HCM Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành MSHV: 1541890047 I: Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Park Hyatt Saigon đến năm 2025” II: Nhiệm vụ v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN HÓA
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi uận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
Trang 4TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày 30 tháng 08 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN THANH VŨ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/11/1980 Nơi sinh: TP HCM
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành MSHV: 1541890047
I: Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Park Hyatt
Saigon đến năm 2025”
II: Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ trong khách sạn;
- Điều tra, khảo sát, tổng hợp các thông tin liên quan tới sự hài lòng của khách du lịch đang lưu trú tại Park Hyatt Saigon về chất lượng dịch vụ;
- Sử dụng phần mền SPSS 20.0 để xử lý các số liệu thu được từ bảng điều tra, khảo sát;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ tại khách sạn Park Hyatt Saigon đến năm 2025
III: Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 02 năm 2017
IV: Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 30 tháng 08 năm 2017
V: Cán bộ hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN HÓA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS Nguyễn Văn Hóa
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ TS Nguyễn Văn Hóa Số liệu được đưa ra trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Tác giả đề tài
Phan Thanh Vũ
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã tham gia giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Hóa, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn theo sát điều chỉnh những sai sót và tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại khách sạn Park Hyatt Saigon đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và tất cả các du khách đã nhiệt tình tham gia trả lời phiếu khảo sát là cơ sở để tôi thực hiện luận văn này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học; tác giả cũng vô cùng cảm ơn thầy TS Nguyễn Quyết Thắng, Trưởng khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và Quý thầy, cô giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện luận văn
Phan Thanh Vũ
Trang 7TÓM TẮT
Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, từ năm 2011- 2016 và các số liệu thống kê từ phiếu khảo sát về sự hài lòng của khách hàng, Tác giả cũng rút ra được một số kinh nghiệm thực tiễn với những nhận xét sau:
Về ưu điểm: Khách sạn Park Hyatt Saigon mới được sửa chữa và nâng cấp một số cơ sở vật chất, và thay mới một số trang thiết bị trong phòng từ hệ thống điện được sử dụng bằng cảm biến rất thuận tiện cho khách hàng Để tiết kiệm được năng lượng như giảm chi phí, khách sạn đã thay mới hoàn toàn các vật dụng khác như: Giường, nệm, Smart tivi, tủ tivi,.v.v… đặc biệt là có loa mini và máy tính bảng trong phòng cho khách thuận tiện khi sử dụng Trang bị cho nhân viên những điện thoại và Ipad hiện đại để công việc hiệu quả hơn vì không phải mất nhiều thời gian cho việc liên lạc
Bên cạnh đó, còn một số khuyết điểm nhỏ làm cho khách không hài lòng như: Trang thiết bị trong phòng còn vài vật dụng chưa được thay thế, một số vòi sen trong phòng tắm và bồn tắm chưa được thay mới do mất nhiều thời gian và chi phí nên dễ bị hư do sử dụng lâu năm Về mặt quản lý vẫn còn chưa được chặt chẽ vì công tác giám sát và kiểm tra còn yếu kém, do nhân viên mới và nhân viên thực tập nhiều nên nghiệp vụ và kỹ năng còn yếu, cần được huấn luyện thường xuyên
Để Park Hyatt Saigon luôn là một trong những khách sạn dẫn đầu về chất lượng dịch vụ, các nhà quản lý phải nghiên cứu huấn luyện và đào tạo nhân viên thường xuyên, để cập nhật được xu thế phát triển của ngành du lịch Đáp ứng đúng lúc những nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng
Qua đề tài này tác giả nêu ra được thực trạng và một số giải pháp về khách sạn Park Hyatt Saigon, thông qua những số liệu thực tế và kiểm chứng bằng phương pháp phân tích định lượng từ phiếu khảo sát Sau khi tổng hợp phân tích đánh giá kết quả, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong khách sạn để khách sạn Park Hyatt Saigon luôn là một thương hiệu hàng đầu trong khu vực và trên thế giới
Trang 8ABSTRACT
Through the analysis of business result, from 2011 to 2016 and the statistics from the surveys on customer satisfaction The author also gives some practical experience with following comments:
Advantage: Park Hyatt Saigon hotel has been repaired and upgraded some facilities, and replaced some equipment in the room from the electric system is used
by the sensor, it is very convenient for customers and more save energy as well as reduce the cost of hotel Hotel replaced other items such as bed, mattress, smart TV,
TV cabinet, etc Especially, mini speakers and Ipad have always arranged in the room for guest to use as well as modern phones for employees
In addition, there are some small issues that make guest unhappy such as: Some equipment have not been replaced, as the shower in the bathroom and the bathtub has not been replaced due to many new loss time and cost should be easily damaged due to long time use The managements do not follow closely every work because the supervision and inspection are weak, the reason that having lots of new employees and receiving many internships so experiences and skills are weak, need training regularly
Park Hyatt Saigon hotel is always one of the leading hotel in terms of price and service, managers must research training and instruction the staff regularly to update the development trend of tourism industry Providing the needs and expectations of customers at the right time, to satisfy what customers expect
Through this topic, the author also presents some facts and solutions about Park Hyatt Saigon hotel, through practical data and quantitative analysis from surveys questionnaire After analyzing and evaluating results, the authors propose solutions to improve the quality of service in the hotel To Park Hyatt Saigon hotel
is always a leading brand in the region and in the world
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.4 Lược khảo tài liệu nghiên cứu 3
1.5 Bố cục của luận văn 6
Tóm tắt chương 1 7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
2.1.Tổng quan về kinh doanh khách sạn 8
2.1.1 Khái niệm về khách sạn 8
2.1.2 Kinh doanh khách sạn 8
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh khách sạn 9
2.2 Sản phẩm, dịch vụ và chất lượng dịch vụ của khách sạn 9
2.2.1 Sản phẩm và các đặc điểm sản phẩm của khách sạn 9
Trang 102.2.1.1 Sản phẩm khách sạn 9
2.2.1.2 Các đặc điểm sản phẩm khách sạn 10
2.2.2 Dịch vụ và các đặc điểm dịch vụ của khách sạn 11
