1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phạm thái từ truyện thơ “sơ kính tân trang” đến tiểu thuyết “tiêu sơn tráng sĩ” của khái hưng

104 176 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN SỸ QUÝ PHẠM THÁI - TỪ TRUYỆN THƠ “SƠ KÍNH TÂN TRANG” ĐẾN TIỂU THUYẾT “TIÊU SƠN TRÁNG SĨ” CỦA KHÁI HƯNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN – 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Phạm Thái 2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về “Tiêu Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 10 3.1 Đối tượng nghiên cứu 11 3.2 Mục tiêu nghiên cứu 11 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 11 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 11 4.2 Phương pháp nghiên cứu 11 Phạm vi nghiên cứu 12 5.1 Phạm vi tư liệu 12 5.2 Phạm vi vấn đề 12 Cấu trúc của luận văn 13 Đóng góp của luận văn 13 CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỘNG LỊCH SỬ VÀ ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII VỚI SỰ XUẤT HIỆN CỦA PHẠM THÁI 14 1.1 Những biến cố lịch sử Việt Nam kỷ XVIII 14 1.2 Đời sống văn chương Việt Nam kỷ XVIII 16 1.2.1 Sự xuất hiện của nhân tớ ngồi khn khở 16 1.2.2 Dòng văn chương “chủ tình”, thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa 20 1.2.3 Sự lên của sáng tác chữ Nôm các thể loại văn học dân tộc 25 1.3 Tiểu sử Phạm Thái 29 CHƯƠNG 2: PHẠM THÁI – CHÂN DUNG TỰ HỌA GIỮA NHỮNG QUY PHẠM THỜI TRUNG ĐẠI 37 2.1 Phạm Thái - người bổn phận 37 2.2 Phạm Thái - người tự nhiên 45 2.2.1 Cảm xúc tình yêu nam nữ 45 2.2.2 Con người tài hoa, phong trần 55 2.3 Phạm Thái – tác giả văn chương 59 2.3.1 Quan niệm văn chương 59 2.3.2 Phạm Thái với việc viết truyện thơ Nôm 65 CHƯƠNG 3: PHẠM THÁI – TRÁNG SĨ TRONG HƯ CẤU VĂN CHƯƠNG THỜI KỲ THỰC DÂN 68 3.1 Thực xã hội Việt Nam năm 1930 - 1940 68 3.2 Phạm Thái Tiêu Sơn tráng sĩ 72 3.2.1 Dấu vết của ba phương diện hình ảnh Phạm Thái thời trung đại ở “Tiêu Sơn tráng sĩ” 72 3.2.2 Những nét “phụ trội” của Phạm Thái “Tiêu Sơn tráng sĩ” 80 3.3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng Phạm Thái của Khái Hưng 89 3.3.1 Nghệ thuật xây dựng bối cảnh 89 3.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 91 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài 1.1 Phạm Thái (1777-1813) là một nhân vật “lạ” của đời sống xã hội, văn hoá, văn chương Việt Nam thời trung đại Trong phận vị một kẻ sĩ, giữa biến cố Tây Sơn kéo quân Bắc phế truất chúa Trịnh rồi vua Lê, Phạm Thái chọn cách chống lại Tây Sơn Lựa chọn này đưa ông vào hàng ngũ “trung thần bất sự nhị quân” thường được chuẩn mực đạo đức Nho giáo đề cao, và bộc lộ sự cương ngạnh, cố chấp Thế nhiều sản phẩm văn chương ông tạo tác (tiêu biểu là thơ văn khóc Trương Quỳnh Như, thơ Tự trào, Tự thuật, bài phú Chiến tụng Tây Hồ, và đặc biệt là truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang), Phạm Thái lại tỏ là một người đầy chất phá cách Nội dung thơ văn ấy cũng xếp ông vào số ít những người vừa là tác giả vừa là nhân vật của văn chương nghệ thuật thời trung đại 1.2 Hơn 100 năm sau Phạm Thái qua đời, cuộc đời của ông được Khái Hưng tái hiện lại qua một cuốn tiểu thuyết dã sử mang màu sắc kiếm hiệp, Tiêu Sơn tráng sĩ Dưới nhìn của Khái Hưng, Phạm Thái bạn đờng chí của ơng (những cựu thần trung thành của nhà Lê) mang nét tráng sĩ với khát khao phục quốc cháy bỏng Điều đặc biệt ćn tiểu thút này, người ta thấy hình bóng của Khái Hưng hình tượng Phạm Thái Tiểu thuyết này được coi là nơi Khái Hưng thể hiện “giấc mơ lãng mạn chống Pháp” [4, tr.716], thể hiện quan niệm chính trị hoàn cảnh vong quốc (cụ thể ở là đất nước bị thuộc địa hoá) Thực tế, tác phẩm dã sử này của Khái Hưng không phải là hiện tượng cá biệt, viết lại lịch sử, mượn lịch sử là một xu thế khá phổ biến giới cầm bút Việt Nam thời kỳ trước 1945 một cách biểu hiện ngầm của tinh thần dân tộc ái quốc Nhưng việc đưa Phạm Thái - một người tự thể hiện tính cách ngông nghênh, chưa từng được bất kỳ sử liệu nào nhìn nhận ở phẩm cách anh hùng hay công tích với dân tộc - thành nhân vật phục q́c lại khiến tác phẩm trở nên đáng chú ý 1.3 Một quan niệm từng ngự trị phê bình văn chương khá lâu là coi văn chương là sự phản chiếu của thực tại/hiện thực, đó có lịch sử Nhưng gần đây, cái nhìn đã được bở sung bằng quan niệm coi văn chương nghệ thuật một cảm nhận hoặc nhận thức chủ quan về thực tại Như vậy, mối quan hệ văn chương - lịch sử đã không chỉ là lịch sử được tái hiện đúng hay sai mà còn là mỗi thời đại, mỗi tác giả có cách diễn giải lịch sử khác Và câu hỏi nảy sinh từ trường hợp thứ hai là: lịch sử lại được diễn giải theo cách đó? Bên cạnh đó, quan niệm liên văn bản (intertext) cũng cung cấp cách nhìn thế giới văn bản khơng chỉ là văn bản chịu ảnh hưởng của văn bản mà mọi văn bản đều là liên văn bản, tức là mỗi văn bản đều là sản phẩm của sự tương tác giữa các văn bản Đây chính là những gợi dẫn thú vị cho việc nhìn lại hiện tượng Phạm Thái - tác giả văn học trở thành Phạm Thái - nhân vật văn học Trên là những lý để chọn việc Phạm Thái - từ truyện thơ “Sơ kính tân trang” đến tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” Khái Hưng làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn này Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Phạm Thái 2.1.1 Về việc sưu tầm, giới thiệu thơ văn của Phạm Thái Trong kho lưu trữ tư liệu