Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế HEPCO” làm luận văn tốt nghiệp
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý luận cơ bản vềtạo động lực làm việc cho nhân viên
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích Vì vậy các nhà quản lý luôn tìm cách để trả lời câu hỏi là tại sao người lao động lại làm việc Để trả lời được cho câu hỏi này các nhà quản trị phải tìm hiểu về động lực của người lao động và tìm cách tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc.
Trên thực tế có nhiều quan điểm về động lực làm việc: “Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong khuyến khích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động” [1]
Có quan điểm khác cho rằng “Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức” [2] Động lực bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, các nhân tố này thường xuyên thay đổi, trừu tượng và khó nắm bắt Có thể kể ra đây một số nhân tố sau: Nhân tố thuộc về bản thân người lao động (hệ thống nhu cầu, mục tiêu lợi ích cá nhân, nhận thức của người lao động, ); Các nhân tố thuộc về công việc (đặc tính công việc, bố trí công việc, ); Các nhân tố thuộc về tổ chức và môi trường (Các chính sách nhân sự, bầu văn hóa không khí của công ty, pháp luật, nội quy, quy chế, ) Các nhân tố này rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi người quản lý phải biết kết hợp tối ưu các nhân tố thúc đẩy khả năng, phạm vi nguồn lực của tổ chức để vừa đạt được mục tiêu cá nhân người lao động, vừa đạt được mục tiêu của tổ chức.
Vì vậy, động cơ lao động là nguyên nhân, lý do để cá nhân người lao động tham gia vào quá trình laoTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾđộng, còn động lực lao động là biểu hiện của sự thích thú, hưng phấn thôi thúc họ tham gia làm việc Động cơ vừa có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho người lao động nhưng nó cũng đồng thời làm thui chột đi mong muốn được làm việc, được cống hiến của họ Người quản lý phải hiểu và phân tích động cơ, động lực của người lao động để đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý để người lao động hoàn thành công việc, đồng thời cũng giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đãđặt ra. Động lực làm việc gồm cả yếu tố hữu hình và vô hình:
- Yếu tố hữu hình phổ biến chính là tiền.
- Các yếu tố vô hình có khả năng mang lại hiệu quả vượt xa kì vọng của doanh nghiệp Các yếu tố vô hình có thể kể đến như: sự tôn trọng của doanh nghiệp và đồng nghiệp, các nỗ lực đóng góp được ghi nhận xứng đáng, được tạo điều kiện chứng minh năng lực bản thân và hoàn thiện chính mình.
Như vậy động lực xuất phát từ bản thân mỗi người, khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau, vì vậy cần nhà quản lý có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động.
1.1.2 Vai trò v ề t ạo độ ng l ự c làm vi ệ c cho nhân viên trong công ty
Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức nhằm hình thành, sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn lao động phù hợp với yêu cầu của công việc của tổ chức Quản trị nhân lực nhằm mục đích thực hiện hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo sự phù hợp thích ứng giữa người lao động và công việc, tạo động lực - khuyến khích tính sáng tạo của người lao động Vì thế, tạo động lực có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Đối với cá nhân người lao động: Tạo động lực giúp cho họ tự hoàn thiện bản thân mình, có ý nghĩa trong công việc và đối với tổ chức.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Đối với tổ chức – doanh nghiệp: Tạo động lực giúp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức hay doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc giữ những người tài cho tổ chức. Đối với xã hội:Tạo động lực thể hiện sự thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu của con người, đảm bảo cho họ được hạnh phúc và phát triển toàn diện, nhờ đó mà thúc đẩy xã hội đi lên góp phần phát triển kinh tế quốc dân.
1.2 Các học thuyết tạo động lực trong lao động
Taylor xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hội quan sát và thực hành quản trị trong nhà máy Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930.
Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
- Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng công nhân;
- Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để thực hiện công việc;
-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phương pháp;
- Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà quản trị.
Biện pháp thực hiện:để thực hiện những nguyên tắc của mình,Taylor đã tiến hành:
- Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc;
- Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải tiến và tối ưu hóa;
- Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều.Tuy nhiên,lý thuyết của Taylor nghiêng về “kỹ thuật hóa, máy móc hóa” con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về quản trị.
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ việc thỏa mãn các nhu cầu theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao Theo trật tự này, nhu cầu của con người được chia thành 5 bậc và theo trật tự như sau:
Sơ đồ 1.1: Tháp phân cấp nhu cầu của A Maslow
(Nguồn: Maslow, A.H (1943), “A theory of human motivation”)
Nhu cầu về sinh học: Là nhu cầu cơ bản nhất của con người bao gồm: thức ăn, nước uống, không khí…Trong tổ chức, vần đề này được phản ánh thông qua sự thỏa mãn nhu cầu về nhiệt độ, không khí tại nơi làm việc và tiền lương để duy trì cuộc sống của người lao động.
