Tác giả chọn nghiên cứu kinh tế xanh Nhật Bản vì Nhật Bản đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xanh và có thể nói Nhật Bản là quốc gia tiêu biểu ngay trong khu vực Đông
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
PHẠM THỊ TÂM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở NHẬT BẢN
VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
PHẠM THỊ TÂM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở NHẬT BẢN
VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Tiến Minh Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy.!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Tâm
Trang 4Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Tiến Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này
Tôi gửi lời gia đình tôi đã luôn ủng độ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này
Với thái độ làm việc nghiêm túc, với nhiều nỗ lực và cố gắng trong tìm tòi, nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn đọc.!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬNPHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.1.1 Về khái niệm và đặc điểm của Kinh tế xanh 4
1.1.2 Về kinh tế xanh và kinh nghiệm của Nhật Bản 4
1.1.3 Về kinh tế xanh ở Việt Nam 6
1.2 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế xanh 9
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản và đặc điểm 9
1.2.2 Tiêu chí đánh giá một nền kinh tế xanh 12
1.2.3 Vai trò của phát triển kinh tế xanh 14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Phương pháp luận và khung lý thuyết nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp cụ thể 19
2.2.1 Phương pháp thống kê 19
2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp 20
2.2.3 Phương pháp kế thừa 20
2.3 Nguồn số liệu 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở NHẬT BẢN 21
3.1 Nguyên nhân phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản 21
3.1.1 Tại sao Nhật Bản phát triển kinh tế xanh? 21
3.1.2 Mục tiêu phát triển Kinh tế xanh 22
3.2 Chiến lươ ̣c và chính sách phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản 23
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế 23
Trang 63.2.2 Lĩnh vực xã hội 24
3.2.3 Lĩnh vực môi trường 25
3.3 Thực tra ̣ng th ực hiện một số chính sách phát triển kinh tế xanh chủ yếu ở Nhật Bản 25
3.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế 25
3.3.2 Các chính sách xã hội 42
3.3.3 Chính sách về chống biến đổi khí hậu 43
3.4 Đánh giá quá trình phát triển kinh tế xanh ở Nhâ ̣t Bản 54
3.4.1 Thành công 54
3.4.2 Hạn chế 58
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊVỀ PHÁT TRI ỂN KINH TẾ XANH CHO VIỆT NAMTỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 61
4.1 Định hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 61
4.1.1 Bối cảnh, cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 61
4.1.2 Những quan điểm định hướng lớn phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 67
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 70
4.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam thời gian qua 70
4.2.2 Những hạn chế trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 72
4.2.3 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 78
4.3 Các giải pháp phát triển KTX cho Viê ̣t Nam từ kinh nghiê ̣m phát triển kinh tế xanh Nhâ ̣t 81
4.3.1 Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho kinh tế xanh phát triển 81
4.3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng về phát triển kinh tế xanh 83
4.3.3 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh 85
Trang 74.3.4 Sử dụng các công cụ dựa vào thị trường từng bước thay đổi ưu tiên của người tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xanh 92 4.3.5 Nâng cao vai trò quản lý nhà nước và mở rộng hợp tác quốc tế liên quan đến phát triển kinh tế xanh 95
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 8i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CO2 Carbon dioxide
2 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
8 R & D Research & development - nghiên cứu và phát triển
9 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 9ii
DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 3.1 Trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng, năm 2007 32
2 Bảng 3.2 Các lĩnh vực phát triển chính của sự hợp tác giữ các
công ty công nghiệp và các trường đại học 36
3 Bảng 3.3 Bảng so sánh chất lượng đèn LED và đèn sợi đốt 42
4 Bảng 3.4 Tỉ suất thuế CO2 chống biến đổi khí hậu 45
5 Bảng 3.5 Niên biểu các chính sách năng lượng của Nhật Bản 46
6 Bảng 3.6 Tỉ suất FIT và thời gian được đề xuất bởi Ủy ban đánh
Trang 10iii
DANH MỤC HÌNH
1 Hình 2.1 Khung logic nghiên cứu luận văn 18
2 Hình 3.1 Giá và thuế dầu Diesel ở Nhật Bản giai đoạn 1995-2009 26
3 Hình 3.2 Giá và thuế xăng không chì ở Nhật Bản giai đoạn
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế xanh như thế nào là phù hợp với nước ta trong giai
đoạn hiê ̣n nay ? Đang là câu hỏi lớn được đă ̣t ra không chỉ trong các cuô ̣c hô ̣i thảo
khoa ho ̣c, các hội nghị của Đảng và Chính phủ mà còn thu hút sự chú ý rộng rãi c ủa công chúng Đổi mới kinh tê tăng trưởng là vấn đề có ý nghĩa lớn lao và trọng đại,
nó không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội ở nước ta Phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành Trung ư ơng Đảng khóa XI , Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nhấn mạnh : “… trong năm 2012 và những năm tiếp theo , Viê ̣t Nam sẽ ưu tiên hàng đầu cho kìm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an si nh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu lại nền kinh tế”
Mô hình tăng trưởng trước đây mà chúng ta lựa chọn từ năm 1986 đến nay đã mang la ̣i sự chuyển biến ma ̣nh mẽ về kinh tế và xã hô ̣i Năm 2010 Viê ̣t Nam đã gia nhâ ̣p nhóm các nước có t hu nhâ ̣p trung bình trên thế giới , cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo hướng hiê ̣n đa ̣i , tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 đã giảm ma ̣nh, đươ ̣c đánh giá là hình mẫu trong công tác giảm đói nghèo , chỉ số phát triển con người (HDI) tiếp tu ̣c được cải thiê ̣n Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng cũ đang phải đối diê ̣n với nhiều thách thức : Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, thiệt hại kinh tế
do ô nhiễm suy thoái ở mức cao (-11,54%) Ngoài ra, công nghệ sản xuất nước ta còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Đa dạng sinh học suy giảm, tài nguyên không tái tạo cạn kiệt, tác động biến đổi khí hậu gia tăng Các ngành sản xuất năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt… tại Việt Nam cũng chưa phát triển Thêm vào đó, nhiều ngành hỗ trợ, giải quyết vấn đề môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp tái chế… còn yếu kém
Thực tiễn đó đòi hỏi , phải đổi mới mô hình t ăng trưởng và cơ cấu la ̣i nền kinh tế, theo hướng nâng cao chất lượng phát triển, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả toàn diện Kinh tế
Trang 122
xanh chính là một mô hình có thể thỏa mãn điều đó Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế xanh đã và đang trở thành một trong những xu hướng phát triển của toàn cầu Đã có rất nhiều quốc gia phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế xanh và họ đã thành công như Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Trung Quốc,….Và Nhật Bản cũng đã và đang
đi theo mô hình kinh tế xanh Tác giả nhận thấy nghiên cứu về kinh tế xanh, cụ thể
là kinh tế xanh Nhật Bản, sẽ giúp cho Việt Nam có những bài học kinh nghiệm để phát triển kinh tế xanh Tác giả chọn nghiên cứu kinh tế xanh Nhật Bản vì Nhật Bản
đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xanh và có thể nói Nhật Bản
là quốc gia tiêu biểu ngay trong khu vực Đông Á, rất gần với Việt Nam, có những chính sách để có thể đồng thời phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, kinh tế xanh còn là vấn đề lý luận, thực tiễn mới mẻ đối với thế giới và Việt Nam, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn để có những quan điểm, giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh ở nước ta hiện nay là điều
cần và cấp thiết Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam” nhằm khái quát bức tranh tổng thể
về kinh tế xanh làm cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan, đặc biệt là phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu Phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao Nhật Bản lại phát triển Kinh tế xanh?
- Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản thời gian qua diễn ra như thế nào? Có những thành công, hạn chế gì?
- Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì trong phát triển kinh tế xanh từ kinh nghiệm Nhật Bản?
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản chỉ ra được những thành công và hạn chế của thực trạng triển kinh tế xanh của Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế xanh của Việt Nam
Trang 133
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình và hệ thống những vấn đề lý luận về kinh tế xanh
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản
- Đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam cùng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh của Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là quá trình phát triển kinh tế xanh
của Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Quá trình phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản, và Việt Nam
- Về thời gian: Luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 tới 2017
4 Đóng góp mới của luận văn
Sau khi trình bày mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,Luận văn chỉ rõ những đóng góp mới bao gồm:
Tổng quan tình hình và hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về kinh tế xanh
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển kinh tế xnh của Nhật Bản
Đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam cùng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh của Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở Kinh tế xanh
Trang 144
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3:Thực trạng phát triển Kinh tế xanh ở Nhật Bản
Chương 4: Bài học về phát triển Kinh tế xanh cho Việt Nam từ kinh nghiệm Nhật Bản
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều bài viết, công trình về khái niệm và đặc điểm của kinh tế xanh;
có một số bài viết sau:
1.1.1 Về khái niệm và đặc điểm của Kinh tế xanh
- Manish Bapna and John Talberth(2011), “What is a “Green Economy?”
Bài viết đã nêu lên khái niệm của kinh tế xanh, biểu hiện của kinh tế xanh ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico Ngoài ra bài viết còn trình bày những điểm mới của kinh tế xanh, kinh tế xanh khác với phát triển kinh tế bền vững như thế nào và những thách thức khó khăn hay những khả năng và cơ hội của kinh tế xanh
- Dimiter S Lalnazov(2015), “Kinh tế xanh” ,bài thuyết trình khoa học tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.Tác giảđã đưa ra hàng loạt các khái niệm cũng
như ví dụ khá cụ thể về mô hình “kinh tế xanh” đang được áp dụng tại Nhật Bản, những mặt tích cực và tiêu cực mà nó đem lại cũng như một số quan điểm trái chiều của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực về mô hình kinh tế này Ba nội dung chính được trình bày và thảo luận trong buổi thuyết trình là: “Tăng trưởng xanh” và
“Kinh tế xanh” ; “Kinh tế nâu” (Brown Economy); Thực trạng của một số nước phát triển đã và đang chuyển đổi từ nền “kinh tế nâu” sang mô hình “kinh tế xanh” ( Nhật Bản, Trung Quốc…) và những ý kiến trái chiều của các chuyên gia ở các nước phát triển và đang phát triển về mô hình kinh tế xanh…
1.1.2 Về kinh tế xanh và kinh nghiệm của Nhật Bản
- Capozza, I (2011), Greening Growth in Japan, OECD Environment
Working Papers, No 28, OECD Publishing Bài viết chỉ ra sự tiến bộ của Nhật
Trang 155
Bản trong việc thực hiện áp dụng mô hình kinh tế xanh sớm hơn các nước khác Bài viết đã đưa ra các thành tựu và khó khăn khi áp dụng mô hình này vào Nhật bản, đồng thời nêu lên các mục tiêu và chính sách trong thời gian tới để thực hiện và tận dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo về môi trường
- Nguyễn Thị Ngọc(2012), “Một số giải pháp quản lý đô thị ở Việt Nam
từ kinh nghiệm của Nhật Bản”, Bài viết nghiên cứu các chương trình mà Nhật
Bản áp dụng để quản lý đô thị, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường Trong đó nghiên cứu các công cụ để bảo vệ môi trường như thuế, lệ phí, khoản vay hay trợ cấp; các biện pháp cụ thể để bảo vệ và nâng cấp môi trường, xúc tiến công nghệ thân thiện với môi trường Từ đó rút ra nhận xét về sự tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản
và khả năng vận dụng những chính sách hay chiến lược mà Nhật Bản đã dùng để thực hiện quản lý đô thị và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
- Trần Anh Tuấn (2010),” Sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Mội trường trong phát triển bền vững 2010 Bài viết đã nếu ra các phương thức, cách
thức sử dụng và hàng loạt chính sách và giải pháp tiết kiệm năng lượng được dựa trên một nền tảng pháp lý vững chắc đã giúp cho Nhật Bản không chỉ đạt hiệu quả cao trong công tác bảo tồn năng lượng mà còn thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trường Dựa vào đó đưa ra những bài học cho việc sử dụng năng lượng và bảo về môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam
- David Flath (2000), “The Japanese Economy” Published April 27th
2000 by Oxford University Press, USA Bất chấp những biến động gần đây, Nhật
Bản vẫn là một trong những cường quốc kinh tế nổi bật vào cuối thế kỷ XX Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản là một trong những hiện tượng bị hiểu nhầm nhất trong thế giới hiện đại Thông thường, Nhật Bản được trình bày như một ngoại lệ đối với
lý thuyết kinh tế chủ đạo: ngoại trừ mô hình chuẩn của nền kinh tế hiện đại Cuốn sách này phá bỏ khái niệm đó, mang lại sức mạnh phân tích đầy đủ của tư tưởng kinh tế cho tất cả các khía cạnh của câu chuyện thành công kinh tế ấn tượng nhất trong thời gian gần đây Cuốn sách nhằm giải thích chi tiết và phân tích toàn diện và
Trang 166
nghiêm túc làm cho nó trở thành sự lựa chọn tự nhiên cho bất cứ ai quan tâm đến việc hiểu được sự gia tăng của nền kinh tế Nhật Bản đặc biệt là sự chuyển đổi thần
kì từ nền “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh” của Nhật Bản
1.1.3 Về kinh tế xanh ở Việt Nam
- Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam(2014), “Xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam” Bài viết đã nhận xét sự phù hợp của Việt Nam khi áp dụng
phát triển kinh tế xanh, đưa ra lý do vì sao phải phát triển mô hình kinh tế xanh Đồng thời bài viết còn đưa ra những thách thức mà Việt Nam gặp phải và chiến lược để phát triển kinh tế xanh sao cho phù hợp với những điều kiện của Việt Nam
- H.Vân(2014), “ Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” Bài viết đã cho thấy hiện tại Việt Nam chưa có một văn bản
chính thức nào về phát triển kinh tế xanh, tuy nhiên nội hàm của nó đã được thể hiện trong các bộ luật hay các Nghị quyết để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Tiếp đó bài viết đã đề xuất hướng tiếp cận nền kinh tế xanh cho Việt Nam, bài viết đã chỉ ra những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi tiến hành phát triển kinh tế xanh, từ đó nêu lên định hướng thực hiện cho Việt Nam để phát triển theo con đường “kinh tế xanh”
- Ho Thuy Ngoc, Nguyen Tu Anh (2016), “Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam và sự tham gia của doanh nghiệp” Bài viết đã cho thấy hiện tại nền kinh tế
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và mở cửa thị trường thế giới Rõ ràng, các chiến lược mới là bắt buộc Nền kinh tế Xanh lá cây có thể bắt đầu từ đổi mới công nghệ và nó là giả định kích cỡ mà đổi mới như vậy là do cả lao động dựa trên tri thức và hỗ trợ bên ngoài Cũng có thể giả thuyết rằng nền kinh tế xanh có thể bị đẩy dưới áp lực bên ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam Báo cáo này được thiết kế để kiểm tra các giả thuyết này và nhằm giải quyết những trở ngại đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
- Pham Huy Thong, Pham Thanh Trung (2016) “Nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam” Bài viết đã cho thấy ngày nay, nhân
loại đã đương đầu với cuộc khủng hoảng mới, trong đó khủng hoảng khí hậu (biến
Trang 177
đổi khí hậu) là điều quan trọng nhất Trong bối cảnh này, nền kinh tế xanh được cho
là con đường khả thi nhất để đối phó với thay đổi khí hậu và duy trì sự phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và sẽ triển khai trên toàn quốc trong thời gian tới Bài viết làm rõ tăng trưởng xanh không chỉ tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nước mà còn tạo ra nhiều khó khăn, thách thức bằng nhiều cách trên con đường hội nhập với xu hướng xanh toàn cầu
- Nguyến Hồng Nhung (2013), “Hướng đến nền kinh tế xanh – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Tài chính Vĩ mô, số 11(124) Bài viết đưa ra quan
điểm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là hướng đi đúng đắn đối với hầu hết các quốc gia bao gồm cả Việt Nam Tác giả mang một quan điểm mới vẻ đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hướng đến nền kinh tế xanh Từ những nhận định về cơ hội và thách thức để đề xuất một số giải pháp cho những
thách thức còn tồn tại
-“Hướng tới nền kinh tế xanh Lộ trình cho phát triển bền vững và xoá
đói giảm nghèo”, Báo cáo tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường, xuất bản tháng 8 năm 2011 Báo cáo đã đưa ra khái niệm , giới thiê ̣u những công cu ̣ đo lường mới , các hướng trọng tâm cũng như làm rõ mối quan hệ giữa phát triển và bảo vê ̣ môi trường và vai t rò của các nước đang phát triển trong
mô ̣t nền kinh tế xanh Báo cáo đưa ra những kết luận chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ mang la ̣i những tăng trưởng về sài ha ̣n la ̣c quan hơn ki ̣ch bản phát triển thông thường, dù thể hiện theo công cu ̣ truyền thống như GDP hay các công cu ̣ đo lường khác toàn diê ̣n hơn
- Nguyễn Tro ̣ng Hoài, “Mô hình tăng trưởng xanh – khung phân tích và lựa chọn chính sách”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 259, tháng 5/2012 Bài viết đã đưa ra
khái niệm, những tiêu chí về tăng trưởng xanh; đánh giá thực tra ̣ng tăng trưởng xanh ở Viê ̣t Nam dựa vào 5 tiêu chí (Bối cảnh kinh tế – xã hội và đặc điểm của tăng trưởng; Năng suất của tài nguyên và môi trường; Đánh giá tài nguyên thiên nhiên; Đánh giá cơ
Trang 188
hô ̣i kinh tế và lựa cho ̣n chính sách) Trên cơ sở đánh giá về thực tra ̣ng, tác giả đưa ra 4
gơ ̣i ý về mă ̣t chính sách để hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh ở nước ta
- Nguyễn Văn Phước, “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và đi ̣nh hướng tăng trưởng xanh ở Viê ̣t Nam” , Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 405, tháng 2/2012
Bài viết đã đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Viê ̣t Nam đó là : Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp ; Thể chế , hạ tầng kém phát triển; Trình độ lao động chưa được cải thiện nhiều ; Nguy cơ mắc “bẫy thu nhâ ̣p trung bình” cao Để giả i quyết vấn đề trên , theo tác giả : Đối với Việt Nam , tăng trưởng xanh là mấu chốt giải quyết những bất hợp lý trong mô hình tăng trưởng hiê ̣n nay
- Lê Văn Thành , “Kinh tế xanh – Hướng phát triển bền vững cho Viê ̣t
Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo , số 9, năm 2012 Bài viết đã đưa ra khái niệm về
kinh tế xanh , đanh giá cơ hô ̣i cũng như những thách thức của Viê ̣t Nam khi hướng tới nền kinh tế xanh Đặc biệt, trong bài viết tác giả đã đưa ra 4 giải pháp quan trọng
để xanh hóa nền kinh tế ở nước ta đó là : Thúc đẩy các ngành kinh tế dựa trên các hệ sinh thái, kinh tế rừng ; Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng các -bon thấp và ít chất thải/quản lý chất thải ; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững ; Phát triển di ̣ch vu ̣ môi trường và ngành công nghiê ̣p tái chế
- Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Xuân Trung, “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí
Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 3, năm 2012 Trong bài viết các tác giả đã đưa ra quan niệm về kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, đồng thời phân tích vị trí kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam Bài viết cũng đưa ra những luận chứng về khả năng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay
- Phạm Xuân Mai, “Tăng trưởng xanh: lý luận và thực tiễn”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 năm 2012 Bài viết đã phân tích tính tất yếu phải phát triển nền kinh tế xanh ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Bài viết cũng đưa ra nhiều quan niệm của các tổ chức khác nhau về kinh tế xanh Đặc biệt trong
Trang 19Nhìn chung, những công trình trên mới đề cập đến kinh tế xanh ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực diện vấn đề phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản và kinh nghiệm rút ra cho Việt Namdưới góc độ chuyên ngành kinh tế quốc tế, nên đề tài tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình khác
và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay
1.2 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế xanh
1.2.1 Một số khái niệm cơ bảnvà đặc điểm
* Khái niệm kinh tế xanh
Do mục đích nghiên cứu khác nhau và cách tiếp cận khác nhau nên hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế xanh Dưới đây là một số quan niệm cơ bản:
Theo Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) định nghĩa: “Tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái Cách tiếp cận mới tìm kiếm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”
Ở định nghĩa trên, UNESCAP muốn tìm kiếm sự hòa hợp giữa hai nhu cầu
“tăng trưởng kinh tế” và “bền vững về môi trường”, tạo sự phối hợp cùng tiến giữa môi trường và kinh tế và để cho môi trường được coi như một cơ hội hơn là chi phí
và gánh nặng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Trong Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 của Việt Nam ( QĐ số 403/ QĐ – TTg ngày 20/03/2014) và tầm nhìn 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm tăng trưởng xanh ở nước ta: “Tăng trưởng xanh ở Viê ̣t Nam là phương thức thúc đẩy quá
Trang 2010
trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiê ̣n đa ̣i, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế , ứng phó với biến đổi khí hậu , góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo độ ng lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mô ̣t cách bền vững”
Giữa tăng trưởng xanh và kinh tế xanh mặc dù có những nét tương đồng, nhưng không phải hai khái niệm này đồng nhất với nhau Tăng trưởng xanh chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, còn kinh tế xanh có nội hàm rộng hơn bao gồm cả kinh tế, môi trường và xã hội Tăng trưởng xanh là quá trình xanh hóa hệ thống kinh tế truyền thống và là chiến lược để tiến tới một nền kinh tế xanh Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan niệm về tăng trưởng xanh, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra quan niệm
