Cá chết do mật độ dày: Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh với mật độ quá dày Cá chết không có dấu hiệu bệnh

Một phần của tài liệu Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh (Trang 29 - 34)

nuôi thâm canh với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để thả nuôi cá rô phi thịt là 100- 150con/m3. nếu mật độ trên 200 con/m3 có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn.

Web An Giang (11/25/2003 9:20:33 AM) - Báo KHPT

Phòng và trị bệnh thường gặp cho cá điêu hồng hồng

Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ là một loại cá đang được thị trường ưa chuộng và là một trong những loại cá được nuôi phổ biến nhất ở ĐBSCL. Sau khi nuôi thử nghiệm và phát triển đại trà thời gian gần đây ở vùng ĐBSCL, cá điêu hồng đã được xác định những đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi ở nước ta như sau: – Về tập tính ăn: Đây là loài cá ăn tạp các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng. Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25%).

– Về sinh sản: Cá điêu hồng thuộc loại mắn đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi nuôi trong lồng, chậu thì không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chậu, lồng.

– Môi trường nuôi: Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/con chỉ từ 7 – 8 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.

Việc nuôi cá điêu hồng không khó, nhưng để nuôi đạt thành công, giá thành thấp cần chú ý tới những bệnh sau:

Bệnh do ký sinh trùng: Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

Cách phòng trị: Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50g/m3 trong thời gian 15 – 30 phút, cách này trị một lần; muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.

Bệnh xuất huyết: Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện với cá điêu hồng nuôi bè.

Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tùy theo tình trạng bệnh.

Cá trương bụng do thức ăn: Thường xảy ra ở các ao, bè do cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.

Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotie...).

Cá chết do mật độ nuôi thả dày: Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỷ lệ cá chết phụ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để nuôi cá điêu hồng thịt là 100 – 120 con/m3 có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn. Vì thế cần nuôi với mật độ vừa phải (50 – 70 con/m3 nước) và chất lượng nước cần phải là nước sạch.

NNVN, 22/8/2004

Các yếu tố cần thiết để nuôi cá không dùng kháng sinh

Gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đã liên tục cảnh báo về dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green và chất chuyển hoá Leuco Malachite Green. Ngành Nông nghiệp tỉnh và các ngành chuyên môn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho hầu hết các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc thú y trong tỉnh để cảnh báo việc nghiêm cấm kinh doanh các loại thuốc có hoạt chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát tình hình kinh doanh và sử dụng thuốc cấm trong nuôi trồng thuỷ sản. Theo các nhà chuyên môn ngành thuỷ sản cho biết: do bà con ngư dân nuôi cá chưa đúng kỹ thuật, ít quan tâm đến môi trường cá nuôi nên cá bị bệnh nhiều buộc lòng bà con ngư dân sử dụng thuốc để phòng trị bệnh, lợi dụng tình hình này nhiều hộ kinh doanh đã đưa một số loại thuốc hạn chế sử dụng rẽ tiền, có dư lượng chất độc hại cao để bán cho ngư dân sử dụng nhằm thu lợi cao, đã làm cho chất lượng cá nuôi không đạt yêu cầu.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nuôi cá hạn chế thấp nhất đến không dùng kháng sinh trong mô hình cá nuôi hiện nay. Rất nhiều ý kiến, nhiều cách nuôi cá được nhiều nhà khoa học và giới chuyên môn ngành thuỷ sản đưa ra khuyến cáo trong bà con ngư dân. Bộ phận kỹ thuật của Cty Liên doanh Anova Bio thì cho biết: Sau mỗi vụ nuôi đáy ao đều tồn đọng 1 lớp bùn đen rất dầy có chứa nhiều độc chất, muốn nuôi vụ mới cần phải xử lý sạch bằng vôi bón sương vào nền đáy và phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Sau khi cấp nước vào ao, bà con ngư dân có thể dùng Sundine 57 với liều lượng 1 lít/1.000 m3 nước tạt đều ao. Cá giống phải được giám sát trước khi bắt thả vào ao nuôi, để tránh trường hợp một số cơ sở ương giống dùng kháng sinh trong quá trình nuôi thúc trước khi xuất bán. Trước khi đặt cá giống bà con ngư dân yêu cầu cơ sở ương giống sử dụng Antido trộn vào thức ăn với liều 5g/1ký thức ăn trước 5 ngày bắt cá giống nhằm hạn chế shook khi vận chuyển. Đối với cá tra cở thích hợp là 2,5cm, mật độ thả từ 30 đến 40 con/m2, cần bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá và chúng có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường nuôi mới, bà con ngư dân có thể dùng sản phẩm Cetafish với liều lượng 5g 1ký thức ăn. Do bà con ngư dân áp dụng nhiều loại thức ăn cho mô hình nuôi cá, đôi khi bà con không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa tồn dư đáy ao làm cho môi trường nuôi cá ngày càng dơ là điều kiện phát sinh dịch bệnh. Cá thả được 1 tháng tuổi bà con ngư dân nên thường xuyên xử lý đáy ao, định kỳ 10 ngày bà con ngư dân có thể sử dụng Zeofish với liều lượng 3 ký/1000m3 nước tạt đều ao. Cá 2 tháng tuổi trở lên đến cuối kỳ nuôi bà con ngư dân có thể tăng dần số lượng Zeofish tạt vào ao lên từ 4 đến 5 ký/1.000 m3 nước, nếu ao nào quá dơ có thể tăng đến 6 ký/1000 m3 nước. Trong suốt quá trình nuôi bà con ngư dân có thể trộn thêm men vi sinh đường ruột vào thức ăn cho cá, sẽ giúp cá tiêu hoá hết thức ăn, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi và đặc biệt khi cá khoẻ mạnh các chất thải của cá ít sẽ hạn chế dơ nền đáy. Bà con ngư dân có thể dùng sản phẩm Probio fish liều lượng 100g/25 – 30 ký thức ăn. Một trong những vấn đề mà bà con ngư dân phải hết sức quan tâm đó là sự xuất hiện của tảo trong giai đoạn cuối kỳ nuôi cá, nếu tảo phát triển nhiều trước tiên sẽ làm cho nước trong ao thiếu dưỡng khí cá thường nổi đầu hoặc tìm nơi có dòng nước để ngốp, ngoài ra lượng tảo lớn sẽ là một trong những tác nhân làm cho thịt cá có màu vàng làm giảm chất lượng cá nuôi của mình. Kỹ sư Nguyễn Kiến Phong, Cty Liên doanh Anova cho biết để có thể khắc phục lượng tảo phát triển, bà con ngư dân có thể dùng Avaxide với liều lượng 1 lít/1000 m3 nước tạt định kỳ 15 ngày/lần. Nếu cá tra thịt vàng bà con ngư dân có thể sử dụng Novitol với liều lượng từ 2 đến 3 gram/1 ký thức ăn, cho ăn thường xuyên đến khi thu hoạch cá sẽ đạt chất lượng cao.