Hán Nôm (tại Viện nghiên cứu Hán Nôm), di sản của Phạm Thái chỉ còn nhất một văn bản mang tên Sơ kính tân trang ký hiệu A.1390 Nguyễn Tử Mẫn chép năm 1883 Ngoài truyện thơ Sơ kính tân trang viết bằng chữ Nôm, “đầu sách có Chiêu Tơn Sư tân trang trụn thuyết Trùng bạch đường thư thuyết của Nguyễn Tử Mẫn giới thiệu thân thế sự nghiệp Phạm Thái; Mĩ nữ đề hồi văn cách thi, Tần sĩ lục Từ Văn Trường truyện của Phạm Thái”1 Chuyển sang thời kỳ hiện đại (Âu hoá), chữ quốc ngữ thay thế văn tự Hán Nôm, đã xuất hiện phong trào xây dựng nền quốc văn với mục đích bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Một những hoạt động của phong trào đó là biên khảo, phiên dịch các tác phẩm Hán Nôm sang chữ quốc ngữ Và vào năm Nguồn dẫn http://www.hannom.org.vn/default.asp?catID=246&c=80 1932, Sở Cuồng Lê Dư đã công bố Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập giới thiệu với độc giả hiện đại di sản văn chương của Phạm Thái, với các hình thức văn thể: thơ, câu đới, văn vần, văn xuôi, truyện thơ - tổng cộng 38 đơn vị tác phẩm [7] Cùng thời gian đó, Trần Trung Viên tiến hành tuyển chọn tác phẩm văn chương truyền thống làm thành một ấn bản có tên Văn đàn bảo giám (biên soạn từ năm 1926 đến 1938), đó tác phẩm của Phạm Thái được chia giới thiệu ở thể: Thơ thất ngôn bát cú (có các bài: Tự trào, Cảm thán, Gửi cho tình nhân, Khóc Trương Quỳnh Như, Mơ tưởng Quỳnh Như), Thơ yết hậu (có: Tự trào, Cha mắng cờ bạc, Con trách cha nghiện rượu, Than nỗi chồng con, Bợm rượu, Con lươn), Văn sách (Khóc Trương Quỳnh Như) - tởng cợng 12 [68] Hai cơng trình có lẽ là sở văn bản cho Ngơ Tất Tớ thực hiện mợt giới thiệu trích lục về tác phẩm Phạm Thái (dưới tên tác giả Phạm Đan Phượng) Thi văn bình vào năm 1941 Ở ấn phẩm này, Ngô Tất Tố cung cấp cho độc giả tác phẩm, là Gửi Trương Quỳnh Như, Khóc Trương Quỳnh Như, Tự trào, Tự thuật [62] Năm 1960, Lại Ngọc Cang giới thiệu tác phẩm Sơ kính tân trang Trong cuốn sách này, Lại Ngọc Cang cung cấp thêm một dị bản của truyện thơ này Cuối sách có thêm phần phụ lục tác phẩm của Phạm Thái và các bài thơ xướng họa của Trương Quỳnh Như Tuy nhiên nhà nghiên cứu cũng trình bày rõ “Thơ văn ở phần phụ lục đều chép “Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập” [3, tr.257] Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập của Sở Cuồng Lê Dư vẫn là sưu tập đầu tiên và đầy đủ nhất sáng tác của Phạm Thái, với khảo cứu Sơ kính tân trang của Lại Ngọc Cang, là những sở tư liệu cho nghiên cứu về Phạm Thái 2.1.2 Về việc nghiên cứu, đánh giá về Phạm Thái với tư cách mợt tác giả thời kì trung đại Cũng có thể coi một hiện tượng lạ Phạm Thái không bao giờ được coi một tác giả lớn của văn chương trung đại ông lại tác giả được viết riêng thành mục gần tất cả bộ văn học sử ở các giai đoạn khác nhau, Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm, 1941) - trước 1945, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957, quyển IV), Nguyễn Lộc với Văn học Việt Nam nửa cuối kỷ XVIII - nửa đầu kỷ XIX (1976), Hoàng Hữu Yên với phần viết về Phạm Thái Văn học Việt Nam nửa cuối kỉ XVIII, nửa đầu kỉ XIX (1990) - miền Bắc, sau 1945, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1969) - miền Nam, sau 1945 Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết các tạp chí chuyên ngành, như: Phạm Thái, một bộ diện đặc biệt văn học cuối Lê, đầu Nguyễn (Nguyễn Văn Xung, Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 167, ngày 1/12/1970), Trao đổi với ông Nguyễn Văn Xung về chuyện “say mê” hay đánh giá lại cuộc đời Phạm Thái (Trần Nghĩa, Tạp chí văn học, số 5, năm 1971), Phổ Chiêu thiền sư sáng tác văn học đặc sắc của ông (Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4, năm 2007), Phạm Thái - tài hoa bi kịch (Đặng Thị Hảo, Tạp chí văn học, số 9, năm 2009), Đường mơ về tự ngã thơ văn Phạm Thái (Quang Huy, Tạp chí Sông Hương, năm 2013), và mục từ “Phạm Thái” (do Nguyễn Huệ Chi biên soạn [4, tr.1368] Từ điển văn học bộ (2004)… Có thể nhận thấy, tất cả các nghiên cứu đều đã dành những phần viết đáng kể cho tác phẩm chính của Phạm Thái là Sơ kính tân trang Bên cạnh đó cịn có mợt sớ thực hành nghiên cứu tḥc các chương trình đào tạo cũng lấy tác phẩm này làm đới tượng tìm hiểu, như: ḷn văn Thạc sĩ Ngữ văn Cảm hứng lãng mạn Sơ kính tân trang của Phạm Nam Trung (Đại học Vinh, 2006), Con người Phạm Thái qua thơ văn của Nguyễn Thị Kim Liên (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007) Và một số sách, viết đăng báo, tạp chí chun ngành như: Mợt sớ ý kiến về việc đánh giá Sơ kính tân trang (Triêu Dương, Nghiên cứu văn học, số 2, năm 1960), Qua ý kiến khác về Sơ kính tân trang của Phạm Thái (Nguyễn Nghiệp, Nghiên cứu văn học, số 2, năm 1963), Phạm Thái “Sơ kính tân trang” (Nguyễn Văn Xung, Lửa thiêng xb, Sài Gòn, năm 1972), Mô hình kết cấu truyện Sơ kính tân trang của Phạm Thái (Nguyễn Thị Nhàn, Tạp chí văn học, số 8, năm 2000)…, mục từ “Sơ kính tân trang” (do Nguyễn Lộc biên soạn) [4, tr.1561-1562] Từ điển văn học bợ (2004) Qua cơng trình, viết trên, nhà nghiên cứu đã tập trung vào hai phương diện chính: về c̣c đời di sản thơ văn của Phạm Thái với tâm điểm là truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang 2.1.2.1 Đánh giá về đời Phạm Thái hầu hết tác giả đều thống nhất với chi tiết tiểu sử Phạm Thái Trong đó, Nguyễn Lộc là người đề cập một cách kĩ lưỡng nhất Theo tác giả, Phạm Thái vốn xuất thân mợt gia đình võ quan thời Lê Cảnh Hưng Khi nhà Tây Sơn thành lập, cha Phạm Thái Thạch Trung hầu Phạm Đạt từng cất quân chống lại không thành rồi mất Phạm Thái ấy mười chín t̉i, nới chí cha, đã tìm đến với Nguyễn Đoàn để tham gia cuộc khởi nghĩa chống Tây Sơn rồi Nguyễn Đoàn cũng thất bại Phạm Thái bị truy nã, phải ẩn náu nhiều nơi, giả dạng tu, lấy đạo hiệu Phổ Chiêu thiền sư Sau đó, Phạm Thái vẫn cịn tìm cách chớng Tây Sơn, bôn ba nhiều nơi rút cục đều không thành công Cuối “Phạm Thái ở Thanh Hóa, ba mươi sáu t̉i, kết thúc c̣c đời đầy bi kịch chua chát của một người tài hoa ngược dịng lịch sử” [35, tr.309] Thớng nhất về chi tiết, song các nhà nghiên cứu lại khác biệt đánh giá về thái đợ trị của Phạm Thái Nhóm các nhà nghiên cứu coi trọng lập trường giai cấp (như Văn Tân, Lại Ngọc Cang, Nguyễn Lộc, Triêu Dương, Trần Nghĩa, Nguyễn Nghiệp,…) cho đó là thái độ “cực kỳ phản động”, “đặt lợi ích đẳng cấp lên lợi ích dân tợc” [54, tr.196], hay Lại Ngọc Cang cho rằng Phạm Thái mang tư trưởng trung quân đến cực đoan [3, tr.15-16], Nguyễn Lộc cũng đánh giá đó là thái độ “phản động về trị” [35, tr.322] Còn nhóm (bao gờm Dương Quảng Hàm, Lê Trí Viễn, Hoàng Hữu Yên - tại miền Bắc, hay Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Xung - ở miền Nam,…) lại có cái nhìn khoan hòa về vấn đề này, đặc biệt là học giới miền Nam trước 19751 Tác giả Nguyễn Văn Xung cho là “Phạm Thái say mê giấc mộng anh hùng của thời đại” [73, tr.35] Còn bợ lịch sử văn học hầu khơng bình ḷn, đánh giá về thái đợ trị của Phạm Thái: Thanh Lãng chỉ giới thiệu vắn tắt rằng “Phạm Thái định nới chí cha, tìm đờng chí để lo sự khôi phục Bị truy nã, ông phải trá hình tu ở chùa Tiêu Sơn, lấy hiệu Phổ Chiêu thiền sư” [31, tr.569], Phạm Thế Ngũ xếp Phạm Thái vào tác giả có khuynh hướng chống Tây Sơn cùng với Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Huy Dao, Lê Quýnh [44, tr.303] không đưa bất kỳ bình luận nào Hai quan điểm khác biệt đó dẫn đến những nhận định khác về giá trị thơ văn của Phạm Thái, đặc biệt là bài phú Chiến tụng Tây Hờ Ngoài tư tưởng trị chống Tây Sơn, các nhà nghiên cứu viết về cuộc đời Phạm Thái còn đặc biệt ý tới mới tình của ơng với Trương Quỳnh Như Chính mới tình ng̀n cảm hứng lớn chi phới sự nghiệp thơ văn Phạm Thái Thậm chí, Hồng Hữu Yên nhấn mạnh “Sự kiện quan trọng chi phối cuộc đời tài hoa của Phạm Thái chí phị Lê - Trịnh, dấn thân cho nghiệp Cần vương mà mới tình hận ơng nữ sĩ Quỳnh Như nổi tiếng” [75, tr.147] 2.1.2.2 Như đã nói, Sơ kính tân trang là tác phẩm đặc sắc nhất di sản thơ văn của Phạm Thái nên đã thu hút nhiều nhất sự chú ý của giới nghiên cứu Vì mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu người Phạm Thái được thể hiện thế nào qua chính thơ văn của ông, nên chỉ tập trung lược thuật những ý kiến đánh giá về nội dung của tác phẩm Về vấn đề này, tư liệu nghiên cứu cho thấy có hai l̀ng ý kiến chính sau: L̀ng ý kiến thứ nhất phủ nhận giá trị nội dung của Sơ kính tân trang Các tác giả Văn Tân (trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam), Triêu Dương (trong bài “Một số ý kiến về việc đánh giá Sơ kính tân trang”), Nguyễn Nghiệp Hai bài viết: Phạm Thái, một bộ diện đặc biệt văn học cuối Lê, đầu Nguyễn của Nguyễn Văn Xung công bố tại miền Nam năm 1970 và bài Trao đổi với ông Nguyễn Văn Xung về chuyện “say mê” hay đánh giá lại cuộc đời Phạm Thái Trần Nghĩa thực hiện tại miền Bắc năm 1971 có thể coi là đại diện cho hai quan niệm khác biệt đó (trong viết “Qua những ý kiến khác về Sơ kính tân trang của Phạm Thái”), Trần Nghĩa (Trong “Trao đổi với ông Nguyễn Văn Xung về chuyện “say mê” hay đánh giá lại cuộc đời Phạm Thái”)… đều cho rằng tác phẩm nhiều hạn chế về mặt tư tưởng Theo Văn Tân ćn trụn hờ khơng cịn chút giá trị gì, thậm chí chứa đựng cả “một sự dụng tâm nằm hệ thống tư tưởng chống lại triều đại Tây Sơn, chống khởi nghĩa nơng dân” [54, tr.199] Ngũn Nghiệp cịn cực đoan đem áp đặt quan điểm trị của Phạm Thái vào việc đánh giá tác phẩm, từ đó ông cho rằng “cái phần chủ yếu, khuynh hướng quán triệt Sơ kính tân trang vẫn phần tiêu cực của nó” Nhà nghiên cứu không phủ nhận đóng góp của tác phẩm là “tiếng nói của tình u say sưa và chung thủy, phần yêu thiên nhiên, cảnh vật của đất nước chúng ta” “xét về tồn bợ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục của Sơ kính tân trang đối với thế hệ phỏng được Một người với một tư tưởng bản phản động tiêu cực Phạm Thái có thể tạo những giá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng giáo dục lớn cho thế hệ được” [47, tr.57] Luồng ý kiến thứ hai đề cao giá trị của Sơ kính tân trang Ngoài các bộ lịch sử văn học của nhóm Lê Quý Đôn, Hoàng Hữu Yên Lại Ngọc Cang tập khảo thích giới thiệu Sơ kính tân trang, Nguyễn Văn Xung (trong “Phạm Thái và Sơ kính tân trang”)… đều thớng nhất cho rằng tác phẩm ngợi ca tình u tự do, vượt lên mọi sự kiềm tỏa khắt khe của lễ giáo phong kiến Tác giả Hoàng Hữu Yên đánh giá Sơ kính tân trang là “mợt bản tình ca đợc đáo”, “những mới tình tác phẩm khơng có sự phân biệt sang hèn, những bơng hoa hàm tiếu, hễ gặp tiết lành tỏa sắc ngát hương” [75, tr.155] 2.1.2.3 Nhận định về tài của Phạm Thái: Qua di sản văn học mà Phạm Thái để lại nhà nghiên cứu nhìn chung đều đánh giá ơng là mợt bút tài hoa, phóng túng, có nhiều sáng tạo nghệ tḥt