về kinh tế xanh: “Một nền kinh tế xanh là nền kinh tế trong đó bao gồm những mối liên hệ sống còn giữa kinh tế, xã hội và môi trường, và trong đó sự chuyển dịch quá trình sản xuất, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng vừa góp phần làm giảm rác thải, ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, vừa tạo ra những cơ hội việc làm, thúc đẩy thương mại bền vững, giảm nghèo, cải thiện công bằng và phân phối thu nhập”
Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau , nhưng chúng đều quy tụ ở 3 điểm chính:
- Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiê ̣n với môi trường , giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hâ ̣u
- Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu , hao tổn ít nhiên liê ̣u, tăng cường các ngành công nghiê ̣p sinh thái, đổi mới công nghê ̣
- Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vữ ng, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các quan niệm nêu trên, tác giả đưa
ra quan niệm về nền kinh tế xanh như sau: Nền kinh tế xanh là nền kinh tế hướng đến cải thiện đời sống con người và tính công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu
Trang 2111
những hiểm họa môi trường và tình trạng khan hiếm tài nguyên Trong nền kinh
tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm, giảm thiểu đói nghèo đều được điều tiết bởi sự đầu tư có mục tiêu vào môi trường và xã hội
Nền kinh tế xanh hay còn gọi là nền “kinh tế sạch”, là nền kinh tế mà chính sách phát triển có định hướng là thị trường, nền tảng là các n ền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hoà hợp của kinh tế và môi truờng, sinh thái Động lực mới của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững Quan niệm kinh tế xanh mặc dù có những điểm giống với quan niệm phát triển bền vững nhưng không thay thế quan niệm phát triển bền vững Mặc dù cũng đề cập đến ba yếu tố là kinh tế, môi trường và xã hội, nhưng trong quan niệm phát triển bền vững
ba yếu tố trên đều được coi trọng và có vị trí như nhau, còn trong kinh tế xanh mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường là trực tiếp, mối quan hệ kinh tế - xã hội và môi trường – xã hội là thứ yếu Do đó, kinh tế xanh chỉ là một phần, một bước đi để hướng tới bền vững và không thay thế cho quan niệm bền vững
* Quan niệm phát triển kinh tế xanh
Phát triển, theo quan niệm chung nhất là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật hiện tượng Là một mô hình kinh tế hiện đại đang trong quá trình hoàn thiện về mặt
lý luận cũng như thực tiễn, vì vậy phát triển kinh tế xanh phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và có xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, nó bao gồm sự gia tăng về số lượng, quy mô và cơ cấu các ngành kinh tế xanh; sự gia tăng các kỹ thuật – công nghệ sạch trong quá trình sản xuất; sự xanh hóa trong lối sống
và tiêu dùng của người dân và các doanh nghiệp
Từ những luận giải trên, theo tác giảPhát triển kinh tế xanh là quá trình tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và bằng các công cụ điều tiết nền kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế một cách bền vững , gắn với bảo vê ̣ môi trường sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội
Trang 2212
1.2.2 Tiêu chí đánh giá một nền kinh tế xanh
- Một là, xanh hóa sản xuất
Xanh hóa sản xuất là một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế xanh, bởi
nó thể hiện một cách tiêu biểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Trong những năm qua, phần lớn tình trạng ô nhiễm môi trường là do lĩnh vực sản xuất gây ra Để xanh hóa sản xuất cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Trước hết cần sắp xếp lại cơ cấu, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
+ Thứ hai, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
+ Thứ ba, thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân Song song với việc xanh hóa các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp hiện có, cần phát triển mạnh mẽ những ngành sản xuất và dịch vụ mới cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hỗ trợ quá trình xanh hóa nền kinh tế, giải quyết hậu quả về môi trường và làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên Những ngành kinh tế xanh bao gồm: các ngành kinh tế sinh thái, các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường, các ngành tái chế và sử dụng các chất thải…
+ Thứ tư, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn
- Hai là , giảm cường độ phát thải các bon và tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Để giảm thải cường độ phát thải các bon và tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo hiện nay cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Cải thiện hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại
+ Chuyển đổi nhiên liệu trong các ngành công nghiệp và giao thông vận tải + Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm từng bước gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch này trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào
Trang 23- Ba là, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”
Để làm thay đổi mô hình tiêu dùng theo hướng bền vững , song song với thay đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh hóa, cần thay đổi hành vi tiêu dùng của
cả ba khu vực tiêu dùng trong xã hội: khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực dân cư
- Bốn là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xanh
Kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Ngược lại, một
hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
Kinh tế xanh là một mô hình kinh tế hiện đại, nó đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, trong đó ở những nước như Việt Nam, cần ưu tiên xây dựng trước hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng xanh là hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị nông thôn
Trang 2414
1.2.3 Vai trò của phát triển kinh tế xanh
- Nền kinh tế xanh là trụ cột để giảm nghèo
Tình trạng nghèo kinh niên là hình thức dễ thấy nhất của bất bình đẳng xã hội, cũng như bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế, tín dụng, cơ hội thu nhập và bảo đảm quyền sở hữu Một đặc tính quan trọng của nền kinh tế xanh là nó tìm cách cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo mà không thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia Điều này đặc biệt cần thiết với nước có thu nhập thấp, nơi một bộ phận quan trọng kế sinh nhai của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một mạng lưới an sinh chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế
Xanh hóa nông nghiê ̣p có thể giảm nghèo đói và tăng đầu tư vào vốn tự nhiên vốn là chỗ dựa của người nghèo Theo ước tính có khoảng 525 triê ̣u trang tra ̣i
nhỏ trên thế giới , trong đó có 404 triê ̣u trang tra ̣i có diê ̣n tích đất dưới 2 ha Xanh hóa khu vực kinh tế trang trại nhỏ thông qua xúc tiến và phổ biến các biện pháp bền vững có thể là cách hiê ̣u quả nhất để ta ̣o thêm nhiều thực phẩm cho những người đang chi ̣u cảnh đói nghèo , tăng lượng c ác-bon được lưu giữ và tiếp câ ̣n thi ̣ trường quốc tế ngày càng mở rô ̣ng chào đón các sản phẩm xanh Đối với Việt Nam,
- Nền kinh tế xanh sẽ tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội
Sau khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoá i năm 2008 đã kéo theo tình trạng khủng hoảng nợ công ở các nước tư bản phát triển và tồi tệ hơn nó đã làm cho tình trạng thất nghiệp tăng cao trở thành một vấn nạn của xã hội Trong tình hình đó, kinh tế xanh có vai trò quan tro ̣ng trong ta ̣o viê ̣c làm và nâng cao chất lượng cuô ̣c sống Điều đó được thể hiê ̣n trên những nô ̣i dung sau:
+ Thứ nhất, chuyển sang nền kinh tế xanh sẽ làm thay đổi cơ cấu viê ̣c làm và
tạo ra khối lượng việc làm nhiều hơn trước Theo phân tích của UNEP , trong ngắn hạn và trung hạn khi không có biện pháp kết hợp , thì theo kịch bản đầu tư xanh , viê ̣c làm giảm phần nào do giảm nhu cầu đối với các lĩnh vực khai thác tài nguyên như lĩnh vực thủy sản Nhưng tới giai đoa ̣n 2030 và 2050, số lượng viê ̣c làm mà các khoản đầu tư xanh tạo thêm sẽ bắt kịp và vượt qua con số của mô hình tăng trưởng
Trang 2515
thông thường , do tình tra ̣ng công ăn viê ̣c làm truyền thống sẽ bi ̣ ha ̣n chế khi tài nguyên và năng lượng trở nên khan hiếm
+ Thứ hai , trong kịch bản đầu tư xanh, tăng trưởng việc làm trong nông
nghiệp, xây dựng, lâm nghiệp và các lĩnh vực giao thông vận tải sẽ tăng trong ngắn hạn, trung và dài hạn cao hơn mức dự kiến của kịch bản thông thường Trong thâ ̣p kỷ tới, viê ̣c làm trong nông nghiê ̣p có thể tăng tới 4% trên quy mô toàn cầu Đầu tư vào bảo tồn rừng và tái tạo rừng có thể thúc đẩy việc làm chính thức riêng trong lĩnh vực này chiếm tới 20% vào năm 2050 trong lĩnh vực giao thông vâ ̣n tải , cải thiện hiê ̣u quả năng lượng trên tất cả các phương thức vâ ̣n tải và chuyển đổi từ phương tiê ̣n giao thông cá nhân sang công cô ̣ng hoă ̣c phương tiê ̣n không đô ̣ng cơ sẽ tăng thêm 10% viê ̣c làm so với kịch bản kinh doanh bình thường Cuối cùng , đầu tư trong các tòa nhà có thể ta ̣o ra 2-3,5 triê ̣u công ăn viê ̣c làm mới tính riêng ở châu
Âu và Hoa Kỳ Nếu tính thêm nhu cầu cho các tòa nhà mới (nhà ở chính sách, bê ̣nh viê ̣n, trường ho ̣c, vv) của các nước đang phát triển, tiềm năng sẽ cao hơn rất nhiều
+ Thứ ba, kinh tế xanh sẽ làm tăng nhu cầu lao động, đặc biê ̣t là lao động có chất lượng trong lĩnh vực quản lý và tái chế chất thải Kinh nghiê ̣m ở Brazil, Trung
Quốc và Hoa Kỳ cho thấy , tất cả các quy trình tái chế chất thải đã sử du ̣ng 12 triê ̣u lao đô ̣ng ở những quốc gia này Viê ̣c phân loa ̣i và xử lý chất thải có thể tái chế cần khối lươ ̣ng viê ̣c làm gấp 10 lần so với công viê ̣c chôn lấp hoă ̣c thiêu hủy rác thải , tính trên một tấn mét khối Trong các ki ̣ch bản đầu tư xanh , dự kiến tăng trưởng viê ̣c làm trong khu vực chất thải tăng 10% so với xu hướng hiê ̣n nay Tuy nhiên, quan tro ̣ng h ơn so với viê ̣c tăng số lượng viê ̣c làm là tiềm năng trong quản lý chất thải, tái sử dụng và tái chế là cơ hội , cũng như nhu cầu nâng cấp chất lượng việc làm trong ngành Để thực sự được coi là công viê ̣c xanh , các việc làm mới cần đáp ứng được yêu cầu trong lao động như mức lương tốt , không sử du ̣ng lao đô ̣ng trẻ
em, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao đô ̣ng , an sinh xã hô ̣i và tự do lâ ̣p hô ̣i Viê ̣c nâng cấp này là mong muốn đồng thời là nhu cầu ch o xã hô ̣i và môi trường
- Nền kinh tế xanh khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn
Trang 2616
+ Kinh tế xanh góp phần tiết kiê ̣m các nguồn lực cho quá trình sản xuất Xanh hóa khu vực sản xuất đồng nghĩa với viê ̣c kéo dài tu ổi thọ sử dụng của hàng hóa nhờ chú trọng hơn vào tái thiết kế , tái sản xuất và tái chế, là trọng tâm của vòng sản xuất kín Thiết kế la ̣i hê ̣ thống sản xuất sẽ liên quan đến viê ̣c thiết kế la ̣i sản phẩm để tăng vòng đời khả du ̣ng thông qua viê ̣c thiết kế sản phẩm dễ sửa chữa , chuyển đổi, tái sản xuất và tái chế , tạo cơ sở cho chu trình sản xuất khép kín Quy trình tái sản xuất dựa trên việc chế biến lại những sản phẩm và các bộ phâ ̣n đã qua sử du ̣ng thông qua hê ̣ thống thu hồi , hiê ̣n nay có thể tiếp kiê ̣m khoảng 10,7 triê ̣u thùng dầu mỗi năm Viê ̣c tái chế khuyến khích viê ̣c sử du ̣ng các sản phẩm phu ̣ của quá trình sản xuất đồng thời mang lại những khả năng khác để thay thế trong đầu tư vào trong sản xuất Tái chế các vật liệu chẳng hạn như nhôm , chỉ tiêu tốn 5% phần năng lươ ̣ng so với sản xuất ban đầu Mô ̣t cơ hô ̣i quan tro ̣ng và chưa được khai thác
là tái chế nhiệt thải nhiê ̣t đô ̣ cao từ các quy trình như lò than cốc , lò cao luyên gang, lò điện và lò nung xi măng , đă ̣c biê ̣t khi sản sinh điê ̣n năng bằng cách sử du ̣ng kết
hơ ̣p nhiê ̣t và điê ̣n
+ Tái chế và phục hồi năng lượng từ chất thải đang và sẽ tiếp tục mang lại nhiều lơ ̣i nhuâ ̣n bởi phế liê ̣u là nguồn tài nguyên ngày càng có giá tri ̣ hơn Rác thải
có thể được xử lý thành sản phẩm đưa ra thị trường , như đối với thi ̣ trường từ chất thải tới năng lượng , đươ ̣c đi ̣nh giá khoảng 20 tỷ USD vào năm 2008 và dự kiến sẽ tăng lên 30% tính tới năm 2014 Phế thải nông nghiê ̣p chủ yếu ở khu vực nông thôn lên tới 140 tỷ tấn m3 trên toàn cầu và có tiềm năng năng lượng tương đương 50 tỷ
m3 Trong ki ̣ch bản nền kinh tế xanh, đến năm 2050 tất cả rác thải sinh khối sẽ được chuyển thành phân bón hoă ̣c được thu hồi để ta ̣o ra năng lượng
Giảm thiểu chất thải và tăng hiệu quả trong hệ thống nông nghiệp và thực phẩm có thể góp phần để đảm bảo an ninh lượng thực toàn cầu hiê ̣n nay và trong tương lai Hiê ̣n trên thế giới dư thừa thực phẩm để nuôi số dân toàn cầu khỏe ma ̣nh , nhưng những thất thoát trong bảo vê ̣, chế biến và vâ ̣n chuyển thực phẩm khiến cho mức sản xuất hiê ̣n ta ̣i từ 4.600 kcal/người/ngày xuống mức thực phẩm có thể tiêu thụ chỉ còn 2.000 kcal/người/ngày Chẳng ha ̣n ta ̣i Hoa Kỳ, 40% lượng thực phẩm tri ̣
Trang 2717
giá 48,3 triê ̣u USD bi ̣ lãng phí mỗi năm , cùng với 350 triệu thừng dầu và 40 nghìn tỷ lít nước mỗi năm Các nước có thu nhập thấp có xu hướng chịu nhiều thiệt hại do thiếu kho chứa , nhiễm di ̣ch bê ̣nh ta ̣i trang tra ̣i , xử lý thực phẩm kém và thiếu thốn
cơ sở ha ̣ tầng giao thông vâ ̣n tải
Mô ̣t chiến lược quan tro ̣ng và đang bi ̣ xem nhe ̣ để đối đầu với những thách thức để cung cấp đủ lương thực cho dân số thế giới đang ngày càng tăng mà không gây thêm gánh nă ̣ng trong quá trình sản xuất tới môi trường là g iảm thiểu sự lãng phí thực phẩm Các nhà nghiên cứu ước tính rằng với mức tổn thất và lợi ích tiềm năng, viê ̣c giảm 50% thất thoát, lãng phí trong toàn bộ chuỗi thực phẩm – bao gồm
cả nông nghiệp và sau thu hoạch – hoàn toàn có thể đạt được
- Nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông các-bon thấp
Đô thị hoá nhanh chóng đang ra tăng áp lực về cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và y tế công cộng và thường gây nên cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khoẻ công cộng cao Trong bối cảnh này, cơ hội duy nhất cho các thành phố để tăng hiệu quả năng lượng và năng suất, giảm lượng khí thải trong các toà nhà, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu thông qua các phương thức giao thông cải tiến, các-bon thấp – giúp tiết kiệm tiền đồng thời cải thiện năng suất và công bằng xã hội
Trang 2818
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Sau khi khảo sát tài liệu và phát hiện khoảng trống nghiên cứu của luận văn, tôi đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu của luận văn Việc phân tích Phát triển Kinh tế xanh ở Nhật Bản và một số hàm ý chính sách cho Việt nam sẽ được thực hiện như sau:
