Trường THCS An Châu nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc Thị Trấn, số lượnghọc sinh người dân tộc thiểu số, hộ nghèo là chiếm tỷ lệ thấp so với các trường khác trong hu
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ-CHỐNG BỎ HỌC”
Trường: TRUNG HỌC CƠ SỞ AN CHÂU
Tổ: SINH-CÔNG NGHỆ
NĂM HỌC: 2011-2012
Trang 2I/BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:
Căn cứ theo kết quả duy trì sĩ số - chống học sinh bỏ học của lớp 8A7 trong năm học 2009-2010chưa đạt hiệu quả so với kế hoạch đề ra vào đầu năm học:
- Năm học 2009-2010: Lớp 8A7 ,Sĩ số đầu năm 38, cuối năm 35, bỏ học 03, tỉ lệ: 7.9%
- Năm học 2010-2011: Lớp 8A8 ,Sĩ số đầu năm 35, cuối năm 35, bỏ học 0, duy trì sĩ số: 100%
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế vô cùng
quan trọng, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Vì vậy, học sinh được
xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, và vấn đề lưu giữ học sinh là vấn
đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sựquan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo
Thực hiện theo kế hoạch phát triển giáo dục của huyện Châu Thành cũng như kế hoạch của phòngGiáo dục –Đào tạo Huyện Châu Thành
Thực hiện chương trình hành động của Đảng Ủy , Ủy Ban nhân dân Thị Trấn An Châu- HuyệnChâu Thành và nhiệm vụ kế hoạch năm học 2011-2012 của nhà trường về công tác duy trì sĩ số họcsinh và chống bỏ học
Vấn đề tình hình học sinh bỏ học đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý giáo dục nói riêng
và toàn xã hội nói chung đặc biệt là ở địa bàn Thị Trấn An Châu, huyện Châu Thành
Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, yếu tố vô cùng quan trọng,then chốt là phải đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học Trong thực tế không ít trường học chỉquan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ kết quả việc xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết quả lên lớpthẳng mà quên đi hiệu quả đào tạo Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ
số học sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ họcgiữa chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt nghiệp Trunghọc cơ sở
Trường THCS An Châu nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc Thị Trấn, số lượnghọc sinh người dân tộc thiểu số, hộ nghèo là chiếm tỷ lệ thấp so với các trường khác trong huyện,nhưng tình trạng vắng, bỏ học của học sinh diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục vàviệc Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của địa phương Vì vậy qua quá trình làm công tác ChủNhiệm đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy , duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học là mộtvấn đề cấp thiết nhằm giảm thiểu số học sinh bỏ học góp phần chung trong công tác của nhà trường
Với những lý do đó tôi xin phép đưa ra kinh nghiệm về “Một số biện pháp của Giáo Viên Chủ Nhiệm nhằm duy trì sĩ số-chống bỏ học ” với mục đích chia sẽ những giải pháp, những kinh nghiệm, phù hợp
với tình hình thực tế tại trường học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm hạn chế tối đa tình trạng bỏhọc để giữ sĩ số giảm bớt gánh nặng Phổ cập Trung học cơ sở , từng bước nâng cao dân trí và tạonguồn nhân lực cho địa phương , góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt
ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Châu Thành nói chung và trường THCS An Châu nóiriêng
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Trong năm học 2010-2011 tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp tích cực cho
lớp 8A8 trường THCS An Châu khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, “duy trì sĩ số-chống bỏ học”.