đợc đáo, tác phẩm mang ́u tớ trữ tình đậm nét Trụn thơ Sơ kính tân trang được Lại Ngọc Cang chỉ rất nhiều thiếu sót của tác phẩm kết cấu lỏng lẻo, “có nhiều đoạn rời rạc đến mức có thể nói chắp vá” [3, tr.45] Đờng tình với quan niệm này, Nguyễn Lộc cho rằng “Sơ kính tân trang truyện thơ tác giả của khơng sành lắm về thể loại văn học này” [35, tr.327] Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng đó là chỗ sáng tạo độc đáo của tác giả Hồng Hữu n cho rằng việc kết cấu trụn không diễn biến các truyện thơ khác lại “tạo nên nét của nghệ tḥt tả tình thấy loại truyện thơ tình yêu” [75, tr.161] Đặc biệt, chất tự truyện của truyện thơ Nôm này đã được tất cả các nghiên cứu thừa nhận, đó Lê Trí Viễn và Hoàng Hữu Yên là những người đưa những đánh giá cao nhất Lê Trí Viễn coi chất tự truyện này là một những “sáng kiến lạ” [32, tr.99] của tác giả Phạm Thái Đến Hoàng Hữu Yên, “thiên tự truyện” này được đánh giá “vừa sự thách thức của tác giả đối với hiện thực xã hội tàn bạo, vừa tuyên ngôn về lẽ sớng của tác giả: đeo đ̉i tình u đắm say, chân thật tự là lý tưởng, khát vọng của người” [75, tr.151] 2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về “Tiêu Sơn tráng sĩ” Khái Hưng Khái Hưng là một những nhà văn chủ chốt của Tự lực văn đoàn, viết về ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho đến vẫn còn nhiều điều chưa minh bạch Thực chất cái chết và tư tưởng chính trị của Khái Hưng hiện vẫn chỉ được bàn luận một cách phi chính thức Sự nghiệp văn chương của ông cũng được định hướng tìm hiểu vào các chủ đề chớng lễ giáo, giải phóng cá nhân Chính vậy, tiểu thuyết dã sử nhất của ông là Tiêu Sơn tráng sĩ được tất cả các bộ văn học sử nhắc đến những lời giới thiệu, những nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Khái Hưng song hầu chưa có mợt cơng trình nghiên cứu đợc lập quan tâm Phan Cự Đệ có lẽ nhà nghiên cứu đầu tiên công khai bày tỏ quan điểm của về Tiêu Sơn tráng sĩ Trong “Góp ý về việc tái bản Tiêu Sơn tráng sĩ” viết năm 1957 ông cho rằng là tác phẩm đã “bôi nhọ một phong trào quần chúng nông dân khởi nghĩa, đã đề cao tầng lớp phong kiến suy tàn, đề cao những người phiêu lưu anh hùng, những người thất bại chạy trốn thực tế” Về tư tưởng của Khái Hưng bộc lộ tác phẩm, Phan Cự Đệ cho rằng: Cảm xúc bi kịch của Phạm Kim Sơ kính tân trang và Phạm Thái Tiêu Sơn tráng sĩ cũng khác Bi kịch của Phạm Kim là bi kịch tình yêu bị ngáng trở những quan niệm đạo đức xã hợi Tuy nhiên, đến Tiêu Sơn tráng sĩ bi kịch tình yêu là cái đến sau, trước đó là sự thất bại của Phạm Thái về mặt chính trị Nếu Sơ kính tân trang cảm xúc tình yêu nồng nàn say đắm và nỗi đau đớn tình u tan vỡ là ng̀n cảm hứng chính, được Phạm Thái miêu tả chi tiết qua mới tình giữa Phạm Kim với Quỳnh Thư và Phạm Kim với Thụy Châu sau này, mới tình của ́n Đờng với Hờng Nương… ở Tiêu Sơn tráng sĩ bi kịch tình yêu không phải là cảm hứng chủ đạo mà sự nghiệp chính trị là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất Những cảm xúc tình yêu tự do, say mê của Phạm Kim bị xoá mờ, chỉ còn lại dấu vết qua một số bài thơ được Khái Hưng lồng vào truyện Trong Sơ kính tân trang mối tình của Phạm Kim và Quỳnh Thư mang ý nghĩa tích cực và có sức hấp dẫn lớn “vì tác giả của nó đã nhập thân vào một trào lưu tiến bợ, trào lưu đòi giải phóng tình cảm, đòi cho người được sống tự phóng khoáng, ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến” [10, tr.12-13] Trong một bối cảnh chịu những ước thúc khe khắt của Nho giáo, câu chuyện tình yêu Sơ kính tân trang mang ý nghĩa xã hội lớn lao Thế đến thời đại của Khái Hưng, vấn đề chống Nho giáo được Tự lực văn đoàn nhấn mạnh ở sự kìm hãm người cá nhân Và vào thời điểm những năm1930 - 1940, vấn đề có ý nghĩa là bởn phận xã hợi của người Vì thế, Phạm Thái khơng thể đeo đ̉i tráng chí đến cùng mà đắm vào mới tình với Quỳnh Như câu chuyện tình yêu ấy chỉ còn là gia vị của câu chuyện kể, là cứu cánh của nhân vật thất bại về lẽ sớng mà thơi Câu chụn tình yêu của Phạm Thái Tiêu Sơn tráng sĩ bắt đầu nhân vật gặp bế tắc hoạt động chính trị: đảng Tiêu Sơn dần tan rã, các đồng chí của Phạm Thái người bị bắt, người bị giết, số còn lại tản mát khắp nơi Khi ấy, tình u mợt nơi neo đậu ći cùng của Phạm Thái: “tình yêu ở bên cạnh, nó dỡ dành, nó an ủi, nó dẫn dụ vào cõi mộng” [23, tr.349] Đây là nét 88 khác biệt của câu chuyện Phạm Thái Tiêu Sơn tráng sĩ, dù ći cùng, câu chụn tình kết thúc khơng có hậu, cũng thành bi kịch cuối cùng chuỗi bi kịch của Phạm Thái 3.3 Nghệ thuật xây dựng hình tượng Phạm Thái của Khái Hưng 3.3.1 Nghệ thuật xây dựng bối cảnh Tiêu Sơn tráng sĩ một cuốn tiểu thuyết có dung lượng dài (400 trang) vậy bới cảnh của trụn cũng được mở rợng nhiều so với Sơ kính tân trang Trong Sơ kính tân trang bối cảnh hoạt động của Phạm Kim xoay quanh cảnh thiên nhiên núi non, sông nước, chùa chiền nên thơ còn ở Tiêu Sơn tráng sĩ trường hoạt động của Phạm Thái rộng rất nhiều: từ không gian chùa chiền đến nhà ngục, từ vùng núi rừng âm u đến cảnh kinh thành nhộn nhịp, từ nhà một ẩn sĩ lánh đời đến một tửu quán ờn ào, trường thi đơng đúc, thậm chí có cả cảnh pháp trường đẫm máu… Do đặc trưng của văn xuôi, các chi tiết miêu tả bối cảnh yêu cầu phải thật tỉ mỉ, tính chất biểu tượng, ước lệ thơ Để làm nổi bật được hành động, tính cách của Phạm Thái, Khái Hưng đã tập trung xây dựng nhiều bối cảnh