Hình 2.1: Khung logic nghiên cứu luận văn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Khảo sát tài liệu
Khoảng trống nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu: Phát triển kinh tế xanh ở Nhâ ̣t Bản
Xác định khung phân tích Thu thâ ̣p và xử lý dữ liê ̣u
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu
Phân tích cơ sở dữ liê ̣u Phân tích phát triển kinh tế
xanh ở Nhâ ̣t Bản
Thực tra ̣ng và mu ̣c tiêu phát triển Kinh tế xanh ở Nhâ ̣t Bản
Trang 2919
2.1 Phương pháp luận và khung lý thuyết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về các vấn đề liên quan đến đề tài
Những lý thuyết cơ bản được áp du ̣ng trong nghiên cứu bao gồm: 1) Lý thuyết về phát triển bền vững dựa trên ba tru ̣ cô ̣t về kinh tế , môi trường và văn hóa - xã hội đươ ̣c đă ̣t trong mối quan hê ̣ biê ̣n chứng trong quá trình phát tr iển; 2) Lý thuyết hệ thống, theo đó "phát triển kinh tế xanh" được xem xét trong hê ̣ thống "kinh tế - xã hội"
có mối tương tác với các thành phần khác để phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển bền vững, phát triển xanh với sự phát triển chung; và 3) Lý thuyết về cân bằng tổng thể, theo đó lợi ích của các bên tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng phát triển kinh tế xanh phải được cân bằng để hướng đến sự phát triển bền vững
Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết, bao gồm cả những lý luận liên quan, khung lý thuyết nghiên cứu (tiếp cận nghiên cứu) sẽ là: dựa trên việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế xanh, bao gồm các khái niệm liên quan, các mối quan hệ tương tác trong phát triển kinh tế xanh với môi trường và xã hô ̣i , kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản để tiến hành việc phân tích thực tiễn kiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm của nước bạn sẽ là căn cứ thực tiễn để đề xuất các đi ̣nh hướng và các gi ải pháp cho phát triển tế xanh ở Việt Nam
2.2 Phương pháp cụ thể
Để thực hiện khung lý thuyết phân tích trên vào thực tiễn nghiên cứu luận án, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sẽ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
2.2.1.Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn
đề mang tính định lượng như đánh giá hiện trạng, sự biến đổi theo thời gian và so
sánh các chỉ tiêu phát triển du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu
Trang 3020
2.2.2.Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong trường hợp khi đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ đa chiều với các yếu tố có liên quan và có nh ững biến đổi theo thời gian và không gian Nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh là nghiên cứu về tập hợp mối quan
hệ đa chiều khá phức tạp và có những biến đổi theo thời gian Chính vì vậy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này là rất quan trọng để có được "bức tranh" tổng quát
và có hệ thống theo thời gian về hoạt động phát triển tế xanh trong mối quan hệ tương tác với các ngành liên quan khác Tính hệ thống còn được thể hiện ở việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đã được đề cập ở trên
2.2.3 Phương pháp kế thừa
Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp kế thừa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu thực hiê ̣n luâ ̣n văn Bản thân hoạt động phát triển kinh tế xanh là những hoạt động mang tính tổng hợp cao, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá về hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xanh
ở Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn phát triển của Nhật Bản đòi hỏi cần có s ự tham vấn ý kiến , quan điểm c ủa các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan để kế thừa phù hợp
2.3 Nguồn số liệu
Các số liệu này là dựa trên nguồn thông tin từ những báo cáo, tài liệu chuyên ngành được nghiên cứu trước đây
Trang 3121
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở NHẬT BẢN
3.1 Nguyên nhân phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản
3.1.1 Tại sao Nhật Bản phát triển kinh tế xanh?
* Nguyên nhân khách quan:
- Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và các vấn đề phi an ninh truyền thống toàn cầu : an ninh lương thực toàn cầu đang bị de doa, mất an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu trước hết là sự nóng lên của nhiệt độ trái đất Những vấn đề đó đã bộ lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện đại và đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững
- Mô hình kinh tế nâu không còn phù hợp nữa do các nền kinh tế khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, không quan tâm đến môi trường dẫ đến môi trưởng bị ô nhiễm và hậu quả nghiêm trọng hơn là biến đổi khí hậu toàn cầu và Trái Đất nóng lên, nước biển dâng, thời tiết cực đoan Những biến đổi đó đang dần de dọa tới Nhật Bản
* Nguyên nhân chủ quan:
- Dân số Nhật Bản 127,1 triệu người năm 2015 ( theo số liệu của WB), diện tích đất lại nhỏ bé 377944km2 Trong khi đó Nhật Bản là đất nước nghèo nàn về tài nguyên (năm 2014 là 991tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm Nhật Bản là nên kinh tế đứng thư 3 thế giới nên phụ thuộc nhiều năng lượng hóa thạch Trong tình trạng mất an ninh năng lượng hiện nay Nhật Bản không thể tiếp tục phát triển theo mô hình kinh tế nâu mà yêu cầu thay đổi một mô hinh kinh tế mới
- Tại Nhật Bản, trong giai đoạn từ 1950 - 1960, Với sự phát triển quá nhanh của các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng những gánh nặng đối với môi trường, dẫn đến môi trường sống bị suy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi
Trang 3222
trường không khí và nước ngày càng gia tăng, gây ra nhiều căn bệnh như: Bệnh hen suyễn do bị ô nhiễm không khí từ khói của các khu công nghiệp (KCN) dầu khí; Bệnh Minamata (bệnh nhân có biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ) do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy hóa chất
3.1.2 Mục tiêu phát triển Kinh tế xanh
3.1.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường- hàm lượng Cacbon thấp
Những năm qua, Nhật Bản đã tiến bộ vững chắc trong việc giảm áp lực môi trường.Nền kinh tế được đặc trưng bởi về sự giảm cả về năng lượng và tài nguyên Cường độ năng lượng của Nhật Bản – được đo bằng năng lượng cung cấp trên một đơn vị GDP – đã giảm, nhưng với tốc độ thấp hơn so với nhiều quốc gia Mức tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản năm 2014 tương đương với 97.4 kg dầu trên $1000 GDP (constant 2011 PPP) Lượng khí thải của các chất ô nhiễm không khí truyền thống như lưu huỳnh (SOx), các ôxít nitơ (NOx) đã giảm, cho thấy sự tách riêng mạnh mẽ từ tăng trưởng GDP và sử dụng năng lượng hóa thạch Cường độ phát thải giảm hơn nữa trong thập kỉ qua, 0,2 kg SOx và 0,5 kg NOx trên một đơn vị GDP (1000USD), trong khi vào năm 2008 Nhật Bản là một trong các nước OECD gây ô nhiễm nhiều nhất Mục tiêu của Nhật bản là tiếp tục giảm thấp các chỉ sô nêu trên
3.1.2.2 Tạo việc làm và chuyển đổi “việc làm xanh”
Một trong những mục tiêu của tăng trưởng xanh đó là tạo ra việc làm xanh Các chính sách kinh tế xanh sẽ làm xáo trộn cơ cấu việc làm hiện tại, trong khi đó công việc trong các ngành công nghiệp nâu sẽ bị giảm và công việc trong các ngành công nghiệp xanh sẽ được mở rộng