Do vậy một số yếu tố cần thiết để nuôi cá được khoẻ mạnh bà con ngư dân cần quan tâm đó là chuẩn bị ao cho tốt, chọn giống khoẻ mạnh đồng cở, thường xuyên quan

tâm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho môi trường cá nuôi sạch sẽ. Một trong số các yếu tố cần thiết trên và tuỳ vào điều kiện sinh thái của mô hình nuôi cá của mình, bà con ngư dân có thể tham khảo, thử nghiệm để có thể áp dụng đạt hiệu quả cao nhất, đây cũng là mong muốn của hầu hết bà con ngư dân nuôi trồng thuỷ sản hiện nay cho mô hình nuôi cá của mình thành công.

Trung Liêm

Tác dụng của ozon trong sản xuất giống thủy sản

Nghiên cứu về ưng dụng ở diện rộng ozon trong các trại nuôi tôm giống, cá giống, chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm vượt trội so với dùng chất Clor. Đó là: Thời gian xử lý nhanh hơn và các chỉ tiêu Hóa, Lý, Vi sinh hơn hẵn so vớid ùng Clor.

Giá thành rẻ hơn, tuy lúc đầu đầu tư cao, nhưng thời gian hoàn vốn chỉ trong 1 mùa, sau đó không cần đầu tư gì thêm ngoài sử dụng điện. Tiện lợi hơn và bớt nhân công. Tôm, cá bố mẹ xử lý bằng ozon luôn sạch sẽ không bị bám rêu, mốc, nấm, khỏe đều, ăn mạnh, đẻ nhiều, tỷ lệ trứng mở cao.

Với liều lượng thích hợp dùng ozon trực tiếp vào bể ương hoặc bể phụ rồi dẫn nước quay vòng giảm độc tố H2S, NH3, NO3, chất hữu cơ, tiêu diệt vi sinh, tăng lượng oxy hòa tan. Ở quy trình Clor không dùng trực tiếp được mà phải thay nước, rất nguy hiểm hay gây sốc cho ấu trùng.

Các bệnh về phát sáng, nấm, nhiễm khuẩn giải quyết rất tốt, không phải dùng kháng sinh.

Bệnh đốm trắng chưa bị nhiễm lần nào.

Bệnh còi (MBV) bị rất ít, nếu có bị cũng rất nhẹ.

Tôm con tỷ lệ sống cao, bóng đẹp, khỏe hơn dùng Clor.

Các thức ăn sống: hào sống, ốc đỏ, trùn quế, actermi được ozon thanh trùng, an toàn, tỷ lệ nở cao.

Dùng ozon vệ sinh trại, thông bể nuôi đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo vô trùng cao. Vì rút ngắn được nhiều thời gian cho nên cùng một cơ sở vật chất của trại, khi dùng ozon nhân lực giảm đi đáng kể, số lượng giống thủy sản tăng lên 1,5-2 lần. Năm 2004, đoàn Việt kiều ở Mỹ về đầu tư thủy sản ở VN có KS. Vũ Thế Trụ (Đại học Washington) - một chuyên gia về nuôi trồng thủy sản, đã đánh giá cao công nghệ dùng ozon xử lý môi trường nước nuôi thủy sản và đã đầu tư đồng bộ thiết bị ozon cho trại tôm giống Hoàng Việt ở Phan Rang - Ninh THuận.

Điều đáng chú ý là khi sử dụng ozon để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nồng độ đủ và thời gian lưu cũng phải đủ mới có khả năng tiệt trùng tốt.

KS. Cao Văn Tính, KHPT, 3/6/2005

Tình hình sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản của cả nước quí I/2009

Thứ 3 ngày 31/03/2009 - 08 giờ:25 phút

Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản quý I/2009 ước tính đạt 1028,1 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 783,7 nghìn tấn, tăng 4,9%; tôm đạt 85,6 nghìn tấn, tăng 3,1%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng quý I/2009

ước tính đạt 415 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước (cá 310 nghìn tấn, giảm 1%; tôm 59 nghìn tấn, tăng 0,9%).

Kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt thấp do gặp một số khó khăn như: Giá thức ăn của thuỷ sản tăng cao; giá thu mua bấp bênh; thị trường tiêu thụ ngoài nước có xu hướng bị thu hẹp, do đó không khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi. Điển hình là cá tra, cá ba sa chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhưng diện tích nuôi thả giảm trên 20% (An Giang giảm 28%; Cần Thơ giảm 25,4%; Vĩnh Long giảm 15%); diện tích nuôi thả tôm sú cũng giảm trên 8% (Cà Mau giảm 264,5 nghìn ha; Bạc Liêu giảm 125 nghìn ha; Kiên Giang giảm 45 nghìn ha; Bến Tre giảm 17 nghìn ha; Trà Vinh giảm 8 nghìn ha). Hiện nay, tình hình tiêu thụ sản phẩm bước đầu có chuyển biến nên nông dân nhiều tỉnh đã tiếp tục triển khai nuôi trở lại.

Sản lượng thủy sản khai thác quý I/2009 ước tính đạt 613,1 nghìn tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển 568 nghìn tấn, tăng 9,8%. Hoạt động khai thác thuỷ sản tiếp tục phát triển chủ yếu do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao xuất hiện sớm và dài ngày như: Cá ngừ, cá cơm, cá hố, cá nục, mực ống v.v...; mặt khác giá xăng, dầu đang giảm so với cùng kỳ năm trước, đồng thời các chính sách của Chính phủ về kích cầu sản xuất đang phát huy tác dụng nên chi phí khai thác biển giảm trong khi giá bán hải sản ở mức cao, khuyến khích ngư dân tích cực ra khơi.

Thông tin tình hình nuôi và phát triển thủy sản

TIN TRONG TUẦN

Tình hình nuôi và phát triển thủy sản trong tỉnh: có 429 chiếc lồngbè nuôi chủ yếu là cá điêu hồng, với 68 hộ nuôi và 390 ha nuôi cá tra bè nuôi chủ yếu là cá điêu hồng, với 68 hộ nuôi và 390 ha nuôi cá tra thâm canh. với 336 hộ nuôi. Giá cá tra hiện trong tuần 14.000-14.500đ/kg, cá điêu hồng 21.000 – 22.000đ/kg, cá rô phi 15.000 - 16.000đ/kg. Giá thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản có giảm nhưng không đáng kể trung bình 1kg thức ăn giảm 500đ so. với tháng trước, cơn sốt thức ăn đã hạ nhiệt làm cho giá thành cá tra bình quân 15.000đ-16.000đ/1kg. Trong tuần không xảy ra dịch bệnh.

Trong tuần Chi Cục kiểm dịch được 100.000 con cá tra giống trại Cồn Giông và cấp 01 giấy phép đăng ký kinh doanh thuốc thú y- thủy sản ở huyện Mang Thít. Hoàn chỉnh Quy chế phối hợp hoạt động vể đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trong lĩnh vực thuỷ sản trên đường thuỷ thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Lập thủ tục xin hỗ trợ máy trực canh báo bão cho 7 hộ khai thác có công suất máy 20CV trở lên. Ngoài ra chuẩn bị văn kiện hội nghị CBCC năm 2009 vào ngày 8/01/2009.

Văn Nhi Chi cục Thủy Sản Tình hình chung của thị trường thủy sản Nhật Bản(10/01/2008)

Tình hình người mua hàng Nhật Bản bị khách hàng quốc tế khác trả giá mua thủy sản vượt mặt trên thị trường thế giới ngày càng trầm trọng hơn.

Tất nhiên, hiện nay đơn giá của một số mặt hàng đã bị sụt giảm, do vậy sự cạnh tranh của Nhật Bản với các nước khác tương đối ít hơn, như đối với cá hồi coho, trứng cá minh thái,

những mặt hàng mà Nhật Bản luôn ở vị trí dẫn đầu, mặc dù có khối lượng nhỏ.

Một phần của tài liệu Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm càng xanh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w