gắn liền với trường hoạt đợng của nhân vật, tựu chung lại ta thấy có hai loại bối cảnh đáng lưu ý: Bối cảnh của câu chụn tình u khơng gian hoạt đợng trị của Phạm Thái Để tạo dựng bối cảnh của chuyện tình yêu nam nữ, Khái Hưng chắc chắn phải dựa vào Sơ kính tân trang của Phạm Thái Tuy nhiên nếu Phạm Tháitác giả dụng điển Khái Hưng lại miêu tả rất chi tiết Câu văn xuôi quốc ngữ đã đến độ thuần thục vào những năm 1940 đã giúp Khái Hưng dễ dàng làm được việc này Lần đầu tiên Phạm Thái gặp Quỳnh Như, tác giả miêu tả cảnh sơng nước Ninh Bình nơi có chùa Non Nước: “Trong dịng sơng Phong Doanh, thùn bồng xuôi mau, nhẹ nhàng bay mặt nước Trời vừa rạng đông, một buổi sớm thu mát mẻ, êm đềm, dễ gợi cảm hứng”, “Từ mặt sơng ngước nhìn lên, núi Dục Thuý tròn trĩnh, xinh xắn hòn non bộ lớn đặt bể cạn dài”… [23, tr.256] Cảnh sơng nước hữu tình thế khiến mợt gái có tâm hờn sâu sắc Quỳnh Như dễ tức cảnh mà sinh tình Khi về 89 tới nhà Kiến Xuyên hầu, Khái Hưng miêu tả cảnh Phạm Thái uống rượu, mơ màng nghĩ đến Quỳnh Như: “Bức vẽ dần dần hoạt động Phạm Thái mơ màng thấy một thiếu nữ mặt trắng ngà, giơ bàn tay xinh xắn vén cánh rèm the ngó nhìn quanh phịng mợt lượt Rời hai bàn chân nhỏ nhắn đôi hài phượng nhẹ nhàng khoan thai đặt nền gạch Bát Tràng to bản, một bước mợt ngừng sợ chàng nghe tiếng đợng giật thức dậy Thiếu nữ lại gần sập ngắm chàng say mềm nằm gục đầu vào gối xếp, rồi thong thả bước lên sập, đứng đọc thơ đề tranh, vừa mỉm cười, Phạm Thái còn ngửi thấy mùi hương phảng phất phòng” [23, tr.289-290] Qua đoạn văn trên, người đọc có thể cảm nhận được mới tình Phạm Thái - Quỳnh Như lãng mạn đến nhường nào! Trong đó, để tạo dựng cảnh nhà Quỳnh Thư Sơ kính tân trang, Phạm Thái đã phải dùng bút pháp ước lệ tượng trưng với nhiều hình ảnh lấy ở sách vở xa xưa: Yến lời đến lầu trang Thấy phong quang vẻ vang lạ lùng Một chiều một não nùng Chẳng chơi hồng các, cũng vùng hùn lâu Trong mợt đoạn thơ chỉ có bớn câu mà ít nhất có lần tác giả dụng điển: “Vẻ vang” (từ cở, nghĩa là đẹp đẽ), “hoàng các” (điển tích, chỉ nơi quyền quý), “Huyền lâu” (chữ của đạo đức kinh: chỉ lần tu đầu tiên) Đây vốn một đặc trưng của văn học trung đại, và giới hạn của lối kể chuyện bằng thơ Thứ hai bới cảnh hoạt đợng trị của Phạm Thái Đây hoàn toàn là bối cảnh hư cấu Tác giả đã trần thuật, miêu tả lại không gian theo bước của nhân vật Có những đoạn nhà văn tả bới cảnh theo hướng tả thực, từng chi tiết nhỏ của bối cảnh đều được nhà văn chú ý miêu tả: cứu hồng phi rừng Đình Bảng, Phạm Thái xin trước để thám thính qn tình: “Biết bên địch cũng có quân canh đường tới rừng, chàng rẽ xuống ruộng vòng về phía sau đền rồi quay lên mạn Nam Chàng biết ở có mợt qng hào vừa hẹp vừa nơng, nước chưa tới thắt lưng 90 Đến Phạm Thái cởi quần áo lội qua để vào rừng Trời rét, nước giá buốt, chàng chẳng coi vào đâu Cái thân chiến sĩ phiêu lưu đã xông pha tên đạn, đã làm quen với chết đám can qua, có quản mợt dòng nước lạnh Tới rừng, chàng se mặc lại quần áo vào, rời cúi lom khom, tay cầm kiếm, rón rén quanh bờ hào mợt vịng để dị xem rừng có ánh lửa khơng Khi đến mạn Bắc khu rừng, nghe có tiếng sợt soạt rắc tiếng bàn chân lên đám cành lá khô, chàng vội nằm rạp x́ng, chàng sợ ở rừng nhìn ra, bên địch thấy bóng chàng thấp thống in nền trời.” [23, tr.95-96] Lại có những đoạn nhà văn dùng bối cảnh để tả tâm trạng nhân vật: Khi nhận được bài thơ của Quỳnh Như kín đáo khuyên Phạm Thái nên lên đường thực hiện chí lớn của bậc trượng phu, chàng hăm hở lên đường từ mờ sáng: “Ra sân chàng ngửa mặt nhìn trời: Trời đầy lấp lánh, nên chàng trông cũng rõ lối Chàng sung sướng nghĩ đến anh em đờng chí nhất Trần Quang ngọc, Lê Báo, Nhị Nương mà chàng xa cách đã bao lâu, không biết tin tức sao” [23, tr.292] Khi Quỳnh Như chết, đường Phạm Thái cũng buồn thảm hơn: Những nếp nhà lợp cói lặng lẽ sầu thảm vừa xảy ra: Cái chết của Trương Quỳnh Như Giữa hôm ăn hỏi linh đình, nàng đã nhờ diây lưng nhiễu đưa hồn về nơi cực lạc Trên vườn cao, song song hai ngơi mợ chưa xây Đó nơi yên giấc trăm năm của Thanh Xuyên hầu Trương Quỳnh Như [23, tr.376] 3.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Ở Tiêu Sơn tráng sĩ bên cạnh nhân vật Phạm Thái, Khái Hưng đã xây dựng thành mợt hệ thớng nhân vật có chung mục đích, lí tưởng trị Đó những tơi trung của nhà Lê muốn khôi phục triều đại cũ, lật đổ nhà Tây Sơn Họ đã đoàn kết lại một đảng Tiêu Sơn và bầu Quang Ngọc làm đảng trưởng Dưới ngòi bút lãng mạn của Khái Hưng các nhân vật Phạm Thái, Quang 91 Ngọc, Nhị Nương, Lê Báo, Đào Phùng đều biến thành nhân vật anh hùng của mợt thời kì lịch sử Dù chung mợt mục đích lí tưởng mỗi nhân vật anh hùng tác phẩm có mợt tính cách riêng, tỏa một sức hấp dẫn riêng Quang Ngọc, thủ lĩnh của đảng Tiêu Sơn đầy mưu trí, dũng cảm kiên nghị Ngay từ lời “tự giới thiệu” của chàng, người đọc đã thấy một sức cuốn hút khó cưỡng nổi tỏa từ nhân vật này: “Ba năm trước đây, một khách chinh phu niên thiếu lang thang đường gió bụi Chàng ta xa cửa xa nhà tìm chớn trú thân Mợt b̉i chiều, tâm hờn ngây ngất, chàng thiếu niên bỏ lỏng dây cương để mặc ngựa theo đường hẻm, cỏ rậm, muốn mang đâu tùy ý Chàng đưa cặp mắt mỏi mệt nhìn sắc trời tà đỏ mà đoái tưởng lại thời oanh liệt theo cha tung hồnh hai trấn Đơng, Bắc” [23, tr.58-59] Tính cách của Quang Ngọc cũng là “nhất phiến” rất đặc trưng cho các nhân vật của văn học