đây là bài giảng chuyên ngành tâm thần cho bác sĩ, sinh viên học học phần tâm thần . chuyên ngành tâm thần thì rất rộng , đây là bài giảng về rối loạn tư duylà 1 trong các rối loạn chuyên ngành tâm thần được bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm thần tổng hợp theo kinh nghiệm dành cho những ai học về tâm thần.
Trang 1R ỐI LOẠN TƯ DUY
BsCKII NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
Trang 2KHÁI NIỆM
Tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp và khái quát
Tư duy là quá trình là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức.
Hoạt động tâm lí của tư duy: Cơ sở của hoạt động tư duy là cảm giác tri giác đặc biệt là biểu tượng
Chỉ ở con người khi có hệ tín hiệu 2 mới có tư duy trừu tượng.
Quá trình thao tác tư duy là một quá trình hoạt động vô cùng cơ động, phức tạp với sự tham gia của nhiều thành phần
Trang 3RỐI LOẠN TƯ DUY
Được phân theo hai loại
Rối loạn hình thức tư duy: là rối loạn về cách thức thể hiện ngôn ngữ như: tốc độ phát âm…
Rối loạn nội dung tư duy: là rối loạn những ý nghĩa, ý tưởng trong ngôn ngữ mà người bệnh thể
hiện.
Việc phân loại như trên cũng chỉ là tương đối vì hình thức và nội dung tư duy thông nhất với nhau từ cách phát âm đặt câu cho đến những ý nghĩa của câu từ đó mang đều do nội dung tư duy quyết định.
Trang 4RỐI LOẠN HÌNH THỨC TƯ DUY
.1 Rối loạn theo nhịp nhanh tư duy:
Tư duy phi tán
Đây là một loại tư duy hoạt động nhanh chóng, mau lẹ và có tính chất cơ học như tính chất theo vần
Nội dung nông cạn, không dừng lại ở ý tưởng sâu sắc nào.
Thường gặp ở các LT cảm xúc: Rối loạn cảm xúc hưng cảm…
Tư duy dồn dập:
Có nhiều ý nghĩ dồn dập đến trong đầu bệnh nhân ngoài ý muốn của người bệnh, các rối loạn này thường xuất hiện tự động
Tư duy dồn dập là một triệu chứng tâm thần tự động
Thường gặp trong TTPL.
Nói hổ lốn
Bệnh nhân nói liên tục, nội dung vô nghĩa, ý tưởng linh tinh.
Thường gặp trong trí tuệ sa sút.
Trang 5Rối loạn theo nhịp chậm tư duy
Tư duy chậm chạm
Dòng ý tưởng rất chậm, suy nghĩ khó khăn, sau một câu BN phải rất lâu BN mới trả lời được.
Thường gặp trong Trầm cảm.
Tư duy ngắt quãng:
Dòng suy nghĩ của BN bị cắt đứt, không nói được sau mới bắt đầu tiếp tục nói nhưng nói về một chủ đề khác.
Thường gặp trong TTPL
Tư duy lai nhai
BN rất khó khăn biểu hiện quá trình tiếp diễn của tư duy và đồng thời khó khăn chuyển chủ đề từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Thường gặp trong động kinh
Tư duy lặp lại
BN biểu hiện khó khăn trong quá trình liên tưởng, tồn tại lâu dài một ý tưởng, một biểu tượng nào đó.
Tư duy thu hẹp
Nội dung tư duy rất hạn chế, các từ nghèo nàn, các biểu tượng bị thu hẹp.
Thường gặp trong chậm phát triển tâm thần, sa sút trí tuệ.
Trang 6Rối loạn theo nhịp chậm tư duy
Tư duy tắc nghẽn.
Bệnh nhân dừng đột ngột dòng suy nghĩ và dòng ý tưởng bị phong toả một cách bất ngờ.
Nhại lời
Bệnh nhân khi được hỏi không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi của thây thuốc.
Tư duy kiên định
Trong câu chuyện bệnh nhân luôn lặp đi lặp lại một chủ đề hay hệ thống chủ đề nhất định.