2.2.2.1 Dịch vụ của khách sạn 11
2.2.2.2 Các đặc điểm dịch vụ của khách sạn 12
2.2.3 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong khách sạn 13
2.3.3.1 Khái niệm chất lượng 13
2.2.3.2 Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách sạn 14
2.2.3.3 Các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khách sạn 16
2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 18
2.3.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng 18
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng 19
2.3.3 Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ 21
2.4 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 22
2.4.1 Mô hình 7 lỗ hổng chất lượng dịch vụ 22
2.4.2 Thang đo SERVQUAL 25
2.5 Quản lý chất lượng dịch vụ khách sạn 26
2.5.1 Khái niệm về quản lý chất lượng dịch vụ khách sạn 26
2.5.2 Các quan điểm về quản lý chất lượng dịch vụ hiện đại được sử dụng trong khách sạn 27
Tóm tắt chương 2 28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Phương pháp nghiên cứu 29
3.2 Thiết kế nghiên cứu 29
3.3 Nghiên cứu sơ bộ định tính 29
3.3.1 Thảo luận tay đôi 29
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính 29
3.3.2.1.Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ 29
Trang 113.3.2.2 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ sự hài lòng của khách hàng và
chất lượng dịch vụ 31
3.4 Nghiên cứu định lượng 30
3.4.1 Mục tiêu 30
3.4.2 Quy trình nghiên cứu 31
3.4.3 Phương pháp chọn mẫu 31
3.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 31
Tóm tắt chương 3 33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Đánh giá thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon 34
4.1.1 Giới thiệu chung về khách sạn Park Hyatt Saigon 34
4.1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị khách sạn 34
4.1.3 Dịch vụ của khách sạn 35
4.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và số lượng cán bộ công nhân viên của Khách sạn 37
4.1.5 Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của Khách sạn Park Hyatt Saigon giai đoạn năm 2011-2016 43
4.2 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ tại khách sạn Park Hyatt Saigon 46
4.2.1 Đội ngũ nhân viên 46
4.2.2 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh 47
4.2.3 Hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ tại Park Hyatt Saigon 48
4.2.4 Các yếu tố khác tác động đến chất lượng dịch vụ của khách sạn Park Hyatt Saigon 50
4.2.4.1 Nguyên vật liệu, hàng hóa (mua vào, dự trữ, sử dụng) 50
4.2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương pháp và công nghệ, thông tin 51
4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 52
4.3.1 Mô tả các biến định tính 52
Trang 124.3.2 Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu khảo sát bằng hệ số Cronbach’s Alpha
54
4.3.2.1 Thống kê mô tả thang đo 54
4.3.2.2.Kiểm định thang đo 56
4.3.3 Phân tích nhân tố 60
4.3.3.1 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập 60
4.3.3.2 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc 62
4.3.4 Hồi quy tuyến tính 65
Tóm tắt chương 4 74
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 75
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 75
5.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 75
5.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 75
5.2.2 Cải thiện quy trình phục vụ 77
5.2.3 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất 78
5.2.4 Các giải pháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng 80
5.2.4.1 Thay đổi linh hoạt cách phân công nhân viên làm việc 80
5.2.4.2 Tăng cường sự phối hợp giữac các bộ phận 80
5.2.4.3 Cải thiện môi trường làm việc 81
5.3 Các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ 81
Tóm tắt chương 5 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁCH SẠN 86
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC 88
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ 94
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO 98
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 102
PHỤ LỤC 6: HỒI QUY 109
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BP : Bộ phận
KL : Khách lẻ QTKL: Quốc tế khách lẻ
TT : Tỉ trọng TCVN: Tiêu chuẩn Việt nam
NĐ – CP: Nghị định – Chính phủ BVHTTDL: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ISO: (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc
tế về tiêu chuẩn hóa CSI: (Customer Satisfaction Index): Chỉ số sự hài lòng khách hàng SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý số liệu thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
KMO: (Kaiser-Meyer-Olkin): Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố
EFA (Exploration Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá DV: Dịch vụ
ATTP: An toàn thực phẩm PV: Phục vụ
NV: Nhân viên CSVC: Cơ sở vật chất HL: Hài lòng
Trang 14DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực của khách sạn từ năm 2011-2016 ….41
Bảng 4.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn từ năm 2011-2016 44
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các thành phần biến định tính ……….52
Bảng 4.4: Thống kê giá trị trung bình và phương sai của thang đo 54
Bàng 4.5: Dịch vụ 56
Bảng 4.6: An toàn thực phẩm 57
Bảng 4.7: Qui trình phục vụ 57
Bảng 4.8: Nhân viên 58
Bảng 4.9: Cơ sở vật chất 59
Bảng 4.10: Sự hài lòng khách hàng 59
Bảng 4.11: Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 1 60
Bảng 4.12: Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 2 61
Bảng 4.13: Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc 62
Bảng 4.14: Kiểm định hệ số tương quan 66
Bảng 4.15: Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy 67
Bảng 4.16: Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy 68
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 69
Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 73
Trang 15
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình CSI 20
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ 7 khoảng cách chất lượng dịch vụ 22
Sơ đồ 2.3: Thang đo SERVQUAL 26
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng 31
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức khách sạn Park Hyatt Saigon 38
Trang 16DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tỷ lệ giới tính lao động khách sạn Park Hyatt Saigon 53
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tỷ lệ độ tuổi lao động khách sạn Park Hyatt Saigon 53
Biểu đồ 4.3: Mức thu nhập của nhân viên khách sạn Park Hyatt Saigon 54
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ Histogram 70
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ P-P lot 71
Biểu đồ 4.6:Biểu đồ Scatterplot……… 72
Trang 17Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do nghiên cứu
