Nói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
*****************
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC
VỀ VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN
LỚP 5
Để có những thông tin khách quan làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá đúng tình hình
về việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học môn toán lớp 5, chúng tôi rất mong sự giúp đỡ của quý thầy (cô) bằng cách điền các thông tin cá nhân và trả lời các câu hỏi nêu trong phiếu bằng cách đánh dấu X vào ô hoặc điền vào chỗ (…) theo ý kiến của mình.
Các thông tin được thu thập qua phiếu này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vào mục đích khác.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của quý thầy (cô) giáo!
A Thông tin về người trả lời.
1 Giới tính: Nam Nữ
2 Năm sinh: ………
3 Dân tộc: ………
4 Trình độ: TCSP CĐSP ĐHSP
5 Thâm niên giảng dạy tiểu học: ………
6 Tên trường thầy (cô) đang giảng dạy: ………
Thuộc quận/huyện:……… thành phố/tỉnh………
7 Hiện đang dạy lớp: ……
B Các ý kiến cá nhân về việc vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 5.
Câu 1: Theo thầy (cô), đối với môn Toán lớp 4 phương pháp nào dưới đây sẽ giúp học sinh phát huy cao tính tự giác, sáng tạo trong học tập, đồng thời giúp học sinh hiểu bài tốt? (có thể đánh dấu X nhiều ý)
Trang 2a Phương pháp đàm thoại
b Phương pháp trực quan
c Phương pháp giảng giải – minh họa
d Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
e Dạy học kiến tạo
f Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
g Phương pháp thực hành – luyện tập
Phương pháp khác: ………
……… Câu 2: Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) có từng dạy học kiến tạo chưa?
a Chưa bao giờ
b Hiếm khi
c Thỉnh thoảng
d Thường xuyên
Câu 3: Theo thầy (cô) dạy học kiến tạo đã áp dụng quan điểm nào dưới đây?
a Quan điểm tư tưởng công nghệ
b Quan điểm về lí thuyết kiến tạo trong dạy học
c Quan điểm điều khiển học
Câu 4: Thầy (cô) hiểu như thế nào là dạy học kiến tạo?
a Là quá trình dạy học hướng học sinh đến một cách học mà ở đó các em tự xây dựng những hiểu biết về thế giới bằng con đường riêng của mình dựa trên những tri thức kinh nghiệm đã có
b Là quá trình dạy học làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn họ tìm tòi nghiên cứu chứ không phải thụ động chờ thầy giáo truyền đạt cho
c Là quá trình dạy học, trong đó giáo viên tổ chức lớp học thành nhóm, các thành viên trong nhóm phải cùng nhau làm việc, hợp tác để thực hiện nhiệm vụ dạy học mà giáo viên đã giao, nhằm đạt được mục tiêu dạy học
d Ý kiến khác (Xin thầy (cô) nêu rõ)
Trang 3………
………
Câu 5: Giả sử thầy (cô) có vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học, vậy thầy (cô) thường áp dụng nó vào hoạt động nào? (có thể đánh dấu X nhiều ý)
a Hoạt động kiểm tra bài cũ
b Hoạt động hình thành kiến thức mới
c Hoạt động luyện tập – thực hành
d Hoạt động củng cố
Câu 6: Theo thầy (cô), có thể vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học bài nào của chương trình Toán 5 dưới đây? (có thể đánh dấu X nhiều ý)
a “Vận tốc” Toán 5 trang 138
b “Cộng hai số thập phân” Toán 5 trang 49
c “Diện tích hình tròn” Toán 5 trang 99
d “Diện tích hình tam giác” Toán 5 trang 87
e “Chu vi hình tròn” Toán 5 trang 97
f “Héc-ta” Toán 5 trang 29
g “Giới thiệu biểu đồ hình quạt” Toán 5 trang 101
Câu 7: Để hình thành kiến thức mới cho bài “Cộng hai số thập phân” Toán 5, thầy (cô) thường chọn kiến thức cũ nào để học sinh huy động vốn kiến thức?
a Phép cộng hai số tự nhiên cùng với đổi các đơn vị đo độ dài
b Phép cộng hai phân số thập phân
c Ý kiến khác (Xin thầy (cô) nêu rõ)
………
………
………
Trang 4Câu 8 : Thầy (cô) tán thành những ý kiến nào dưới đây khi vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 5? (có thể đánh dấu X nhiều ý)
a Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học
b Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị các phương tiện dạy học
c Phụ thuộc vào trình độ học sinh
d Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
e Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học sẽ giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu – tìm tòi, trình bày, hợp tác, tổ chức
f Phức tạp, khó thực hiện
Câu 9: Để đảm bảo cho việc vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học Toán 5 đạt hiệu quả, theo thầy (cô) cần có những điều kiện gì? (có thể đánh dấu X nhiều ý)
a Giáo viên nhận thức đầy đủ về ưu điểm cũng như hạn chế khi vận dụng
b Giáo viên được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc vận dụng
c Giáo viên phải vận dụng thường xuyên
d Thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm
e Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất
Câu 10: Theo thầy (cô), hiệu quả của việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học môn Toán lớp 5 như thế nào?
a Rất tốt
b Tốt
c Bình thường
d Không tốt
Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô)!
Trang 5UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
*****************
PHIẾU ĐIỀU TRA (HỌC SINH)
Phiếu điều tra này nhằm tìm hiểu khả năng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán và mức độ hứng thú của học sinh lớp 5 với việc vận dụng này mong các
em trả lời các câu hỏi nêu trong phiếu bằng cách điền thông tin và đánh dấu X vào ô vuông mà em muốn chọn.
A Thông tin cá nhân
1 Giới tính: □ Nam □ Nữ
2 Năm sinh: ………
3 Dân tộc: ………
4 Tên trường học sinh đang học: ………
Thuộc quận/huyện:……… thành phố/tỉnh………
5 Hiện đang học lớp: ……
B Nội dung phiếu điều tra Câu 1: Em có thích học môn Toán không ? a Rất thích b Thích c Không thích Câu 2: Em thấy những kiến thức cần học trong chương trình Toán 5 như thế nào? a Khó b Vừa sức c Dễ Câu 3: Em có hứng thú với việc tiếp thu kiến thức mới tại lớp không? a Rất hứng thú b Hứng thú c Không hứng thú Câu 4: Ở lớp, các em được học kiến thức mới bằng con đường nào? a Được giáo viên cung cấp kiến thức mới b Được giáo viên hướng dẫn để tự khám phá ra kiến thức mới c Tự khám phá ra kiến thức mới d Bằng con đường khác (Nêu rõ ……… )
Trang 6Câu 5: Khi được giáo viên hướng dẫn để tự khám phá ra kiến thức mới em cảm thấy thế nào?
a Rất vui, rất hứng thú
b Vui, hứng thú
c Bình thường
d Không vui
Câu 6: Muốn tự khám phá ra các kiến thức mới từ sự hướng dẫn của giáo viên các em cần: (em hãy đánh dấu X vào ô mà bản thân em cho là chính xác)
thiết
Cần thiết Không cần
thiết Phải yêu thích môn Toán mới tự khám phá được
Phải vững kiến thức và kinh nghiệm cũ
Phải có kĩ năng giao tiếp, tìm kiếm và chia sẻ
thông tin; kĩ năng hợp tác
Phải biết cách dự đoán, giải quyết vấn đề, biết
cách tổng hợp tạo tri thức mới
Thầy (cô) phải chuẩn bị thật kĩ nội dung tiết học,
nội dung bài dạy phù hợp
Thầy (cô) phải tạo được các tình huống kích
thích được hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá
của các em
Thầy (cô) phải kết hợp khéo léo các phương
pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hợp
lí
Câu 7: Giải bài tập sau:
1,84m + 2,45m = …… cm + …… cm = …… cm = ……… m
15,9m + 8,45m = …… cm + …… cm = …… cm = ……… m
Nếu không đổi đơn vị đo ta có thể cộng trực tiếp 2 số thập phân được không và cộng như thế nào? Em hãy lí giải cách làm của mình
Trang 7………
………
………
………
………
………
………
………
Xin chân thành cảm ơn các em !
Phần 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 8Công cuộc đổi mới đất nước có vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo góp phần tạo nên đội ngũ con người lao động không những phải có trình độ học vấn cao và năng lực chuyên môn giỏi mà còn phải thực sự năng động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, phải có năng lực tự học và tự rèn luyện kĩ năng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội.” Quan điểm này được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 – Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, đó là việc “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Trước đó, Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu ra những hạn chế trong giáo dục và chỉ rõ “phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình tự học,
tự nghiên cứu cho HS, ”
Trong Luật giáo dục năm 2005 tại Điều 28 quy định về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, nội dung phải “cơ bản, gắn với thực tiễn”, về phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, ”
Để thực hiện yêu cầu trên, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá, tự lực hoá hoạt động học tập của học sinh ngay từ bậc học tiểu học.
Việc đổi mới này làm phát huy mặc tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống còn các phương pháp mới giúp tăng cường các hoạt động tìm tòi, phát hiện của học sinh, tạo hứng thú và phấn khởi hơn trong học tập, học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, nhờ đó
mà chất lượng dạy học được nâng cao
Trong dạy học môn toán nói chung và toán lớp 5 ở bậc Tiểu học nói riêng cũng rất cần sự đổi mới phương pháp dạy học như trên để phát huy hơn các kĩ năng của học sinh Đặc biệt ngày nay, có rất nhiều phương pháp dạy học mới – phương pháp dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời và được áp dụng vào môn toán ở tiểu học Những phương pháp đó có thể là dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo lý thuyết tình huống, dạy học kiến tạo,…Dạy học kiến tạo là quá trình làm cho người học tự tạo nên tri thức của bản thân bằng cách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huống mới hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu nhận được với những kiến thức đang tồn tại trong trí óc Vận dụng những thành tựu của lí
Trang 9thuyết kiến tạo vào dạy học Toán chính là một trong những con đường nhằm đáp ứng những nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Toán ở tiểu học
Môn Toán lớp 5 tiếp tục giai đoạn học tập sâu, học sinh học tập với nhiều hoạt động
có tính khái quát, trừu tượng; tiếp tục được rèn luyện và phát triển các năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán lớp 5 giúp học sinh huy động tri thức – kinh nghiệm của mình để giải quyết các vấn đề quen thuộc để hình thành tri thức mới về hình học, số thập phân, về giải toán có lời văn, bổ sung các kiến thức mới về phân số,…
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn toán lớp 5” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Góp phần thiết kế một số bài
dạy cho việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học môn toán lớp 5 để thực hiện mục tiêu của tiết học, giúp học sinh tự hình thành tri thức, chuẩn bị chu đáo cho các em năng lực hình thành con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số bài dạy cho việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học môn toán
lớp 5 góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh, giúp nâng cao hứng thú học tập rèn luyện, giúp học sinh tự hình thành tri thức mới, hiểu sâu và khắc ghi kiến thức
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Việc vận dụng LTKT vào dạy học môn toán lớp 5
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học môn toán lớp 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn:
+ Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực, định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
+ Tìm hiểu về quan niệm, cơ sở khoa học, các giả thuyết, đặc điểm, mô hình, phân loại LTKT trong dạy học
+ Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của HS lớp 5
+ Tìm hiểu mục tiêu chung, nội dung chương trình môn toán lớp 5
+ Tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng LTKT trong dạy học môn toán lớp 5
- Nghiên cứu việc vận dụng LTKT trong dạy học môn toán lớp 5:
Trang 10+ Tìm hiểu các yêu cầu, nguyên tắc, xây dựng quy trình cho việc vận dụng LTKT vào dạy học môn Toán
+ Thiết kế một số bài dạy cho việc vận dụng LTKT vào dạy học môn toán lớp 5
- Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và khái quát các tài liệu, các loại sách tham khảo về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, về nội dung dạy học toán lớp 5
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài, từ
đó phân tích và tổng hợp các tài liệu tìm được
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát các tiết dạy ở trường tiểu học
5.2.2 Phương pháp điều tra: Thiết kế phiếu câu hỏi khảo sát thực trạng việc vận dụng
LTKT vào dạy học môn toán lớp 5
5.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này để có định hướng đúng trong quá trình nghiên cứu
5.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Xem xét, tổng kết kinh nghiệm từ kinh nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của nhân loại
5.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng một số bài dạy đã được thiết kế để dạy thử một số tiết học trong chương trình môn toán lớp 5 nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc vận dụng LTKT vào dạy học môn toán khối lớp đó
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 11Thống kê các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra về việc vận dụng LTKT vào dạy học môn toán lớp 5 để xử lí số liệu điều tra trong phần thực trạng và số liệu trong phần thực nghiệm sư phạm
6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lí thuyết kiến tạo ra đời từ cuối thế kỉ XVIII, xuất phát từ tuyên bố của nhà triết học Giam Battista Vico cho rằng: con người chỉ có thể hiểu một cách rõ ràng những cái
gì mà họ tự xây dựng nên cho mình Tuy nhiên, người đầu tiên nghiên cứu để phát triển
tư tưởng kiến tạo một cách rõ ràng và áp dụng vào việc dạy học đó là J Piaget Trong những năm qua, LTKT đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học trên thế giới Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: “Tâm lý học và giáo dục học” của Jean Piaget (1997); “Tâm lí học Vygotsky” của Phạm Minh Hạc (1997); PatriciaH Miler (2003) với “Các thuyết về tâm lý học phát triển”,…
Tiếp cận thành tựu của tâm lý học hiện đại, đặc biệt là tâm lý học phát triển, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu về LTKT Có các công trình nghiên cứu của các tác giả như: “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học” của Nguyễn Hữu Châu (2005); “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” của Phan Trọng Ngọ (2005); “Lý thuyết kiến tạo, một hướng phát triển mới của
lí luận dạy học hiện đại” của Bùi Gia Thịnh (1995), “Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học theo mô hình tương tác” của Nguyễn Phương Hồng (1997), “Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại” của Thái Duy Tuyên (2008),… cũng đã giới thiệu khá cụ thể về LTKT và khả năng ứng dụng của lý thuyết này trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực dạy học Cho đến nay, ở Việt Nam, LTKT đã được vận dụng để tiến hành dạy học một số nội dung trong chương trình vật lý, toán học, hóa học và cũng đã có một vài thực nghiệm sư phạm chứng minh khả năng của quan điểm mới này trong việc tích cực hóa vai trò của chủ thể người học Chúng ta có thể xem những công trình nghiên cứu của các tác giả như: Bạch Dương (2002), “Nghiên cứu phương pháp giảng dạy một số khái niệm định luật trong chương trình Vật lý lớp 10 THPT theo quan điểm kiến tạo”; Cao Thị Hà (2006), Dạy học một số chủ đề hình học không gian (hình học 11) theo quan điểm kiến tạo; Lương Việt Thái (2006), Nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học