ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANHHUYỀN
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàkết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trongbất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Sầm Thị Hạnh Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy, côgiáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyênđã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Phó Giáosư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền - người đã định hướng và tận tình trựctiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồngnghiệp, trong cơ quan và gia đình đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc họctập và nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, những luận văn không tránh khỏi thiếu sót,tác giả kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Sầm Thị Hạnh Hiền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNHLÂM SÀNG CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài
81.2.1 Quản lý 9
1.2.2 Thực hành, thực hành lâm sàng 11
1.2.3 Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng 13
1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh,sinh viên trường Trung cấp Y tế 14
1.3.1 Một số đặc điểm của hoạt động THLS của sinh viên trường TrungcấpY tế 14
Trang 61.3.5 Cơ sở thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên Y tế 19
1.4 Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinhviên trường Trung cấp Y 21
1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng 21
1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng 23
1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung chương trình thực hành lâm sàng 24
1.4.4 Quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành lâm sàng của giáo viên 26
1.4.5 Quản lý hoạt động học thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên 27
1.4.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng 28
1.4.7 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang - thiết bị phục vụ cho hoạtđộng thực hành lâm sàng tại bệnh viện 30
1.4.8 Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện 30
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàngcủa học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế 31
372.1 Khái quát về khách thể và địa bàn khảo sát 37
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 37
Trang 72.1.2 Khái quát về trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 392.1.3 Khái quát về khảo sát thực trạng 402.2 Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên
trường trung cấp Y tế Bắc Kạn 412.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về mức
độ tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng 412.2.2 Thực trạng về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường
Trung cấp Y tế Bắc Kạn 43
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng ở trường Trung cấpY tế Bắc Kan 482.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng 482.3.2 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu chương trình hoạt động thực
hành lâm sàng 502.3.3 Thực trạng quản lý nội dung chương trình hoạt động thực hành lâm sàng 52
2.3.4 Thực trạng quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành lâm sàng của giáo viên 532.3.5 Thực trạng quản lý hoạt động học thực hành lâm sàng của học sinh,
sinh viên trường trung cấp Y tế Bắc Kan 582.3.6 Thực trạng về công tác phối hợp giữa trường Trung cấp y tế Bắc Kan
với các cơ sở thực hành lâm sàng 612.3.7 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng của
học sinh sinh viên 632.3.8 Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động thực hành lâm sàng 652.3.9 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm
sàng ở trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 68
2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực hànhlâm sàng 692.4.1 Ưu điểm 69
Trang 83.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 74
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho học sinh,sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 75
3.2.1 Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động thực hànhlâm sàngvà quản lý hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện
753.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàngtheo hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên 77
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành lâm sàng 78
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn với bệnh viện nơi có học sinh, sinh viên thực hành lâm sàng 80
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiếtbị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng 82
3.3 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 83
3.3.1 Qui trình khảo nghiệm 83
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
84Tiểu kết chương 3 88
Trang 9DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVĐK : Bệnh viện Đa khoa
BVĐKBK : Bệnh viện Đa khoa Bắc KạnCB, GV : Cán bộ, giáo viên
HS, SV : Học sinh, sinh viên THLS : Thực hành lâm sàngUBND : Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức của CB,GV và HS,SV về tầm quan trọngcủa hoạt động THLS 41Bảng 2.2 Khảo sát thực trạng nhận thức của CB, GV và HS, SV về mức
độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK 42Bảng 2.3 Đánh giá của CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của mục
tiêu chương trình THLS 43Bảng 2.4 Đánh giá của CB, GV và HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
về sự phù hợp của nội dung chương trình THLS của HS, SV 44
Bảng 2.5 Khảo sát thực trạng việc CB, GV thực hiện đầy đủ các bước trong tổ chức thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện 45
Bảng 2.6 Khảo sát thực trạng các hình thức tổ chức thực hiện chươngtrình THLS cho HS, SV tại bệnh viện 47Bảng 2.7 Khảo sát mức độ phù hợp của nội dung kế hoạch hoạt động
THLS tại bệnh viện 49Bảng 2.8 Khảo sát về sự cần thiết của việc phổ biến và triển khai kế hoạch
THLS trước khi HS, SV đi THLS tại bệnh viện 50Bảng 2.9 Khảo sát về sự cần thiết phổ biến mục tiêu chương trình THLS
cho HS, SV trước khi THLS 51Bảng 2.10 Khảo sát về mức độ thực hiện mục tiêu chương trình THLS 51Bảng 2.11 Khảo sát CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của nội dung
chương trình hoạt động THLS 52Bảng 2.12 Khảo sát cán bộ, giáo viên về việc thực hiện nội dung chương
trình hoạt động thực hành lâm sàng (1≤ X ≤ 3, n=35)
Bảng 2.13 Thực trạng thực hiện hoạt động hướng dẫn thực hành lâm sàngcủa cán bộ, giáo viên 55
Trang 11Bảng 2.14 Khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên vềsố lượng cán bộ, giáo viên hướng dẫn thực hành lâm sàng 56