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển không chỉ trên phạm vi cả nước Việt Nam mà còn trên cả toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội Khi cuộc sống ngày càng nâng cao và con người ngày càng biết hưởng thụ hơn như là một điều tất yếu Việc tìm đến sự thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và du lịch…đã dần trở thành nhu cầu cần thiết của con người
Từ đó có thể thấy du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển các dịch vụ liên quan như: Lưu trú, vui chơi, nghỉ dưỡng, tham quan, ăn uống,… Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và có nhiều nhu cầu về sự chọn lựa những sản phẩm mà họ cần Để bắt được nhu cầu đó từ lâu ở các nước phát triển đã tìm hiểu và nghiên cứu sâu về nhiều lĩnh vực làm cách nào để thỏa mãn những nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng và làm hài lòng họ Ở Việt Nam, ngành du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Chính vì thế các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tìm cách cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ để chạm đến trái tim của khách hàng là rất cần thiết Nhất là trong thời đại ngày nay, nhu cầu của họ ngày càng cao; vì thế để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì việc đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao Có thể nói chất lượng phục vụ trong khách sạn luôn là yếu tố quyết định thành công; muốn có được hiệu quả kinh doanh tốt thì chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu Vì thế hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng
Trong quá trình làm việc tại khách sạn Park Hyatt Saigon, tác giả nhận thấy mặc dù khách sạn đã cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khá tốt, nhưng để khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu hơn thì người quản lý phải luôn luôn nghiên cứu
để những sản phẩm và dịch vụ của mình cung cấp đến khách hàng là tốt nhất Hơn nữa khi ngành công nghiệp không khói này đang phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn vì vậy để tạo được chổ đứng vững vàng trong lòng khách hàng cũng như có thể nâng cao vị thế của khách sạn nói riêng và cho ngành du lịch
Trang 18Việt Nam nói chung việc nâng cao dịch vụ cung cấp cho khách hàng là điều cần
phải quan tâm hàng đầu Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ tại khách sạn Park Hyatt Saigon đến năm 2025”, nhằm nghiên
cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng dịch
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Khách du lịch lưu trú tại Park Hyatt Saigon,
- Chất lượng dịch vụ khách sạn Park Hyatt Saigon ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách lưu trú
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Khách sạn Park Hyatt Saigon;
- Thời gian: Số liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2017; số liệu nghiên cứu thứ cấp được sử dụng từ năm 2011 đến năm 2016
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khách du lịch lưu trú tại Khách sạn bằng 330 bảng câu hỏi định tính và định lượng về các dịch vụ Người khảo sát phỏng vấn trực tiếp đối tượng khách du lịch và điền trực tiếp vào phiếu khảo sát; kết quả thu đủ 330 phiếu với đầy đủ các thông tin
Trang 19- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên các số liệu khảo sát thực tế, tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm xác định các yếu tố dịch vụ ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác hơn Từ đó, khách sạn sẽ có những cải thiện thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giúp khách hàng luôn cảm thấy hài lòng
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ, quy trình phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh khách sạn Đây là ý nghĩa quan trọng nhất vì mọi doanh nghiệp hay cá nhân trong doanh nghiệp có thể nhận thấy cố gắng của mình trong kết quả kinh doanh Chất lượng dịch vụ là công cụ hết sức hữu hiệu làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Một khách sạn với chất lượng dịch vụ tốt không những giữ vững được thị trường khách hiện tại mà còn có thể thu hút thêm khách hàng mới trong tương lai
Dựa trên việc nghiên cứu các lý luận về sự hài lòng của khách hàng, tác giả
đã xây dựng bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch lưu trú tại tại khách sạn Cùng với đó để nghiên cứu xác định các yếu tố thu được tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả thu được là
cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn, xây dựng lòng tin và uy tín mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
1.4 Lược khảo tài liệu nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ Các nghiên cứu đưa ra nhiều khái quát các cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài đang thực hiện
Trang 201.4.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Lê Hữu Trang (2007) nghiên cứu: “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng
về dịch vụ khách hàng của công ty cổ phần du lịch An Giang” Nghiên cứu này dựa vào lý thuyết chất lượng dịch vụ, lý thuyết về đo lường và đánh giá thang đo, trong
đó thang đo SERVQUAL làm cơ sở lý thuyết để đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khách sạn Thang đo SERVQUAL khi áp dụng để đo lường chất lượng dịch vụ khach sạn và sự hài lòng của khách hàng đã có những điều chỉnh nhất định Cụ thể, mô hình nghiên cứu ban đầu của đề tài có 06 thành phần: (1) Sự tin cậy; (2) Sự cảm thông; (3) Sự bảo đảm; (4) Sự phản hồi; (5) Phương tiện hữu hình; (6) Sự tín nhiệm Kết quả nghiên cứu cuối cùng của đề tài chỉ còn lại 04 thành phần: (1) Sự tin cậy; (2) Sự phản hồi; (3) Phương tiện hữu hình; (4) Sự tín nhiệm có tác động đến sự hài lòng của khách hàng
Hà Thị Hớn Tươi (2008) nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của Công ty Dịch vụ du lịch Phú Thọ” Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố
đo lường chất lượng dịch vụ tiệc cưới, xây dựng và điều chỉnh thang đo chất lượng dịch vụ tiệc cưới, đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới và đè xuất các giải phấp để nâng cao chất lượng dich vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ Thang
đo SERVQUAL được tác giả sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới với
05 thành phần cơ bản của thang đo: (1) Khả năng đáp ứng; (2) Năng lực phục vụ; (3) Mức độ tin cậy; (4) Sự đồng cảm; (5) Phương tiện vật chất hữu hình Sau khi đo lường và phân tích các yếu tố, kết quả đã cho thấy 06 yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới và được sắp xếp theo một trình tự mức độ quan trọng dần,
đó là: (1) Mức độ tin cậy; (2) Năng lực phục vụ; (3) Khả năng đáp ứng; (4) Phương tiện vật chất hữu hình; (5) Tiếp cận thuận tiện; (6) Sự đồng cảm; cả 06 yếu tố này đều có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của thực khách
Nguyễn Duy Quang (2011) nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế tại khách sạn Green Plaza – Đà Nẵng” Ban đầu nghiên cứu này đưa ra mô hình lý thuyết sau khi sử dụng 02 phương pháp định tính và định lượng để xác định với 7 nhân tố Nhưng khi tiến hành nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