Nhu cầu về an toàn: Đây là những nhu cầu cần được an toàn cả về vật chất và tinh thần, không có bất cứ một đe dọa nào, không có bạo lực và được sống trong xã
Nhu cầu tự hoàn hiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ hội có trật tự Trong tổ chức, nhu cầu này được phản ánh qua sự an toàn trong công việc, an toàn nghề nghiệp, tài sản
Nhu cầu xã hội: Thể hiện mong muốn được giao lưu, gặp gỡ, tiếp xúc, thiết lập các mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống và trong công việc, được tham gia vào các tổ chức Tại nơi làm việc, có thể được đáp ứng thông qua các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể ngoài giờ làm việc giữa mọi người lao động trong doanh nghiệp như bữa ăn trưa tập thể, tham gia đội bóng của công ty, các chuyến du lịch, nghỉ mát Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn , đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HUẾ
2.1 Khái quát vềcông ty Cổ phần Môi trường và Công trìnhĐô thị Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ể n c ủ a công ty
- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Môi trường và Công trìnhĐô thị Huế.
- Tên người đại diện: Nguyễn Hồng Sơn
- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
- Địa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Email: info@hepco.com.vn; Website: www.hepco.com.vn
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam Việt Nam, ngày 01/5/1975 Phòng quản lý Đô thị và Nhà đất được thành lập để đảm trách công việc vệ sinh môi trường trong thành phố Huế, đó là tiền thân của Công ty hiện nay Cùng với sự phát triển chung của thành phố Huế và sự lớn mạnh của đơn vị, ngày 28/12/1985, Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành quyết định số 59/QĐ-UB thành lập Công ty Quản lý Công trình Đô thị Huế Năm 1991, Ủy ban nhân dân thành phố Huế ban hành quyết định số 501/QĐ-UB ngày 05/8/1991 thành lập Trung tâm Quản lý Vệ sinh Môi trường Đô thị Huế trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Quản lý Công trình Đô thị Huế.
Qua quá trình phát triển, lớn mạnh và mở rộng địa bàn hoạt động đến các huyện lân cận trong tỉnh, ngày 06/02/1998 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định số 183/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế đảm trách công tác vệ sinh môi trường, quản lý hệ thống điện chiếu sáng, quản lý hệ thống thoát nước, vỉa hè và quản lý các nghĩa trang nhân dân trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thực hiện lộ trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập WTO, ngày 29/11/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 4041/2005/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế thành Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trìnhĐô thị Huế.
Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường và Công trình Đô thị Huế theo Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
+ Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phân, bùn mương cống thoát nước. + Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, vỉa hè, lề đường, hệ thống kênh, mương, hồ, kè thành phố Huế.
+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, trang trí đường phố và hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng nghĩa trang nhân dân, làm dịch vụ mai táng.
+ Tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công các công trình hạ tầng và dân dụng như: hệ thống thoát nước, vỉa hè, lề đường, điện chiếu sáng và trang trí đường phố; các công trình xây dựng, cấp nước, đèn tín hiệu giao thông, các công trình điện, công viên cây xanh, thuỷ lợi, kênh mương, hồ và các tuyến đường giao thông.
+ Hoạt động kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc chuyên ngành phục vụ công cộng, cơ giới thuỷ lợi.
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường khác.
+ Thực hiện chức năng Chủ đầu tư và Quản lý Dự án đối với các công trình hạ tầng do Tỉnh và Thành phố giao về Vệ sinh môi trường, Thoát nước, Điện chiếu sáng, Nghĩa trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Quản lý dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Huế và dự án cải thiện môi trường Đô thị Lăng Cô.
2.1.2 Sơ đồ t ổ ch ứ c c ủ a công ty
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
+ Đại diện chủ sở hữu Công ty: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp: mô hình Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty.
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy Công ty
Công ty gồm có 19 đơn vị trực thuộc với 877người:
+ 05 phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế toán - Tài vụ, phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật và phòng Vật tư- Thiết bị.
+ 02 bộ phận gián tiếp: Ban Thanh tra, Bộ phận Dịch vụ.
