Khái niệm “hứng thú học tập” Định nghĩa hứng thú học tập Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt
Trang 1BÀI TẬP TÂM LÍ – GIÁO DỤC HỌC
Họ và tên giáo sinh: LƯU THỊ THANH VÂN
Ngày sinh: 12/10/1997
Lớp: CĐTH_K36C Khoa: Giáo dục Tiểu học – Mầm non Nghành đào tạo: Cao đẳng chính quy
Đề tài: Tìm hiểu về hứng thú học tập môn Toán của học sinh tiểu học.
I Lí do chọn đề tài
Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách của các em Trong trường tiểu học môn toán có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ cho học sinh Vì vậy, hứng thú càng trở nên quan trọng trong việc học tập môn Toán ở trường tiểu học
Hứng thú học tập môn Toán của học sinh tiểu học nhìn chung vẫn còn bị hạn chế, không ít em sợ Toán, coi việc học Toán là một việc nặng nhọc, căng thẳng Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do các em chưa nhận biết được tầm qua trọng của việc học Toán, chưa được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải Toán, còn có thể nọi dung Toán khô khan
Nhằm góp phần nhiên cứu về hứng thú học tập môn Toán của học sinh để dưa ra biện pháp phù hợp nhằm giúp học sinh tiểu học nâng cao
chất lượng môn Toán, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hứng thú học tập môn Toán của học sinh tiểu học” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán của học sinh, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán cho các em
Trang 2III Đối tượng nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2D Trường tiểu học Thị trấn Thứa.
2 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu hứng thú học tập môn Toán của học
sinh tiểu học
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu để chỉ ra các đặc điểm về hứng thú học môn Toán của học sinh
- Dề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển hứng thú học môn Toán của học sinh
V Phương pháp nghiên cứu
- Đối với đề tài này tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn và phân tích, tổng hợp tài liệu
- Điều tra quan sát, so sánh và thực hiện thông qua khảo sát chất lượng dự giờ Tổ chức trao đổi với giáo viên hay đàm thoại với học sinh
VI Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm chung về hứng thú
Định nghĩa “hứng thú”
Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một số đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
Cấu trúc của hứng thú
Theo N.G Marozova có ít nhất ba yếu tố:
- Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động
- Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động
Mối quan hệ giữa khái niệm hứng thú với một số khái niệm khác
Trang 3Trong nghiên cứu của mình, tôi tập trung trình bày quan hệ của hứng thú với các hiện tượng tâm lí có liên quan trực tiếp với nó như: nhu cầu, sở thích, tình cảm, nhằm làm rõ hơn cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Vai trò của hứng thú trong hoạt động cá nhân
Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại Hứng thú và năng lực là một cặp không thể tách rời khỏi nhau Có nghĩa là tài năng sẽ bị vùi dập nếu hứng thú không thất sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú đó
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người Hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong, sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy thúc đẩy quá tình nhận thức của con người Hứng thú là động lực cơ bản để hình thành và phát triển năng lực ở con người
1.2 Khái niệm “hứng thú học tập”
Định nghĩa hứng thú học tập
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt ý nghĩa thiết thực của não trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân
Các loại hứng thú học tập
Hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập: Học sinh chủ yếu bị hấp dẫn bởi những yếu tố bên ngoài đối tượng học tập
Hứng thú trực tiếp tỏng hoạt động học tập: Học sinh bị hấp dẫn bởi chính đối tượng học tập
Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
Giai đoạn 1: Thái độ nhận thức có xúc cảm đối với hiện tượng, được xuất hiện dưới dạng rung động định kì
Giai đoạn 2: Những rung động định kì được lặp đi lặp lại nhiều lần
và được khái quát trở thành thái độ nhận thức có xúc cảm tích cực với đối tượng
Trang 4Giai đoạn 3: Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi đọc lập ử các em thường xuyên được khơi dậy thì hứng thú có thể trở thành xu hướng cá nhân
Một số đặc điểm của hứng thú học tập
Hứng thú học tập có một số đặc điểm sau: Lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó các phương pháp khám phá ra nội dung đó; có được tính bền vững,, nếu được củng cố trong những điều kiện của tình huống đã làm nó xuất hiện; nó luôn được nhận thức một cách rõ ràng, nhanh chóng, đúng đắn,
2 Hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học
2.1 Vai trò và đặc điểm môn Toán của học sinh tiểu học
Trong trường tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển được các năng lực và phẩm chất trí tuệ Toán học được coi là môn học công cụ trong nhà trường
Trong chương trình Toán tiểu học được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (lớp 1,2,3): Học tập cơ bản
Học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi sang hoạt động học Do đó, học tập ở giai đoạn này là “học mà chơi – chơi mà học”, học trong hoạt động và bằng hoạt động, nên việc tổ chức hoạt động trò chơi trong một giờ học Toán ở giai đoạn này là hết sức cần thiết Giáo viên phải đưa học sinh vào các tình huống hoạt động trong một giờ học Toán tức là mọi học sinh đều phải được hoạt động (bằng tư duy, ngôn ngừ và hành vi) Nhận thức của học sinh ở giai đoạn này chủ yếu là nhận thức cảm tính dựa vào các đồ vật gắn liền với đời sống hàng ngày của học sinh Vì vậy, dạy học ở giai đoạn này nhất thiết phải sử dụng các yếu tố trực quan đồng thời các yếu tố trực quan càng gần gũi học sinh càng tốt
Giai đoạn 2 (lớp 4,5): Học tập sâu (so với giai đoạn trước)
Hoạt động chủ đạo của học sinh ở giai đoạn này là hoạt động học, ở đây học sinh hoạt động thông qua hoạt đôngạ thực hành – luyện tập của
cá nhân hay nhóm để từ đó có thể “tự mình” phát hiện những kiến thức,
kĩ năng mà giáo viên cần dạy Do đó, việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong một giờ học Toán của học sinh ở giai đoạn này là không bắt buộc,
Trang 5tuy nhiên nên khuyến khích việc tổ chức các hoạt động trò chơi mang tính trí tuệ, trò chơi xủ lí tình huống trong học tập và trong cuộc sống
Nhận thức của học sinh ở giai đoạn này bắt đầu chuyển dần sang nhận thức lí tính trên cơ sở quan sát, phân tích, so sánh các hiện tượng và
sự kiện trong học tập và trong đời sống Vì vậy, khi dạy học ở giai đoạn này cần giảm dần về thời lượng sử dụng và mức độ trực quan của các yếu
tố trực quan
2.2 Một số đặc điểm của học sinh tiểu học trong học tập Toán
Đặc điểm nhân cách học sinh tiểu học
Đặc điểm tính cách học sinh tiểu học
Tính cách của trẻ em thường hình thành rất sớm ở thời kì trước tuổi học nhưng không ổn định vì mới được hình thành, có thể thay đổi dưới tác động giáo dục của gia đình Ở lứa tuổi này, khi hoạt động dễ nhận ra tính xung động trong hành vi của các em Do vậy, hành vi của các em dễ
có tính tự phát Nguyên nhân của hiện tượng này là sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu, các em chưa biết đề ra mục đích của hoạt động và theo đuổi mục đích đó đến cùng Tính cách của các em
có nhược điểm là bướng bỉnh và bất thường
Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này Tuy nhiên, trẻ em bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều
Vì vậy, khi giáo dục trẻ bằng những tấm gương cụ thể thì cũng cần chú ý đến khả năng tiêu cực của bắt chước
Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm là một mặt rất quan trọng đối vơi shocj sinh tiểu học, nó gắn lền nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động Vì thế các em thích những bài giảng mà cô sử dụng những đồ dùng dạy học đẹp
có màu sắc rực rỡ
Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình Do đó, các qua trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đều đượm màu sắc cảm xúc
Nhu cầu nhận thức
Trang 6Ngay từ bậc tiểu học đã hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh Khi có nhu cầu nhận thức, các em sẽ khắc phục được khó khăn để tự mình chiếm lĩnh chi thức, tự học suốt đời
Sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học
Sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học theo quy luật không đồng đều: Trông cùng một lứa tuổi, khả năng và sự phát triển trí tuệ của các em không giống nhau, hứng thú, nhu cầu, động cơ học tập, cũng khác nhau, chưa kể đến sự khác biệt về môi trường xã hội, gia đình và các điều kiện học tập Sự khác biệt này tạo nên bộ mặt riêng biệt trong đời sống tâm lí của học sinh Dựa trên những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học đã nêu ở trên thì việc học Toán có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lĩnh hội tri thức của các em Chúng ta có thể hình dung quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh dưới dạng hình xoắn ốc, trong đó mỗi bậc thang của việc học tập (tri giác tài liệu, hiểu thấu, ghi nhớ, luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hệ thống hóa và tiếp tực khái quát hóa) sẽ nâng cao trình độ của học sinh, kích thích tính ham hiểu biết, tính tích cực tư duy của các
em Song người giáo viên cũng cần lưu ý rằng chúng ta không thể làm sáng tỏ ngay tức khắc được mọi chi tiết muôn hình muôn vẻ của tài liệu học tập, và điều này lại mâu thuẫn với quy luật tri giác của trẻ em Vì vậy, việc học Toán sẽ giúp các em dần chiếm lĩnh nội dung kiến thức thể hiện trong tài liệu học tập
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học trong dạy học Toán
Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học nê quá trình dạy học Toán phải đặc biệt coi trọng công tác thực hành Toán học Thông qua thực hành Toán học có thể hình thành bước đầu các khai niệm Toán học, các quy tắc tính toán, bằng thực hành Toán học sẽ củng cố tri thức mới rèn luyện các kĩ năng cơ sở, phát triển tư duy, phát triển trí thông minh
Tư duy của các em chủ yếu là tư duy cụ thể, mang tính hình thức , dựa vào các đặc điểm bên ngoài Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang tính khái quát Khi khái quát, học sinh tiểu học thướng dựa vào chức năng
và công dụng của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở này chúng tiến hành phân loại, phân hạng Hoạt động phân tích tổng hợp còn sơ đẳng nên việc học Toán học sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp
Trang 7Dựa trên đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, mục đích quan trọng
là tạo ra đọng cơ học tập của mỗi cá nhân học sinh đó là sự hứng thú Để đạt được hứng thú cho mỗi học sinh có nhiều yếu tố, trong đó đảm bảo tính vừa sức là yếu tố quan trọng nhất Vận dụng dạy học phân hóa có nhiều ưu thế để giáo viên tác động đến từng đối tượng học sinh