IV/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trang 31 Luận điểm công tác chủ nhiệm trước đây:
- Nhiều giáo viên cho rằng công tác chủ nhiệm là một gánh nặng, và coi như “Bị đài” nên chưa
phát huy hết vai trò của mình, dẫn đến tư tưởng chủ quan, cứ chờ kế hoạch chỉ đạo của Ban giám hiệunhư thế nào thì làm cho im xuôi phức cho xong, chớ không có ý tưởng riêng để quản lí cho tốt hơnphù hợp với thực tế của lớp
- Xem nhẹ công tác tư tưởng, nắm bắt tâm tư tình cảm , đặc điểm hoàn cảnh cũng như gia đìnhcủa học sinh
- Chưa có giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, hay nói khác hơn là chưa chặc chẽ, sâu sắc, đi sâuvào tình cảnh của học sinh, nếu có cũng chỉ là mang tính cấp thời, giải pháp thời vụ dẫn đến hậuquả học sinh:
+ Không có hứng thú trong học tập, không xem lớp học như là “gia đình”
+ Không tôn trọng và xem thường giáo viên chủ nhiệm
+ Không thấy được sự quan tâm giúp đỡ, động viên của thầy cô chủ nhiệm, sự yêu thương đoànkết của tập thể lớp
+ Không hiểu được cái lợi ích của việc học, không nhận được cái sai, cái đúng của bản thân
2 Điểm mới trong công tác chủ nhiệm của bản thân:
- Trên cơ sở những giải pháp đã áp dụng thành công những năm qua, tôi xem công tác chủ nhiệm
cũng chính là một phần không thể tách rời trong công tác giáo dục của bản thân, hay nói khác: ”Tôi thích được làm công tác chủ nhiệm”.Phát huy các biện pháp hữu hiệu của bản thân cũng như học hỏi
của bạn đồng nghiệp , tôi áp dụng một số biện pháp cải tiến cho phù họp với thực tế
- Thông qua kế hoạch và chỉ đạo của Ban giám hiệu, tôi có kế hoạch cụ thể gắn với tình hình thực
tế của lớp:
1 Sự phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường.
2 Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh.
3 Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội.
4 Vận động học sinh bỏ học ra lớp
5 Tổ chức cán sự lớp.
6 Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp.
7 Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn.
8 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
9 Tổ chức phong trào.
10 Sự phối hợp với Liên đội.
Trang 4B PHẦN NỘI DUNGI.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng vàrèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáokhoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệmlớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức Do vậytrình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểmtâm sinh lý đối tượng
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật,phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bàymột vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục Muốn học sinh trởthành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mìnhthành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái,biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt
Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân tự nhận thấy trong những năm gần đây tệ nạn
xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việchọc của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngàycàng cao Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục của các
em Do vậy bản thân tôi luôn đặt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầunăm học
Trường học được nằm trên địa bàn Thị Trấn có một đặc điểm địa lí, cơ cấu kinh tế phức tạp Vìthế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thêm vào dođiều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập củacác em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản,vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏhọc giữa chừng, còn một nguyên nhân khá phổ biến đó là tình trạng học sinh “nghiện” internet dẫnđến trốn học Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạođặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay
Thông qua các cuộc họp Chi Bộ, HĐSP, đặc biệt qua các cuộc họp Hội cha mẹ học sinh trong nămhọc, Ban Giám Hiệu trường THCS An Châu đã nhắn mạnh vấn đề duy trì sĩ số hiện nay không chỉ làtrách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, củatoàn xã hội, từ đó mọi người, mọi ban ngành đoàn thể cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặntình trạng học sinh bỏ học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp học THCS và cóđược những kiến thức cơ sở, những kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống sau này và góp phần vàocông cuộc xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm đầu năm và báo cáo của Thầy hiệu trưởng cuốinăm học tôi nắm được tình hình cụ thể về việc huy động học sinh ra lớp đầu năm và bỏ học cuối nămqua các năm như sau:
1.Số lượng học sinhTrườngTHCS An Châu ra lớp qua các năm học:
Trang 52 Số lượng học sinh bỏ học của Trường THCS An Châu qua các năm học:
chú
*Nhận xét về tình hình bỏ học của học sinh:
Qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ lệ học bỏ học ở năm 2009-2010 điển hình ở khối lớp 6 và khối lớp
7 chiếm nhiều nhất là 4.2 % và 6.4% lên đến lớp 9 tỷ lệ học sinh bỏ học thấp hơn và toàn trường 3.5 % Nhưng từ năm học 2010-2011 Ban Giám Hiệu nhà trường đã áp dụng một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn đội, GV bộ môn và phối kết hợp với địa phương do đó kết quả duy trì sĩ số đã đạt được kết quả tốt 2.0%
Qua phân tích số liệu chúng ta thấy công tác huy động học sinh ở khối 6 đạt hiệu quả cao, việc duy trì
sĩ số chống bỏ học ở trường THCS An Châu nói chung trong năm học có chuyển biến và hữu hiệu tuy nhiên tỷ lệ bỏ học chiếm 3.5%; như vậy tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao so với mặt bằng chung của Huyện Châu Thành do vậy công tác duy trì sĩ số - chống bỏ học là một vấn đề đặt ra rất cấp bách đối với nhà trường , vì vậy là giáo viên trong nhà trường đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy cần phải có
biện pháp và hành động cụ thể để góp phần trong công tác “duy trì sĩ số - chống bỏ học”.