Trang 12Bảng 2.15 Khảo sát về phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng vàphương pháp đánh giá kết quả thực hành lâm sàng của đội ngũcán bộ, giáo viên 56Bảng 2.16 Khảo sát thực trạng số cán bộ, giáo viên được tập huấn về
phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng và phương pháp đánh giá thực hành lâm sàng 57Bảng 2.17 Khảo sát việc đánh giá học sinh, sinh viên thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ học thực hành lâm sàng 58
Bảng 2.18 Khảo sát về mức độ thực hiện nội qui, qui chế khi hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện 60
Bảng 2.19 Thực trạng về sự phối hợp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng giữa nhà trường và bệnh viện trong quá trình học sinh, sinh viên hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện
61
Bảng 2.20 Khảo sát ý kiến của CB, GV, HS, SV về mức độ điều kiện cơ sởvật chất, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS tại bệnh viện 63
Bảng 2.21 Khảo sát ý kiến đánh giá của CB, GV về công tác kiểm tra, việc thực hiện kế hoạch THLS ở bệnh viện 65
Bảng 2.22 Khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động THLS 66Bảng 2.23 Khảo sát sự thay đổi hoạt động THLS sau khi kiểm tra đánh giá 67
Bảng 2.24 Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu chương trình (do phòngĐào tạo khoa học &công tác học sinh cung cấp) 67
Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý THLScho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 84Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý THLS cho
HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 85Bảng 3.3 Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 86
Trang 13Hoạt động THLS là cách dạy và học mang tính đặc thù riêng của ngành Ytế, mang tính chuyên biệt và là một phần đặc biệt quan trọng trong hoạt độngdạy
- học Y khoa Hoạt động THLS với mục tiêu là trang bị cho người học nhữngkỹ năng lâm sàng Chỉ khi có được các kỹ năng THLS thì HS, SV mới có thểvận dụng được các kiến thức của lý thuyết cơ bản và sự đa dạng, phong phú vềcác mặt bệnh của thực tiễn, để từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trongchẩn đoán bệnh và mới có được phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả.Trong chương trình đào tạo của ngành Y tế, các môn THLS chiếm khoảng 2/3thời lượng của chương trình đào tạo [4],[30] Như vậy, hoạt động THLS đóngvai trò cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành Y tế nói chung.
Trong chương trình đào tạo HS, SV của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn,hoạt động THLS tại các bệnh viện là một nội dung trọng tâm, chiếm một thờilượng lớn (2/3 chương trình đào tạo) THLS giúp HS, SV củng cố kiến thức cơbản của lý thuyết, hiểu sâu hơn về lý thuyết, mở rộng kiến thức thông qua cácmặt bệnh trong thực tiễn, hình thành và phát triển ở HS, SV các kỹ năng chuyênmôn cần thiết (Kỹ năng THLS) như: Khám bệnh (khám cơ quan hô hấp, khámcơ quan tuần hoàn, khám cơ quan tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, chuyên khoa,…); Kỹ năng chuyên môn: chữa bệnh (xử trí shock phản vệ, xử trí khó thở, xửtrí đột
Trang 14quị; xử trí các chấn thương, điều trị các bệnh,…); kỹ năng thực hiện thủ thuật(đặt nội khí quản, đặt ống dẫn lưu dạ dày, chọc dò tủy sống, chọc dò màng phổi,chọc dò màng bụng, tiêm - truyền,…).
Hiện nay, hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạncũng đã có rất nhiều cố gắng, công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SVtrường Trung cấp Y tế Bắc Kạn luôn được coi là một trong những khâu quantrọng của công tác quản lý đào tạo Do đó, việc nâng cao chất lượng quản lýhoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn trở thành một yêucầu cấp thiết hiện nay Song cho đến thời điểm này vẫn chưa có một nghiên cứunào đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trungcấp Y tế Bắc Kạn, để làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệuquả đào tạo thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý hoạt
động thực hành lâm sàng của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn” làm
đề tài luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động THLS củaHS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quảnlý hoạt động THLS của HS, SV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THLS, gópphần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy THLS của CB, GV và hoạt
động học THLS của HS, SV Trường Trung cấp Y tế.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động THLS của HS,
SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động thực hành lâm sàng của HS, SV trường Trung cấp Y tế BắcKạn trong thời gian qua đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, tuy nhiên
Trang 15trong bối
Trang 16cảnh đổi mới giáo dục hiện nay còn tồn tại những bất cập Nếu đề xuất và thựchiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho học sinh,sinh viên phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường có sự phối hợp chặtchẽ với cơ sở THLS; phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV, giúp HS, SVcó nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thì kết quả hoạt động THLSsẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo HS, SV đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường
- 2018, số liệu nghiên cứu lấy từ năm học 2015 - 2016.
- 35 CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.- Toàn bộ HS, SV đang THLS tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn trongthời gian Nghiên cứu đề tài.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống những lý luận quacác tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn để làm cơ sở căn cứkhoa học cho các biện pháp Chú trọng các tài liệu liên quan đến công tác quảnlý hoạt động đào tạo, quản lý THLS trong các trường trung cấp chuyên nghiệp,
Trang 17Trung cấp đào tạo chuyên ngành y khoa Tham khảo Luật Giáo dục, các nghị
Trang 18về giáo dục nghề nghiệp.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Có 02 loại phiếu phỏng vấn, dành cho 02 đối tượng: CB, GV hướng dẫnTHLS (cơ hữu và thỉnh giảng) và HS, SV tham gia hoạt động THLS Mục đíchthu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS,SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
* Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các CB, GV tham gia giảng dạy
THLS và các HS, SV của nhà trường đang THLS tại BVĐK BK về nhữngthông tin chung, những thuận lợi, những hạn chế và những ý kiến đề xuất đốivới việc quản lý hoạt động THLS; thu thập thông tin qua phiếu điều tra, cậpnhật số liệu, xử lý số liệu điều tra.