Trang 21khẳng định, nhân tố bị loại bỏ là: nhân tố “Nhân viên” Từ đó cho ra được kết quả nghiên cứu cuối cùng gồm 06 nhân tố: (1) Các dịch vụ giá trị gia tăng; (2) Phòng nghỉ; (3) Giá cảm nhận; (4) Sự tiện lợi; (5) An ninh; (6) Đồ ăn/thức uống với 26 biến quan sát thực sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế
Tóm lại xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đã có rất nhiều nghiên cứu Mỗi tác giả tiếp cận một khía cạnh khác nhau và cũng có những kết quả đánh giá tương đồng Từ việc kế thừa và chọn lọc những nhân tố đặc trưng, phổ biến của các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên cứu riêng
để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố trên
1.4.2 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Parasuraman (1985) đã đưa ra mười nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ được liệt kê sau đây: (1) Khả năng tiếp cận (Access); (2) Chất lượng thông tin liên lạc (Communication); (3) Năng lực chuyên môn (Competence); (4) Phong cách phục vụ (Courtesy); (5) Tôn trọng khách hàng (Credibility); (6) Đáng tin cậy (reliability); (7) Hiệu quả phục vụ (responsiveness); (8) Tính an toàn (security); (9) Tính hữu hình (Tangibles); (10) Am hiểu khách hàng (Understanding the customer) Tuy mô hình 10 thành phần chất lượng dịch vụ nêu trên thể hiện dược tính bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ nhưng có nhược điểm là phức tạp trong đo lường chất lượng dịch vụ Hơn nữa, mô hình này mang tính lý thuyết và có nhiều thành phần mô hình không đạt được giá trị phân biệt
Parasuraman, Zeithaml và Berry (1998) đã khái quát hóa thành 5 nhân tố bằng cách kết hợp những nhân tố có tính tương quan với nhau cụ thể như sau: Phương tiện hữu hình (tangibility) là sự thể hiện bên ngoài về cơ sở vật chất, thiết bị, vật liệu, công cụ thông tin, nhân viên…; Sự đáp trả (responsiveness) là mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng kịp thời; Sự đảm bảo (assurance) là kiến thức, chuyên môn, phong cách của nhân viên phục vụ, khả năng làm cho khách hàng tinh tưởng; Sự cảm thông (empathy) là thể hiện sự ân cần, sự quan tâm đến cá nhân khách hàng; Độ tin cậy (reliability) là khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác những gì đã cam kết với khách hàng
Trang 22Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ được xem xét dựa trên hai tiêu chí
là chất lượng chức năng (FSQ: Functional Service Quality) và chất lượng kỹ thuật (TSQ: Technical Service Quality) và chất lượng dịch vụ bị tác động mãnh mẽ bởi hình ảnh doanh nghiệp (corporate image) Như vậy, Gronroos đã đưa ra ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ là chất lượng chức năng, chất lượng kỹ thuật và hình ảnh doanh nghiệp (gọi tắt là mô hình FTSQ) Vào năm 1990, Gronroos đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra sáu nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ như sau: (1) Có tính chuyên nghiệp (professionalism and skills); (2) Có phong cách phục vụ ân cần (attitudes and behaviour); (3) Có tính thuận tiện (accessibility and flexibility); (4)
Có sự tin cậy (reliability and trustworthiness); (5) Có sự tín nhiệm (reputation and credibility); (6) Có khả năng giải quyết khiếu kiện (recovery)
Zeitham và Bitner (2000) cho rằng giá của dịch vụ có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng, mức độ hài lòng và giá trị dịch vụ bởi vì dịch
vụ có tính vô hình cao và khó xét đoán trong việc thực hiện
Sureshchander và ctg (2001): Xuất phát từ sự phê phán của các tác giả trong các tài liệu nghiên cứu về mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman (1985), đã cẩn trọng tiến hành xem xét lại 22 biến quan sát SERVQUAL cho thấy phần lớn các biến quan sát đều thể hiện sự tương tác giữa nhân viên và khách hàng trong qua trình cung cấp dịch vụ và phần còn lại thể hiện ở các khía cạnh hữu hình (trang thiết bị, cơ sở vật chất,…) Công cụ đo lường này dường như đã bỏ qua các yếu tố quan trọng khác của chất lượng dịch vụ, cụ thể như: sản phẩm dịch vụ hoặc các loại hình dịch vụ cốt lỗi, hệ thống/tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ (các yếu tố không phải con người) và trách nhiệm xã hội của tổ chức dịch vụ Cho nên, để tổng quát hóa về đo lường chất lượng dịch vụ, Sureshchander
và ctg (2000) đã đề xuất mô hình đo lường chất lượng dịch vụ trong quy trình phục
vụ khách hàng gồm 41 biến quan sát với 5 thành phần như sau: (1) Sản phẩm dịch
vụ cốt lỗi; (2) Yếu tố con nguời cung cấp dịch vụ; (3) Hệ thống cung cấp dịch vụ; (4) Phương tiện hữu hình; (5) Trách nhiệm xã hội
1.5 Bố cục của luận văn
Chương 1: Phần mở đầu
Trang 23Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đề cập đến các vấn đề nghiên cứu sau: Lý do chọn đề tài nghiên cứu; Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết cấu của đề tài Chương tiếp theo tác giả trình bày về cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ trong khách sạn
Trang 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về kinh doanh khách sạn
2.1.1 Khái niệm về khách sạn
Theo Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự (2008): “ Khách sạn là sơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ nghỉ qua đêm và các nhu cầu khác của du khách như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí Tuỳ theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị
và chế độ phục vụ… mà các khách sạn được phân hạng khác nhau”
Trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” (1995), khách sạn là nơi mà bất
kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó Mỗi buồng ngủ trong đó phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm) Mỗi buồng đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch
vụ khác như dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị Photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí khác Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay
Tại Việt Nam, theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách
du lịch Khách sạn quốc tế là khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được xếp từ 1 đến 5 sao theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch
Việc kinh doanh khách sạn này không chỉ đòi hỏi lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt Để đối phó được các yếu tố gây bất lợi, ngoài việc
có trình độ chuyên môn cao, ngân sách vốn, khả năng tương tác làm việc giữa con
Trang 25người với con người, ngoài kỹ năng về tư duy, thì người đứng đầu quản lý phải trang nhiều kiến thức khác như tổ chức và quản lý, kiến thức về tài chính, Marketing,
2.1.3 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
o Phụ thuộc nguồn tài nguyên du lịch
o Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn
o Kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều nhân công, lượng lao động trực tiếp, tính thời vụ