2.3 Khái niệm hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học
Định nghĩa
Hứng thú học môn Toán là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối vơi quá trình, kết quả lĩnh hội và vận dụng những tri thức Toán học tỏng qua s trình học tập cũng như trong cuộc sống, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn Toán đối với bản thân
Những thành tố tâm lí cấu thành hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học, bao gồm 3 thành phần chủ yếu: Thành tố xúc cảm, thành tố nhận thức và hành động của học sinh
Các biểu hiện của hứng thú học môn Toán
Biểu hiện về mặt xúc cảm: Học sinh có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê, ) đối với môn Toán
Biểu hiện về mặt nhận thức: Học sinh nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân của sự yêu thích trên
Biểu hiện về mặt hành động: Học sinh biểu hiện bằng các hành động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài giờ lớp hàng ngày
Biểu hiện vè mặt kết qua học tập
Các mức độ phát triển
Mức độ 1: Chưa có hứng thú học tập
Mức độ 2: Hứng thú gián tiếp đối với môn Toán
Mức độ 3: Hứng thú trực tiếp đối với môn Toán
Mức độ 4: Hứng thú với cả nội dung và phương pháp tư duy Toán học
3 Biện pháp tâm lí sư phạm nâng cao hứng thú hịc môn Toán của học sinh tiểu học
Trang 83.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học
Những yếu tố chủ quan (bên trong): Đó là những yếu tố thuộc về chủ thể nhận thức như: Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh; thái độ đúng đắn đối với việc học tập, đối với bộ môn Toán; các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết,
Trình độ của học sinh cả về kiến thức lẫn kĩ năng có đáp ứng đủ việc lĩnh hội tri thức mới hay không đều ảnh hưởng đến hứng thú học tập của các em Trình độ của học sinh ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Toán thể hiện ỏ khía cạnh, nếu học sinh có kiến thức, kĩ năng, có nền tảng
kĩ năng tốt thì khi tiếp nhận tri thức mới các em mới có đủ khả năng lĩnh hội từ đó tạo ra hứng thú, còn nếu học sinh đó không đủ trình độ để tiếp thu kiến thức mới thì học sinh đó sẽ gặp khó khăn dẫn đến chán nản, không thích học và cũng không có hứng thú để học
Những yếu tố khách quan (bên ngoài): Đó là những yếu tố bên ngoài học sinh, bao gồm: Đặc điểm môn Toán; điều kiện vật chất càn thiết để dạy học có hiệu quả; hoàn cảnh, môi trường học tập (gia đình, tập thể học sinh, giáo viên)
Môi trường và không gian học tập ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh Nếu như các em được học trong một lớp học gồm nhiều học sinh có hứng thú với việc học tập môn Toán thì sẽ kích thích hứng thú học tập của các em, sự thi đua giữa các em cao hơn, từ đó các em sẽ không ngừng học hỏi, tìm tòi phấn đấu để học tốt hơn Và nếu các em được học trong một không gian lớp học rộng rãi, thoáng mát các em sẽ cảm thấy thoải mái từ đó các em sẽ có hứng thú học tập tốt hơn
3.2 Những biện pháp tâm lí sư phạm tác động nâng cao hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học
Những biện pháp tâm lí sư phạm dùng trong đề tài này là những cách thức, hình thức giáo vien dùng để tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn toán nhằm nâng cao hứng thú học bộ môn này ở các em
Trang 9 Những biện pháp tác động:
- Giáo viên tổ cức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng: Dạy học giải quyết vấn đề; Tổ chức trò chơi học Toán,
- Hình thành động cơ học tập bằng các đánh giá tích cực, khích lệ học sinh cố gắng, ham mê học tập, chiếm lĩnh đối tượng
- Tăng cường hình thức học tập theo nhóm
- Sử dụng phương tiện dạy học một các phù hợp
- Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đẹp
- Tổ cức dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
4 Một số giải pháp giúp phát triển hứng thú học tập môn Toán cho học sinh
4.1 Gây hứng thú cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình camt hực sự của học sinh dành cho giáo viên Qua cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đúng chuẩn mực đạo đức
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí vui tươi, thoải mái, có thể chỉ bằng những câu nói, tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên Giáo viên không nên gây căng thẳng, nặng nề trong học tập
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp theo thứ tự của mình Khuyến khích, động viên học sinh một cách
tế nhị, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi Từ đó, sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào bản thân
Trang 10Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí
2.2 Tổ chức trò chơi trong Toán học
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá
Sử dụng tò chơi học tập để hình thành những kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức kĩ năng mới là rất cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới
2.3 Sử dụng đồ dung dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh
Để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, giáo viên nên sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho các em
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, với sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các logo, các khai niệm, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh
2.4 Đối với học sinh hổng kiến thức