* Phương pháp quan sát:
Qúa trình quản lý hoạt động THLS của CB, GV, các bước thực hiện quitrình hoạt động THLS của HS, SV trong các giờ THLS tại Bệnh viện đa khoaBắc Kạn.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu hồ sơ đào tạo THLS của CB, GV và hồ sơ học THLS của HS, SV
trường Trung cấp Y tế tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
* Phương pháp chuyên gia:
Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua việc traođổi, phỏng vấn, lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà giáo, các chuyên gia đãcó bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý có ý nghĩa thẩm định các biệnpháp đề xuất trong quá trình nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp toán thống kê:
Thu thập, xử lý, phân tích các số liệu điều tra.
Trang 198 Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo; Phụlục Phần Nội dung chính luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong đào tạo y học thì hoạt động THLS luôn được coi là trọng tâm củachương trình đào tạo Hoạt động THLS được coi là một đặc trưng riêng biệttrong lĩnh vực đào tạo của ngành Y tế Trong hoạt động này, người giáo viênnắm giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển nhằm giúp cho HS, SVthực hiện các thao tác kỹ thuật chuyên môn theo đúng qui trình - Đây là bướcchuyển hoá từ kiến thức cơ bản (lý thuyết) được đưa vào thực tế trong công tácđiều trị bệnh thông qua thao tác thực hiện kỹ thuật chuyên môn (lâm sàng) Đòihỏi mỗi HS, SV phải đạt được sự thuần thục về qui trình kỹ thuật (thứ tự thựchiện từng bước thao tác kỹ thuật), từ đó phát triển hình thành nên các kỹ nănglâm sàng Hoạt động THLS luôn là vấn đề mà các nhà giáo dục quan tâm tới.Quản lý hoạt động THLS tốt sẽ nâng cao chất lượng THLS và chất lượng đàotạo đối với các trường y khoa trong cả nước.
Hiện nay, có nhiều nhóm nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã nghiêncứu về công tác quản lý hoạt động thực hành.
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Cuốn tài liệu: “Giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe” của tác giảFred Abbatt và Rosemany McMahon (1985) là một cuốn sách hướng dẫn thựchành dành cho công tác giảng dạy nhân viên y tế 28 Cuốn sách đã được sửdụng ở nhiều nước trên thế giới Tác giả giải thích rõ vấn đề người giảng viênphải biết cụ thể người học cần học cái gì Từ nhiệm vụ, tác giả phân tích sựkhác biệt giữa các điều cần học khác nhau: Kiến thức, thái độ, kỹ năng thao táctay nghề Tác giả đưa ra khái quát những gì cần học, làm cơ sở để nhà quản lýxây dựng kế hoạch chung cho chương trình khóa học, kế hoạch đánh giá và lựa
Trang 21chọn các phương pháp giảng dạy cũng như kế hoạch quản lý.
Trang 22- Cuốn “Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ y tế” (1992) của tác giả J.J.Guilbert đã nêu rõ quan điểm thực tập chính là trọng tâm của giáo dục y học,lấy người học làm trung tâm 16 Tác giả nêu ra những vấn đề cơ bản và cáchgiải quyết những vấn đề đó như: cách xây dựng một kế hoạch thực tập, quản lýviệc lượng giá các kỹ năng thực hành của SV, quản lý phương pháp hướng dẫnthực tập của giảng viên, phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của SV,…
Nghiên cứu của nhóm tác giả Scanlan Judith, Care và Gessler Sandra“Giải pháp cho tình trạng SV chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng” được introng tập chí Nurse Educatorr (2001) đã nêu ra và phân tích tình trạng SV chưađạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng để từ đó tác giả đưa ra các biện pháp khắcphục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho nhân viên y tế (dẫntheo34)
- Tác giả Katie Tonarely có bài viết: “Tầm quan trọng của thực tập lâmsàng trong đào tạo điều dưỡng” (2010) đã nêu rõ quá trình đào tạo để trở thànhngười điều dưỡng chuyên nghiệp, SV điều dưỡng phải tham gia thực tập lâmsàng dưới sự hướng dẫn của GV Mục đích là chuẩn bị cho SV làm công việcchăm sóc một cách độc lập và thích đáng Tác giả nêu rõ lợi ích của việc thựctập lâm sàng là giúp cho SV điều dưỡng có thái độ đúng đắn trong việc chămsóc người bệnh GV có trách nhiệm hướng dẫn SV cách xử lý tình huống lâmsàng, qua đó đánh giá được kiến thức của SV, đánh giá khả năng ghi nhận, báocáo những diễn biến của người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kếhoạch chăm sóc, thái độ đối với người bệnh Khi SV đạt được những yêu cầunêu trên là SV đó đã đạt về kỹ năng nghề nghiệp (dẫn theo34)
- “Cẩm nang về phát triển chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện”(1982) (Handbook for Developing Competency - Based Training Programs) củanhóm nghiên cứu William E Blank đã đưa ra được tiêu chuẩn đầu ra của quátrình đào tạo, làm tiền đề cho việc lập các kế hoạch, thực hiện quá trình đáo tạovà vấn đề đánh giá kết quả học tập của HS, SV 35
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trang 23Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới nhiều hìnhthức khác nhau, nhưng đều nhằm nâng cao chất lượng thực tập và nâng cao chấtlượng đào tạo Trong những năm gần đây có các Hội nghị chuyên đề, hội thảovề vấn đêg này, như:
- Nguyễn Xuân Khang (2006), “Một số biện pháp quản lý thực tập lâmsàng”, của nhà xuất bản Hà Nội 24
- “Thực trạng quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đạihọc Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn quản lý giáo dục học của tácgiả Nguyễn Doãn Cường Tác giả nêu ra thực trạng công tác quản lý của nhàtrường trong thời gian tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng caochất lượng quản lý thực tập của nhà trường và quản lý thực tập lâm sàng choSV y khoa 21
- “Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm NgọcThạch”, Luận văn quản lý giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa Tácgiả nêu lên những vấn đề đang được đặt ra hiện nay đối với hoạt động thực tậpngành y của SV y khoa và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng caochất lượng đào tạo nghề cho SV y khoa 27
“Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Caođẳng Y tế Điện Biên” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả NguyễnThị Hồng Tác giả đã nêu ra thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tậpnghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong thời giantác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngthực tập nghề của nhà trường và quản lý thực tập lâm sàng 26
“Quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Cao đẳng Y tế QuảngNinh” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Vũ Thị Thùy Dương Tácgiả đã nêu rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Y tếQuảng Ninh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng quản lý hoạt động dạy học thực hành đối với nhà trường 34
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài
Trang 241.2.1 Quản lý
Quản lý là một loại hình lao động quan trọng của con người Hoạt độngquản lý có tác động tới các lĩnh vực trong đời sống phản ánh sự nhận thức củacon người với tự nhiên, môi trường, xã hội Quản lý đúng là có nhận thức đúngvề qui luật, vận động theo qui luật tự nhiên phù hợp với điều kiện môi trường.