o Tính chất phục vụ trong khách sạn đòi hỏỉ phải liên tục trong tất cả thời gian
o Phải nghiên cứu, nắm bắt được yêu cầu của các đối tượng khách khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của họ
o Sản phẩm dịch vụ do khách sạn tạo ra không thể lưu kho, mang đi tiêu thụ hay quãng cáo
về người trả tiền
* Sản phẩm dịch vụ: Là những sản phẩm phi vật chất, nó có giá trị về vật chất hay tinh thần mà khách hàng bỏ tiền ra để đổi lấy chúng, có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hoặc không hài lòng
Xét về góc độ các thành phần cấu thành nên sản phẩm dịch vụ của khách sạn thì sản phẩm của khách sạn bao gồm:
* Phương tiện thực hiện dịch vụ: Là những cái có trước khi dịch vụ được cung cấp đến khách hàng, nói cách khác đó chính là những yếu tố trong quá trình
Trang 26sản xuất để tạo ra sản phẩm dịch vụ như: kiến trúc khách sạn, trang trí nội thất, trang thiết bị, v.v
* Hàng hóa bán kèm: Là những hàng hóa được khách hàng tiêu thụ trong thời gian sử dụng dịch vụ của khách sạn; những hàng hóa này có thể được cung cấp miễn phí để phục vụ cho việc sinh hoạt thường ngày của khách Ví dụ: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, v.v
* Dịch vụ hiện: Là những lợi ích trực tiếp mà khách hàng dễ dàng cảm nhận được khi tiêu dùng và cũng là những khía cạnh chủ yếu của dịch vụ mà khách hàng muốn mua, như: thái độ phục vụ của nhân viên, sự hấp dẫn của món ăn, v.v Các yêu cầu này phụ thuộc vào việc đào tạo nhân viên về nghiệp vụ lẫn tinh thần trách nhiệm, về tính ổn định và sẵn sàng của dịch vụ
* Dịch vụ ẩn: Là những lợi ích mang tính chất tâm lý mà khách hàng chỉ cảm nhận được sau khi đã tiêu dùng; yếu tố này mang tính chủ quan, tùy vào sự cảm nhận và đánh giá của từng người như mức độ an toàn, thời gian phục vụ, sự riêng tư, môi trường xung quanh, v.v
* Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao
Nhu cầu của khách rất phong phú và đa dạng nên trong cơ cấu sản phẩm khách sạn không thể giới hạn ở một hay một vài dịch vụ Sản phẩm phải được bổ sung để dần đi đến sự hoàn thiện của quy trình phục vụ khách từ hoạt động lưu trú,
ăn uống đến các hoạt động vui chơi giải trí tại khách sạn cũng như tổ chức các
Trang 27chương trình du lịch cho khách lưu trú mỗi khi họ cần Đặc biệt, việc đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung sẽ giúp khách sạn nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ
* Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng Trên thực tế, khách có vai trò quyết định đối với việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ Cụ thể như khi nhà cung cấp bán hàng (cho thuê dịch vụ phòng, dịch
vụ ăn uống, v.v.) cho khách; khách hàng sử dụng chúng, lúc đó sản phẩm dịch vụ mới được tạo ra Chính vì điều này buộc khách sạn phải đứng trên quan điểm của người sử dụng để thiết kế, xây dựng bố trí, mua sắm các trang thiết bị và lựa chọn cách trang trí nội thất bên trong và ngoài để có thể thu hút được khách hàng đến với khách sạn và đạt được mục tiêu kinh doanh
* Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật Các điều kiện này hoàn toàn tùy thuộc vào các quy định của mỗi quốc gia cho từng loại, hạng và tùy thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch ở đó Ở Việt Nam, các điều kiện về cơ sở vật chất
kỹ thuật của một khách sạn phải tuân theo đúng Luật Du lịch, Nghị định của Chính phủ về kinh doanh lưu trú và ăn uống, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch và thỏa mãn các điều kiện về mức độ trang thiết bị tiện nghi theo tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam
2.2.2 Dịch vụ và các đặc điểm dịch vụ của khách sạn
2.2.2.1 Dịch vụ của khách sạn
Theo Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự (2008), Dịch vụ khách sạn là sản phẩm đặc biệt, có giá trị và giá trị sử dụng như tất cả các sản phẩm thông thường nhằm đáp ứng các nhu cầu mong đợi của những người có khả năng thanh toán các dịch vụ
Có thể kể ra một vài ví dụ về dịch vụ như cho thuê buồng phòng, ăn uống tại nhà hàng, vui chơi giải trí, v.v
Các dịch vụ cơ bản trong khách sạn được chia thành hai loại: Dịch vụ chính
và dịch vụ bổ sung Đây là hình thức phân loại phổ biết nhất vì nó đã nêu bật được các loại hình dịch vụ mà khách sạn có thể phục vụ cho khách hàng
Trang 28- Dịch vụ chính: Là những dịch vụ cơ bản thường bao gồm dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống Các dịch vụ này phục vụ các nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu trú tại khách sạn
- Dịch vụ bổ sung: Là các dịch vụ khách ngoài hai dịch vụ nêu trên, nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, như nhu cầu về thực hiện công việc (dịch vụ cho thuê hội trường để tổ chức hội nghị, hội thảo, dịch vụ cho thuê thư ký, v.v.), nhu cầu về vui chơi giải trí (Casino, bể bơi, Massage, quán Bar, v.v.) và các nhu cầu khác như giặt là, mang vác hành lý, v.v
2.2.2.2 Các đặc điểm dịch vụ của khách sạn
Dịch vụ là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa thông thường như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được
Theo Lê Bội Minh (1998) thì đặc điểm của sản phẩm dịch vụ có:
- Tính vô hình: Dịch vụ không có hình dáng cụ thể, không thể sờ mó, cân đong, đo đếm một cách cụ thể như đối với các sản phẩm vật chất hữu hình Khi mua sản phẩm vật chất, khách hàng có thể yêu cầu kiểm định, thử nghiệm chất lượng trước khi mua nhưng sản phẩm dịch vụ không thể tiến hành đánh giá như thế Do tính vô hình, dịch vụ không có “mẫu” và cũng không có “dùng thử” như sản phẩm vật chất Chỉ thông qua việc sử dụng dịch vụ, khách hàng mới có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng dịch vụ một cách đúng đắn nhất
- Tính không đồng nhất: Đặc tính này còn được gọi là tính khác biệt của dịch
vụ Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục
vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm phục vụ Hơn thế, cùng một loại dịch vụ cũng có nhiều mức độ thực hiện từ “cao cấp”, “phổ thông” đến “thứ cấp” Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dịch vụ hoàn hảo hay yếu kém khó có thể xác định dựa vào một thước
đo chuẩn mà phải xét đến nhiều yếu tố liên quan khác trong trường hợp cụ thể
- Tính không thể tách rời: Tính chất này thể hiện ở việc khó có thể phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn là sản xuất và sử dụng Sự tạo thành và sử dụng dịch vụ
Trang 29thông thường diễn ra đồng thời cùng lúc với nhau Nếu hàng hóa thường được sản xuất, lưu kho, phân phối và sau cùng mới giao đến người tiêu dùng thì dịch vụ được tạo ra và sử dụng ngay trong suốt quá trình tạo ra đó Đối với sản phẩm hàng hóa, khách hàng chỉ sử dụng ở giai đoạn cuối cùng; còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ Nói cách khác, sự gắn liền của hai quá trình này làm cho dịch vụ trở nên hoàn tất