+ 12 đơn vị sản xuất: Xí nghiệp Môi trường Bắc Sông Hương, Xí nghiệp Môi trường Nam Sông Hương, Xí nghiệp Vận chuyển - Xe máy, Xí nghiệp Thoát nước,
Xí nghiệp Điện chiếu sáng, Xí nghiệp xử lý chất thải, Xí nghiệp Xây dựng số 1, Xí nghiệp xây dựng số 2, Ban Quản lý nghĩa trang, Xí nghiệp Môi trường Đô thị Lăng
Cô, Xí nghiệp Môi trường và Công trình Đô thị Đô thị Hương Thuỷ và Xí nghiệp Môi trường và Công trìnhĐô thị Đô thị Hương Trà.
2.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc a Các phòng nghiệp vụ
- Phòng Tổ chức - Hành chính
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác quản lý lao động, an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty Thực hiện các nhiệm vụvềhành chínhvănphòng; nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong Công ty, giải quyết các chế độ đối vớingười laođộng; Xây dựng các nội quy, quy chếcủa Công ty.
Xây dựng, đề xuất triển khai, tổng hợp và đánh giá kế hoạch sản xuất, các kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Công ty Xây dựngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ định mức vật tư, nguyên- nhiên - vật liệu; kế hoạch tiền lương, định mức lao động và giá thành sản phẩm dịch vụ của Công ty.
Thiết kế, lập dự toán và nghiệm thu công tác thay thế, sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật do Công ty quản lý Tham mưu cho Tổng Giám đốc ban hành các quy chế quản lý kỹ thuật, quản lý, theo dõi, thực hiện các quy trình đối với công tác chuẩn bị đầu tư - thực hiện đầu tư - nghiệm thu thanh toán, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và quản lý hồ sơ đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án đầu tư phương tiện thiết bị.
- Phòng Kế toán - Tài vụ
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực tài chính trong toàn Công ty Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật về kế toán thống kê Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của Công ty Lập kếhoạch về vốn, đảm bảo vốn cho hoạt động thường xuyên và ngày càng phát triển của Công ty Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ Kế toán - Thống kê cho các đơn vị trực thuộc.
- Phòng Vật tư- Thiết bị
Theo dõi hoạt động, tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải và các thiết bị của Công ty; đề xuất phương án phân công quản lý, phương án sửa chữa phương tiện và bảo hiểm phương tiện của Công ty Chịu trách nhiệm về cungứng, cấp phát vật tư, bảo hộ lao động, công cụ lao động phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cấp phát vật tư theo phiếu xuất kho của Công ty, đồng thời thực hiện việc tổng hợp, đối chiếu nhiên liệu cấp phát với Công ty xăngdầu. b Bộ phận gián tiếp
Thanh tra, kiểm tra và theo dõi chất lượng vệ sinh, chất lượng phục vụ của các
Xí nghiệp Kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiến nghị với lãnh đạo Công ty xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn hệ thống hạ tầng do Công ty quản lý.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ có thu của Công ty Ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng dịch vụ Chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và xây dựng mạng lưới liên kết dịch vụ. c Các đơn vị trực tiếp sản xuất
- Xí nghiệp Môi trường Bắc sôngHương
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HUẾ
MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HUẾ
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại
Công ty cổ phần Môi trường và Công trìnhĐô thị Huế
3.1.1 Căn cứ định hướ ng chung c ủa Hepco đến năm 2025
- Tiếp tục kiện toàn tổchức hoạt động của Công ty theohướngđa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, tập trung vào hai lĩnh vực chínhđó làhoạt động công ích và hoạt động kinh doanh.
- Đối với lĩnh vực công ích, Công ty sẽ mở rộng địa bàn hoạt động bao phủ toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên toàn tỉnh với khối lượng đến năm 2020 dự kiến đạt 552 tấn/ngày.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh, Công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh xây lắp hạ tầng đô thị như điện chiếu sáng, thoát nước - vỉa hè, tư vấn và thiết kế các bãi chôn lấp rác, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị… Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh như mở rộng dịch vụ trọn gói với các hoạt động nghĩa trang mai táng, các dịch vụ phục vụ vệ sinh theo yêu cầu của các cơ quan, tổchức và hộ gia đình.
- Xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Phú Sơn, thị xã HươngThuỷ.
- Xây dựng, vận hành Lò đốt chất thải nguy hại tại Thủy phương, Hương Thủy Hiện dự án đãđược phê duyệt và chuẩn bị triển khai thực hiện.
- Quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắnHương Bình, thị xãHương Trà và triển khai thực hiện dự án xây dựng bãi chôn lấp rác Hương Bình.
- Xây dựng công viên địa đàng và lò hỏa táng phục vụ nhu cầu của cán bộvà nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Triển khai và hoàn thành giai đoạn 1 dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế từ nguồn ODA của chính phủNhật
3.1.2 Định hướ ng v ề v ấn đề t ạo độ ng l ự c làm vi ệ c cho nhân viên t ạ i Hepco
- Cải thiện chính sách trả lương trước đây của Công ty, bên cạnh đó là việc tăng cường chính sách phúc lợi cho người lao động thoả đáng hơn.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích, đãi ngộ người lao động bằng các hình thức: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ Bảo hiểm, công tác nâng lương, nâng bậc, các phúc lợi khác… động viên khích lệ tinh thần để người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc
- Quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực bằng các hình thức: Lựa chọn và cử người lao động tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ, huấn luyện, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; xây dựng quy trình tuyển dụng theo nhu cầu sử dụng, lựa chọn người có trìnhđộ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn đáp ứng từng vịtrí.
- Cung cấp các cơ hội phát triển, những thế mạnh cá nhân cho người lao động trên cơ sở công khai hóa các tiêu chuẩn, các kế hoạch và chương trìnhđể người lao động có thể tiếp cận một cách công bằng Tùy vào mức độ cấp thiết của các nhu cầu (mức độ quan trọng của các nhân tố động cơ làm việc) mà có những mức độ đáp ứng phù hợp với từng cá nhân Trách nhiệm của ban lãnh đạo là người cố vấn đặt mục tiêu cho người lao động thông qua việc truyền đạt sứ mệnh và mục tiêu của Công ty và tổ chức các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong công việc cho người lao động song song với kiểm soát quá trình làm việc từ phía ban lãnhđạo, tránh gây nên những tổn thất cho Công ty.
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành các giá trị truyền thống để đạt được mục tiêu Công ty đề ra.
3.2 Gi ả i pháp hoàn thi ệ n công tác t ạo độ ng l ự c làm vi ệ c cho nhân viên t ạ i Công ty C ổ ph ần Môi trườ ng và Công trình Đô Thị Hu ế
Trên cơ sở những phân tích ở chương 2 về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại HEPCO, chúng ta nhận thấy Công ty đang ngày càng đi đúng hướng, chất lượng nhân lực ngày càng được nâng lên, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân được tóm tắt ở bảng 3.1.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 3.1: Những vấn đề tồn tại và nguyên nhânảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại HEPCO
Vấn đề tồn tại Nguyên nhân
1 Về điều kiện làm việc
- Điều kiện làm việc không đảm bảo antoàn vệ sinh, còn nhiều độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Tính chất và đặc thù của công việc nên người lao động trực tiếp thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, gâyảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thời gian làm việc chưa thật sự hợp lý - Thời gian làm việc theo ca ngày và ca đêm, thường xuyên phải tăng ca, làm khối
2 Về sự ổn định trong công việc
- Tâm lý sợ mất việc, thu nhập không đảm bảo cuộc sống của nhân viên và gia đìnhđối với nhóm lao động dưới 30 tuổi
- Nhóm lao động này có chính sách và quyền lợi khác so với nhóm lao động khác
3 Về chính sách lương và phúc lợi
- Tiền lương không đáp ứng về kỳ vọng và đánh giá không hài lòng với chính sách phúc lợi công ty của nhóm lao động dưới 30 tuổi
- Nhóm lao động trực tiếp dưới 30 tuổi được kí chủ yếu loại hợp đồng thời vụ và hợp đồng trả lương thỏa thuận Công ty có chính sách trả lương, phúc lợi thấp hơn so với những loại lao động khác
4 Về công tác đào tạo
- Công ty chưa ban hành quy chế về công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
- Nội dung chương trình đào tạo hiện nay chủ yếu là nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động
- Công ty chưa thật sự quan tâm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
5 Về sự tự chủ trong công việc
- Đánh giá về việc chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo, cải tiến trong công việc hay quyền quyết định công việc phù hợp và việc tham gia vào lập kế hoạch sản xuất của lao động nữ còn tương đối thấp
- Lao động nam chiếm phần đông so với lao động nữ, các vị trí quan trọng trong các phòng ban, tổ sản xuất cũng ưu tiên lao động nam hơn
- Tiêu chí "Ý kiến cá nhân được lãnh đạo quan tâm và ghi nhận", "Lãnh đạo khuyến khích nhân viên tham gia vào các quyết định quan trọng","Lãnh đạo khéo léo tế nhị khi phê bình" có đánh giá không đồng ý của nhóm lao động trực tiếp khá cao
- Với lao động trực tiếp, việc đưa ra ý kiến phải thông qua đơn vị trực tiếp quản lý, rồi từ đó đơn vị quản lý trình bày lên với lãnhđạo Công ty, họ cũng ít có điều kiện để tham gia vào các quyết định quan trọng