NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm. a. Công trình Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10- 30 cm) càng dài càng tốt để tôm có thời gian lên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà mức nước giữ sẽ khác nhau. Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0.1- 1 ha, thông thường 0.2-0.5 ha Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay được càng nhiều nước vào lúc nước rong thì càng tốt. Bên cạnh đó có thể dùng cống để thu thêm tôm giống từ bên ngoài vào. Hệ thống mương bao rất quan trọng đây sẽ là nơi trú của tôm lúc nhiệt độ cao hay phun thuốc trừ sâu, mương bao có kích thước cỡ 2- 3 m (sâu 1-2 m) dốc về phía cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụ theo dạng bàn cờ rộng 1-1.5 m (sâu 0.8- 1 m) tổng diện tích mương so với diện tích ruộng nên từ 15- 25 % là phù hợp.
Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh Phần 2B: Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa (Tài liệu đào tạo từ xa - Viện Thuỷ sản - Đại học Cần Thơ) NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm. a. Công trình Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10- 30 cm) càng dài càng tốt để tôm có thời gian lên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà mức nước giữ sẽ khác nhau. Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0.1- 1 ha, thông thường 0.2- 0.5 ha Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay được càng nhiều nước vào lúc nước rong thì càng tốt. Bên cạnh đó có thể dùng cống để thu thêm tôm giống từ bên ngoài vào. Hệ thống mương bao rất quan trọng đây sẽ là nơi trú của tôm lúc nhiệt độ cao hay phun thuốc trừ sâu, mương bao có kích thước cỡ 2- 3 m (sâu 1-2 m) dốc về phía cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụ theo dạng bàn cờ rộng 1- 1.5 m (sâu 0.8- 1 m) tổng diện tích mương so với diện tích ruộng nên từ 15- 25 % là phù hợp. b. Kỹ thuật nuôi Cải tạo ruộng nuôi: việc chuẩn bị ruộng để cấy vẫn tiến hành bình thường nhưng mương cần phải sên vét sau 2-3 vụ nuôi. Tiến hành tát cạn ao/mương, bón vôi, phơi đáy ao/mương như chuẩn bị cho ao nuôi. Đối với lúa có thể sạ hay cấy nhưng cấy thì tốt hơn vì tôm có thể di chuyển dễ dàng. Mùa vụ: trong năm có 2 vụ lúa chính là Đông- Xuân (tháng 11- 12 đến tháng 2- 3dl) và Hè- Thu (tháng 4-5 đến tháng 7-8 dl) tùy vùng mà tôm nuôi có thể ghép với các vụ lúa khác nhau. Vụ Hè - Thu do có thời gian ngập ruộng dài nên tôm nuôi có thể tận dụng thời gian ngập ruộng sau khi thu hoạch lúa. Vụ này kéo dài từ tháng 4- 5 dl đến tháng 10- 11 dl (7 tháng ) Vụ Đông -Xuân do có thời gian khô đồng nên nuôi ghép tôm có khó khăn hơn vì thời gian nuôi ngắn, tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm. Tuy vậy một số vùng có cao trình mặt bằng thấp, chủ động được nước thì có thể nuôi ghép được nhưng thời gian nuôi thường giáp năm (11 tháng) đến vụ Đông -Xuân tiếp theo mới thu hoạch toàn bộ. Tôm giống thả trong mương bao để ương và chuẩn bị cấy lúa, khi cấy xong dâng mực nước lên cho tôm lên ruộng Mật độ thả: ở ruộng nuôi do diện tích mương giới hạn nên mật độ thả thấp 3-4 con/ m2 (tôm giống 3-5 g/con) hay 0.5- 2 con/ m2 tùy theo kh năng bổ sung giống và thức ăn. Hiện nay, việc th tôm trong ruộng cùng với cá khá phổ biến, thường mật độ thấp từ 1- 2 tôm /m2. Thức ăn, phương pháp cho ăn: kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và trọng lượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôi tôm trong ao. Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau một tháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vì trong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp. Thức ăn nên rãi nhiều điểm xung quanh mương hay trong sàng ăn đặt trong ao. Chăm sóc quản lý: nuôi tôm trong ruộng lúa cần phải chăm sóc, quản lý thật chặt chẽ vì nó liên quan đến việc canh tác lúa. Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng cũng chú ý việc kích thích tôm lột xác như nuôi trong ao. Vào ban đêm do các loại thực vật và rể lúa sử dụng oxy nên rất dể xảy ra tình trạng thiếu oxy vào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần tiến hành trao đổi nước ngay. Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì nuôi tôm trong ruộng lúa địch hại có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sống và năng suất của tôm. Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hết nước trên ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốc nhằm tránh thuốc rơi xuống mương, sau 2-3 ngày dâng nước lên để tôm trở lại ruộng ăn bình thường. Mặt khác, cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc ít độc đối với tôm như DDVP, Basa, Azorin, Monitor và chọn các giống lúa kháng sâu rầy để hạn chế việc phun thuốc. Thu hoạch: mặc dù thức ăn tự nhiên trong ruộng phong phú nhưng mật độ nuôi thấp nên tôm tăng trưởng nhanh ngược lại địch hại nhiều nên năng suất thường thấp 100- 300 kg/ ha/vụ đối với vụ Hè - Thu và riêng đối với vụ Đông - Xuân thì thu tỉa thả bù. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v . Thức ăn phải bảo đảm các thành phần dinh dưỡng như sau: Protein : 30-35 % Lipid : 3-5% Canxi : 2-3% Phospho : 1-1,5% Cellulose : 3-5% Khẩu phần ăn tính theo % trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gian một thay đổi hệ số 1 lần. Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao, vì tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 để tính vào lượng thức ăn hàng ngày. Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần. Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi. Trong các ao để các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu thiếu phải bổ sung thêm, nếu thừa thì giảm xuống. Thời gian Trọng Tỷ lệ Thức ăn % trọng nuôi (ngày) lượng cá thể trung bình (g) sống (%) lượng thân Ao Ruộng 1-20 1 100 20 10 21-40 7 95 15 7 41-60 13 90 10 5 61-80 22 85 8 4 81-100 31 70 5 2,5 101-120 40 71 4 2,0 121-150 50 60 3 1,5 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1. Các hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Việt Nam - Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm: Ruộng được trồng 2 vụ lúa Hè-Thu và Đông-Xuân. Tôm được nuôi kết hợp với lúa Hè-Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu vụ Đông Xuân. Mô hình này thích hợp cho vùng lũ thấp, vẫn giữ sản xuất lúa Hè- Thu. - Mô hình 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Ruộng không trồng vụ lúa Hè- Thu mà chỉ thả nuôi tôm từ khoảng tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 10-11, sau đó trồng 1 vụ lúa Đông-Xuân. Mô hình hiện được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là vùng ngập lũ sâu, lúa Hè -Thu không đảm bảo hoặc năng suất thấp do lũ đến sớm. - Mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Sau vụ lúa Hè-Thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa Đông-Xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa Đông-Xuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn. 2. Kỹ thuật nuôi Chọn lựa địa điểm Có nhiều yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi chọn lựa địa điểm nuôi tôm trên ruộng. Tốt nhất chọn nơi có mùa ngập lũ, điều kiện đất đai không nhiễm phèn, có hệ thống kênh-sông để cấp thoát nước tốt vào đầu vụ nuôi, có khả năng thu mua thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống và rẻ (cua, ốc cá tạp), hay có nguồn tôm giống dễ dàng. Tốt nhất vị trí nuôi nên có diện lưới quốc gia. Thiết kế ruộng nuôi Ruộng nuôi tôm có diện tích từ 0,5-2 ha. Tùy mô hình mà có thể thiết kế ruộng nuôi khác nhau. Đối với mô hình 2 lúa kết hợp 1 tôm thì nhất thiết ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm từ 20-25 % tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2- 3 m và sâu 0,8-1,0 m so với mặt ruộng. Đối với các mô hình còn lại thì ruộng không nhất thiết phải có mương bao mà dùng máy ủi đất mặt ruộng để đắp bờ ruộng cao và chắc chắn, và ruộng trở thành một ao nổi. Bờ bao ruộng không nhất thiết là phải cao hơn đỉnh lũ, nhưng tốt nhất cao từ 1-1,2 m và chân bờ rộng từ 3-4 m. Vào mùa lũ, nên dùng lưới mịn chắn trên mặt bờ bao cao hơn mức nước khoảng 30-40 cm để ngăn không cho tôm thất thoát. Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Khu ương có thể là một ao nhỏ hay được bao ví bằng lưới. Ao ương rất quan trọng vì có thể ương dưỡng và quản lý tôm tốt trong 1 tháng đầu trước khi thả ra nuôi đại trà. Đặc biệt, ao ương rất cần thiết đối với mô hình “2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm” nhằm tận dụng thời để gian ương tôm khi đang xạ lúa. Ao cũng cần thiết cho mô hình “2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm” vì phải ương tôm lớn trong thời gian trồng lúa vụ đầu, để có tôm lớn thả ra sau khi thu hoạch lúa. Chuẩn bị ruộng nuôi Đối với mô hình 2 lúa xen canh 1 tôm, ngoài công tác chuẩn bị ruộng như cày xới để trồng lúa Hè-Thu như bình thường, cần phải chuẩn bị sên vét mương bao, gia cố bờ bao và ao ương, bón vôi cho mương và ao ương tôm giống (15-20 kg/100m2). Khi tiến hành sạ lúa Hè-Thu trên ruộng thì cũng bắt đầu ương tôm giống trong ao ương. Khi tôm ương được 1 tháng thì cho lên ruộng lúa có mức nước thích hợp với lúa. Đối với các mô hình luân canh khác, sau khi sau khi thu hoạch lúa, cần chuẩn bị ruộng nuôi tôm như cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Mương bao cần được bón vôi với lượng khoảng 15-20 kg/100m2. Trước khi thả giống lên ruộng vài ngày, cho nước vào ngập mặt ruộng 0,6-0,8 m. Nước cấp vào phải được lọc qua túi lưới lọc mịn, dài để ngăn chặn định hại. Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm thì phải ương tôm 1-1,5 tháng trước khi thu hoạch lúa Hè-Thu để có tôm giống lớn khi thả nuôi thịt. Mật độ và thả giống: Đối với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm, hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do có thời gian nuôi dài, nên có thể thả tôm giống là Postlarvae 15 (trung bình 1,2- 1,5cm). Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do thời gian nuôi thịt ngắn, nên cần ương tôm Postlarvae trước đó 1-1,5 tháng, hoặc mua giống lớn 4-6 cm để thả nuôi thịt. Tuỳ theo mô hình nuôi, kích cỡ tôm giống và thời gian nuôi thịt và khả năng chăm sóc mà có thể thả với mật độ 3-8 con/m2 ruộng. Mô hình nuôi tôm xen canh với lúa (Hè-Thu) nên nuôi với mật độ thấp vì mức nước ruộng thấp hơn và khả chăm sóc tôm cũng hạn chế hơn. Cho ăn và chăm sóc Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí (Bảng 1). Bảng 1. Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá Bột đậu nành Cám gạo Bột mì Bột xương Bột lá gòn Premix Dầu 25 20 35 10 2 5 2 1 Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên. Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm như Bảng 2. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng ăn. Số lần cho ăn có thể từ 2-4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Bảng 2. Tính lượng thức ăn cho tôm Khối lượng tôm (g/con) Lượng thức ăn (% khối lượng đàn tôm) 2,5-3 4-5 6,5 5,5 6-9 10-13 14-20 21-27 28-34 35-40 4,2-4,5 3,7-4,0 3,0-3,5 2,5-2,7 1,7-2,0 1,0-1,4 Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa hè thu, mức nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,2-0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 1-2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng. Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ. Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ (từ tháng 4-7 dương lịch), thông thường cần phải bơm nước để giữ mức nước 0.6-0.8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nước cường. Đối với tất cả các mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nước thường không tốt do nước ô nhiễm, nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, môi trường nước sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Cần kiểm tra bờ bao và lưới hàng ngày vì gió và dòng nước thường gây sạt lỡ bờ ruộng hay cuốn lưới bao, làm thất thoát tôm nuôi. Mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể lên đến 1-1.5m hay có thể sâu hơn. Thu hoạch Có thể thu tỉa thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 4-5 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ vào cuối vụ nuôi (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa Đông-Xuân. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1-2 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350-800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, nuôi tôm luân canh, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn và tôm cái chậm mang trứng hơn so và năng suất tôm cao hơn với nuôi xen canh với lúa. Mô hình và các hoạt động nuôi tôm trên ruộng – (1) Mô hình tôm xen canh lúa, (2) Mô hình tôm luân canh với lúa vào mùa lũ cho thấy đang cho tôm ăn bằng ốc cua, (3) Thức ăn tự chế, (4) Thu hoạch tôm trong ruộng luân canh (Nguồn: Phương và Hải). PGs.Ts. Nguyễn Thanh Phương và Ts. Trần Ngọc Hải Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi thuỷ sản Sản xuất giống và nuôi cá chép chọn giống V1 • CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÉP V1 • Cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao • Ương cá chép lai ba máu Sản xuất giống và nuôi cá chép chọn giống V1 Cá chép chọn giống V1 (cá chép lai 3 máu) là kết quả lai ghép 3 dòng (cá chép trắng VN, cá chép vẩy Hungari với cá chép vàng Indonesia), vừa được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Thủy sản) chọn tạo thành công. Cá chép giống V1 nuôi mau lớn, cho năng suất cao, thịt thơm ngon, bán được giá trên thị trường. Ao nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ Ao nuôi cá cái có diện tích 500 - 2.000m2, mức nước sâu 1,2 - 1,5m, đáy có lớp bùn dày 0,15 - 0,2m, bờ cao, không bị rò rỉ, độ pH từ 6,5 - 8. Ao nuôi cá đực chỉ cần rộng 400 - 1.000m2 và cũng có những điều kiện như trên, phải tẩy vôi cho ao với lượng 7- 10kg vôi/100m2. Tuổi cá bố mẹ thích hợp là 2 - 6 tuổi; cỡ nhỏ nhất cá cái: 1kg/con, cá đực: 0,7kg/con. Mật độ nuôi cá cái 10kg/100m2, cá đực 15kg/100m2. Hàng tuần bón 30 - 40kg phân lợn và 30 - 40kg phân xanh/100m2 ao. Từ tháng 10 - 12 dùng thức ăn hỗn hợp có lượng đạm trên 25% (gồm cám gạo, bột ngô, đỗ tương, bột cá) cho ăn hàng ngày. Lượng thức ăn bằng 3 - 5% khối lượng cá có trong ao. Từ tháng 1 - 2 mỗi ngày cho cá ăn thêm 50 gam thóc mầm. Cho cá chép đẻ tự nhiên Chuyển cá bố mẹ vào ao nước sạch. Làm các khung thả bèo lục bình, rong hoặc các loại sợi khác để làm giá thể cho trứng bám sau khi cá đẻ. Vớt các giá thể có trứng bám chuyển sang bể ấp hoặc xếp vào sàn ấp, thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Cho cá đẻ theo phương pháp nhân tạo Tiêm kích dục tố cho cá cái 2 lần (1 lần vào lúc 5 - 6 giờ chiều, cứ 1 - 2kg cá tiêm 1 não chép; lần 2 vào lúc 1 - 2 giờ sáng, 1kg cá tiêm 3 não chép). Ở nhiệt độ nước 20 - 250C, từ 6 - 8 giờ sau khi tiêm lần 2 trứng sẽ rụng. Khi đó phải bắt cá nhẹ nhàng, tay bịt lỗ sinh dục, bọc cá trong vải mềm, dùng vải màn thấm khô bụng cá, vuốt nhẹ theo lườn bụng cá xuôi từ phía đầu xuống đuôi. Trứng được hứng vào các bát men lớn hoặc chậu nhựa, bắt ít nhất 2 - 3 con cá đực vuốt nhẹ vào bát hoặc chậu trứng. Dùng lông cánh gà khuấy trộn đều trứng, sau đó đổ nước ngập trứng và tiếp tục khuấy đều trong 5 - 10 phút để trứng thụ tinh. Dùng giá thể để cho trứng bám và đưa vào bể hay sàn ấp . Cá bột sẽ nở hết sau 3 - 5 ngày ở nhiệt độ 24 - 28oC. Tẩy dọn kỹ ao ương cá bột và bón phân chuồng, phân xanh. Mật độ ương trung bình 100 con/m2. Trong 3 tuần