- Tính không thể cất trữ: Dịch vụ không thể cất trữ hay lưu kho rồi đem bán như hàng hóa khác Chúng ta có thể ưu tiên thực hiện dịch vụ theo thứ tự trước sau nhưng không thể đem cất dịch vụ rồi sau đó đem ra tiêu thụ vì dịch vụ thực hiện xong là hết, dịch vụ là sản phẩm được bán khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó
2.2.3 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong khách sạn
2.2.3.1 Khái niệm chất lượng
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, được sử dụng phổ biến
và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cho đến ngày nay Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế Đứng trên nhiều góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh
mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường
Theo các nhà sản xuất chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước Định nghĩa này cụ thể, mang tính thực tế cao, đảm bảo nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng Tuy nhiên, quan niệm chất lượng này chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến việc đạt được những chỉ tiêu chất lượng đặt ra
Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.Theo W.Edwards Deming
Trang 30(1950) thì: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”
Những quan niệm theo hướng thị trường được hầu hết các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng do nó phản ánh đúng nhu cầu đích thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả cao, củng cố được thị trường và phát triển kinh doanh bền vững
Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó Quan niệm này đã đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc
sử dụng các nguồn lực
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp được thống nhất và thuận lợi, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (1994) đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “Chất lượng là mức
độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” Yêu cầu có nghĩa
là những nhu cầu hay mong đợi của khách hàng được đưa ra hay tiềm ẩn Do ứng dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp thuận rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 (1994) là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng với nhu cầu chủ quan của khách hàng
2.2.3.2 Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ của khách sạn
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách sạn có vai trò quan trọng Một khách sạn muốn tồn tại và cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ cạnh tranh thì phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn nữa Chất lượng phục vụ thể hiện tiêu chuẩn của khách sạn Tiêu chuẩn khách sạn càng cao tầm cỡ 4 đến 5 sao thì yêu cầu chất lượng phục vụ càng cao Việc nâng cao chất lượng phục
vụ là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mà khách sạn cung cấp làm cho khách hàng hài lòng nhất (Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự, 2008)
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao giúp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn Chất lượng phục vụ cao giúp khách sạn giữ chân được các khách hàng cũ, tạo ra
Trang 31khách hàng chung thủy và thu hút thêm nhiều khách hàng mới Chúng ta đều biết phục vụ trong khách sạn rất khó đo lường và đánh giá chất lượng Khách hàng đến thường dựa vào độ tin cậy như thông tin truyền miệng hoặc kinh nghiệm đã có của bản thân để đưa ra quyết định đến sử dụng các sản phẩm dịch vụ khách sạn Như vậy, chất lượng phục vụ cao không chỉ tác dụng giữ khách cũ mà còn kéo thêm khách hàng mới đến với khách sạn mà không hề tốn các chi phí cho hoạt động Marketing, quảng cáo (Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự, 2008)
Tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá bán một cách hợp lý trên thị trường Thị trường khách du lịch là thị trường chính, quan trọng nhất của khách sạn Đây cũng là thị trường khách khó tính nhất, có khả năng thanh toán cao và cũng luôn đòi hỏi rất cao về chất lượng phục vụ Mặt khác nhu cầu du lịch là nhu cầu của con người mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên và môi trường sống đầy bận rộn, căng thẳng, nhàm chán hàng ngày để đến một nơi thú vị hơn Khách mong muốn được thực sự nghỉ ngơi, thư giãn một cách thoải mái Khách du lịch không bao giờ muốn tốn thời gian, tiền bạc của mình để chuốc lấy những sự phiền toái, bực mình hay khó chịu Chính vì vậy họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn nếu biết trước chắc chắn rằng họ mua được những sản phẩm có chất lượng tốt (Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự, 2008)
Nâng cao chất lượng phục vụ giúp khách sạn giảm thiểu các chi phí cho doanh nghiệp Ngoài việc giảm thiểu các chi phí Marketing và chi phí cho hoạt động quảng cáo, việc không ngừng hoàn thiện chất lượng phục vụ còn là biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp
Chất lượng phục vụ được đảm bảo sẽ giảm khả năng mắc lỗi trong quá trình phục vụ Điều đó sẽ giúp tối thiểu hóa các hao phí về thời gian và chi phí cho hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình phục vụ; đồng thời giảm các chi phí cho việc sửa chữa cho các sai sót Chi phí đền bù thiệt hại cho khách, chi phí đối phó với các dự luận không tốt, chi phí xử lý cho các phàn nàn của khách hàng
Chất lượng phục vụ cao sẽ làm giảm các chi phí bất hợp lý về nhân lực vì những khách sạn duy trì đảm bảo chất lượng phục vụ tốt sẽ cung cấp cho người lao động môi trường làm việc tích cực Nhân viên cũng có khuynh hướng gắn bó lâu
Trang 32dài và trung thành hơn với doanh nghiệp khách sạn Do đó hệ số luân chuyển lao động của khách sạn sẽ giảm, chi phí việc tuyển mộ, lựa chọn nhân viên do sự xáo trộn thường xuyên giảm Nhân viên thường cảm thấy tự hào khi được làm việc ở những doanh nghiệp có uy tín, danh tiếng trên thị trường, họ nhận thấy những lợi ích của khách sạn gắn chặt với lợi ích của bản thân mỗi người lao động Để được gắn bó với doanh nghiệp, nhân viên thường tự giác hơn trong công việc đồng thời
tự học hỏi và nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân, tự hoàn thiện những mặt còn thiếu để đáp ứng được yêu cầu của thực tế Như vậy chất lượng phục vụ cao giúp giảm thiểu các chi phí đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên cho khách sạn (Vũ Đức Minh, 1999)
2.2.3.3 Các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khách sạn
Theo Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự (2008) thì các yếu tố cấu thành ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm của khách sạn bao gồm:
a Các yếu tố thuộc về nhà cung ứng khách sạn
Là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách sạn gồm: Cơ
sở vật chất kỹ thuật- công nghệ, phương pháp tổ chức, quản lý, đội ngũ lao động của khách sạn, nguyên vật liệu, giá cả, sự phối hợp giữa các bộ phận và các yếu tố khác Sự phân chia các yếu tố này chỉ mang tính chất quy ước, tất cả các nhóm yếu