lãng mạn Đến cuối tác phẩm, dù đảng Tiêu Sơn đã ta rã, chàng vẫn khảng khái “hành động phận sự của chúng ta”, rồi chàng “như mê man nói luôn: Hành động! Hành động!” [23, tr.381] nhìn não ṇt của Nhị Nương Lê Báo mợt chàng trai trượng nghĩa, bợc trực, nóng nảy, thích ́ng rượu Nhiều lần ́ng rượu say mà chàng gây họa lớn: Đánh với một đội quan qn triều đình tại mợt quán rượu, giả làm Phạm Thái để qn lính bắt đem nợp cho tên phân phủ với mưu đờ hành thích hắn… khiến đảng Tiêu Sơn bị lùng sục, bắt bớ, chùa Tiêu Sơn bị khám xét Nhân vật Phạm Thái có sự pha trợn giữa dữ liệu văn chương trung đại (hình tượng Phạm Kim Sơ kính tân trang) và hư cấu thời hiện đại của Khái Hưng Phạm Thái Tiêu Sơn tráng sĩ vẫn là người tài hoa, tính cách tự do, phóng túng nhân vật Phạm Kim thời trung đại đã được đẩy lên một mức độ cao đặc biệt ở tráng chí lớn lao một hiệp khách tâm hồn lãng mạn của một nghệ sĩ Tiểu kết Tại Việt Nam những năm 1930–1940 sự đời của hàng loạt tổ chức trị nhằm tìm đường giải phóng dân tợc, giành độc lập tự đã đe dọa sự 92 an nguy của thể thực dân Bên cạnh đó, đời sống văn hoá văn chương cũng có những trưởng thành đặc biệt về nghệ thuật về ý thức cầm bút Trong bới cảnh ấy, nhóm Tự lực văn đoàn đời với chủ đích khẳng định tinh thần độc lập, qua đó khẳng định tinh thần dân tộc Họ có khát vọng dùng văn chương mợt lực lượng góp phần thay đởi xã hợi Các nhà văn Tự lực văn đoàn tích cực sáng tác những tác phẩm đả phá lễ giáo phong kiến, đề cao tự cá nhân quyền sống của người Họ đã thực sự làm nên một diện mạo cho văn học dân tộc Tuy nhiên, khát vọng dùng văn chương để thay đổi xã hội một sự ảo tưởng bởi chế độ kiểm duyệt gắt gao của chế độ thực dân Chính thế mợt sớ các nhà văn của Tự lực văn đoàn đã dần chuyển sang hoạt đợng trị, đó có Khái Hưng Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng mượn câu chuyện về Phạm Thái và tác phẩm Sơ kính tân trang của ông để gián tiếp thể hiện thái đợ trị của nhà văn trước thực tại bấy giờ Hình tượng nhân vật Phạm Thái được Khái Hưng xây dựng vừa có những dấu vết của Phạm Kim Sơ kính tân trang vừa có những nét “phụ trợi” so với ngun mẫu Trong những đặc điểm vớn có của nhân vật Phạm Kim người bổn phận, người tự nhiên và tư cách một tác giả văn chương, Khái Hưng đặc biệt đề cao phẩm chất trung, tráng chí của mợt hiệp sĩ và cái hào hiệp của một hiệp khách, giấc mộng anh hùng nét tài hoa của nhân vật lịch sử Mặt khác, Khái Hưng cũng đã làm mờ những mơ tả về tình yêu nam nữ Tái tạo Phạm Thái, Khái Hưng đặt nhân vật vào một không gian (tổ chức hội kín), tạo những nhân vật mới, thêm vào chủ đề mới,… khiến nhân vật nguyên mẫu và chủ đề tình u tự vớn có bị đẩy vào địa vị thứ yếu Chuyển câu chuyện tình bằng thơ thành câu chuyện chính trị với lối kể văn xuôi, Khái Hưng cũng đã thay đổi hàng loạt thủ pháp viết: bỏ kiểu dụng điển, tạo cấu trúc tả cảnh và hành động, bổ sung chất kiếm hiệp, trinh thám… Tóm lại, chế tác Tiêu Sơn tráng sĩ Khái Hưng đã tìm cách né tránh sự kiểm duyệt thực dân bằng chiếc mặt nạ dã sử; để gửi gắm khát vọng chính trị và 93 nghệ thuật, Khái Hưng đã đan cài vào nguyên mẫu không khí mới, hiện thực mới, các nhân vật vốn có được xuất hiện những trang phục khác trước 94 KẾT LUẬN Bước vào thế kỷ XVIII, lựa chọn sống của kẻ sĩ Việt Nam chịu thử thách với sự xuất hiện của nhân vật Quang Trung và triều đại Tây Sơn Những người chịu ơn nhà Lê bối rối trước câu hỏi trung quân hay theo triều đại Sự lựa chọn đối lập với Tây Sơn của Phạm Thái cho thấy ông thuộc nhóm trung Theo chúng tôi, thái độ phản đối Tây Sơn của Phạm Thái là kiểu lựa chọn xuấtxử của Nho giáo, và tình h́ng này, đó là một sự cố chấp Song ở Phạm Thái lại có một người phóng túng, tài hoa và ưa phá cách Thơ văn của ông, đặc biệt là truyện thơ Sơ kính tân trang, thể hiện tính đa dạng đó của người Phạm Thái Sơ kính tân trang là một tự thuật về hai mặt một người đầy cá tính Phạm Thái: người phận vị và người tự nhiên Phạm Thái tỏ là một người tán đồng quan niệm đạo đức Nho giáo (về chữ hiếu, lòng trung, và chí hướng làm đấng trượng phu đời loạn), cất tiếng đòi hỏi tự yêu đương, Phạm Thái đã bước vào địa hạt nhân văn chủ nghĩa Với việc công khai thể hiện bản ngã, thể hiện thế giới cảm xúc tự nhiên, trực tiếp đưa đời tư vào tác phẩm văn chương, Phạm Thái đã thay đổi nguyên tắc sáng tạo văn chương cả về nội dung (nói chí tải đạo) và quan niệm viết (thuật nhi bất tác) Có thể coi Sơ kính tân trang một sự thoả chí của Phạm Thái bằng văn chương Cá tính thúc, tài tạo tiền đề, tình h́ng xã hợi mở hội cho Phạm Thái vượt qua những chế ước khắt khe, ngặt nghèo của Nho giáo Hơn 100 năm sau, Phạm Thái tái thế một hoàn cảnh khác Mượn câu chuyện về Phạm Thái, Khái Hưng không có ý đờ tái tạo mợt câu chụn lịch sử chính nó mà nhằm thể hiện những khát vọng văn chương và chính trị của chính Vì vậy, chất tự thuật được thay thế hoàn toàn bởi những hư cấu nghệ thuật Phạm Thái từ trạng thái song hành vừa là nhân vật vừa là tác giả văn chương Sơ kính tân trang trở thành một nhiều nhân vật của Tiêu Sơn tráng sĩ Thành nhân vật của Tiêu Sơn tráng sĩ, Phạm Thái được Khái Hưng tô đậm chất hiệp khách, với sự tài hoa và giấc mợng anh hùng phục q́c, còn 95 người tình si và khúc ca tình u vượt ngoài khn khở trở thành những nét mờ tính cách nhân vật Thậm chí, Phạm Thái còn phải nhường vị trí nhân vật nam chính và chất lý