Khái niệm Quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học.Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý:
- Theo Mary Parker Follet (Mỹ): "Quản lý là nghệ thuật khiến công việcđược thực hiện thông qua người khác" [8].
- Theo F.W.Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều người khác làm và sau
đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8].- Theo Harolk.Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảophối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích củanhóm (tổ chức)” [17].
- Theo các nhà Tâm lý học: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mụcđích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
- “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vicủa cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với qui luậtkhách quan” (dẫn theo [27]).
- “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vậtlực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằmđạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (dẫn theo [27]).
- “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”(dẫn theo [27]).
- Theo Các - Mác thì quản lý có một tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sựphát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản
lý Người viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
Trang 25hành trên qui mô tương đối lớn, thí ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo đểđiều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phátsinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động củanhững khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiểnlấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (dẫn theo [27]).
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chínhtrị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách,các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [22].
- Theo Henry Fayol: "Quản lý là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp vàkiểm tra" [8].
Từ những định nghĩa trên, theo chúng tôi có thể hiểu: quản lý là nhữngtác động có mục đích, tổ chức, kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quảnlý (đối tượng quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội củatổ chức làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.
Những đặc trưng của quản lý là:
+ Là thuộc tính bất biến của mọi quá trình hoạt động xã hội - lao động; làđiều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.+ Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội.+ Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người bịquản lý giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của ngườiquản lý đến người bị quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
+ Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức+ Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiêncác mối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người
Trang 26+ Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới kháchthể quản lý như: mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ
+ Phương pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.
+ Chức năng của quản lý: Quản lý có bốn chức năng cơ bản Đó là: Lậpkế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Cả bốn chức năng này có mối liên hệ qualại khăng khít với nhau được mô tả theo sơ đồ sau:
Lập kếhoạch
Tổ chức
Chỉ đạo Kiểm tra
Quản lý tốt giúp định hướng sự phát triển của tổ chức qua xác định mụctiêu ban đầu và nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức đó với mục tiêu chung Tổchức điều phối hợp lý, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt độngbằng cách hướng dẫn hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức, khuyến khích,đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cho sự phát triển cá nhân và tổ chức có hiệu quảđể đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững nhằm đạt được mục tiêu quản lý đãxác định.
1.2.2 Thực hành, thực hành lâm sàng
1.2.2.1 Thực hành
- Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ và
văn hóa Việt Nam - của tác giả Như Ý thì: “Thực hành là làm để áp dụng lýthuyết vào thực tế” [28].
Trang 27- Theo định nghĩa của Oxford Advancel Learmers thì “Thực hành là hoạtđộng thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao kỹ năng” (dẫn theo [21]).
* Thực hành lâm sàng
- Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học của tác giả
Hoàng Phê thì “Lâm sàng là những gì trực tiếp quan sát được ở người ốm đangnằm trên giường bệnh hay là thực hành tại bệnh viện” Vì vậy, thực hành lâm
sàng chính là thực hành trên người bệnh tại bệnh viện.
- Theo từ điển Tiếng việt (2000) của Viện ngôn ngữ học thì: “THLS làlàm để áp dụng lý thuyết vào thực tế Lý thuyết đi đôi với thực hành Tập làmtrong thực tế để vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm vềnghiệp vụ chuyên môn”.
THLS chính là môn học bắt buộc trong chương trình chính khoá, là hoạtđộng diễn ra ngoài nhà trường HS, SV y khoa sau phần học lý thuyết là chuyểnsang phần học THLS Học sinh các trường trung cấp y bắt đầu đi lâm sàng tạibệnh viện vào tất cả các buổi sáng từ học kỳ 2 của năm thứ nhất cho đến khi tốtnghiệp ra trường, buổi chiều học lý thuyết tại trường GV hướng dẫn THLS làGV của nhà trường và các GV thỉnh giảng là các bác sĩ của bệnh viện nới HSTHLS Đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, là yêu cầu bắt buộc đốivới HS, SV Y khoa Tùy theo từng đối tượng học, chuyên ngành học mà cómục tiêu riêng biệt, nhưng mục đích của việc THLS là HS, SV học cách tiếpxúc người bệnh, học kỹ năng giao tiếp với người bệnh, học cách khám bệnh,cách
Trang 28phát hiện các triệu chứng để chẩn đoán bệnh và THLS các thao tác trong điềutrị (bao gồm các phác đồ điều trị, các kỹ thuật, thủ thuật trong điều trị và xử trídiễn biến của người bệnh,…) Đây là một học phần quan trọng đối với tay nghềcủa HS, SV sau này.
