1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH vực sở hữu CÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM – lý LUẬN và THỰC TIỄN

84 230 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 494,89 KB

Nội dung

Một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra sau khi ban hành hai Luật này là các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được điều chỉnh tại từng Luật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VŨ QUỲNH LÂM

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM – LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Ngọc Cường

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

Tôi cam đoan luận văn này là tác phẩm khoa học của cá nhân tôi, không sao chép Những số liệu trong luận văn là chính xác và có nguồn trích dẫn cụ thể

Tác giả

Nguyễn Vũ Quỳnh Lâm

Trang 3

LỜI NểI ĐẦU 1 Chương 1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh và

pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

21

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật chống cạnh tranh không lành

mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

23

1.3 Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

26

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh

không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên thế giới

26

1.3.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh

không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

29

Chương 2 Pháp luật hiện hành về chống cạnh tranh không lành mạnh

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

33

2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về chống

cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

33

2.1.1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp

33

2.1.2 Các biện pháp bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

44

2.2 Những ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành

về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

56

Trang 4

mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Chương 3 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp ở Việt Nam và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, thực thi có hiệu quả pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

65

3.1 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp ở Việt Nam

65

3.1.1 Khái quát tình hình cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh

vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

65

3.1.2 Hậu quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về sở

hữu công nghiệp hiện nay

68

3.1.3 Một số nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh không lành

mạnh về sở hữu công nghiệp hiện nay

68

3.2 Một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật chống

cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

69

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật chống cạnh

tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

72

Trang 5

LỜI NểI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cạnh tranh trong kinh doanh thương mại gần như không tồn tại Trong thời kỳ này, chỉ tồn tại một chủ đầu tư duy nhất, đó là Nhà nước và về bản chất, không tồn tại bất cứ một chủ thể kinh doanh thực sự nào Tất cả các chủ thể tham gia sản xuất, lưu thông hàng hoá đều được đầu tư từ một nguồn duy nhất, hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh và hướng tới mục tiêu chung của Nhà nước

Bước sang thời kỳ đổi mới, với việc nhà nước thừa nhận, bảo hộ và khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, các hành vi cạnh tranh

đã xuất hiện và phát triển, trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã góp phần

đáng kể trong việc tăng cường sức ép cạnh tranh, gia tăng các hành vi cạnh tranh Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại rất đa dạng và phức tạp, như: Gây nhầm lẫn; Lợi dụng thành quả đầu tư của người khác; Quảng cáo so sánh; Dèm pha, bôi nhọ đối thủ cạnh tranh

Trước khi ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Việt Nam cũng đã có một số quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề cạnh tranh nằm rải rác trong một số văn bản khác nhau như: Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 1997; Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999 Tuy nhiên, những quy định pháp luật trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Các quy định này chưa tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật cạnh tranh thống nhất, còn sơ sài, tản mát Trước thực trạng này, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh năm

2004 điều chỉnh thống nhất các vấn đề về cạnh tranh

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bao gồm những dạng hành vi chủ yếu như: gây

Trang 6

nhầm lẫn, chiếm đoạt, vi phạm bí mật kinh doanh Các văn bản pháp luật có quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định

số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp và đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

Với việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Sở hữu trí tuệ năm

2005, khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh, sở hữu trí tuệ nói chung và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng đã được hoàn thiện

đáng kể, được nâng lên một tầm vóc mới Một trong những vấn đề quan trọng

được đặt ra sau khi ban hành hai Luật này là các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được điều chỉnh tại từng Luật như thế nào, mối quan hệ giữa luật khung về cạnh tranh và luật chuyên ngành

về sở hữu trí tuệ được giải quyết ra sao, cơ chế thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được đảm bảo đến

đâu Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở việt nam – lý luận và thực tiễn’’ là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2- Tình hình nghiên cứu đề tài:

Ghi nhận vai trò quan trọng của pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, đã có nhiều nghiên cứu được triển khai nhằm xem xét những khía cạnh, nội dung khác nhau của các chế định pháp luật này

Trong lĩnh vực cạnh tranh, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu như sau: Cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền

của Đặng Vũ Huân năm 1996; Kỷ yếu Dự án VIE/94/003, Tập IV phần 1 -

Trang 7

Pháp luật về cạnh tranh của Bộ Tư pháp năm 1998 ; Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu chiến lược và phát triển năm 1999; Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2000; Luật về cạnh tranh và chống độc quyền của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

của Bộ Thương mại năm 2001; Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của TS Nguyễn Như Phát, ThS Bùi Nguyên Khánh năm 2001; Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh của Dự

án hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016 năm 2002; Luận án Tiến sỹ

Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của TS Đặng Vũ Huân năm 2002; Khuôn khổ pháp lý đa phương

điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và Luật cạnh tranh của một số nước và vùng lãnh thổ của Bộ Thương mại năm 2003; Cơ quan quản lý cạnh tranh – Kinh nghiệm của Pháp và một số nước – Đề xuất một mô hình cho Việt Nam của Viện Khoa học Pháp lý năm 2004 Ngoài ra, còn có nhiều bài viết nghiên cứu

về các nội dung khác nhau của cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh của các chuyên gia pháp lý, kinh tế như TS Lê Đăng Doanh, PGS TS Nguyễn Như Phát, TS Nguyễn Minh Mẫn, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đã có một số nghiên cứu được thực hiện trong thời gian vừa qua như Quy định pháp luật và hệ thống thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam của Trần Việt Hùng năm 2000; Các chế tài pháp luật bảo đảm việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam của TS

Đinh Ngọc Hiện năm 2000; Các quy định về sở hữu công nghiệp trong Bộ luật dân sự - Tình hình thực thi và khuyến nghị nhằm hoàn thiện của TS Phạm

Đình Chướng năm 2001; Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp luật dân sự

– Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị Hải Yến năm 2001; Đề án Đổi mới tổ chức,

Trang 8

cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thương mại và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thực hiện năm 2002; Pháp luật về sở hữu công nghiệp của TS Phạm Đình Chướng năm 2002; Đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế-quốc tế, một số quan điểm, nguyên tắc và nội dung gợi ý ban đầu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường năm 2002; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp năm 2004 và các bài viết nghiên cứu của các chuyên gia pháp lý, quản lý trên các tạp chí khoa học như tạp chí Nhà nước và pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật; tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Các nghiên cứu nói trên tiếp cận, xem xét các nội dung của cạnh tranh

và sở hữu trí tuệ dưới góc độ kinh tế học và khoa học pháp lý Có nhiều công trình đã nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ cũng như nghiên cứu những khía cạnh, nội dung cụ thể của của các chế