Thường gặp trong Hội chứng Paranoia, TTPL, Loạn thần phản ứng.
Trang 7Rối loạn theo nhịp chậm tư duy
THEO KẾT CẤU NGÔN NGỮ
Tư duy không liên quan
BN mất khả năng nối liền các liên tưởng, tư duy lộn xộn vô nghĩa, không có gì liên quan gì về ý nghĩa.
Thường gặp trong TTPL.
2 Chơi chữ
Trong lời nói, câu này tiếp câu khác theo vần, theo sự giống nhau hay khác nhau giữa ý nghĩa các từ Vi dụ: Tôi đi chơi, con bò đi
ngủ Tay tôi có đủ, chân tôi không còn…
Thường gặp trong TTPL, trạng thái hưng cảm…
3 Chơi ngữ pháp
Người bệnh đảo lộn các thành phần trong câu, cắt xén một số thành phần trong mệnh đề như dùng câu thiếu vế hoặc lời nói theo
kiểu điện tín
Thường gặp trong TTPL
4 Từ bịa đặt, tiếng nói riêng
Người bệnh có một ngôn ngữ lạ lùng, người khác không thể hiểu được, muốn hiểu phải phân tích suy nghĩ rất lâu Người bệnh
có thể đặt hoàn toàn ra một thứ tiếng riêng như tiếng nước ngoài (giả giọng nước ngoài)
Trang 8Rối loạn theo nhịp chậm tư duy
THEO Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ
Suy luận bệnh lí
BN luôn nói về một chủ đề không thể tách rời ra được, thường đi vào những cái không có ý nghĩa, những vấn đề bí hiểm xa rời
với thực tế
Thường gặp trong TTPL.
Tư duy hai chiều
Trong câu nói ngôn ngữ của người bệnh đồng thời xuất hiện 2 câu có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, có khi loại trừ lẫn nhau.
Thường gặp trong tâm thần phân liệt.
Tư duy tượng trưng
Với một sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan nhiều khi không quan trọng, bệnh nhân gắn cho một ý nghĩa tượng trưng.
Thường gặp trong TTPL.
Tư duy tự kỉ.
BN luôn nói về thế giới bên trong kì lạ của mình, tách rời với thực tế, không ai hiểu được.
Thường gặp trong TTPL
Trang 9RỐI LOẠN NỘI DUNG TƯ DUY
1 Định kiến.
Là những ý tưởng dựa trên những hiện tượng có thật nhưng bệnh nhân gắn cho hiện tượng sự vật ấy một ý nghĩa quá mức, ý tưởng
ấy chiếm ưu thế trong suy nghĩ của bệnh nhân không phù hợp với ý nghĩa của nó và nó được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt
Nguồn gốc có thể từ quá khứ lúc sự việc xảy ra thì chưa có định kiến, nhưng sau này trong một trạng thái bệnh lí nào đó định kiến về sự kiện ấy mới chiếm lĩnh trong toàn bộ suy nghĩ của bệnh nhân
Người bệnh không thấy cho sai trong ý kiến của mình nên không có thái độ đấu tranh với định kiến,
Có đả thông và dẫn chứng cụ thể có thể làm mất hoặc suy yếu định kiến.
Thường gặp trong Động kinh
Trang 10 Xảy ra ngoài ý muốn trái với quan hệ thực tế .
Càng kính trọng càng xuất hiện các ý tưởng xúc phạm.
Hoài nghi ám ảnh:
Xuất hiện sự nghi ngờ một cách dai dẳng về tính đúng đắn của một sự việc đã được thực hiện, BN luôn kiểm tra đi kiểm tra lại.
Trang 11 Biểu hiện trái với lí trí, ý chí và tình cảm BN muốn thực hiện một hành vi vô lí, thường là nguy hiểm.
Xu hướng ám ảnh là không thực hiện khác.
BN luôn phải đấu tranh chống lại xu hướng này.
Nghi thức ám ảnh
Có liên quan đến hoài nghi và lo sợ ám ảnh,
Đây là một phương thức đấu tranh với hoàì nghi và lo sợ ám ảnh.
