9

Hiến pháp 1992 là Hiến pháp ra đời dựa trên cơ sở của nền KT bởi nguyên nhânsau: Trong Hiến pháp 1980 quy định về chế độ kinh tế chia làm 2 hình thức sở hữu:

sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể Nền kinh tế chủ yếu có 2thành phần: nền kinh tế quốc doanh và nền kinh tế tập thể làm cho nền kinh tế nước

ta bị khủng hoảng trầm trọng Trước biến động đó năm 1986 Quốc hội họp và đề rađường lối cải cách kinh tế và đến năm 1992 Hiến pháp mới được ra đời với nhữngquy định mới trong chế độ kinh tế.Chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trungvới hai thành phần kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nhà nước và nền kinh tế tập thểsang nền kinh tế hàng hóa- thị trường, với nhiều thành phần kinh tế: nhà nước, tậpthể, cá thể, tư bản tư nhân và tư bản nhà nước

Câu 8 Phân tích khái niệm về chế độ chính trị:

Dưới góc độ là một chế định của luật Hiến pháp Việt Nam thì chế độ chính trị làtổng thể các quy định của chương I, chương đầu tiên của bản hiến văn, quy địnhnhững vấn đề có tính chất nguyên tắc chung làm nền tảng cho mọi chương sau này

Đó là những quy định nói về bản chất nhà nước, nguồn gốc nhà nước, sự lãnh đạocủa Đảng đối với mọi hoạt động của nhà nước và xã hội, và những nguyên tắc cơbản, tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước

" Chế độ chính trị" dùng trong các Hiến pháp Việt Nam là thuật ngữ được kháiquát hóa cao tất cả các hoạt động chính trị của xã hội Việt Nam Hoạt động chính trịđược thể hiện rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là thông qua hoạt động của các bộ phậncấu thành nhà nước Việt Nam

Với tư cách là một chế định của ngành Luật Hiến pháp, chế độ chính trị bao gồmtổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong chương đầu tiên của Hiếnpháp Các quy phạm này xác định:

+ Bản chất quyền lực Nhà nước, nguồn gốc quyền lực Nhà nước

+ Hình thức tổ chức cấu trúc Nhà nước cũng như các nguyên tắc chính của việc tổchức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Chính thể và hệ thống chính trị

Câu 9 Phân tích vị trí , vai trò của ĐCSVN trong hệ thống chính trị Việt Nam

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển nhà nước ở nước ta cũng như các nước xã hộichủ nghĩa đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Sự sụp đổ của chủ

Trang 10

nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu trước đây đã chỉ ra rằng: “Khi Đảngcủa giai cấp công nhân bị mất quyền lãnh đạo nước, thì chính quyền cũng khôngcòn nằm trong tay nhân dân và chế độ xã hội thay đổi” (Trích văn kiện Đại hộiĐảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII) Vì thế, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng lànhân tố quyết định việc giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước.

Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhưng Đảng làhạt nhân của hệ thống đó Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủnghĩa xã hội, vị trí hạt nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trịlại càng thể hiện một cách rõ nét và đầy đủ Đương nhiên để giữ được vị trí và vaitrò của mình, Đảng “phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thườngxuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnhđạo” (trích trang 22 - “Đảng cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội “ NXB Sự thật - 1991) Trong lịch sửHiến pháp Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp Tuy nhiên, cách thể hiện

có khác nhau:

Hiến pháp năm 1946 mặc dù thực tế cách mạng vẫn dưới sự lãnh đạo đạo củaĐảng, của giai cấp công nhân nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa đề cậpcông khai Biểu hiện là chế định Chủ tịch nước thể hiện tập trung quyền lãnh đạocủa Đảng (Hồ Chủ Tịch là người sáng lập đồng thời là vị Chủ tịch đầu tiên) Ở đây

sự lãnh đạo của Đảng được đảm bảo bằng người đứng đầu Đảng đồng thời là ngườiđứng đầu bộ máy nhà nước; thông qua đó mà đường lối, chính sách và quan điểmcủa Đảng được thực hiện và trở thành hiện thực trong tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước

Hiến pháp năm 1959 đã thể hiện quyền lãnh đạo của Đảng một cách công khaimặc dù chỉ trong Lời nói đầu: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam,Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dân

ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,dân chủ và giàu mạnh ”

Trang 11

Hiến pháp năm 1980 đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng một cách cụ thể

và mạnh mẽ hơn (cả trong lời nói đầu và Điều 4 Hiến pháp) Lần đầu tiên, thuật ngữmới “Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng “ được sử dụng

Hiến pháp năm 1992 đã có cách thể hiện ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn đồng thờicũng đúng mức hơn vai trò lãnh đạo của Đảng Điều 4 ghi rõ: “Đảng cộng sản ViệtNam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyềnlợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩaMác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật “

Về thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là lãnh đạochính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thànhviên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạtđộng bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể cuả mình Phươngpháp để thực hiện nhữngnhữngquyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhữngphương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và dựa vào uy tín, năng lực của cácĐảng viên và tổ chức cơ sở Đảng

So với các Đảng chính trị cầm quyền trong các nhà nước khác, vị trí, vai trò lãnhđạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội có những đặc trưngriêng như: Quyền lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp; cơ sở chính trị

xã hội của Đảng rất rộng rãi; sự lãnh đạo của Đảng được tất cả các tổ chức chính trị

xã hội thừa nhận; Đảng là đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Vì vậy, những chủ trương và quanđiểm lớn của Đảng thường được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, tham gia góp ýkiến từ khi soạn thảo và tích cực ủng hộ, tổ chức thực hiện trên thực tế

Những năm vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xãhội đã có nhiều tiến bộ, tạo tiền đề cho việc kiện toàn và phát huy vai trò và hiệu lựcquản lý của Nhà nước, xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làmchủ của nhân dân Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng vẫn chưa được tăng cườngđúng mức Tình trạng Đảng viên làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chứcnăng của Nhà nước vẫn còn tồn tại, chưa phát huy hết khả năng của các tổ chứcchính trị xã hội trong hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân Để khắc

Trang 12

phục khuyết điểm này, Đảng ta đã chủ trương và kiên quyết tự đổi mới và chấnchỉnh, phát huy ở tầm cao hơn bản lĩnh và sức chiến đấu của Đảng đặc biệt là vềnăng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện, vươn lên ngang tầm đòi hỏi đối với trách nhiệmlãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.

Câu 10 Hãy chứng minh nhà nước là trung tâm của chế độ chính trị ở Việt Nam

Bởi vì quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước,

tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở củapháp luật do Nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụthuộc rất nhiều vào sức mạnh và hiệu lực quản lý Nhà nước Nhà nước là một bộphận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệthống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữgìn trật tự kỷ cương và bảo đảm công bằng xã hội

So với các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị, Nhà nước có những đặcđiểm sau đây:

+ Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhấttrong xã hội; Nhà nước quản lý tất cả mọi công dân và cư dân trong phạm vi lãnhthổ của mình

+ Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộmáy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệchế độ chính trị của nhà nước

+ Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỷ cương,quản lý mọi mặt đời sống xã hội

+ Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vậtchất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lý đất nước và xã hội; đồngthời Nhà nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị đểthực hiện các hoạt động của mình

Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta luôn giữ vị trí trung tâm của

hệ thống chính trị, phát huy vai trò lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đấtnước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Nguyêntắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” đã được ghi nhận trong tất cảbốn bản Hiến pháp, là cơ sở để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo tư

Ngày đăng: 15/10/2016, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w