định này Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học độc lập nào xem xét một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Đề tài không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề pháp lý về cạnh tranh hoặc

sở hữu trí tuệ mà tập trung nghiên cứu vào một trong những nội dung giao thoa của hai lĩnh vực pháp luật này Đó là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

4- Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài:

Trang 9

Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng rõ các quy định pháp luật hiện hành về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp dưới góc độ lý luận và thực tiễn

Với mục đích nghiên cứu như trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm

vụ cụ thể như sau:

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh

và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Tập hợp, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

5- Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Việc nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

- Về mặt kỹ thuật, việc nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để có thể xem xét pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp một cách tổng hợp, toàn diện và sâu sắc

6- Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:

Luận văn mang lại một số kết quả nghiên cứu mới như sau:

- Kết quả tổng hợp, phân tích về các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

Trang 10

- Một số đánh giá về thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện hành;

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

7- Cơ cấu của luận văn:

Ngoài phần Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu của Luận văn cụ thể như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Chương 2 Pháp luật hiện hành về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

Chương 3 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, thực thi có hiệu quả pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trang 11

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHễNG

LÀNH MẠNH VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHễNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CễNG NGHIỆP

1.1 Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1.1.1 Khái niệm và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là một khái niệm mang tính xã hội, lịch

sử Việc định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh phụ thuộc vào tập quán thương mại, môi trường kinh doanh và rộng hơn nữa là các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển nhất định Vì vậy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là không giống nhau tại các quốc gia Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cũng đã tương đối thống nhất

về cách thức tiếp cận trong việc quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hiện nay, cách thức tiếp cận được thừa nhận rộng rãi là đưa ra một khái niệm chung về cạnh tranh không lành mạnh và tiếp theo là liệt kê các hành vi không cạnh tranh không lành mạnh cụ thể

Theo Điều 10bis(2) Công ước Paris, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với thực tiễn trung thực trong công nghiệp và thương mại”

Các quốc gia cũng đưa ra các khái niệm tương tự, với sự khác biệt không lớn về mặt thuật ngữ Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với “thực tiễn thương mại trung thực” (Bỉ, Lúc-xăm-bua), “nguyên tắc ngay tình” (Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ), “sự đúng đắn của nghề nghiệp” (Italia), “đạo đức tốt” (Đức) hoặc đối với quốc gia không có quy định pháp luật cụ thể thì toà án có thể viện dẫn căn cứ là “các nguyên tắc trung thực và công bằng trong cam kết”, “đạo đức của thị trường” (Mỹ) [44, tr122]

Trang 12

Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam quy định:

“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”

Như vậy, trên cơ sở các khái niệm đã nêu trên, có thể thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Phạm vi của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được giới hạn trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh, thương mại

- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là chủ thể kinh doanh tham gia các quan hệ cạnh tranh

- Khách thể bị hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm là “thực tiễn trung thực trong hoạt động thương mại, công nghiệp”, các giá trị, chuẩn mực đạo đức phổ biến, được thừa nhận rộng rãi, các nguyên tắc đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, thương mại

- Đối tượng bị tác động, gây thiệt hại là người cạnh tranh trung thực, người tiêu dùng, thị trường và toàn bộ nền kinh tế

Vì vậy, cạnh tranh không lành mạnh có thể được hiểu là hành vi cạnh tranh của chủ thể kinh doanh trong hoạt động thương mại trái các chuẩn mực

đạo đức được thừa nhận chung trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh khác hoặc người tiêu dùng

1.1.1.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Với những tiêu chí khác nhau, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau Tuy nhiên, sự phân loại chỉ mang tính tương đối vì một hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xếp vào hai hay nhiều loại khác nhau do có những tính chất, dấu hiệu, đặc

điểm tương tự, cho nên không tránh khỏi sự trùng lặp [21, tr177]

Nếu xét về lợi ích của các chủ thể bị xâm hại, người ta có thể phân loại

Trang 13

thành những hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh và hành vi xâm hại lợi ích của khách hàng [29, tr27] Theo cách phân loại này, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

- Những hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh:

+ Ngăn cản sự tham gia của doanh nghiệp khác vào các quan hệ cạnh tranh;

+ Dèm pha, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh;

+ Bội tín nhằm chiếm đoạt bí mật kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;

+ Bóc lột, chiếm đoạt, khai thác trái phép thành quả đầu tư về trí tuệ, tài chính của doanh nghiệp khác

* Những hành vi xâm hại lợi ích của khách hàng bao gồm:

- Can thiệp vào quyền tự do quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ;

- Khuyến mại không chính đáng;

- Quảng cáo sai lệch

Tuy nhiên, như đã nêu, cách phân loại này cũng mang chỉ mang tính tương đối Bởi vì, gần như không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào chỉ xâm hại tới lợi ích của đối thủ cạnh tranh hoặc chỉ xâm hại tới lợi ích của khách hàng Đa số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có sự tác

động và xâm hại tới lợi ích của cả hai chủ thể này, tuy có sự khác nhau về cách thức, tính chất, mức độ xâm hại

Nếu xét về hình thức thực hiện hành vi, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được phân loại thành: hành vi gây nhầm lẫn, hành vi bôi nhọ

uy tín kinh doanh của doanh nghiệp khác, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hành vi quảng cáo sai lệch, khuyến mại bất hợp pháp Tuy nhiên, cách thức phân loại này cũng có hạn chế là có thể dẫn tới bỏ sót hoặc quy định thừa, trùng lắp hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Trang 14

Điều 10bis(3) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

“1 Tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh;

2 Những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh;

3 Những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt

động thương mại có thể gây sai lệch nhận thức của công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá”

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Điều 10bis quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong khuôn khổ bảo hộ sở hữu công nghiệp, trên cơ sở coi chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng bảo hộ của sở hữu công nghiệp 1 Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Công ước Paris chỉ có giao thoa, giống nhau ở một số điểm nhất định chứ không hoàn toàn trùng khít với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại như hiện nay Ví dụ hành vi sử dụng các biện pháp mang tính chất vật lý để cạnh tranh không lành mạnh như một hãng taxi đột nhập, làm gián

đoạn hệ thống thông tin, viễn thông của một hãng taxi khác là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung nhưng hoàn toàn không phải là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Chương III Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam dành 10 điều (các

điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48) quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

1

Điều 1 (2) Công ước Paris quy định: “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh”

Trang 15

1 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

2 Xâm phạm bí mật kinh doanh;

3 ép buộc trong kinh doanh;

4 Gièm pha doanh nghiệp khác;

5 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

6 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

7 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

8 Phân biệt đối xử của hiệp hội;

9 Bán hàng đa cấp bất chính;

10 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh do Chính phủ quy định

1.1.2 Mối quan hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh và sở hữu công nghiệp

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ, giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau

- Về lịch sử hình thành, mặc dù đã tồn tại từ lâu trong lịch sử (tại Bộ luật Dân sự 1804 của Pháp, Bộ luật Dân sự 1865, 1942 của Italia, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức năm 1909 ) nhưng cạnh tranh không lành mạnh lần đầu tiên được quy định tại một văn bản pháp lý quốc tế đó là trong khuôn khổ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) Căn cứ khái niệm cạnh tranh không lành mạnh của Công ước Paris, pháp luật cạnh tranh của các quốc gia đã đưa ra định nghĩa về hành vi này trong các đạo luật của mình [23, tr125] Tuy nhiên, cho đến hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đã trở thành một chế định độc lập, với phạm vi vượt ra ngoài các quy định

về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

- Về phạm vi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi cạnh

Trang 16

tranh không lành mạnh lĩnh vực sở hữu công nghiệp chiếm một tỷ lệ quan trọng trong số các hành vi cạnh trạnh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại (sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn, bôi nhọ, làm mất uy tín của

đối thủ cạnh tranh, quảng cáo sai lệch, quảng cáo so sánh )

Bên cạnh đó, thực tiễn cũng cho thấy có nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại không liên quan tới sở hữu công nghiệp, chẳng hạn như hành vi sử dụng các biện pháp hành chính, tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thậm chí là các biện pháp mang tính vũ lực, xã hội đen nhằm gây

ảnh hưởng, tác động trái pháp luật hoặc cản trở, gây rối đối với hoạt động kinh doanh cạnh tranh lành mạnh của đối thủ cạnh tranh khác

Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, việc phân biệt một hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp hay không

là rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới việc áp dụng các giải pháp bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý vi phạm Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp việc phân định đều được đảm bảo một cách tuyệt đối trên cơ sở có tiêu chí rõ ràng Điều này dẫn tới thiếu thống nhất, hoặc là chồng chéo hoặc là có khoảng trống, trong áp dụng pháp luật khi lựa chọn giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu công nghiệp Để giải quyết vấn đề này ở mức tương đối hợp lý, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc

ưu tiên lựa chọn pháp luật chuyên ngành Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có đối tượng tác động là đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp), hoặc có liên quan tới sở hữu công nghiệp, thì được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và trong trường hợp này pháp luật về sở hữu công nghiệp được ưu tiên áp dụng trước

1.1.3 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trên cơ sở khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta có thể

Trang 17

xây dựng khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như sau: cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là hành vi cạnh tranh của chủ thể kinh doanh trong hoạt động thương mại có liên quan tới các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với các chuẩn mực

đạo đức được thừa nhận chung trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh khác hoặc người tiêu dùng

Về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khoản 3 Điều 10bis Công

ước Paris liệt kê 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh “kinh điển” trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đó là (i) hành vi gây nhầm lẫn đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh; (ii) hành vi gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh; (iii) hành vi làm sai lệch về nhận thức của công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá Ngoài ra, do sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của công nghiệp và thương mại, đã có nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới nảy sinh trong thực tiễn Và nhiều trong số các hành vi mới nảy sinh này đã được các toà án, các cơ quan lập pháp của các quốc gia thừa nhận và thể hiện tại các bản án, quyết định của toà

án hoặc các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và quốc tế, ví dụ như hành

vi xâm phạm bí mật thương mại, quảng cáo so sánh, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thành quả đầu tư của người khác

1.1.3.1 Hành vi gây nhầm lẫn (confusion)

Hành vi gây nhầm lẫn là hành vi mà ở đó người thực hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu, dấu hiệu hàng hoá, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng, màu sắc của bao bì, hàng hoá hoặc các chỉ dẫn thương mại khác nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về các vấn đề liên quan tới cơ sở, hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Các yếu

tố để xác định mức độ gây nhầm lẫn bao gồm: tính chất đặc biệt của hàng hoá,

Trang 18

dịch vụ bị gây nhầm lẫn, quy mô và danh tiếng của chủ sở hữu hàng hoá, dịch

vụ bị gây nhầm lẫn, số lượng người tiêu dùng bị gây nhầm lẫn và mức độ tương tự giữa hàng hoá, dịch vụ bị gây nhầm lẫn và hàng hoá, dịch vụ mà chủ

sở hữu của nó có sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn Tuy nhiên, nếu như việc sử dụng chỉ dẫn thương mại giống nhau hoặc tương tự nhau về những hàng hoá, dịch vụ hoàn toàn khác biệt và không có bất cứ mối liên hệ gì với nhau thì thường không bị coi là hành vi gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Thực tế cho thấy có rất nhiều loại hành vi gây nhầm lẫn khác nhau Căn

cứ mục đích gây nhầm lẫn, có thể phân chia các hành vi gây nhầm lẫn thành các loại như sau:

- Nhầm lẫn về các nội dung liên quan tới bản thân hàng hoá, dịch vụ Hành vi này khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn rằng hàng hoá, dịch vụ đó là một loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể nào đó hoặc nhầm lẫn về tính năng, số lượng, chất lượng, chủng loại của hàng hoá, dịch vụ Bên cạnh đó, hành vi này còn có thể gây nhầm lẫn về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ, các điều kiện hậu mãi

- Nhầm lẫn về chủ sở hữu của của hàng hóa hoặc dịch vụ Hành vi này làm cho người tiêu dùng tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ của người có hành vi gây nhầm lẫn có cùng nguồn gốc, chủ sở hữu với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể khác hoặc hai loại hàng hoá, dịch vụ có chỉ dẫn thương mại giống nhau hoặc tương tự nhau là do các chủ sở hữu có mối liên kết, quan hệ hợp tác nhất định

- Nhầm lẫn về cách thức, quy trình sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ Hành vi này nhằm khiến cho người tiêu dùng nghĩ rằng hàng hoá, dịch vụ

được sản xuất, cung cấp theo cùng một cách thức, quy trình với một hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của một chủ thể kinh doanh khác mà việc áp dụng quy trình đó được thực hiện trên cơ sở sự chuyển giao hợp pháp, đầy đủ giữa các chủ sở hữu

Trang 19

1.1.3.2 Hành vi làm mất uy tín (discrediting)

Căn cứ Điều 10bis(3)2 Công ước Paris, có thể hiểu hành vi làm mất uy tín là: “những khẳng định sai trái trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh”

Hành vi làm mất uy tín được biểu hiện dưới dạng các khẳng định sai trái liên quan tới đối thủ cạnh tranh nhằm xâm hại đến uy tín của đối thủ cạnh tranh đó Dạng hành vi này có một số điểm tương đồng và khác biệt đối với hành vi làm sai lệch (misleading – sẽ được đề cập ở phần c dưới đây) Theo

đó, chủ thể của hành vi làm mất uy tín và hành vi làm sai lệch đều có thể đưa

ra các thông tin không đúng sự thật Tuy nhiên, trong khi thông tin của chủ thể hành vi làm mất uy tín là về đối thủ cạnh tranh, hàng hoá hoặc dịch vụ của

đối thủ cạnh tranh thì thông tin của người thực hiện hành vi làm sai lệch lại về bản thân hàng hoá, dịch vụ của mình

Hành vi làm mất uy tín trực tiếp tác động, xâm hại tới lợi ích của một hoặc một nhóm chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh của chủ thể hành vi Ngoài ra, với mục đích cố tình đưa đến các thông tin sai trái, hành vi này cũng khiến người tiêu dùng phải gánh chịu những hậu quả nhất định

Hành vi làm mất uy tín có thể được thực hiện theo cách đề cập trực tiếp

đến tên cơ sở, hàng hoá hay tên của chủ thể kinh doanh hoặc đề cập tới những

đặc điểm dễ nhận biết của cơ sở, hàng hoá hay chủ thể kinh doanh Công ước Paris và pháp luật của nhiều quốc gia đều quy định trong trường hợp này giữa hai bên chủ thể phải có mối quan hệ cạnh tranh nhất định Tuy nhiên, có một

số quốc gia không quy định yêu cầu này Vì vậy, phạm vi chủ thể của hành vi làm mất uy tín là tương đối rộng, có thể bao gồm cả hiệp hội tiêu dùng, báo chí

Về nội dung thông tin của hành vi, hành vi làm mất uy tín chuyển đến người tiêu dùng các thông tin về “cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp,

Trang 20

thương mại của người cạnh tranh” Tuy nhiên, theo pháp luật của một số quốc gia thì phạm vi nội dung thông tin mà hành vi làm mất uy tín đề cập đến có thể rộng hơn rất nhiều Theo đó, việc đưa ra bất kỳ thông điệp nào có thể làm mất uy tín của một chủ thể kinh doanh thì cũng bị coi là hành vi làm mất uy tín

Về các hình thức của hành vi làm mất uy tín, có thể phân chia dạng hành vi này thành hai hình thức như sau:

- Làm mất uy tín về các vấn đề liên quan tới kinh doanh, thương mại của chủ thể kinh doanh, như chất lượng, giá cả của hàng hoá, dịch vụ, vấn đề tài chính, lao động ;

- Làm mất uy tín về các vấn đề liên quan tới đời tư của cá nhân là chủ

sở hữu, người lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, ví dụ về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị chính trị, xã hội và vấn đề riêng tư khác

Về tính chất của thông tin, Công ước Paris và pháp luật của nhiều quốc gia yêu cầu thông tin phải sai sự thật (false) Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thông tin được đề cập là đúng vẫn có thể bị coi là hành vi làm mất uy tín,

ví dụ như hành vi lặp đi lặp lại việc đưa thông tin, sử dụng ngôn ngữ mang tính chì chiết, mỉa mai về những khuyết điểm, hạn chế, lỗi lầm của đối thủ cạnh tranh

1.1.3.3 Hành vi làm sai lệch (misleading)

Hành vi làm sai lệch là hành vi đưa ra các thông tin nhằm mục đích làm sai lệch nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề nhất định liên quan tới chủ thể thực hiện hành vi Theo Điều 10bis(3)3 Công ước Paris, có thể hiểu hành vi làm sai lệch là “những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể làm sai lệch nhận thức của công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá” Về mặt khái niệm, cần phân biệt hành vi làm sai lệch với hành vi gây nhầm lẫn đề cập ở phần a ở trên Theo đó, chủ thể kinh

Trang 21

doanh thực hiện hành vi gây nhầm lẫn (confusion) nhằm mục đích làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn cơ sở, hàng hoá, dịch vụ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình với đối tượng tương ứng của đối thủ cạnh tranh khác Còn mục đích của chủ thể thực hiện hành vi làm sai lệch (misleading) là khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về hàng hoá, dịch vụ của bản thân mình, không trong mối liên hệ với chủ thể khác

Về nội dung, thông tin làm sai lệch có thể đề cập tới mọi đối tượng, mọi khía cạnh của thương mại Công ước Paris chỉ đề cập tới một nhóm đối tượng, bao gồm: bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá Thực tế còn cho thấy có một số đối tượng khác

mà thông tin làm sai lệch có thể hướng tới như dịch vụ, chỉ dẫn địa lý, đặc

điểm nhận dạng của chủ thể kinh doanh

Về tính chất của thông tin, thực tế có nhiều trường hợp thông tin được

đưa ra là đúng đắn nhưng vẫn có thể bị coi là thông tin làm sai lệch Ví dụ: thông thường trong bánh mỳ không được phép có chất hoá học, nhưng nếu quảng cáo “đây là bánh mỳ không có chứa chất hoá học” thì sẽ gây ấn tượng sai lệch đối với người tiêu dùng rằng loại bánh mỳ được quảng cáo là một sản phẩm đặc biệt và do đó, hành vi này bị coi là hành vi làm sai lệch Ngoài ra, thông tin làm sai lệch có thể không nhất thiết ở dạng khẳng định đầy đủ mà trong một số trường hợp một thông tin có thể bị coi là làm sai lệch khi thiếu các yếu tố cần thiết phải có Chẳng hạn như phần chống chỉ định của tân dược phải có đủ 5 nội dung mà chỉ đề cập tới 4 thì cũng có thể bị coi là hành vi làm sai lệch Bên cạnh đó, hàng hoá có liên quan tới hành vi làm sai lệch không nhất thiết phải có chất lượng thấp hơn so với quảng cáo, khẳng định hoặc chỉ dẫn Ví dụ, xuất phát từ tâm lý ưu hàng ngoại của người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thương mại thể hiện rằng hàng hoá của mình là hàng ngoại nhập hoặc có yếu tố nước ngoài mặc dù trên thực tế đó là hàng nội hoàn toàn, đây rõ ràng là hành vi làm sai lệch, kể cả khi chất lượng hàng nội cao

Trang 22

hơn hàng ngoại nhập cùng loại

Về hình thức thể hiện thông tin, theo Công ước Paris và theo pháp luật của nhiều quốc gia thì hình thức của hành vi làm sai lệch là các chỉ dẫn hoặc khẳng định trong thương mại, bao gồm: nhãn hiệu hàng hoá, tờ rơi, xuất bản phẩm, poster , được cấu thành bởi lời nói, chữ viết, biểu tượng Một số quốc gia khác quy định rộng hơn, theo đó, chỉ cần nội dung chứa trong thông điệp

mà chủ thể kinh doanh chuyển tới người tiêu dùng có tác động làm sai lệch thì

có thể coi là hành vi làm sai lệch, bất kể hình thức của thông điệp đó là gì

1.1.3.4 Hành vi xâm phạm bí mật thương mại

Mặc dù Công ước Paris không đề cập tới bí mật thương mại nhưng trên cơ sở Điều 10bis (yêu cầu bảo hộ chống bất kỳ hành vi nào trái với thực tiễn trung thực trong công nghiệp và thương mại), nhu cầu bảo hộ chống hành vi tiết lộ trái phép bí mật thương mại đã ngày càng được thừa nhận rộng rãi [44, tr136] Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định: “Để bảo đảm chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại Điều 10bis Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật theo quy định tại khoản 2 sau đây

và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3 sau đây” (khoản 1 Điều 39) Các quốc gia cũng đã có các văn bản pháp luật khác nhau để bảo hộ chống hành vi xâm phạm bí mật thương mại; một số quốc gia ban hành pháp luật riêng về bí mật thương mại; một số quốc gia khác quy định bí mật thương mại là một đối tượng bảo hộ của pháp luật chống cạnh tranh lành mạnh Ngoài ra, bí mật thương mại còn được điều chỉnh bởi pháp luật chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật dân sự, thương mại, hành chính, hình sự

Bí mật thương mại có thể được hiểu là bất kỳ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Thông tin được coi là bí mật thương mại khi đáp ứng được bao yêu cầu cơ bản: (i) thông tin phải bí mật (không

Trang 23

được biết đến rộng rãi hoặc không thể dễ dàng tiếp cận đối với những người thường xuyên liên quan đến thông tin đó); (ii) thông tin có giá trị thương mại vì tính bí mật; (iii) người nắm giữ thông tin bí mật phải có những biện pháp hợp lý để giữ bí mật thông tin đó

Bí mật thương mại bao gồm:

- Thông tin về kỹ thuật, công nghệ;

- Thông tin về thương mại

Pháp luật bảo hộ chống lại các hành vi chiếm đoạt, bộc lộ hoặc sử dụng

bí mật thương mại do các chủ thể sau tiến hành: (i) những người tự động bị ràng buộc trách nhiệm giữ bí mật, ví dụ người có quan hệ hợp đồng lao động với chủ sở hữu bí mật thương mại hoặc người đại diện, tư vấn pháp lý cho chủ

sở hữu bí mật thương mại; (ii) những người có thoả thuận, hoặc ký hợp đồng không tiết lộ bí mật; (iii) những người có được bí mật thương mại một cách trái phép (đánh cắp, hối lộ, mua chuộc); (iv) những người cố ý thu thập bí mật thương mại từ những người không có quyền bộc lộ thông tin đó Tuy nhiên, có một số hành vi sử dụng thông tin là bí mật thương mại không bị coi là xâm phạm bí mật thương mại, chẳng hạn như đạt được, bộc lộ bí mật thương mại một cách độc lập, không sử dụng biện pháp bất hợp pháp, không vi phạm hợp

đồng Ví dụ: nghiên cứu độc lập, sử dụng phân tích ngược

1.1.3.5 Hành vi lợi dụng thành quả đầu tư của người khác

Hành vi lợi dụng thành quả đầu tư của người khác là hành vi của người cạnh tranh nhằm mục đích trực tiếp lợi dụng thành quả đầu tư về công nghiệp hoặc thương mại của người khác vì lợi ích thương mại của bản thân mình mà trong quá trình đó đã không có một nỗ lực nào nhằm cải biến một cách hợp lý thành quả đầu tư này so với nguyên gốc

Thành quả đầu tư có thể là một chỉ dẫn, một sản phẩm hoặc thậm chí là một đặc điểm kỹ thuật và phải có nét độc đáo, riêng biệt nhất định Phạm vi bảo hộ căn cứ một phần vào mức độ độc đáo, riêng biệt này Vì vậy, đối với

Trang 24

những trường hợp mà sự độc đáo, khác biệt của chỉ dẫn, sản phẩm không rõ ràng, sự mô phỏng, bắt chước hoặc lợi dụng ở mức thấp thì có thể không bị coi

là hành vi lợi dụng thành quả đầu tư của người khác

Thành quả đầu tư là cũng có thể là đối tượng bảo hộ của các chế định pháp luật cụ thể về bảo hộ sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá Thông thường, trong trường hợp pháp luật về bảo

hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu không bao quát hết thì pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, mà cụ thể ở đây là chống hành vi lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, sẽ được áp dụng để điều chỉnh Về cơ bản, một số hành vi sau đã được thừa nhận chung là lợi dụng thành quả đầu tư của người khác:

- Hành vi sao chép, mô phỏng toàn bộ hoặc phần lớn chỉ dẫn thương mại: chủ thể thực hiện hành vi đã áp dụng một cách trực tiếp và toàn bộ hoặc phần lớn thành quả đầu tư của chủ thể kinh doanh khác vào sản phẩm của mình

- Hành vi khai thác danh tiếng của người khác: chủ thể thực hiện hành

vi sử dụng thông tin, hình ảnh có liên quan tới chỉ dẫn thương mại của người khác trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị của mình nhằm lợi dụng danh tiếng của người đó để nâng cao sự thu hút đối với người tiêu dùng

- Hành vi lợi dụng tính độc đáo hoặc giá trị quảng cáo của nhãn hiệu: thông thường, nhãn hiệu được bảo hộ bởi pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc pháp luật về chống hành vi gây nhầm lẫn Ngoài ra, đối với nhãn hiệu độc đáo, nổi tiếng đã được người tiêu dùng biết đến và có nhiều nguy cơ

bị chủ thể kinh doanh khác lợi dụng, pháp luật còn bảo hộ bổ sung với các quy

định về bảo hộ chống hành vi lợi dụng tính độc đáo hoặc giá trị quảng cáo của nhãn hiệu

1.1.3.6 Hành vi quảng cáo so sánh

Đây là hành vi mà chủ thể thực hiện hành vi đã so sánh cơ sở, hàng hoá,

Trang 25

dịch vụ của mình với cơ sở, hàng hoá, dịch vụ của người cạnh tranh trong khi tiến hành quảng cáo về sản phẩm của mình Hành vi quảng cáo so sánh thường có 2 dạng: thứ nhất, đưa ra thông tin theo dạng khẳng định, cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng ngang bằng với sản phẩm đã có uy tín trên thị trường; thứ hai, đưa ra thông tin dưới dạng phủ định, cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, vượt trội hoặc thậm chí là tốt nhất Thông tin

được đưa ra để so sánh là rất đa dạng, có thể trực tiếp nêu tên, so sánh chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc cũng có thể chỉ nêu những chỉ dẫn nhất định về hàng hoá, dịch vụ hoặc các đặc điểm cơ bản của hàng hoá, dịch vụ hoặc thậm chí là ám chỉ về sản phẩm đó Quảng cáo so sánh có thể nhằm mục đích làm sai lệch nhận thức của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ hoặc cũng có thể làm mất uy tín của người cạnh tranh Trong các trường hợp này, hành vi quảng cáo so sánh có thể bị coi là cấu thành các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương ứng như đã nêu ở trên Tuy nhiên, trong những trường hợp quảng cáo so sánh mà pháp luật về bảo hộ chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

đã phân tích ở trên không bao quát và điều chỉnh hết thì pháp luật về bảo hộ chống hành vi quảng cáo so sánh có thể được áp dụng

1.2 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo

đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố

điều chỉnh các quan hệ xã hội [20, tr66] Là một bộ phận của hệ thống pháp luật, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp mang đầy đủ các đặc điểm của pháp luật nói chung Bên cạnh đó, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp còn có những đặc

điểm riêng biệt như sau:

Trang 26

- Về mục đích điều chỉnh, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

về sở hữu công nghiệp hướng tới các mục đích:

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp,

+ Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp,

+ Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh;

+ Góp phần bảo đảm ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh

tế từ đó tăng cường chất lượng, tốc độ, hiệu quả phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế

- Về phạm vi điều chỉnh, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

về sở hữu công nghiệp điều chỉnh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Như vậy, vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về

sở hữu công nghiệp phải có yếu tố “cạnh tranh không lành mạnh” và “sở hữu công nghiệp”

- Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp là chủ thể kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng bị xâm hại bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, toà án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền trong việc xử

lý hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa các chủ thể này

- Nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp bao gồm các quy định về:

+ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp; + Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp bao

Trang 27

gồm: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự

- Về nguồn của pháp luật, các quy phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp thuộc các ngành luật khác nhau, bao gồm pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, và hai nguồn luật đặc biệt là pháp luật cạnh tranh

và pháp luật sở hữu trí tuệ

Trên cơ sở các đặc điểm như trên, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể được hiểu là tập hợp các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1.2.2.1 Các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp

Như đã phân tích, pháp luật các quốc gia quy định khác nhau về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp Việc quy định tuỳ thuộc vào thực tiễn hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực

sở hữu công nghiệp của từng quốc gia cũng như mối tương quan giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu công nghiệp Một hành vi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở quốc gia này nhưng cũng có thể được quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật quốc gia khác

Về cơ bản, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được liệt kê và phân tích tại phần 1.1.2.2 là các hành vi được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật nhiều quốc gia thừa nhận và quy định

Về hình thức, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công

Trang 28

nghiệp có thể được quy định trong khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh, sở hữu công nghiệp hoặc trong một văn bản pháp luật riêng biệt (ví dụ như về quảng cáo, bí mật thương mại )

1.2.2.2 Các quy định về biện pháp bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp

Các biện pháp bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp bao gồm: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự

+ Buộc cải chính, xin lỗi công khai,

+ Buộc bồi thường thiệt hại, trong đó có cả đền bù chi phí đại diện thích hợp, thu hồi các khoản lợi nhuận,

+ Xử lý bên ngoài các kênh thương mại hoặc tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm, vật liệu và phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm

- Về nghĩa vụ chứng minh, do áp dụng thủ tục tố tụng dân sự nên nghĩa

vụ chứng minh thuộc về các đương sự

- Về các biện pháp tạm thời, cơ quan xét xử áp dụng biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp,

đặc biệt là nhằm ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu vào các kênh thương mại sau khi hoàn thành thủ tục hải quan hoặc nhằm bảo vệ chứng cứ chứng minh hành

vi vi phạm

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của nguyên đơn, trong trường hợp nguyên đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp chế tài và thủ tục tố tụng dân sự

Trang 29

đối với bị đơn một cách sai trái, toà án ra lệnh nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại tương xứng, trong đó có chi phí đại diện thích hợp

b Biện pháp hành chính

Cùng với biện pháp dân sự, biện pháp hành chính là biện pháp được sử dụng rộng rãi nhất để bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Đây là biện pháp được quy định trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, là hình thức chế tài chủ đạo, phổ biến của pháp luật cạnh tranh

- Các chế tài hành chính áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp bao gồm:

+ Phạt tiền;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;

+ Buộc cải chính công khai

- Thủ tục thực hiện việc bảo hộ bằng biện pháp hành chính là thủ tục hành chính

- Các biện pháp tạm thời theo thủ tục hành chính được cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền nhằm ngăn chặn và bảo đảm xử lý đối với hành vi

vi phạm hoặc bảo vệ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm

c Biện pháp hình sự

Đây là hình thức chế tài nghiêm khắc nhất đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp Theo đó, trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu các hình phạt như: phạt tiền, phạt tù có thời hạn Hàng hoá xâm phạm, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm phải bị tịch thu, tiêu huỷ hoặc bị xử lý theo các hình thức khác mà pháp luật hình sự quy định

Ngoài các biện pháp kể trên, biện pháp kiểm soát hàng hoá tại biên giới

Trang 30

cũng là một công cụ được sử dụng để bảo hộ chống hành vi xâm phạm quyền

sở hữu công nghiệp nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp nói riêng Theo đó, khi có căn cứ cho rằng hàng hoá cạnh tranh không lành mạnh đang được làm thủ tục nhập khẩu, chủ thể quyền chống cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan trong một thời hạn nhất định

1.3 Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên thế giới

1.3.1.1 Pháp luật quốc tế

Văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập tới vấn đề cạnh tranh không lành mạnh là Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng bảo hộ

sở hữu công nghiệp Khoản 1 Điều 10bis Công ước quy định các nước thành viên có trách nhiệm bảo đảm cho công dân của nước thành viên đó sự bảo hộ

có hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh được nêu tại khoản 2 Khoản 3 liệt kê 3 dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến

Điều 10ter quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc bảo

đảm cho công dân của các nước thành viên khác các công cụ pháp lý để ngăn chặn có hiệu quả tất cả các hành động được nêu tại Điều 10bis Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 2 Công ước Bên cạnh đó, trong phạm vi mà pháp luật quốc gia cho phép, các nước phải có các biện pháp cho phép các liên đoàn, hiệp hội đại diện cho quyền lợi của các nhà công nghiệp, các nhà sản xuất, hoặc các thương gia được kiện tại toà án hoặc trước các cơ quan hành chính nhằm mục đích ngăn chặn các hành động

được nêu tại Điều 10bis

Trang 31

Hiệp định về Các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là văn bản pháp lý quốc tế đặc biệt quan trọng quy định về các vấn đề của sở hữu trí tuệ, trong đó có chống cạnh tranh không lành mạnh

Điều 2 Hiệp định quy định:

“1 Đối với các phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967)

2 Không một quy định nào trong các phần từ phần I đến phần IV của Hiệp định này làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau theo Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp”

Như vậy, Hiệp định TRIPS ghi nhận toàn bộ các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh tại Công ước Paris Điều 39 Hiệp định mở rộng quy định của Công ước Paris với nội dung về bảo hộ thông tin bí mật Theo

đó, trong tiến trình thực hiện việc bảo hộ hữu hiệu chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều10bis Công ước Paris, các Thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật theo quy định tại khoản 2 và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3

Phần III Hiệp định quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ Bởi vì chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp nên việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng thuộc phạm

vi điều chỉnh của Phần III Hiệp định TRIPS

1.3.1.2 Pháp luật của một số nước

Dưới góc độ quốc gia, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ra

đời tương đối sớm trong lịch sử Các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện trước tiên với tư cách là các quy định riêng lẻ trong khuôn khổ pháp luật dân sự (Điều 1382, 1383 Bộ luật Dân sự Cộng hoà

Trang 32

Pháp năm 1804, Điều 1151, 1152 Bộ luật Dân sự Italia năm 1865), sau đó phát triển thành các chế định riêng biệt trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh (Luật cạnh tranh và kinh doanh bình đẳng năm 1990 của Italia, Luật Cạnh tranh của Anh năm 1998, Luật Cạnh tranh của Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng

đồng các quốc gia độc lập SNG, Mông Cổ, Jamaica ) hoặc đạo luật riêng về cạnh tranh không lành mạnh (Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm

1896 và năm 1909 của Đức, của Thuỵ Sĩ năm 1986, của Hung ga ri, Bun ga ri năm 1990, của Nhật Bản năm 1991, của Trung Quốc 1993 )

Tuy hình thức khác nhau nhưng mục đích điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh đều bao gồm:

- Bảo vệ doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh;

- Bảo vệ người tiêu dùng;

- Bảo đảm thị trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, góp phần giữ ổn

định và phát triển nền kinh tế quốc gia

Về nội dung, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung, chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp nói riêng gồm hai

bộ phận cơ bản: các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp bảo

hộ chống cạnh tranh không lành mạnh Xét một cách tổng thể, hai nội dung này về cơ bản có nhiều điểm tương đồng giữa các quốc gia

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp bao gồm: đưa ra thông tin gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh, bôi nhọ đối thủ cạnh tranh, tiết lộ bí mật kinh doanh (Đức); sử dụng không xin phép tên gọi, cách thức đóng gói hoặc in bao bì giống với hàng hoá nổi tiếng của người khác khiến người mua bị nhầm lẫn, sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp khác một cách trái phép trên sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh và gian dối, chiếm đoạt, tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác (Trung Quốc), gây nhầm lẫn cho khách hàng về hàng hoá, dịch vụ, quảng cáo gian dối, lạm dụng thành quả sản xuất, kinh doanh của

Trang 33

người khác, tiết lộ, chiếm đoạt bí mật thương mại (Bungari)

- Việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự (Đức, Trung Quốc)

1.3.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây Bộ luật Dân sự năm 1995 tuy chưa có quy định trực tiếp về hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp những đã quy định các nguyên tắc mang tính nền tảng, bước đầu tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề cạnh tranh nói chung, cạnh tranh không lành mạnh nói riêng

Luật Thương mại năm 1997 đã có các quy định liên quan tới chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp Điều 8 quy định thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại đồng thời nghiêm cấm các hành vi: cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và hành vi dèm pha thương nhân khác; xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác; các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác Điều 9 quy định thương nhân có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hoá và dịch vụ mà mình cung ứng, đồng thời, nghiêm cấm hành vi lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; quảng cáo dối trá

Điều 192 nghiêm cấm thực hiện các hành vi: Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Quảng cáo sai với sự thật của hàng hoá, dịch vụ về một trong các nội dung: quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,

Trang 34

phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành

Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định tương đối đầy đủ, cụ thể về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp Theo đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

được quy định tại Điều 24 Nghị định bao gồm:

“1 Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích:

a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh

2 Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không

Trang 35

quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do sử dụng kiến thức, thông tin đó Như vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 2 Điều 24 bao gồm cả hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh Tuy nhiên, do bí mật kinh doanh là một đối tượng rất đặc thù nên hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được quy định một cách riêng biệt tại Nghị định 54

Khoản 1 Điều 6 quy định bí mật kinh doanh được bảo hộ là thành quả

đầu tư dưới dạng thông tin có đủ các điều kiện sau:(i) Không phải là hiểu biết thông thường;(ii) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng

sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; (iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận

3 Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người

có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

4 Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm - đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.”