tố đó điều trong một tổng thể thống nhất và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cụ thể như sau:
- Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật- công nghệ: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn Cơ sở vật chất kỹ thuật- công nghệ càng hiện đại sẽ tạo điệu kiện thực hiện tốt và nâng cao chất lượng dịch
vụ Cơ sở vật chất kỹ thuật còn là cơ sở cho khách hàng cảm nhận và tin tưởng vào dịch vụ của khách sạn trước khi họ quyết định mua Bởi sản phẩm dịch vụ là vô hình nên cơ sở vật chất kỹ thuật chính là một trong những bằng chứng chứng nhận
về chất lượng dịch vụ Nó tác động tới ấn tượng ban đầu của khách hàng, do đó nó
sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vu
- Yếu tố nguyên vật liệu và hàng hóa: Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn gồm yếu tố “dịch vụ” và yếu tố “hàng hóa” Mặc dù yếu tố “dịch vụ” là yếu tố
Trang 33quyết định đến chất lượng dịch vụ nhưng yếu tố “hàng hóa” rất quan trọng Bởi nếu không có nó sẽ không tồn tại một sản phẩm hoàn chỉnh cho du khách Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong kinh doanh ăn uống của khách sạn; đó là nguyên vật liệu đầu vào để chế biến các món ăn, đồ uống phục vụ khách hàng, số lượng đúng thời lượng,… có như vậy mới ổn định và chủ động được trong quá trình sản xuất, phục vụ khách hàng đảm bảo chất lượng dịch vụ
- Yếu tố con người: Chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ của khách sạn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người Đối với lãnh đạo và các cấp quản lý thì trình độ quản lý, nhận thức về chất lượng…Quyết định đến chủ trương chính sách đúng đắn về hoạt động kinh doanh từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng dịch vụ Đối với nhân viên, người cung cấp dịch vụ cho du khách thì trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng.v.v là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ khách sạn Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức của nhân viên trong việc duy trì và thúc đẩy nâng cao chất lượng của khách sạn Muốn vậy doanh nghiệp khách sạn cần phải đào tạo và tạo điều kiện cho họ để hoàn thành nhiệm vụ
- Yếu tố phương pháp tổ chức quản lý: Phản ánh mối quan hệ chính thức, giúp cho các nhà quản lý giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản trong khách sạn Phương pháp quản lý ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ là cơ cấu tổ chức bộ máy mà còn là chính sách, cơ chế, hệ thống thông tin quản lý, giám sát.v.v
có thể nói rằng: việc một khách sạn chọn phương pháp tổ chức quản lý như thế nào
để phù hợp đóng một vai trò không nhỏ trong việc quản lý chất lượng dịch vụ Chẳng hạn nếu một khách sạn chọn mô hình quản lý không phù hợp với cơ chế hoạt động của mình thì sẽ gây rối loạn đến công tác quản lý chung về chất lượng dịch vụ
và ngược lại Ngoài ra, phương pháp, cơ chế quản lý phù hợp sẽ tạo ra điều kiện cho việc giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp cho du khách
b Các yếu tố thuộc về khách hàng
Chúng ta xem xét ảnh hưởng của khách hàng dưới góc độ là người tiêu dùng
và khách hàng là yếu tố tham gia sản xuất
Trang 34- Khách hàng dưới góc độ người tiêu dùng: Không ai khác, chính khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ, nó mang tính chủ quan của khách Vì vậy, sự nhận thức và sự hiểu biết tâm lý sẽ quyết định đến chất lượng dịch vụ mà khách hàng đó tiêu dùng Cùng một sản phẩm dịch vụ khách sạn nhưng phục vụ cho những đối tượng khách khác nhau thì họ sẽ có những cảm nhận, đánh giá khác nhau về sản phẩm dịch vụ đó Như vậy, doanh nghiệp khách sạn cần phải hiểu biết được các mong đợi của khách và hoạt động kinh doanh của mình luôn phải hướng vào khách
mà phục vụ Đặt chúng ta vào vị trí của từng đối tượng khách để xem muốn gì nhằm đưa ra dịch vụ phù hợp nhất thỏa mãn nhu cầu của họ
- Khách hàng dưới góc độ là yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ: Trước tiên, để đưa ra quyết định sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, khách sạn cần tìm hiểu nhóm khách hàng và nhu cầu của họ như thế nào? Nhằm đề ra giải pháp một cách chính xác, phù hợp với từng đối tượng Như vậy, những thông tin của khách hàng là một trong những cơ sở đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất sản phẩm và phục vụ Bên cạnh đó sự hợp tác của khách hàng còn thể hiện ở việc cung cấp những thông tin phản hồi cho nhân viên, để nhà cung cấp có thể sửa chữa, điều chỉnh và cung ứng dịch vụ tốt hơn Từ đó người làm dịch
vụ phải đoán biết được nhu cầu của từng khách hàng đang mong muốn điều gì để cung cấp dịch vụ cho phù hợp
c Các yếu tố khác
Nhu cầu về nền kinh tế, sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, hiệu lực cơ chế quản lý Nhà nước, về phong tục tập quán, v.v Những nhân tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực mang tính khách quan tới đến chất lượng dịch vụ của khách sạn
2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
2.3.1 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng
Theo Philip Kotler (2003), sự thỏa mãn- hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ Mức
độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếu kết
Trang 35quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì hài lòng và nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì rất hài lòng Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm tiêu dùng, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh
Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng Theo Oliver (1999)
và Zineldin (2000) thì sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm hay toàn
bộ cảm nhận của khách đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận được so với mong đợi trước đó Nói một cách đơn giản, sự hài lòng chính là trạng thái hay cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch
vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó (Levesque và McDougall, 1996) Hay theo Kotler (2003) sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm hay dịch vụ với những kỳ vọng của người đó Trong khi đó, Oliva và cộng sự (1995) thì lại cho rằng sự hài lòng của khách hàng là một nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa những giá trị của sản phẩm, dịch vụ so với những mong đợi trước đó của khách về chúng Dựa trên những nghiên cứu, Churchill và Peter (1993) đã đưa ra kết luận sự hài lòng còn là một trạng thái trong đó những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hàng lặp lại, lòng trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng
Chỉ số hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tố được cấu thành từ nhiều yếu tố đặc trưng của sản phẩm Sự hài lòng của khách hàng được xem như một sự đánh giá toàn diện về việc sử dụng một dịch vụ hay hoạt động sau khi bán của doanh nghiệp và đây là yếu tố cốt lõi của mô hình CSI Xung quanh các biến này là hệ thống các mối quan hệ nhân quả xuất phát từ những biến