ương, mỗi tuần bón 10 - 15kg phân chuồng, 10- 15kg phân xanh/100m2 ao; dùng phân đạm và lân để bón điều chỉnh màu nước. Cho cá ăn bột cám gạo, bột đậu tương, bột cá nhạt trộn lẫn, sao cho đạt lượng đạm 25 - 30%. Trong 10 ngày đầu, thức ăn phải nấu chín thành cháo, pha vào nước rồi rải đều quanh ao. Những ngày sau, cho cá ăn thức ăn dạng bột, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát: cứ 1 vạn cá trong tuần thứ nhất cho ăn 0,2 - 0,4 kg thức ăn tinh; tuần 2 từ 0,4 - 0,5kg; tuần thứ 3 từ 0,5 - 1kg; sau 21 - 25 ngày ương tỉ lệ sống của cá đạt 40 - 70%, cỡ cá 0,6 - 1g/con. Bón phân và cho cá ăn khi ương cá bột thành cá hương Điều khác là mật độ ương thưa hơn (10 - 15 con/m2) và phải cho cá ăn nhiều hơn. Cứ 1 vạn cá trong tuần 1 - 2 cho ăn 1 - 4kg; tuần 3 - 4: 4 - 6kg, tuần 5 - 6: 6-8,5kg, tuần 7: 8,5 - 10kg. Cứ 100m2 ao mỗi tuần bón 25 - 30kg phân chuồng, 20 - 25kg phân xanh. Sau 45 - 50 ngày ương, tỉ lệ cá sống bình quân đạt 50 - 70%, cỡ 15 - 20g/con. Khi nuôi ghép nhiều loài cá trong ao cá thịt chỉ nên thả cá chép với tỉ lệ 5 - 10%, 1 con cá chép cần từ 10 - 20m2 đáy ao. Khi nuôi cá chép ở ruộng trũng có thể tăng tỉ lệ thả cá chép tới 60%. Khi nuôi đơn cá chép muốn có cá thịt cỡ 0,3 - 0,4 kg/con sau 6 - 8 tháng nuôi thì cần thả giống với mật độ 1 con/1,5 - 2 m2; cỡ 0,7 - 0,8 kg/con thả mật độ 1 con/4 - 5m2. Để tạo ra sự phát triển động vật đáy làm thức ăn cho cá cần bón thêm phân chuồng và phân xanh mỗi loại 4 - 6 tấn/ha ao. Dùng cám gạo, bột đậu tương, khô dầu, bột cá nhạt trộn đều với nước rồi nắm lại thành từng nắm nhỏ để cho cá ăn. Theo cách nuôi này, cá chép đạt tỉ lệ sống 80 - 90%; sau 8 tháng nuôi cỡ cá trung bình đạt 0,5 - 0,7 kg/con, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha. NTNN, 12/8/2003 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÉP V1 Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý : Chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. Thân ngắn và cao cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary, đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Inđônêxia. Nuôi vỗ cá bố mẹ Cá đưa vào nuôi vỗ có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh không có biểu hiện mắc bệnh. Cá đực từ 0,8 kg/cá thể trở lên, cá cái từ 1,0 kg/cá thể trở lên. Cá đực và cá cái được nuôi riêng ở các ao khác nhau với mật độ 1 kg/4 - 5m2. Thời gian nuôi vỗ: Cá được nuôi vỗ từ cuối tháng 9 năm trước, đến tháng 2 năm sau cá có thể bắt đầu sinh sản. Chăm sóc: Liều lượng thức ăn chiếm 3 - 5% trọng lượng quần đàn. Nuôi vỗ tích cực hàm lượng thức ăn được giảm dần từ 5 - 3% tuỳ thuộc vào thể trạng cá qua kiểm tra định kỳ (1 tháng một lần). Nuôi vỗ thành thục thường trước khi cho cá đẻ từ 30 - 45 ngày đối với chính vụ và 10 - 15 ngày với cá đẻ tái phát. Trong thời gian nuôi vỗ thành thục cần cho cá ăn thêm mầm thóc. Chọn cá cho đẻ Chọn cá cái có bụng mềm, phần phụ sinh dục màu hồng. Hạt trứng rời nhau, căng đều, màu sáng trắng. Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ bụng gần phần phụ sinh dục thấy có sẹ màu trắng sữa. Kích dục tố Kích dục tố thường dùng là LRH-A kết hợp với DOM. Cá cái được tiêm kích dục tố 2 lần. Lần 1 tiêm 1/4 - 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 đến 8 giờ tiêm hết số thuốc còn lại. Cá đực chỉ tiêm 1 lần, trước khi tiêm lần 2 cho cá cái khoảng 2 giờ. Thu trứng và sẹ Trứng cá được vuốt vào bát men hoặc nhựa có đường kính khoảng 18 - 22 cm, lòng bát phải trơn bóng. Sau khi đã thu được trứng cần nhanh chóng vuốt sẹ vào bát trứng để . Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh Phần 2B: Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa (Tài liệu đào. 60 3 1,5 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1. Các hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Việt Nam - Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm: Ruộng