Trang 36

Theo quy định tại Điều 25, 26 và 27, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc

có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực

sở hữu công nghiệp hoặc hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân này hoặc hội người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền: buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

đối với người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tổ chức, cá nhân yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện

đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp sẽ bị xử lý hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại Cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp nếu cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiện nay, về cơ bản, nguồn của pháp luật cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định chủ yếu tại các văn bản như sau:

- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh,

- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh,

- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định

xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Trang 37

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHỐNG CẠNH TRANH

KHễNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CễNG NGHIỆP

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi :

(i) Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo

(ii) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại

Dưới góc độ tích cực, việc gắn chỉ dẫn thương mại nổi tiếng, có uy tín lên hàng hoá sẽ giúp tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá một cách hợp pháp Tuy nhiên, đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, việc gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn nhằm mục đích lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín của chủ thể kinh doanh khác hoặc hàng hoá, dịch vụ của chủ thể đó hoặc tự tăng sức cạnh tranh cho mình một cách bất hợp pháp

Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin có chức năng hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ Các chỉ dẫn thương mại cụ thể được liệt kê bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh

Trang 38

doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá

Nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể

Các chỉ dẫn thương mại khác như biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá không được giải thích chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, đây là các yếu tố có liên quan chặt chẽ tới sở hữu công nghiệp, có vai trò quan trọng trong hướng dẫn thương mại, trên thực tế thường bị lợi dụng để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh Vì vậy, việc quy định các chỉ dẫn thương mại này là cần thiết và phù hợp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điểm a khoản 1

Điều 130 là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại với mục đích gây nhầm lẫn

về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ Như vậy, chỉ dẫn thương mại được sử dụng để gây nhầm lẫn phải chứa đựng thông tin về các yếu tố chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ Với mục đích gây nhầm lẫn, chỉ dẫn thương mại được sử dụng có thể trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với chỉ dẫn thương mại về chủ thể khác hoặc tuy chỉ chứa đựng thông tin về chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng nội dung của thông tin đó là không đúng sự thật, mang lại lợi thế cạnh tranh một cách sai trái cho chủ thể thực hiện hành vi

b Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá,

Trang 39

dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ

Nội dung nhầm lẫn do hành vi gây ra là các vấn đề về hàng hoá, dịch vụ (xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác) hay có liên quan trực tiếp đến hàng hoá, dịch vụ (điều kiện cung cấp), khác với nội dung nhầm lẫn tại hành vi tại điểm a là về chủ thể hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ Và như vậy, với hành vi nêu tại điểm b, chỉ dẫn thương mại được sử dụng để gây nhầm lẫn phải chứa đựng các dấu hiệu, thông tin sai trái về hàng hoá, dịch vụ với mục đích gây ra nhận thức không chính xác của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại

đó

c Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điểm c có một

số nội dung như sau:

Thứ nhất, khác với quy định tại điểm a và b, điểm c chỉ quy định một loại chỉ dẫn thương mại duy nhất đó là nhãn hiệu

Thứ hai, lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu và nơi sử dụng nhãn hiệu là ở các các quốc gia khác nhau Theo đó, nơi sử dụng nhãn hiệu là Việt Nam trong khi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu là tại một quốc gia khác Quốc gia này và Việt Nam cùng là thành viên của một điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà không

được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng

Thứ ba, người sử dụng nhãn hiệu là đại diện hoặc đại lý chủ sở hữu nhãn hiệu Điều luật không quy định quốc tịch của chủ sở hữu nhãn hiệu và

Trang 40

người đại diện, đại lý Theo cách hiểu thông thường, chủ sở hữu nhãn hiệu có quốc tịch nước ngoài và đại diện, đại lý có quốc tịch Việt Nam

Thứ tư, việc sử dụng nhãn hiệu là trái pháp luật khi “không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng” Như vậy, có thể hiểu, trong một số trường hợp, hành vi của đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu nhưng “có lý chính đáng” thì vẫn không bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định nào giải thích cụ thể về “lý do chính đáng”

Điều này sẽ dẫn đến sự không thống nhất, thậm chí là tuỳ tiện khi áp dụng pháp luật

d Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng

Đối tượng tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tên miền Luật Sở hữu trí tuệ không giải thích khái niệm “tên miền” Tuy nhiên, căn cứ Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet ban hành kèm theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng

Bộ Bưu chính Viễn Thông, có thể hiểu tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ internet (khoản 2 Điều 5), là một dạng tài nguyên internet; bao gồm các ký tự từ A đến Z; từ 0 đến 9 và các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt Tên miền được chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sử dụng phải trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn đại lý mà mình không

có quyền sử dụng

Về mặt khách quan, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các hành vi:

Ngày đăng: 20/10/2018, 17:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
32. Dự án Star (2002), Tài liệu Hội thảo “Pháp luật, Chính sách và Sở hữu trí tuệ”, Hà Nội 21-22/10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật, Chính sách và Sở hữu trí tuệ
Tác giả: Dự án Star
Năm: 2002
10. Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp Khác
11. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06-3-1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Khác
13. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01-02-2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp Khác
14. Nghị định số 42/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Khác
15. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh Khác
16. Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh Khác
17. Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh Khác
18. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp Khác
19. Quyết định số 27/2005/QĐ-BBCVT ngày 11 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn Thông về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet.II. Tác phẩm Khác
20. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luËt, Nxb Tư pháp, Hà Nội Khác
21. Đặng Vũ Huân (2002), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội Khác
22. Nguyễn Văn Hiển (2005), Hỏi đáp pháp luật cạnh tranh, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
23. TS. Lê Hoàng Oanh (2005) Bình luận Khoa học Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
24. Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tưpháp, Hà Nội.III. Tạp chí, đề tài, hội thảo khoa học, đề án, báo cáo Khác
26. Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam – Thuỵ Sỹ về sở hữu trí tuệ (2002), Các điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ trong quá trình héi nhËp Khác
27. Lê Thị Kim Dung – Vision & Associates, Chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật kinh doanh, Tài liệu giảng dạy Khác
28. Đoàn Năng (2002), Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn Khác
29. Nguyễn Như Phát (2000), Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội Khác
30. Nguyễn Thanh Tâm (2003), V ề pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta , Tạp chí Thương mại số 42/ 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w