tưởng cho một nhân vật khác, là Quang Ngọc - đảng trưởng Tiêu Sơn Đây là chỗ thể hiện rõ nhất tính liên văn bản của Tiêu Sơn tráng sĩ Tiểu thuyết gia Khái Hưng đã nhào nặn Sơ kính tân trang với những hình mẫu các nhà hoạt đợng chính trị thời hiện đại để khắc họa lên một thế giới những người dấn thân vào hoạt động mưu giành lại nước cũ, giành lại độc lập Có thể thấy, dù cùng chia sẻ quan niệm viết một cách gửi gắm tâm tư, từ Sơ kính tân trang đến Tiêu Sơn tráng sĩ đã có một thay đổi lớn về chủ đề viết: cảm hứng chủ đạo với câu chuyện “gương lược” chuyển sang người tráng sĩ; khuynh hướng nhân văn nhường chỗ cho khuynh hướng chính trị xã hội; nghệ thuật viết của thời hiện đại đã thay thế hoàn toàn phong cách viết của Sơ kính tân trang, dù đã từng là tác phẩm điển hình của sự phá cách nghệ thuật thời trung đại Những điều này chứng tỏ giữa hai tác phẩm là một khoảng cách lớn về thời đại Thêm nữa, tái sinh ở thời thuộc địa, Phạm Thái và các nhân vật hư cấu Tiêu Sơn tráng sĩ trở thành chiếc “mặt nạ” cho người viết có thể lách qua sự kiểm dụt để bợc lợ khát vọng của và những người cùng chí hướng 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lại Nguyên Ân, Truyện Nôm, vài khía cạnh văn học sử Truy cập tại http://lainguyenan.free.fr/DLNX/TruyenNom.html Nguyễn Tường Bách (1999), Việt Nam qua một kỷ (hồi ký) Truy cập tại http://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnmn31n3 43tq83a3q3m3237nvn Lại Ngọc Cang (1960), Sơ kính tân trang (khảo thích giới thiệu), Nxb Văn hóa, Hà Nội Nguyễn Huệ Chi (2004), “Phạm Thái” (mục từ), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội Trương Chính (1957), Nhân đọc “Tiêu Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng, Độc lập, số 8, ngày tháng 6 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008 Sở Cuồng Lê Dư (1932), Phổ Chiêu Thiền sư thi văn tập, Nam Ký thư quán xb, Hà Nội Triêu Dương (1960), Một số ý kiến về việc đánh giá “Sơ kính tân trang”, Nghiên cứu văn học, sớ Phan Cự Đệ (1957), Góp ý về việc tái “Tiêu Sơn tráng sĩ ”, báo Hà Nội hàng ngày, số 675, ngày 12/6/1957 10 Phan Cự Đệ (1989), “Lời giới thiệu” cho Tiêu Sơn tráng sĩ (tái bản), Nxb Đại học và Giáo dục chun nghiệp, Hà Nợi 11 Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2009), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Đỗ Hồng Đức (2010), Nhân vật nữ tiểu thuyết của Nhất Linh Khái Hưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn 13 Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn: Trào lưu - tác giả: Khảo luận tuyển chọn viết về Tự lực văn đồn, Nxb Giáo dục, Hà Nợi 97 14 Vu Gia (1993), Khái Hưng nhà tiểu thuyết, Nxb Văn hoá, Hà Nội 15 Đoàn Lê Giang, Nhà Nho tài tử: Nguồn gốc, nội dung ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam, http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa 16 Hoàng Xuân Hãn (2016), La Sơn phu tử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 17 Đặng Thị Hảo (2009), Phạm Thái – tài hoa bi kịch, Tạp chí văn học, số 18 Trần Ngọc Hiếu (2014), Chủ nghĩa lãng mạn văn học Việt Nam: từ giới hạn của tiếp cận đến đề nghị về cách đọc khác, Nghiên cứu văn học, số 11 Truy cập tại https://hieutn1979.wordpress.com/2014/11/14/chu-nghia-lang-mantrong-van-hoc-viet-nam-tu-gioi-han-cua-nhung-cach-tiep-can-den-denghi-ve-nhung-cach-doc-khac/ 19 Chan Hing Ho (Trần Khánh Hạo, 1994), Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, Tạp chí Hán Nơm, sớ Truy cập tại http://hannom.org.vn/web/tchn/data/9403.htm 20 Nguyễn Phạm Hùng (2007), Phổ Chiêu thiền sư sáng tác văn học đặc sắc của ông, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 21 Nguyễn Quang Huy (2013), Đường mơ về tự ngã thơ văn Phạm Thái, Sông Hương Truy cập tại http://tapchisonghuong.com.vn/tintuc/p0/c7/n12083/Duong-mo-ve-tu-nga-trong-tho-van-Pham-Thai.html 22 Mai Hương (biên soạn, 2000), Tự lực văn đoàn tiến trình văn học dân tộc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 23 Khái Hưng (1989), Tiêu Sơn tráng sĩ, Nxb Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 24 Phạm Văn Hưng (2016), Tự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ văn học Việt Nam Trung đại kỉ X-XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nợi 25 Trần Đình Hượu (2007), Trần Đình Hượu tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tập 98 26.Trần Đình Hượu, Nho giáo văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục 27 Phan Khắc Khoan (1943), Phạm Thái: kịch dài thơ ba lớp, viết dựa theo “Tiêu Sơn tráng sĩ”, Viện sách Quê hương, Hà Nội 28 Nguyễn Hoành Khung (2004), “Khái Hưng” (mục từ), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội 29 Thụy Khuê (2009), Hưng Khái (1896-1947) Truy cập tại http://thuykhue.free.fr/stt/k/KhaiHung01.html 30 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Trung tâm Học liệu xuất bản năm 1962 31 Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển hạ), Trình bày xb, Sài Gòn 32 Vũ Đình Liên, Đỡ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Xây dựng, Hà Nội 33 Nguyễn Thị Kim Liên (2007), Con người Phạm Thái qua thơ văn, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 34 Nguyễn Thị Kim Loan (2011), Sự thể hiện người Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn 35 Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối kỷ XVIII - nửa đầu kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 36 Nguyễn Lộc (2004), “Sơ kính tân trang” (mục từ), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội 37 Huỳnh Lý, Hoàng Dũng, Nguyễn Hoành Khung (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội 38 Nguyễn Đức Mậu (2003), Ca trù nhìn từ nhiều phía, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 39.Tú Mỡ Trong bếp núc của Tự lực văn đồn (hời ký) Truy cập tại http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2500&rb=0102 40 Tú Mỡ (1996), Tú Mỡ toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội 99 41 Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du Truyện Kiều, Nxb Thanh Niên, Hà Nội 42 Phương Ngân (2000), Khái Hưng – nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đồn Nxb Văn hoá Thơng tin, Hà Nội 43 Ngô gia văn phái (in lần thứ ba, 1984), Hồng Lê thớng chí (bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 44 Phạm Thế Ngũ (1969), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư xb, Sài Gòn 45 Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nxb Đồng Tháp 46 Trần Nghĩa (1971), Trao đổi với ông Nguyễn Văn Xung về chuyện “say mê” hay đánh giá lại cuộc đời Phạm Thái, Tạp chí văn học, số 47 Nguyễn Nghiệp (1963), Qua ý kiến khác về Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Nghiên cứu văn học, số 48 Nguyễn Thị Nhàn (2000), Mô hình kết cấu truyện Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Tạp chí văn học, số 49 Vũ Ngọc Phan (2010), Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan tồn tập (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nợi 50.Trần Lê Sáng (2005), Phùng Khắc Khoan cuộc đời thơ văn, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nợi 51 Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam Nxb Giáo dục, Hà Nội 52 Phạm Thái (1960), Sơ kính tân trang (Lại Ngọc Cang khảo thích, giới thiệu), Nxb Văn hóa, Hà Nội 53 Phạm Thái (2002), Sơ kính tân trang (Hoàng Hữu Yên hiệu đính và chú giải), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 54 Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển IV (thế kỷ thứ XVIII), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội 100 55 Trần Thị Băng Thanh (giới thiệu, phiên âm, và dịch chú, 2006), Xuyến Ngọc hầu tác phẩm, Nxb Khoa học xã hợi, Hà Nợi 56 Trần Nho Thìn (2007), Văn học Việt Nam từ kỷ X đến hết kỷ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nợi 57 Trần Nho Thìn (2012), Văn học trung đại Việt Nam góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nợi 58 Lã Nhâm Thìn, Vũ Thanh (2016), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam 59 Ngô Văn Thư (2005), Tiểu thuyết của Khái Hưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học 60 Ngô Văn Thư (2006), Bàn về tiểu thuyết của Khái Hưng, Nxb Thế giới, Hà Nội 61 Trần Minh Thương, Góp thêm cách hiểu về thể loại chức nội dung của dịch Chinh phụ ngâm khúc, http://www.vanchuongviet.org 62 Ngô Tất Tố (1942), Thi văn bình chú, Nxb Tân Dân, Hà Nội 63 Nhượng Tống (2014), Nguyễn Thái Học (1902-1930), Nxb Hồng Đức, Hà Nội 64 Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về người tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 65 Lê Hữu Trác, Thượng kinh kí sự, Nxb Trẻ, Hà Nợi 66 Hoàng Thúc Trâm (1950), Quốc văn đời Tây Sơn, Nhà sách Vĩnh Bảo, Hà Nội 67 Phạm Nam Trung (2006), Cảm hứng lãng mạn Sơ kính tân trang, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh 68 Trần Trung Viên (2002), Văn đàn bảo giám, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 69 Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác gia văn học: Nhà nho tài tử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 70 Trần Ngọc Vương (chủ biên, 2007), Văn học Việt Nam kỉ X - XIX vấn đề lí luận lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 101 71 Nguyễn Đăng Vy (2016), Tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng từ góc nhìn trần thuật, Ḷn án Tiến sĩ Ngơn ngữ và Văn hoá Việt Nam 72 Nguyễn Văn Xung (197 0), Phạm Thái, một bộ diện đặc biệt văn học ći Lê, đầu Nguyễn, Tạp chí Văn, Sài Gịn, sớ 167 73 Ngũn Văn Xung (1972), Phạm Thái “Sơ kính tân trang” Lửa thiêng xb, Sài Gòn Đọc online tại http://sachcuatoi.com.vn/pham-thaiva-so-kinh-tan-trang-i490.html 74 Tịnh Ý, Mối tình Phạm Thái-Trương Quỳnh Như, chứng tích của tình yêu tự lãng mạn Truy cập tại http://www.dactrung.com/Bai-bv2838-Pham_Thai_Quynh_Nhu.aspx 75 Hoàng Hữu Yên (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối kỷ XVIII - nửa đầu kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 76 Hoàng Hữu Yên (2012), Đọc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm (in lần thứ hai), Hà Nội 102 ... 2/Vở kịch thơ về bản dựa theo tiểu thuyết của Khái Hưng 5.2 Phạm vi vấn đề Chọn đề tài Phạm Thái - từ truyện thơ “Sơ kính tân trang” đến tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” Khái Hưng nên... nhân vật văn học Trên là những lý để chọn việc Phạm Thái - từ truyện thơ “Sơ kính tân trang” đến tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” Khái Hưng làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn này Tổng... 25 1.3 Tiểu sử Phạm Thái 29 CHƯƠNG 2: PHẠM THÁI – CHÂN DUNG TỰ HỌA GIỮA NHỮNG QUY PHẠM THỜI TRUNG ĐẠI 37 2.1 Phạm Thái - người bổn phận 37 2.2 Phạm Thái -

Ngày đăng: 18/10/2018, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w