số như: Sự mong đợi (Expectation), chất lượng cảm nhận (Perceived Quality), hình ảnh thương hiệu (Brand Image) tạo nên giá trị cảm nhận (Perceived Value) kèm theo các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành (Customer Loyalty) hay
sự than phiền của khách hàng (Customer Complaints)
Trang 36Sơ đồ 2.1: Mô hình CSI
(Nguồn: Fornell, 2000)
- Hình ảnh thương hiệu
+ Ấn tượng chung về hình ảnh của thương hiệu;
+ Đặc trưng hoặc mức độ nổi trội về đặc tính của thương hiệu theo quan điểm của khách hàng
- Chất lượng mong đợi
+ Chất lượng mong đợi một cách tổng quát;
+ Chất lượng mong đợi theo yêu cầu của khách hàng
+ Chất lượng mong đợi thật sự;
+ Chất lượng mong đợi về dịch vụ
Hình ảnh thương hiệu
Phàn nàn của khách Lòng trung thành
Giá trị cảm nhận
Sự hài lòng của khách
Trang 37+ Chất lượng cảm nhận theo yêu cầu hoặc cảm nhận mức độ sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu;
+ Chất lượng cảm nhận thật sự;
+ Chất lượng cảm nhận về dịch vụ
- Giá trị cảm nhận
+ Đánh giá chất lượng theo giá cả;
+ Đánh giá giá cả theo chất lượng
- Sự hài lòng khách hàng
+ Thỏa mãn một cách tổng quan đối với sản phẩm;
+ Mong đợi không được đáp ứng;
+ Thỏa mãn trong sự sánh với các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm, dịch vụ;
+ Khoảng cách với sản phẩm lý tưởng
- Sự phàn nàn của khách hàng
+ Chưa thỏa mãn về việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ:
+ Các yêu cầu riêng biệt không được đáp ứng
2.3.3 Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch
vụ
Từ phân tích mô hình CSI ta có thể thấy được là từ sự mong đợi về chất lượng dịch vụ và qua chất lượng dịch vụ nhận được sẽ tạo nên giá trị cảm nhận cho khách hàng
Khi khách hàng mong đợi nhận được một chất lượng đúng hoặc hơn so với giá trị họ bỏ ra họ sẽ cảm thấy thỏa mãn, thấy hài lòng và sẽ trở nên trung thành với nhãn hiệu; đồng thời sẽ mang đến thêm nhiều những khách hàng mới cho khách sạn
Ngược lại khi những gì họ nhận được từ dịch vụ cung cấp không tương xứng, thấp hơn với những gì họ bỏ ra và chờ đợi thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy bất mãn, không hài lòng; ngoài việc không quay trở lại họ đồng thời sẽ lan truyền sự bất mãn đó đến những người khác, hình ảnh thương hiệu khách sạn sẽ trở nên tiêu cực
Trang 382.4 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
2.4.1 Mô hình 7 lỗ hổng chất lượng dịch vụ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ 7 lỗ hổng chất lượng dịch vụ
(Nguồn: Hà Nam Khách Giao, 2011)
- Lỗ hổng 1: Khoảng cách giữa mong đợi của khách và nhận thức của nhà quản trị khách sạn về mong đợi Điều cơ bản của sự khác biệt này là do khách sạn không hiểu hết được những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình cũng như cách thức chuyển giao dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Giải pháp cải thiện: Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách, của nhóm khách tiềm năng mà họ hướng đến
- Lỗ hổng 2: Khoảng cách này xuất hiện khi khách sạn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính của chất lượng Khoảng cách thứ hai phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thiết kế sản phẩm của khách sạn
Trang 39Giải pháp cải thiện: Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ thiết kế sản phẩm
- Lỗ hổng 3: Khoảng cách này xuất hiện trong quá trình thực tế phân phối sản phẩm tới khách, khi nhân viên không chuyển giao dịch vụ cho họ theo những đặc tính chi tiết chất lượng dịch vụ được xác định
Giải pháp cải thiện: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ
- Lỗ hổng 4: Đây là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế và sự kỳ vọng của khách hàng dưới tác động của thông tin tuyên truyền bên ngoài như quảng cáo, tiếp thị, … Đó là những hứa hẹn được phóng đại không chính xác, vượt quá khả năng thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ
Giải pháp cải thiện: Truyền thông đúng mực, không phóng đại quá mức
- Lỗ hổng 5: Khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ kỳ vọng ban đầu và chất lượng mà thực tế họ cảm nhận được sau khi sử dụng dịch vụ Vấn đề mấu chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ là những giá trị khách nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ phải đạt hoặc vượt trội so với những gì khách chờ mong
- Lỗ hổng 6 - Nhận thức của nhà cung cấp về sự mong đợi của khách hàng Lỗ hổng này xuất hiện khi nhà quản lý không xác định được chính xác sự mong đợi của khách hàng Khách hàng luôn có sự thay đổi cầu về sản phẩm cũng như về chất lượng dịch vụ
Để quản trị lỗ hổng này thì người quản lý cần:
+ Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và cung cấp đúng dịch vụ đúng chất lượng như đã cam kết
+ Trong quá trình cung cấp dịch vụ phải luôn bám sát khách hàng của mình
để thực hiện các phương pháp điều tra nhằm thăm dò ý kiến khách hàng xem sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ thay đổi như thế nào
+ Phải giải quyết ngay các sự cố về về dịch vụ trên tinh thần” khách hàng
luôn luôn đúng”
- Lỗ hổng 7: Khoảng cách về nhận thức giữa nhà quản lý và nhà cung cấp về
sự mong đợi của khách hàng
Trang 40Như vậy, chất lượng dịch vụ được đánh giá cao hay thấp phụ thuộc vào sự cảm nhận về dịch vụ thực tế như thế nào trong bối cảnh họ mong đợi gì từ dịch vụ khách sạn Khách sạn muốn đáp ứng tốt kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng, hay muốn nâng cao, duy trì chất lượng cung cấp dịch vụ cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để quản trị, rút ngắn các khoảng cách gắn liền với quá trình cung cấp dịch vụ
Thành phần chất lượng dịch vụ
Mô hình chất lượng dịch vụ của Prasuraman và ctg (1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần, đó là:
- Tin cậy (Reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng
thời hạn ngay từ lần đầu tiên;
- Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên
phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
- Năng lực phục vụ (Competence): nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện
dịch vụ Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng;
- Tiếp cận (Access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách
hàng trong việc tiếp cận dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng;
- Lịch sự (Courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở tôn trọng và thân thiện
với khách hàng;
- Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho
khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn
đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc;
- Tín nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm
cho khách hàng tin cậy vào công ty Khả năng này thể hiện qua tên tuổi của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng;
- An toàn (Security): liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách