Tài liệu Tài liệu nuôi tôm chính thống (Cẩm nang câu hỏi dành cho người nuôi tôm) phần 3 (1).pdf

5 880 5
Tài liệu Tài liệu nuôi tôm chính thống (Cẩm nang câu hỏi dành cho người nuôi tôm) phần 3 (1).pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu Tài liệu nuôi tôm chính thống (Cẩm nang câu hỏi dành cho người nuôi tôm) phần 3 (1).

Tài liệu nuôi tôm chinh thống Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp - một điển hình mới ở Cà Mau Tại ấp Nhị Nguyệt (xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi-Cà Mau), đi tiên phong trong nuôi tôm công nghiệp là ông Hai Tới (tức Trần Văn Của). Là một cán bộ hưu trí, ông Hai Của luôn trăn trở phải sản xuất cây gì, nuôi con gì trên đồng đất ngập mặn quê mình. Nghe ở đâu có mô hình hay, hiệu quả và phù hợp với đồng đất nhiễm phèn mặn là ông đến học hỏi về áp dụng. Ông cơm đùm cơm nắm lần mò đến tận kinh xáng Đội Cường (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) dò xem mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty TNHH Nam Sương liên doanh với Thái Lan cho hiệu quả kinh tế cao, tôm nuôi ít bị bệnh, mau lớn. Đối chiếu ông thấy điều kiện thổ nhưỡng của ấp Nhị Nguyệt cũng có thể nuôi được tôm công nghiệp. Trở về ông mạnh dạn bỏ vốn đầu tư 2 ao nuôi tôm công nghiệp. Sau vụ nuôi, ông thu hoạch thắng lợi và tiếp tục nhân rộng. Mặt khác, ông đề nghị ngành Thuỷ sản có những hỗ trợ để mô hình này phát triển bền vững. Được sự giúp đỡ của Sở Thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư, Phòng NN-PTNT huyện Đầm Dơi, ông Hai Tới và nhiều hộ nuôi tôm trong vùng được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Từ đó phong trào nuôi tôm công nhgiệp ở ấp Nhị Nguyệt phát triển mạnh mẽ.Ông Hai Tới đã đứng ra bàn bạc với 14 hộ hộ nuôi tôm trong ấp liên kết lại thành tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp, đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận, tạo cơ sở pháp lý để tổ hợp tác được vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất.Từ 15 tổ viên ban đầu, đến nay tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp Nhị Nguyệt do ông Hai Tới làm Tổ trưởng đã phát triển lên 50 tổ viên với tổng diện tích ao nuôi là 38ha (120 ao nuôi). Năm 2006, tổng doanh thu của tổ đạt 4,2 tỷ đồng trừ chi phí đạt lợ nhuận 1,2 tỷ đồng (bình quân trên 81 triệu đồng/1 tổ viên/1 năm). Rõ ràng hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp ở ấp Nhị Nguyệt (xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi) là rất hiệu quả, cần được nhân rộng. Đây có thể coi là một điển hình của mô hình kinh tế tổ hợp tác ở ĐBSCL nhất là trong tình hình hiện nay nhiều HTX, tổ hợp tác ở tỉnh này đang làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp - một điển hình mới ở Cà Mau Tại ấp Nhị Nguyệt (xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi-Cà Mau), đi tiên phong trong nuôi tôm công nghiệp là ông Hai Tới (tức Trần Văn Của). Là một cán bộ hưu trí, ông Hai Của luôn trăn trở phải sản xuất cây gì, nuôi con gì trên đồng đất ngập mặn quê mình. Nghe ở đâu có mô hình hay, hiệu quả và phù hợp với đồng đất nhiễm phèn mặn là ông đến học hỏi về áp dụng. Ông cơm đùm cơm nắm lần mò đến tận kinh xáng Đội Cường (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) dò xem mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty TNHH Nam Sương liên doanh với Thái Lan cho hiệu quả kinh tế cao, tôm nuôi ít bị bệnh, mau lớn. Đối chiếu ông thấy điều kiện thổ nhưỡng của ấp Nhị Nguyệt cũng có thể nuôi được tôm công nghiệp. Trở về ông mạnh dạn bỏ vốn đầu tư 2 ao nuôi tôm công nghiệp. Sau vụ nuôi, ông thu hoạch thắng lợi và tiếp tục nhân rộng. Mặt khác, ông đề nghị ngành Thuỷ sản có những hỗ trợ để mô hình này phát triển bền vững. Được sự giúp đỡ của Sở Thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư, Phòng NN-PTNT huyện Đầm Dơi, ông Hai Tới và nhiều hộ nuôi tôm trong vùng được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Từ đó phong trào nuôi tôm công nhgiệp ở ấp Nhị Nguyệt phát triển mạnh mẽ.Ông Hai Tới đã đứng ra bàn bạc với 14 hộ hộ nuôi tôm trong ấp liên kết lại thành tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp, đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận, tạo cơ sở pháp lý để tổ hợp tác được vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất.Từ 15 tổ viên ban đầu, đến nay tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp Nhị Nguyệt do ông Hai Tới làm Tổ trưởng đã phát triển lên 50 tổ viên với tổng diện tích ao nuôi là 38ha (120 ao nuôi). Năm 2006, tổng doanh thu của tổ đạt 4,2 tỷ đồng trừ chi phí đạt lợ nhuận 1,2 tỷ đồng (bình quân trên 81 triệu đồng/1 tổ viên/1 năm). Rõ ràng hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp ở ấp Nhị Nguyệt (xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi) là rất hiệu quả, cần được nhân rộng. Đây có thể coi là một điển hình của mô hình kinh tế tổ hợp tác ở ĐBSCL nhất là trong tình hình hiện nay nhiều HTX, tổ hợp tác ở tỉnh này đang làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản “Vua tôm” công nghiệp Trần Trí Sự Khởi nghiệp nuôi tôm công nghiệp vào năm 2002, khi ấy “vua tôm” công nghiệp Trần Trí Sự vừa tròn 26 tuổi. Anh tiến hành cải tạo hai đầm nuôi tôm công nghiệp, mỗi đầm có diện tích 4.500m2, thả hai vụ/năm. Do bước đầu thực hiện còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức thực tiễn, nên kết quả không cao, chỉ đạt hơn 2 tấn tôm, thu lãi hơn 220 triệu đồng. Sau bao đêm suy nghĩ, anh đã đến các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng tìm hiểu kinh nghiệm, vừa học vừa làm. Từ quy trình đào đầm, đến quy trình thả nuôi, chăm sóc, cách thức quản lý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến năm 2005, anh quyết định chuyển toàn bộ 9,8ha đất sang nuôi tôm công nghiệp với 12 đầm nuôi. Vừa học, vừa làm, vừa tổng kết kinh nghiệm, thu hoạch vụ sau cao hơn vụ trước. Trong năm 2007, với 12 đầm nuôi tôm cho thu hoạch gần 40 tấn tôm, doanh thu hơn 4,2 tỷ đồng. Anh Trần Trí Sự, cho biết: Nghề nuôi tôm công nghiệp rủi ro rất cao, dễ nhưng khó. Bởi trong thực tế nhiều hộ học nuôi trúng vụ đầu, thường hay thỏa mãn, nên các vụ sau thường hay bị gãy. Còn riêng đối với “vua tôm” công nghiệp Trần Trí Sự, càng nuôi, anh càng học hỏi nhiều hơn. Bởi càng nuôi càng khó, phát sinh nhiều vấn đề mới, bệnh mới. Nhất là hiện nay, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, thời tiết diễn biến bất thường, người nuôi tôm phải đương đầu với nhiều loại dịch bệnh. Theo“vua tôm” công nghiệp Trần Trí Sự thì yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong nuôi tôm công nghiệp đó là: mỗi năm chỉ làm một vụ, xác định được tôm giống sạch