3 Nguyên nhân và phân tích thực trạng:
a Tìm hiểu nguyên nhân:
Để tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, tôi đã tiến hành trao đổi, khảo sát đối với các đối tượng sau:
* Học sinh bỏ học và cha mẹ học sinh có con em bỏ học:
- Do bị hỏng kiến thức cơ bản, ngồi nhằm lớp
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn , bố mẹ ly dị sống với người thân
- Không có phong trào học tập ,thường bị những bạn nghỉ học lôi kéo nghỉ học
- Nhà ở xa trường
- Lưu ban nhiều năm
* Giáo viên chủ nhiệm lớp: - Gia đình không quan tâm đến học tập của con em
- Học sinh ham chơi nghiện Internet, bị bạn bè xấu bên ngoài lôi kéo, không tập trung học tập - Không làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài trước khi đi học - Tình trạng, hiện tượng mới “Yêu sớm”, lập gia đình “non”
* Ban giám hiệu: - Đời sống, thu nhập kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn
- Học sinh bị mất kiến thức căn bản từ những lớp dưới
Năm học 2009-2010 2010-2011 Ghi chú Khối
Trang 6- Đua đòi đi làm ăn xa kiếm tiền sớm ở các khu công nghiệp
b Phân tích nguyên nhân:
Ta nhận thấy vấn đề học sinh bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nhà trường, của xãhội Tình hình học sinh bỏ học của các năm qua chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau:
* Nhà trường:
Sân chơi bãi tập, cây xanh bóng mát chưa đạt yêu cầu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Khuôn viên nhà trường chưa tách biệt khỏi dân cư, còn có người dân buôn bán trên vỉa hè trước cổngtrường, một số điểm buôn bán nước xung quanh trường dung túng các học sinh đặc biệt đã làm ảnhhưởng đến công tác an ninh trong nhà trường
* Về công tác chủ nhiệm :
Còn mang tính chất hành chính, thời vụ, nội dung sinh hoạt lớp còn mang tính đối phó, tháo quátnhững học sinh vi phạm các lỗi thông thường Giáo viên chủ nhiệm chưa phối kết hợp chặt chẽ với tổchức đoàn TN, Đội thiếu niên, Giáo viên bộ môn và ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh họcsinh kịp thời
Chưa nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như học sinh nghỉ học trong ngày, trong tuần củahọc sinh lớp mình phụ trách
Hầu như giáo viên chủ nhiệm lớp được thay đổi hàng năm cho nên việc nắm bắt tình hình điềukiện hoàn cảnh của học sinh không kịp thời
Tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp chưa thật sự sinh động, lôi cuốn các em “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
* Về giáo viên bộ môn :
Phần lớn chỉ chú ý đến chất lượng bộ môn nhưng ít hiểu được tâm lý, hoàn cảnh gia đình củatừng học sinh và một số giáo viên không có thiện cảm với những học sinh có học lực yếu, kém về họctập và những em có đạo đức chưa tốt, chưa ngoan cho nên đôi khi giáo viên cư xử còn thiếu tế nhịlàm xúc phạm đến lòng tự ái của học sinh và cũng không ít giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh sửalại những lỗi mà các em đã vấp phải trong học tập