Một công việc tốt được hiểu như là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và giúp bảo vệ môi trường - khí hậu Đã có rất nhiều “việc làm xanh” như thế được tạo ra trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế
Trang 3323
Trong những năm gần đây, kinh tế xanh chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ trong các công việc mới được tạo ra ở Nhật Bản, chiếm khoảng 30% tổng số việc làm được tạo ra Chính phủ Nhật Bản ước tính rằng chỉ với đổi mới xanh sẽ tạo ra được 123 tỉ Yên về nhu cầu ( tương đương với 26% GDP của Nhật năm 2009 và gần 5 triệu việc làm (8% tổng số việc làm) vào năm 2020, đặc biệt trong công nghệ xanh với sự liên kết chặt chẽ với các nước trong châu Á
3.1.2.3 Giúp xóa đói giảm nghèo – tăng trưởng kinh tế
Chính sách kinh tế xanh bao gổm cả nông nghiệp xanh, trong đó phải kể đến nông nghiệp đô thị tại Nhật Bản Nhật Bản là một trường hợp khá độc đáo khi nói đến nông nghiệp đô thị Mặc dù là một quốc gia công nghiệp hóa cao, sự hiện diện của sử dụng đất nông nghiệp là một tính năng phổ biến trên cảnh quan đô thị của các thành phố trên toàn quốc Ngạc nhiên khi gần một phần ba của tổng các sản phẩm nông nghiệp trong nước thực tế của Nhật Bản được tạo ra bởi nông nghiệp đô thị Tương tự như vậy, nông dân đô thị chiếm khoảng 25% tổng số hộ nông dân ở Nhật Bản
Ở một đất nước công nghệ cao hiểu biết như Nhật Bản, nông nghiệp đô thị cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho sự đổi mới màu xanh lá cây Từ khu vườn trên mái nhà cho cư dân đô thị tham gia vào nông nghiệp, rèm cửa màu xanh lá cây sử dụng các loài ăn cho cách điện của các tòa nhà công cộng, trồng trong nhà dựa trên máy tính đang phát triển, các hình thức mới của nông nghiệp đô thị đang nổi lên Bằng cách liên kết tiềm năng công nghệ của mình để các nguyên tắc của nông nghiệp bền vững bắt nguồn từ trên nông nghiệp và thực phẩm văn hóa truyền thống, Nhật Bản có thể đóng một vai trò hàng đầu trong đổi mới nông nghiệp đô thị, tạo cảm hứng cho các nước khác làm theo
3.2 Chiến lươ ̣c và chính sách phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản
Việc xây dựng hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xanh trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là tiền đề tiên quyết đầu tiên để con đường xanh hóa nền kinh tế đi đến thành công
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Các chính sách phát triển kinh tế xanh trong lĩnh vực kinh tế được đưa ra ở Nhật Bản phải nhằm thực hiện :
Trang 3424
- Duy trì mức tăng trưởng GDP cao như những thập niên trước ( lý tưởng hóa nhất là thời kỳ phát triển thần kỳ 1952-1973 ) Đảm bảo mức sống lý tưởng cho người dân ,phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế từ nông thôn đến thành phố Phát triển , áp dụng những khoa học công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực sản xuất Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại là nền tảng cơ bản nhất cho phát triển kinh tế Cải thiện môi trường đầu tư thu hút thêm các nguồn lực từ nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội
- Trong giai đoạn bước ngoặt Nhật Bản đã nhận thức được việc phải chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi đó sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như : nguồn vốn đầu tư cho công nghệ xanh cũng như phát triển theo hướng xanh hóa các lĩnh vực kinh tế là rất lớn ; các cuộc khủng hoảng liên tiếp diễn ra trên toàn cầu , Nhật Bản là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ; hệ thống cán bộ thực hiện chính sách chưa đủ kinh nghiệm trong việc vận hành lĩnh vực kinh tế mới;… Vì vậy để có thể thực hiện thành công các chính sách phát triển kinh tế xanh Nhật Bản cần phải nắm bắt được các cơ hội trong và ngoài nước; xác định , giải quyết các vấn đề đang tồn tại cũng như các rủi ro trong việc vận hành trong tương lai
Ngoài ra các chính sách phát triển trong lĩnh vực kinh tế phải đảm bảo tính khách quan , công bằng ( xóa bỏ tình trạng chính sách đưa ra nhằm làm lợi cho một nhóm người , vấn đề lợi ích nhóm phải được loại bỏ ) Xác định được các ngành , khu vực cần được ưu tiên để chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh Sau đó phải đưa ra các công cụ , giải pháp hợp lý đưa nền kinh tế chuyển đổi một cách dần dần sang kinh tế xanh , không được quá nóng vội.Kêu gọi các chủ thể kinh tế tự giác hợp tác cùng nhà nước để các chính sách đạt được kết quả cao nhất
3.2.2 Lĩnh vực xã hội
Chính sách phát triển kinh tế xanh được xem là bộ chính sách phát triển đồng
bộ tất cả các lĩnh vực trong xã hội , không chỉ có chính sách phát triển trong lĩnh vực kinh tế , bảo vệ môi trường mà cần có những chính sách xã hội, quan tâm nhiều hơn đến yếu tố con người
Trang 3525
Tăng phúc lợi xã hội , nâng cao đời sống của nhân dân về y tế, văn hóa, giáo dục , là những yêu cầu cơ bản nhất Ngoài ra tăng tiền lương tối thiểu, rút ngắn thời gian làm việc và tăng thời gian nghỉ được trả lương; mở rộng các dịch vụ chăm sóc trẻ em; cải thiện chất lượng giáo dục; cải thiện môi trường xã hội để đảm bảo an toàn cho trẻ em cũng là những vấn đề quan trọng mà các chính sách phát triển kinh
tế xanh trong lĩnh vực xã hôi phải quan tâm tới
Các chính sách đưa ra cần phải đảm bảo hài hòa các lợi ích của các tầng lớp dân
cư trong xã hội Tùy từng đối tượng mà có các chính sách phù hợp khác nhau Cần tập trung ưu tiên cho thế hệ trẻ là lực lượng lao động chính trong tương lai của Nhật Bản
3.2.3 Lĩnh vực môi trường
Bảo vệ môi trường , cải thiện môi trường sống , chống biến đổi khí hậu, là những mục tiêu tối thượng của chính sách phát triển kinh tế xanh cũng như là động lực chính để Nhật Bản chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế xanh
Các chính sách phát triển trong lĩnh vực môi trường cần tập trung ưu tiên cho các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường (như rau hữu cơ, thay thế túi nilon bằng việc sử dụng giỏ tre , ) ; phát triển nguồn năng lượng mới thay thế cho việc sử dụng năng lượng hóa thạch, tuy nhiên đòi hỏi nguồn năng lượng thay thế phải thân thiện với môi trường , hạn chế các rủi ro với môi trường ; phát triển các công nghệ mới thân thiện với môi trường; …
Các chính sách đó phải được cụ thể hóa qua các chương trình lớn và nhỏ, không chỉ cần sự chỉ đạo từ các ban ngành lãnh đạo mà phải có các chương trình tuyên truyền đến người dân thích nghi dần với nền kinh tế mới
3.3 Thực tra ̣ngthực hiện một số chính sách phát triển kinh tế xanh chủ yếu ở Nhật Bản
3.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế
3.3.1.1 Chính sách thuế
Xanh hóa hệ thống thuế là một trong những chính sách phát triển kinh tế xanh của Nhật Bản nhằm thúc đẩy các sáng kiến xanh và tiêu dùng xanh Nội dung của Chính sách này bao gồm: đầu tư xanh, R&D, cơ sở hạ tầng, carbon thấp, công cụ
Trang 3626
thuế, phối hợp thị trường lao động với chính sách giáo dục và hợp tác quốc tế Để thúc đẩy tiêu dùng xanh định hướng cho sản xuất xanh trên tất cả các lĩnh vực Nhật Bản đã tổ chức phổ biến và tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm xanh trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, sản xuất năng lượng Nhật Bản chú trọng không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn quảng bá giới thiệu các sản phẩm đó tới người tiêu dùng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng về những sản phẩm xanh có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe
Ở Nhật Bản cũng như các nước trong OECD hai lĩnh vực đánh thuế chủ yếu
là thuế năng lượng và thuế giao thông vận tải Ngoài ra nhằm thúc đẩy một số ngành phát triển xanh , Nhật Bản còn trợ cấp , ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp theo nhiều hình thức với các mục phát triển mà nhà nước đề ra
* Thuế năng lượng
Mặc dù thuế đánh vào năng lượng chiếm tới 60% doanh thu thuế môi trường của Nhật Bản nhưng mức thuế năng lượng của Nhật Bản còn khá thấp so với các nước trong OECD Trong đó, thuế xăng dầu chiếm gần 83% nguồn thu từ thuế năng lượng
Đơn vị: JPY cent/ lít
Hình 3.1: Giá và thuế dầu Diesel ở Nhật Bản giai đoạn 1995-2009
Nguồn: Dữ liệu OECD-IEA (2010)
Giá và thuế của dầu diesel
Giá bao gồm thuế Thuế
Trang 3727
Đơn vị: JPY cent/ lít
Hình 3.2: Giá và thuế xăng không chì ở Nhật Bản giai đoạn 1995-2009
Chính vì mức thuế thấp nên đã gián tiếp kích thích nền kinh tế sử dụng nhiều hơn các loại nhiên liệu thô như xăng , dầu , Người dân không có động lực để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mặc dù người Nhật vẫn sử hữu các loại xe tiết kiệm nhiên liệu Tương tự với các nhà sản xuất công nghiệp, giá nhiên liệu thấp nên việc cải tiến kĩ thuật trong khai thác , chế biến nguyên liệu thô đã không được coi trọng , việc lãng phí nguồn lực và tác động tiêu cực đến môi trường diễn ra thường xuyên Bên cạnh đó cảm giác khan hiếm nguyên liệu không còn nên các sáng chế về việc tạo ra nguồn năng lượng xanh thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống không có những bước tiến đáng kể nào trong suốt một thời gian dài
Giá và thuế xăng không dầu
Giá bao gồm thuế Thuế
Trang 3828
Để giải quyết vấn đề này, tháng 9/2012, Nhật Bản bắt đầu áp dụng biểu thuế mới nhằm tăng cường cắt giảm phát thải carbon và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Để đạt được mục tiêu một xã hội ít carbon, Nhật Bản phải cắt giảm 80% khí nhà kính từ nay đến năm 2050 Trong đó, khoảng 90% khí nhà kính ở Nhật Bản là khí CO2 thải ra từ việc tiêu thụ năng lượng Để cắt giảm mạnh khí nhà kính, Nhật Bản tập trung kiểm soát lượng phát thải CO2 trong trung và dài hạn Đây là lí do khiến Chính phủ đưa thuế giảm thiểu biến đổi khí hậu hay còn gọi
là thuế Carbon vào chương trình cải cách hệ thống thuế năm 2012 Dự kiến nguồn thu từ biểu thuế này sẽ đạt 262 tỷ yên Nhật Bản (2,7 tỷ USD) vào năm tài chính
2016 Các khoản thu từ thuế carbon sẽ được chi cho các giải pháp công nghệ kiểm soát phát thải CO2 Theo dự báo, lượng khí CO2 sẽ giảm từ 0,5% đến 2,2% nhờ tác động của chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát phát thải Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị định thư Kyoto dựa trên cơ chế của Luật Xúc tiến các giải pháp đối phó hiện tượng nóng lên toàn cầu, trong đó:
- Bắt buộc các doanh nghiệp phải tính toán và báo cáo lượng khí nhà kính mà các doanh nghiệp này thải ra;
- Áp dụng cơ chế thử nghiệm giao dịch khí phát thải tự nguyện đầu tiên tại Nhật Bản;
- Yêu cầu các địa phương phải xây dựng kế hoạch hành động nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính;
- Thành lập cơ chế cấp tín dụng khí phát thải
Kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu xã hội ít carbon được khởi động từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2012 đã đưa ra cơ chế thử nghiệm cho phép thị trường nội địa được tham gia vào hệ thống thương mại khí phát thải (ETS) Mục đích của ETS là tăng cường đổi mới công nghệ và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí CO2, tiến tới đạt được mục tiêu cam kết trong Nghị định thư Kyoto Những doanh nghiệp có lượng CO2 phát thải ra thấp hơn hạn mức sẽ được bán quyền phát thải của mình cho những doanh nghiệp khác
Trang 3929
Đơn vị: tấn/người
Hình 3.3: Lượng khí thải CO 2 trên đầu người ở Nhật Bản giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Dữ liệu OECD về khí thải và khí GHG
Trong khi lượng các khi độc hại như CO và các khí NOx có xu hướng giảm mạnh và liên tiếp sau khi luật thuế này được áp dụng thì lượng khí CO2 và GHG sau khi giảm mạnh vào năm 2009 lại có xu hướng tăng lên và vượt mức năm 2005
* Thuế giao thông vận tải:
Trong nhiều thập kỉ, chính phủ Nhật Bản đánh thuế cho cả người mua và người bán xe mô-tô ở cả cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia.Nhật Bản đã thay đổi mức thuế cho các loại xe thân thiện với môi trường
Năm 2001, thuế ô tô tăng 25 - 50% tùy theo hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và mức độ phát thải, đối với ô tô cũ mức thuế này được cộng thêm 10% Đến năm
2009, chính sách miễn giảm thuế được áp dụng cho thuế giá trị gia tăng và thuế tải trọng phương tiện Các loại phương tiện thế hệ mới, bao gồm xe hybrid, xe điện, xe động cơ diesel sạch và xe dùng khí tự nhiên đều được miễn giảm thuế Cải tiến công nghệ và ưu đãi thuế đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu suất tiêu thụ năng lượng của các phương tiện giao thông đường bộ, phát triển các loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn
Trang 4030
Bên cạnh đó, một số địa phương còn áp dụng thuế chất thải công nghiệp cho
xe không sử dụng nữa Nguồn thu từ loại thuế này được dùng cho việc quản lý chất thải, tái chế và các biện pháp xử lý khác
* Các loại thuế môi trường khác:
Ngoài thuế năng lượng và xe cộ, Nhật Bản cũng áp dụng nhiều loại thuế khác cho rác thải công nghiệp
Bên cạnh thuế cácbon, chính phủ Nhật Bản, theo Luật Đền bù cho những tổn hại sức khỏe liên quan tới ô nhiễm ( Law Concerning Compensation for Pollution-Related Health Damage) năm 1973, cũng đánh thuế cho sự phát thải khí SOx
3.3.1.2 Trợ cấp kinh tế thúc đẩy phát triển theo hướng xanh hóa nền kinh tế
Chính phủ Nhật Bản cung cấp rất nhiều loại trợ cấp tài chính cho cả các doanh nghiệp và hộ gia đình trong các chính sách xánh của mình Giai đoạn 2008 -
2009, Nhật Bản tung ra gói kích thích tài chính cho doanh nghiệp lên tới 0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trở thành một trong bốn nước có tỷ lệ trợ cấp về môi trường trên tổng thu nhập quốc dân cao nhất trong các nước OECD Một phần đáng
kể của gói kích thích được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về môi trường đã cam kết Các biện pháp trong gói kích thích kinh tế bao gồm: giảm thuế cho xe tiết kiệm nhiên liệu và các loại xe sạch hơn; thưởng điểm sinh thái cho người tiêu dùng mua các thiết bị tiết kiệm điện; ưu đãi về thuế đối với các khoản đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo; hỗ trợ tài chính cho R&D, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ chi phí và ưu đãi thuế lắp đặt các tấm quang điện và các thiết bị tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ tăng cường hiệu quả
sử dụng năng lượng và sử dụng sinh khối trong nông nghiệp; chăm sóc rừng để tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính và hỗ trợ cho đầu tư xanh ở cấp địa phương thông qua Quỹ thỏa thuận xanh địa phương
* Trợ cấp cho việc thúc đẩy các sản phẩm thân thiện với môi trường:
Với tư cách là một quốc gia sản xuất xe lớn, Nhật Bản cũng hướng nguồn trợ cấp của mình để xanh hóa lĩnh vực này Ví dụ, chính phủ nước này áp dụng chương trình Thúc đẩy mua bán phương tiện xanh và thay thế các loại xe phân phối lớn và