Thói quen ám ảnh:
Là một hành vi ám ảnh, thói quen chỉ trở thành ám ảnh khi được người ngoài nhận xét…
Hội chứng ám ảnh thường gặp trong Tâm căn ám ảnh, TTPL giai đoạn đầu.
Trang 12Hoang tưởng
HT là những ý tưởng sai lầm không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho rằng hoàn toàn chính xác không đả thông được HT chỉ mất đi khi bệnh lí tâm thần khỏi hoặc thuyên giảm
HT là triệu chứng chủ yếu của các bệnh loạn thần.
Ý tưởng của HT hoàn toàn mâu thuẫn với nhưng quan điểm của BN trước đây .
HT thường làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh.
HT có tính chất như sau:
Tính lập luận sai lầm.
Sự tin tưởng vững chắc, không thể bác bỏ được.
Sự chi phối của hoang tưởng.
Trang 13Quá trình hình thành hoang tưởng
Khí sắc hoang tưởng: BN lo lắng chờ đợi một cái gì bất thường.
Tri giác hoang tưởng: BN bắt đầu nhận thấy xung quanh có gì đặc biệt khác thường có liên quan đến số phận của mình.
Suy đoán hoang tưởng: Trong các đặc biệt khác thường BN tìm thấy ý nghĩa rõ ràng và thích theo lối suy đoán của mình.
Hoang tưởng kết tinh: HT được hình thành ngày càng được củng cố có hệ thống vững vàng, cố định.
Hoang tưởng tan biến: HT có thể mất đi do điều trị hoặc tan rã do bệnh lí mãn tính, sa sút.
Trang 14Phân loại Hoang tưởng
Theo nguồn gốc phát sinh:
Hoang tưởng nguyên phát: là HT xuất hiện không liên quan với ảo tưởng, ảo giác và các rối loạn tri
giác khác.
Hoang tưởng thứ phát: Là HT xuất hiện trên cơ sở rối loạn tri giác, cảm xúc, ý thức.
Theo đặc điểm các triệu chứng loạn thần: đây là cách phân loại được sử dụng nhiều hơn.
Hoang tưởng suy đoán.
Hoang tưởng cảm thụ
Trang 15Hoang tưởng suy đoán
Được xây dựng thuần tuý theo suy đoán lệch lạc của BN, phản ánh mối liên quan giữa các sự vật hiện tượng, đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của BN
Đây là loại hoang tưởng thường chi li, dai dẳng Các HT suy đoán thường phát triển thành hệ thống, nó làm biến đổi nhân cách BN một cách sâu sắc
Rối loạn chủ yếu là quá trình nhận thức lí tính logic của quá trình nhận thức bên trong bị tổn thương trong khi đó quá trình nhận thức cảm tính không bị tổn thương.
HT tiến triển bền vững, nội dung đa dạng.
Trang 16Các hoang tưởng suy đoán thường gặp
Hoang tưởng liên hệ: BN nghĩ rằng tất cả xung quanh có mối liên hệ đặc biệt với mình BN suy diễn một ý nghĩa thầm kín có liên quan đén mình, ám
chỉ mình.
Hoang tường bị truy hại: BN khẳng định có một hoặc nhiều người nào đó, đang muốn hại mình bằng mọi cách.
Hoang tưởng bị chi phối: BN cho rằng có người hoặc quyền lực nào đó có thể dùng phương tiện nào đó để chi phối hành vi, cảm xúc của mình.
Hoang tưởng ghen tuông:Không có bằng chứng BN khẳng định người yêu, vợ hoặc chồng mình phản bội mình,
Hoang tưởng tự buộc tội: BN tự cho mình là người hèn kém, phẩm chất xấu.
Hoang tưởng nghi bệnh: BN cho rằng mình bị bệnh nặng Giải thích của thầy thuốc, không thể làm mất được những ý nghĩ này.
Hoang tưởng tự cao: BN cho rằng mình là người tài giỏi…
Hoang tưởng phát minh: BN luôn nghĩ ra những phát minh độc đáo, phi thực tế (theo logíc của BN).
Hoang tưởng được yêu: Cho rằng có nhiều người yêu mình, nhưng bệnh nhân không thèm yêu lại.
Trang 17Hoang tưởng cảm thụ
Là hoang tưởng xuất hiện sau các rối loạn của tri giác, cảm xúc và ý thức
HT ở BN thường không có logic lệch lạc mà chỉ là những ý tưởng rời rạc không kế tục, cảm xúc BN căng thẳng
HT này không làm biến đổi nhân cách người bệnh nhiều
Cả nhận thức lí tính và cả nhận thức cảm tính đều bị rối loạn
Trong nội dung HT có phần gần thực tế, nổi lên những khái niệm hình tượng, HT thường rời rạc từng mảnh.
Các HT cảm thụ ngay từ đầu xuất hiện với cùng với các triệu chứng khác của bệnh tâm thần như: Rối loạn cảm xúc, kích động, mê mộng…
Các rối loạn hoạt động tâm thần ít sâu sắc, dễ hồi phục.
Trang 18Các hoang tưởng cảm thụ thường gặp
Hoang tưởng nhận nhầm: Bố mẹ đến thăm BN, cho rằng đó là người là giả hình dạng cử chỉ bố mẹ mình đến để tìm hiểu BN.
Hoang tưởng gán ý:
Một hiện tượng sự vật trong thực tế khách quan được BN tri giác như những dấu hiệu tượng trưng có ý nghĩa riêng với BN.
Hoang tưởng đóng kịch:
BN tri giác xung quanh như những cảnh ở kịch, phim mà BN nhận thấy cảnh luôn biến đổi và có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Hoang tưởng biến hình bản thân: BN cảm thấy mình biến thành thú vật, bất đông vật HT thường kèm theo Rối loạn cảm giác bản thể
Hoang tưởng kì quái:
Nội dung có thể theo khuyếch đại, mang tính chất hưng cảm.
Nội dung có thể tự ti, tự phủ nhận, mang tính chất trầm cảm: Thường gặp hội chứng COTARD.
Trang 19Các hoang tưởng khác
Hoang tưởng cảm ứng:
Là hiện tượng xuất hiện ở những người thân hoặc những người ở lân cận cùng BN Hoang tưởng.
Chủ đề HT cũng giống với nội dung chủ đề của người bị loan thần
Thường là những người phụ thuộc hoặc phục vụ cho những người bị loạn thần.
Hoang tưởng di chứng:
Là những hiện tượng còn sót lại sau những trạng thái loạn thần cấp.
Thường gặp trong các trạng thái rối loạn ý thức mê sảng mê mộng.
HT di chứng không phát triển lên nữa, nó tồn tại đến khi BN đột nhiên phê phán được trạng thái sai lệch trong tư duy.
Trang 20CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TƯ DUY
1 HỘI CHỨNG PARANOIA:
Hoang tưởng có hệ thống tập trung sâu sắc và kéo dài rất lâu.
Chỉ có một hoang tưởng có thể là: Ghen tuông, kiện cáo, phát minh…
Các rối loạn cảm xúc phù hợp với hoang tưởng.
Không kèm tan rã nhân cách, không có ảo giác, hiện tượng tâm thần tự động.
Điều trị khó khăn ngay cả khi dùng ATK.
2 HỘI CHỨNG ẢO GIÁC-PARANOID:
2.1 Hoang tưởng các loại
2.2 Ảo giác giả (nhưng cũng có thể có ảo giác thật) Mang tính bị động bị chi phối.
2.3 Các hiện tượng tâm thần tự động (Hội chứng Kandiski-Clerambault) gồm:
Các ý tưởng tự động: Tư duy bị bộc lộ, tư duy bị đắnh cắp…
Cảm giác tự động: cảm giác người khác gây cho mình một cảm giác lạ
Vận động tự động: Người khác dùng tay BN để mở cửa
Trang 21Cảm ơn sự theo dõi của các đồng nghiệp