Cũng có trường hợp xử lý tình huống sư phạm không tốt đã vô tình làm cho học sinh dẫn đếnchán học môn đó và có thái độ bất hợp tác với giáo viên trong học tập cũng như trong các hoạt độngkhác
* Học sinh:
Một số học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới và không đủ khả năng tiếp thu kiến thức của lớpmới
Phần lớn thái độ động cơ học tập của học sinh chưa đúng đắn, chưa hiểu hết học để làm gì
Một số học sinh nghĩ rằng học đến lớp 7,8 là đủ nên nghỉ để đi làm ăn xa ở các thành phố lớn vàcác khu công nghiệp
Một số học sinh nghỉ học do thường xuyên bị điểm kém thường bị phê bình nhắc nhở trước lớp vàtrước giờ chào cờ đầu tuần
Một số em bỏ học vì học lực kém thường vi phạm nội qui của nhà trường
* Gia đình, cha mẹ học sinh:
Không ít gia đình quan niệm chỉ học cho biết đọc, biết viết là đủ để làm công nhân lao động phổ
thông , như: “ trong gia đình có người anh chỉ học hết lớp 8 đi làm công nhân và hàng tháng hoặc tết gửi tiền về cho gia đình thế là họ thấy vậy là tốt cho nên chỉ học vậy là đủ” “ Học chi cho lắm rồi về cũng làm ruộng thôi con” Cũng không ít gia đình phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập
của con em mà khoán trắng cho nhà trường họ nghĩ rằng việc dạy học là nhiệm vụ của nhà trường vàviệc học là của con em không học được thì nghỉ, họ chỉ tập trung lo làm ăn kiếm tiền
Trang 7Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện học tập cho con em về đồ dùng học tập
cũng như quỹ thời gian dành cho học ở nhà ,môi trường học tập góc học tập “Gia đình tôi đi làm ăn
xa không có thời gian để quan tâm nó, tôi tưởng là Thầy cô trong nó tốt chớ?”
Một số gia đình cưng chiều con cái quá mức khi nào cũng cho con mình là ngoan, giỏi cho nên
dẫn đến thiếu phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội “nó ở nhà ngoan lắm, tôi cũng thấy nó ngày nào cũng đem sách vở ra học, tới giờ là đi học à?”
Có gia đình đồng ý cho con mình nghỉ học để làm kinh tế phụ giúp gia đình “ Mẹ nó bị bệnh ưng thư, ruộng đất thì bán hết rồi, ba nó đi Bình Dương để làm trả nợ, nó không có tiền để đi học, Ba
nó cho nó đi Bình Dương làm luôn rồi Tôi cũng muốn cho nó đi học lắm nhưng ngoặc nổi ”- Đó lời của Bà Nội em Phan Hữu Nghĩa khi Tôi cùng với Cán bộ lớp đến để vận động.
Có gia đình quan tâm đến học tập con cái mình nhưng do trình độ hiểu biết thấp cho nên hạn chế
về phương pháp kèm cặp, hướng dẫn về việc học tập của con em cũng như đôn đốc kiểm tra việc học
tập của con em “Thầy biết không Tôi với Ba nó hồi trước đâu có học, bây giờ nó học thì tự nó lo chớ tụi tui đâu biết gì?”
III CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức quan trọng nhằm giúpnhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh Mộtgiáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêngnăng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có mộtvài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽkhó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để cónhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ
đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngănchặn việc bỏ học của các em Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ 20 tháng 11, tết dương lịch, nghỉ giữa học
kì, nghĩ tết âm lịch… Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em
có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ítquan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủnhiệm trở nên hết sức quan trọng
Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinhthần hết sức quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn
* Những việc làm cụ thể:
1 Sự phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường:
Mỗi buổi cũng như hàng tuần tôi đều phối hợp với thầy giám thị,Tổng phụ trách, Ban giám hiệutrong trường để kịp thời tìm ra những học sinh có biểu hiện không tốt đặc biệt có những em có biểuhiện cúp học một số tiết, hay có biểu hiện xấu, để kịp thời nhắc nhở giáo dục, thông báo kịp thời tớiphụ huynh, đồng thời có những biện pháp kỷ luật cứng rắn.Ví dụ như những em thường xuyên cúptiết vào đầu năm học như: Thái Nhựt Quang, Bùi Phúc Thịnh, Nguyễn Huỳnh Khánh Tiên…giữa HKIcác em này đã ý thức được lợi ích của học tập, cũng như thấy được sự cố gắng của Tôi cùng nhàtrường đã không còn cúp tiết hay có những biểu hiện xấu nữa
2 Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh:
- Vào đầu năm học, cho học sinh làm lý lịch ,ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnhsống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và gia đình có mấy anh chị em
Trang 8đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước, tâm tư nguyệnvọng của học sinh, chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học mới, đặc biệt là nắm rõ số điện thoại củaphụ huynh, cũng như phụ huynh nắm được số điện thoại của tôi và của trường để tiện liên lạc.Sau đó
đóng thành cuốn theo thứ tự sổ gọi tên ghi điểm(Theo mẫu lí lịch phụ lục):
Chẳng hạn năm học 2010-2011 lớp tôi có 35 học sinh bao gồm nhiều lớp của khối 7 hợp lại chủyếu là con nhà nông và gần 50% con em thuộc gia đình khó khăn Tình hình học tập của các em rấtthấp chỉ có 5 em học sinh giỏi của lớp Số học sinh cá biệt 07 em, 03 em có sổ hộ nghèo, 08 em ởngoài địa bàn… Tôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để kịp thời tìm ra giải pháp Việclàm này giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em, nhằm có biện pháp giáo dục thích hợp, nâng caohiệu quả giáo dục.Cụ thể như sau:
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP 8A8:
- Hoàn cảnh gia đình phụ huynh:
Làm mướn: 05; Làm ruộng:17; Buôn bán: 05; Thợ: 03 ; Cán bộ:04; Tài xế: 01
3 Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội:
- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh thông qua phiếu liên lạc, sổ tu dưỡng của lớp sẽgiúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sởthích và tính cách của từng học sinh Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm
sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duytrì tính chuyên cần của các em Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báongay cho Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổicác thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường Học sinh sẽtrở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quảđáng kể Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em họcsinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
- Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh ,thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoảnđóng góp, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở , sách giáo khoa; tổchức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc làm nhỏ bé đó tuy giátrị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó ,các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau: gửi phiếu liên lạc về gia đình nắm bắt ưu nhược
điểm của con em mình – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu đến ban giám hiệu nhà trường.
- Hiện nay trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp học sinh thường xuyên vìcác đam mê và nghiện ngập đã bỏ học nhất là trò chơi trên Internet dẫn tới thường xuyên nghỉ họctình hình học tập sa sút và bỏ học Trong quá trình làm Tổng phụ trách Đội và chủ nhiệm những nămhọc vừa qua tôi cũng đã gặp một số trường hợp vì sự lôi cuốn của các trò chơi game đã thu hút dẫnđến bỏ học Để hạn chế những trường hợp trên tôi luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh hưởng củacác tác động xã hội này từ đó có thể tìm hiểu để đề ra các biện pháp ngăn chặn tác động này đặc biệt
Trang 9là phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để từ đó phối hợp cùng với các lực lượng xã hội nhanh chóngkìm chế sự tác động tiêu cực đến học sinh để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy trì sĩ sốhọc sinh Trong tuần, tháng có thư thông báo kịp thời đến với phụ huynh hoặc bản thân tôi phải có kếhoạch đến thăm hỏi 02 đến 03 gia đình phụ huynh học sinh, nhằm có kế hoạch kịp thời với các họcsinh có vắng liên tục, biểu hiện không tốt trong học tập cũng như đạo đức để kịp thời ngăn chặn các
hành vi biểu hiện tiêu cực.(mẫu thư thông báo phụ lục)
4 Vận động học sinh bỏ học ra lớp:
- Khi có học sinh trong lớp bỏ học tôi tìm hiểu rõ nguyên nhân như tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tếgia đình, biện pháp giáo dục trong gia đình, nhu cầu hứng thú và thói quen của học sinh trong giađình…và trực tiếp đến gia đình học sinh bỏ học vận động học sinh trở lại trường, những trường hợpkhó vận động tôi phối hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội từ đó tìm giải pháp thích hợp nhằmsớm đưa học sinh trở lại trường Trong quá trình vận động học sinh tôi luôn quan tâm đến mối quan
hệ bạn bè của các học sinh đó để có thể từ bạn bè động viên quan tâm giúp các em sớm trở lại nhàtrường Ví dụ như trong năm học 2010-2011 lớp tôi có 02 em học sinh bỏ học: là em Phan Hữu Nghĩathuộc Ấp Hòa Phú 04 và và em Phan Thị Mỹ Trà thuộc Ấp Hòa Long 2 Tôi cùng Ban cán sự lớp,bạn thân em học sinh đó đến tận nhà để vận động, đồng thời tuyên truyền cho em đó biết được việc
bỏ học của mình là không tốt với tương lai ,chất lượng học của em và ảnh hưởng đến phong trào thi
đua của lớp, chính vì thế 2 em đã nhận ra và đến lớp thường xuyên hơn.(mẫu vận động phụ lục)
5 Tổ chức cán sự lớp:
- Lớp được đi vào nề nếp sớm là do ngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp lànhững em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính các em bầu ra Sau đó tôi phâncông cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó và tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho các emkhi có sự việc Cụ thể
Lớp trưởng: 01; Lớp phó: 03 (học tập, trật tự, lao động); Thư ký: 01; Thủ quỹ: 01; Tổ trưởng: 04(luân phiên); Tổ phó: 04
Phụ trách bộ môn: 13 (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Văn, Sử, Địa, Giáo dục, Anh, Tin, Thểdục, Nhạc, Họa)
Đội ngũ cán bộ lớp đều có hạnh kiểm tốt, học lực khá- giỏi, tương đối nhiệt tình trong hoạtđộng học và các phong trào,có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động củalớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần
+ Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạtđộng học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần
+ Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp
và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuốituần
+ Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục giữa giờ,tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần
Trang 10+ Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó.Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 7 và thu vào thứ 2 hàngtuần.
+ Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởngvắng
Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trong các mônhọc Thêm vào đó tôi còn chọn một em theo dõi các hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêngcho mình Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số emcòn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp Do đó, chính ban cán sự lớp nắm bắt rất rõ vềtình hình những mặt của lớp mình Để theo dõi và nắm tình hình của lớp tôi cứ mỗi cuối tuần, Tôi lại
tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình
hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng…thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt thông tin cũng như những thay đổi củalớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh của lớp mình để kịp thời đề ra biện pháp và xử lý kịp thời vấn
đề bỏ học Đồng thời tôi cũng thường xuyên “trao đổi” với các học sinh có những biểu hiện “tiêu cực”
và những học sinh có “nguy cơ” bỏ học để nắm tâm tư, suy nghỉ của các em Khi nắm bắt kịp thời cácthông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích cực trong công tácchuyên cần của học sinh được tốt hơn Để công tác duy trì sĩ số học sinh thì đây cũng là một giải pháp
không kém phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm.(mẫu sổ cán bộ lớp phụ lục)
6 Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tôi chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và cũngrất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, tôi luôn luôn biểu dương các em học yếu
có tiến bộ, các em đã khắc phục được những khuyết điểm để vươn lên và để động viên khích lệ: Tôidùng phần thưởng nhỏ như : tập ,bút ,… để khen thưởng , vui chơi tạo cho các em có được khôngkhí đoàn kết Hầu hết các buổi trong tuần, tôi đều có mặt 15 phút đầu giờ để hướng dẫn các em truybài và trao đổi với cán bộ lớp về tình hình của lớp
Trang 11Ảnh: Tiết sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc và cởi mở
- Hàng tuần tôi đều sơ kết theo tổ chấm chéo với nhau nhằm mục đích ngăn chặn và dập tắt nhữngbiểu hiện xấu của các em khi vừa chớm nở với biểu điểm, có biên bản sinh hoạt lớp do thư ký ghi
chép lại: (mẫu chấm đạo đức- biên bản sinh hoạt phụ lục)
-Hàng tháng tôi đều xếp hạnh kiểm để cho các em có cái nhìn khách quan hơn về sự tu dưỡng
của mình: (mẫu xếp hạnh kiểm)
7 Sự phối hợp với các giáo viên bộ môn:
Việc phối hợp với các giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi sĩ số học sinh qua đó
có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em bỏ học giúp các em học tập tốt hơn Mặt khác cónhững em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôiluôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra cácbiện pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú họctập và đi học đều đặn hơn, điển hình như: Em Thái Nhựt Quang, Phạm Nhựt Trường Tình, Em Đỗ ThịYến Nhi Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong trường để phát hiện vềnăng khiếu cũng như sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồidưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn
8 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi vận động lớp giúp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập,
kể cả tiền hỗ trợ cho các em ; nếu gặp đau ốm lại càng quan tâm hơn cụ thể những trường hợp sau:
- Một số em thiếu vở, sách kể cả tiền như em : Phan Hữu Nghĩa, Phan Thị Mỹ Trà,Đặng Thị ThúyDiễm… Cả lớp góp vở, giảm tiền quỹ, giảm đóng đề kiểm tra, đề thi ủng hộ cho các bạn này có thểhọc tốt hơn và yên tâm hơn trong việc học của mình
Trang 12- Những việc làm nhỏ bé tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn
bó ,các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ cao
9 Tổ chức phong trào:
Dựa vào chủ điểm từng tháng Tôi tổ chức các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với hình
thức:“Rung chuông vàng”, “ Đuổi hình bắt chữ”, “sinh hoạt truyền thống”, “ cho các em xem
clíp về gương điển hình, vượt khó học giỏi”,song song với các phong trào thi đua theo chủ điểm mà
Ban giám hiệu, Đoàn-Đội, tôi phát động riêng trong lớp: “tiết học tốt” “hoa điểm mười”, “những cá
nhân cá biệt tiêu biểu vượt qua chính bản thân cố gắng học giỏi”… nhằm cho các em có tinh thần
“ Học mà vui, vui mà học” và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.Góp phần tích cực vào phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” của trường
Ảnh: Tập thể lớp 8A8 tham gia phong trào “trung thu” năm học 2010-2011
Trang 13Ảnh: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp “Rung chuông vàng”
10 Sự phối hợp với Liên đội:
Tổ chức đoàn đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và rèn luyện ý thức Hàngngày các cán bộ lớp theo dõi số học sinh nghỉ học,ổn định nề nếp, các phong trào để kịp thời báo chogiáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch để tham gia tích cực Anh tổng phụ trách luôn là người sát cánhcùng giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động của các chi đội Vì vậy phong trào của lớp ngàycàng có nhiều tiến bộ vượt bật, các em tham gia phòng trào tích cực, tự giác
Ảnh: lớp 8A8 tham gia kể chuyện Bác Hồ do Liên đội tổ chức