Thực hành lâm sàng giúp HS trau dồi kiến thức nghề nghiệp vừa rènluyện phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc (Y đức) để trở thành nhữngngười thầy thuốc vừa giỏi về chuyên môn, vừa sáng về tâm đức Chính vì vậy,THLS đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi các cán bộ quản lý phảiluôn chú trọng công tác này.
1.2.3 Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
* Hoạt động thực hành lâm sàng
Hoạt động thực hành lâm sàng bản chất là hoạt động thực hành nghề ỞPháp, khái niệm nghề được định nghĩa là một loại lao động có thói quen có kỹnăng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống Ở Đức thìđịnh nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định,đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nhất định nào đó Do đó, bất cứ mộtngành nghề nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống các giá trị: Kiến thứcnghề, kỹ năng nghề, kỹ xảo nghề,… mọi hiệu quả do nghề mang lại Đòi hỏimột quá trình đào tạo chuyên biệt để có kiến thức chuyên môn nhất định.
Với vai trò của hoạt động thực tập nghề bao giờ cũng phải đảm bảo 2 mặtcơ bản là: Tính chính xác, thao tác nhanh gọn chính là kỹ xảo; Cách tổ chứchoạt động thực hành để hình thành kỹ năng và phát triển tư duy người học Vaitrò cốt lõi là qua quá trình thực hành nghề sẽ hình thành nên các kỹ năng, rènluyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng ứng dụng trên cơ sở liên hệ hữu cơgiữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.
* Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
Quản lý hoạt động THLS là những tác động có mục đích của Hiệu trưởnglên GV, HS, SV các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thông quaquá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để thực hiện, điều hànhtoàn bộ
Trang 29các hoạt động có liên quan đến việc THLS của HS, SV nhằm đạt mục tiêu hoạtđộng thực tập lâm sàng đề ra `
Quản lý hoạt động THLS là để thực hiện nội dung THLS một cách cóhiệu quả trên cơ sở đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất giúp HS, SV cóđược môi trường THLS tốt nhất, tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinhnghiệm cho bản thân, củng cố vững vàng những kiến thức đã học Từ đó, cónhững nhận thức đúng đắn hơn về nghề Y.
1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh,sinh viên trường Trung cấp Y tế
1.3.1 Một số đặc điểm của hoạt động THLS của sinh viên trường Trung cấpY tế
Đối với các trường Y khoa thì thực hành luôn là một yêu cầu bắt buộc vớitất cả các môn học chuyên ngành bắt đầu từ năm thứ nhất Thực hành có 02 giaiđoạn cơ bản:
- Thực tập cơ sở: Là thực hành tại phòng thực tập (labo) tại nhà trườngđược thực hiện ngay từ học kỳ thứ nhất của năm học đầu tiên.
- Thực hành lâm sàng: Là thực tập tại các khoa lâm sàng của bệnh viện,được thực hiện từ học kỳ hai của năm học thứ nhất cho đến khi HS, SV thi tốtnghiệp.
Thực hành lâm sàng được chia ra 02 giai đoạn nhỏ:
+ Thực hành tiền lâm sàng (tại khoa Tiền lâm sàng của nhà trường):Trước khi HS, SV đi thực tập tại các bệnh viện thì HS, SV được thực hành tạikhoa tiền lâm sàng, tại đây HS, SV sẽ được thực hành các thao tác kỹ thuật trênmô hình giả định để hình thành các kỹ năng cơ bản trước khi thực hiện các thaotác kỹ thuật trên người bệnh.
+ Thực hành lâm sàng: Là một học phần được qui định mang tính bắtbuộc phải thực hiện trong chương trình chính khóa, học phần này được thựchiện tại các khoa lâm sàng của bệnh viện, HS, SV sẽ được rèn luyện các thaotác kỹ thuật, thủ thuật trực tiếp trên người bệnh.
Trang 30Thực hành lâm sàng là cách học trực tiếp trên người bệnh, nên ngay từban đầu phải học cách tiếp xúc với người bệnh bằng kỹ năng giáo tiếp, kỹ năngkhám bệnh, kỹ năng phát hiện các triệu chứng, kỹ năng chẩn đoán bệnh, đồngthời thực hiện các thao tác kỹ thuật để điều trị và chăm sóc cho người bệnh.Đây là một học phần có vai trò vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mạngcủa người bệnh và lao động nghề nghiệp sau này của HS, SV.
Mọi HS, SV đều phải bắt đầu đi thực hành lâm sàng từ học kỳ II của nămthứ nhất cho đến khi tốt nghiệp ra trường.
HS, SV tham gia thực tập lâm sàng vào tất cả các buổi sáng tại bệnh viện,học lý thuyết vào buổi chiều tại nhà trường và trực đêm trong bệnh viện Nhữngbuổi thực hành lâm sàng, HS, SV được cùng với các bác sĩ của bệnh viện thamgia vào công tác khám-chữa bệnh, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe cho ngườibệnh,…
Chính vì vậy, mà bệnh viện được coi là nơi thực hành trong suốt quá trìnhhọc nghề y của HS, SV y khoa Là nơi để HS, SV trau dồi kiến thức, kỹ năngnghề, rèn luyện đạo đức, tác phong người thầy thuốc để trở thành người cán bộy tế vừa hồng vừa chuyên, có chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệptrong tương lai.
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viêntrường trung cấp Y tế
Tùy thuộc vào từng chuyên ngành, từng đối tượng học tập mà xây dựngmục tiêu THLS cho phù hợp Mục tiêu của THLS là những yêu cầu mà HS, SVphải đạt được về kiến thức lâm sàng, về kỹ năng và thái độ sau quá trình THLSmà trước đó HS,SV chưa có được.
Với vai trò là Y sĩ: thì mục tiêu thực hành lâm sàng là HS, SV phải thựchiện tốt cách khám bệnh, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán được bệnh và chothuốc đúng theo phác đồ điều trị.
Là điều dưỡng phải thực hiện tốt các kỹ thuật tiêm, truyền, chăm sócngười bệnh theo Qui trình chăm sóc điều dưỡng.
Trang 31Là nữ hộ sinh phải thực hiện tốt các kỹ thuật đỡ đẻ, đỡ bánh rau, kiểmsoát tử cung, chăm sóc bệnh nhân sau đẻ…
Là dược sĩ trung học phải biết rõ các dụng chính, tác dụng phụ của từngloại thuốc, từng nhóm thuốc; hiểu tường tận cơ chế tác dụng của thuốc; hiểu rõsự tương tác khi sử dụng phối hợp giữa các nhóm thuốc với nhau, nắm rõ cácnhóm thuốc Y học cổ truyền, biết cách bào chế một số dược liệu,…
- Mục tiêu chung: Được Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ chủ chốt của
nhà trường xây dựng nên Mục tiêu nhằm xác định những năng lực mà SV phảiđạt được để hoànthành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chuyênkhoa của mình
- Mục tiêu mỗi học phần: Được tập thể CB, GV của khoa chuyên môn,
các bộ môn căn cứ mục tiêu chung của nhà trường xây dựng mục tiêu cho mỗihọc phần phù hợp với từng chuyên ngành đảm bảo HS, SV đạt được yêu cầu vềnăng lực sau khi hoàn thành mỗi chuyên ngành.
- Mục tiêu cụ thể: Là mục tiêu của mỗi bài giảng hướng dẫn THLS do
chính các GV xác định, dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dục của khoa, bộ môn theotừng đối tượng đào tạo nhưng phải đạt được 03 yếu tố là nhận thức, kỹ năng vàthái độ đối với những yêu cầu cần đạt được trong bài giảng giúp cho HS, SVthực hiện được các kỹ năng nghề nghiệp.
1.3.3 Nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trườngTrung cấp Y tế
Được xác định trên cơ sở mục tiêu THLS của mỗi khoa chuyên ngành Làcơ sở để HS, SV biết được những kiến thức cần đạt được, những tiêu chí nào làcần thiết qua Kế hoạch THLS của mỗi chuyên ngành, mỗi đối tượng HS, SV.Những nội dung trong kế hoạch phải được xây dựng chi tiết về thời gian, số tiếthọc từ Chương trình khung của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiban hành Gồm những hoạt động để đạt được mục tiêu đó, giúp cho HS, SVnhận biết được:
Trang 32- Có bao nhiêu chi tiết cần học;
- Có những hoạt động nào là quan trọng;
- Có những tiêu chuẩn thực hành nào là cần thiết.
Vì vậy, mục tiêu THLS và nội dung THLS là không thể tách rời nhau.Để đạt được mục tiêu thì phải có phương pháp thực hiện các nội dung đó.
Tác giả J.J.Guibert đã đưa ra một nhận định: “Không có lợi ích gì ở việc xácđịnh hành ngàn mục tiêu giáo dục cụ thể mà lại không có các hoạt động dẫnđến việc đạt được các mục tiêu đó” [8].
Việc học THLS trải qua 02 giai đoạn:
- Tiếp thu kiến thức, kỹ năng của GV hướng dẫn từ bài giảng lý thuyết,bài giảng thực hành, thực hành tại labo, thực hành trên người bệnh.
- Hiểu sâu, rộng về vấn đề cần học, từng bước áp dụng vào thực tế.Tác giả David Newble và Roberry Cannon có nhiều phương pháp học thực
hành như sau:
- Học phát hiện và phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Đây là phương pháp phân tích một vấn đề một cách có phê phán, nhậnbiết các quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau, củng cố kiến thức bằngcách áp dụng vào thực tế, thu thập mọi thông tin có liên quan đến vấn đề giảiquyết nó.
Phương pháp này giúp cho HS, SV phát triển một số thói quen tư duy,hình thành kỹ năng phân tích vấn đề Phương pháp này HS, SV rất yêu thích vìđược tham gia nhiều vào vấn đề đang đề cập đến.
- Học theo vấn đề: Là phương pháp được áp dụng nhiều trường đại họctrên thế giới, là phương pháp đang được phát triển ở các nước: Canada, HàLan,Úc, Mehico.
Phương pháp này giúp cho HS, SV chủ động học tập, chuẩn hóa kiếnthức thông qua quan sát, đọc sách, trao đổi, làm việc nhóm Qua quá trình nàyHS, SV dần hình thành khả năng xác định các thông tin đang cần mà không cầnphải có sự giúp đỡ của người khác, có thể dựa vào khả năng của mình để giảiquyết các vấn đề sức khỏe sẽ gặp phải trong cuộc đời nghề nghiệp.
Trang 331.3.4 Các hình thức hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viêntrường Trung cấp Y tế
Trước mỗi khoá học, nhà trường phải xây dựng Kế hoạch THLS cho tấtcả các đối tượng HS,SV trên cơ sở thực hiện nội dung chương trình khung doBộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành với chi tiết cụ thể vềthời gian, số giờ học THLS cho mỗi môn chuyên ngành Tùy theo đối tượngngười học, tùy ngành học mà CB, GV có các hình thức tổ chức hướng dẫn,giảng dạy THLS khác nhau.
- Hình thức thực hành lâm sàng khác với thực hành ở cơ sở Tùy theo đặcthù từng ngành học, từng môn học, từng đối tượng học,… mà xây dựng hìnhthức THLS đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra:
Đối với Y sĩ: Học cách khám bệnh, học cách làm bệnh án, học cách phát
hiện triệu chứng, cách chẩn đoán bệnh, cách điều trị bệnh, cách theo dõi và xửtrí những diễn biến của bệnh trên bệnh nhân Học các thao tác thực hiện quitrình các kỹ thuật, thủ thuật ở khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Điều trị tích cực.Tham gia trực đêm ở các khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi;
Đối với Điều dưỡng: Học các qui trình kỹ thuật (tiêm, truyền, thay băng,
cắt chỉ,…); Các thủ thuật (đặt sonde dạ dày, sonde bang quang, thở oxy,…);Qui trình chăm sóc người bệnh đối với mỗi chuyên ngành; Tham gia trực đêmở tất cả các khoa chuyên môn.
Đối với Dược sĩ trung học: Sẽ thực tập điều chế, bào chế thuốc tại Trung
tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm; Phần Dược lâm sàng sẽTHLS tại các khoa lớn: Khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi về cách phathuốc, cách sử dụng thuốc, đường sử dụng với từng loại thuốc, từng nhómthuốc Tham gia trực tại các khoa lâm sàng mà HS, SV tham gia THLS.
Quá trình THLS của HS, SV là qúa trình mà các HS, SV thực hiện nhữngchỉ tiêu lâm sàng được giao Kết quả thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng phản ánhchất lượng của đợt THLS của HS, SV Chỉ tiêu lâm sàng được đánh giá theo 03mức độ: Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt.
Trang 34- Trong quá trình THLS, HS, SV được các CB, GV kiểm tra lấy điểmkiểm ra thường xuyên Sau mỗi đợt THLS tại mỗi khoa chuyên môn, HS, SV sẽđược các CB, GV đánh giá kết quả THLS.
Có nhiều cách đánh giá về mức độ thuần thục kỹ năng tay nghề củaHS,SV nhưng các CB, GV thường sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá là: Chotất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên một bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó:
Đối với chuyên ngành Y sĩ: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên một
bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó: Các CB, GV quan sát HS, SV hỏi bệnh,thao tác các kỹ thuật thăm khám; HS, SV hoàn thành hồ sơ bệnh án; CB, GVhỏi vấn đáp; Kết hợp đánh giá việc HS, SV thực hiện các chỉ tiêu THLS ở cácmức độ (Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt) để chấm điểm lấy vào điểm thi kết thúcmôn học THLS.
Đối với chuyên ngành Điều dưỡng: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu
nhiên một bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó: Các CB, GV quan sát HS, SVhỏi bệnh, thao tác các kỹ thuật thăm khám và kỹ thuật chăm sóc người bệnh;HS, SV hoàn thành Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng; Kết hợp đánh giá việc HS,SV thực hiện các chỉ tiêu THLS ở các mức độ (Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt)để chấm điểm lấy vào điểm thi kết thúc môn học THLS.
Đối với chuyên ngành Điều dưỡng: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu
nhiên tên thuốc, nhóm thuốc; HS, SV có thời gian chuẩn bị 15 để trả lời vấn đáplấy điểm thi kết thúc môn học THLS.
1.3.5 Cơ sở thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên Y tế
Cơ sở THLS cho HS, SV được nhà trường ký kết hợp đồng trách nhiệmgiữa nhà trường và bệnh viện về công tác đào tạo.
Cơ sở THLS cho HS, SV phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tốt nhất(bệnh viện tỉnh, bệnh viện thành phố, ); Cơ sở đó phải có đội ngũ cán bộchuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu, có các trang - thiết bị hiện đại,đủ khả năng hỗ trợ điều trị tốt nhất cho người bệnh Đây cũng chính là nền tảngvà điều
Trang 35kiện để CB, GV thực hiện tốt việc tổ chức và điều hành hoạt động THLS; Làphương tiện để HS, SV luyện tập các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp trong THLS.
Đồng thời cơ sở được lựa chọn THLS cho HS,SV phải là nơi đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chính trị, như là:
- Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:
+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
+ Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhànước.
+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phốtrực thuộc trung ương và các ngành.
+ Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
+ Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
- Nghiên cứu khoa học về y học:
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhànước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợpvới y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sócsức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố vàcác ngành.
+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầungành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việcphát triển kỹ thuật chuyên môn.
Trang 36+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chămsóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Trang 37+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khá.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng,đó là: Đào tạo cán bộ y tế:
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học vàtrung học.
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyếndưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
Có được như vậy, mới là điều kiện môi trường thuận lợi cho HS, SVđược phát triển toàn diện trong hoạt động THLS.
1.4 Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viêntrường Trung cấp Y
1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng
- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo, mục tiêuTHLS, nội dung THLS, thời gian THLS, nhiệm vụ trong đợt THLS.
- Các nội qui, qui định THLS, địa điểm THLS, GV hướng dẫn THLS,HS, SV đi THLS, các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hướng đãn THLS.
Trước mỗi khoá học mới, công tác chuẩn bị thực hành được Khoa Y họclâm sàng chuẩn bị cùng với các công tác đào tạo khác, có sự thống nhất hoạtđộng với quản lý phòng ĐT-KH&CTHS Gồm các bước:
Trang 38Bước 1 Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch THLS dựa trên chương trìnhkhung của Bộ Y tế qui định cho các trường đào tạo y khoa trong cảnước và trên cơ sở đặc thù của mỗi môn học để sắp xếp mộtchương trình thực hành đầy đủ, đảm bảo tính khoa học (địa điểmthực tập, thời gian thực tập, thời lượng thực tập, số lượng HS,SV ) Trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt kèm ký kết hợpđồng đào tạo với những cơ sở hoạt động THLS cho HS, SV củanhà trường.
Bước 2 Công báo kế hoạch THLS và lịch thực hiện trên hồ sơ công việc.Bước 3 - Khoa Y học lâm sàng triển khai đến các bộ môn và phân công
viên thực hiện các học phần trong chương trình.
- Khoa Y học lâm sàng Phân lịch THLS với từng GV của các bộmôn.
- Giáo viên các bộ môn căn cứ kế hoạch chung của phòng Đào tạođể xây dựng kế hoạch THLS chi tiết đến từng nội dung, phân bốthời lượng hướng dẫn, GV hướng dẫn, dự kiến phương pháp kiểmtra đánh giá cuối đợt, dự kiến GV tham gia công tác kiểm tra đánhgiá Trình khoa Y học lâm sàng ký duyệt.
- GV hướng dẫn THLS soạn thảo mục tiêu, nội dung bài giảngtheo kế hoạch THLS của khoa phê duyệt Đảm bảo bài giảngthường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung những kiến thức mới cậpnhật vào giáo trình Trình khoa phê duyệt.
Bước 4 GV hướng dẫn THLS cần chuẩn bị:
- Tài liệu, văn bản, nội qui - qui chế THLS, phương tiện, thiết bị liên quan đến quá trình giảng dạy THLS và bộ trang phụcbảo hộ y tế (mũ, áo choàng blu, quần blu, khẩu trang)
trang Danh sách HS, SV.- Sổ theo dõi THLS, gồm:+ Phần điểm danh HS, SV;
22
Trang 39+ Phần ghi điểm kiểm tra thường xuyên, điểm định kỳ, điểm kếtthúc học phần;
+ Phần ghi những nội dung chương trình đã thực hiện trong từngbuổi THLS.
+ Phần nhận xét của GV.Bước 5 Phổ biến cho HS, SV:
- Lịch THLS- Kế hoạchTHLS,
- Nội dung chương trình THLS,- Chỉ tiêu THLS,
- Phổ biến Nội qui, qui chế khi đi THLS tại cơ sở Y tế.
- Phổ biến những hình thức xử lý khi GV và HS, SV vi phạm.- Phổ biến những phương tiện, trang phục bắt buộc của HS, SVkhi đi THLS tại cơ sở Y tế.
- Kế hoạch THLS của HS, SV được tiến hành đồng thời cùng kế hoạchđào tạo chung của toàn trường Quản lý kế hoạch THLS là: thu thập các thôngtin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung,nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầucủa THLS Nội dung trong kế hoạch THLS phải đảm bảo về mục tiêu THLS,thời gian THLS, phân bổ nội dung và thời gian suốt quá trình thực hiện của đợtTHLS.
- Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch là: Đội ngũ cán bộ quảnlý, đội ngũ GV hướng dẫn THLS phải đủ về số lượng, chất lượng phải đảm bảo,cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện THLS phải đáp ứng được các hoạt độngTHLS của GV và HS, SV.
1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng
Mục tiêu của hoạt động THLS chính là những gì mà người học cần phảilàm được sau quá trình thực tập mà trước đó họ chưa làm được, là kết quả đạtđược sau quá trình HS, SV THLS tại bệnh viện, được thể hiện qua năng lực: Là
Trang 40kỹ năng thực hành khám - chữa bệnh, phát hiện triệu chứng, là năng lực chẩnđoán bệnh và điều trị bệnh có hiệu quả Và đặc biệt là hình thành nên thái độcủa mỗi HS, SV đối với nghề Y, đó là y đức (là những đức tính cần phải có ởmỗi người cán bộ y tế đối với người bệnh và gia đình người bệnh, là đức tínhcủa mỗi người thầy thuốc phải có mỗi khi đặt bút chỉ định thuốc sử dụng chongười bệnh).
Vì vậy, đối với HS, SV phải được trang bị một hệ thống các nội dung vềkiến thức THLS để từ đó hình thành nên các kiến thức về kỹ năng, năng lực vàthái độ nghề Y Đó chính là mục tiêu mà mỗi HS, SV cần phải đạt được khiTHLS tại bệnh viện.
- Thực hiện công tác quản lý mục tiêu THLS là:
+ Kiểm tra, giám sát việc GV có thực hiện phổ biến mục tiêu THLS choHS, SV trước khi sang BVĐK THLS hay không?
+ HS, SV nhận thức về việc được GV phổ biến mục tiêu THLS cho HS,SV trước khi sang BVĐK THLS như thế nào?
+ Kiểm tra, đánh giá việc HS, SV thực hiện được những mục tiêu nào?Việc thực hiện đó đạt ở mức độ nào?
Vì vậy, để đạt được những mục tiêu THLS thì HS, SV phải nhận đượcnhững thông tin về nội dung THLS để hình thành nên các kiến thức, kỹ năng,kỹ xảo nên cần thiết phải phổ biến mục tiêu THLS cho HS, SV trước khi điTHLS tại bệnh viện và sau đợt thực hành phải kiểm tra đánh giá việc thực hiệncác mục tiêu của HS, SV.
1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung chương trình thực hành lâm sàng
Chương trình và nội dung THLS đã được qui định trong chương trìnhkhung và chương trình chi tiết cho từng môn chuyên ngành, từng đối tượngngười học,…
Dựa trên cơ sở mục tiêu THLS xác định nội dung THLS Trong cácchương trình khung của chương trình THLS có các nội dung thực hành khácnhau được cụ thể hoá từng môn học theo theo chuyên ngành và sự khác nhauvới mỗi đối tượng, mỗi năm học Nó bao gồm: những tiêu chuẩn THLS cầnthiết,