bệnh, trong quá trình nuôi, lượng ôxy cung cấp cho tôm nuôi phải được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, trên 12 đầm tôm anh đã thả giống được hơn 20 ngày tuổi, tôm đang phát triển tốt và hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Không chỉ sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng cho gia đình, mà anh còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 11 lao động ở địa phương với mức lương bình quân 900 ngàn đồng/tháng. Với ý chí, nghị lực, hoài bão của tuổi trẻ, biết vận dụng sáng tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, “vua tôm” công nghiệp Trần Trí Sự đã tạo nên bước đột phá mới trong nuôi tôm công nghiệp ở Đầm Dơi. Và là tấm gương sáng để mọi người học hỏi. Vèo tôm giống bằng hầm đất Chú Phạm Minh Hữu ở ấp Đức An, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước nói: “Đất gò, đất trũng, đất phèn hoặc vùng nước mặn, nước ngọt, nơi nào cũng tốt cả, ai chê đất xấu tức là tự chê mình chưa biết cách làm cho đất sinh lợi…”. Với suy nghĩ này, chú Hữu đã có một cách làm khá độc đáo trên phần đất 2,7ha của gia đình. Thời làm nông nghiệp, năng suất và hiệu quả của cây lúa tương đối ổn định. Tuy chưa thật sự khấm khá, song do siêng năng trong lao động, đất đã không phụ công người. Đến thời làm tôm, trăn trở bao đêm, chú quyết tìm ra cách làm có lợi nhất về thu nhập và hợp sức lao động của mình. Cuối cùng chú chọn một mô hình nuôi tôm cá kết hợp. Năm 2001, khi nhà nước chuyển đổi sang canh tác lúa tôm, chú đã cất công học kỹ thuật vèo tôm giống bằng hầm đất để tôm mạnh, khi thả nuôi đạt đầu con. Lúc đầu, chú học cách vèo tôm chủ yếu để nuôi trên diện tích đất nhà, rồi dần về sau phát triển thêm đôi ba hầm để bán cho bà con lân cận. Cứ thế, cho đến số lượng 30 ao, chiếm hết cả mặt đất quanh nhà, đến bờ sông, ra tận liếp dừa. Đâu đâu cũng thấy khít kẽ từng ô hầm như một bàn cờ. Xóm làng có cả chục hộ làm theo để bán cho người mua ở tận Thới Bình, U Minh, Bạc Liêu, Kiên Giang… Cách nuôi vèo bằng hầm đất và chăm sóc của chú Phạm Minh Hữu cũng gần giống như cách làm ở các trại tôm giống nhưng được người nuôi tôm rất chuộng, vì: thứ nhất, trong thời gian vèo bằng hầm đất, những con yếu, nhỏ sẽ chết, chỉ còn lại tôm khỏe mạnh đạt chất lượng. Thứ hai, sau 15 ngày vèo, tôm có chiều dài 3 phân trở lên, rất mạnh và nhanh lẹ. Thứ ba, trong thời gian vèo tôm đã được thuần nước nên khi thả nuôi không bị sốc nước, đảm bảo được số lượng. Đây cũng là 3 yếu tố rất cơ bản để người nuôi có được sản lượng cao. Còn phần đất ruộng chú làm hai đầm nuôi tôm công nghiệp có diện tích mặt nước 5000m2, lượng tôm thả mật độ thưa và mỗi năm chỉ nuôi một vụ, khoảng thời gian còn lại chú để không, cho đất đủ thời gian phân hủy các chất độc hại. Với phương châm chậm mà chắc, trong gần chục vụ nuôi tôm công nghiệp, chú chưa thất bại lần nào. Nhờ cần mẫn, từ nuôi tôm, nuôi cá chình, bống tượng, mỗi năm chú có thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng. Tóm tắt Khả năng phòng bệnh đốm trắng của tôm sú được khám phá nhờ vào kỹ thuật RNA can thiệp bằng cách cho tôm ăn vi khuẩn được làm bất hoạt có chứa WSSV VP28dsRNA. Có hai phương pháp được thử nghiệm. Phương pháp thứ nhất là trộn vi khuẩn có chứa VP28dsRNA vào trong thức ăn viên cho tôm ăn. Phương pháp hai trộn phức hợp mảnh nhỏ VP28dsRNA-chitosan vào trong thức ăn viên cho tôm ăn. Tôm khoẻ được gây cảm nhiễm bệnh đốm trắng bằng cách cho ăn tôm bị bệnh đốm trắng. Thí nghiệm được thực hiện trong 30 ngày. Kết quả cho thấy ở những lô tôm nhiễm WSSV có cho ăn dsRNA thì tỉ lệ sống cao hơn tôm ở lô đối chứng (vi khuẩn chứa véc tơ LITMUS38i không mang đoạn gen VP28). Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức sử dụnh vi khuẩn bất hoạt có chứa WSSV VP28dsRNA là 68%. Trong khi chỉ có 37% tôm sống sót ở nghiệm thức sử dụng phức hợp mảnh nhỏ VP28dsRNA-chitosan và 100% tôm chết được ghi nhận ở nghiệm thức đối chứng. Tôm còn sống cho kết quả xét nghiệm cho âm tính với WSSV bằng phương pháp PCR và Westnern Blot. Dựa trên kết quả đạt được và những lợi thế của dsRNA cho thấy có thể ngăn chặn sự nhiễm WSSV ở tôm sú bằng cách cho tôm ăn vi khuẩn bất hoạt có chứa VP28dsRNA. Người dịch: Ks. Nguyễn Thị Tiên, BM Sinh học và Bệnh Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Phòng bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú bằng phương pháp cho ăn vacxin Posted by administrator on 24/04/2008 (962 reads) Nguồn tin: Jeroen Witteveldt, Carolina C. Cifuentes, Just M. Vlak, and Marie¨lle C. W. van Hulten. Protection of Penaeus monodon against White Spot Syndrome Virus by Oral Vaccination. JOURNAL OF VIROLOGY, Feb. 2004, p. 2057–2061 Vol. 78, No. 4 Tóm tắt: Hội chứng virus đốm trắng xảy ra khắp nơi trên thế giới, là nguyên nhân gây tỉ lệ tôm chết cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm công nghiệp. Hiện tại, chưa có phương pháp nào chống lại virus này được phổ biến. Thông thường, động vật không xương sống như tôm không có hệ thống đáp ứng miễn dịch như ở những loài động vật có xương sống. Tuy nhiên, thí nghiệm đã chỉ ra rằng những tôm sống sót sau khi bị nhiễm WSSV sẽ có tỉ lệ sống cao hơn khi tái cảm nhiễm. Chúng tôi nghiên cứu khả năng của vacxin cho tôm thông phương pháp cho ăn, vacxin này chứa protein vỏ của WSSV. Tôm sú (Penaeus monodon) được cho ăn thức ăn viên áo bên ngòai 1 lớp vi khuẩn không họat động biểu hiện 2 lọai protein vỏ của WSSV là VP19 và VP28. Vacxin chứa VP28 cho thấy tỉ lệ chết của tôm thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với lô đối chứng (vi khuẩn chỉ chứa vector rổng) thông qua phương pháp ngâm (tỉ lệ sống 61%), trong khi đó vacxin chứa VP19 không thể hiện sự bảo vệ nào. Để xác định sự tấn công và thời gian bảo vệ của vacxin, thí nghiệm cảm nhiễm được thực hiện sau khi sử dụng vacxin 3, 7 và 21 ngày. Tỉ lệ sống cao hơn có ý nghĩa được quan sát sau khi tôm sử dụng vacxin 3, 7 ngày (64% và 77%), nhưng sự bảo vệ đã giảm sau 21 ngày (tỉ lệ sống 29%). Trái với những hiểu biết hiện tại, động vật không xương sống không có hệ thống đáp ứng miễn dịch nhưng kết quả này cho thấy đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và khả năng bảo vệ có thể tạo ra ở P. monodon. Các thí nghiệm trên mở ra con đường mới phòng WSSV mang lợi ích cho công nghiệp nuôi tôm. . Tài liệu nuôi tôm chinh thống Tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp - một điển hình mới ở Cà Mau Tại ấp. là 3 yếu tố rất cơ bản để người nuôi có được sản lượng cao. Còn phần đất ruộng chú làm hai đầm nuôi tôm công nghiệp có diện tích mặt nước 5000m2, lượng tôm

Ngày đăng: 24/09/2012, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan